câu thơ đó cho em hiểu cuộc sống và
tâm trạng tác giả như thế nào?
Nhóm 2: Các sản vật và khung cảnh
sinh hoạt trong hai câu thơ 5,6 có gì
đáng chú ý? Hai câu thơ cho em hiểu
gì về cuộc sống của Nguyễn Bỉnh
Khiêm?
Nhóm 3: Em hiểu thế nào là “nơi
vắng vẻ”, “chốn lao xao”? Quan điểm
của tác giả về “Dại”, “khôn” biểu
hiện như thế nào? Tác dụng biểu đạt
ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ
3,4.
Nhóm 4: Phân tích quan niệm sống,
vẻ đẹp nhân cách của tác giả thể hiện
trong hai câu thơ cuối.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng
phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo
kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
Gv gợi ý: Vua Thuần Vu Phần uống
rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe,
mơ thấy mình bay đến Đại Hòe An
quốc, được quốc vương nước ấy cho
làm quận thú Nam Kha, tỉnh dậy thấy
mình nằm trơ khắc dưới cành hòe
phía nam, bên cạnh là tổ kiến chỉ có
một con kiến chúa
Thao tác 3: Tổng kết
- Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát
những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm.
- Kĩ thuật dạy học: công não – thông
tin phản hồi.
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh
làm việc độc lập.
=> Cuộc sống bình dị, quê mùa, dân dã,
đạm bạc, thanh cao, trở về với tự nhiên, với
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có
hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm.
2. Vẻ đẹp nhân cách
* Câu 3,4
- “Nơi vắng vẻ” : nơi tĩnh tại của thiên
nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn.
- “Chốn lao xao”: chốn cửa quyền, con
đường hoạn lộ.
- “Ta”: nhà thơ, chủ thể trữ tình; “người”:
những kẻ tất bật đua chen vào chốn lao xao.
- “Dại” => tìm đến nơi vắng vẻ, nơi có thể
tìm được sự tĩnh tại, thảnh thơi trong tâm
hồn.
- “Khôn” => tìm đến con đường hoạn lộ,
đến chốn cửa quyền, đến lợi danh.
=> Cách nói đối lập, ngược nghĩa: dại mà
thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại. Với
ông, cái “khôn” của người thanh cao là quay
lựng lại với danh lợi, tìm sự thư thái trong
tâm hồn, sống ung dung, hòa hợp với thiên
nhiên.
* Câu 7,8
- “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem
phú quý tựa chiêm bao” => sử dụng điển
tích=> cuộc đời chẳng khác gì giấc mộng.
Công danh, tiền của, quyền quý chỉ là giấc
chiêm bao.
=> Cuộc sống nhàn dật của Nguyễn Bỉnh
Khiêm là kết quả của một trí tuệ sâu sắc,
sớm nhận ra sự vô nghĩa của công danh,
phú quý, dám từ bỏ nơi quyền quý để đến
nơi đạm bạc mà thanh cao.
III. ổng kết.
1. Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp cuộc sống,
tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc nho sĩ
qua đó tỏ thái độ ung dung, bình thản với
lối sống “an bần lạc đạo” theo quan niệm
của đạo nho.
2. Nghệ thuật: Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm
hỉnh. Cách nói ẩn ý, nghĩa ngược, vẻ đẹp
mộc mạc, tự nhiên mà ý vị của ngôn từ.