-
Thông tin
-
Quiz
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 6 bài 21 Kết nối tri thức : Ôn tập giữa kì 1 (tiết 40)
Bài giảng PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 bài 21 Kết nối tri thức : Ôn tập giữa kì 1 hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Khoa học tự nhiên 6. Mời bạn đọc đón xem!
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 6 1 K tài liệu
Khoa học tự nhiên 6 1.8 K tài liệu
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 6 bài 21 Kết nối tri thức : Ôn tập giữa kì 1 (tiết 40)
Bài giảng PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 bài 21 Kết nối tri thức : Ôn tập giữa kì 1 hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Khoa học tự nhiên 6. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 6 1 K tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 6 1.8 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:

























Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 6
Preview text:
TIẾT 40 ÔN T P GI Ậ ỮA KÌ 1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1.nghiên cứu về thực vật, động vật, con người.
A. Sinh học. B. Hoá học. C. Vật lý. D. Thiên văn học.
Câu 2.nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.
A. Sinh học. B. Hoá học. C. Vật lý. D. Thiên văn học.
Câu 3.nghiên cứu về chất và về sự biến đổi của chúng.
A. Sinh học. B. Hoá học. C. Vật lý. D. Thiên văn học.
Câu 4. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?
A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện.
C. Cảnh bảo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm
C. Nhôm, muối ăn, đường mía D. Con dao, đôi đũa, muối ăn
Câu 6. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ. B. Hoá hơi.C. Sôi. D. Bay hơi.
Câu 7. Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu B. Không mùi, không vị C. Tan rất ít trong nước
D. Làm đục dung dịch nước vôi trong
Câu 8. Quá trình nào sau đây cần oxygen?
A. Hô hấp. B. Quang hợp. C. Hoà tan.D. Nóng chảy.
Câu 9: Vật liệu nào dưới đây dẫn điện? A. Kim loại B. Nhựa C. Gốm sứ D. Cao su
Câu 10: Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây?
A. Quặng bauxite B. Quặng đồng C. Quặng chứa phosphorus D. Quặng sắt
Câu 11: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm?
A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi
C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy.D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp.
Câu 12: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực?
A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt
C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp.
Câu 13: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
A. Thiên văn B. Địa lý C. Hóa sinh D. Địa chất
Câu 14: Phương án nào thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo? A. Chất phóng xạ B. Cấm nước uống C. Lối thoát hiểm D. Hóa chất độc hại
Câu 15: Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?
A. Không nên lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên vì sẽ làm mặt kính bị xước.
B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm.
C. Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn mà không sợ mờ kính.
D. Cả 3 cách trên đều đúng.
Câu 16: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất? CÂU B
Câu 17: Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất?
A. Tấn B. Tạ C. Lạng D. Gam
Câu 18: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được thời
gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử?
(1) Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.
(2) Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.
(3) Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
(4) Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.
A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (1), (3), (4)
C. (1), (2), (4), (3) D. (2), (1), (4), (3)
Câu 19: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng D. A hoặc B
Câu 20: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D. Bay hơi
Câu 21: Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?
A. Oxygen B. Nitrogen C. Khí hiếm D. Carbon dioxide
Câu 22: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
A. Đá vôi. B. Đất sét. C. Cát. D. Gạch.
Câu 23. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 750 g. Con số này có ý nghĩa gì?
A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp.
C. Sức nặng của hộp bánh. D. Thể tích của hộp bánh.
Câu 24. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị khối lượng?
A. milimét B. miligam C. kilôgam D. héctôgam
Câu 25. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân?
A. Để rèn luyện khả năng ước lượng B. Để chọn cân phù hợp
C. Để tăng độ chính xác cho kết quả đo D. Cả A và C đúng
Câu 26: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm. B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm. D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 27: Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?
A. Thước đo độ B. Thước kẹp, thước cuộn, thước dây
C. Compa D. Thước kẹp, compa
Câu 28: Để đo chiều dài của cánh cửa nhà ở, người ta thường sử dụng:
A. Thước dây, thước kẻ B. Thước kẻ, thước kẹp
C. Thước cuộn, thước dây D. Thước cuộn Câu 29: Chọn đáp án sai?
A. 1 m3 = 100 L B. 1mL = 1 cm3 C. 1 dm3 = 0,001 m3 D. 1 dm3 = 1000 000 mm3
Câu 30: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Cấm thực hiện B. Cảnh báo các khu vực nguy hiểm
C. Cảnh báo chỉ dẫn thực hiện D. Cảnh bảo bắt buộc thực hiện
Câu 31: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?
A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay
B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm. D. Cả A và C đều đúng
Câu 32: Biển bảo dưới đây cho ta biết điều gì?
