Giải thích địa danh Tam Thắng - Vũng Tàu - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Giải thích địa danh Tam Thắng - Vũng Tàu - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
5 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải thích địa danh Tam Thắng - Vũng Tàu - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Giải thích địa danh Tam Thắng - Vũng Tàu - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

54 27 lượt tải Tải xuống
THẮẮNG NHẤẮT, THẮẮNG NHÌ, THẮẮNG TAM
Sách cổ gọi Vũng Tàu là Thuyền Úc, người Âu gọi là Cap Sait Jacques, nhân đó,
người gọi Ô Cấp. Riêng người Việt địa phương thường gọi vùng Tam
Thắng, vì trước tiên ở đây có ba làng là Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam.
Lai lịch hình thành ba làng này như sau:
Vào thời , ghe thuyền các nơi, kể cả thuyền buônGia Long (1802 1820)
nước ngoài thường ghé vào Vũng Tàu để lấy củi, nước ngọt; lại có cả thuyền của bọn
cướp biển vào đây đánh cướp. Do đó, chính quyền thời nhà Nguyễn lập đây một
đồn lính để canh gác, bảo vệ an ninh, gọi là thủ Thuyền Úc ở núi Trâu bên Gành Rái.
Đến năm đổi thành bảo Phước Thắng. Năm 1839, bảoMinh Mạng thứ 5 (1824)
này được xây dựng kiên cố, hình trăng tròn (nguyệt viên), chu vi 44 trượng 8 tấc,
cao 6 thước 3 tấc, mở một cửa, trong có pháo đài.
Thuở ấy, bọn cướp Chà Tàu Ô thường chặn đường cướp bóc các thuyền
buôn của ta ngoài biển Đông, nên triều Nguyễn phái một toán thủy quân với ba
chiến thuyền để tiểu trừ bọn hải tặc. Bảo Phước Thắng doanh trại của đội thủy
quân này. Đội thủy quân này chia làm ba đội, mỗi đội do một đội trưởng chỉ huy.
Đội thứ nhất do đội trưởng Phạm Văn Dinh, đội thứ nhì do đội trưởng Văn
Lộc và đội thứ ba do Ngô Văn Huyền chỉ huy. Đểlương thực tự túc đề phòng khi
tiếp tế không kịp, mỗi đội khai khẩn một miếng đất gần bảo Phước Thắng. Để thuận
tiện trong việc vừa sản xuất vừa canh phòng, mỗi khu đất khai phá được hào lũy
bao bọc, tổ chức bố phòng cẩn mật, hình thành như một làng thực sự. Làng thứ nhất
là làng tiền tiêu ở sát đồn. Nơi đây về sau có bố trí súng thần công, gọi là làng Thắng
Nhất.
Làng thứ nhìmột đồn lũy, gọi làng Thắng Nhì. Mãi đến khi thực dân Pháp
tấn công Vũng Tàu, đồn này vẫn còn duy trì và đã chống trả quyết liệt. Sau này chúng
san phẳng đồn để làm nhà nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương.
Làng thứ ba sát Gành Rái, tên gọi làng Thắng Tam. Về sau, khi làm con
đường vòng quanh chân núi mới xóa hết dấu vết.
Công lao khai khẩn của người xưa, đến nay vẫn còn được dân chúng trong vùng
nhắc đến. Đặc biệt, theo các lão thì các đình làng Thắng Nhất, Thắng Nhì
Thắng Tam đều thờ ba vị đội trưởng làm Tiền hiền của ba làng.
ĐÌNH THẤẦN THẮẮNG TAM
Đình Thần Thắng Tam nằm ở đâu?
Địa chỉ: số 77A, đường Hoàng Hoa Thám phường Thắng Tam, thành phố Vũng
Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tuy một trong những địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng tại nước ta nhưng
hiện nay nhiều người vẫn còn chưa biết được vị trí của Đình Thần Thắng Tam.
Hiện nay, đình tọa lạc trên con đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam gần với
bãi sau Vũng Tàu. thể nói Đình Thần một quần thể gồm 3 di tích: đình Thắng
Tam, miếu Bà và lăng cá Ông. Nơi đây còn được chonằm ở vị trí được cho là “án
sơn tụ thủy”. Đây một điểm tham quan bạn không nên bỏ qua trong lịch trình
khám phá Vũng Tàu.
