Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Tiết 35 - 38 | Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức được sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Lịch Sử & Địa Lí 4
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lịch sử và Địa lí (Tiết 35)
Bài 15: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT *Năng lực đặc thù:
- Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí và một số địa danh tiêu
biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng,...) của vùng Duyên hải miền Trung.
- Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc
điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Duyên hải miền Trung. * Năng lực chung:
- Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc trình bày đặc
điểm thiên nhiên của vùng Duyên hải miền Trung. * Phẩm chất:
- Yêu nước, yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi; Lược đồ địa hình vùng Duyên hải miền Trung. - HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần - HS đọc thông tin trong SGK, phát
khởi động và trả lời câu hỏi: Em hãy biểu, chia sẻ.
trình bày một câu thơ hoặc câu hát về
dãy Trường Sơn mà em biết ?
- GV nhận xét, kết luận, giới thiệu, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức (Khám phá)
*Hoạt động 1: Vị trị địa lí (Làm việc nhóm đôi)
- GV GV yêu cầu HS quan sát hình 2,
đọc thông tin trong mục 1 và trả lời - HS đọc thông tin trong SGK, quan các câu hỏi sau:
sát các hình 2 và thực hiện yêu cầu.
+ Xác định vị trí của vùng Duyên hải - HS thảo luận.
miền Trung trên lược đồ ?
+ Đọc tên các vùng, quốc gia tiếp
giáp với vùng Duyên hải miền Trung?
- GV mời đại diện các nhóm lên bảng - Đại diện các nhóm trình bày.
trình bày kết quả, kết hợp chỉ trên lược đồ.
- GV và HS nhận xét, kết luận: Vùng - HS lắng nghe.
Duyên hải miền Trung tiếp giáp với
các quốc gia Lào, Cam-pu-chia; tiếp
giáp các vùng: Trung du và miễn núi
Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Tây
Nguyên, Nam Bộ. Vùng Duyên hải
miền Trung có vị trí là cầu nối giữa
các vùng lãnh thổ phía bắc và phía
nam của nước ta. Ngoài phần lãnh thổ
đất liền, vùng còn có phần biển rộng
lớn với nhiều đảo, quần đảo, trong đó
có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa. Các đảo và quần đảo có
vai trò rất quan trọng trong việc bảo
vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển của nước ta.
- GV mời chỉ vị trí 2 quần đảo trên - HS thực hiện. bản đồ.
*Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên (Làm việc nhóm) a) Địa hình
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc - HS đọc thông tin trong SGK, quan
thông tin mục 2a để thực hiện các sát hình 2 và thực hiện yêu cầu theo nhiệm vụ sau: nhóm.
+ Xác định trên lược đối dãy núi
Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo
Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Nêu đặc điểm của đồng bằng ở
vùng Duyên hải miền Trung?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm lên bảng chỉ vị kết quả.
trí các đối tượng địa lí theo yêu cầu 1.
- GV và HS nhận xét, cùng cấp thêm
thông tin về các địa danh cần xác định.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày - HS nối tiếp trình bày. kết quả yêu cầu 2.
- GV và HS nhận xét, kết luận: Địa - HS lắng nghe.
hình của vùng duyên hải miền Trung
có sự khác biệt từ tây sang đông: Phía
tây là địa hình đồi núi. Phía đông là
các dải đồng bằng nhỏ, họp. Ven biển
thường có các cồn cát, đầm phá.
- GV có thể mở rộng cho HS: Ở vùng
Duyên hải miền Trung có một số
nhánh núi dầm ngang ra biển (dãy
Hoành Sơn, dãy Bạch Mã,..), chia cắt
các đồng bằng ở ven biển.
- GV cũng cần giải thích và cung cấp
thêm cho HS các hình ảnh, video về
cồn cát, đầm phá ở vùng Duyên hải miền Trung.
- GV mời HS đọc Mục Em có biết.
- HS đọc, quan sát hình 3 – SGK.
+ Em biết gì về đầm phá Tam Giang – - HS phát biểu. Câu Hai ? b) Khí hậu * HS làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục - HS làm việc với SGK, suy nghĩ,
2b, để thực hiện nhiệm vụ sau: Cho phát biểu.
biết những nét chính về khí hậu của
vùng Duyên hải miền Trung ?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày - HS trình bày kết quả thảo luận. kết quả.
- GV và HS nhận xét, kết luận:
- HS lắng nghe, nhắc lại.
