Giáo án điện tử Ngữ văn 10 Kết nối tri thức: Tìm hiểu về thể loại tuồng
Bài giảng PowerPoint Ngữ văn 10 Kết nối tri thức: Tìm hiểu về thể loại tuồng hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Ngữ văn 10. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Ngữ Văn 10
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhóm 3 Nhóm 3 - 10 C1 Khái niệm. Nguồn gốc. Đặc điểm. TUỒNG Đạo cụ. NỘI DUNG 1: Tuồng là gì? NỘI DUNG 1
Tuồng là loại hình nghệ thuật sân
khấu cổ truyền đặc sắc của Việt
Nam được hình thành trên cơ sở
ca vũ nhạc và các trò diễn xướng
dân gian vốn có từ lâu đời và rất
phong phú của dân tộc Việt Nam
Khác với các loại hình sân khấu khác như
chèo, cải lương, Tuồng mang theo âm
hưởng hùng tráng với những tấm gương
nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại
nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con
người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia
đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc
trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có
thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng. NỘI DUNG 2:
Nguồn gốc của Tuồng. NỘI DUNG 2
Tuồng ra đời từ thế kỷ XVII tại Bình Định do Đào
Duy Từ dạy cho người dân nơi đây và sau đó
được lan truyền khắp cả nước. Theo lịch sử,
Đào Duy Từ (1572 – 1634) là người đầu tiên đặt
nền móng cho nghệ thuật Tuồng của nước ta khi
ông mang hình thức sân khấu này vào Đàng Trong theo chúa Nguyễn. NỘI DUNG 3:
Đặc điểm của Tuồng NỘI DUNG 3
Tuồng mang theo âm hưởng hùng
tráng với những tấm gương tận
trung báo quốc, xả thân vì đại
nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử
của con người giữa cái chung và cái
riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất
bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của Tuồng.
Thông thường để có một vở diển ra mắt công chúng, trước hết phải có kịch bản,
đạo diễn và một dàn diễn viên có tay nghề. Đặc biệt đối với tuồng đòi hỏi phải có
những đào kép chính thật xuất sắc và kịch bản phải hay mới thu hút được người
xem, cho dù khán giả chỉ là những người dân bình thường hay là các vị quan viên
chức sắc. Trong nghệ thuật biểu diển tuồng, từng động tác diễn xuất, từng câu
chữ của ca từ của người diễn viên khi thể hiện đều được bình phẩm ngay bởi
tiếng trống chầu đặt trước khán giả.
Người cầm chầu là một chức sắc trong làng hay là một vị quan viên hiểu biết về
nghệ thuật tuồng, nếu người diễn viên biểu diễn sơ suất thì người cầm chầu gõ
lên tang trống để cảnh cáo còn khi diễn xuất đạt thì tiếng trống chầu lại cất lên
với nhịp độ khác nhau tùy thuộc vào nghệ thuật diễn của từng diễn viên, và khi
tiếng trống chầu liên tục cất lên để tán thưởng thì đồng thời đây cũng chính là lúc
khán giả ném tiền lên sân khấu để thưởng cho diễn viên vì thế nên diễn viên hát
tuồng ngày xưa không bao giờ dám khinh xuất khi biểu diễn. Đặc biệt là khi tuồng
được các vua quan phong kiến đưa vào phục vụ ở triều đình thì đòi hỏi trình độ
diễn viên cho đến nội dung vở diễn đều phải được nâng cao hơn về mặt nghệ
thuật, thủ pháp và ca từ. NỘI DUNG 4:
Đạo cụ biểu diễn Tuồng NỘI DUNG 4
Đạo cụ thường được diễn viên dùng trong khi
biểu diễn và rất đa dạng về chủng loại. Nhất là
các loại binh khí như thương (giáo), kiếm
(gươm), cung, siêu (đại đao), phủ (búa), song
đao, đoản đao, côn (gậy), kích, xà mâu, chùy …
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14