-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tuyến điểm du lịch miền Trung - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tuyến điểm du lịch miền Trung - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tuyến điểm du lịch 16 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Tuyến điểm du lịch miền Trung - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tuyến điểm du lịch miền Trung - Tuyến điểm du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tuyến điểm du lịch 16 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
CHƯƠNG 2: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN
1. Một vài đặc điểm
Miền Trung – Tây Nguyên bao gồm 19 tỉnh thành phố, chia làm 3 vùng du lịch:
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (6 tỉnh), vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh),
vùng du lịch Tây Nguyên (5 tỉnh).
1.1. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
1.1.1. Đặc điểm tổng quát:
Vùng DL Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang du lịch Đông - Tây.
Diện tích: 51.525 km2. Dân số: 10.092.900 người; mật độ: 196 người/ km2 (2010).
Vùng kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp dãy Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển
Đông (Vịnh Bắc Bộ), cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ. Vì vậy Bắc
Trung Bộ có các loại tài nguyên du lịch núi, hang động, nước khoáng, hệ sinh thái vườn
quốc gia, đầm phá và đặc biệt là du lịch biển.
Cùng với bề dày lịch sử dân tộc, Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn
hóa quan trọng của Việt Nam.
Có 3 di sản văn hóa thế giới (quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế,
di tích thành Nhà Hồ), 1 di sản thiên nhiên thế giới (VQG Phong Nha-Kẻ Bàng) và rất
nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị khác.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Nơi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị gia nổi tiếng. Ví dụ: CT Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,…
Nơi sinh sống của cộng đồng 25 dân tộc thiểu số Việt Nam (Thái, Mường, Chứt,
Pa Cô, Cơtu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều...) với các bản sắc văn hóa hết sức đặc trưng được thể
hiện qua các lễ hội, nghề thủ công, các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, kho
tàng văn hóa dân gian, ẩm thực...
Hệ thống di tích cách mạng gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc...
Có hơn 1.200 km đường biên giới với CHDC Lào với hệ thống các cửa khẩu quốc
tế và cửa khẩu chính quan trọng. Ví dụ: cửa khẩu Lao Bảo,…
Bên cạnh hệ thống cửa khẩu là các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ đường biên là
tiềm năng to lớn phát triển du lịch biên giới.
Tài nguyên du lịch nổi trội, gồm:
- Hệ thống di sản tự nhiên và văn hóa, di tích lịch sử cách mạng.
- Cảnh quan thiên nhiên gắn với dãy Bắc Trường Sơn.
- Hệ sinh thái vườn quốc gia, đầm phá.
- Biển, đảo miền Trung.
- Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số dọc theo miền Tây của vùng.
- Đường biên giới với các cửa khẩu quốc tế, chợ đường biên.
1.1.2. Các điểm du lịch nổi bật:
- Bãi biển Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa);
- Khu di tích Kim Liên, bãi biển Cửa Lò (Nghệ An);
- Ngã Ba Đồng Lộc, Khu lưu niệm Nguyễn Du, bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh),
- Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình),
- Di tích chiến tranh chống Mỹ, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 2
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
- Cố đô Huế, bãi biển Lăng Cô - Cảnh Dương, VQG Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) v.v…
1.1.3. Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Quốc lộ (QL) 1A, QL 7, QL 8, QL9, QL49…, đường Hồ Chí Minh.
- Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam.
- Đường không: các sân bay Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài
(Thừa Thiên - Huế) (sân bay quốc tế).
- Đường biển: Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), cảng Cửa Lò (Nghệ An), cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế).
1.1.4. Hệ thống đô thị:
- 2 đô thị loại 1: TP. Vinh và TP.Huế
- Các đô thị loại 3: TP.Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà.
1.1.5. Cửa khẩu biên giới và khu kinh tế cửa khẩu:
Vùng có đường biên giới với Lào dài hơn 1.200 km với hệ thống cửa hẩu và khu
kinh tế cửa khẩu quan trọng như Nà Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo
(Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị).
1.1.6. Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng:
Du lịch di sản, du lịch biển, đảo; du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa, lịch sử, lối
sống địa phương; du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu; du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái
1.1.7. Các địa bàn trọng điểm du lịch của vùng:
- Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn - Tĩnh Gia gắn với hệ thống di tích Hàm Rồng,
Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đô thị du lịch Sầm Sơn và hệ thống bãi biển Quảng Xương, Tĩnh Gia.
- Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với đô thị du lịch Cửa Lò, khu di tích Kim
Liên, khu lưu niệm Nguyễn Du, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành, Ngã Ba Đồng Lộc…
- Quảng Bình - Quảng Trị gắn với di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng, biển
Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ .
- Thừa Thiên - Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên
nhiên Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang…
1.1.8. Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch:
Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và thực tế nhu cầu phát triển, định hƣớng quy
hoạch phát triển các hu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch như sau:
* 4 Khu du lịch quốc gia:
1) Khu du lịch quốc gia Kim Liên;
2) Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm;
3) Khu du lịch quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng;
4) Khu du lịch quốc gia Lăng Cô-Cảnh Dương.
* 6 Điểm Du lịch quốc gia:
1) Điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ;
2) Điểm du lịch quốc gia Ng Ba Đồng Lộc;
3) Điểm du lịch quốc gia Lưu niệm Nguyễn Du;
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 3
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
4) Điểm du lịch quốc gia TP. Đồng Hới;
5) Điểm du lịch quốc gia Thành cổ Quảng Trị.
6) Điểm du lịch quốc gia Bạch Mã.
* 3 Đô thị du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế.
Ngoài ra, chú trọng phát triển các điểm hang cá Cẩm Lương, khu di tích Lam
Kinh, Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Chùa Hương (Hà Tĩnh), Đồng Hới
(Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị) …
1.2. Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
1.2.1. Đặc điểm chung
Gồm Thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,
hành lang du lịch Đông - Tây.
Diện tích tự nhiên: 44.360,7 km2. Dân số: 8.842,6 nghìn người; mật độ trung bình: 199 người/ km2 (2010).
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục
các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần TP. Hồ Chí Minh và khu tam giác
kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với ư
đ ờng hàng hải quốc tế.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nổi trội:
- Các tài nguyên tự nhiên gắn với biển đảo duyên hải.
- Các di sản văn hóa gắn với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa. - Di tích gắn với k
hởi nghĩa Tây Sơn, di tích lịch sử cách mạng.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 4
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
- Bản sắc văn hóa các dân tộc ít người phía Đông Trường Sơn.
* Các điểm tài nguyên nổi bật:
- Bà Nà, Sơn Trà (Đà Nẵng);
- Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm (Quảng Nam);
- Mỹ Khê, Trường Ly, Lý Sơn (Quảng Ngãi),
- Phương Mai, Quy Nhơn (Bình Định),
- Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan (Phú Yên);
- Nha Trang, Cam Ranh, Trường Sa (Khánh Hòa);
- Cà Ná, Phan Rang (Ninh Thuận),
- Mũi Né (Bình Thuận) ...
Tài nguyên du lịch biển, đảo và di tích lịch sử - văn hoá dân tộc là nguồn lực quan
trọng, trong đó nổi bật là dải Đà Nẵng - Non Nước - Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng) và
Nha Trang - vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà), đặc biệt vịnh Cam Ranh có thể phát triển
thành điểm du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc tế.
1.2.3. Hệ thống giao thông, hệ thống đô thị:
* Hệ thống giao thông
- Đường bộ: QL 1A, QL 19, QL 24, QL 25, QL 26, QL 27, QL 28… và các tuyến đường tỉnh lộ khác.
- Đường sắt: Tuyến Bắc - Nam chạy qua các tỉnh của vùng.
- Đường không: sân bay QT Đà Nẵng, QT Cam Ranh, Chu Lai, Tuy Hòa
- Đường biển: Hệ thống cảng biển quan trọng: Đà Nẵng (Đà Nẵng), Chu Lai
(Quảng Nam), Dung Quất, Kỳ Hà (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang
(Khánh Hòa), Phan Thiết (BìnhThuận).
* Hệ thống đô thị:
- 1 Thành phố trực thuộc Trung ương là Đà Nẵng (Đô thị loại 1).
- Các thành phố tỉnh lỵ: Tam Kỳ, Quãng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Tháp Chàm, Phan Thiết.
1.2.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng: - Du lịch biển, đảo;
- Du lịch tham quan di tích hệ thống di sản (Con đường di sản)
- Du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn ; - Du lịch MICE
1.2.5. Các địa bàn trọng đểm du lịch:
- Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
- Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô
Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…
- Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…
* Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và thực
tế nhu cầu phát triển, định hƣớng quy hoạch phát triển các hu du lịch quốc gia, điểm du
lịch quốc gia và đô thị du lịch nhƣ sau:
+ 9 Khu du lịch quốc gia:
1) Khu du lịch quốc gia Sơn Trà;
2) Khu du lịch quốc gia Bà Nà;
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 5
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
3) Khu du lịch quốc gia Cù Lao Chàm;
4) Khu du lịch quốc gia Mỹ Khê;
5) Khu du lịch quốc gia Phương Mai;
6) Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài;
7) Khu du lịch quốc gia Bắc Cam Ranh;
8) Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ;
9) Khu du lịch quốc gia Mũi Né.