+ Khu vực phía bắc và phía nam dãy
núi Bạch Mã có sự khác nhau về nhiệt
độ: Phân phía bắc có 1 đến 2 tháng
nhiệt độ dưới 20°C do chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc. Phần
phía nam có nhiệt độ cao quanh năm
do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Vùng có mưa lớn và bảo vào mùa
thu - đông vào mùa hạ, phía bắc có
gió Tây Nam khô nóng, phía nam có hiện tượng hạn hán.
- GV mời HS đọc Mục Em có biết.
- HS đọc Mục Em có biết – SGK.
+ Em biết gì về dãy núi Bạch Mã ? - HS phát biểu.
- GV: Gió mùa Đông Bắc trong quá
trình di chuyển từ bắc xuống nam bị
suy yếu dần, đến dãy Bạch Mã hầu
như bị chặn lại. Vì vậy mà có sự khác
biệt về khí hậu giữa phía bắc và phía
nam dây Bạch Mã. Phía bắc dãy Bạch
Mã, khí hậu có hai mùa: mùa hạ và
mùa đông; phía nam dãy Bạch Mã,
khí hậu phân hoá thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. c) Sông ngòi
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 và - HS thực hiện theo cặp.
đọc thông tin mục 2c để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Kể tên và chỉ trên lược đổ một số
sống ở vùng Duyên hải miền Trung ?
+ Nêu những đặc điểm chính của
sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung ?
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. - HS đại diện nhóm trình bày.
- GV và HS nhận xét, kết luận: Đồng - HS lắng nghe và nhắc lại.
bằng duyên hải miền Trung là vùng
có nhiều sông, phần lớn là sông ngắn
và dốc. Mùa mưa thường có lũ lụt, lũ
quét, mùa khô có tình trạng thiếu nước.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Nêu đặc điểm địa hình của vùng - HS thực hiện. miền Trung?
+ Khí hậu của vùng miền Trung có - HS thực hiện. đặc điểm gì?
+ Dãy núi Bạch Mã có ảnh hưởng thế - HS thực hiện.
nào với khí hậu ở miền Trung ?
- Nhận xét giờ học, giáo dục BVMT
thiên nhiên ở miền Trung.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và Địa lí (Tiết 36)
Bài 15: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt
động sản xuất trong vùng.
- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở
vùng Duyên hải miền Trung. * Năng lực chung:
- Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc nếu tác động của môi
trường thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất trong vùng.
- Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc đưa ra
một số biện pháp phòng, chống thiên tại ở vùng.
- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua
hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm, quan sát, phân tích và xử lí thông tin. * Phẩm chất:
- Yêu nước, yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
- Trách nhiệm với môi trường sống thông qua việc có ý thức bảo vệ môi trường,
không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi. Tranh ảnh thể hiện đặc điểm và tác động của các điều kiện
tự nhiên đối với sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung. - HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
+ Nêu đặc điểm về vị trí địa lí và tự - HS phát biểu.
nhiên của vùng miền Trung ?
+ Em biết gì về người dân vùng miền - HS phát biểu. Trung ?
+ Em biết gì về thiên nhiên vùng miền Trung ?
- GV nhận xét, kết luận, giới thiệu, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
2.1. Tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống
- GV yêu cầu HS làm việc với SGK - HS đọc thông tin mục 3 và quan sát theo nhóm câu hỏi: các hình từ 4 đến 7.
+ Nêu tác động tích cực và tiêu cực
của môi trường thiên nhiên đến đời - HS thảo luận theo nhóm 4.
sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung ?
+ Đề xuất một số biện pháp phòng,
chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày - HS các nhóm trình bày kết quả. kết quả trước lớp.
- GV và HS nhận xét, kết luận: - HS lắng nghe.
+ Tác động tích cực: Phát triển các
ngành kinh tế biển; phát triển trồng
lúa và cây công nghiệp và chăn nuôi
gia súc ở vùng đồi núi phía tây. Có
tiềm năng phát triển thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.
+ Tác động tiêu cực: Thường xuyên
xảy ra các thiên tai, lũ lụt, hạn hán, ...
+ Một số biện pháp phòng chống
thiên tai: trồng và bảo vệ rừng, dự báo
kịp thời diễn biến của các loại thiên tai, ...
- GV cho HS xem thêm 1 số hình ảnh - HS quan sát.
về tác động của môi trường ảnh
hưởng đến thiên nhiên ở miền Trung
và các giải pháp cải thiện môi, ứng phó với môi trường.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Hiện tượng lũ lụt xảy ra vào mùa - HS thực hiện.
mưa ở miền Trung gây ảnh hưởng gì đến môi trường ?