Toàn bộ khuôn viên của Đình Thần Thắng Tam gồm một mẫu đất lớn trồng
các cây bóng mát khác nhau như me tây, dừa. Ngoài ra còn có cây cảnh, quanh khuôn
viên được rào bằng dây kẽm gai và xây dựng tường bao quanh. Hằng năm, tại đây thu
hút đông đảo du khách thập phương ghé tới tham quan, cầu khấn những điều tốt đẹp,
đặc biệt là người đi biển. Họ thường xuyên ghé đến Đình để cầu mong sự thuận lợi và
bình an cho bản thân, gia đình.
Đây một di tích lịch sử lâu đời dân làng trùng tu phát triển suốt bao
nhiêu năm qua.
Lịch sử về Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam được xây dựng từ năm 1802 dưới thời vua Minh Mạng.
Thời đó, ngôi đình được xây dựng hết sức đơn sơ, chỉ đơn giản là một nhà tranh vách
bình thường. Cho đến năm 1835 nhờ nhân dân đóng góp tu sửa, lợp mái ngói
đến năm 1964 đình được trùng tu, xây dựng kiến cố và hoàn thiện như ngày nay.
Theo tìm hiểu trong lịch sử nước ta, vùng sông Bến Nghé thường xuyên bị
bọn hải tặc hoành hành, cướp phá thương lái. Để chấm dứt tình trạng này, vua Gia
Long đã cử ba vị thuyền trưởng để canh giữ. Đến năm 1822 thì vua ban thưởng cho 3
vị thuyền trưởng canh giữ 3 ngôi làng. Làng Thắng Nhất do ông Phạm Văn Dinh cai
quản, ông Lê Văn Lộc cai quản làng Thắng Nhì làng cuối cùng Thắng Ba do ông
Ngô Văn Huyền cai quản. Khi ba ông mất thì vua cho tiến hành xây dựng ngôi đình
này để tưởng nhớ công ơn của ba người đã có công xây dựng làng ở Vũng Tàu.
Hướng dẫn đường đi đến Đình Thần Thắng Tam
Từ phía công viên Bãi Trước, Vũng Tàu bạn di chuyển vào đường Trương Công
Định. Đến khi thấy ngã tư thì rẽ phải vào đường Hoàng Hoa Thám. Hoặc từ bãi trước
Vũng Tàu bạn đi dọc theo đường Hạ Long đến Thùy Vân bãi sau. Tiếp đó, bạn nhìn
đối diện công viên cột cờ thì rẽ vào phố Hoàng Hoa Thám. Từ đây đi thêm một đoạn
thì sẽ đến ngôi đình.
Bạn cũng thể hỏi bất cứ người dân nào Vũng Tàu đường đến nơi đây nếu
không sử dụng được các thiết bị điện tử. Đừng quên ăn mặc lịch sự kín đáo khi đến
khu đền thờ linh thiêng này nhé.
Kiến trúc bên trong Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam mang nét kiến trúc cổ xưa với cách bài trí nhiều đồ lễ
chạm trổ tinh xảo, sơn thếp vàng lộng lẫy, sẽ khiến vô cùng ấn tượng. Bên trong đình
gồm 4 ngôi nhà nối liền nhau: Tiền Hiền - Hội Trường - Đình Trung sân khấu
ca. Phần mái ngói được lợp bằng mái ngói âm dương, trên mái khắc chữ “Lưỡng
Long Chầu Nguyệt”. Bên trong Tiền Hiền gồm bốn bàn thờ thổ công. Hội Trường
nơi các hội viên sinh hoạt. Cấu trúc của phần Đình Trung hiện nay đã được xây mới
bằng tông cốt thép hoành phi đề bằng chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ, bên
trong bày mười bàn thờ bằng xi măng. Đình Thắng Tam hiện nay còn lưu giữ được
mười hai đạo sắc của triều Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại đình là: Thiên
Y A Na, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải tứ vị Thượng đẳng thần, Ông, Thủy Long
thần nữ. Các buổi diễn tuồng hát bội đều được diễn ra tại sân khấu võ ca.
Miếu Bà Ngũ Hành
Khi bước vào cổng di tích, bạn nhìn về phía tay trái đó chính Miếu Ngũ
Hành. Miếu này được xây dựng để thờ năm nữ thần: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ngoài ra miếu còn thờ hai vị hộ quốc được vua thăng Thượng Đẳng Thần. Tiếp theo
phía bên trái nơi đặt bàn thờ Quan Công, Quan Bình Châu Xương những
bậc trung quân nghĩa luôn sẵn sàng cứu giúp khi những người đi biển gặp chuyện
không may. Cuối cùng, phía bên phải bàn thờ Ông Địa Thổ Công ngay phía
sau là bàn thờ Tiền Hiền và những người giàu lòng nhân ái, đức độ trong làng.
