Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Tiết 47 - 50 | Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức được sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Lịch Sử & Địa Lí 4
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lịch sử và địa lí (Tiết 47)
Bài 20: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây
Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: Yêu nước, yêu thiên nhiên, có những việc làm thể hiện yêu thiên
nhiên, bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài 1. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- GV cho HS quan sát H1+2 SGK trang 85
- HS quan sát H1+2 nêu nội
+ Nêu nội dung các hình 1+2? dung
+ Hình ảnh này gợi cho em điều gì về thiên - HS trả lời 3 câu hỏi nhiên Tây Nguyên?
+ Em hãy kể về những điều em biết về Tây Nguyên.
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Gv chốt nội dung hai tranh đều nói về mảnh đất Tây Nguyên. - GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi đề bài và nêu yêu cầu cần đạt
2. Hình thành kiến thức: 2.1. Vị trí địa lí
- HS quan sát hình 3. Đọc thầm
- GV yêu cầu HS quan sát H3 đọc thầm SGK
thông tin SGK và trao đổi nhóm 2 trả lời các - HS trao đổi câu hỏi sau:
+ Xác định vị trí của Tây Nguyên trên lược đồ.
+ Kể tên các vùng và các quốc gia tiếp giáp với Tây Nguyên.
- HS lên bảng chỉ vị trí địa lí của
+ Tây Nguyên gồm mấy tỉnh, đó là các tỉnh Tây Nguyên nào? - HS nhận xét, bổ sung
- GV trình chiếu lược đồ vùng đất Tây
Nguyên, yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của Tây Nguyên.
GV lưu ý HS cách chỉ lược đồ: từ trái sang - HS trả lời câu hỏi
phải theo chiều kim đồng hồ, từ trên xuống dưới.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả hai
câu hỏi trên, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe * GV chốt:
Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta
không giáp biển gồm các tỉnh: Lâm Đồng,
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đăk Nông. Tây
Nguyên tiếp giáp với các nước, Lào, Cam –
pu – chia, tiếp giáp với các vùng Duyên hải miền Trung và Nam Bộ.
2.2. Các cao nguyên thuộc Tây Nguyên
- GV cho HS quan sát H3, nêu tên lược đồ. - HS quan sát và trả lời
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu - HS thảo luận và trả lời
hỏi: Ở Tây Nguyên có những cao nguyên nào?
- GV gọi HS trả lời, trình chiếu
GV KL: Ở Tây nguyên có các cao nguyên:
Lâm Viên, Di Linh, Play – cu, Đăk – lăk, Lâm Viên 2.2. Em có biết
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục em có biết - HS đọc SGK trang 86. - HS trả lời
+ Em có biết về địa điểm cột mốc ngã ba
biên giới giữa Việt Nam, Lào và Cam-pu- chia?
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV gọi HS nhắc lại kiến thức về vị trí địa lí - HS nhắc lại kiến thức bài học
của Tây Nguyên, các cao nguyên thuộc Tây Nguyên. - GV nhận xét tiết học - HS lắng nghe - Chuẩn bị tiết 48
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và địa lí (Tiết 48)
Bài 20: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- HS trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (địa hình, khí hậu) của Tây Nguyên.
- Nêu được nét điển hình của khí hậu thông qua đọc số liệu về lượng mưa, nhiệt
độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: Yêu nước, yêu thiên nhiên, có những việc làm thể hiện yêu thiên
nhiên, bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài tập. - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - HS trả lời
- Tây Nguyên gồm các tỉnh nào?
- Kể tên các vùng quốc gia tiếp giáp với Tây Nguyên.
+ GV gọi HS trả lời, HS nhận xét, GV nhận xét và khen ngợi - GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi đề bài vào vở và nêu YCCĐ
2. Hình thành kiến thức:
2.1. Đặc điểm thiên nhiên a. Địa hình
- GV yêu cầu HS quan sat lược đồ H3, đọc mục - HS quan sát lược đồ và thực 1 và phần chú giải hiện
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thông tin trong
mục để thực hiện nhiệm vụ. - HS thảo luận nhóm 2
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các cao nguyên ở
- Đại diện nhóm trình bày Tây Nguyên trước lớp.
+ Cho biết độ cao trung bình của các cao nguyên đó.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời trước lớp.
