Giải thích về hình thức chính thể nhà nước | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Nhà nước quân chủ hạn chế thường thấy trong các nhà nước tư sản, ra đời trên cơ sở của sự thoả hiệp giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc phong kiến, khi giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật
đổ vương quyền phong kiến. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45943468
Nhà nước quân chủ hạn chế thường thấy trong các nhà nước tư sản, ra đời trên cơ sở của sự thoả
hiệp giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc phong kiến, khi giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật
đổ vương quyền phong kiến, còn tầng lớp quý tộc quan liêu thì còn lực lượng và có khi lợi dụng
tâm lí tôn trọng vương quyền và uy tín của nhà vua để thoả hiệp, duy trì một phần những đặc
quyền, đặc lợi; cũng có trường hợp trước khí thế mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân đông đảo,
giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tìm thấy trong sự thoả hiệp khả năng áp đảo lại lực lượng
quần chúng, thống nhất với nhau duy trì chế độ quân vương hạn chế với sự hạn chế quyền lực
của vua bằng một hiến pháp, cũng vì vậy, thường được gọi là quân chủ lập hiến.
Hầu hết các quốc gia Quân chủ hiện nay đều theo chế độ Quân chủ lập hiến hay Quân chủ đại
nghị, Quân chủ Cộng hòa. Vua (hay Nữ hoàng) là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ mang tính
tượng trưng hơn là thực quyền. Còn hoạt động lập pháp do nghị viện nắm giữ, hoạt động hành
pháp do thủ tướng nắm giữ, và hoạt động tư pháp do tòa án đảm nhiệm (Tam quyền phân lập).
Các quốc gia Vương quốc Khối thịnh vượng chung không có vua hay nữ hoàng riêng, mà xem
Vua Anh hay là Nữ hoàng Anh như quốc vương chung của họ và ở mỗi quốc gia này đều có 1
Toàn quyền thay mặt cho vương quyền từ Anh Quốc.
Chính thể quân chủ là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương,
hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.
Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.
Chính thể quân chủ - trong đó quyền lực tập trung toàn bộ (hay một phần) vào tay người đứng
đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa. Chính thể quân chủ lại có: Chính thể quân chủ tuyệt đối ở
đó người đứng đầu nhà nước - vua, hoàng đế - có quyền lực tuyệt đối và là chủ tinh thần của đất
nước. Chính thể quân chủ tuyệt đối là loại hình của nhà nước phong kiến - Nhà nước không có
cơ quan đại diện, không có hiến pháp. Hiện trên thế giới còn Ôman và Xuđăng là nước theo mô
hình này. Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần
quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô
hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo
nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” - vua không có thực quyền.
Quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, theo đó nguyên thủ
quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi và chính phủ - bộ máy hành pháp hoạt động đến
khi nào còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện lOMoAR cPSD| 45943468
(hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện. Nhà vua hầu
như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Nghị viện có quyền luận tội các
vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bi...). Cách tổ chức chính thể quân chủ
đại nghị ở các nước đang phát triển không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo
truyền thống lịch sử, nhà vua còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (như
Thái Lan, Nêpan, Malaixia...). Quân chủ đại nghị ngày nay được thành lập ở các nước tư bản
phát triển như Anh, Nhật Bản,....và ở một số nước đang phát triển như Thái Lan,
Camphuchia,...Chính thể này phát triển theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó nguyên
tắc phân chia quyền tối cao là của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận. Nguyên tắc
này đồi hỏi Chính phủ do Quốc vương thành lập phải nhận được sự tín nhiệm của Nghị viện.
Quốc vương phải chỉ định người đứng đầu đảng chiếm đa số tuyệt đối số ghế ở Nghị Viện (Hạ
Nghị Viện) làm người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng). Thủ tướng sẽ có thẩm quyền lựa chọn
các thành viên của Chính phủ. Sau đó toàn thành viên của Chính phủ được đưa ra để Nghị Viện
biểu quyết tín nhiệm. Sau khi được Nghị Viện tiến nhiệm thì Quốc vương bổ nhiệm toàn bộ
thành viên của Chính phủ. Trường hợp không đảng phái chính trị nào chiếm được đa số ghế nói
trên, Quốc vương phải chỉ định người đứng đầu liên minh các đảng phái chiếm được đa số ghế
làm người đứng đầu Chính phủ.
