Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 Bài 1 Cánh diều: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
Bài giảng PowerPoint Khoa học tự nhiên 8 Bài 1 Cánh diều: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Khoa học tự nhiên 8. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8
Môn: Khoa học tự nhiên 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tiết 5,9: BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
Hình mô tả hiện tượng chất bị biến Hình chỉ mô tả sự thay đổi về tính đổi thành chất khác
chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….) NỘI DUNG BÀI HỌC II. PHÂN
I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT BIỆT BIẾN ĐỔI VẬT LÍ 1. Sự biến 2. Sự biến VÀ BIẾN đổi vật lí đổi hóa học ĐỔI HÓA HỌC
Tiết 5, 9: BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
1. Sự biến đổi vật lí PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhóm: Lớp:
1/ Quan sát thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Mô tả hiện tượng khi hòa tan sodium chloride trong cốc và hiện tượng khi cô cạn.
b) Nhận xét về trạng thái (thể) của sodium chloride.
2/ Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích?
3/ Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.
Kết luận: Biến đổi vật lí là hiện tượng …………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhóm: Lớp:
1/ Quan sát thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Mô tả hiện tượng khi hòa tan sodium chloride trong cốc và hiện tượng khi cô cạn. Tiến hành Hiện tượng
Bước 1: Lấy khoảng một thìa cafe muối ăn cho Hoà tan muối ăn vào nước thu được dung
vào cốc, sau đó thêm vào cốc khoảng 30 mL dịch đồng nhất, không màu.
nước, khuấy đều cho tới khi muối ăn tan hết.
Bước 2: Lấy ra khoảng 1 mL dung dịch muối
ăn trên cho vào bát sứ đặt trên kiềng đun có Sau khi cô cạn thu được chất rắn, màu trắng bám trên đáy bát sứ.
lưới thép, đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi cạn dung dịch.
b) Nhận xét về trạng thái của muối ăn: muối ăn là chất rắn, tan tốt trong nước, không bị nhiệt phân huỷ.
Sự biến đổi của muối
Tiết 5, 9: BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
1. Sự biến đổi vật lí
- Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước, ...
nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Ví dụ: nước hoa khuếch tán trong không khí, hoà tan muối ăn vào nước, ...
Sự biến đổi của nước. (Rắn) (Lỏng) (Khí) Chảy lỏng Bay hơi Ngưng tụ Đông đặc Nước đá Nước Hơi nước
Sự biến đổi của gỗ
Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là:
a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi
kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.
b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay
đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất c) m Đi
ới. nh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay
đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.
Tiết 5, 9: BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
1. Sự biến đổi vật lí
2. Sự biến đổi hóa học PHIẾU HỌC TẬP 2 Nhóm: Lớp:
Quan sát thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2.
……………………………………………………………………………………………………
b) Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ổng nghiệm không? Giải thích.
…………………………………………………………………………………………………..
Kết luận: Biến đổi hóa học là hiện tượng…………………………………………………. PHIẾU HỌC TẬP 2 Nhóm: Lớp:
1/ Quan sát thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2.
Sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
b) Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ổng nghiệm không? Giải thích.
Ở bước 3, mẩu nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm 2. Do ở thí nghiệm này chất ban
đầu đã bị biến đổi tạo thành chất khác, không còn những đặc tính như chất ban đầu.
Kết luận: Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
Tiết 5, 9: BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
1. Sự biến đổi vật lí
- Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước, ...
nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Ví dụ: nước hoa khuếch tán trong không khí, hoà tan muối ăn vào nước, ...
2. Sự biến đổi hóa học
- Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
Ví dụ: đốt cháy cồn, đinh sắt bị gỉ, …
Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học:
d) Đốt mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đốt, mẩu giấy vụn đã bị biến
đổi tạo thành chất khác.
e) Đun đường: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đun, đường đã bị biến đổi thành
chất khác (màu đen, mùi khét…)
g) Đinh sắt bị gỉ: Quá trình này là quá trình hoá học do phần sắt gỉ đã biến đổi thành chất
khác, không còn những đặc tính của sắt ban đầu.
Tiết 5, 9: BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
1. Sự biến đổi vật lí
- Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước, ...
nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Ví dụ: nước hoa khuếch tán trong không khí, hoà tan muối ăn vào nước, ...