+ GV trình chiếu và kết luận: cao nguyên xếp
theo chiều từ Bắc xuống Nam; Kon tum, Plei
cu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
- Cho HS đọc bảng 1 thảo luận 3 câu hỏi:
- HS đọc bảng 1 và nội dung
+ Tây Nguyên có địa hình cao hay thấp? của bảng
+ Dạng địa hình chính ở Tây Nguyên là gì? - HS thảo luận theo nhóm
+ Độ cao của địa hình có sự thay đổi như thế
- HS trình bày, các nhóm khác nào từ Tây sang Đông? nhận xét, bổ sung
- Goi đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GVKL: Tây Nguyên có địa hình cao, gồm các
cao nguyên xếp tầng, cao ở phía Đông và thấp dần về phía Tây. b. Khí hậu
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành
- HS thảo luận nhóm 4 theo phiếu bài tập phiếu
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành nhiệm vụ kết quả
và yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
+ GV cho HS so sánh khí hậu của Tây nguyên - HS so sánh.
và khí hậu của Bắc Bộ và Trung Bộ.
GV chốt kiến thức khí hậu ở Tây Nguyên
+ Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20 C,
+ Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô
+ Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
Mùa khô có tình trạng thiếu nước.
3. Luyện tập, thực hành:
- GV đưa phiếu học tập và yêu cầu học sinh
- HS thực hiện yêu cầu của
thảo luận nhóm 2 trình bày đặc điểm về địa GV
hình, khí hậu ở Tây Nguyên Địa hình
...................................................... Khí hậu
.......................................................
- Đại diện nhóm trình bày
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung + GV chốt theo bảng
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV cho HS lấy các hình ảnh về một số cảnh
- HS chia sẻ ảnh đã sưu tầm
đẹp thiên nhiên Tây Nguyên chia sẻ với các bạn với các bạn
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở sự chuẩn bị - HS lắng nghe của HS ở tiết sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và địa lí (Tiết 49)
Bài 20: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- HS trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (đất đai, rừng) của Tây Nguyên.
- Nêu được vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của
người dân Tây Nguyên; đưa ra một số biện pháp để bảo vệ rừng.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: Yêu nước, yêu thiên nhiên, có những việc làm thể hiện yêu thiên
nhiên, bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu: Cho HS nghe hát bài “Rừng Tây - HS trả lời Nguyên xanh”
- Tây Nguyên có các cao nguyên nào? Nêu
đặc điểm địa hình ở Tây nguyên. - HS nhận xét
- Khí hậu Tây nguyên có mấy mùa. Đó là
những mùa nào? Nêu đặc điểm khí hậu từng mùa.
+ GV gọi HS trả lời, HS nhận xét, GV nhận xét và khen ngợi.. - GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi đề bài vào vở và đọc YCCĐ
2. Hình thành kiến thức: c. Đất
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho
- HS đọc thông tin và trả lời
biết đặc điểm đất ở Tây Nguyên.
- Gọi HS trả lời, HS bổ sung
+ GVKL: Loại đất chính ở Tây Nguyên là đất
đỏ ba dan. Đất giàu dinh dưỡng, thích hợp
cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm: - HS lắng nghe cà phê, hồ tiêu, cao su.
- Gv trình chiếu một số hình ảnh về đất đỏ ba
dan, vườn trồng cà phê, hồ tiêu,... để HS
quan sát và nắm thêm thông tin. d. Rừng
- GV chia lớp thành các nhóm 4, và thực hiện - Hs hoạt động theo nhóm và
nhiệm vụ: đọc thông tin SGK quan sat H4,5
thực hiện các hoạt động của GV. thảo luận:
+ Tên một số kiểu rừng ở Tây Nguyên có ở miền Trung nước ta.
+ Vai trò của rừng ở Tây Nguyên
+ Một số cách để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên
- Đại diện các nhóm trình bày
- Gv thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm
khác phản biện, bổ sung. - HS xem hình ảnh, video
+ GV cung cấp một số hình ảnh, video về tài - HS lắng nghe
nguyên rừng và các biện pháp bảo vệ rừng Tây Nguyên.
+ GV chốt: Tây nguyên có diện tích rừng lớn
gồm 2 kiểu rừng chính: rừng rậm nhiệt đới,
rừng rụng lá vào mùa khô (rừng khộp). Rừng
giúp giảm lũ lụt vào mùa mưa, giảm khô hạn
vào mùa khô; cung cấp sản vật có giá trị; góp
phần phát triển du lịch.Chúng ta cần có các
biện pháp bảo vệ rừng như: trồng rừng và
phục hồi rừng, thành lập các khu bảo tồn
thiên nhiên (vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển,...), tuyên truyền và vận động người
dân tham gia bảo vệ rừng,..
