-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo án Lịch sử và địa lí lớp 4 Tuần 4 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử và địa lí 4 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo Dục theo chương trình mới.
Giáo án Lịch Sử & Địa Lí 4 53 tài liệu
Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu
Giáo án Lịch sử và địa lí lớp 4 Tuần 4 | Chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử và địa lí 4 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo Dục theo chương trình mới.
Chủ đề: Giáo án Lịch Sử & Địa Lí 4 53 tài liệu
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử & Đia Lí 4
Preview text:
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 4
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 TIẾT: 1
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù
– Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí:
+ Trình bày được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Xác định được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Quan sát
và mô tả được một số địa danh tiêu biểu của vùng trên bản đồ hoặc lược đồ. 2. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với
địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin.
3. Phẩm chất:
– Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Nhân ái: thông cảm với những khó khăn to lớn của vùng núi đã gây ảnh hưởng
lớn đến đời sống và sản xuất.Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu
biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc
Châu,..) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.
Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí.
Lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2.
Đối với học sinh
SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí.
Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập
cho HS và kết nối với bài học mới. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 1 - HS làm việc cặp đôi.
– 3 SHS tr.15 và trả lời câu hỏi: Các hình 1, 2, 3
gợi cho em biết điều gì về vùng Trung du và miền - HS trả lời. núi Bắc Bộ?
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS - HS lắng nghe, tiếp thu.
khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các hình 1, - HS lắng nghe, tiếp thu.
2, 3 gợi hiểu biết về Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Hình 1: Sông lớn, có giá trị về du lịch và thủy điện.
+ Hình 2: Núi cao, đồ sộ.
+ Hình 3: Mùa đông lạnh giá, rét đậm, rét hại, gây
khó khăn cho đời sống và sản xuất của người dân.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về
địa hình, khí hậu, sông ngòi cũng như một số biện
pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay –
Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Xác định được trên lược đồ vị trí vùng Trung do và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu được tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Cách tiến hành
- GV chia HS thành các cặp đôi (hoặc để HS tự - HS chia thành các cặp
chọn cặp cho mình) trong 30 giây. đôi.
- GV phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cặp đôi:
- HS làm việc nhóm đôi.
Quan sát hình 4, em hãy:
+ Xác định được trên lược đồ vị trí vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu được tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng
tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV hướng dẫn HS: - HS lắng nghe, thực
+ Tô màu cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. hiện.
+ Ghi tên các vùng và quốc gia, biển tiếp giáp xung quanh.
+ Ghi tên cực Bắc, cực Tây và các đảo.
- Sau khi thảo luận, GV hướng dẫn các cặp gần
nhau sẽ kiểm tra chéo nhau và chỉnh sửa lại kết quả (nếu có).
- GV mời đại diện 2 HS lên lấy các thẻ địa danh,
quốc gia trong rổ dán nhanh lên bảng từ.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong nhắc lại - HS trả lời.
nội dung: tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp
giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các HS
khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Bắc nước ta.
+ Phía bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào,
phía nam giáp Đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải
miền Trung, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ.
- GV giới thiệu điểm cực bắc và cực tây của vùng, -HS quan sát và vẽ lại
thể hiện lòng tự hào Tổ quốc. vào giấy nháp
Cột cờ quốc gia Lũng Cú ở xã Lũng Cú,
Huyện Đồng Văn, Hà Giang
Cờ Tổ quốc ở cực Tây
-GV cho HS quan sát sơ đồ tư duy Trung du và miền núi Bắc Bộ
3. Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Mô tả được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Cách tiến hành
-GV cho HS chơi trò chơi “ Chinh phục đỉnh núi” -HS chơi trò chơi
-GV hướng dẫn luật chơi và trình chiếu câu hỏi trên ppt - Tổng kết trò chơi - Tuyên dương nhóm thắng
4. Hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. Cách tiến hành:
-GV tổng kết lại bài học - Lắng nghe
-GV nhận xét, tuyên dương
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 4
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 TIẾT: 2
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù
– Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí:
+ Nêu được đặc điểm của thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời
sống và sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Quan sát lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu mô tả và lí giải được phần nào về
một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...)
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Đánh giá được một số ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời
sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với
địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin.
3. Phẩm chất:
– Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Nhân ái: thông cảm với những khó khăn to lớn của vùng núi đã gây ảnh hưởng
lớn đến đời sống và sản xuất.Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu
biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc
Châu,..) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí.
Lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2.Đối với học sinh
SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí.
Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập
cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành
- GV cho HS xem video hình ảnh về Trung du và - HS xem video miền núi Bắc Bộ.
- GV mời 1 – 2 mô tả lại vị trí địa lý của vùng - HS trả lời.
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV nhận xét, tổng kết - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4: Thiên nhiên
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ- Tiết 2
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên
đến đời sống và sản xuất.
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Địa hình:
+ Xác định được trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên và đỉnh núi cao nhất
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu được ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng. - Khí hậu:
+ Nêu được đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ. - Sông ngòi:
+ Xác định được trên lược đồ các con sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu được đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
+ Trình bày được vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối
với đời sống và sản xuất. Cách tiến hành VÒNG CHUYÊN GIA
- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - HS chia thành các nhóm.