+ 7 Điểm du lịch quốc gia:
1) Điểm du lịch quốc gia Ngũ Hành Sơn;
2) Điểm du lịch quốc gia Hoàng Sa Điểm (dừng chân trên tuyến hàng hải quốc tế);
3) Điểm du lịch quốc gia Mỹ Sơn;
4) Điểm du lịch quốc gia Lý Sơn;
5) Điểm du lịch quốc gia Trường Lũy;
6) Điểm du lịch quốc gia Trường Sa;
7) Điểm du lịch quốc gia Phú Quý.
+ 4 Đô thị du lịch: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết.
1.3. Vùng du lịch Tây Nguyên
Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.
Diện tích: 54.640,6 km2. Dân số: 5.214,2 triệu người; mật độ: 95 người/ km2 (2010)
Không gian du lịch Tây Nguyên có vị trí đặc biệt là tiếp giáp với cả hai nuớc Lào
và Campuchia, nơi có "Ngã ba Đông Dương", giao lưu thuận lợi cả ba nước và là thế
mạnh phát triển du lịch chung “ba quốc gia một điểm đến” .
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 6
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Về tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên hùng vĩ, cao nguyên bao la, với nhiều cảnh
quan có giá trị du lịch và khí hậu mát mẻ như VQG Yokđôn (Đắk Lắk , Kon Ka Kinh
(Gia Lai), Kon Tum, Măng Đen (Kon Tum), hồ Yaly (Gia Lai, Kon Tum)...
Về văn hóa:
Vùng có nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt Kinh như Ba Na, Gia
Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Các dân tộc ít người như Gia Rai, Ê Đê...
với bản sắc văn hoá hết sức đặc trưng được thể hiện qua các lễ hội, nghề thủ công, loại
hình văn hoá nghệ thuật… hấp dẫn hách du lịch, trong đó nổi bật là :Không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên”, được công nhận là kiệt tác văn hoá phi vật thể của nhân loại,
là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, trở thành tài nguyên du lịch hết sức có giá trị.
* Các điểm du lịch nổi bật:
- VQG Yokđôn (Đắk Lắk), - VQG Kon Ka Kinh (Gia Lai),
- Kon Tum , Măng Đen (Kon Tum),
- Hồ Yaly (Gia Lai, Kon Tum), - Hồ Lăk (Đăk Lăk),
- Hồ Đăk Min (Đăk Nông),
- Hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia-Suối Vàng (Lâm Đồng)...
* Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Quốc lộ 14 và 14C, đường Hồ Chí Minh, QL 19, QL 25, QL 26, QL 27, QL 28, QL 40
- Đường không: Sân bay Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk), Pleiku (Gia Lai), Liên Khương (Lâm Đồng).
* Hệ thống đô thị:
- Đô thị loại 1: Đà Lạt, Buôn Mê Thuột.
- Thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác: Kon Tum, Plei Ku, Gia Nghĩa.
* Cửa khẩu biên giới và khu kinh tế cửa khẩu:
- Bờ Y (QL 40 - Kon Tum), khu vực Ngã Ba Đông Dương.
- Lệ Thanh (QL 19 -Gia Lai với Campuchia).
- Bu Prăng (TL 686 - Đăk Nông với Campuchia).
* Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng:
- Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; - Nghỉ dưỡng núi;
- Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi;
- Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu
* 4 Khu du lịch quốc gia:
1) Khu du lịch quốc gia Măng Đen;
2) Khu du lịch quốc gia Tuyền Lâm;
3) Khu du lịch quốc gia Đan Kia-Suối Vàng;
4) Khu du lịch quốc gia Yok đôn.
* 4 Điểm du lịch quốc gia:
1) Điểm du lịch quốc gia Ngã ba Đông Dương;
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 7
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
2) Điểm du lịch quốc gia Hồ Ya Ly;
3) Điểm du lịch quốc gia Hồ Lắk ;
4) Điểm du lịch quốc gia Thị xã Gia Nghĩa .
* 1 Đô thị du lịch: Đà Lạt
Ngoài ra chú tr ng phát triển du lịch tại các điểm như cụm di tích đèo An Khê (Gia
Lai), TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận Đăk Lăk .
2. Tuyến điểm du lịch Miền Trung – Tây Nguyên
Nét đặc sắc, đa dạng của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cùng
những biến cố lịch sử đã diễn ra đã tạo cho Miền Trung – Tây Nguyên một tiềm năng du
lịch phong phú, có giá trị và sức hút du khách, đủ điều kiện phát triển các loại hình du lịch
từ tham quan, nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao đến nghiên cứu khoa học… Các
nguồn tài nguyên du lịch của vùng phần lớn tập trung với mật độ tương đối cao dọc theo
quốc lộ 1A và phát triển thành cụm với bán kính không đầy 100 km xung quanh trung tâm Huế - Đà Nẵng.
