Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Tiết 43 - 46 | Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức được sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Lịch Sử & Địa Lí 4
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lịch sử địa lí
Bài 1: Cố đô Huế (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- HS xác định được vị trí Cố đô Huế trên lược đồ hoặc bản đồ.
- Miêu tả được vẻ đẹp Cố đô Huế qua hình ảnh song Hương, núi Ngự và một số công trình tiêu biểu.
- Kể lại được một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế. * Năng lực chung:
- Phát triển năng lực tìm tòi khám phá thông qua xác định được vị trí Cố đô Huế
trên lược đồ hoặc bản đồ, khai thác thông tin qua tranh ảnh, tư liệu lịch sử về Huế.
- Có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống :
thực hiện đề xuất các biện pháp để bảo tồn và giữ gìn giá trị Cố đô Huế.
- Có khả năng sưu tầm và khai thác thông tin sưu tầm tài liệu học tập. * Phẩm chất:
- Trân trọng giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử Cố đô Huế.
- Có trách nhiệm trong việc bảo vệ và quảng bá về quần thể di tích Cố đô Huế II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
- Video tranh ảnh về một số lễ hội quần thể Cố đô Huế
- Video/audio trích đoạn hoặc một bài hát Mưa trên phố Huế
- Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2.HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV trình chiếu cho HS xem video về
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe
quần thể di tích lịch sử Cố đô Huế suy GV nêu câu hỏi.
nghĩ và trả lời câu hỏi: (https://youtu.be/K1ie-Vgss-Q)
? Qua video vừa xem em biết gì về di tích - Di tích lịch sử Cố đô Huế là di lịch sử Cố đô Huế?
sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử
nằm dọc hai bên bờ sông Hương của Thành phố Huế……
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho
- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
HS: Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc sung.
hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố
Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh
Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn
hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô
của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ
1802 đến 1945. Với những giá trị mang
- HS nêu tên bài- ghi vở.
tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố
đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên
của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào
danh mục Di sản thế giới năm 1993…..GV
dẫn dắt vào giới thiệu bài - Bài 28: Cố đô Huế - GV giới thiệu - ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Khám phá vẻ đẹp Cố đô Huế - GV chia nhóm 4
- GV yêu cầu đọc sgk trang 78, quan sát - HS đọc, nêu yêu cầu
hình 2,3,4,5 - đưa hình 4 lên PP.
- Yêu cầu HS quan sát suy nghĩ cá nhân
sau đó thảo luận nhóm 4 thống nhất kết
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, quả theo gợi ý sau.
chốt câu trả lời đúng.
+ Quan sát kĩ hình 2 xác định vị trí địa lí
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp:
của Cố đo Huế trên lược đồ?
+ Hình 2 HS chỉ vị trí của Cố đo
+ Nêu những điều em biết về cảnh đẹp nổi Huế trên lược đồ và nêu: Quần thể bật của Cố đô Huế?
di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên
bờ sông Hương thuộc thành phố
Huế và một vài vùng phụ cận thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung
tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của
tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới
triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945
+ Cố đô Huế là một di tích lịch sử
với nhiều cảnh đẹp.Thành phố Huế
nằm ở dải đất miền Trung đầy nắng
gió với những công trình kiến trúc
độc đáo của Đại nội Huế…
- GV trình chiếu hình 2,3,4,5 lên màn hình - Nhóm khác nhận xét, bổ sung PP.
- GV cùng HS rút ra kết luận: Vị trí địa lí - HS lắng nghe, ghi nhớ.
và vẻ đẹp của Cố đô Huế qua video: https://youtu.be/RtDMHOF-HVg. https://youtu.be/2DHeMb9NL1Q.
- GV giới thiệu thêm cho HS về một số nét
văn hoá ở Huế (kết hợp hình ảnh)
+ Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO
công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể và
Kiệt tác Di sản truyền khẩu năm 2003.
Đây là thể loại âm nhạc được phục vụ
trong chốn cung đình ở Huế gắn liền với
các dịp quan trọng như lễ đăng cơ, lễ tang, ngày lễ tôn giáo,...
