-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Tiết 51 - 54 | Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức được sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới này nhé.
Giáo án Lịch Sử & Địa Lí 4 53 tài liệu
Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Tiết 51 - 54 | Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức được sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới này nhé.
Chủ đề: Giáo án Lịch Sử & Địa Lí 4 53 tài liệu
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử & Đia Lí 4
Preview text:
Lịch sử và địa lí (Tiết 51)
Bài 21: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TÂY NGUYÊN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên chăn nuôi, gia súc phát triển thủy điện.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, tư liệu hình về các hoạt động chăn nuôi gia súc, video tiềm năng của Tây Nguyên, phiếu hoạt động ở phần Luyện tập.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||
1. Mở đầu: - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, nhắc lại kiến thức: + Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên + Đặc điểm dân cư ở Tây Nguyên + Kể tên các loại cây công nghiệp Tây Nguyên + Phân bố các loại cây công nghiệp | - HS trả lời | ||||||||||||
- GV giới thiệu- ghi bài | |||||||||||||
2. Hình thành kiến thức: | |||||||||||||
2.1. Tìm hiểu về hoạt động chăn nuôi gia súc | |||||||||||||
- GV cho học sinh quan sát hình 5 yêu cầu học sinh xác định trên lược đồ những địa phương nuôi nhiều trâu bò và lợn ở vùng Tây Nguyên. | - HS thảo luận nhóm 6. | ||||||||||||
- GV lưu ý học sinh quan sát kỹ để phân biệt ký hiệu của các đối tượng nhất là ký hiệu trâu và bò. | - HS lắng nghe | ||||||||||||
- GV mời học sinh ra xác định, các học sinh khác bổ sung. - GV nhận xét và chốt kiến thức: + Địa phương nuôi nhiều trâu, bò: Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum + Địa phương nuôi nhiều bò: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng + Địa phương nuôi nhiều lợn: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng - GV đặt câu hỏi: “Vì sao vùng Tây Nguyên có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò?” - Thảo luận nhóm đôi đại diện 1 đến 2 nhóm lên trình bày - GV nhận xét và chốt kiến thức: Do có nhiều đồng cỏ tự nhiên và khí hậu thuận lợi nên vùng Tây Nguyên có thế mạnh về chăn nuôi trâu, bò. 2.2. Tìm hiểu về hoạt động phát triển thủy điện - GV cho học sinh xem video về để khai thác tiềm năng của Tây Nguyên trong phát triển thủy điện nhiều nhà máy thủy điện đã được xây dựng ở vùng. - GV cho HS đọc thông tin trong mục và quan sát hình 5 thực hiện các nhiệm vụ: + Kể tên và chỉ trên lược đồ một số nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên + Giải thích vì sao vùng Tây Nguyên có nhiều nhà máy thủy điện - GV cho học sinh thảo luận theo nhóm 4. - GV gọi 1 đến 3 nhóm lên trình bày, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung. - GV lưu ý hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện các nhiệm vụ. - GV đặt câu hỏi: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện có ý nghĩa như thế nào đối với vùng Tây Nguyên? - GV cho HS đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời - GV mời HS trình bày rồi nhận xét. - GV nhận xét và chốt kiến thức: Ngoài vai trò cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất, các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên còn góp phần điều tiết nguồn nước giữa mùa lũ và mùa cạn, hạn chế lũ lụt cung cấp nước tưới vào mùa khô. - GV mở rộng cho HS, xem video nói về tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện đem lại nhiều lợi ích sông cũng có những tác động tiêu cực tới môi trường thiên tự nhiên các nhà máy thủy điện có thể gây mất rừng do chúng được xây dựng ở đầu nguồn các dòng sông thường là nơi có diện tích rừng lớn việc mất trường cũng dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học bên cạnh đó các nhà máy thủy điện cũng có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái Sông vì vậy việc xây dựng các nhà máy thủy điện cần được quản lý và quy hoạch hợp lý. 2.2. Luyện tập - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ phần luyện tập. - GV yêu cầu học sinh trả lời câu 1: + Mời 1 - 2 học sinh lên sắp xếp mật độ dân số ở vùng nước ta theo thứ tự từ trên cao xuống thấp. + Học sinh rút ra kết luận: Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước - GV yêu cầu học sinh trả lời câu 2: + GV gọi học sinh ghép nối các thành phần tự nhiên 1 - 3 đặc điểm tương ứng a-c, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: | - HS trình bày và bổ sung - HS lắng nghe - HS thảo luận và trình bày - HS xem video - HS thảo luận và trả lời các câu hỏi - HS lắng nghe - HS tìm hiểu thông tin và trình bày - HS lắng nghe - HS thảo luận và trả lời các câu hỏi - HS nhận xét và nhắc lại kiến thức | ||||||||||||
