Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 Bài 43 Kết nối tri thức: Quần xã sinh vật
Bài giảng PowerPoint Khoa học tự nhiên 8 Bài 43 Kết nối tri thức: Quần xã sinh vật hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Khoa học tự nhiên 8. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8
Môn: Khoa học tự nhiên 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kể tên các quần thể có trong rừng mưa nhiệt đới?
Rừng mưa nhiệt đới Quần thể sâu Quần thể hổ Quần thể kiến
Quần thể dương xỉ Quần thể rêu Quần thể nấm
I/ Thế nào là một quần xã sinh vật?
Các quần thể sinh vật trong H 43.1 có những mối quan hệ nào ?
- Quan hệ cùng loài : Hỗ trợ Cạnh tranh
- Quan hệ khác loài : Hỗ trợ : Cộng sinh ,hội sinh
Đối địch : Cạnh tranh, kí sinh-
nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác
Thế nào là quần
xã sinh vật?
I/ Thế nào là một quần xã sinh vật?
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc
nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định
và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau .
Một số quần xã sinh vật Quần xã rừng hàn đới Quần xã hoang mạc Quần xã rạn san hô Quần xã đồng cỏ xavan
Trong các VD sau, VD nào được gọi là quần xã sinh vật? Giải thích?
VD : Trong một bể cá cảnh có nhiều loài cá khác nhau. 1
VD : Xác của một con thú bắt đầu phân hủy. 2
VD : Trong sản xuất nông nghiệp mô hình V.A.C ( vườn, ao, 3 chuồng).
VD : Không phải là quần xã sinh vật, vì các sinh vật không có mối 1
quan hệ gắn bó mà chỉ là ngẫu nhiên thả chung với nhau.
VD : Là quần xã sinh vật, vì nó tập hợp nhiều quần thể sinh vật 2
khác loài ( vi khuẩn, nấm, côn trùng, …) giữa chúng có mối quan hệ sinh thái.
VD : Là quần xã sinh vật nhân tạo vì các quần thể trong quần xã 3
này có mối quan hệ với nhau.
- Quần xã ổn định: vài trăm năm, vài chục năm ( quần xã rừng nguyên sinh…)
- Quần xã chu kì: vài ngày, vài giờ.( quần xã trên xác con thú hay trên một thân cây mục )
II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã:
VD: Quần xã trên cạn, thực vât có hạt là loài ưu thế hơn vì là
sinh vật tự dưỡng cung cấp thức ăn, nơi ở cho động vật, ảnh
hưởng tới khí hậu.
Loài đặc trưng Xương rồng chai Sếu đầu đỏ Sao la Cá Cóc Tam Đảo
II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã:
Quần xã có đặc trưng về độ đa
dạng và thành phần loài.
+ Độ đang dạng: mức độ phong
phú về loài và số lượng cá thể mỗi loài
+ Thành phần loài: loài ưu thế và loài đặc trưng.
Bài tập: Trên thảo nguyên, trong số các loài: cỏ, động vật móng
guốc, các loài chim ăn thịt, sư tử, linh miêu …loài nào là loài ưu thế,
loài nào là loài đặc trưng?
+ Loài ưu thế: động vật móng guốc + Loài đặc trưng: cỏ
III. Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã
Đốt rừng làm nương rẫy Chặt phá rừng
Săn bắt, mua bán động vật hoang dã Quá trình đô thị hóa quá nhanh, thiếu quy hoạch
Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật hoang dã Trồng cây gây rừng Tuần tra bảo vệ rừng
III. Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã
- Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã.
- Cấm săn bắt động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
- Trồng rừng ngập mặn ven biển. - Phòng chống cháy rừng. LUYỆN TẬP
1/ Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã là:
a/ Một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau,
cùng sống trong một không gian xác định
b/ Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
c/ Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng
d/ Một tập hợp những cá thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định
2. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là: A. cá cóc B. cây cọ C. cây sim D. bọ que
3. Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống
trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng
sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng
sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau,
cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối
quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau 1.Kiến thức -Học bài và nắm vững:
+ Khái niệm quần xã sinh vật . Lấy được ví dụ.
+ Các dấu hiệu điển hình của quần xã.
+ Biện pháp bảo vệ đa dạng snh học trong QX 2.Bài tập
- Hoàn thành các bài tập SBT 3.Chuẩn bị bài sau
- Xem trước nội dung bài: Hệ sinh thái
- Tìm hiểu về lưới thức ăn, chuỗi thức ăn.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23