+ Nhắc đến đặc sản cố đô chắc chắn
không thể bỏ qua món Bún bò Huế. Ngay
từ trong tên gọi, món ăn này đã khẳng định
vị thế của mình trong nền ẩm thực Huế.
Bún bò Huế là một món ăn bình dị, dân dã
mà lại rất đậm đà hương vị.
+ Cơm hến xuất phát từ tầng lớp bình dân
vùng cồn Hến ven sông Hương. Về nguồn
gốc, có người cho rằng cơm hến đã xuất
hiện từ năm 1558, khi Chúa Nguyễn
Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, kéo
theo người di cư vào Đàng trong để khai
hoang lập nghiệp. Cũng có ý kiến cho
rằng, cơm hến chỉ mới xuất hiện kể từ thời
Gia Long cách đây 200 năm.
+ Chè Huế, nem lụi Huế……
HĐ2: Kể chuyện lịch sử Cố đô Huế
- GV đưa hình 6 lên màn hình (PP) yêu
- HS quan sát và thảo luận nhóm 2 cầu thảo luận nhóm 2.
- Yêu cầu HS quan sát và đọc sgk và trả - HS chia sẻ ý kiến: lời câu hởi sau:
? Em hãy cho biết tên triều đại đã tiến
- Triều đại đã tiến hành xây dựng
hành xây dựng kinh thành Huế?
kinh thành Huế là triều Nguyễn.
? Kinh thành Huế xây dựng vào thời gian
- Kinh thành Huế được xây dựng nào, trong bao lâu?
vào năm Ất Sửu (1805)….
? Em hãy đọc một câu chuyện lịch sử liên - HS chia sẻ câu chuyện lịch sử Cố quan tới kinh thành Huế?
đô Huế: Cuộc phản công Pháp ở
kinh thành Huế, Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Huế…
- GV nhận xét, tuyên dương. Rút ra kết - HS bổ sung ý kiến
luận về quá trình hình thành và phát triển
của kinh thành Huế: Tháng 4 năm Ất Sửu
(1805), triều Nguyễn khởi công xây dựng
Kinh thành. Hơn 3 vạn lính và dân phu từ
Quảng Bình đến Quy Nhơn đã được huy
động đến Huế thi công. Ðến năm 1807
thêm 80.000 binh lính ở Thanh Nghệ và
Bắc Thành được đưa vào tăng cường lao
dịch ngày đêm. Ban đầu thành đắp bằng
đất, gỗ ván bọc mặt ngoài. Năm Gia Long
17 (1818) mới cho xây gạch 2 mặt Tây và
Nam. Hai mặt Đông và Bắc xây gạch năm
1822. Ðến năm 1832, đời Minh Mạng,
việc thi công mới hoàn tất và sau đó còn
được tu bổ nhiều lần từ năm 1802 đến
1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam
thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua
nhà Nguyễn. Cũng tại đây kinh thành đã
hình thành các công trình kiến trúc lịch sử
văn hoá có giá trị tiêu biểu là kinh thành
Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công
trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua
Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
? Nêu những điều em biết về Cố đô Huế? - HS nêu. - Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
________________________________________ Lịch sử địa lí
Bài 1: Cố đô Huế (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- Đề xuất một số biện pháp (ở mức đơn giản) để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế. * Năng lực chung:
- Phát triển năng lực tìm tòi khám phá thông qua xác định được vị trí Cố đô Huế
trên lược đồ hoặc bản đồ, khai thác thông tin qua tranh ảnh, tư liệu lịch sử về Huế.
- Có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống :
thực hiện đề xuất các biện pháp để bảo tồn và giữ gìn giá trị Cố đô Huế.
- Có khả năng sưu tầm và khai thác thông tin sưu tầm tài liệu học tập. * Phẩm chất:
- Trân trọng giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử Cố đô Huế.
- Có trách nhiệm trong việc bảo vệ và quảng bá về quần thể di tích Cố đô Huế II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
- Video tranh ảnh về một số lễ hội quần thể Cố đô Huế
- Video/audio trích đoạn hoặc một bài hát Mưa trên phố Huế
- Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2.HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV kiểm tra bài cũ: - HS trả lời câu hỏi
? Nêu vị trí địa lí của Cố đô Huế?
