-
Thông tin
-
Quiz
Giáo án bài Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 11
1. Kiến thức: - Giúp HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống. - Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình. 3.Tư duy: Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, logic. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 11 88 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Giáo án bài Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 11
1. Kiến thức: - Giúp HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống. - Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình. 3.Tư duy: Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, logic. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 11 88 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Tiết theo PPCT: 89 Đọc văn CHIỀU TỐI (MỘ) Hồ Chí Minh A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Giúp HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh
khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống.
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
3.Tư duy: Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, logic.
4.Thái độ: Trân trọng nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh
5. Năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề. - Nưng lực sáng tạo - Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 11; Chuẩn kiến thức kĩ năng; Thiết kế bài học
2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Phương pháp: - Hợp tác theo nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học tích cực:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật động não
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp
2.Tiến trình bài học
I. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo không khí hào hứng sôi nổi trước khi vào tiết học. Kích thích
mong muốn được khám phá kiến thức bài học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Cách thức tiến hành
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: GV cung cấp ngữ liệu bài thơ
Trên đường của Hồ Chí Minh
Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn, bức chân
Mặc dù bị trói chân tay
dung con người tinh thần của Bác qua bài
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng thơ:
Vui say ai cấm ta đừng
+ Tâm hồn hòa hợp, dễ rung động trước vẻ
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu đẹp của thiên nhiên
Bước 2: GV nêu vấn đề: Đọc bài thơ trên, + Nghị lực phi thường của người tù, người
các em cảm nhận như thế nào về tâm hồn, chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Dù trong nghị lực của Bác.
cảnh bị cùm trói, xiềng xích vẫn ung dung, Hs trả lời tự tại.
GV: Để hiểu và trân trọng hơn nữa vẻ đẹp 1
tâm hồn, nghị lực, bản lĩnh của người tù,
người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh,
chúng ta sẽ cùng đến với bài thơ Chiều tối (Mộ)
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tập thơ “Nhật kí trong tù” và hoàn cảnh sáng tác của
bài thơ Chiều tối (10 phút) - Mục tiêu:
+ Nắm được vài nét về tiểu sử của Hồ Chí Minh
+ Nắm được hoàn cảnh sáng tác của tập Nhật kí trong tù và bài thơ Chiều tối
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não
- Cách thức tiến hành
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: Tìm hiểu về tập thơ Nhật kí trong I. Tìm hiểu chung tù.
1. Tập thơ Nhật kí trong tù
GV nêu vấn đề: Từ nội dung phần tiểu
- Tháng 8/1942, Nguyễn Ái quốc lấy tên là
dẫn, em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ
của tập thơ Nhật kí trong tù
sự viện trợ của thế giới cho cách mạng Việt
Nam. Sau nửa tháng trời đi bộ, vừa đến thị
HS đọc hiểu phần tiểu dẫn và trả lời câu
trấn Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị hỏi
chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì
bị tình nghi là gián điệp. Trong 13 tháng tù
giam, người bị cùm trói, đày đọa, giải tới giải
lui 18 nhà lao của 13 huyện Quảng Tây:
“Quảng Tây giải khắp 13 huyện/ Mười tám
nhà lao đã ở qua”. Tuy vậy, Người vẫn làm
thơ. Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ
Hán ghi trong cuốn sổ tay đặt tên là Ngục
trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
- Nội dung của Nhật kí trong tù:
* Ghi lại chân thực hiện thực nhà tù, hình ảnh
thu nhỏ của xã hội Trung hoa thời Quốc dân đảng
* Ghi lại bức chân dung con người tinh thần
của người tù, người chiến sĩ cách mạng Hồ
Chí Minh: Gian lao không nao núng, uy vũ
nhà tù với cực hình không làm Người khuất
phục; lấy khó khăn, thử thách để rèn luyện
bản lĩnh cách mạng; tâm hồn nhạy cảm trước
mọi biến thái của thiên nhiên và lòng người;
nỗi nhớ nhà, nhớ nước, khao khát tự do, khao khát chiến đấu. 2. Bài thơ Chiều tối 2
- Xuất xứ: là bài thơ thứ 31 của Nhật kí trong tù.
Bước 2: Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh
- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên
sáng tác bài thơ Chiều tối.
đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh
GV nêu vấn đề: căn cứ phần tiểu dẫn, em Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm
hãy nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của
1942. Tức là trong khoảng 4 tháng đầu bị bắt bài thơ Chiều tối giam. HS trả lời.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt
cổ điển, tính hàm súc cao. Sử dụng bút pháp
tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển, vừa hiện đại
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản (20 PHÚT)
- Mục tiêu: + Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối và tâm sự của Hồ Chí Minh.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và bản lĩnh của người cách mạng Hồ Chí Minh
- Phương pháp: + Nêu và giải quyết vấn đề + Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Cách thức tiến hành.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Phát II. Đọc hiểu văn bản
phiếu học tập cho Hs và yêu cầu hs thảo
1.Bức tranh cảnh thiên nhiên lúc chiều tối
luận, thực hiện nhiệm vụ của phiếu học (2 câu thơ đầu) tập
* Những điểm chưa sát về nghĩa biểu đạt của
bản dịch thơ so với phiên âm:
Câu 1 Tìm những điểm chưa sát về
- Cô vân (chòm mây cô đơn, lẻ loi) dịch là
nghĩa biểu đạt của bản dịch thơ
“chòm mây”, mất đi nghĩa của chữ “cô”- tức so với nguyên tác
cảm giác lẻ loi của chòm mây trên bầu trời
Câu 2 Bức tranh thiên nhiên buổi chiều
chiều tối được gợi tả từ những
- mạn mạn (chậm chậm, lững lờ) dịch là “trôi
hình ảnh nào? Cảm nhận chung nhẹ”, không gợi được trạng thái của áng mây
về cảnh thiên nhiên lúc chiều
trôi chậm và lững lờ, uể oải trên bầu trời. tối.
* Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối:
Câu 3 Từ bức tranh cảnh vật, em hiểu
- Quyện điểu – chim mỏi đang bay về rừng
gì về tâm trạng của người tù,
tìm cây ngủ (túc thụ còn có nghĩa là cây lớn):
người cách mạng Hồ Chí Minh? Cánh chim sau một ngày bay đã mỏi, giờ đây
Câu 4 Em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm
quay về rừng tìm chốn ngủ. Cánh chim
hồn của Bác qua 2 câu thơ đầu?
dường như cũng có chốn để dừng chân, chỗ
trú ẩn an toàn, bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả.
HS thảo luận và trả lời trực tiếp vào phiếu - Cô vân – chòm mây cô lẻ trôi lững lờ trên học tập
tầng không. Cảnh vật gợi những chuyển động
rất chậm, rất uể oải. Miêu tả chuyển động
nhưng lại gợi ra cái tĩnh, không gian như dần
thu lại, khép lại để kết thúc một ngày 3
* Trạng thái, tâm trạng nhân vật trữ tình:
- Cảm giác mỏi mệt của những bước chân đã
trải qua một ngày trời chuyển lao vất vả được
Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày kết quả gửi vào hình ảnh cách chim chiều mỏi mệt
học tập sau thảo luận. HS trực tiếp đứng
(quyện điểu). Tuy vậy, cánh chim chiều còn
trước lớp trình bày để rèn kĩ năng trình
có nơi chốn để trú ẩn, có “túc thụ” để dừng bày một vấn đề.
chân. Còn người tù thì sau ngày chuyển lao
ấy sẽ lại bị giam cầm ở một nhà lao nào đó
với gông cùm, xiềng xích khắc nghiệt. Thậm chí như Bác viết:
Năm mươi ba dặm một ngày trời
Áo mũ ướt đầm giày tả tơi
HS trình bày kết quả học tập sau thảo
Lại khổ thâu đêm không được ngủ luận.
Ngồi bên hố xí đợi ban mai
Các Hs khác nghe và nhận xét, bổ sung
- Cảm giác cô đơn, uể oải khi đứng nơi đất
khách quê người gửi vào hình ảnh chòm mây
lẻ loi, cô đơn trôi lững lờ, chậm chậm trên
bầu trời. Nơi dừng chân của người cách mạng
HCM lúc này không phải là quê hương, gia
đình mình mà là ở một vùng sơn cước hẻo
lánh, nơi quê người nên càng cô đơn, u buồn.
Hình ảnh cánh chim chiều và chòm mây
trôi trên bầu trời mang vẻ đẹp cổ điển; là tín
hiệu thơ ca cổ điển thường diễn tả không gian
buổi hoàng hôn và gửi gắm tâm trạng của
người lữ khách tha hương với nỗi nhớ nhà,
nhớ quê hương. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
được sử dụng tinh tế trong hai câu thơ đầu.
Chỉ với vài nét phác họa đơn sơ mà gợi biết
bao nỗi niềm, tâm trạng. HCM thiên về gợi
nhiều hơn tả, đồng thời ta cũng thấy tính hàm
súc, dư ba của thơ tứ tuyệt cổ điển.
* Vẻ đẹp tâm hồn của Bác:
- Dễ rung động trước cảnh sắc thiên nhiên.
- Ta không thấy hình ảnh người tù khổ ải mà
thay vào đó là hình ảnh tao nhân mặc khách
ung dung, tự tại thưởng ngoạn cảnh chiều hôm.
- Câu thơ mềm mại nhưng có chất thép bên
trong. Ta thấy nghị lực phi thường, bản lĩnh
kiên cường vượt lên hoàn cảnh, đứng trên
hoàn cảnh của người tù, người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
? Nêu những thành công về nghệ thuật * Nghệ thuật: của hai câu thơ đầu. - Tả cảnh ngụ tình.
- Bút pháp chấm phá, gợi nhiều hơn tả. 4
- Màu sắc cổ điển: Cánh chim chiều, chòm
mây, nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên…
- Màu sắc hiện đại: phong thái ung dung, tự
tại của người cách mạng. Con người đứng
trên hoàn cảnh, làm chủ tình thế.
III. THỰC HÀNH (5 phút)
-Mục tiêu: Kiểm tra mức độ hiểu kiến thức vừa tìm hiểu của học sinh
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Câu 1: Bút pháp nghệ thuật chủ đạo của hai
Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời câu thơ đầu là gì?
Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức Đáp án: Tả cảnh ngụ tình
- Câu 2: Màu sắc cổ điển thể hiện qua hình ảnh thơ nào?
Đáp án: Cánh chim chiều, áng mây trôi lững lờ trên bầu trời
- Câu 3: Nét nổi bật của tâm trạng nhân vật trữ tình?
Đáp án: Nỗi cô đơn, nhớ nhà, nhớ quê hương
khi đững nơi đất khách quê người. .
IV. VẬN DỤNG (3 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học khi cảm thụ những tác phẩm có sự gặp gỡ
tương đồng về bút pháp, tư tưởng.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Cách thức tiến hành.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Dấu hiệu của màu sắc cổ điển trong ý thơ
Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời sau của Huy Cận:
Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Yêu cầu trả lời:
- Hình ảnh thường thấy trong thơ ca cổ
điển báo hiệu không gian hoàng hôn,
ngày đã tàn: Lớp mây trắng đùn lên phía
chân trời; cánh chim chiều đang nghiêng đôi cánh nhỏ. 5
- Học tập thi liệu thơ cổ điển: Ý thơ của
Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu
V. MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO. (1 PHÚT) (Giao về nhà)
Từ việc cảm nhận nghị lực sống của Hồ Chí Minh qua bài học, em hãy viết
đoạn văn liên hệ với thái độ sống của thế hệ trẻ ngày nay.
E. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI ( 1PHÚT)
1. Tổng kết: GV khái quát nội dung bài học
2. Hướng dẫn học bài: Hướng dẫn học sinh soạn bài theo PPCT. Người soạn Nguyễn Thị Hiền 6