Ở hình thức chính thể quân chủ đại nghị quyền hạn rộng lớn của Quốc vương do Chính phủ thực
hiện. Quốc vương có quyền phủ quyết với những luật do Nghị Viện thông qua. Các văn bản do
Quốc vương ban hành đều được soạn thảo bởi Chính phủ và văn bản chỉ có hiệu lực khi có chữ
ký của Thủ tướng hoặc là của Bộ trưởng được Thủ tướng ủy quyền. Khi ký Thủ tướng hoặc Bộ
trưởng phải chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản, bản thân Quốc vương không chịu bất cứ
trách nhiệm nào. Ở chế độ chính thể quân chủ đại nghị, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước
Nghị Viện (Hạ nghị viện) về hoạt động của mình. Trường hợp Nghị viện (Hạ nghị viện) biểu
quyết không tín nhiệm Chính phủ thì Chính phủ phải từ chức hoặc Quốc vương phải cắt chức
toàn bộ thành viên của Chính phủ. Tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ có quyền yêu cầu Quốc
vương giải thể Hạ Nghị viện và ấn định một cuộc bầu cử mới. Và cuối cùng mâu thuẫn giữa cơ
quan hành pháp và lập pháp được giàn xếp bởi nhân dân. Trong cuộc bầu cử trước thời hạn nếu
nhân dân ủng hộ Nghị Viện thì đảng đối lập sẽ chiếm đa số ghế trong Nghị Viện mới. Khi đó
Chính phủ cũ phải từ chức, nếu nhân dân ủng hộ Chính phủ thì đảng cầm quyền (hoặc liên minh
đảng cầm quyền) sẽ tiếp tục chiếm đa số ghế trong Nghị Viện. lOMoAR cPSD| 45943468 - Quyền lập pháp
Quốc hội - Cơ quan lập pháp Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan lập
pháp duy nhất ở Nhật Bản. Quốc hội gồm hai viện. Thượng nghị viện gồm 247 thành viên được
bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm. Ba năm một lần, một nửa số thành viên
của Thượng nghị viện được miễn nhiệm và bầu thay thế. Hạ nghị viện gồm 480 thành viên cũng
được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.
Hạ nghị viện có một số chức năng riêng biệt so với Thượng nghị viện. Nếu một dự án luật đã
được Hạ nghị viện thông qua nhưng không được Thượng nghị viện nhất trí thì Hạ nghị viện có
thể phủ quyết. Hơn thế nữa, đối với các điều ước quốc tế, ngân sách và việc tuyển chọn Thủ
tướng, Thượng nghị viện chỉ có thể trì hoãn việc thông qua mà không thể phủ định quyết định
của Hạ viện. Vì vậy, có thể nói Hạ nghị viện Nhật Bản có nhiều quyền lực hơn so với Thượng
nghị viện.( Quốc hội Nhật Bản được cấu tạo theo hình thức Nghị viện hai viện: Thượng nghị
viện và Hạ nghị viện. Việc tổ chức Quốc hội thành hai viện ở Nhật Bản là kế thừa mô hình nghị
viện hai viện của Anh theo quy định tại Điều 42 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946: “Quốc hội bao
gồm hai viện với tên gọi Hạ nghị viện và Thượng nghị viện”. Cơ cấu lưỡng viện này tạo ra ưu
thế trong hoạt động lập pháp của Quốc hội,
vì hoạt động lập pháp được mỗi viện tiến hành một
cách độc lập với thẩm quyền ngang nhau song lại chịu sự phản biện lẫn nhau. Chính vì vậy, các
đạo luật do Quốc hội ban hành đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ, chính xác và phù hợp với
thực tiễn dưới một quy trình lập pháp khoa học.
Thượng nghị viện (252)- Nhiệm kì 6 năm nghị sĩ được bầu chọn theo những cách thức khác nhau.
Theo cách thứ nhất, 152 nghị sĩ được bầu chọn trên cơ sở 47 tỉnh thành phố tổ chức thành 47 khu
vực bầu cử, mỗi khu vực được bầu từ 2 đến 8 đại biểu phụ thuộc vào tỷ lệ dân số của tỉnh. Cách
thứ hai, 100 nghị sĩ được bầu chọn thông qua kết quả cuộc tổng tuyển cử rộng rãi trong cả nước là
đại diện cho các đảng phái chính trị. Hạ nghị viện (500)-nhiệm kì 4 năm (tuy nhiên, Hiến pháp
cũng quy định Hạ nghị viện có thể bị giải tán bởi Sắc lệnh của Thiên hoàng trên cơ sở đề nghị của
Thủ tướng). Với 500 ghế, Hạ Nghị viện được cơ cấu gồm có Chủ tịch, các Uỷ ban Thường trực,
các Uỷ ban Đặc biệt và Hội đồng về Đạo đức chính trị. Trong đó, Ban Thư ký và Ban Lập pháp
thuộc cơ cấu của Chủ tịch Hạ viện. Hội đồng và các Uỷ ban của Hạ viện là các cơ quan hoạt động
thường xuyên, thực hiện chức năng thẩm định các dự án luật trước khi trình để thông qua hai viện
và giám sát hoạt động của Nội các như ra các Nghị quyết không tín nhiệm Nội các và Thủ tướng.