2. Sự biến đổi hóa học
- Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
Ví dụ: đốt cháy cồn, đinh sắt bị gỉ, …
II. PHÂN BIỆT SỰ BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC PHIẾU HỌC TẬP 3 Nhóm: Lớp:
1/ Quan sát thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi sau:
Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy, chỉ ra giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí,
chỉ ra giai đoạn diễn ra sự biến đổi hóa học. Biết rằng nến cháy trong không khí chủ yếu tạo ra khí
carbon dioxide và hơi nước.
2/ Quan sát hình 1.3 và cho biết quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hóa học. PHIẾU HỌC TẬP 3 Nhóm: Lớp:
1/ Quan sát thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi sau:
Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy, chỉ ra giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí,
chỉ ra giai đoạn diễn ra sự biến đổi hóa học. Biết rằng nến cháy trong không khí chủ yếu tạo ra khí
carbon dioxide và hơi nước.
- Khi đốt nến (có thành phần chính là paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng
chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
2/ Quan sát hình 1.3 và cho biết quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hóa học.
- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí: nến chảy lỏng thấm vào bấc và nến lỏng chuyển thành hơi
do các giai đoạn này là sự thay đổi về trạng thái, không có sự tạo thành chất mới.
- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học: hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide
và hơi nước. Do ở giai đoạn này có chất mới được tạo thành (carbon dioxide và hơi nước).
Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học là sự tạo thành chất mới.
+ Sự biến đổi vật lí: không tạo thành chất mới.
+ Sự biến đổi hoá học: có sự tạo thành chất mới.
Tiết 5, 9: BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
1. Sự biến đổi vật lí
- Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước, ...
nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Ví dụ: nước hoa khuếch tán trong không khí, hoà tan muối ăn vào nước, ...
2. Sự biến đổi hóa học
- Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
Ví dụ: đốt cháy cồn, đinh sắt bị gỉ, …
II. PHÂN BIỆT SỰ BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
– Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước,...nhưng vẫn giữ
nguyên là chất ban đầu.
– Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
1. Băng tan ở Bắc cực 2. Ống nước han gỉ
3. Đốt nhiên liệu trong các nhà máy
và đốt rác thải bừa bãi..
Sự biến đổi chất có hại
4. Qúa trình quang hợp 5. Cưa, bào gỗ đóng bàn ghế 6. Lên men lactic làm sữa chua 05/23/2024
Sự biến đổi chất có lợi
Câu 1. Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng hóa học?
A. Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được
B. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục
C. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng
D. Nhựa đường đun ở nhiệt độ cao thì nóng chảy
Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lí?
A. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ
B. Quá trình quang hợp của cây xanh..
C. Sự đông đặc ở mỡ động vật.
D. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.
Câu 3. Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hóa học với biến đổi vật lí là sự
A. thay đổi về trạng thái của chất.
B. thay đổi về hình dạng của chất. C. xuất hiện chất mới.
D. thay đổi về màu sắc của chất.
Câu 4: Cho các hiện tượng sau đây:
1) Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước.
2) Cho nước vào tủ lạnh được nước đá.
3) Hiện tượng quang hợp của cây xanh.
4) Cô cạn nước muối được muối khan.
Biến đổi hóa học gồm A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 3. D. 2, 4.
Câu 5: Cho các hiện tượng sau :
1) Hòa tan đường vào nước được dung dịch nước đường có vị ngọt
2) Hòa tan muối vào nước được dung dịch nước muối có vị mặn
3) Cho kim loại natri vào nước thu được dung dịch bazo và khí hidro
4) Đường cháy tạo thành than và hơi nước.
Các biến đổi hóa học là A. 1 và 2 B. 3 và 4 C. 2 và 4 D. 2 và 3
Câu 6: Trong các hiện tượng sau đâu là biến đổi vật lí?
1) Vào mùa hè, băng ở 2 cực tan dần.
2) Quần áo mới giặt phơi ngoài nắng một thời gian khô lại.
3) Nung đá vôi thành vôi sống.
4) Mỡ để trong tủ lạnh đông và rắn lại.
5) Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột màu trắng biến thành cacbon màu đen.
6) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục. A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 5. C. 3, 5, 6. D. 1, 2, 3, 4.
Bài 1.1 trang 5 Sách bài tập KHTN 8: Trong các quá trình dưới đây, quá trình nào có sự biến
đổi vật lí quá trình nào có sự biến đổi hóa học?