- Di tích lịch sử Cố đô Huế là di
sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử
nằm dọc hai bên bờ sông Hương của Thành phố Huế……
? Nêu nét đẹp nổi bật Cố đô Huế?
- Huế có nhiều cảnh đẹp nổi bật
như Chùa Thiên Mụ, Sông Hương,
Đại nội Huế với nhiều món ăn ẩm
thực đặc sắc phong phú như: bánh
bột lọc, chè Huế, bún bò Huế….
? Kinh thành Huế được xây dựng vào năm - Kinh thành Huế được xây dựng
bao nhiêu, do triều đình nào xây dựng? năm Ất Sửu (1805)……
- GV đánh giá nhận xét: Trong tiết 1 các
- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
em đã được tìm hiểu về vẻ đẹp của Cố đô sung.
Huế, lịch sử xây dựng và một số câu
chuyện lịch sử gắn liền với địa danh lịch
sử này. Vậy chúng ta cần làm gì để giới
thiệu cho bạn bè năm châu biết về Cố đô
Huế và gìn giữ, bảo vệ di tích chúng ta
cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. - GV ghi bài
- HS nêu tên bài - ghi vở.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Bảo tồn và gìn giữ Cố đô Huế - GV chia nhóm 4
- GV yêu cầu đọc sgk trang 80, quan sát - HS đọc, nêu yêu cầu
hình 7- đưa hình 7 lên PP.
- Yêu cầu HS quan sát suy nghĩ cá nhân
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận,
sau đó thảo luận nhóm 4 thống nhất kết
chốt câu trả lời đúng. quả theo gợi ý sau.
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp:
? Quan sát kĩ hình 7 xem hình mô tả hoạt
+ Hình 7 là lễ khai mạc Festival động gì?
Huế năm 2018. Lễ hội này được tổ
? Nêu ý nghĩa của hoạt động đó?
chức 2 năm 1 lần. Trong lễ hội các
? Nêu những điều em biết về hoạt động
hoạt động gồm triển lãm “Trang này?
phục truyền thống” các lễ hội món
? Vì sao Cố đô Huế luôn thu hút nhiều
ăn ẩm thực văn hoá truyền thống khách thăm quan du lịch? được giới thiệu.
+ Thông qua Festival Huế nhằm
đẩy mạnh việc giới thiệu văn hóa,
đất nước và con người Việt Nam
với khu vực và thế giới, tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa của các nền văn
hóa khác, kinh nghiệm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền
thống của cả nước; góp phần tạo
dựng, bảo vệ sự đa dạng văn hóa
trong xu thế hội nhập quốc tế.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Chốt: Cố đô Huế được UNESCO vinh
danh di sản văn hoá thế giới, là điểm thăm - HS lắng nghe, ghi nhớ.
quan nổi tiếng của du khách trong nước và
quốc tế. Di sản này không chỉ có giá trị về
văn hoá lịch sử mà còn có giá trị về kinh
tế. Để gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử
hằng năm có hàng loạt các hoạt động phục
dựng và tôn tạo di sản….
HĐ2: Thực hành, luyện tập
HĐ2.1: Cách bảo tồn Cố đô Huế.
? Vì sao Cố đô Huế luôn thu hút nhiều
+ Cố đô Huế luôn là điểm hấp dẫn khách thăm quan du lịch?
của du khách trong và ngaoif nước
bởi vẻ đẹp cổ kính của kinh thành
với kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp yên
bình thơ mộng của sông Hương…. - GV đưa hình
- HS quan sát và thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu hãy cùng thảo luận nhóm 4 suy - HS chia sẻ ý kiến
nghĩ những việc nên làm và không nên
làm để bảo tồn Cố đô Huế?
- GV nhận xét, tuyên dương chốt một số - HS bổ sung ý kiến.
việc nên và không nên làm để gìn giữ và bảo vệ Cố đô Huế.
HĐ2.2: Em là hướng dẫn viên du lịch - GV yêu cầu:
+ Các em có thể vẽ tranh, thiết kế một tấm - HS chuẩn bị cá nhân.