Hiến pháp Nhật Bản quy định: “Cả hai viện đều bao gồm những nghị sĩ đại diện cho toàn thể nhân.
Số lượng thành viên của mỗi viện sẽ được quy định bằng luật”) lOMoAR cPSD| 45943468 - Quyền hành pháp
Quyền hành pháp thuộc về Nội các bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể
trước Quốc hội. Thủ tướng phải là thành viên của Quốc hội, do Quốc hội bầu và Nhật Hoàng phê
chuẩn. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm và cách chức các bộ trưởng. Hiến pháp Nhật Bản quy định
phần lớn các bộ trưởng phải là thành viên của Quốc hội. Hiện nay, sau khi tinh giản, cơ cấu của
Nội các Nhật Bản bao gồm 1 văn phòng Thủ tướng, 10 bộ và 2 cơ quan ngang bộ (Chính phủ bao
gồm Thủ tướng là người đứng đầu và các bộ trưởng (Điều 66 Hiến pháp). Thủ tướng được Quốc
hội bổ nhiệm trong số các thành viên của Quốc hội, có thể là thành viên của Hạ viện hoặc Thượng
viện. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các bộ trưởng một cách tự do (Điều 68 Hiến
pháp). Thủ tướng làm việc theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Bộ trưởng là
thành viên của Chính phủ, do Thủ tướng chỉ định. Quá bán số lượng Bộ trưởng phải là thành viên
của Quốc hội (Điều 68 Khoản 1 Hiến pháp). Hiện nay, theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ,
số lượng bộ trưởng về nguyên tắc là không quá 14 người (Điều 2 Khoản 2).Trách nhiệm của Chính
phủ cũng là một khía cạnh thể hiện hoạt động của cơ quan nắm giữ quyền hành pháp. Trách nhiệm
ở đây được hiểu là trách nhiệm chính trị, dù trong trường hợp Nội các tổng từ chức lại mang “màu
sắc của trách nhiệm pháp lý. Chính phủ hoạt động dựa trên nguyên tắc “thống nhất toàn thành
viên” Nguyên tắc này đòi hỏi các quyết định hoặc hành vi của Chính phủ đều phải được tất cả các
thành viên thông qua. Nếu có thành viên không thông qua, hành vi hoặc quyết định đó sẽ không
trở thành ý chí của Chính phủ.) - Quyền tư pháp
Cơ quan tư pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp và các tòa án địa phương, tòa án gia
đình. Tối cao Pháp viện gồm Chánh án được Nhật Hoàng bổ nhiệm và 14 vị Thẩm phán do Nội
các chọn. Tất cả các vụ án đều được xét xử công khai, nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và
nhân quyền. Nhật Bản không có hệ thống Tòa án Hành chính và hệ thống xét xử theo bồi thẩm
đoàn cũng chỉ mới được sử dụng một cách dè dặt trong thời gian gần đây (Tòa án Tối cao là cơ
quan cao nhất của hệ thống tòa án Nhật Bản, đứng đầu bởi Chánh án Tòa án Tối cao. Chánh án
Tòa án Tối cao do Chính phủ chỉ định và được Thiên hoàng bổ nhiệm (Điều 6 Khoản 2 Hiến pháp).
Thẩm phán Tòa án Tối cao do Chính phủ bổ nhiệm (Điều 79 Khoản 1 Hiến pháp) và được Thiên
hoàng công nhận (Điều 7 Khoản 5 Hiến pháp). Tòa án Tối cao được giám sát bởi nhân dân thông
qua chức năng thẩm tra công dân. Toà án cấp dưới được tổ chức bao gồm các loại tòa án sau: Tòa
Cấp cao,Tòa Địa phương, Tòa Gia đình và Tòa Giản đơn. Chế độ tài phán viên được ban hành vào
năm 2004 và được thực thi từ tháng 5/2009. Đây là chế độ “giao thoa” giữa chế độ “bồi thẩm đoàn”
và chế độ “tham thẩm”. Theo đó, tài phán viên là những người bình thường, không phải thẩm phán lOMoAR cPSD| 45943468
chuyên nghiệp, nhưng vẫn tham gia xét xử với tư cách là những người bổ sung phần chưa đủ của
các thẩm phán chuyên nghiệp. Dưới góc độ này, tài phán viên cũng là một cơ chế để nhân dân
tham gia vào quyền tư pháp, góp phần mở rộng dân chủ ở Nhật Bản)