A. Phải đeo gang tay thường xuyên B. Chất ăn mòn.
C. Chất độc. D. Nhiệt độ cao.
Câu 33: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:
A. Con mèo, xe máy, con người B. Con sư tử, đồi núi, mủ cao su
C. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối D. Cây cam, quả nho, bánh ngọt
Câu 34: Các chất trong dãy nào sau đây đều là vật thể?
A. Cái thìa nhôm, cái ấm sắt, canxi B. Con chó, con dao, đồi núi
C. Sắt, nhôm, mâm đồng D. Bóng đèn, điện thoại, thủy ngân
Câu 35: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:
A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
C. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo
D. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra
Câu 36: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?
A. Hoa đào B. Cây cỏ C. Quần áo D. Tất cả đáp án trên
Câu 37: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan muối vào nước
B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
D. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
Câu 38: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ?
A. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
B. Cô cạn nước đường thành đường
C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
Câu 39: Chất nào sau đây ở thể rắn?
A. Muối ăn B. Đường C. Đá vôi D.Cả ba chất trên
Câu 40: Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:
A. Phần vỏ nhựa của dây B. Phần đầu của đoạn dây
C. Phần cuối của đoạn dây D. Phần lõi của dây
Câu 41: Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
B. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình
sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 42: Thủy tinh có tính chất gì?
A.Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ản mòn, bị gỉ B. Có tính dẻo và đàn hồi
C. Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ D. Cả 3 đáp án trên
Câu 43 Mô hình 3R có nghĩa là gì?
A. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm môi trường.
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Câu 44: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh B. Kim loại C. Cao su D. Gốm
Câu 45: Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?
A. Dẫn nhiệt tốt. B.Dẫn điện tốt. C. Bền D. Rẻ
Câu 46: Các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa?
A. Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế.
B. Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
C. Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa. D. Cả ba đáp án trên
Câu 47 : Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là: A.3 B. 2. C. 5 D. 4
Câu 48: Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?
A. Pin B.Túi ni lông C.Ống hút làm từ bột gạo. D.Máy tính
Câu 49: Nhiên liệu dùng cho động cơ ô tô là gì?
A. xăng B. dầu C. diesel sinh học D. Tất cả các đáp án trên
Câu 50: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là
A. nguyên liệu. B. nhiên liệu. C. phế liệu. D. vật liệu
Câu 51: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?
A. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
B. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
C. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.
D. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
Câu 52: Để giảm thiểu rác thải nhựa chúng ta cần làm gì?
A. Lựa chọn các vật dụng thân thiện với môi trường thay cho đồ làm từ nhựa.
B. Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa. Sử dụng các vật dụng làm bằng các nguyên liệu
như thủy tinh, vải, gỗ… để có thể sử dụng lại nhiều lần.
C. Phân loại rác thải nhựa từ đầu nguồn, giúp nâng cao khả năng tái chế để giảm thiểu
lượng rác xả ra môi trường.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 53: Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng ,..là gì?
A. Cát B. Đá C. Đất sét D. Đá vôi
Câu 54 : Quặng bôxit dùng làm nguyên liệu để sản xuất :
A. Sắt B. Nhôm C. Gang D. Thép
Câu 55 : Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:
A. Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển,
máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.
B. Gây ô nhiễm nguồn nước
C. Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có
ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 56: Thế nào là nhiên liệu?
A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các
quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng
nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người
Câu 57: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Than đá. B. Ethanol. C. Khí tự nhiên. D. Dầu mỏ.
Câu 58: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.
B. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.
C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
D. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
Câu 59: Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như thế nào?
A. Khóa van an toàn ở bình gas. B. Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài.
C. Tuyệt đối không bật công tác điện, không đánh lửa. D. Cả 3 đáp án trên II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng
cụ gọn gàng, đúng chỗ; rữa sạch tay bằng xà phòng?
Câu 2. Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy: a)
Chất rắn không chảy được
b) Chất lỏng khó bị nén c) Chất khí dễ bị nén
Câu 3:) Em hãy trình bày cách sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình (đun nấu, nhiên
liệu chạy xe) an toàn và tiết kiệm? Câu 4:
- Nêu khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, sự đông đặc.
- Nêu một số tính chất và vai trò của Oxygen
- Nêu thành phần, vai trò của không khí đối với tự nhiên và sự ô nhiễm không khí. Nêu
được một số biện pháp bảo vệ không khí.
Câu 5: Nêu các bước đo chiều dài, đo khối lượng, đo nhiệt độ, đo thời gian.
Câu 6: Phân biệt vật sống và vật không sống? Cho ví dụ
Câu 7: Trình bày vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
Câu 1. Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí
nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rữa sạch tay bằng xà phòng?
Khi làm thí nghiệm cần phải:
- Lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy
hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những tương
tác không mong muốn trong phòng thí nghiệm.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi khuẩn
nguy hại có thể rơi rớt trên tay khi làm thí nghiệm.
