Lịch sử hình thành khu di tích địa đạo củ chi - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Lịch sử hình thành khu di tích địa đạo củ chi - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU DI TÍCH “ĐỊA ĐAO CỦ CHI”
Địa đạo Củ Chi Nghệ thuật quân sự độc đáo được xây dựng trong những
năm 1945 1954, vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Vào năm
1948, địa đạo được xây dựng sớm nhất cả hai Tân Phú Trung Phước
Vĩnh An. Lúc đầu, hệ thống địa đạo chỉ được xây dựng với cấu trúc đơn giản:
Chủ yếu hầm mật được đào dưới lòng đất, chỉ một miệng hầm đủ lên
xuống vừa với khung người của người dân Củ Chi các lỗ thông hơi để
thở. Hệ thống này được dùng để cất giấu tài liệu mật, khí cho bộ đội ẩn
náu khỏi quân địch, bàn chiến ợc chiến đấu. Khi đóng nắp miệng hầm lại,
địch đi trên mặt đất sẽ rất khó phát hiện, lợi dụng được ưu điểm này các chiến sĩ
bộ đội ta ban ngày ẩn náu dưới hầm để bàn chiến lược, ban đêm mới đi lên mặt
đất và hoạt động. Tuy nhiên, lúc này hầm vẫn có một nhược điểm là khi bị phát
hiện, quân ta dễ bị địch bao vây, bắt giữ hoặc tiêu diệt, do hầm lúc này khá ngắn
hệ thống cũng khá đơn giản. Từ đó, quân dân ta mới nghĩ rằng cần mở rộng
hệ thống địa đạo, kéo dài các căn hầm bí mật thành những đường hầm, trồi lên
mặt đất bằng nhiều cửa mật để vừa trú vừa đánh địch khi nguy hiểm sẽ
thoát ra đến nơi khác tiếp tục chiến đấu.
Từ năm 1961 đến năm 1965, cuộc chiến tranh du kích của người dân Củ
Chi đã gây cho địch nhiều tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ. Vào thời điểm này, sáu phía Bắc Củ Chi đã hoàn
chỉnh đường địa đạo hình “xương sống”. Sau đó, phát triển địa đạo nhánh ăn
thông với đường “xương sống” này, tạo ra hệ thống địa đạo liên hoàn. Địa đạo
Củ Chi phát triển mạnh mẽ vào đầu năm 1966, khi nước ta bước sang thời kỳ
chống đế quốc Mỹ xâm lược. Mỹ ra sức dùng đoàn bộ binh Số 1 “Anh cả
đỏ” thực hiện cuộc hành quân với quy lớn mang tên Crimp, đã càn quét,
đánh phá các vùng căn cứ, và sau đó, chúng tiếp tục đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp
nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tục càn quét, đánh phá, gây áp lực cho
lực lượng cách mạng nơi đây. Trước sự tấn công vô cùng ác liệt của Mỹ - ngụy,
Khu ủy Sài GònChợ lớn – Gia Định và Huyện Củ Chi vẫn tiếp tục chiến đấu
không ngừng nghỉ, lãnh đạo nhân dân và lực lượng trang quyết tâm trấn giữ
chiến đấu, tiêu diệt quân địch bảo vệ quê hương, bảo vệ căn cứ cách mạng mang
tính chiến lược quan trọng này. Bộ đội, quân dân du kích, quan chính đảng
cùng toàn bộ người dân nơi đây đã ra sức đào địa đạo không ngừng nghỉ, bất
chấp bom đạn khói, mưa nắng, suốt cả ngày lẫn đêm. Với khẩu hiệu “một tấc
không đi, một ly không rời” họ tích cực xây dựng “xã ấp chiến đấu” thiết lập
“vành đai diệt Mỹ” thành thế trận vững chắc, góp phần làm tiêu hao sinh lực,
tiêu diệt địch.
