Giao lưu và tiếp xúc văn hoá phương Đông - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long

Giao lưu và tiếp xúc văn hoá phương Đông - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại Học Hạ Long 112 tài liệu

Thông tin:
26 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giao lưu và tiếp xúc văn hoá phương Đông - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long

Giao lưu và tiếp xúc văn hoá phương Đông - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

43 22 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
BỘ MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
BÀI THẢO LUẬN
Chủ đề: "GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC
VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG "
Quảng Ninh, tháng 1 năm 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
BÀI THẢO LUẬN
Chủ đề:
GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
GVHD: Ngô Hải Ninh
Lớp: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thành viên nhóm 4:
Ngọc Trần Diệp Anh
Nguyễn Thị Thùy Dung
Nguyễn Ngọc Mai
Trịnh Thị Hợp
Nguyễn Khánh Linh
Vũ Huy Hưng
Nguyễn Văn Sơn
Lê Phương Thảo
Vũ Mạnh Đức
Đỗ Thị Lan Hương
GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA
PHƯƠNG ĐÔNG
Văn hóa là gì?
- Văn hóa khái niệm mang nội hàm rộng với
rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến
mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con
người. là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội
như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa,
quần áo, các phương tiện, ... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản
phẩm và đó là một phần của văn hóa.
1.Văn hóa phương Đông
1.1.Sự ra đời của văn hóa phương Đông
- Phương Đông là “chiếc nôi “của các nền văn hoá, mà tiêu biểu là Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập. Từ khi xã hội loài người xuất hiện trên
trái đất, các phát kiến để tự đấu tranh sinh tồn của con người. Xã hội xuất
hiện, các bộ tộc, thị tộc cứ lớn mạnh lên. Sự xuất hiện của nhà nước đi kèm
với nhiều lo toan quản lý đời sống và tín ngưỡng. Việc trao đổi hàng hóa xuất
hiện ngày càng nhiều, tạo ra các phong tục cần được trao đổi và bổ sung cho
mình. Con đường Tơ lụa trải dọc từ Đông sang Tây và đi bằng ngựa, lạc đà.
Mở rộng buôn bán bằng đường thủy qua nước láng giềng. Những cuộc chiến
tranh tranh giành lãnh thổ, gây nên sự mất đi và xuất hiện một nhà nước mới.
Các điều kiện đó đã đủ điều kiện chứng minh cụm từ “ ” là hoàn toànchiếc nôi
1.2. Nét đặc trưng của văn hóa phương Đông
A. Văn hóa giao tiếp
- Một trong những nét đặc biệt của văn hóa phương Đông đó chính là cách ứng
xử khi giao tiếp. Nhìn chung, các nước phương Đông như Trung Quốc, Việt
Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều coi trọng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, chính vì
vậy mà những người dân luôn được biết đến là khá khắt khe trong giao tiếp.
Chào hỏi là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong các buổi gặp gỡ. Ngôn
ngữ không quá khách sáo nhưng phải chú ý đảm bảo tính lễ nghi, không suồng
sã. Bên cạnh đó, khi chào hỏi bạn nên chú ý bắt đầu từ những người lớn tuổi
nhất, có địa vị sau đó mới là người nhỏ tuổi.
B. Trang phục truyền thống
- Có thể nói rằng, mỗi một quốc gia đều có những bộ trang phục riêng với
những nét đặc trưng khác nhau, không thể nào nhầm lẫn được với bất kì đất
nước này.
- Y phục truyền thống không chỉ gợi lên hình ảnh mang đậm đà bản sắc dân tộc
cho một quốc gia mà đồng thời còn tô thêm vẻ đẹp cho văn hóa phương Đông.
- Nhìn vào trang phục và cách ăn mặc, mọi người có thể dễ dàng nhận biết được
đặc trưng riêng của mỗi đất nước, đó chính là linh hồn của con người, truyền
thống, phong tục và văn hóa quốc gia. Nếu như Trung Quốc được biết đến với
bộ sườn xám, Nhật Bản nổi bật với trang phục Kimino, Hàn Quốc có Hanbok
thì Việt Nam lại cho thấy được vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm qua những bộ áo
dài truyền thống
C. Văn hóa ẩm thực
- Bên cạnh những bộ trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa
phương Đông thì ẩm thực cũng chính là điều giúp thu hút khách du lịch đặt
chân đến những quốc gia này. Với sự đa dạng, phong phú từ địa hình cho đến
những phong tục khác nhau đã tạo nên sự độc đáo và khác biệt cho nền ẩm
thực phương Đông.