- GV hướng dẫn các nhóm: - HS lắng nghe GV
+ Đếm số thứ tự từ 1 đến hết.
hướng dẫn và thực hiện
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên: số nhiệm vụ.
1 làm nhóm trưởng, quản lí nhiệm vụ chung; số 2 làm thư kí;....
+ Phân công nhiệm vụ cho các nhóm:
● Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung địa hình.
● Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung khí hậu.
● Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung sông hồ.
+ Các thành viên nhóm sẽ có nhiệm vụ từ 5 – phút, bao gồm:
● Đọc thông tin trong SHS tr.16 – 18, tìm các
từ khóa và ghi ra giấy note để diễn đạt thành lời.
● Kết hợp với hình 4, mô tả đặc điểm thiên
nhiên và xác định các đối tượng địa lí, địa danh liên quan đến hình.
● Đánh giá ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời
sống và sản xuất của người dân trong vùng.
- GV yêu cầu HS làm việc nhân, thống nhất ý kiến
trong nhóm trong 10 phút. HS đặt các câu hỏi thảo
luận. Thư kí ghi lại ý chính. Nhóm tóm tắt kiến thức. VÒNG MẢNH GHÉP
- GV hướng dẫn HS tạo nhóm mảnh ghép trong - HS thống nhất ý kiến. thời gian 1 phút.
- GV mời các thành viên của nhóm lần lượt chia sẻ - HS tạo nhóm mảnh
kiến thức, thông tin tìm hiểu ở Vòng chuyên gia với ghép.
các thành viên còn lại của nhóm. Hết lượt, sản
phẩm nhóm sẽ chuyền theo thứ tự GV ghi sẵn trên
bảng. Khi trình bày, các thành viên còn lại lắng
nghe thông tin, ghi chép lại kiến thức vào vở và đặt câu hỏi thêm (nếu có).
- GV cho HS đi tham quan sản phẩm của các cụm - HS chia sẻ kiến thức đã khác trong 3 phút. tìm hiểu được.
- GV mời một số đại diện chia sẻ trước lớp các - HS chia sẻ thông tin đã
thông tin đã tìm hiểu, mời các nhóm bổ sung (nếu tìm hiểu được trước lớp. có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, ghi nhớ. + Địa hình: ● Đặc điểm:
✔ Núi, cao nguyên, thung lũng, cánh đồng giữa
núi, đồi,...Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta.
✔ Ven biển có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
Nổi tiếng là vịnh Hạ Long.
● Ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất:
✔ Thuận lợi: phát triển thủy điện, lâm nghiệp,
du lịch, chăn nuôi, gia súc lớn, trồng cây công
nghiệp lâu năm, cây ăn quả,... ✔
Khó khăn: gây bất lợi cho cư trú và việc đi
lại, sản xuất của người dân. + Khí hậu: ●
Đặc điểm: Mùa đông lạnh nhất cả nước.
Vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi. Mùa hạ,
vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều. ●
Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất:
✔ Thuận lợi: phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
✔ Khó khăn: nhiều thiên tai (lũ, rét đậm, rét hại,
bão,...) gây trở ngại đối với đời sống và sản xuất. + Sông hồ:
● Đặc điểm: có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Đà,...
● Ảnh hưởng của sông hồ đến đời sống, sản xuất:
✔ Thuận lợi: phát triển thủy điện, thủy lợi, du lịch.
✔ Khó khăn: mùa hạ mưa nhiều, sông có lũ, gây thiệt hại lớn.
- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh
một số địa danh nổi tiếng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hồ Ba Bể Sông Hồng Dãy Hoàng Liên Sơn
- GV mở rộng kiến thức, nêu câu hỏi:
+ Em đã đến được tỉnh nào của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ? Kể tên các địa danh em đã đi qua.
+ Theo em, làm thế nào để khắc phục những khó
khăn về địa hình, khí hậu, sông ngòi?
+ Em muốn sống ở địa phương nào nhất trong vùng? Vì sao?
- GV mời đại diện HS xung phong chia sẻ trước -HS chia sẻ trước lớp
lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, khích lệ HS.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS thể hiện được đặc điểm địa hình, khí hậu,
sông hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Cách tiến hành
Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm
địa hình, khí hậu, sông hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện - HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ: nhiệm vụ.
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa
hình, khí hậu, sông hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học, gạch - HS vẽ sơ đồ tư duy vào
dưới những từ khóa và vẽ sơ đồ tư duy vào vở. vở.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày sơ đồ tư duy -HS chia sẻ sơ đồ tư duy
trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét. trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa một số sơ đồ -HS lắng nghe tư duy cho HS.
- GV trình chiếu sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa -HS quan sát
hình, khí hậu, sông hồ của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ (đính kèm phía dưới bài học).
4. Hoạt động nối tiếp:
a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. c. Cách tiến hành:
-GV tổng kết lại bài học -HS lắng nghe
-GV nhận xét, tuyên dương
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. Ngày tháng năm 202 GVCN P. HIỆU TRƯỞNG Ngô Thanh Tới Nguyễn Hữu Hiền
Document Outline
- CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
- BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
- (Tiết 1)
- CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (1)
- BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
- (TIẾT 2)