Phong trào đào địa đạo phát triển mạnh mẽ vào khoảng thời gian này, nhà
nhà, khắp nơi, lẫn già lẫn trẻ, cả trai cả gái đều thi đua nhau, tham gia xây dựng
đường hầm đánh giặc. Với sức mạnh ý chí kiên cường của con người nơi đây đã
giúp họ vươn lên những khó khăn quyết tâm xây dựng địa đạo để giành chiến
thắng, họ chỉ dùng những phương tiện dụng cụ thô sơ như lưỡi cuốc và chiếc ki
xúc đất bằng tre để đào địa đạo nhưng vẫn tạo nên một công trình đường hầm
đồ sộ với hàng trăm km dọc ngang lòng đất, nối liền các xã ấp lại với nhau như
một “ngôi làng dưới lòng đất”. Một năm sau, sau cuộc hành quân Crimp, vào
ngày 08/01/1967, quân Mỹ tiếp tục mở cuộc hành quân mang tên Cedar Falls
đánh vào vùng “Tam giác sắt”, nhằm triệt phá địa đạo tiêu diệt lực lượng
cách mạng của ta. Thời gian này hệ thống địa đạo đã đạt đến độ dài 250 km với
nhiều nhánh kéo dài nối với nhau, có nhánh đổ ra sông Sài Gòn phục vụ cho đặc
vụ lặn hoặc phòng hờ đường rút lui nếu bị địch áp đảo.
Địa đạo Củ Chi không mang tính thụ động mà nó mang tính chủ động cao bởi
bên trong sử dụng nhiều loại bẫy khác nhau như chông cánh cửa, chông cặp
nách,… kết hợp với nhiều phương tiện chiến đấu trên mặt đất như bãi mìn, xe
thiết giáp, xe tăng,… đã tạo cho địch một nỗi khiếp sợ lớn khi bước chân vào
khu vực địa đạo, trở thành mối nguy hại cho địch trong suốt khoảng thời gian
chúng chiến đấu với nhân dân ta. Chúng đã dùng nhiều âm mưu thủ đoạn: dùng
nước, chó Becgie, xe giới, đội quân “chuột cống”, hòng thăm phá địa
đạo của ta nhưng chúng vẫn không thể phá hủy hết toàn bộ hệ thống địa đạo bởi
độ dài khủng sự nguy hiểm bên trong địa đạo mang lại. Trải qua
hàng thập kỷ, địa đạo Củ Chi mãiniềm tự hào to lớn của nhân dân ta, nó thể
hiện được sự thông minh, đức tính kiên cường, quyết tâm mãnh liệt, đoàn kết
mạnh mẽ của ta, nó đã góp phần to lớn tạo nên chiến thắng chiến tranh giành lại
độc lập vang dội không chỉ trong nước mà còn có sức vang dội ra ngoài quốc tế.
| 1/2

Preview text:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU DI TÍCH “ĐỊA ĐAO CỦ CHI”
Địa đạo Củ Chi – Nghệ thuật quân sự độc đáo được xây dựng trong những
năm 1945 – 1954, vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Vào năm
1948, địa đạo được xây dựng sớm nhất ở cả hai xã Tân Phú Trung và Phước
Vĩnh An. Lúc đầu, hệ thống địa đạo chỉ được xây dựng với cấu trúc đơn giản:
Chủ yếu là hầm bí mật được đào dưới lòng đất, chỉ có một miệng hầm đủ lên
xuống vừa với khung người của người dân Củ Chi và có các lỗ thông hơi để
thở. Hệ thống này được dùng để cất giấu tài liệu mật, vũ khí và cho bộ đội ẩn
náu khỏi quân địch, bàn chiến lược chiến đấu. Khi đóng nắp miệng hầm lại,
địch đi trên mặt đất sẽ rất khó phát hiện, lợi dụng được ưu điểm này các chiến sĩ
bộ đội ta ban ngày ẩn náu dưới hầm để bàn chiến lược, ban đêm mới đi lên mặt
đất và hoạt động. Tuy nhiên, lúc này hầm vẫn có một nhược điểm là khi bị phát
hiện, quân ta dễ bị địch bao vây, bắt giữ hoặc tiêu diệt, do hầm lúc này khá ngắn
và hệ thống cũng khá đơn giản. Từ đó, quân dân ta mới nghĩ rằng cần mở rộng
hệ thống địa đạo, kéo dài các căn hầm bí mật thành những đường hầm, trồi lên
mặt đất bằng nhiều cửa bí mật để vừa trú vừa đánh địch và khi nguy hiểm sẽ
thoát ra đến nơi khác tiếp tục chiến đấu.