| |||||||||||||
3. Vận dụng, trải nghiệm | |||||||||||||
- GV cho HS sưu tầm một số thông tin hình ảnh về một số sản phẩm của cây công nghiệp nổi tiếng và chia sẻ với các bạn. - GV kiểm tra vào đầu tiết học sau, yêu cầu học sinh trong cặp/ nhóm trình bày, bổ sung. | - HS sưu tầm và chia sẻ | ||||||||||||
- Nhận xét giờ học. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
___________________________________
Lịch sử và địa lí (Tiết 52)
Bài 22: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚCVÀ CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được một số nét chính về văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu lịch sử vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào cuộc sống.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, tự hào, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam/ hình ảnh lược đồ các tỉnh Nguyên, tranh ảnh về nhà ở trang phục và các lễ hội ở Tây Nguyên và các video về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của vùng đất Tây Nguyên.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Mở đầu: - GV giới thiệu hình ảnh về nhà rông hoặc lễ hội đua voi đặt câu hỏi: + Em hãy cho biết hình ảnh này nói về vùng nào của đất nước? Hãy chia sẻ hiểu biết của mình về vùng đất đó. - GV mời học sinh trình bày câu trả lời - GV nhận xét và giới thiệu-ghi bài | - HS quan sát và trả lời |
2. Hình thành kiến thức mới | |
2.1. Tìm hiểu một số nét văn hóa của đồng bào Tây Nguyên | |
- GV cho HS quan sát các tranh và đọc thông tin mục 1 sách giáo khoa, thảo luận nhóm 6 thực hiện các yêu cầu: Mô tả những nét chính về nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng, trang phục, lễ hội của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên. - GV cho các nhóm thảo luận trong 7 phút. - GV mời đại diện của các nhóm trình bày và trưng bày sản phẩm của nhóm. - GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung chính: + Hình 1: Nhà rông của người Ba na (tỉnh Kon Tum): nhà rông là loại hình kiến trúc đặc trưng xuất hiện nhiều tại các buôn làng của đồng bào dân tộc khu vực phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nhà Rông không phải là nhà dùng để lưu trú của đồng bào Tây Nguyên; mặc dù có kết cấu và vật liệu tương tự nhà sàn dùng để ở (được xây dựng bằng gỗ, tre, cỏ tranh,...). Nhà rông là không gian sinh hoạt cộng đồng là nơi tụ họp và tổ chức các nghi lễ quan trọng của buôn làng. Nhà Rông càng cao và rộng thì càng thể hiện sự giàu có thịnh vượng sung túc hùng mạnh của buôn làng. + Hình 2: Nhà Dài của người Ê đê (được dựng tại Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội); Đồng bào ở ở khu vực phía Nam Tây Nguyên từ Đắk Lắk trở vào thường là nhà Dài. Nhà Dài của người Ê đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp dài từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người, đây là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ cùng chung sống như một đại gia đình và là nét đặc trưng theo chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Khi một cô gái lấy chồng ngôi nhà được dựng dài thêm làm nơi ở của vợ chồng trẻ. + Hình 3: Trang phục dân tộc Brau: Người Brau là một dân tộc ít người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trước đây, nam giới Brau thường đóng khố, phụ nữ quấn váy, tấm thân váy được xử lý mỹ thuật ở phần đầu váy và chân váy với lối đắp các miếng vải khác màu có các sọc đen chạy ngang. Mùa lạnh người pro mặc áo chui đầu cộc tay khoét cổ. Hiện nay trang phục của người Brau đã có những thay đổi nhất định nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống trang phục của người Brau đơn giản nhất hòa quyện với khung cảnh núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Trong trang phục truyền thống của cả nữ và nam người Brau sử dụng hai tông màu đỏ và đen là màu chủ đạo. Bên cạnh đó, một số màu như vàng, xanh, trắng cũng được sử dụng để làm họa tiết. + Hình 4: Trang phục dân tộc Mnông: Phụ nữ Mnông mặc váy dài áo ngắn