Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân | Kết nối tri thức
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (KNTT)
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 19 Câu 1
Theo em, các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?
a. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín.
b. Xem trộm thư mà không làm rách, không chiếm đoạt nội dung thư thì không vi
phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
c. Thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của
công dân góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
d. Trong trường hợp cần thiết thì ai cũng có quyền kiểm tra tin nhắn, thư, điện báo của người khác. Gợi ý đáp án
a. Sai, vì HS dù còn nhỏ tuổi nhưng vẫn là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nên vẫn có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
b. Sai, vì hành vi xem thư của người khác khi chưa có sự đồng ý là xâm phạm trái
phép thư tín, xâm phạm đời sống riêng tư của người khác.
c. Đúng, vì thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín của công dân là chấp hành quy định của pháp luật, ngăn chặn các hành vi xâm
phạm trái phép thư tín, điện thoại, điện tín, đảm bảo sự an toàn đời sống riêng tư của
công dân. Việc này sẽ hạn chế những hậu quả xấu do hành vi vi phạm quyền được bảo
đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây ra, góp phần duy
trì trật tự an toàn xã hội.
d. Sai, vì chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và chỉ có các cơ quan có thẩm
quyền mới được kiểm tra tin nhắn, thư, điện báo của người khác. Câu 2 Gợi ý đáp án
a. Hành vi của U đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín của công dân. Việc U tự ý mở thư của H ra đọc sau đó dùng keo dán kín và để
lại chỗ cũ là xâm phạm trái phép đến bí mật thư tín của H và là hành vi gian dối,
không phù hợp với đạo đức
b. Hành vi của Y là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín của công dân. Điện thoại của em trai là tài sản cá nhân, chứa đựng bí mật
riêng tư của em, Y không có quyền tự ý kiểm tra.
c. Hành vi của anh Q đã thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín của công dân. Việc anh Q nhắc nhở khách hàng xoá dữ liệu trên
máy khi thu mua điện thoại cũ sẽ giúp khách hàng tránh được nguy cơ bị lộ những
thông tin riêng tư ra ngoài, bảo đảm sự an toàn thông tin của bản thân và tránh được
những hậu quả không mong muốn. Câu 3
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Gợi ý đáp án
a. Hành vi của nam thanh niên trong tình huống là vi phạm quyền được bảo đảm an
toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc nam thanh niên xông
vào giật điện thoại của ông M để xem các hình ảnh trong máy là sự xâm phạm trái
phép đến bí mật điện thoại của công dân, vi phạm quy định của pháp luật.
b. Hành vi của anh H trong tình huống là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Mặc dù xuất phát từ mục đích tốt nhưng
việc anh H lén đồng bộ tất cả thông tin trên điện thoại của em gái vào tài khoản của
mình là sự xâm phạm trái phép đến quyển bí mật riêng tư của em gái, việc làm này vi
phạm quy định của pháp luật. Câu 4
Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. M và T là hàng xóm và chơi rất thân với nhau. Từ nhỏ, hai bạn nhiều lần dùng
chung đồ và luôn xem đó là chuyện bình thường. Tuần trước, M sang nhà T để rủ bạn
đi chơi, trong lúc T đi thay đồ, M thấy điện thoại T có tin nhắn nên đã mở ra đọc và
trả lời hộ bạn. Khi biết chuyện, T không vui và muốn góp ý để M không tự ý xem điện thoại của người khác.
Nếu là T, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để M hiểu và tôn trọng quyền được bảo
mật điện thoại của công dân?
b. Chiều nay, N nhận được một bức thư, sau khi đọc xong N vội gấp, bỏ vào cặp sách
rồi chạy đi đâu đó với gương mặt rất hoảng hốt. Một số bạn trong lớp lo lắng cho N
nên định mở cặp lấy bức thư ra đọc xem nội dung thế nào. S cũng rất lo cho N nhưng
S thấy việc tự ý đọc thư của người khác như vậy là không đúng. S băn khoăn không
biết có nên ngăn cản các bạn hay không.
Nếu là S, trong trường hợp này em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật
về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín của công dân? Gợi ý đáp án
a. Nếu là T, em sẽ: nhẹ nhàng giải thích cho M hiểu về quyền được bảo đảm an toàn
và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, giải thích cho bạn hiểu việc cả hai
đã lớn nên đều có những vấn đề riêng tư cần được tôn trọng, chia sẻ với bạn cảm giác
không thoải mái khi bị người khác đọc tin nhắn và nhắc nhở bạn lần sau không nên tự
ý xem điện thoại của mình. Hoặc em sẽ: tìm cơ hội lấy ví dụ nào đó có liên quan để
khéo léo nhắc nhở bạn. b. Nếu là S, em sẽ:
+ Ngăn không cho các bạn mở cặp N lấy bức thư ra đọc, giải thích cho các bạn hiểu
việc các bạn lo lắng và muốn tìm hiểu nguyên nhân sự việc để giúp đỡ N là việc tốt,
tuy nhiên việc tự ý đọc thư của người khác là không đúng, xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân.
+ Khuyên các bạn nên báo lại sự việc với cô giáo chủ nhiệm để được hỗ trợ.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 19
Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn lên kế hoạch và thực hiện một hoạt động tuyên truyền,
phổ biến quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín của công dân cho những người xung quanh. Gợi ý đáp án
Gợi ý: thiết kế tờ gấp tuyên truyền về: các quy định của pháp luật về quyền được bảo
đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.