Từ năm 1961 đến năm 1965, cuộc chiến tranh du kích của người dân ở Củ
Chi đã gây cho địch nhiều tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ. Vào thời điểm này, sáu xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn
chỉnh đường địa đạo hình “xương sống”. Sau đó, phát triển địa đạo nhánh ăn
thông với đường “xương sống” này, tạo ra hệ thống địa đạo liên hoàn. Địa đạo
Củ Chi phát triển mạnh mẽ vào đầu năm 1966, khi nước ta bước sang thời kỳ
chống đế quốc Mỹ xâm lược. Mỹ ra sức dùng Sư đoàn bộ binh Số 1 “Anh cả
đỏ” thực hiện cuộc hành quân với quy mô lớn mang tên Crimp, đã càn quét,
đánh phá các vùng căn cứ, và sau đó, chúng tiếp tục đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp
nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tục càn quét, đánh phá, gây áp lực cho
lực lượng cách mạng nơi đây. Trước sự tấn công vô cùng ác liệt của Mỹ - ngụy,
Khu ủy Sài Gòn – Chợ lớn – Gia Định và Huyện Củ Chi vẫn tiếp tục chiến đấu
không ngừng nghỉ, lãnh đạo nhân dân và lực lượng vũ trang quyết tâm trấn giữ
chiến đấu, tiêu diệt quân địch bảo vệ quê hương, bảo vệ căn cứ cách mạng mang
tính chiến lược quan trọng này. Bộ đội, quân dân du kích, cơ quan chính đảng
cùng toàn bộ người dân nơi đây đã ra sức đào địa đạo không ngừng nghỉ, bất
chấp bom đạn khói, mưa nắng, suốt cả ngày lẫn đêm. Với khẩu hiệu “một tấc
không đi, một ly không rời” họ tích cực xây dựng “xã ấp chiến đấu” thiết lập
“vành đai diệt Mỹ” thành thế trận vững chắc, góp phần làm tiêu hao sinh lực, tiêu diệt địch.
Phong trào đào địa đạo phát triển mạnh mẽ vào khoảng thời gian này, nhà
nhà, khắp nơi, lẫn già lẫn trẻ, cả trai cả gái đều thi đua nhau, tham gia xây dựng
đường hầm đánh giặc. Với sức mạnh ý chí kiên cường của con người nơi đây đã
giúp họ vươn lên những khó khăn quyết tâm xây dựng địa đạo để giành chiến
thắng, họ chỉ dùng những phương tiện dụng cụ thô sơ như lưỡi cuốc và chiếc ki
xúc đất bằng tre để đào địa đạo nhưng vẫn tạo nên một công trình đường hầm
đồ sộ với hàng trăm km dọc ngang lòng đất, nối liền các xã ấp lại với nhau như
một “ngôi làng dưới lòng đất”. Một năm sau, sau cuộc hành quân Crimp, vào
ngày 08/01/1967, quân Mỹ tiếp tục mở cuộc hành quân mang tên Cedar Falls
đánh vào vùng “Tam giác sắt”, nhằm triệt phá địa đạo và tiêu diệt lực lượng
cách mạng của ta. Thời gian này hệ thống địa đạo đã đạt đến độ dài 250 km với
nhiều nhánh kéo dài nối với nhau, có nhánh đổ ra sông Sài Gòn phục vụ cho đặc
vụ lặn hoặc phòng hờ đường rút lui nếu bị địch áp đảo.
Địa đạo Củ Chi không mang tính thụ động mà nó mang tính chủ động cao bởi
vì bên trong sử dụng nhiều loại bẫy khác nhau như chông cánh cửa, chông cặp
nách,… kết hợp với nhiều phương tiện chiến đấu trên mặt đất như bãi mìn, xe
thiết giáp, xe tăng,… đã tạo cho địch một nỗi khiếp sợ lớn khi bước chân vào
khu vực địa đạo, trở thành mối nguy hại cho địch trong suốt khoảng thời gian
chúng chiến đấu với nhân dân ta. Chúng đã dùng nhiều âm mưu thủ đoạn: dùng
nước, chó Becgie, xe cơ giới, đội quân “chuột cống”, hòng thăm dò và phá địa
đạo của ta nhưng chúng vẫn không thể phá hủy hết toàn bộ hệ thống địa đạo bởi
vì độ dài khủng và sự nguy hiểm bên trong địa đạo mà nó mang lại. Trải qua
hàng thập kỷ, địa đạo Củ Chi mãi là niềm tự hào to lớn của nhân dân ta, nó thể
hiện được sự thông minh, đức tính kiên cường, quyết tâm mãnh liệt, đoàn kết
mạnh mẽ của ta, nó đã góp phần to lớn tạo nên chiến thắng chiến tranh giành lại
độc lập vang dội không chỉ trong nước mà còn có sức vang dội ra ngoài quốc tế.