áp phích nhằm tuyên truyền Cố đô Huế? - HS chia sẻ trước lớp:
+ Đóng vai em là một hướng dẫn viên du
VD: Đại nội Huế là một trong
lịch hãy giới thiệu cho khách thăm quan về những điểm đến quen thuộc nhất
cảnh đẹp thiên nhiên, món ăn, nét văn hoá định không thể bỏ lỡ khi ghé thăm
hoặc một di tích lịch sử của Cố đô Huế.
xứ kinh kỳ. Nơi đây lưu lại nhiều
dấu ấn của triều đình nhà Nguyễn
và từng được UNESCO công nhận
là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.
Món ăn dân dã và khó quên nhất là
cơm hến. Đó là một món ăn giản
dị, đượm đầy hương vị đồng quê
được làm từ một sản vật nằm trong
lòng con sông thị vị của xứ Huế.
Cơm hến ngon nhờ tài pha chế một
tổ hợp nhiều thành phần các loại
gia vị: rau thơm, bắp chuối, cọng
bạc hà thái nhỏ, tương ớt, mắm,
muối, me, đậu phụng giã mịn, nước
mắm tỏi, tóp mỡ và cơm trắng để
nguội. Đặc biệt là sự góp mặt của
ruốc sống, cơm hến ngon ngọt cũng chính nhờ vị ruốt này.
- HS nêu cảm nhận, đánh giá về giờ học
3.Hoạt động vận dụng trải nghiệm.
? Nêu cảm nghĩ của em sau tiết học? - HS nêu cảm nhận
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
________________________________________
Lịch sử và địa lí (Tiết 1)
Bài 19: PHỐ CỔ HỘI AN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của Phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Kể tên và mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An, có sử
dụng tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử).
- Kể được câu chuyện về một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An. * Năng lực chung:
- Phát triển năng lực nhận thức, năng lực tìm tòi khám phá thông qua các hoạt
động phát hiện kiến thức phục vụ bài học: Năng lực quan sát , năng lực khai
thác thông tin về vị trí địa lí, các công trình kiến trúc, … * Phẩm chất:
- Tôn trọng giá trị truyền thống của Phố cổ Hội An. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, tranh ảnh hoặc video clip về Phố cổ Hội An. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 SHS
tr.81 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hình dưới đây giúp em hiểu biết điều gì về + HS nêu Phố cổ Hội An?
- GV nhận xét và cho HS xem video giới + HS lắng nghe.
thiệu đôi nét về Phố cổ Hội An để dẫn dắt
vào bài mới: Bài 19: Phố cổ Hội An. 2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Phố cổ Hội An 2.1. Vị trí địa lí:
- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 - HS lắng nghe, tiếp thu. HS/nhóm).
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát - HS thảo luận theo nhóm.
hình 2 - SHS tr.82 và trả lời câu hỏi: Phố cổ
Hội An thuộc tỉnh nào. Có đặc điểm gì về mặt địa hình.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết
- HS trình bày trước lớp.
quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe,
nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ
lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách
thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.
+ Phố cổ Hội An được công nhận là một di
sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là
địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch Đà Nẵng - Hội An.
2.2. Công trình kiến trúc tiêu biểu ở Phố cổ Hội An
- GV tiếp tục tổ chức cho HS quan sát các
- HS quan sát, đọc thông tin,
hình, đọc thông tin trong mục sau đó thảo thảo luận nhóm 4.
luận theo nhóm 4 thực hiện các yêu cầu sau:
? Kể tên và mô tả các công trình kiến trúc
+ Đại diện các nhóm lên báo cáo
tiêu biểu ở phố cổ Hội An? kết quả.
- GV khuyến khích thêm HS mô tả về các + HS nêu
công trình kiến trúc khác ở Hội An mà em biết.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
- GV chiếu trên màn hình hoặc gắn trên bảng - HS quan sát tranh ảnh, video
hình ảnh một số công trình tiêu biểu (nhà cổ,
hội quán, Chùa Cầu, …), đồng thời mô tả nét
đẹp về kiến trúc của các công trình kiến trúc này.