Miền Trung – Tây Nguyên có những đối tượng du lịch nổi tiếng không chỉ mang ý
nghĩa quốc gia mà còn là đối tượng tham quan, nghiên cứu của khách du lịch quốc tế.
Vùng là nơi tập trung hầu hết các Di sản thế giới của Việt Nam, cả về tự nhiên lẫn văn hóa.
2.1 Các điểm du lịch tự nhiên nổi bật
- Các vùng núi có phong cảnh đẹp: vùng núi có phong cảnh đẹp đã được phát
triển và khai thác phục vụ mục đích du lịch là:
+ Đèo Ngang (Quảng Bình), đèo Hải Vân (Đà Nẵng), khu du lịch Bà Nà – Núi
Chúa (Đà Nẵng), khu danh thắng Đakrông (Quảng Trị), núi Ngự Bình (Thừa Thiên –
Huế), danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng),…,
+ Các cao nguyên ở Tây Nguyên như cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang) với
thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), cao nguyên Di Linh, cao nguyên Đắc Lắc, cao nguyên Kon Tum…
+ Đặc biệt Đà Lạt ở độ cao trên 1500 m được mệnh danh là “thành phố trong
sương mù”, mang nhiều sắc thái của thiên nhiên vùng ôn đới đã được xây dựng thành
điểm du lịch tham quan nghỉ mát cách đây gần 100 năm..
- Các vùng hồ tự nhiên và nhân tạo (tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên): suối Ba
Hồ (Khánh Hòa), hồ Biển Lạc (Bình Thuận), hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, Đankia –
Suối Vàng, hồ Đa Nhim (Đà Lạt), biển hồ Tơ nưng, hồ Ayun Hạ (Gia Lai), hồ Lắc (Đắc Lắc),..
- Các hang động: chủ yếu là các hang động nằm trong vùng núi đá vôi có kiểu địa
hình karst rất phát triển, tập trung ở Quảng Bình, đặc sắc nhất là động Phong Nha nằm
trong Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Các bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh),
Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Mỹ Khê,
Non Nước (Đà Nẵng), Cửa Đại (Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Ghềnh Ráng
(Quy Nhơn, Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận).
- Các đảo, hải đảo: đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), cù lao Chàm (Quảng Nam), Lí Sơn
(Quảng Ngãi), các đảo trong vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, quần đảo
Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa)
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 8
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
- Các điểm nước khoáng, suối nước nóng: suối nước khoáng Bang (Quảng
Bình), suối nước nóng Tân Lâm (Quảng Trị), suối khoáng Mỹ An (Thừa Thiên – Huế),
suối nước nóng Hội Vân (Bình Định), suối nước khoáng nóng Vĩnh Hảo (Bình Thuận),
suối nước khoáng Cái Vung (Phú Yên), suối nước nóng Trường Xuân (Khánh Hòa), suối
khoáng nóng Tháp Bà (Nha Trang).
- Hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: Bến En (Thanh Hóa), Pù
Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), Phong Nha – Kẻ
Bàng (Quảng Bình). Pù Huống (Nghệ An), Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), vườn quốc gia Bi Doup
Núi Bà (Lâm Đồng), Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông), Chư Mom
Ray (Kon Tum), Chư Yang Sin (Đắc Lắc), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Núi Chúa, Phước
Bình (Ninh Thuận), Yok Đôn (Đắc Lắc), Biển Lạc Núi Ông (Bình Thuận), Ngọc Linh
(Kon Tum), Kon Chư Răng (Gia Lai), khu bảo tồn sinh vật biển Hòn Mun (Nha Trang),
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An), Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh).
2.2 Các điểm du lịch nhân văn:
- Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, thành nhà Hồ.
- Khu nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
- Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)
- Địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị) - Thành cổ Quảng Trị,
- Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn (Quảng Trị)
- Khu chứng tích tội ác Sơn Mỹ (Quảng Ngãi)
- Khu di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng...
