D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1) Mục tiêu: Hs nắm được lch can chi
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. Thuyết trình, đàm thoại. Kỉ thuật tia chớp. vấn đáp. đọc và
nghiên cứu tài liệu kĩ thuật động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, thảo luận nhóm, chia sẻ nhóm đôi, Cả lớp cùng học tập, nghiên cứu cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, compa, êke
(5) Sản phẩm: Hs tính được lch can chi theo từng năm
(3) NLHT: NL tìm BCNN
Can Chi đôi khi gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi hay Thập Can Thập Nhị là hệ thống đánh số thành chu kỳ được
dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài
Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lch nói chung
để xác đnh tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học.
Can được gọi là Thiên Can hay Thập Can do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp
với Âm dương và Ngũ hành.
Danh sách 10 can theo thứ tự là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý
Chi hay Đa Chi (Hán: 地支; pinyin: dìzhī) hay Thập Nh Chi (Hán: 十二支, shíèrzhī) do có đúng thập nh
(mười hai) chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc dùng như để chỉ phương
hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu
tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Danh sách 12 Chi theo thứ tự là: Tí, sửu, dần, mẹo, thìn, t, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt
tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý,
sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,...,
Quý) và (Dần..., Hợi). Sự kết hợp như vậy tạo thành một chu kì, hết can (hoặc
chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý
Hợi. Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) tổ hợp
khác nhau của 10 can và 12 chi. Một chi có thể ghép với năm can và một
can là sáu chi. 60 tổ hợp can chi, được gọi là Lục thập hoa giáp
Theo chu kì Can Chi: cứ 60 năm là một vòng Can Chi. Vậy chỉ cần biết 1
năm duy nhất, xác đnh các năm còn lại không khó. Ví dụ năm 1945 là năm
Ất Dậu, tìm năm Can Chi năm 2006. Chúng ta biết sau Ất Dậu sẽ là Bính
Tuất. Vậy 60 năm sau là năm 2006 sẽ là năm Bính Tuất mà chúng ta cần tìm.
Phương pháp này nhìn chung nó như là phương pháp tính nhẩm. Ví dụ như nhà Minh ở
Trung Quốc được thành lập năm Mậu Thân 1368, tìm năm Mậu Thân trong thế kỉ XX, chúng ta sẽ biết ngay
năm Mậu Thân trong thế kỉ XX là năm 1908 và 1968 vì chúng cách nhau 540 năm và 600 năm, tức là 9 và 10
vòng Can Chi.
Cách tính 1 năm Can Chi bất kì:
Ví dụ: trong sách lch sử có ghi: Năm Kỷ Tỵ, đời vua Gia Long ( 1802 - 1820). Chỉ cần đọc qua chúng
ta sẽ biết ngay năm Kỉ Tỵ đời vua Gia Long sẽ là năm 1809. Bởi vì theo chu kì Can Chi thì năm 1804 sẽ là
năm Giáp Tý , 1805 Ất Sửu, 1906 Bính Dần, 1807 Đinh Mão, 1808 Mậu Thìn, 1809 sẽ là Kỷ Tỵ. Từ năm
Kỷ Tỵ 1809 theo tam hợp chúng ta sẽ biết ngay năm 1709 sẽ là năm Kỷ Sửu và 1909 sẽ là năm Kỷ Dậu.
Ví dụ tính năm Can Chi 2001, chúng ta lấy mốc nó cũng giống như Hằng đẳng thức đáng nhớ trong toán
học, đó là năm 4 Giáp Tý. Cứ theo bảng chúng sẽ biết ngay đuôi của nó là số 1, vậy chắc chắn nó sẽ ứng với
năm Tân, còn Tân gì thì ta sẽ tính: Năm 4 Giáp Tý, tính năm Tân gần nhất năm 4 Giáp Tý. Trước Giáp Tý sẽ
lần lượt là 03- Quý Hợi, 02 Nhâm Tuất và 01 sẽ là Tân Dậu.
Vậy theo Tam Hợp: Sửu- Tỵ- Dậu, chúng ta sẽ biết ngay 01 Tân Dậu, 101 Tân Sửu, 201 Tân Tỵ ... Cứ thế
suy tiếp năm 1801 sẽ là năm Tân Dậu, 1901 sẽ là năm Tân Sửu và năm cần tính 2001 chính là năm Tân Tỵ.