- GV cho HS xem thêm video nói về các - HS lắng nghe, tiếp thu
công trình kiến trúc ở Hội An
- GV kết luận: Lịch sử hình thành phố cổ Hội
An gắn liền với phong cách kiến trúc truyền
thống cổ kính đầy ấn tượng. Trải qua những
tác động từ lịch sử, ảnh hưởng bởi nhiều nền
văn hóa khác nhau, phố cổ Hội An là nơi
giao hòa của nhiều kiểu kiến trúc độc đáo.
3. Luyện tập, thực hành:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó - HS thực hiện yêu cầu
thảo luận nhóm 4, HS quan sát tranh và đọc
truyền thuyết về chùa Cầu, trả lời câu hỏi:
? Kể lại câu chuyện theo cách của mình trước - Đại diện nhóm trình bày trước nhóm? lớp.
? Hình chùa Cầu được in trên tờ tiền Việt Nam có ý nghĩa gì?
? Mời đại diện các nhóm sử dụng tranh ảnh,
tư liệu kể lại truyền thuyết Chùa Cầu trước
lớp và lí giải vì sao hình chùa Cầu được in trên tờ tiền Việt Nam?
- GV chiếu trên màn hình hoặc gắn lên bảng
- HS chú ý quan sát, lắng nghe
những bức ảnh sưu tầm được về truyền
thuyết Chùa Cầu và có thể kể lại truyền
thuyết này, đồng thời lí giải việc in hình
Chùa Cầu trên đồng tiền Việt Nam là một
cách ghi nhận giá trị của di sản, cũng như
quảng bá cho di sản Chùa Cầu và phố cổ Hội An.
- GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS tìm thêm các công trình - HS nêu
kiến trúc ở Hội An mà em biết?
- GV mở rộng kiến thức: Theo em, cần làm - HS nêu.
gì để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá
trị của văn hóa Hội An?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS - HS nêu
khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để bảo
- HS khác nhận xét, bổ sung
vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hóa Hội An cần:
+ Tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của Hội An.
+ Tham gia các hoạt động để tuyên truyền về
bản sắc văn hóa Hội An.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- HS nhận xét tiết học cùng GV
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
________________________________________
Lịch sử và địa lí (Tiết 2)
Bài 19: PHỐ CỔ HỘI AN (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của Phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Lý giải được vì sao Phố cổ Hội An là điểm thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế.
- Đề xuất được những việc làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ
Hội An (ở mức độ đơn giản). * Năng lực chung:
- Phát triển năng lực nhận thức, năng lực tìm tòi khám phá thông qua các hoạt
động phát hiện kiến thức phục vụ bài học: Năng lực quan sát, năng lực khai thác
thông tin về vị trí địa lí, các công trình kiến trúc, … * Phẩm chất:
- Tôn trọng giá trị truyền thống của Phố cổ Hội An. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, tranh ảnh hoặc video clip về Phố cổ Hội An. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 6,7
SHS tr.84 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về 2 bức tranh này? + HS nêu
- GV giới thiệu về kênh hình cần khai thác ở + HS quan sát, lắng nghe. 2 hình ảnh này:
+ Hình 6: Du lịch trên sông Hoài ở Hội An.
+ Hình 7: Trùng tu nhà cổ ở Hội An.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Bài
19: Phố cổ Hội An (tiết 2). 2. Hình thành kiến thức:
2. 1: Tìm hiểu biện giá trị Phố cổ Hội An
- GV yêu cầu HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu hoạt động
- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 - HS lắng nghe, tiếp thu. HS/nhóm).
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát - HS thảo luận theo nhóm.
hình 6, 7 - SHS tr.84 và trả lời câu hỏi:
? Vì sao phố cổ Hội An là điểm thu hút nhiều
du khách trong nước và quốc tế?
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết
- HS trình bày trước lớp.
quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe,
nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS lắng nghe, tiếp thu.
Hiện nay, phố cổ Hội An bảo tồn được nhiều
giá trị văn hoá đặc sắc, nhiều công trình kiến
trúc tiêu biểu; mặt khác, chính quyền địa
phương và người dân Hội An còn tạo ra
nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như: “Đêm
phố cổ”, “Lễ hội đèn lồng”, “Du thuyền trên
sông Hoài”,… nên đã thu hút được đông đảo
khách trong nước và quốc tế.