- Các điểm du lịch gắn với văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Chăm
2.3 Các giá trị văn hóa nghệ thuật * Lễ hội
Vùng du lịch này cũng có nhiều lễ hội đặc sắc. Có những lễ hội mang tính cung
đình như hội lễ Tế Giao, hội Hổ Quyền (Huế). Những lễ hội dân gian tuy gắn với tập tục,
tín ngưỡng nông nghiệp như ở các vùng khác trong cả nước, như lễ hội tưởng nhớ thành
hoàng ở Phò Trạch, Thái Dương; lễ hội tưởng niệm vị tổ sư ngành dệt, ngành rèn, ngành
kim hoàn... song cũng có những nét riêng. Nếu ở các vùng khác, hội bơi chải thường diễn
ra ở vùng sông nước hoặc ven biển là chính thì bơi chải và múa chèo cạn lại là trò vui phổ
biến nhất ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Nếu thi vật và đánh đu cũng giống như ở các nơi
khác thì hội thả diều lại rất độc đáo chỉ riêng cho vùng này. Có lễ hội tín ngưỡng đã trở
thành nổi tiếng trong vùng và cả nước như hội lễ Điện Hòn Chén. Ngoài ra còn có các lễ
hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, của dân tộc Chăm. * Ca múa nhạc
Ca múa nhạc của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên cũng mang đậm sắc thái
riêng, thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa Bắc và Nam, giữa văn hoá Việt và văn hoá Chăm
Pa, văn hoá Khơme Nam Bộ. Những điệu hát chòi, hát vè, chèo cạn, các điệu hò... man
mác trữ tình mang đậm sắc thái dân gian. Loại hình nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế
đã được công nhận là Di sản của nhân loại. Hiện nay loại hình ca múa nhạc ở vùng du lịch
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 9
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
này đã được khai thác phục vụ du lịch khá hiệu quả (như hình thức múa hát du thuyền trên sông Hương...). * Ẩm thực
Sự phong phú về lâm sản, đặc biệt là hải sản của khu vực Miền Trung – Tây
Nguyên đã tạo nên nhiều món ăn đặc sản truyền thống rất được ưa chuộng. Ngoài các
món ăn cầu kỳ kiểu cung đình hiện đang được khai thác phục vụ du khách ở Huế, còn có
nhiều món ăn dân dã được ưa chuộng như nước mắm Nam Ô, yến sào Cù Lao Chàm, mứt
gừng Đức Phổ, mạch nha Thi Phổ, bún bò Huế, cơm hến, chè Huế...
* Nghề thủ công truyền thốn g
Qua Quảng Bình không thể không nhớ đến nón Ba Đồn và các hàng mây tre đan
trau chuốt. Vào Huế không thể không nhớ đến nón bài thơ, các hàng đúc, chạm trổ, điêu
khắc tinh vi. Người Hương Trà có nghề dệt vóc, sa, lĩnh, gấm trừu cải hoa, nghề làm mũ
với các hình thêu đính các hạt vàng, bạc, hổ phách... Vào Đà Nẵng có thể mua sản phẩm
điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn. Hội An với nghề làm đèn lồng, chạm khắc gỗ... * Các bảo tàng
Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên có một đặc trưng riêng mà những vùng khác ít
có. Đó là sự hiện hữu của những khu di tích mà bản thân chúng đã là những bảo tàng lớn,
thậm chí là những bảo tàng sống như phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn,
Đường mòn Hồ Chí Minh, các làng dân tộc ở A Lưới, hay bảo tàng tự nhiên như vườn
quốc gia Bạch Mã... Ngoài ra vùng du lịch này còn nổi tiếng với Bảo tàng Chàm. Nơi đây
còn lưu giữ những tinh hoa đặc sắc nhất của nền nghệ thuật điêu khắc Chàm.
2.4 Hệ thống các điểm du lịch cụ thể
2.4.1 Vùng Bắc Trung Bộ
a) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Thanh Hóa. Di tích Đông Sơn. Đền Bà Triệu. Thành nhà Hồ. Di tích Lam Kinh. Đền Độc Cước. Đền Cô Tiên. Di tích Đa Bút. Khu di tích Hàm Rồng. Chiến khu Ngọc Trạo. Bãi biển Sầm Sơn. Hòn Trống Mái. Núi Vọng Phu. Vườn quốc gia Bến En.
Sông Mã – núi Rồng – núi Ngọc.
Cụm thắng cảnh Tiến Nông. Động Từ Thức. Động Hồ Công.
Khu di tích thắng cảnh Phố Cát. Danh thắng Biện Sơn. Hang cá Cẩm Lương.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 0
Tuyến điểm du lịch Việt Nam Hang Con Moong.
Làng chạm khắc đá Nhồi .
b) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Nghệ An. Đền Cuông. Đền Cờn. Đền Quả Sơn. Đình Hoành Sơn. Đền Hồng Sơn. Chùa Sư Nữ. Thành cổ Nghệ An. Khu du lịch núi Quyết.
Di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu.
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh: làng Sen, làng Chùa… Bãi biển Cửa Lò. Hang Thẩm Ồm. Thác Khe Kẽm. Thác Xao Va.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát.
Chợ vùng biên Nậm Cắn.
c) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Chân Tiên. Chùa Tượng Sơn. Đền Thái Yên. Đền Cả. Đền Củi.
Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung. Miếu Biên Sơn. Đền thờ Nguyễn Biểu.
Mộ trạng nguyên Bạch Liên.
Di tích lưu niệm Lê Hữu Trác.
Di tích lưu niệm Nguyễn Công Trứ. Khu lưu niệm Nguyễn Du. Mộ Phan Đình Phùng. Khu lưu niệm Trần Phú.