tay hoặc dài tay được phối hợp với nhau giúp người mặc vừa có vẻ đẹp dịu dàng nhưng vẫn khỏe khoắn và nhanh nhẹn. + Hình 5: Lễ hội đua voi tại Đắk Lắk: Đây là một trong những truyền thống của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ, dũng cảm trong sang Bắc và thuần dưỡng voi rừng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. + Hình 6: Lễ Tạ ơn cha mẹ của dân tộc Gia Rai: Đây là một nghi lễ lớn có ý nghĩa quan trọng của người Gia Rai để báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Trước khi tổ chức, người con xin phép dòng tộc bố mẹ về việc muốn tổ chức làm lễ tạ ơn trong ngày lễ gia đình người con sẽ mang lễ vật (Tấm áo, tấm váy) làm quà cho cha mẹ. Người trai lớn mời cha uống rượu dẫn cần đầu tiên rồi đến lượt người con gái dâng rượu cho mẹ, rượu được tiếp tục chuyển đến cho những người con khác trong gia đình, thông thường con ruột sẽ uống trước rồi mới đến dâu hoặc rể. - GV cho HS thảo luận nhóm 6 và trả lời câu hỏi: Chỉ ra một số đặc điểm giống và khác nhau về nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng trang phục của các dân tộc vùng Tây Nguyên so với dân tộc em. - GV gợi ý cho HS so sánh về loại hình vật liệu chất liệu màu sắc của trang phục nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng của dân tộc mình so với các dân tộc ở vùng Tây Nguyên. - GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. | - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm - HS trình bày và trưng bày kết quả làm việc của nhóm, nhận xét, bổ sung. - HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi. - HS trình bày. |
3. Vận dụng, trải nghiệm: | |
- Nêu được một số nét chính về nhà ở trang phục lễ hội của đồng bào Tây Nguyên. - Chỉ ra được một số điểm giống và khác nhau về nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng trang phục của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên so với dân tộc mình. | - HS nêu |
- Nhận xét giờ học |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_______________
Lịch sử và địa lí (Tiết 53)
Bài 22: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚCVÀ CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được Truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu lịch sử vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào cuộc sống.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, tự hào, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh ảnh, video về phóng sự người anh hùng của vùng đất Tây Nguyên
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Mở đầu: - GV cho HS chơi trò chơi Lật mảnh ghép trả lời các câu hỏi: + Chỉ ra các nét chính về nhà ở của đồng bào Tây Nguyên. + Đồng bào Tây Nguyên thường mặc trang phục như thế nào? + Kể tên một số lễ hội của đồng bào Tây Nguyên. + Chỉ ra một vài điểm giống và khác nhau về nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng trang phục của các vùng núi Tây Nguyên so với dân tộc mình. - GV mời học sinh trình bày câu trả lời. - GV mở bức tranh sau các mảnh ghép và giới thiệu bài mới (hình ảnh tượng đài Anh hùng N’ Trang Lơng của tỉnh Đắk Nông) - ghi tựa bài. | - HS trả lời |
2. Hình thành kiến thức mới | |
2.1. Tìm hiểu truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào vùng Tây Nguyên | |
- GV cho HS quan sát tranh và tìm hiểu thêm về Tượng đài anh hùng N’Trang Lơng của tỉnh Đắk Nông: Tượng cao gần 20m, đặt tại thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. N’Trang Lơng là một tù trưởng người Mnông đã lãnh đạo các dân tộc Mnông, Xtieng, Mạ,... cũng như người dân trong vùng nổi dậy chống lại giặc Pháp trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Cuộc kháng chiến đã khẳng định lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, đấu tranh bất khuất để giành độc lập của các dân tộc ở vùng đất Tây Nguyên. - GV cho HS đọc thông tin mục 2 sách giáo khoa, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết phong trào yêu nước của đồng bào ở vùng Tây Nguyên có điểm gì nổi bật? - GV mời các nhóm trả lời câu hỏi: Nổ ra sớm tập hợp được đông đảo đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Nguyên tham gia,... - GV đưa ra yêu cầu cho HS: Kể lại một câu chuyện lịch sử về truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. - GV cho HS làm việc nhóm 6 tìm hiểu các tài liệu về N’Trang Lơng, Đinh Núp, xây dựng một bài giới thiệu về một trong những nhân vật lịch sử này cũng như hoạt động chống thực dân Pháp của đồng bào vùng Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của hai ông. - GV khuyến khích học sinh trình bày, báo cáo các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu thông qua sản phẩm: infographic, sơ đồ tư duy, sưu tầm hình ảnh, đóng vai,... - GV quan sát và hỗ trợ HS, chỉnh sửa về tư thế, tác phong trình bày, báo cáo trước lớp của HS. - GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét kết quả thảo luận và sản phẩm báo cáo của HS. - GV mở rộng một số hình ảnh các anh hùng yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. 