- Có thể nói rằng, ẩm thực phương Đông không chỉ được chú trọng trong hương
vị món ăn, cách chế biến mà nó còn nằm ở nghệ thuật trang trí tạo nên nét độc
đáo cho món ăn. Các món ăn hầu hết thường được kết hợp với nhiều loại gia
vị để kích thích vị giác cũng như có thể đảm bảo tốt cho sức khỏe của người
tiêu dùng. Một số món ăn nổi tiếng như sushi, dimsum, phở, bánh mì,
tomyum, pad Thái, kimchi.
D. Tôn ti trật tự là hàng đầu
- Nếu như những người phương Tây luôn được biết đến là thường sống riêng rẽ,
các thế hệ sống cùng một nhà, không có sự cầu
kỳ trong bữa ăn gia đình hay
không có thói quen mời nhau, xưng hô theo vai
vế thì văn hóa phương Tây lại
ngược lại hoàn toàn. Các quốc gia phương
Đông có truyền thống Nho học vẫn
luôn chú trọng giữ gìn những thói quen từ
hàng nghìn năm cho đến hiện tại.
2. Ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ
2.1. Tư tưởng, tôn giáo
- Ấn Độ nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina
và đạo Sikh.
- Đạo Bàlamôn sau này Ấn Độ giáo ra đời vào khoảng thế kỷ XV TCN,
trong hoàn cảnh đang sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp đạo này
chứng minh cho sự hợp của tình trạng bất bình đẳng đó. Đạo Phật ra đời vào
khoảng giữa thiên niên kỉ 1 TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu Sakya
Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng.
- Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN năm thứ nhất theo Phật lịch, họ cho
là đâynăm mà Đức Phật đã nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo
đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những
người theo đạo Thiên Chúa).
- Giáo lý cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều cần giác ngộ về thế giới),
vô ngã, duyên khởi, luật Nhân - Quả (làm việc ác tất yếu sẽ bị báo ứng).
- Đạo Jaina cũng xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN. Cùng thời với Phật giáo.
Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan nhấn mạnh sự tu hành
khổ hạnh.
- Đạo Sikh xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ XV. Giáo lý của đạo Sikh là sự
dung hòa và kết hợp giáo lý của Ấn Độ giáo và giáo lý của Hồi giáo. Tín đồ đạo
Sikh tập trung rất đông Punjab ngôi đền thiêng liêng của họ ngôi đền
Vàng ở Punjab. Đạo Sikh là đạo sinh ra cuối cùng trên đất Ấn Độ.
2.2. Nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc
- Ấn Độnơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều
nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo
nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện.thể chia ra ba dòng nghệ
thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
- rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên dãy chùa hang
Ajanta miền trung Ấn Độ. Đây dãy chùa được đục vào vách núi, tới 29
gian chùa, các gian chùa thường hình vuông nhiều gian mỗi cạnh tới 20m.
Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
- Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng
nhiều nơi trên đất Ấn Độ được xây dựng nhiều
vào khoảng thế kỷ VII - thế kỷ XI. Tiêu biểu cho các
công trình Ấn Độ giáo cụm đền tháp Khajuraho
Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ
nước và những cánh đồng.
- Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật Ấn
Độ tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỷ
XIII lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng
thế kỷ XVII.
- Kiến trúc nhà Chàm với các tháp Chàm: Các di
tích của nền văn hóa Cham-pa chịu ảnh hưởng của
nền văn hóa cổ trung đại Ấn Độ. Nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm nghệ thuật
của kiến trúc xây bằng gạch với kỹ thuật nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của
miền Trung ở Việt Nam.
2.3. Chữ viết, văn học
- Thời đại Harappa - Môhenjô Đarô, miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ
cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những
ký hiệu đồ họa.
- Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng
đá có khắc loại chữ này. Trên sở chữ Brami, thế kỉ V TCN Ấn Độ lại xuất
hiện chữ Sanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á
sau này.
- Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại Mahabharata Ramayana.