Di tích lưu niệm Bác Hồ.
Di tích lịch sử Ngã Ba Nghèn. Đình Tứ Mỹ.
Đền Nguyễn Thị Bích Châu. Ngã ba Đồng Lộc. Danh thắng Thiên Cầm. Núi Hồng Lĩnh. Hồ Kẻ Gỗ. Cửa Sót – Nam Giới.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 1
Tuyến điểm du lịch Việt Nam Bãi biển Xuân Thành.
Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan. Vườn quốc gia Vũ Quang.
d) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Quảng Bình. Chùa Hoằng Phúc. Quảng Bình Quan. Lũy Đào Duy Từ. Thành Đồng Hới. Mộ Nguyễn Hữu Cảnh.
Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng.
Mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp Đèo Ngang. Khu danh thắng Lý Hòa.
Bãi tắm Nhật Lệ và di tích Bàu Tró. Suối n ớ ư c khoáng Bang. Làng biển Cảnh Dương.
đ) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Quảng Trị. Chùa Sắc Tứ. Nhà thờ La Vang. Khe Sanh. Thành cổ Quảng Trị.
Sông Bến Hải – cầu Hiền Lương.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Địa đạo Vịnh Mốc.
Hàng rào điện tử Mắc-na-ma-ra. Đường Trường Sơn. Khu danh thắng Đakrông. Cửa khẩu Lao Bảo. Cửa Tùng. Rú Lịnh. Suối n ớ ư c nóng Tân Lâm. Đảo Cồn Cỏ.
e) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kinh thành Huế. Ngọ Môn. Điện Thái Hòa. Thế Miếu. Cửu Đỉnh. Hiển Lâm Các. Cung Thất. Lăng Gia Long. Lăng Minh Mạng. Lăng Tự Đức. Lăng Khải Định.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 2
Tuyến điểm du lịch Việt Nam Hổ Quyền. Chùa Thiên Mụ. Chùa Diệu Đế. Chùa Từ Đàm. Chùa Thuyền Tôn. Chùa Thánh Duyên. Bảo tàng cổ vật Huế.
Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh . A Lưới. Làng Dương Nỗ. Thành phố Huế. Sông Hương. Núi Ngự Bình. Đồi ọ V ng Cảnh. Cầu Trường Tiền. Chợ Đông Ba. Nhà vườn. Rừng quốc gia Bạch Mã. Bãi biển Thuận An. Bãi tắm Lăng Cô. Bãi biển Cảnh Dương. Suối Voi. Suối khoáng Mỹ An.
2.4.2 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
a) Các điểm tham quan du lịch ở thành phố Đà Nẵng. Bảo tàng Chàm. Bảo tàng Đà Nẵng. Chùa Phổ Đà. Chùa Tam Bảo. Chùa Pháp Lâm. Chùa Tam Thai. Chùa Linh Ứng. Chùa Quán Thế Âm.
Hội thánh truyền giáo Cao Đài.
Ngũ Hành Sơn – Non Nước. Động Huyền Không. Động Tàng Chơn. Động Huyền Vi. Động Quan Âm. Bãi biển Non Nước. Đèo Hải Vân.
Khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa. Bán đảo Sơn Trà. Công viên 29-3.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 3
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Làng đá mỹ nghệ Non Nước. Làng cổ Phong Nam. Làng cổ Túy Loan.
b) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Quảng Nam. Địa đạo Kỳ Anh. Giếng Nhà Nhì.
Khu di tích cách mạng Khu ủy khu V. Khu di tích Nước Oa. Di tích Núi Thành.
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Mộ Hoàng Diệu.
Di sản văn hóa thế giới Hội An. Cầu Nhật Bản. Hội quán Quảng Đông. Miếu Quan Công. Hội quán Phước Kiến. Chùa Phước Lâm. Chùa Chúc Thánh. Tháp Bằng An.
Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Tháp Chiên Đàn. Tháp Khương Mỹ. Kinh thành Trà Kiệu. Nhà thờ Trà Kiệu. Bãi tắm Cửa Đại . Cù lao Chàm. Sông Thu Bồn. Bãi tắm Tam Thanh. Bãi Rạng. Mõm Bàn Than.
Thắng cảnh Hòn Kẽm – Đá Dừng. Suối Tiên. Hồ Phú Ninh. Làng mộc Kim Bồng. Làng gốm Thanh Hà.
Đúc đồng Phước Kiều.
c) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi
Di tích khảo cổ Sa Huỳnh. Thành cổ Châu Sa. Chứng tích Sơn Mỹ. Chùa Ông. Di tích chùa Hang. Di tích Ba Tơ.
Di tích chiến thắng Vạn Tường.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 4
Tuyến điểm du lịch Việt Nam Chùa Thiên Ấn.
