Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 Bài Cánh diều: Bài tập chủ đề 6
Bài giảng PowerPoint Khoa học tự nhiên 8 Bài tập chủ đề 6 hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Khoa học tự nhiên 8. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8
Môn: Khoa học tự nhiên 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 6
Bài tập 1: Cùng một vật, vào mùa đông hay
vào mùa hè vật có nội năng lớn hơn? Vì sao? Trả lời:
Cùng một vật, vào mùa hè vật có nội năng
lớn hơn so với nội năng của vật vào mùa
đông vì mùa hè nhiệt độ cao hơn nhiều so
với mùa đông nên vật nhận năng lượng
nhiệt từ môi trường nhiều hơn làm vật
cũng nóng lên nhiều hơn, khiến các phân
tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn.
Bài tập 2: Khi một chất khí bị đốt nóng, các phân tử của nó sẽ
thu được năng lượng. Giả sử có thể nhìn thấy các phân tử của
khí nóng và khí lạnh (ở cùng áp suất), em sẽ thấy sự khác biệt
nào trong chuyển động của chúng? Trả lời:
Các phân tử khí nóng sẽ có chuyển động nhanh hơn và
hỗn loạn hơn trong không gian, do đó sự va chạm giữa các
phân tử khí sẽ cường độ hơn và tần suất hơn so với khí lạnh.
Bài tập 3: Đun ấm nước trên bếp điện. Mô tả và giải thích những quá
trình truyền nhiệt xảy ra trong thời gian đun. Trả lời:
Khi đun ấm nước trên bếp điện, quá trình truyền nhiệt xảy ra theo 2 cơ chế chính là
dẫn nhiệt, và đối lưu.
- Dẫn nhiệt: Vỏ ấm làm bằng kim loại giúp ấm truyền
nhiệt từ đáy ấm lên thân ấm và toàn bộ ấm, đồng thời
truyền nhiệt vào nước bên trong ấm (mặc dù nước là
chất lỏng dẫn nhiệt kém).
- Đối lưu: lớp nước ở sát đáy ấm được làm nóng trước, nở
ra, có khối lượng riêng nhỏ hơn di chuyển lên phía trên,
lớp nước lạnh ở phía trên có khối lượng riêng lớn hơn
nên nặng hơn di chuyển xuống phía dưới. Lớp nước này
tiếp tục được đáy nồi làm nóng, lại nở ra, di chuyển lên
phía trên. Cứ như vậy, tạo thành dòng đối lưu, giúp toàn
bộ nước trong ấm được làm nóng đến khi sôi.
Bài tập 4: Vào những ngày hè nắng nóng, ở trong những ngôi nhà
được xây bằng tường mỏng, xung quanh không có cây che, đóng kín
cửa sổ ở mọi hướng ta thấy rất nóng. Nếu mở các cửa sổ ở mọi hướng
thì ta có thể thấy mát hơn không? Vì sao? Trả lời:
- Nếu mở các cửa sổ ở mọi hướng thì ta có thể thấy
mát hơn vì không khí ở bên ngoài có nhiệt độ thấp
hơn sẽ tràn vào, tạo ra luồng gió mát thổi từ ngoài
vào trong nhà giúp ta thấy mát hơn.
- Giải thích: Trong phòng có nhiệt độ cao hơn ngoài
trời nên không khí trong phòng sẽ nóng lên nở ra, có
khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng không khí
bên ngoài nên bay lên tạo chỗ trống làm không khí
bên ngoài có khối lượng riêng lớn, nặng hơn tràn vào
bên trong. Khi tràn vào bên trong nhà, nó lại tiếp tục
bị nóng lên, nở ra, bay lên, không khí bên ngoài khác
lại tràn vào. Cứ như vậy tạo ra luồng gió mát thổi vào
trong nhà giúp ta cảm thấy mát hơn.
Câu 1: Năng lượng nhiệt của vật là:
A. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. tổng động năng của các phân tử tạo nên vật
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?
A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 3: Nội năng của vật là:
A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật
B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật
C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên C vật
âu 4: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng, nhiệt độ và nội năng: A D . . NhHiệ iệt u độ cơ của n vật ă cng àng v c à ao t đ hìộ cng ác năng phân tử của cấu t c ạo ác nên p vậthâ n chuyểtử n đ tộạ n o g c nê àng n chậm
và năng lượng nhiệt của vật càng nhỏ vì thế nội năng của vật nhỏ. vật
B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng
nhanh và năng lượng nhiệt của vật càng lớn vì thế nội năng của vật lớn.
C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm
và năng lượng nhiệt của vật càng lớn vì thế nội năng của vật lớn.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
và năng lượng nhiệt của vật càng lớn vì thế nội năng của vật lớn.
Câu 5: Trong các câu sau đây về nhiệt năng, câu nào là không đúng?
A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
C. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng của một vật thu vào
D. Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của
Câu 6: Kết luận nào sau đây về nhiệt lượng là vật. đúng?
A. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt lượng của vật càng lớn.
B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật càng lớn.
C. Vận tốc chuyển động nhiệt càng lớn thì nhiệt lượng vật càng lớn.
D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 7: Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì
A. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
B. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.
C. nội năng của vật giảm.
D. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ vật càng thấp.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
D. Không phải lúc nào cũng có động năng.
Câu 9: Câu nào sau đây đúng:
A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt
đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
C. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. Nhiệt lượng là phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi
Câu 10: Chọn câu sai.
trong quá trình thực hiện công.
A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
B. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này
đến hạt khác trong vật đó khi chúng va chạm nhau.
C. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sống và kĩ
thuật, ta chỉ cần dẫn nhiệt tốt.
D. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những
nhiện tượng trong tự nhiên. Câu 11: Đối lưu là:
A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí
Câu 12: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí. B. Bằng sự đối lưu. C. Bằng bức xạ nhiệt.
D. Bằng một hình thức khác.
Câu 13: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự
truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không
bị nung nóng của một thanh đồng.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra
khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 14: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người
ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt. C. Để tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên.
Câu 15: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo
chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ
tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn?
Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng.
D. Các phương án đưa ra đều sai.
Câu 16: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Câu 17: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối
hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu
vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Câu 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì
nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn A. nhiều hơn- ít hơn B. nhiều hơn- nhiều hơn C. ít hơn- nhiều hơn D. ít hơn- ít hơn
Câu 19: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước
nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
Câu 20: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa
nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15