- GV mở rộng thêm: Ngày nay, Hội An còn - HS lắng nghe, tiếp thu.
bảo tồn được rất nhiều nhà cổ có giá trị như:
Nha cổ Phùng Hưng, Đứuc An, Thái Phiên,
… Trong đó, nhà cổ Tấn Ký là đẹp nhất.
Được xây dựng từ thế kỉ XVIII, đến nay ngôi
nhà trải qua bảy thế hệ nhưng vẫn được bảo
tồn nguyên vẹn. Ngôi nhà là kết quả của sự
kết hợp ba phong cách kiến trúc Việt - Nhật –
Trung. Vật liệu trang trí trong nhà chủ yếu
bằng gỗ quý, được chạm trôt tinh xảo với các
hình ảnh ý nghĩa như: con dơi là hạnh phúc,
hòm thư là học hành đỗ đạt, quả lựu là có nhiều con cái,…
2.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị Phố cổ Hội An
- GV tiếp tục tổ chức cho HS quan sát các
- HS quan sát, đọc thông tin,
hình, đọc thông tin trong mục sau đó thảo thảo luận nhóm 4.
luận theo nhóm 4 thực hiện các yêu cầu sau:
? Nêu một số biện pháp góp phần bảo tồn và + Đại diện các nhóm lên báo cáo
phát huy giá trị phố cổ Hội An? kết quả.
? Theo em, để giữ gìn giá trị của phố cổ Hội
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ
An cần làm những việc gì? Không nên làm sung những việc gì? Tại sao?
? Phố cổ Hội An có những giá trị gì?
? Làm thế nào để phát huy những giá trị đó?
- GV tổng hợp ý kiến và nêu một số biện - HS lắng nghe
pháp thiết thực nhằm giữ gìn và phát huy giá
trị của phố cổ Hội An.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
3. Luyện tập, thực hành:
- GV yêu cầu HS quan sát bảng mô tả một số - HS thực hiện yêu cầu
công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An /SHS trang 84.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó
trao đổi thảo luận nhóm 4 lập và hoàn thành
kết quả rồi điền vào bảng.
? Nhóm em tìm được những công trình kiến
- Đại diện nhóm trình bày trước
trúc tiêu biểu nào ở phố cổ Hội An? lớp.
? Hãy mô tả lại công trình kiến trúc đó?
(Không gian, đặc điểm màu sắc, hoa văn, hoạ
tiết, năm xây dựng, các hoạt động diễn ra tại đó,...)
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm khác nhận xét, bổ
- GV chiếu trên màn hình và nhận xét, có thể sung
giới thiệu thêm về một số địa điểm công trình - HS chú ý quan sát, lắng nghe
tiêu biểu khác ở phố cổ Hội An.
? Theo em, cần làm gì để góp phần bảo tồn
- HS nêu, đề xuất ý kiến
và phát huy giá trị phố cổ Hội An?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS khác bổ sung, lắng nghe.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ đóng - HS lắng nghe hướng dẫn của
vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về
GV để thực hiện đóng vai
phố cổ Hội An. Dựa vào thông tin trong SHS
và các thông tin HS tra cứu được trong sách,
báo, internet,.. HS có thể giới thiệu về lịch
sử, nét đặc sắc về văn hoá, kiến trúc,.. của phố cổ Hội An.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước
- HS thể hiện trước lớp
lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để bảo
- HS khác nhận xét, bổ sung
vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn
hóa Hội An chính quyền địa phương đã rất
chú trọng. Bên cạnh công tác tuyên truyền và - HS lắng nghe, tiếp thu
thực hiện các giải pháp do tỉnh Quảng Nam
ban hành, mỗi người dân cũng nâng cao ý
thức bảo tồn bằng những việc làm cụ thể: tổ
chức các tour du lịch khám phá kết hợp với
vớt rác, dọn rác; hạn chế sử dụng xe cơ giới
vào phố cổ, giữ vệ sinh môi trường,…
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- HS nhận xét tiết học cùng GV
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
________________________________________