"ta" ngâm thơ nhàn tản, tự do.
Qua hành động, cử chỉ: ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta
nằm, ta ngâm thơ -> Quả thật là một cuộc
sống rỗi rãi, thanh nhàn, ung dung tự tại, thả hồn
vào thiên nhiên, mặc sức tận hưởng sự kỳ diệu của
thiên nhiên.
- Nhưng có lẽ đây là sự rỗi rãi bất đắt dĩ vì trong
đáy sâu thẳm tâm hồn, Nguyễn Trãi có khi nào
không suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Chẳng
qua vì bọn gian thần lộng hành nên ông phải lui
về ẩn dật chờ thời cơ giúp đời, giúp nước. Ông
luôn canh cánh một nỗi niềm vì dân, vì
nước.
- Tuy nhiên vốn là một thi sỹ bẩm sinh nên đây là
một dịp để Nguyễn Trãi thảnh thơi thả hồn trong
cảnh, sống một cuộc sống tự do phóng khoáng,
giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên.
- Từ ngữ gợi tả: rì rầm, phơi …
- Hình ảnh so sánh, ví von. điệp từ ta, có…
=> Nổi bật vẻ đẹp của cảnh Côn Sơn, vừa cho
thấy được tình cảm gắn bó, tâm hồn thi sỹ của
Nguyễn Trãi trước thiên nhiên, đồng thời tạo cho
giọng thơ: nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm ái.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
* GV bình: Nghe tiếng suối chảy rì rầm, róc rách,
một dòng chảy hết sức bình thường của tự nhiên
nhưng với tâm hồn của một thi sĩ thì Nguyễn Trãi
lại tưởng rằng dường như mình đang đc nghe
tiếng đàn cầm 4 dây với muôn điệu nhạc. Gần 5
thế kỉ sau, giữa rừng Việt Bắc, trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, nthơ Hồ Chí Minh lại
viết :
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”
Phải chăng tiếng suối lặng thầm của thiên nhiên
đã làm cho tâm hồn của các thi sĩ tạm quên đi
những lo lắng, suy tư của cuộc sống đời thường ?
Ở các câu thơ tiếp theo là cử chỉ và hành động của
nhà thơ thật ung dung, tiêu dao, tự tại, phóng
khoáng và sảng khoái, nhàn tản như chưa hề lo
nghĩ gì ngoài cái thú hoà nhập cùng thiên nhiên.
Hàng loạt động từ trong các câu thơ cũng đồng
thời khẳng định tư thế làm chủ của nhà thơ trước
thiên nhiên rộng lớn.
- Tiếng suối chảy rì rầm đc ví với tiếng đàn cầm,