Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Tiết 21 - 24 | Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức được sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Lịch Sử & Địa Lí 4
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lịch sử và địa lí (Tiết 21)
BÀI 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tiết 2: HỆ THỐNG ĐÊ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- HS mô tả được một hệ thống đê của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- HS nêu được vai trò của đê vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong trị thủy.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác,
* Phẩm chất: yêu nước, ham học hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV gọi HS nhắc lại kiến thức về dân cư và - HS trả lời
các hoạt động sản xuất truyền thống.
+ Vì sao vùng Đồng bắng Bắc Bộ có số dân
tập trung đông nhất nước ta?
+ Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà
vùng Đồng bằng Bắc Bộ phát triển hoạt động trồng lúa nước? - GV giới thiệu- ghi bài - Ghi bài
2. Hình thành kiến thức: 2.1. Tìm hiểu về đê
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm trả lời - HS thực hiện các câu hỏi: + Đê là gì?
+ Đê thường xuất hiện ở đâu? + Đê dùng để làm gì?
- GV yêu cầu nhóm trả lời và chốt kiến thức. - HS thực hiện
2.2. Hệ thống đê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình - HS thực hiện nhiệm vụ
5 và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 4:
+ Mô tả hệ thống đê sông Hồng.
+ Nêu vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV yêu cầu nhóm trình bày kết quả và chốt. - HS trình bày
- GV cho HS xem một số hình ảnh, video về - HS xem và cảm nhận
hệ thống đê sông Hồng. (lịch sử xuất hiện,
những thay đổi, biến cố xảy ra với đê, ...)
+ Link: https://youtu.be/6plCy6SEK5s
+ Lũ lụt: https://youtu.be/A2XuUrt1huc
- GV cho HS nêu cảm nghĩ cá nhân về những - HS nêu cảm nhận
gì cảm nhận được sau khi xem mỗi video.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Con hãy kể về con đê mà con có dịp nhìn - HS kể thấy.
+ Con đê đó tên là gì? Con đê dài hay ngắn?
Con đê bên dòng sông nào? Cảnh vật xung quanh nó thế nào?
- Nhắc HS về nhà hỏi chuyện người lớn về - Ghi nhớ
những con đê và kể cho mọi người nghe về bài học hôm nay.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và địa lí (Tiết 22)
BÀI 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tiết 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- HS nhớ lại kiến thức về dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đòng bằng Bắc Bộ.
- HS làm được bài tập 1 và tự tin chia sẻ thông tin, kiế thức ở bài tập 2.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác,
* Phẩm chất: yêu nước, ham học hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV gọi HS kể về một làng nghề truyền - HS trả lời
thống, một con đê mà HS biết. - GV giới thiệu- ghi bài - Ghi bài
2. Luyện tập, vận dụng: 2.1. Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào sách. - HS thực hiện
- GV cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của - HS thực hiện nhau. - GV chốt đáp án. 2.2. Vận dụng - GV nêu yêu cầu:
- HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS có cùng sản phẩm ngồi thành 1 nhóm chia sẻ cho nhau.
+ Tách nhóm cũ tạo nhóm mới gồm 4 thành
viên có những sản phẩm khác nhau chia sẻ
với các bạn về sản phẩm mà mình sưu tầm
được (hiện vật hoặc tranh ảnh...).
+ Bình chọn sản phẩm đẹp nhất trong nhóm
và đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV khen HS và có thể bổ sung thêm thông - HS lắng nghe tin.
- GV cho HS xem video một số làng nghề - HS xem và cảm nhận
truyền thống và sản phẩm của họ.
+ Link: https://youtu.be/o-vs2ax731s
- GV cho HS nêu cảm nghĩ cá nhân về những - HS nêu cảm nhận
gì cảm nhận được sau khi xem mỗi video.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Con hãy kể về làng nghề con có dịp đến - HS kể thăm.