Núi Thiên Ấn – sông Trà Khúc. Bãi biển Sa Huỳnh. Bãi biển Mỹ Khê.
d) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Bình Định Bảo tàng Quang Trung
Thành cổ Hoàng Đế (thành Đồ Bàn) Tháp đôi (Quy Nhơn) Tháp Bánh Ít Tháp Cánh Tiên KDL Ghềnh Ráng
Bãi Trứng (Bãi biển Hoàng Hậu)
Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử Thắng cảnh Hầm Hô
đ) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Phú Yên Gành Đá Đĩa
Bãi môn – Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh) Tháp Nhạn Vịnh Xuân Đài Vịnh Vũng Rô
Núi Đá Bia (Thạch sơn bi) Đầm Ô Loan Nhà thờ Mằng Lăng Thành An Thổ Bãi Xép
e) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Khánh Hòa
* Thành phố Nha Trang: + Vịnh Nha Trang
+ Các đảo trong vịnh Nha Trang (Hòn Tre, hòn Mun, hòn Miễu – thuỷ cung Trí
Nguyên, hòn Tằm, hòn Nội, hòn Ngoại (chim yến) + Bãi biển thành phố + Viện hải dương học + Hòn Chồng + Tháp bà Po Nagar + Cầu Xóm Bóng + Chợ Đầm + Chùa Long Sơn + KDL Vinpear land (Hòn Tre) * KDL Dốc Lết * Thác Yangbay * Hòn Lao – đảo khỉ * Cam Ranh
g) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Ninh Thuận VQG Núi Chúa
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 5
Tuyến điểm du lịch Việt Nam Hang Rái Vịnh Vĩnh Hy Đồi cát Nam Cương Các bãi biển: + Ninh Chữ + Bình Tiên + Cà Ná Suối khoáng Vĩnh Hảo Làng gốm Bầu Trúc Làng dệt Mỹ Nghiệp Các tháp Chăm Vườn nho
h) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Bình Thuận * TP. Phan Thiết:
+ Mũi Né (biển Hòn Rơm, suối Tiên, Đồi Hồng-đồi cát bay) + Bãi biển Đồi Dương + Trường Dục Thanh + Bảo tàng HCM + Đình Vạn Thủy Tú + Chợ Phan Thiết + Tháp Poshanư + Lầu ông hoàng + Bãi rạng * Cù lao Câu
* Núi Tà Cú – chùa Linh Sơn Trường Thọ * Bàu Trắng * Hải đăng Kê Gà
* Biển và bãi đá Cổ Thạch * Đảo Phú Quý
2.4.3 Vùng du lịch Tây Nguyên
a) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Kon Tum Chùa Bác Ái. Chùa Hồng Từ. Ngục Kon Tum.
Chiến trường Đắk Tô và đồi Charlie. Nhà Rông. Nhà mồ Tây Nguyên. Thác Yaly.
Làng người Ba Na Kon Kơ Tu
b) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Gia Lai
Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo. Chùa Bửu Nghiêm. Chùa Bửu Thắng. Tịnh xá Ngọc Phúc.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 6
Tuyến điểm du lịch Việt Nam Làng kháng chiến Stơr. Làng người Ba Na Đê KTu Nhà tù Pleiku. Biển hồ Tơ Nưng. Thác Xung Khoeng. Núi Chơ Hơ Rông. Hồ Ayun Hạ.
c) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Đắk Lắk Chùa Khải Đoan. Nhà đày Buôn Ma Thuột. Tháp Yang Prong. Du lịch Buôn Đôn.
Hồ Lắk và biệt điện Bảo Đại. Bãi đá sông Krông Bông. Vườn quốc gia Yok Đôn. Thác Thủy Tiên.
d) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Đắk Nông Thác Dray Sáp. Thác Diệu Thanh. Thác Ba Tầng. Thác Gia Long. Thác Dray Nur.
đ) Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Lâm Đồng Thành phố Bảo Lộc Thành phố Đà Lạt
Nhà bảo tàng tổng hợp Lâm Đồng. Chùa Linh Sơn. Chùa Linh Phong. Chùa Linh Quang.
Chùa Linh Phước (chùa Ve Chai)
Chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu). Thiền viện Trúc Lâm.
Các dinh thự: dinh 1, 2, 3 (dinh Bảo Đại) . Nhà thờ Đà Lạt. Ga Đà Lạt. Thác Prenn. Thác Đatanla Hồ Xuân Hương. Hồ Than Thở Hồ Tuyền Lâm Vườn hoa thành phố.
Sân golf Đà Lạt – đồi Cù. Chợ Đà Lạt. Thung lũng tình yêu.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 7
Tuyến điểm du lịch Việt Nam Đồi Mộng Mơ XQ sử quán Núi Langbian – Xã Lát. Làng K'Long (Làng Gà) Đankia – suối Vàng. Thác Guga.
