



















Preview text:
BÀI 52:CHUYỂN ĐỘNG NHÌN
THẤY CỦA MẶT TRỜI.THIÊN THỂ Mời các em cùng xem video:
https://giaoducso.vn/Chuyen-dong-nhin- thay-cua-mat-troi-767.html
I. CHUYỂN ĐỘNG “NHÌN THẤY” V À CHUYỂN ĐỘNG “THỰC”
- Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh
quay theo chiều ngược lại. Chuyển động quay của các vật
quanh ta chỉ là chuyển động “nhìn thấy” chứ không phải
là chuyển động thực. Chuyển động quay của ta mới là chuyển động thực. - Ví dụ:
Khi ta ngồi trong ô tô đi về phía trước, nhìn ra bên ngoài
ta thấy hàng cây bên đường đang đi về phía sau ta thì
chuyển động của hàng cây là chuyển động “nhìn thấy”,
chuyển động của ta trên ô tô là chuyển động “thực”.
II. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI
1. Mặt Trời mọc và lặn
- Chuyển động nhìn thấy: Mặt Trời chuyển động từ Đông sangTây.
1.Mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái
Đất.Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp?
2.Hình 52.3 là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh
nhân tạo.Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh
thổ của một nửa phần Trái Đất.Tại sao?Hai
ảnh này được chụp cách nhau bao nhiêu giờ?
2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất
- Chuyển động thực:
+ Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông ( 24h/1vòng)
+ Trái đất quay quanh mặt trời. III.THIÊN THỂ
Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:
- Sao thiên thể tự phát sáng
- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng quay quanh sao.
- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng quay quanh hành tinh.
- Sao chổi là trường hợp đặc biệt, là tiểu hành tinh được
cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ;
không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi.
- Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối
chúng với nhau có dạng hình học xác định.
? Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên
được Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời vào năm
1957, bay được 1440 vòng quanh Trái Đất,
mỗi vòng hết 96 phút 17giây.Spút – nhích có
phải là một thiên thể không? Tại sao?
Trả lời: Spút – nhích không phải là một thiên
thể .Vì nó là do nhân tạo, không phải vật thể tự nhiên. IV.LUYỆN TẬP
Câu 1: Ở cùng một thời điểm người đứng
ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy
Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có
giờ khác nhau. Nguyên nhân là:
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Trả lời
Ở cùng một thời điểm người đứng ở các
kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời
ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác
nhau. Nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu. Chọn đáp án. D
Câu 2: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên
có hiện tượng nào dưới đây?
A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng
và một nửa không được chiếu sáng.
B. Lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt
Trời chiếu sáng suốt 24h.
C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động
trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.
D. Trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4
mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau. Câu 3: Sao chổi là A. Vệ tinh B. Hành tinh C. Ngôi sao D. Tiểu hành tinh
Câu 4: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng
ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do.
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. Trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 5: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng A. Từ Tây sang Đông B. Từ Đông sang Tây C. Từ Nam sang Bắc D. Từ Bắc sang Nam
Câu 6: Chuyển động nào sau đây là chuyển động thực?
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó D. Cả B và C
Câu 7: Mặt Trời là một A. Vệ tinh B. Hành tinh C. Ngôi sao D. Sao băng Câu 8: Hành tinh là
A. Thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
B. Thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
C. Thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do. D. Một tập hợp các sao.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21