- Nhắc HS về nhà hỏi chuyện người lớn về - Ghi nhớ
những sản phẩm truyền thống và kể cho mọi
người nghe về bài học hôm nay.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và địa lí (Tiết 23)
BÀI 10: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tiết 1: LÀNG QUÊ TRUYỀN THỐNG VÀ NHÀ Ở) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- HS tìm hiểu lịch sử thông qua việc mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê
truyền thống và nhà ở của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác,
* Phẩm chất: yêu nước, giữ gìn truyền thống, ham học hỏi, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 tr.46 - HS trả lời
và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Quan sát bức tranh và dựa vào hiểu biết
của em, hãy giới thiệu một số nét văn hoá
tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho - Lắng nghe HS:
+ Nét văn hóa tiêu biểu ở vùng Đồng bằng
Bắc Bộ là có các làng quê truyền thống đặc trưng của vùng. - GV giới thiệu- ghi bài - Ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
2.1. Tìm hiểu về làng quê truyền thống
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm - HS thực hiện
vụ: Đọc thông tin (SGK tr.47) và quan sát
các hình từ 2 đến 4, mô tả một số nét văn hoá
nổi bật của làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV gọi đại diện 1 – 2 HS lên trình bày - HS trình bày trước lớp.
- GV cho mỗi nhóm HS lựa chọn một không - HS hoạt động nhóm
gian văn hoá để chia sẻ với các bạn.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS. - HS lắng nghe.
+ Hình 2. Cổng làng Đường Lâm (thành phố
Hà Nội): Đây là hình ảnh một trong những
cổng làng tiêu biểu ở làng quê vùng Đồng
bằng Bắc Bộ. Cổng làng là cửa ngõ ra vào
làng, bên cạnh có cây đa toả bóng mát, nơi
người dân dừng chân nghỉ ngơi, cũng là nơi
trẻ em tụ tập cùng vui đùa, hóng mát,...
+ Hình 3. Giếng nước ở Hoa Lư (tỉnh Ninh
Bình): Đây là hình ảnh một trong những
giếng làng truyền thống ở Đồng bằng Bắc Bộ
vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Giếng
làng thường to, rộng, nằm ở vị trí giao thông
thuận tiện của làng. Giếng nước là nơi cung
cấp nước sinh hoạt, đồng thời cũng là nơi
tắm, giặt của nhiều người dân trong làng.
+ Hình 4. Đình làng Đình Bảng (tỉnh Bắc
Ninh): Đây là một trong những ngôi đình cổ
kính nhất của đất Kinh Bắc ở thành phố Từ
Sơn (tỉnh Bắc Ninh) vẫn còn giữ được
nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đình được
xây dựng vào đầu thế kỉ XVIII, thờ các vị
Thành hoàng gồm: Cao Sơn đại vương (thần
Núi), Thuỷ Bá đại vương (thần Nước) và
Bách Lệ đại vương (thần Đất) cùng các vị
thần có công lập làng. Đình có sân rất rộng,
bằng phẳng, là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá chung của làng.
2.2. Tìm hiểu về nhà ở
- GV tổ chức HS hoạt động theo hình thức
- HS thực hiện nhiệm vụ
cặp đôi, giao nhiệm vụ cho HS: Khai thác
thông tin (SGK tr.48) và hình ảnh trong mục, em hãy:
+ Mô tả nét chính về nhà ở truyền thống của
người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cho biết nhà ở hiện nay của người dân
vùng Đồng bằng Bắc Bộ có điểm gì khác với nhà ở truyền thống?
- GV yêu cầu nhóm trình bày kết quả và chốt: - HS trình bày
+ Hình 5: Nhà ở truyền thống vùng Đồng
bằng Bắc Bộ: Đây là hình ảnh ngôi nhà
truyền thống ở huyện Chương Mỹ (thành phố
hà Nội) hiện nay vấn được lưu giữ. Trước
đây, ngôi nhà truyền thống ở vùng Đồng
bằng Bắc Bộ thường được đắp bằng đất hoặc
xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà
thường có ba gian hoặc năm gian tùy vào
điều kiện kinh tế và các thành viên trong gia
đình. Gian chính là nơi thờ cúng và tiếp
khách. Hai gian bên gọi là buồng, dùng làm
phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ
dùng, ...Những tấm liếp trước hiên nhà được
đan bằng tre, nứa, ... đẻ che nắng, mưa.
+ Hình 6: Nhà ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
hiện nay: Đây là hình ảnh những ngôi nhà ở
hiện nay của người dân thôn Tầm Tang
(huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). HÌnh
ảnh cho thấy sự khác biệt với ngôi nhà truyền
thóng, nhà ở được xây bằng gạch, nhiều tầng, khang trang, hiện đại.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- - GV cho HS so sánh hình ảnh hai bức hình - HS kể
với nhà ở hiện tại của HS và kể cho cả lớp
nghe. (nhà chung cư, nhà biệt thự, nhà vườn, ...)