Mahabharata bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về
một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là
một bộ "bách khoa toàn thư" phản ánh mọi mặt về đời sống hội Ấn Độ thời
đó.
- Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng
hoàng tử Rama công chúa Xita (con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình sử này
ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê
Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
- Thời cổ đại Ấn Độ còn tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất
nhiều tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn
ngữ Ấn -Âu.
2.4. Khoa học tự nhiên
- Về thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12
tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5
năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
- Về toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính chủ nhân của hệ thống chữ số
ngày nay ta quen gọi số rập. Đóng góp lớn nhất của họ đặt ra số
không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn
giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ
số La sử dụng số Rập trong toán học.) Họ đã
tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp
số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác.
- Về Vật lý, người Ấn Độ cổ đại cũng đã thuyết
nguyên tử. Thế kỷ V TCN, một nhà thông thái Ấn
Độ đã viết "...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút
tất cả các vật về phía nó".
- Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã tả các dây gân, cách
chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ
để lại hai quyển sách là "Y học toát yếu" và "Luận khảo về trị liệu".
3. Ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc
3.1. Tôn giáo
3.1.1. Nho giáo
- Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương
lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với
tưởng Chính danh định phậnđề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng
nhất trong tưởng của Khổng Tử về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho
tất cả mọi người.
- Tới thời Hán Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư,
Hán Vũ Đế đã ra lệnh "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật", Nho gia đã được
đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.
- Nho giáo được du nhập vào nước ta đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong
kiến. Trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịch sửtưởng Việt Nam đã tiếp
thu nhiều tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo…. Đã có thời kỳ Phật giáo giữ
vai trò chính yếu, nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế
trở thành công cụ tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do thời
gian tồn tại lâu dài, do được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục
đích, cho nên Nho giáo ảnh hưởng sâu rộng nhiều lĩnh vực. Đặc biệt,
tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành sở cho đạo đức thời phong kiến Việt
Nam và ngày nay ảnh hưởng của nó vẫn còn.
- Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người sự đối xử nhân ái,
khoan dung, độ lượng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã
giúp con người thái độ hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn
phép. Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo tác dụng tích cực
trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa.
Nho giáo quan niệm trong nước cần phải pháp lễ (luật pháp) thì nước mới
nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo
cho con người nếp sống trên kính dưới nhường. tưởng chính danh giúp cho
con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và
xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.
- Nét đặc sắc của Nho giáo chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức nhân,
đặc biệt chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người chức, quyền).
G.S. Khiêu đã nhận xét: đây Nho giáo đã nhận thức được một thực tế
những người trong bộ máy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được
nhân dân. Cho nên đạo đức là một phương tiện để tranh thủ được lòng dân. Theo
Nho giáo, đạo đức người cầm quyền ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của
một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải “tu thân” để làm
tấm gương cho người dưới. Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn
luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống đạo đức. Trong
lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sáng ngời về đạo đức của các vị
vua, của các anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, người làm
quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng
người, để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua
quan. Thiết nghĩ, ngày naytưởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị. Người cán
bộ trong bộ máy nhà nước phải đức, đó điều kiện đầu tiên để dân tin yêu,
kính phục. Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân
đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng
nhân nghĩa, bằng lễ giáo. Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm
quyền phải luôn “tu, tề, trị, bình”.
- Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tưởng
thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân
chủ tập quyền theo hình Đông Á Trung
Hoa, cũng như những nguyên bản của
phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến
lược là chế độ khoa cử.
- Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy
dụ thời Trần tất cả 14 khoa thi (10
khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, học vị Thái học
sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi
Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp
cao nữa là Hoàng giáp).
3.1.2. Đạo giáo
- Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử. Hai ông đã thể hiện tư tưởng của mình qua hai
tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh.
- Theo Lão Tử, "Đạo" sở đầu tiên của trụ, trước cả trời đất, nằm
trong trời đất. Quy luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi "Đức". Lão
Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển suy vong đều mối liên hệ với
nhau. Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi,
xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể
cưỡng lại "đạo trời", từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.
- Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc phái trong Đạo
giáo tôn Lão Tử làm "Thái thượng lão quân". Hạt nhân bản của Đạo giáo
tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng
sinh, lạc sinh.
- Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo
hai phái tu nội tu ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Chử
Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn có tên Chử Tổ Đạo.
