






Preview text:
KHUNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ VỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8
I. Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì II khi kết thúc nội dung Sinh vật và môi trường; Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, dòng điện, nguồn điện, mạch điện, tác dụng của dòng điện, cường độ dòng điện và hiệu điện thế; chủ đề Nhiệt: Năng lượng nhiệt và nội năng, Sự truyền nhiệt, sự nở vì nhiệt.
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 30% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp
+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,5điểm; Thông hiểu: 2,5điểm; Vận dụng: 1,0điểm; Vận dụng cao: 1,0điểm)
Chủ đề/nội dung | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
1. Sinh học cơ thể người | 2 0,5 | 2 0,5 | 4 | 1,0 | ||||||||
2. Vi sinh vật và môi trường | 1 1,0 | 1 0,25 | 1/2 1,0 | 4 1,0 | ½ 0,5 | 1 0,25 | 1 1,0 | 2 | 6 | 5,0 | ||
3. Điện | 1 0,25 | 1 1 | 1 0,25 | 1 | 2 | 1,5 | ||||||
4. Nhiệt | 1 0,5 | 2 0,5 | 1 0,5 | 2 0,5 | 1 0,5 | 3 | 4 | 2,5 | ||||
Số câu | 1,5 | 6 | 1,5 | 6 | 0,5 | 4 | 0,5 | 5 | 16 | 21 | ||
Điểm số | 1,5 | 1,5 | 2,5 | 1,5 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 6 | 4 | 10 | ||
Tổng số điểm | 3 | 4 | 2 | 1,0 | 21 | 10điểm |
II. BẢN ĐẶC TẢ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi | Câu hỏi | ||
TL (Số ý) | TN (Số câu) | TL (Số ý) | TN (Số câu) | |||
Sinh học Cơ thể người | Nhận biết | – Nêu được chức năng của hệ sinh dục. | ||||
– Kể tên được các cơ quan sinh dục nam và nữ. | 1 | C7 | ||||
- Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...). | ||||||
- Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...). | ||||||
- Kể được tên các tuyến nội tiết và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết. | 1 | C8 | ||||
VD |
| 1 1 | C9 C10 | |||
Sinh vật và môi trường | Nhận biết | – Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật. – Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật. – Nêu được một số đặc điểm cơ bản của quần xã (Đặc điểm về độ đa dạng: số lượng loài và số cá thể của mỗi loài; đặc điểm về thành phần loài: loài ưu thế, loài đặc trưng). | 1 | 1 | C 19 | C11 |
Thông hiểu | – Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố hữu sinh (bao gồm cả nhân tố con người). Lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
– Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn; sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, tháp sinh thái.. – Lấy được ví dụ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong quần xã. - Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của các chất trong hệ sinh thái, trình bày được khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái. – Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. – Trình bày được tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên; | 1/2 | 1 1 1 1 | C20a | C12 C13 C15 C14 | |
Vận dụng |
| 1/2 | 1 | C20 | C16 | |
Vận dụng cao | - Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương. | 1 | C21 | |||
Điện | Nhận biết | - Nêu được đơn vị cường độ dòng điện. - Biết quy ước chiều dòng điện trong mạch điện | 1 | 1 | C17a | C1 |
Thông hiểu | -Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, công tắc,bóng đèn, ampe kế. | 1 | C17b | |||
Vận dụng | - Chỉ ra được các ví dụ trong thực tế về tác dụng của dòng điện và giải thích. | 1 | C2 | |||
Nhiệt | Nhận biết | - Kể tên được ba cách truyền nhiệt. - Biết sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí | 1 | 1 1 | C18a | C4 C5 |
Thông hiểu | - Nêu được, khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật tăng. Cho ví dụ. | 1 | C3 | |||
Vận dụng | - Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật và đời sống. | 2 | 1 | C18b C18c | C6 |
Nhóm/người xây dựng | ……, ngày 02 tháng 5 năm 2024 Tổ CM duyệt |
III. ĐỀ THEO MA TRẬN
Phần 1: Trắc nghiệm (4điểm): Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đơn vị đo cường độ dòng điện là:
A. ampe (A). | B. vôn (V). | C. milivôn (mV). | D. kilôvôn (). |
Câu 2. Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện | B. Tác dụng hóa học của dòng điện |
C. Tác dụng sinh lí của dòng điện | D. Tác dụng từ của dòng điện |
Câu 3. Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật dựa vào sự thay đổi
A. Khối lượng của vật. | B. Khối lượng riêng của vật. |
C. Vận tốc các phân tử cấu tạo nên vật. | D. Nhiệt độ của vật. |
Câu 4. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?
A. Chỉ ở chất lỏng. | B. Chỉ ở chất khí. |
C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. | D. Ở cả chất lỏng, chất khí và chất rắn. |
Câu 5. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí. | B. Rắn, khí, lỏng. | C. Khí, lỏng, rắn. | D. Khí, rắn, lỏng. |
Câu 6. Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 7. Ở nam giới, chức năng của tinh hoàn là
A. Sản sinh ra tinh trùng B. Sản sinh ra nước tiểu
C. Sản sinh ra trứng D. Sản sinh ra tinh dịch
Câu 8. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?
A. Tuyến sinh dục. B. Tuyến yên.
C. Tuyến giáp. D. Tuyến tuỵ.
Câu 9. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây?
A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch
B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng
C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch
D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn
Câu 10. Phương pháp tránh thai nào dưới đây không nên áp dụng với những người có chu kì kinh nguyệt không đều?