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và địa lí (Tiết 24)
BÀI 10: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tiết 2: LỄ HỘI + LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- HS tìm hiểu các lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Ôn tập các kiến thức về văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác,
* Phẩm chất: yêu nước, giữ gìn truyền thống, ham học hỏi, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV hỏi HS kiến thức cũ: - HS trả lời
+ Nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay của
người dân vùng Đồng bằng ắc Bộ có gì khác nhau?
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho - Lắng nghe HS:
+ Nét văn hóa tiêu biểu ở vùng Đồng bằng
Bắc Bộ còn được thể hiện qua các lễ hội. - GV giới thiệu- ghi bài - Ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
2.1. Tìm hiểu về lễ hội
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm - HS thực hiện
vụ: Khai thác thông tin, hình ảnh trong sách, hãy:
+ Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Giới thiệu một số nét chính về lễ hội truyền
thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV gọi đại diện 1 – 2 HS lên trình bày - HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS. - Lắng nghe
+ Hình 7: Hát quan họ trong hội Lim (tỉnh
Bắc Ninh): Hội Lim được coi là kết tinh độc
đáo của nền văn hoá Kinh Bắc – nơi các liền
anh, liền chị trao duyên, gửi gắm thân tình
trong những câu quan họ. Đây là hình ảnh
hội Lim được tổ chức vào ngày 8 và 9 – 2
(tức ngày 12, 13 tháng Giêng) năm 2017, tại
thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Trong 2 ngày hội, hàng nghìn du khách thập
phương về du xuân trẩy hội.
+ Hình 8: Trò chơi cờ người trong lễ hội Cổ
Loa (thành phố Hà Nội): Lễ hội Cổ Loa diễn
ra từ mồng 6 đến 18 tháng Giêng hằng năm
tại đền thờ An Dương Vương thuộc xã Cổ
Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Sau phần lễ là các trò chơi dân gian như: bắn
nỏ, đấu vật, hát tuổng... Trong đó, cờ người
là trò chơi thu hút sự quan tâm của nhiều
người. Đây là trò chơi thể hiện tinh thần thể
thao trong một cuộc đấu đẩy trí tuệ mang
đậm bản sắc dân tộc. Tham gia trò chơi cờ
người gồm 16 quân cờ tướng do nam thủ vai
và 16 quân cờ tướng do nữ thủ vai. Cả 32
quân cờ đều được tuyển chọn từ các nam
thanh, nữ tú là con cháu trong làng. Khi trò
chơi diễn ra, tiếng chiêng, tiếng trống được
khua liên hồi, cờ xí, võng lọng bay phấp
phới, cùng với áo mão của “ba quân tướng sĩ,
tái hiện lại hình ảnh triều đình, vua quan thời phong kiến.
- GV gọi HS chia sẻ về những lễ hội ở địa - HS hoạt động nhóm
phương cùng các hoạt động trong lễ hội đó.
2.2. Luyện tập, vận dụng
- GV tổ chức HS hoạt động theo hình thức
- HS thực hiện nhiệm vụ
cặp đôi, giao nhiệm vụ cho HS: Hoàn thành bảng:
Một số nét văn hóa Đặc điểm Làng quê truyền thống
Có cổng làng, giếng nước, đình làng, cây đa, … Nhà ở
Đắp đất hoặc xây gạch, có nhiều gian,
gian giữa để thờ cúng và tiếp khách
và các gian bên cạnh là buồng. Lễ hội Có nhiều lễ hội
- GV yêu cầu nhóm trình bày kết quả. - HS trình bày
- GV cho HS ngồi thành nhóm chia sẻ với - HS chia sẻ trong nhóm
nhau về hình ảnh các lễ hội mà mình sưu tầm được.
- Yêu cầu các nhóm bình chọn lễ hội đặc sắc - HS chia sẻ trước lớp.
nhất để trình bày và chia sẻ trước lớp.
3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV cho HS xem video: - HS xem video
+ Nhà ở: https://youtu.be/S8VJahmgeHg
+ Lễ hội: https://youtu.be/BHnmkujJKGs
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................