Mái của ngôi miếu thờ các vị tiền hiền Miếu Ngũ Hành được xây dựng
theo lối kiến trúc một gian hai chái, trên mái “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” được
làm nổi vô cùng công phu.
Lăng Cá Ông
Cùng thời điểm xây dựng Miếu Ngũ Hành thì Lăng Ông cũng được xây
dựng nằm phía bên phải khu di tích. Trong lăng này một phần bộ xương của
Ông khổng lồ dài tới 12m do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ khoảng 100 năm trước.
Lăng có kiến trúc cổ xưa, bên trong bày tủ kính lớn chứa xương của Ông
tương ứng với ba bàn thờ. Hai bên có thêm hai bàn thờ của Thần Rùa và tổ nhạc.
Các hoạt động tâm linh tại Đình Thần Thắng Tam
Hằng năm, Đình Thần Thắng Tam 3 lễ hội cầu an lớn ngày 17 - 20/02
âm l ch, Nghinh Ông t ngày 16 - 18/08 âm l ch Miếếu t
ngày 16 - 18/10 âm l ch. Đây là một trong mười lễ hội lớn ở nước ta và vừa là
lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu.
Vào những ngày lễ, rằm hoặc những ngày các sự kiện quan trọng người dây
nơi đây đều đến đền thờ để cúng bái, thắp hương để cầu xin may mắn, thuận lợi. Các
khoảng thời gian này cũng thời gian du khách thập phương đổ về đông đúc
nhất. Tuy đã qua nhiều lần tổ chức nhưng lễ hội Nghinh Ông - Đình Thần Thắng Tam
vẫn giữ được nét nguyên bản cùng các nghi lễ truyền thống cùng với các trò chơi dân
gian như múa lân, diễn tuồng.
Vài năm đổ lại đây, lễ hội Nghinh Ông cũng được thành phố Vũng Tàu nâng cấp
về quy nhằm mở rộng thêm các hoạt động văn hóa, thể thao, chương trình nghệ
thuật tạo không khí sôi động để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tinh thần cho nhân dân và
phát huy giá trị của lễ hội. Đặc biệt vào những ngày rằm lớn trong năm thì khách du
lịch đến viếng Miếu lại càng đông đúc hơn. Các nghi lễ hành hương vô cùng độc
đáo thú vị như phải đợi thủy triều xuống, phải đi chân trần trên đá đã thu hút rất
nhiều lượng khách đổ về đây.
| 1/5

Preview text:

THẮẮNG NHẤẮT, THẮẮNG NHÌ, THẮẮNG TAM
Sách cổ gọi Vũng Tàu là Thuyền Úc, người Âu gọi là Cap Sait Jacques, nhân đó,
có người gọi là Ô Cấp. Riêng người Việt ở địa phương thường gọi là vùng Tam
Thắng, vì trước tiên ở đây có ba làng là Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam.
Lai lịch hình thành ba làng này như sau:
Vào thời Gia Long (1802 – 1820), ghe thuyền ở các nơi, kể cả thuyền buôn
nước ngoài thường ghé vào Vũng Tàu để lấy củi, nước ngọt; lại có cả thuyền của bọn
cướp biển vào đây đánh cướp. Do đó, chính quyền thời nhà Nguyễn lập ở đây một
đồn lính để canh gác, bảo vệ an ninh, gọi là thủ Thuyền Úc ở núi Trâu bên Gành Rái.
Đến năm Minh Mạng thứ 5 (1824) đổi thành bảo Phước Thắng. Năm 1839, bảo
này được xây dựng kiên cố, có hình trăng tròn (nguyệt viên), chu vi 44 trượng 8 tấc,
cao 6 thước 3 tấc, mở một cửa, trong có pháo đài.
Thuở ấy, bọn cướp Chà Và và Tàu Ô thường chặn đường cướp bóc các thuyền
buôn của ta ở ngoài biển Đông, nên triều Nguyễn phái một toán thủy quân với ba
chiến thuyền để tiểu trừ bọn hải tặc. Bảo Phước Thắng là doanh trại của đội thủy
quân này. Đội thủy quân này chia làm ba đội, mỗi đội do một đội trưởng chỉ huy.
Đội thứ nhất do đội trưởng Phạm Văn Dinh, đội thứ nhì do đội trưởng Lê Văn
Lộc và đội thứ ba do Ngô Văn Huyền chỉ huy. Để có lương thực tự túc đề phòng khi
tiếp tế không kịp, mỗi đội khai khẩn một miếng đất gần bảo Phước Thắng. Để thuận
tiện trong việc vừa sản xuất vừa canh phòng, mỗi khu đất khai phá được có hào lũy
bao bọc, tổ chức bố phòng cẩn mật, hình thành như một làng thực sự. Làng thứ nhất
là làng tiền tiêu ở sát đồn. Nơi đây về sau có bố trí súng thần công, gọi là làng Thắng Nhất.