Điều này thể hiện tính tổng hợp của các tôn giáo khi vào Việt Nam vì Chử Đồng
Tử còn được coi là người đầu tiên tu thành Phật (xem thêm Phật giáo Việt Nam).
- Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất
nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người Việt nên Đạo giáo ăn
sâu vào người Việt rất dễ dàng. Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật,
phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh
tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên có uy tín
thu thập được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo
rất phát triển Việt Nam. Nhiều quan lại Trung Hoa sang Việt Nam cai trị đều
thích phương thuật, dụ Cao Biền đời Đường từng "cưỡi diều tìm long mạch"
để triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời mới
được thừa nhận thì Đạo giáo hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không
còn ranh giới.
- Từ Trung Quốc vào Việt Nam, Đạo giáo cũng vẫn giữ hai phái Đạo giáo
nhân gian thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, thần Trấn
(Huyền Vũ), Quan Thánh Đế Quân. Bên cạnh đó, sự kết hợp với tín
ngưỡng dân gian, Đạo giáo còn thờ nhiều vị thần thánh khác của người Việt như
Đức thánh Trần, Thánh mẫu Liễu Hạnh, cùng với Tam Phủ, Tứ Phủ, cho thấy sự
hòa quyện giữa Đạo giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
- Phái Đạo giáo Thần Tiên Việt Nam thì thờ Chử Đồng Tử làm ông Tổ
nhiều Tiên Thánh khác như thần Tản Viên tức Sơn Tinh, những câu
chuyện về sự tích các đạo sĩ hoặc người thường tu thành tiên, có nhiều phép lạ.
- Đặc biệt, Đạo giáo đã đem sang Việt Nam phương pháp cầu Tiên. Giới phu
xưa thường cùng nhau tổ chức cầu Tiên để hỏi về vận nước, chuyện kiết hung
đại sự… Nhiều đàn cầu Tiên nổi danh một thời như đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền
Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên)…Đầu thế kỷ 20, các đàn cầu Tiên
(gọi là thiện đàn) mọc lên khắp nơi.
- Kinh sách của Đạo giáo được truyền sang Việt Nam hiện vẫn còn truyền tụng,
ngoài 2 quyển đầu tiên là Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử và Nam Hoa Kinh của
Trang Tử, còn quyển Huỳnh Đình Kinh dạy cách luyện Đạo, Thanh Tịnh
Kinh và Cảm Ứng Kinh dạy về lẽ lành dữ trả vay cho người tu giải thoát. Tất cả
tương truyền do Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng dạy từ xưa bên Trung
Quốc.
- Đặc biệt, Đạo giáo khi vào Việt Nam, hòa quyện với văn hóa tín ngưỡng dân
gian đã hình thành một khuynh hướng của những người thật sự không phải là tín
đồ đạo Lão nhưng tưởng gần với phái Tiên Đạo hay Đạo giáo Thần Tiên,
tức ưa thích đời sống thanh tĩnh nhàn lạc. Đó những bậc trí thức Nho giáo,
sinh không gặp thời, gặp chuyện bất bình nơi chốn quan trường hay các bậc anh
hùng đã làm xong phận sự nam nhi đến lúc công thành thân thối lui về ẩn dật,
vui thú điền viên cùng với thiên nhiên thi phú, cuộc cờ chén rượu mà theo dòng
lịch sử, chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ,... với cuộc sống "tri túc, tiện túc,
đãi túc, thời túc; tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, thời nhàn" của học thuyết
Lão Trang.
- Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc
lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư,
bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan.
- Vào thế kỷ 18, dưới đời vua Thần Tông, xuất hiện một trường phái Đạo
giáo Việt Nam tên Nội Đạo. Người sáng lập Trần Toàn quê Thanh Hóa,
đạo đến 10 vạn tín đồ Trần Toàn được coi Thượng sư. Tương truyền,
vua Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng thần chú chữa
khỏi. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đến Nghệ An rồi lan ra Bắc đến
tận Hà Nội. Khoảng đầu những năm 1920, hàng vạn tín đồ còn tập hợpGiảng
Võ, Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh.
- Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với cách một tôn giáo không còn tồn tại
nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng
kém phát triển thì vẫn còn rất mạnh mẽ.
