-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Sinh học 10 Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật | Cánh diều
Giải Sinh 10 Bài 17 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Chủ đề: Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật (CD)
Môn: Sinh học 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
I. Khái niệm vi sinh vật Câu 1 trang 102
Trong sữa chua có vi khuẩn lactic, trong cơm rượu nếp có nấm men (hình 17.2). Em
có thể quan sát chúng bằng cách nào? Tại sao. Lời giải
Vi khuẩn lactic có trong sữa chua và nấm men có trong cơm rượu nếp là các vi sinh
vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Câu 2 trang 103
Hình 17.3 cho biết kích thước và thời gian chu kì tế bào của E. coli và S. cerevisiae.
Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa hai thông số đó? Giải thích. Lời giải
- Đường kính cơ thể của nấm men gấp đôi đường kính cơ thể của vi khuẩn E.coli còn
chu kì tế bào của nấm men dài hơn chu kì tế bào của vi khuẩn → Nhận xét về mối liên
hệ giữa hai thông số kích thước và thời gian chu kì tế bào của E. coli và S. cerevisiae:
Kích thước cơ thể càng nhỏ (S/V càng lớn) thì chu kì tế bào càng ngắn (tốc độ sinh sản càng nhanh).
- Giải thích: Tốc độ trao đổi chất của tế bào sinh vật phụ thuộc vào tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa
diện tích bề mặt và thể tích tế bào). Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ
trao đổi chất càng lớn khiến cho tốc độ sinh trưởng và sinh sản của tế bào càng nhanh
(chu kì tế bào càng ngắn).
II. Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
III. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật Câu 3 trang 104
Hãy kể tên một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vi sinh vật. Lời giải
- Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: phân lập vi sinh vật, nuôi cấy và giữ
giống, nghiên cứu hình thái vi sinh vật, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật,…
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu vi sinh vật:
+ Giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về hình thái, cấu tạo, sinh lí, di truyền, sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật.
+ Là cơ sở để con người có thể khai thác, ứng dụng vi sinh vật trong cuộc sống. Câu 4 trang 104
Em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của phương pháp phân lập vi sinh vật. Phương
pháp phân lập gồm những bước nào? Lời giải
- Mục đích: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
- Ý nghĩa: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí,
hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.
- Các bước để thực hiện phương pháp phân lập vi sinh vật:
+ Bước 1: Chuẩn bị môi trường phân lập.
+ Bước 2: Cấy hỗn hợp vi sinh vật muốn phân lập lên môi trường đã chuẩn bị.
+ Bước 3: Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ trên các môi trường phân lập.
+ Bước 4: Quan sát và phân tích kết quả nuôi cấy. Câu 5 trang 105
Phương pháp quan sát gồm mấy bước? Vì sao muốn quan sát được vi khuẩn và nấm
men thì phải làm tiêu bản và nhuộm còn nấm mốc và trùng giày lại có thể quan sát trực tiếp? Lời giải
- Phương pháp quan sát gồm hai bước: chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi.
- Muốn quan sát được vi khuẩn và nấm men thì phải làm tiêu bản và nhuộm còn nấm
mốc và trùng giày lại có thể quan sát trực tiếp vì: vi khuẩn và nấm men có kích thước
nhỏ, màu nhạt nên khó quan sát trực tiếp còn nấm mốc và trùng giày có kích thước lớn
hơn, có nhiều màu sắc nên dễ quan sát trực tiếp. Câu 6 trang 105
Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm ở hình 17.6. Lời giải
Khi có mặt enzyme catalase, enzyme catalase sẽ phản ứng với nước oxi già (H2O2) để
tạo thành nước và oxygen, oxygen sinh ra sẽ tạo hiện tượng sủi bọt:
- Mẫu vi khuẩn bên trái không có enzyme catalase nên sẽ không có phản ứng phân
hủy H2O2 dẫn đến không xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí.
- Mẫu vi khuẩn bên phải có enzyme catalase nên sẽ có phản ứng phân hủy H2O2 dẫn
đến xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí.