Giáo án điện tử Địa lí 10 Bài 4 Kết nối tri thức: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
Bài giảng PowerPoint Địa lí 10 Bài 4 Kết nối tri thức: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Địa lí 10. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Địa Lí 10
Môn: Địa Lí 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI 4: SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT
VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT Mục tiêu:
- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái
Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất. Khởi động
Xem video và kiến thức đã học, nêu những hiểu biết về Trái Đất. Video Khởi động
Lịch sử Trái Đất bắt đầu từ cách đây khoảng 4,5 tỉ năm. Trải qua khoảng thời gian rất dài, Trái Đất dần hình thành như ngày nay. Quá trình hình thành Trái Đất diễn ra như thế nào? Khởi động NỘI DUNG BÀI HỌC 1
Nguồn gốc hình thành Trái Đất 2
Đặc điểm của vỏ Trái Đất 3
Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất Hình thành kiến thức
1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất Nguồn gốc hình thành Trái Đất?
- Có nhiều giả thuyết khác nhau Đọc SGK, trao đổi với bạn bên cạnh
về nguồn gốc của Trái Đất. (05 phút)
- Các đám mây bụi, khí tích tụ
lại do lực hấp dẫn tạo thành HĐ CẶP: 05 phút Trái Đất. Hình thành kiến thức
2. Đặc điểm của vỏ Trái Đất Đọc SGK, trao đổi Đọc SGK, trao đổi với bạn bên cạnh với bạn bên cạnh (05 phút) HĐ CẶP: 05 phút (05 phút) TT Yêu cầu 1
Tìm hiểu đặc điểm vỏ Trái Đất 2
Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương
Hình 4. Sơ đồ cấu tạo vỏ Trái Đất Hình thành kiến thức
2. Đặc điểm của vỏ Trái Đất Đọc SGK, trao đổi với bạn bên cạnh (05 phút)
- Nằm ở ngoài cùng của Trái Đất.
- Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Độ dày: từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).
Hình 4. Sơ đồ cấu tạo vỏ Trái Đất Hình thành kiến thức
2. Đặc điểm của vỏ Trái Đất Tầng trầm tích
- Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
- Tầng này không liên tục và có độ dày không đều. Tầng granit
- Gồm các loại đá nhẹ (đá granit và các loại đá có tính chất tương tự).
- Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit Tầng badan
- Gồm các loại đá nặng hơn (đá badan và các loại
đá có tính chất tương tự) tạo nên.
- Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.
Hình 4. Sơ đồ cấu tạo vỏ Trái Đất Hình thành kiến thức
2. Đặc điểm của vỏ Trái Đất Vỏ lục địa Vỏ đại dương
- Phân bố ở lục địa và một
- Phân bố ở các nền đại dương,
phần dưới mực nước biển. dưới tầng nước biển.
- Bề dày trung bình: 35-40 km
- Bề dày trung bình: 5-10 km.
(ở miền núi cao đến 70-80 km)
- Cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm
- Không có lớp đá granit. tích, granit và badan. Hình thành kiến thức
3. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
Nguyên tố tự nhiên, hợp chất hóa học trong thiên Khoáng vật
nhiên, xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất.
Đá macma (đá granit, đá badan,…) Đá
được tạo thành do quá trình ngưng kết
(nguội lạnh) của các silicat nóng chảy.
Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,…) hình thành trong các
vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.
Đá biến chất (đá gơ nai, đá hoa, đá phiến,…) được tạo
thành từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc
do tác động của nhiệt, áp suất,… Luyện tập Luyện tập
Câu hỏi 2: Theo nguồn
Câu hỏi 1: Hãy nêu đặc
gốc, các loại đá cấu tạo nên
điểm các tầng đá của vỏ vỏ Trái Đất gồm mấy Trái Đất?
nhóm? Các nhóm đá được hình thành như thế nào? VÒNG QUAY MAY MẮN 6 àu 1 Q 4 1 2 3 3 V 2 ỗ 4 5 6 ta 5 y QUAY
Câu 1. Trái Đất quay xung quanh A. Mặt Trời. B. Sao Hỏa. C. Mặt Trăng. D. Sao Mộc. Quay lại
Câu 2. Vỏ Trái Đất là lớp vật chất rắn nằm ở A. Ở giữa. B. Ngoài cùng.
C. Xen kẽ các lớp khác. D. Trong cùng. Quay lại
Câu 3. Loại đá nào sau đây chiếm chủ yếu của
lớp vỏ Trái Đất? A. Mac-ma. B. Trầm tích. C. Biến chất. D. Các đá khác. Quay lại
Câu 4. Tầng trầm tích của vỏ Trái đất được hình thành
do các vật liệu vụn, nhỏ như thế nào? A. Bị bóc mòn. B. Bị xói mòn. C. Bị nén chặt. D. Bị thổi mòn. Quay lại
Câu 5. Vỏ Trái Đất được cấu tạo chủ yếu bởi
A. khoáng vật và xác thực vật.
B. khoáng vật và đá.
C. xác thực vật và đá.
D. khoáng vật và nước. Quay lại
Câu 6. Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy? A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Quay lại Vận dụng
Tìm hiểu nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam? Gợi ý:
- Có thể tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet,…
- Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang
động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh
Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động
khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà
Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang),...
Hướng dẫn tự học
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất. Nội dung:
+ Hệ quả địa lí của chuyển động tự quay quanh trục.
+ Hệ quả địa lí do chuyển động quanh Mặt Trời.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22