+ Em nêu các giải pháp bảo vệ môi trường biển ?
+ Vì sao người dân ở đồng bằng
duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối ? - Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và Địa lí (Tiết 37)
Bài 15: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tại. * Năng lực chung:
- Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc đưa ra
một số biện pháp phòng, chống thiên tại ở vùng.
- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua
hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm. * Phẩm chất:
- Yêu nước, yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
- Trách nhiệm với môi trường sống thông qua việc có ý thức bảo vệ môi trường,
không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, tranh ảnh sưu tầm, phiếu BT. - HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
+ Kể tên các loại cây trồng ở vùng - HS phát biểu. miền Trung ?
+ Nêu đặc điểm khí hậu vùng miền - HS phát biểu. Trung ?
- GV nhận xét, kết luận, giới thiệu, ghi bài. 2. Luyện tập
- GV cầu HS đọc yêu cầu BT, làm - HS làm việc cá nhân với phiếu BT.
việc cá nhân vào phiếu bài tập.
- GV mời HS trình bày kết quả.
- HS nối tiếp trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, chốt ý đúng: 1 – b; 2 – 4; 3 – d; 4-a
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân - HS thực hiện.
thực hiện nhiệm vụ phần vận dụng.
- GV tổ chức cho HS nêu những việc - HS chia sẻ.
có thể làm để chia sẻ với các bạn ở
vùng Duyên hải miền Trung.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
- GV liên hệ GD HS có thái độ cảm
thông, sẵn sàng có hành động chia sẻ
với người dân gặp thiên tai.
- GV cung cấp 1 số thông tin về thiệt - HS lắng nghe.
hại do thiên tai gây ra ở miền Trung
trong những năm gần đây.
- GV cho HS xem 1 số hình ảnh minh - HS quan sát. họa.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và Địa lí (Tiết 38)
Bài 16: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT *Năng lực đặc thù:
- Kế được tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân
ở vùng Duyên hải miền Trung. * Năng lực chung:
- Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc quan sát hình ảnh, đọc bằng
thông tin về dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung.
- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua
hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm, quan sát, phân tích và xử lí thông tin. * Phẩm chất:
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi; Hình ảnh, video thể hiện các hoạt động kinh tế biển của
người dân vùng Duyên hải miền Trung. - HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần
khởi động và trả lời câu hỏi: Cho biết - HS đọc thông tin trong SGK, phát
hoạt động kinh tế biển nào được tác biểu, chia sẻ.
giả nhắc đến trong đoạn thơ ?
- GV nhận xét, kết luận, giới thiệu, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức (Khám phá)
*Hoạt động 1: Dân cư (Làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1
và quan sát các hình từ 1 đến 5, làm - HS đọc thông tin trong SGK, quan
việc cá nhân và trả lời các câu hỏi sau sát các hình 2 và thực hiện yêu cầu. đây:
+ Kể tên các dân tộc sống chủ yếu ở - HS phát biểu.
vùng Duyên hải miền Trung ?
+ Kể tên một số vật dụng chủ yếu có
liên quan đến đời sống của người dân
ở vùng Duyên hải miền Trung ?
- GV và HS nhận xét, kết luận: - HS lắng nghe.
+ Một số dân tộc sinh sống ở vùng là
Kinh, Chăm, Thái, Mường, Bru-Vân Kiều...
+ Một số vật dụng gắn với hoạt động
sản xuất và đời sống của người dân ở
vùng tàu đánh cá, thuyền thúng, lưới
đánh cá, bố cào, thủng......
- GV cho HS xem thêm 1 số hình ảnh
hoặc video minh họa về các dân tộc
thiểu số ở miền Trùng và hoạt động
sản xuất của người dân nơi đây.
- GV mời HS đọc Mục Em có biết. - HS đọc.
- GV cho HS xem một số hình ảnh về - HS lắng nghe.
thuyền thúng - một vật dụng gắn bó
với đời sống và sản xuất của người
dân ở vùng Duyên hải miền Trung.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Kể tên một số dân tộc thiểu số sống - HS thực hiện.
ở miền Trung mà em biết?
- GV cho HS xem hình ảnh và thực - HS thực hiện. hiện yêu cầu:
+ Em có nhận xét gì về trang phục
của người Mường và người Chăm ở miền Trung ?
- GV đánh giá, nhận xét, liên hệ giáo - HS lắng nghe.
dục sự tôn trọng sự khác biệt của các
dân tộc về văn hóa, bản sắc của các dân tộc. - Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................