






Preview text:
Kèm theo Công văn số 1045/SGDĐT-GDTrH ngày 13 tháng 5 năm 2022 của Sở GDĐT Bình Định
Ngày soạn: 01 tháng 09 năm 2024
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Kim Thông
Tổ chuyên môn: Vật lí – Địa - Công nghệ
BÀI 1: KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Môn học: Công nghệ thiết kế 10A (1; 3)
Thời gian thực hiện: 2 tiết (tiết 1 - 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- Khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.
- Mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. 2. Năng lực
- Năng lực nhận thức công nghệ
+ Nêu được các khái niệm khoa học kĩ thuật công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.
+ Mô tả được mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội.
- Năng lực đánh giá công nghệ: đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công nghệ đối với đời sống và môi trường.
- Năng lực tự chủ và tự học: hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu. 3. Phẩm chất
Chăm chỉ và trách nhiệm: tích cực học tập, nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Màn chiếu hoặc màn hình ti vi
- Một số tranh SGK về các hình ảnh trong bài 1
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút) a. Mục tiêu
Tạo hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu về khoa học, kĩ thuật, công nghệ b. Nội dung Câu hỏi
Hãy so sánh đời sống của người nguyên thủy với đời sống của con người hiện nay và cho biết
đâu là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó thông qua bảng so sánh sau đây STT
Các mặt đời sống
Người nguyên thủy
Con người hiện nay 1 Điều kiện ăn ở 2
Phương tiện truyền thông 3 Tri thức khoa học c. Sản phẩm
Nội dung và hình thức báo cáo: học sinh từng nhóm viết báo cáo trên bảng. STT Các mặt đời sống Người nguyên thủy Con người hiện nay 1 Điều kiện ăn ở
Ăn sống, ở trong hang đá, Ăn chín, ở nhà cao tầng, nhà biệt lều chòi trên cây
thự, nhà bê tông, nhà ngói 2
Phương tiện truyền Tín hiệu trống, khói, lửa, - Sách báo, tạp chí thông người đưa tin
- Điện thoại cố định, điện thoại di
động, ti vi, đài phát thanh 3 Tri thức khoa học Hầu như chưa có
- Hệ thống tri thức khoa học phát
triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
- Nhiều ngành kĩ thuật công nghệ
phát triển với trình độ cao
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Chiếu slide câu hỏi lên bảng
+ Chia nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện
- Thực hiện nhiêm vụ học tập: học sinh trả lời câu hỏi học tập theo nhóm. - Báo cáo, thảo luận
+ Từng nhóm viết báo cáo lên bảng.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau
- Kết luận, nhận định:
Giáo viên đưa ra kết luận: Nguyên nhân gây ra sự khác biệt là nhờ các phát minh, khám phá khoa
học, kĩ thuật và công nghệ. Bắt đầu từ việc phát minh ra lửa, con người biết nấu chín thức ăn,
phát minh ra đồ đồng, đồ sắt, chất nổ, giấy, vải, máy hơi nước, điện.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60 phút)
* Hình thành kiến thức về khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ a. Mục tiêu
Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ b. Nội dung
Phiếu học tập với các câu hỏi
- Câu 1: Hãy kể tên một số bộ môn thuộc về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội?
- Câu 2: Các sản phẩm ở hình 1.1 thuộc lĩnh vực kĩ thuật nào? Hãy kể tên một số lĩnh vực kĩ
thuật khác mà em biết?
- Câu 3: Hãy cho biết hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ nào? Kể tên một số lĩnh vực công nghệ khác mà em biết? c. Sản phẩm Câu 1:
Các môn khoa học tự nhiên: Vật lí, hóa học, sinh học
Các môn thuộc về khoa học xã hội: lịch sử, địa lí, giáo dục kinh tế và pháp luật Câu 2:
Sản phẩm ở hình 1.1 thuộc về lĩnh vực cơ khí và kĩ thuật điện.
Một số kĩ thuật khác: kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật cầu đường, kĩ thuật điện tử, kĩ thuật hàng không, kĩ thuật máy tính Câu 3:
Mô tả lĩnh vực công nghệ cơ khí (công nghệ hàn) và công nghệ sinh học.
Một số lĩnh vực công nghệ khác: công nghệ luyện kim, công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt
gọt, công nghệ gia công áp lực, công nghệ sản xuất điện năng…
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiêm vụ học tập: học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân và thảo luận nhóm để trả lời.
- Báo cáo, thảo luận: đại diện học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Kết luận, nhận định: giáo viên tổng kết và chốt lại kiến thức căn bản:
+ Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Kĩ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc
thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả, kinh tế nhất.
+ Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp.
* Tìm hiểu mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ a. Mục tiêu
Nêu được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ b. Nội dung Phiếu học tập
Câu 1: Dựa vào sơ đồ hình 1.3, hãy trình bày mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
Lấy ví dụ minh họa? c. Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
- Mối liên hệ giữa khoa học và kĩ thuật: khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển kĩ thuật. Ngược lại,
kĩ thuật phát triển giúp khoa học tiến bộ hơn.
- Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ: công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát
triển của khoa học. Ngược lại, các công nghệ phát triển tạo ra sản phẩm mới hỗ trợ cho việc
nghiên cứu, ứng dụng trong khoa học, làm khoa học ngày càng phát triển.
- Mối liên hệ giữa kĩ thuật và công nghệ: kĩ thuật phát triển giúp công nghệ phát triển và ngược lại.
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh
thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiêm vụ học tập: hoạt động cá nhân và nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Báo cáo, thảo luận: đại diện học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Kết luận, nhận định: giáo viên tổng kết và chốt lại kiến thức căn bản: khoa học, kĩ thuật và
công nghệ có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ nhằm thúc đẩy nhau cùng phát triển.
* Tìm hiểu mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội a. Mục tiêu
Mô tả được quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. b. Nội dung Phiếu học tập
Dựa vào sơ đồ hình 1.4, hãy trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội? c. Sản phẩm
Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên: Công nghệ giúp khai thác, quản lí tự nhiên một cách có
hiệu quả. Ngược lại, công nghệ cũng gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tự nhiên.
- Công nghệ với con người và xã hội: công nghệ giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
con người và xã hội. Ngược lại, nhu cầu xã hội càng tăng thúc đẩy công nghệ phát triển.
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh
thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiêm vụ học tập: hoạt động cá nhân và nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Báo cáo, thảo luận: đại diện học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Kết luận, nhận định: giáo viên tổng kết và chốt lại kiến thức căn bản: công nghệ có quan hệ
qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội. Nhu cầu xã hội và con người thúc đẩy công
nghệ phát triển; công nghệ lại tác động lên tự nhiên.
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu
Củng cố các kiến thức về khoa học, kĩ thuật và công nghệ, các mối quan hệ qua lại; quan hệ giữa
công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. b. Nội dung Câu hỏi
Câu 1: Từ các thông tin dưới đây, em hãy lập sơ đồ và giải thích mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
Câu 2: Hãy phân tích mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất ô tô với tự nhiên, con người và xã hội? c. Sản phẩm
Câu 1: Nguyên lí cảm ứng điện từ thuộc về tri thức khoa học, ứng dụng tri thức khoa học này
người ta thiết kế chế tạo động cơ điện, động cơ điện được ứng dụng trong dây chuyền sản xuất tự động. Câu 2:
- Công nghệ sản xuất ô tô hiện nay có sử dụng động cơ diesel, động cơ xăng, động cơ điện. Công
nghệ ô tô giúp phát triển giao thông, vận chuyển người, hàng hóa.
- Các công nghệ sử dụng động cơ diesel, xăng gây ô nhiễm nặng cho môi trường vì thải ra khí độc hại.
- Động cơ điện tuy không gây ô nhiễm trực tiếp nhưng sản xuất bằng năng lượng hóa thạch, hay
thủy điện hoặc ắc quy sau khi hết tuổi thọ cũng là nguồn ô nhiễm.
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: giáo viên đưa 2 câu hỏi cho học sinh và yêu cầu học sinh thực
hiện nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiêm vụ học tập: hoạt động cá nhân và nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Báo cáo, thảo luận: đại diện học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Kết luận, nhận định: giáo viên tổng kết và chốt lại kiến thức căn bản.
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
* Hình thành kiến thức về a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để lấy mối quan hệ giữa công nghệ với môi trường b. Nội dung Câu hỏi
Nêu một ví dụ về tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ tới môi trường ở địa phương em và
đề xuất biện pháp hạn chế tiêu cực đó? c. Sản phẩm
- Học sinh trình bày trên powerpoint bài trình chiếu kết hợp kênh chữ và kênh hình phù hợp về
một trong những công nghệ mà học sinh sẽ chọn - Gợi ý như sau:
1. Công nghệ sản xuất xi măng cung cấp nguồn vật liệu xây dựng chính trong xây dựng các công
trình nhà cao tâng, chung cư, nhà ở; tạo nguồn thu ngoại tệ cho xuất khẩu, tạo công ăn việc làm
cho người lao động, giúp nâng cao đời sống và phát triển xã hội.
- Những tác động tiêu cực của công nghệ sản xuất xi măng:
+ Khói, bụi là nguồn ô nhiễm môi trường gây tổn hại đến sức khỏe của người lao động tiếp xúc
trực tiếp, của nhân dân gần khu vực nhà máy đang hoạt động, gây ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu và vật nuôi.
+ Khai thác đá phá hủy môi trường cảnh quan tự nhiên
- Biện pháp khắc phục: thu hồi khói, lọc bụi, sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm như công nghệ nghiền ướt.
2. Công nghệ sản xuất mía đường cung cấp đường ăn phục vụ đời sống, sản xuất thực phẩm và
xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm và công việc
cho nông dân, thúc đẩy công nông nghiệp, nâng cao thu nhập, tăng ngân sách.
- Những tác động tiêu cực của công nghệ sản xuất mía đường:
+ Gây ô nhiễm môi trường nước do nước thải độc hại vào môi trường, làm chết cá, cây trồng
không phát triển được.
+ Gây ô nhiễm không khí do mùi phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, gây ảnh hưởng đến
sức khỏe, đời sống con người và vật nuôi ở vùng lân cận - Giải pháp:
+ Xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường
+ Khử mùi khi xử lí, không để ảnh hưởng đến môi trường không khí.
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: giáo viên đưa câu hỏi cho học sinh và yêu cầu học sinh thực
hiện nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiêm vụ học tập: - Học sinh thực hiện ngoài giờ lên lớp và nộp báo cáo cho giáo
viên qua email hoặc các nền tảng dạy học trực tuyến khác.
- Báo cáo, thảo luận: báo cáo bằng powerpoint
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá bài thuyết trình của học sinh.
…………….HẾT……………..