3.1.3. Pháp gia
- Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương "pháp trị", coi nhẹ "lễ
trị". Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.
- Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với
mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
+ Pháp: đó phải định ra được pháp luật nghiêm minh, ràng, dễ hiểu, công
bằng với mọi người, không phân biệt đó là quý tộc hay dân đen.
+ Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền
thế, không chia sẻ cho kẻ khác.
+ Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng
phạt. Thuật bổ nhiệmkhi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài nănglòng trung
thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch phải kiểm tra công việc
thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương "ai công thì thưởng, ai tội thì
trừng phạt thật nặng, bất kể là quý tộc hay dân đen", trọng thưởng, trọng phạt.
3.1.4. Mặc gia
- Người đề xướng Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỷ V TCN đến giữa thế kỷ IV
TCN). Hạt nhân quan điểm của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc Tử cònngười
chủ trương " thủ thực danh" (lấy thực đặt tên). Quan điểm của phái Mặc gia
đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng.
- Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn
đáng kể.
3.2. Hội họa, điêu khắc, kiến trúc
3.2.1. Hội họa
- Hội họa Trung Quốc lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ,
bản hoạ, bích hoạ.
- Đặc biệt nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, ảnh hưởng nhiều tới các nước
Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội
họa từ đời Hán đến đời Tùy.
3.2.2. Điêu khắc
- Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc
điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn
đại Phật đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn
tay.
3.2.3. Kiến trúc
- Công trình nổi tiếng thế giới như: Vạn Lý Trường Thành (dài 6700 km), Thành
Trường An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.
- Về nước ta chúng ta Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành
Thăng Long, thành nhà Hồ một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ
linh (long, ly, quy, phượng), sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung
Hoa.
- Trải qua các triều đại phong kiến khác nhau thì đặc điểm kiến trúc cũng
nhiều nét khác biệt rệt. Vào thời Ngô Đinh Tiền Trần thì kiến
trúc tiêu biểu với những cung điện nguy nga, tráng lệ, đường nét chạm trổ hoa
văn tinh xảo hơn so với thời Bắc thuộc.
- Đến thời nổi bật với kiểu kiến trúc cân xứng, tượng tròn, phù điêu rất ấn
tượng. Đặc biệt là hình tượng rồng được đánh giá rất cao ở thời kỳ này.
- Đến thời Trần thì kiểu kiến trúc những nét khác biệt khi sự giao thoa
kết hợp với kiểu kiến trúc Trung Hoa. Kiểu kết cấu chính phụ hầu như các
công trình đều không có tường mà được dựng cột, nóc giá chiêng.
- Từ tổng thể đến công trình kiến trúc đều không có bản vẽ thiết kế trước khi xây
dựng. Phần lớn làm theo kinh nghiệm truyền miệng (là dựa trên thước tầm).
Công trình được xây dựng bằng vật liệu địa phương.
- Trải qua một quá trình phát triển đến triều đại Tây Sơn, triều Nguyễn với kiểu
kiến trúc đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ kế thừa tất những tinh hoa
của các triều đại trước cũng xây dựng cho mình những đặc điểm riêng khác
biệt. Cột nhà không cần cột lớn, mái cũng không còn mái uốn cong như trước
nữa.
- Đó chính là những nét khác biệt của kiến trúc nhà ở Việt Nam qua các thời kỳ.
Tất cả sự kết tinh của bàn tay khối óc của ông cha đã tạo nên những nét
đẹp kiến trúc đầy giá trị còn lưu lại.
Hội họasự tiếp thucó những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng
Trống mang những nét khác.
Bên cạnh kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc Kinh, thì các kiểu kiến trúc
dân gian của các dân tộc khác cũng làm nên bản sắc riêng của từng địa phương.
Trong các kiến trúc truyền thống của các dân tộc có:
- khu vực khác nhau sẽ các kiểu kiến trúc đại
diện: Kiến trúc Khơ-me tiêu biểu của miền Đông
Nam Bộ; kiên trúc của đồng bào Tây Nguyên tiêu
biểu cho khu vực miền Nam Trung Bộ; kiến trúc
Mường tiêu biểu Hòa Bình; kiến trúc của người
Thái đại diện khu vực Tây Bắc; kiến trúc Tày Nùng
tiểu biểu cho vùng Đông Bắc.