A. Uống thuốc tránh thai B. Đặt vòng tráng thai
C. Tính ngày rụng trứng D. Sử dụng bao cao su
Câu 11. Quần thể sinh vật là:
A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
Câu 12. Đâu là nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh
A. con người, cây bàng, con trâu, nhiệt độ.
B. con gà, cây rêu tường, cá heo, con giun đất.
C. cá chép, rắn hổ mang, ánh sáng, độ ẩm.
D. nhiệt độ, con mèo, cá rô phi, cây mít.
Câu 13. Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là
A. vai trò của các loài trong quần xã.
B. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.
C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.
D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.
B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Câu 14. Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái?
A. Cây lúa → Sâu → Ếch đồng → rắn → Đại bàng.
B. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.B. Cây lúa → Rắn → Ếch đồng → sâu → Đại bàng.
C. Cây lúa → Sâu → Rắn → Ếch đồng → Đại bàng.
D. Cây lúa → Đại bằng → Ếch đồng → rắn → Sâu.
Câu 15. Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?
A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá.
B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật.
C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
D. Tăng cường công tác trồng rừng.
Câu 16: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
PhầnII. Tự luận (6 điểm)
Câu 17 (1đ):
a) Nêu quy ước chiều dòng điện trong mạch điện.
b) Vẽ mạch điện gồm 01 nguồn điện, 01 công tắc điều khiển bóng đèn, 01 ampe kế để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn.
Câu 18 (1,5đ):
a) Kể tên các hình thức truyền nhiệt và cho biết mỗi hình thức đó sảy ra chủ yếu trong chất nào?
b) Tại sao khi làm các sân bê tông hoặc đường bê tông, cứ một đoạn nhất định người ta phải tạo các khe hở nhỏ (độ rộng khe hở từ 1 - 2,5 cm)?
c) Khi bơm lốp xe căng hơi để ngoài trời nắng thường hay bị nổ lốp. Hãy giải thích?
Câu 19(1,0đ): Thế nào là quần xã sinh vật? Đặc điểm cơ bản của quần xã sinh vật?
Câu 20(1,5đ):
a. Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn các chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái. Trình bày khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái.
b. Em hãy đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng?
Câu 21(1,0đ): Qua điều tra tình hình thực tế, em hãy đưa ra bốn hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở địa phương em hiện nay. Từ đó hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác thải từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
IV. ĐÁP ÁN VÀ THANG CHẤM ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm(4điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đ.án | A | C | D | C | C | C | A | B | C | C | B | B | D | A | B | D |
PhầnII. Tự luận(6điểm)
Câu | Đápán | Điểm | ||
17 | a) Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương qua dây nối và các thiết bị tiêu thụ điện tới cực âm của nguồn điện. | 0,5 | ||
b) Vẽ đúng sơ đồ mạch điện | 0,5 | |||
18 | a) Các hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. - Chất rắn: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt; - Chất lỏng và chất khí: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu; - Chân không: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức bức xạ nhiệt. | 0,5 | ||
b) Khi làm sân bê tông, đường bê tông, cứ một đoạn nhất định, người ta phải tạo các khe hở nhỏ vì: Sân bê tông, đường bê tông được làm từ các nguyên liệu có độ dãn nở vì nhiệt khác nhau như đá, sỏi, cát, xi măng, ... Khi nhiệt độ tăng cao, đặc biệt vào mùa hè, các nguyên liệu này sẽ dãn nở khác nhau, nếu không có các khe hở, sẽ gây nên hiện tượng đường bị gồ ghề, rạn nứt, ... | 0,5 | |||
c) Vì lốp xe đạp đã bơm căng mà để xe đạp ngoài trời nắng thì không khí trong lốp xe đạp sẽ nở ra tạo ra lực rất lớn tác dụng lên lốp xe làm xe bị nổ lốp. | 0,5 | |||
19 | - Quần xã: Sv là một tập hợp các quần thể SV thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Do đó có cấu trức tương đối ổn định.VD: - Đặc điểm cơ bản của QX: + Độ đa dạng: SL loài và số cá thể trong loài. + Thành phần loài: Loài ưu thế và loài đặc trưng | 0,5 0,5 | ||
20 | a.
| 1,0 | ||
b. - Không săn bắt động vật hoang dã. - Không chặt phá rừng bừa bãi. - Tuyên truyền cho mọi người trong gia đình và làng xóm cùng thực hiện. - Báo với cơ quan chức năng khi có biểu của HT săn bắt động vật hoang dã. | 0,5 | |||
21 | - Qua điều tra tình hình thực tế, bốn hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở địa phương hiện nay: + Ở địa phương đang bị thiếu nguồn nước sinh hoạt + Ô nhiễm nước thải từ các nhà máy, khu dân cư thải ra ao, hồ... + Ô nhiễm nguồn nước ngầm do quá trình sinh hoạt khu dân cư đào bể phốt.... + Ô nhiễm nguồn nước do mưa lũ kéo dài trong tháng. - Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: + Giữ gìn cây xanh + Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên + Rút các phích khỏi ổ cắm + Sử dụng năng lượng sạch +Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle) + Giảm sử dụng túi nilon + Tận dụng ánh sáng mặt trời,... - Việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường. Nếu các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn. | 0,5 0,25 0,25 |
(Lưu ý: Mọi cách giải khác đúng đều cho điểm tối đa)
.................................................................Hết...................................................................