2.2. Luyện tập - GV cho HS vẽ sơ đồ tư duy theo các ý giới thiệu nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên - GV hướng dẫn HS chỉ ra những hoạt động thể hiện tinh thần yêu nước của anh hùng N’ Trang Lơng và anh hùng Đinh Núp thông qua những thông tin và câu chuyện được cung cấp trong bài học. | - HS lắng nghe - HS tìm hiểu thông tin và thảo luận nhóm - HS trả lời các câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm và trình bày, hoàn thành sản phẩm báo cáo. - HS trình bày nhận xét và bổ sung - HS vẽ sơ đồ tư duy - HS trình bày |
3. Vận dụng, trải nghiệm: | |
- GV cho HS nêu điểm giống và khác nhau cơ bản về nhà ở trang phục của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với các dân tộc khác theo sự hiểu biết của mình. - Sưu tầm các câu chuyện lịch sử về các nhân vật có truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. | - HS nêu |
- Nhận xét giờ học |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
___________________
Lịch sử và địa lí (Tiết 54)
Bài 22: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kể tên được một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên.
- Phát triển năng lực tìm hiểu văn hóa bản địa của vùng đất Tây Nguyên.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh, ảnh tư liệu viết phim tài liệu về lễ hội cồng chiêng và các nhạc cụ của đồng bào Tây Nguyên sử dụng trong lễ hội.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Mở đầu: - GV cho HS xem video về lễ hội cồng chiêng năm 2018 tổ chức tại tỉnh Gia Lai và đặt câu hỏi: + Em hãy cho biết đây là lễ hội gì? + Nhạc cụ nào được sử dụng trong lễ hội? | - HS xem và trả lời câu hỏi |
- GV giới thiệu-ghi bài | |
2. Hình thành kiến thức mới | |
Tìm hiểu không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên | |
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu hình ảnh đánh Cồng Chiêng mừng lúa mới của dân tộc Cơ Ho tỉnh Lâm Đồng. - GV mở rộng thêm cho HS: Mừng lúa mới là lễ hội truyền thống của một số dân tộc ở Tây Nguyên, sau khi đã xong mùa nhằm tạ ơn thần linh tổ tiên đã ban cho một năm mới Thuận mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đánh cồng chiêng là hoạt động không thể thiếu trong lễ cúng Mừng lúa mới dân làng tập trung cùng đánh cồng chiêng, nhảy múa ăn uống, trao đổi kinh nghiệm và chúc nhau sức khỏe, vụ mùa mới bội thu. - GV giải thích cho HS thuật ngữ Không gian văn hóa cồng chiêng. - GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1, thảo luận nhóm 6 trong 7 phút để trả lời câu hỏi: + Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. + Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên? Cồng chiêng thường được sử dụng trong dịp nào? Nêu ví dụ cụ thể. - GV mời đại diện của các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, xem thêm hình ảnh về vai trò của cồng chiêng trong đời sống con người và chốt kiến thức: Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm hồn diễn tả niềm vui nỗi buồn của con người trong cuộc sống. Cồng chiêng được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên như: trong các nghi lễ vòng đời con người (lễ Thổi tai cho trẻ nhỏ, lễ Trưởng thành, lễ Bỏ mả,...); trong các nghi lễ nông nghiệp (lễ bắt máng nước, lễ Gieo hạt, lễ Mừng lúa mới; trong các ngày hội (lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi,...) và sinh hoạt cộng đồng (lễ mừng nhà Rông mới,...) | - HS quan sát, thực hiện, chia sẻ - HS lắng nghe - HS tìm hiểu thông tin và thảo luận nhóm - HS trình bày và nhận xét - HS quan sát tranh và lắng nghe |
3. Vận dụng, trải nghiệm: | |
- Không Gian văn hóa cồng chiêng thuộc địa bàn nào? Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của không gian văn hóa này. - Nêu vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. | - HS nêu |
- Nhận xét giờ học |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):