(1) Hòa tan muối ăn vào cốc nước.
(2) Châm lửa vào bấc đèn cồn, bấc đèn cồn cháy.
(3) Cô cạn nước muối thu được muối khan.
(4) Đốt cháy gas để đun nấu. (5) Đốt cháy nến.
(6) Kết tinh nước biển để thu được muối ăn. Lời giải:
- Các quá trình biến đổi vật lí: (1), (3), (6). Do các quá trình này không có sự tạo thành chất mới.
- Các quá trình biến đổi hóa học: (2), (4), (5). Do các quá trình này có sự tạo thành chất mới.
Bài 1.2 trang 6 Sách bài tập KHTN 8: Một đầu bếp thắng đường (đun
đường) để làm nước màu trong chế biến các món ăn như cá kho, thịt kho
tàu,... Quá trình đó được chia thành các giai đoạn sau:
(1) Cho đường vào chảo, đường từ từ nóng chảy.
(2) Đưòng chuyển màu từ trắng thành vàng nâu, sang đỏ rồi tới đen.
(3) Cho nước vào chảo để hoà tan các chất.
Hẫy cho biết ở giai đoạn nào xảy ra sự biến đổi vật lí, ở giai đoạn nào xảy ra sự biến đổi hoá học. Lời giải:
Giai đoạn diễn ra sự biến đổi hóa học: (2) do có sự tạo thành chất mới.
Các giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí: (1), (3) do không có sự tạo thành chất mới.
Bài 1.3 trang 6 Sách bài tập KHTN 8: Dưới đây là sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng
của nhà máy nhiệt điện (hình 1.1).
Quy trình đó được mô tả thành bốn giai đoạn như sau:
(1) Đốt nhiên liệu (than, khí đốt,...).
(2) Nước lỏng bay hơi và được nén ở áp suất cao.
(3) Hơi nước làm quay tuabin của máy phát điện.
(3) Cơ năng được máy phát điện chuyển hoá thành điện năng.
Trong các giai đoạn trên, những giai đoạn nào có kèm theo sự biến đổi vật lí?
A. (1) và (2). B. (2), (3) và (4). C. (3) và (4). D. (1), (3) và (4).
Bài 1.4 trang 6 Sách bài tập KHTN 8: Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Quá trình cho vôi sống (CaO) vào nước tạo thành nước vôi trong (Ca(OH) ) là sự biến 2 đổi vật lí .
(2) Khi đốt, nến (paraffin) nóng chảy thành paraffin lỏng, rồi chuyển thành hơi. Hơi paraffin
cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. Các quá trình diễn ra ở trên đều có sự biến đổi hoá học.
(3) Giũa thanh sắt thu được mạt sắt là sự biến đổi vật lí.
(4) Trứng gà (vịt) để lâu ngày bị ung là sự biến đổi hoá học.
(5) Quá trình chuyển hoá lipid (chất béo) trong cơ thể người thành glycerol và acid béo là sự biến đổi vật lí. Các phát biểu đúng là:
A. (3) và (4). B. (4) và (5). C. (2) và (4). D. (1), (2) và (3).
Bài 1.5 trang 7 Sách bài tập KHTN 8: Sự hình thành mưa tuyết gồm các giai đoạn sau:
(1) Nhiệt lượng từ Mặt Trời làm nước từ các đại dương bốc hơi vào khí quyển.
(2) Hơi nước ở nơi có nhiệt độ thấp ngưng tụ thành mây gồm các hạt nước nhỏ li ti.
(3) Những hạt nước nhỏ li ti kết hợp với nhau, gia tăng kích thước và rơi xuống thành mưa.
(4) Nếu thời tiết lạnh giá, nước mưa hoá rắn thành tuyết.
(a) Sự biến đối vật lí của hơi nước biến thành nước lỏng xảy ra ở giai đoạn nào?
A. (2). B. (1). C. (3). D. (4).
(b) Ở giai đoạn nào, nước chỉ tồn tại ở thế lỏng?
A. (2). B. (1). C. (3). D. (4). Lời giải:
a) Đáp án đúng là: A
Sự biến đối vật lí của hơi nước biến thành nước lỏng xảy ra ở giai đoạn (2). b) Đáp án đúng là: C
Ở giai đoạn (3), nước chỉ tồn tại ở thể lỏng.