Làng thứ nhì là một đồn lũy, gọi là làng Thắng Nhì. Mãi đến khi thực dân Pháp
tấn công Vũng Tàu, đồn này vẫn còn duy trì và đã chống trả quyết liệt. Sau này chúng
san phẳng đồn để làm nhà nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương.
Làng thứ ba ở sát Gành Rái, tên gọi là làng Thắng Tam. Về sau, khi làm con
đường vòng quanh chân núi mới xóa hết dấu vết.
Công lao khai khẩn của người xưa, đến nay vẫn còn được dân chúng trong vùng
nhắc đến. Đặc biệt, theo các bô lão thì các đình làng Thắng Nhất, Thắng Nhì và
Thắng Tam đều thờ ba vị đội trưởng làm Tiền hiền của ba làng.
ĐÌNH THẤẦN THẮẮNG TAM
Đình Thần Thắng Tam nằm ở đâu?
Địa chỉ: số 77A, đường Hoàng Hoa Thám phường Thắng Tam, thành phố Vũng
Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tuy là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng tại nước ta nhưng
hiện nay nhiều người vẫn còn chưa biết rõ được vị trí của Đình Thần Thắng Tam.
Hiện nay, đình tọa lạc trên con đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam gần với
bãi sau Vũng Tàu. Có thể nói Đình Thần là một quần thể gồm 3 di tích: đình Thắng
Tam, miếu Bà và lăng cá Ông. Nơi đây còn được cho là nằm ở vị trí được cho là “án
sơn tụ thủy”. Đây là một điểm tham quan mà bạn không nên bỏ qua trong lịch trình khám phá Vũng Tàu.
Toàn bộ khuôn viên của Đình Thần Thắng Tam gồm một mẫu đất lớn có trồng
các cây bóng mát khác nhau như me tây, dừa. Ngoài ra còn có cây cảnh, quanh khuôn
viên được rào bằng dây kẽm gai và xây dựng tường bao quanh. Hằng năm, tại đây thu
hút đông đảo du khách thập phương ghé tới tham quan, cầu khấn những điều tốt đẹp,
đặc biệt là người đi biển. Họ thường xuyên ghé đến Đình để cầu mong sự thuận lợi và
bình an cho bản thân, gia đình.
Đây là một di tích lịch sử lâu đời mà dân làng trùng tu và phát triển suốt bao nhiêu năm qua.
Lịch sử về Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam được xây dựng từ năm 1802 dưới thời vua Minh Mạng.
Thời đó, ngôi đình được xây dựng hết sức đơn sơ, chỉ đơn giản là một nhà tranh vách
lá bình thường. Cho đến năm 1835 nhờ nhân dân đóng góp tu sửa, lợp mái ngói và
đến năm 1964 đình được trùng tu, xây dựng kiến cố và hoàn thiện như ngày nay.
Theo tìm hiểu trong lịch sử nước ta, ở vùng sông Bến Nghé thường xuyên bị
bọn hải tặc hoành hành, cướp phá thương lái. Để chấm dứt tình trạng này, vua Gia
Long đã cử ba vị thuyền trưởng để canh giữ. Đến năm 1822 thì vua ban thưởng cho 3
vị thuyền trưởng canh giữ 3 ngôi làng. Làng Thắng Nhất do ông Phạm Văn Dinh cai
quản, ông Lê Văn Lộc cai quản làng Thắng Nhì và làng cuối cùng Thắng Ba do ông
Ngô Văn Huyền cai quản. Khi ba ông mất thì vua cho tiến hành xây dựng ngôi đình
này để tưởng nhớ công ơn của ba người đã có công xây dựng làng ở Vũng Tàu.
Hướng dẫn đường đi đến Đình Thần Thắng Tam
Từ phía công viên Bãi Trước, Vũng Tàu bạn di chuyển vào đường Trương Công
Định. Đến khi thấy ngã tư thì rẽ phải vào đường Hoàng Hoa Thám. Hoặc từ bãi trước
Vũng Tàu bạn đi dọc theo đường Hạ Long đến Thùy Vân bãi sau. Tiếp đó, bạn nhìn
đối diện công viên cột cờ thì rẽ vào phố Hoàng Hoa Thám. Từ đây đi thêm một đoạn thì sẽ đến ngôi đình.
Bạn cũng có thể hỏi bất cứ người dân nào ở Vũng Tàu đường đến nơi đây nếu
không sử dụng được các thiết bị điện tử. Đừng quên ăn mặc lịch sự kín đáo khi đến
khu đền thờ linh thiêng này nhé.