Hồ Đa Nhim – đèo Ngoạn Mục. Thác Pông-gua. Thác Đambri. Đường hầm đất sét Làng hoa Vạn Thành Làng Cù Lần …
2.5 Các tuyến du lịch tiêu biểu
2.5.1 Tuyến Con đường Di sản Miền Trung.(QL 1A, 14, Đường HCM)
- Tuyến Đà Nẵng – Mỹ Sơn – Hội An – Huế - Phong Nha .
- Tuyến Đà Nẵng – Mỹ Sơn – Hội An – Huế.
- Tuyến Đà Nẵng – Bà Nà – Mỹ Sơn – Hội An.
- Tuyến Đà Nẵng – Hội An – Huế.
- Tuyến Đà Nẵng – Hội An – Huế - Phong Nha.
- Tuyến Đà Nẵng – Hội An – Bạch Mã – Huế.
- Tuyến Hội An – Huế - Phong Nha.
- Tuyến Sơn Trà–Mỹ Sơn–Hội An–Cù lao Chàm–Bà Nà Núi Chúa.
- Tuyến Sơn Trà–Mỹ Sơn–Hội An–Cù lao Chàm–Bà Nà Núi Chúa-Huế.
- Tuyến Cù lao Chàm – Bà Nà Núi Chúa.
- Liên tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi – Bình Định – Pleiku – Kon tum.
- Liên tuyến Vinh – Quảng Trị - Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- Liên tuyến Vinh – Phong Nha – Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng.
2.5.2 Các tuyến du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ
A) Các điểm du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 1A).
Điểm du lịch Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định), Vũng Rô, Đại Lãnh, (Phú
Yên), Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận),
Phan Thiết, Mũi Né (Bình Thuận).
B) Một số tuyến du lịch: (Xuất phát từ TP.HCM)
- Tp.Hồ Chí Minh – Nha Trang.
- Tp.Hồ Chí Minh – Phan Thiết (Mũi Né).
- Tp.Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt.
- Tp.Hồ Chí Minh– Nha Trang – Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng. ……
2.5.3 Các tuyến du lịch vùng Tây Nguyên Lâm Đồng (Đà Lạt) – Đắc Nông –
Đắc Lắc – Gia Lai – Kon Tum (quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 14).
(Tuyến Con đường xanh Tây Nguyên)
Một số tuyến du lịch: (Xuất phát từ TPHCM)
- Tp.Hồ Chí Minh – Đà Lạt.
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 8
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
- Tp.Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt.
- Tp.Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Buôn Ma Thuột – Plây Ku – Kon Tum.
- Các tuyến tham quan tại Tp.Đà Lạt:
+ Tuyến Thiền viện Trúc Lâm – đèo Prenn, thác Prenn – thác Đatanla – hồ Tuyền
Lâm. (theo đường đèo Prenn ra vào thành phố và đường từ Tp.Hồ Chí Minh lên).
+ Tuyến dinh Bảo Đại (dinh 3)– biệt thự Hằng Nga – nhà thờ Con gà – dinh 2 –
vườn hoa Minh Tâm – chùa Tàu – bảo tàng Lâm Đồng – dinh 1. (theo đường Hoàng Văn
Thụ - Trần Phú – Trần Hưng Đạo – Hùng Vương.)
+ Tuyến thác Hang Cọp – chùa Linh Phước (theo đường Trần Hưng Đạo đi Đơn
Dương – Phan Thiết theo quốc lộ 27; tuyến này còn có loại hình tham quan bằng xe lửa
xuất phát từ ga Đà Lạt đến chùa Linh Phước.)
+ Tuyến thung lũng Tình Yêu – vườn hoa thành phố - hồ Than Thở - vườn dâu và
các lò mứt trên đường Phù Đổng Thiên Vương.
+ Tuyến nhà thờ Do Main – phân viện sinh học – khu du lịch Lang Biang.
+ Tuyến vườn hoa thành phố - hồ Xuân Hương – đồi Cù.
2.4.4 Liên tuyến biển và núi (QL 1A, 14, 20, 27,…, Đường HCM)
- Tuyến Nha Trang – Đà Lạt
- Tuyến Phan Thiết – Đà Lạt
- Tuyến Nha Trang – Buôn Ma Thuột – Đà Lạt
- Tuyến Nha Trang – Đà Nẵng – Buôn Ma Thuột – Đà Lạt
- Tuyến Nha Trang – Đà Nẵng – Huế - Quảng Bình - Buôn Ma Thuột – Đà Lạt
2.6. Một số chương trình du lịch tiêu biểu
ThS.Nguyễn Mai Quốc Việt 1 9