-
Thông tin
-
Quiz
Giải Sinh học 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật | Cánh diều
Giải Sinh 10 Bài 18 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật (CD) 8 tài liệu
Sinh học 10 541 tài liệu
Giải Sinh học 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật | Cánh diều
Giải Sinh 10 Bài 18 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Chủ đề: Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật (CD) 8 tài liệu
Môn: Sinh học 10 541 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh học 10
Preview text:
Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
I. Sinh trưởng của vi sinh vật Câu 1
Quan sát hình 18.2 và nhận xét sự thay đổi của khuẩn lạc nấm (quần thể nấm)
Fusarium oxysporum theo thời gian. Vì sao có sự thay đổi này? Lời giải
- Nhận xét sự thay đổi của khuẩn lạc nấm (quần thể nấm) Fusarium oxysporum theo
thời gian: Khuẩn lạc của nấm lan rộng và phủ khắp bề mặt đĩa petri theo thời gian.
- Giải thích: Sự thay đổi kích thước khuẩn lạc là do quần thể nấm sinh sản nhanh tăng
lên về số lượng tế bào. Câu 2
Từ các thông tin mô tả trong hình 18.3 và bảng 18.1, cho biết:
a) Vì sao ở pha tiềm phát, chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ quần thể vi khuẩn gần như không thay đổi?
b) Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm nào? Giải thích.
c) Vì sao số tế bào chết trong quần thể vi khuẩn tăng dần từ pha cân bằng đến pha suy vong? Lời giải
- Ở pha tiềm phát, chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ quần thể vi khuẩn gần như
không thay đổi vì: Ở pha này, vi khuẩn chưa phân chia mà mới bắt đầu thích ứng dần
với môi trường, tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.
- Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng vì: Vào
cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng, mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng
nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại.
- Số tế bào chết trong quần thể vi khuẩn tăng dần từ pha cân bằng đến pha suy vong
do dinh dưỡng thiếu hụt và cạn kiệt, các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể
vi khuẩn tích lũy tăng dần.
II. Sinh sản của vi sinh vật Câu 3
Sinh sản của vi sinh vật có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật? Lời giải
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần
thể mà sinh sản của vi sinh vật là quá trình tạo nên các tế bào vi sinh vật mới → Sinh
sản chính là cơ sở để tạo nên sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. Câu 4
Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ có giống với vi sinh vật nhân thực không? Lời giải
- Giống nhau: Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều là sự tạo ra
tế bào vi sinh vật mới; đều có các hình thức là phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
- Khác nhau: Ở vi sinh vật nhân sơ chỉ có hình thức sinh sản vô tính, ở vi sinh vật
nhân thực có cả hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính (sinh sản
bằng bào tử hữu tính). Câu 5
Quan sát hình 18.7 và cho biết nảy chồi của nấm men có khác gì so với nảy chồi ở vi khuẩn? Lời giải
Điểm khác nhau giữa nảy chồi của nấm men so với nảy chồi ở vi khuẩn:
- Ở nấm men, các chồi mọc lên trực tiếp không có các ống rỗng như nảy chồi ở vi khuẩn.
- Sự phân chia vật chất di truyền trong nảy chồi ở nấm men theo kiểu phân bào có thoi
vô sắc còn ở vi khuẩn phân bào không có thoi vô sắc.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Câu 6
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng (đường sucrose) đến sinh
trưởng của nấm men rượu S. cerevisiae được bố trí trong ba bình tam giác đều chứa
100mL dung dịch 1% (NH4)SO4 và bổ sung thêm: 0,5 g sucrose (bình 1); 106 tế bào
nấm men (bình 2); 5 g sucrose và 106 tế bào nấm men (bình 3). Sau hai ngày để ở
nhiệt độ phòng, thu được kết quả như hình 18.10. Dựa vào cách bố trí thí nghiệm và
kết quả thí nghiệm cho biết: Tại sao bình 3 có hiện tượng đục lên sau hai ngày còn
bình 1 và 2 không có hiện tượng này. Lời giải
- Bình 3 có hiện tượng đục lên là do: Bình 3 có chủng nấm men và có nguồn dinh
dưỡng là đường sucrose nên nấm men rượu sinh trưởng mạnh mẽ. Mật độ tế bào nấm
men trong bình tăng lên làm đục dung dịch trong bình.
- Bình 1 thiếu chủng nấm men, bình 2 thiếu nguồn carbon hữu cơ nên không có hiện
tượng nấm men sinh trưởng mạnh mẽ dẫn đến làm đục dung dịch trong bình. Câu 7
Nếu bổ sung thêm một lượng lớn NaOH (ví dụ khoảng 4 g) vào bình 3 trước khi làm
thí nghiệm (hình 18.10) thì kết quả thí nghiệm có thay đổi không? Vì sao? Lời giải
- Nếu bổ sung thêm một lượng lớn NaOH vào bình 3 trước khi làm thí nghiệm thì kết
quả thí nghiệm có thay đổi.
- Vì: Khi thêm NaOH vào bình 3 sẽ làm thay đổi pH (pH tăng) mà nấm men sinh
trưởng tốt trong môi trường acid (pH là 4,5 – 5,0). Do đó, khi thêm lượng lớn NaOH,
có thể gây chết nấm men. Câu 8
Nếu bình 3 trong thí nghiệm ở hình 18.10 được để ở 70oC (thay cho nhiệt độ phòng)
thì kết quả thí nghiệm sau hai ngày thay đổi như thế nào? Giải thích. Lời giải
- Nếu bình 3 trong thí nghiệm ở hình 18.10 được để ở 70oC (thay cho nhiệt độ phòng)
thì kết quả thí nghiệm sau hai ngày có sự thay đổi: Độ đục của bình 3 không được như
trong thí nghiệm ban đầu.
- Vì: Nấm men rượu sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 28 – 32oC. Bởi vậy, nếu
tăng nhiệt độ lên 70oC có thể khiến nấm men rượu giảm tốc độ sinh trưởng thậm chí là gây chết.