Câu 2. Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy:
a) Chất rắn không chảy được
b) Chất lỏng khó bị nén c) Chất khí dễ bị nén
Chất rắn: cái cốc, cái chai, cái bút, cái thước, cái bình…
- Chất lỏng: nước, xăng, dầu…
- Chất khí: không khí, khí oxygen… Lời giải chi tiết a)
- Để cái thước trên bàn, cái thước không chảy tràn trên bề mặt bàn (không tự di chuyển)
- Để cái bát ở trên mâm, cái bát không chảy tràn trên bề mặt mâm (không tự di chuyển) b)
- Đổ nước vào chai nhựa, khi đầy sẽ bị tràn ra ngoài, rất khó để nén
- Đổ xăng vào bình, khi đầy sẽ bị tràn ra ngoài, rất khó để nén
c) Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe.
Câu 3:) Em hãy trình bày cách sử dụng
nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình (đun nấu,
nhiên liệu chạy xe) an toàn và tiết kiệm?
• Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc
trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu.
• VD: Khi dùng than, củi hoặc gas để nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp
với việc đun nấu, không để quá to hoặc quá lâu khi không cần thiết.
Với những đoạn đường không quá xa nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết
kiệm nhiên liệu và tăng cường vận động, tốt cho sức khoẻ. Hạn chế
dùng các phương tiện cá nhân, tăng sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Câu 4:
- Nêu khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, sự đông đặc.
Sự đông đặc: Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
+ Để nước trong tủ lạnh sau một t/gian nước đông thành đá
Sự nóng cháy: Là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
+ Để đá ngoài một t/gian đá tan thành nước
Sự bay hơi: Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
+ Để cốc nước sau một t/gian nước cạn dần
Sự ngưng tụ: Là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
+ Sương đọng trên lá khi trời lạnh
- Nêu một số tính chất và vai trò của Oxygen
1.Oxygen là chất khí,ko màu,ko mùi,ko vị,nặng hơn ko khí,tan ít trong
nước (1 l nước ở 20 độ C,1 atm hoà tan được 31 ml khí oxygen )
2.Vai trò của oxygen đối với sự sống là cung cấp khí oxygen cho người
bệnh,bình khí nén dùng cho thợ lặn
Oxygen cần cho sự hô hấp của con người, động vật và thực vật. Oxygen
với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.
- Nêu thành phần, vai trò của không
khí đối với tự nhiên và sự ô nhiễm không khí.
không khí là một hỗn hợp khí, trong đó: - Khoảng 78% thể tích là khí nitơ
(nitrogen); -Khoảng 21% thể tích là khí oxi (oxygen); - Khoảng 1% thể
tích còn lại là hơi nước, khí carbon dioxide, khí hiếm và các khí khác.
Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, …
– Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.
– Khí cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.
– Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.
Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí.
Những biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông
thải ra rất nhiều khí độc hại vào không khí. ...
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. ...
Sử dụng năng lượng sạch. ...
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. ...
Hạn chế các hoạt động đốt cháy. ... Trồng cây xanh.
Câu 5: Nêu các bước đo chiều dài,
đo khối lượng, đo nhiệt độ, đo thời gian. • Đo chiều dài:
• B1:Ước lượng chiều dài của vận cần đo.
• B2:Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
• B3:Đặt thước đo đúng cách.
• B4:Đặt mắt vuông góc với thước , đọc gí trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần
nhất với đầu kia của vật. • Đo khối lượng
• B1:Ước lượng khối lượng vật cần đo.
• B2:Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
• B3:Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
• B4:Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân
• B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân
• chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
• B4:Thực hiện phép đo.
• B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo • Đo thời gian
• B1:Ước lượng khoảng thời gian đo phù hợp
• B2:Chọn đồng hồ phù hợp
• B3:Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
• B4:Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
• B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
• Đo nhiệt độ
• B1:Ước lượng nhiệt đọ của vật cần đo.
• B2:Chọn nhiệt kế phù hợp
• B3:Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
• B4:Thực hiện phép đo.
• B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
Câu 6: Phân biệt vật sống và vật không sống? Cho ví dụ
• Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống; lớn lên; sinh sản; di chuyển.
• VD: Người; cáo; lợn; chó; ….
• – Vật không sống: Không lấy thức ăn, nước uống; không lớn lên;
không sinh sản; không di chuyển. • VD: Bàn; ghế; tủ; …
Câu 7: Trình bày vai trò của Khoa
học tự nhiên trong cuộc sống.
• Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực trong
cuộc sống con người. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng
cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển
kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người, bảo vệ môi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- - Nêu một số tính chất và vai trò của Oxygen
- Slide 20
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí.
- Slide 22
- Slide 23
- Câu 6: Phân biệt vật sống và vật không sống? Cho ví dụ
- Slide 25