Bài 1.6 trang 7 Sách bài tập KHTN 8: Quá trình nung vôi gồm các giai đoạn như sau:
(1) Than đá được đốt cháy bởi không khí để cung cấp nhiệt.
(2) Ở nhiệt độ cao, đá vôi phân huỷ thành vôi sống và khí carbon dioxide.
(3) Khí carbon dioxide bay ra và khuếch tán vào khí quyển.
(4) Nhiệt lượng lò vôi toả ra làm nóng môi trường xung quanh.
(a) Các quá trình nào xảy ra sự biến đổi hoá học?
(b) Theo em, trong đời sống và sản xuất, vôi sống thường được dùng để làm gì? Lời giải:
a) Các quá trình xảy ra sự biến đổi hoá học là: (1), (2).
b) Trong đời sống và sản xuất, vôi sống thường được dùng để làm vật liệu xây dựng, làm khô
một số hoá chất trong phòng thí nghiệm, khử chua cho đất …
Bài 1.7 trang 7 Sách bài tập KHTN 8: Quá trình tôi vôi gồm các giai đoạn như sau:
(1) Cho vôi sống vào nước, vôi sống kết hợp với nước tạo thành vôi tôi.
(2) Nhiệt lượng toả ra làm nước sôi.
(3) Một phần vôi tôi tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.
(4) Dung dịch nước vôi ở bề mặt hố vôi hấp thụ khí carbon dioxide tạo thành đá vôi.
a) Các quá trình nào xảy ra sự biến đổi vật lí?
b) Khi tôi vôi, phản ứng toả nhiệt rất mạnh; vì vậy, rất nguy hiểm nếu không
may bị ngã vào các hố vôi còn nóng. Em hãy đề xuất những giải pháp để
đảm bảo an toàn tại các hố vôi. Lời giải:
a) Các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí: (2), (3).
b) Khi tôi vôi trong các hố vôi, phản ứng toả nhiệt rất mạnh vì vậy rất nguy
hiểm nếu không may bị ngã vào các hố vôi tôi. Đế đảm bảo an toàn tại các
hố vôi cần rào chắn cẩn thận, ghi cảnh báo và tôi vôi xa khu vực dân cư,...
Bài 1.8 trang 8 Sách bài tập KHTN 8: Quá trình làm muối gồm các giai đoạn như sau:
(1) Cho nước biển chảy vào ao cạn làm “đùng”.
(2) Tát nước từ đùng lên sân trên gọi là “ruộng chịu”, phơi nắng làm bay hơi
nước để tăng độ mặn.
(3) Tháo nước mặn xuống sân dưới gọi là “ruộng ăn” để muối bắt đầu kết tinh.
(4) Khi nước cạn, muối đóng thành hạt thì cào muối thành gò để làm khô muối.
a) Ở giai đoạn nào, muối ăn từ dung dịch chuyển sang trạng thái rắn?
A. (3). B. (1). C. (2). D. (4).
b) Có bao nhiêu giai đoạn được tiến hành nhằm mục đích làm bay hơi nước?
A. (2). B. (3). C. (4). D. (1). Lời giải:
a) Đáp án đúng là: D
Ở giai đoạn (4) muối từ trạng thái dung dịch chuyển sang trạng thái rắn. b) Đáp án đúng là: A
Có 2 giai đoạn được tiến hành nhằm mục đích làm bay hơi nước đó là giai đoạn (2) và (4).
Bài 1.9 trang 8 Sách bài tập KHTN 8: Hiện nay khí gas thường được dùng làm nhiên liệu để
đun nấu. Các quá trình sử dụng bình khí gas diễn ra như sau:
(1) Các khí gas (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.
(2) Khi mở khoá, gas lỏng trong bình chuyển hoá lại thành hơi và bay ra.
(3) Hơi gas bắt lửa và cháy trong không khí, tạo thành khí carbon dioxide và nước.
(4) Nhiệt lượng toả ra làm nước trong xoong/ nồi nóng dần.
Ở giai đoạn nào có xảy ra sự biến đổi hoá học?
A. (1). B. (4). C. (2). D. (3).
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Sự biến đổi của nước.
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24
- Slide 25
- Slide 26
- Slide 27
- Slide 28
- Slide 29
- Slide 30
- Slide 31
- Slide 32
- Slide 33
- Slide 34
- Slide 35
- Slide 36
- Slide 37
- Slide 38
- Slide 39
- Slide 40
- Slide 41