Kiến trúc bên trong Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam mang nét kiến trúc cổ xưa với cách bài trí nhiều đồ lễ
chạm trổ tinh xảo, sơn thếp vàng lộng lẫy, sẽ khiến vô cùng ấn tượng. Bên trong đình
gồm 4 ngôi nhà nối liền nhau: Tiền Hiền - Hội Trường - Đình Trung và sân khấu võ
ca. Phần mái ngói được lợp bằng mái ngói âm dương, trên mái khắc chữ “Lưỡng
Long Chầu Nguyệt”. Bên trong Tiền Hiền gồm bốn bàn thờ thổ công. Hội Trường là
nơi các hội viên sinh hoạt. Cấu trúc của phần Đình Trung hiện nay đã được xây mới
bằng bê tông cốt thép có hoành phi đề bằng chữ Hán và bằng chữ Quốc ngữ, bên
trong bày mười bàn thờ bằng xi măng. Đình Thắng Tam hiện nay còn lưu giữ được
mười hai đạo sắc của triều Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại đình là: Thiên
Y A Na, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải tứ vị Thượng đẳng thần, Cá Ông, Thủy Long
thần nữ. Các buổi diễn tuồng hát bội đều được diễn ra tại sân khấu võ ca. Miếu Bà Ngũ Hành
Khi bước vào cổng di tích, bạn nhìn về phía tay trái đó chính là Miếu Bà Ngũ
Hành. Miếu này được xây dựng để thờ năm bà nữ thần: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ngoài ra miếu còn thờ hai vị hộ quốc được vua thăng Thượng Đẳng Thần. Tiếp theo
ở phía bên trái là nơi đặt bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương – những
bậc trung quân nghĩa sĩ luôn sẵn sàng cứu giúp khi những người đi biển gặp chuyện
không may. Cuối cùng, phía bên phải là bàn thờ Ông Địa – Thổ Công và ngay phía
sau là bàn thờ Tiền Hiền và những người giàu lòng nhân ái, đức độ trong làng.
Mái của ngôi miếu thờ các vị tiền hiền và Miếu Bà Ngũ Hành được xây dựng
theo lối kiến trúc một gian hai chái, trên mái có “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” được
làm nổi vô cùng công phu. Lăng Cá Ông
Cùng thời điểm xây dựng Miếu Bà Ngũ Hành thì Lăng Cá Ông cũng được xây
dựng nằm phía bên phải khu di tích. Trong lăng này có một phần bộ xương của Cá
Ông khổng lồ dài tới 12m do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ khoảng 100 năm trước.
Lăng có kiến trúc cổ xưa, bên trong bày tủ kính lớn chứa xương của Cá Ông và
tương ứng với ba bàn thờ. Hai bên có thêm hai bàn thờ của Thần Rùa và tổ nhạc.
Các hoạt động tâm linh tại Đình Thần Thắng Tam
Hằng năm, Đình Thần Thắng Tam có 3 lễ hội cầu an lớn là ngày 17 - 20/02 âm l ch,
Nghinh Ông t ngày 16 - 18/08 âm l ch
và Miếếu Bà t
ngày 16 - 18/10 âm lch. Đây là một trong mười lễ hội lớn ở nước ta và vừa là
lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu.
Vào những ngày lễ, rằm hoặc những ngày có các sự kiện quan trọng người dây
nơi đây đều đến đền thờ để cúng bái, thắp hương để cầu xin may mắn, thuận lợi. Các
khoảng thời gian này cũng là thời gian mà du khách thập phương đổ về đông đúc
nhất. Tuy đã qua nhiều lần tổ chức nhưng lễ hội Nghinh Ông - Đình Thần Thắng Tam
vẫn giữ được nét nguyên bản cùng các nghi lễ truyền thống cùng với các trò chơi dân
gian như múa lân, diễn tuồng.
Vài năm đổ lại đây, lễ hội Nghinh Ông cũng được thành phố Vũng Tàu nâng cấp
về quy mô nhằm mở rộng thêm các hoạt động văn hóa, thể thao, chương trình nghệ
thuật tạo không khí sôi động để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tinh thần cho nhân dân và
phát huy giá trị của lễ hội. Đặc biệt vào những ngày rằm lớn trong năm thì khách du
lịch đến viếng Miếu Bà lại càng đông đúc hơn. Các nghi lễ hành hương vô cùng độc
đáo và thú vị như phải đợi thủy triều xuống, phải đi chân trần trên đá đã thu hút rất
nhiều lượng khách đổ về đây.