3. Luyện tập, thực hành:
- GV đưa phiếu học tập và yêu cầu học sinh
- HS thực hiện yêu cầu của GV
thảo luận nhóm 2 trình bày đặc điểm về đất
đai và rừng ở Tây Nguyên Đất
......................................................
- Đại diện nhóm trình bày đai Rừng
.......................................................
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV chốt về đặc điểm, vai trò và cách bảo
vệ đất và rừng Tây Nguyên
4. Vận dụng, trải nghiệm:
Liên hệ: Đất và rừng là của cải thiên nhiên,
- HS trả lời theo tư duy riêng
em cần làm gì để bảo vệ đất và rừng Tây Nguyên.
- GV chốt các việc làm bảo vệ đất và rừng
- GV yêu cầu HS sưu tầm một số thông tin,
hình ảnh về một số sản phẩm của cây công
nghiệp nổi tiếng ở Tây Nguyên.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Lịch sử và địa lí (Tiết 50)
Bài 20: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐÔNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TÂY NGUYÊN (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù:
- Kể được tên một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Sử dụng được lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu so sánh được sự phân
bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác
- TRình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp)
* Năng lực chung: Năng lực nhận thức khoa học, năng lực sử dụng bảng thống
kê số liệu, năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:
- HS trả lời theo hiểu biết
- GV cho HS trải nghiêm với câu hỏi:
- HS quan sát H1.2 và trả lời
+ Kể một số hoạt động kinh tế ở Tây Nguyên.
- Cho HS quan sát H1,2 SGK trang 89 nêu
hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tây Nguyên.
- Từ câu trả lời của HS GV dẫn dắc vào bài mới. - GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi đề bài vào vở và nêu YCCĐ
2. Hình thành kiến thức:
2.1. Tìm hiểu về dân cư
- HS quan sát H3, đọc thông tin
- GV yêu cầu HS quan sát H3, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ
SGK, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên
+So sánh mật độ dân số ở Tây Nguyên và các vùng khác.
- Đại diện nhóm trình bày trước
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp. lớp.
+ Ngoài các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây - HS trả lời
Nguyên còn có các dân tộc nào khác đến định cư?
+ So sánh sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên và các vùng khác.
+ Gv trình chiếu hình ảnh một số dân tộc đã - HS theo dõi
sống lâu đời và các dân tộc khác cùng với sự
phân bố dân cư ở các vùng miền để HS có thêm thông tin
+ GVKL: Các dân tộc sinh sống lâu đời ở
Tây Nguyên là: Ê – đê, Ba na, Xơ đăng, Gia
rai,...Hiện nay có một số dân tộc đến sinh
sống để xây dựng kinh tế như: Kinh, Mường,
Dao, Mông,...Mật độ dân cư ở Tây Nguyên
thưa thớt, mật độ thấp nhất trong các vùng ở
nước ta. Dân cư chủ yếu tập trung ở thị trấn,
thị xã, thành phố ven các trục đường giao thông,...
2.2. Tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế chủ yếu
a. Tìm hiểu về hoạt động trồng cây công
- HS quan sát H4,5, đọc thông nghiệp
tin và thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát H4,5, đọc thông
tin SGK, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên các loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
+ Xác định trên lược đồ những địa phương
trồng nhiều loại cây đó
- GV cho HS đọc kĩ phần chú giải SGK để - HS đọc phần chú giải
nắm bắt được các kí hiệu. GV hướng dẫn kĩ
các kĩ năng đọc lược đồ cho HS
- Đại diện HS trình bày kết quả
- Gọi đại diện 3-5 nhóm trình bày câu trả lời, thảo luận
các HS khác nhận xét, bổ sung
- Các HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Các cây công nghiệp được trồng nhiều ở - HS lắng nghe
Tây Nguyên: cà phê, điều, hồ tiêu, chè, cao su Phân bố:
- Cà phê; tất cả các tỉnh trong vùng
- Điều: Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.
- Hồ tiêu: Gia Lai, Đăk lăk, Đăk Nông - Chè: Gia Lai, Lâm Đồng
- Cao su: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk
Chốt: Tây Nguyên là vùng trồng cây công
nghiệp lâu năm nhất nước ta. Các cây có giá
trị xuất khẩu cao là: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, chè.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS lấy thông tin, hình ảnh về
- HS lấy tư liệu đã sưu tầm và
một số sản phẩm của cây công nghiệp nổi trình bày trước lớp.
tiếng ở Tây Nguyên và trình bày.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................