3.2.4. Triết học, tư tưởng
- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những nhà
tưởng đưa ra những thuyết để tổ chức hội giải thích các vấn đề của
cuộc sống (Bách gia tranh minh).
- Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm
dương gia: -Âm dương, bát quái, ngũ hành,
những thuyết người Trung Quốc đã nêu ra từ
thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong
trụ luôn tồn tại hai loại khí không nhìn thấy
được xâm nhập vào trong mọi vật âm dương
(lưỡng nghi).
- Bát quái 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời),
Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước),
Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng
nhất.
- Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật.
Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này,
những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ
hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội.
3.3. Chữ viết, văn học
3.3.1. Chữ viết
- Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa,
xương thú, được gọi là Giáp cốt văn.
- Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn.
- Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất
trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
3.3.2. Văn học
- Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-
Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lý. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã,
Tụng.
- Thơ Đường thời kỳ đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn
tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Tới thời Minh – Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu
như: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây du
(Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết
Cần),...Trong đó, Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
- Những ảnh hưởng của chữ viết văn học nghệ thuật. Chữ Hán đã từng một
thời bị thực dân Phương bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở lên
quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn
toàn dùng chữ Hánđó sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán
nhưng sự thay đổi đi, Chữ Hán chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn
học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân. Văn học nghệ thuật Trng Hoa
cũng sớm du nhập vào Việt Nam với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ.
Văn học- nghệ thuật:sở tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo
Nho giáo. Trong đó, tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu
nước dân tộc.
Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt việc phổ biến
chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na),
cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi “Quốc ngữ”,
Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.
- Nói đến ảnh hưởng của văn học TQ đến VN không thể không nhắc đến thơ
Đường. Thơ Đường hay thơ Đường Luật, cũng sách gọi thơ Cận Thể:
thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa khoảng vào năm (618-907) trước
công nguyên do một số phu dưới thời Đường Thái Tông sáng tạo truyền
rộng khắp Trung Nguyên sau này truyền sang nước ta. Thơ Đường ngay từ
khi ra đời đã ảnh hưởng khá đậm nét Việt Nam, chỉ đến khi thơ mới
những năm 30 của thế kỉ XX ra đời thì sáng tác thơ theo phong cách thơ Đường
mới dần dần ít đi. Việt Nam thơ Đường được sáng tác bằng hai ngôn ngữ
chính là chữ Hán, và chữ Nôm. Nôm hay Hán đều những sáng tác thơ
Đường đạt đến mức điêu luyện. Thi nhân sáng tác thơ Đường như một thể thơ
của dân tộc.
- Để nói về những thuận lợi của việc du nhập thơ Đường vào văn thơ dân tộc,
trước hết, cần phải nói rằng thơ Đường luật một kết cấu chặt chẽ, ổn định.
Tính chất hình hóa khá cao, đây điểm khó khăn trong sáng tác nhưng lại
tạo sự dễ dàng cho sự tiếp thu và chuyển hóa, mô hình càng chặt thì càng dễ đưa
đi xa. Cũng như các nước trong khu vực, Việt Nam cũng tiếp thu phần ảnh
hưởng của thơ đường.
- Về mặt ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu phân tích rằng, trong thờiBắc Thuộc
người An Nam thể nói chuyện bình thường với người Trung Quốc. Cho nên
những hình thức về âm điệu đời Đường không xa lạ trong đời sống của
người dân ta.
- Hơn nữa, thơ Đường luật lại được đưa vào hệ thống thi cử nước ta. Việt
Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông, niên
hiệu Hưng Long thứ 12, thơ Đường luật đã được đưa vào khoa
cử. Từ đó trở đi, môn thi thơ Đường luật môn thi luôn
trong phép thi các đời. Khi thơ Đường luật trở thành một môn
thi bắt buộc thì việc làm thở Đường luật không chỉ công
việc sáng tác văn chương việc học nghề , gắn liền với
cơm áo và danh vọng.
- Các tên tuổi tiêu biểu của nền văn học Việt Na chịu ảnh hưởng của thơ Đường
phải kể đến Nguyễn Trãi với "Quốc âm thi tập", "Ức trai thi tập" ; Đại thi hào
Nguyễn Du với "Độc tiểu thanh kí"; Huyện Thanh Quan
với bài "Qua Đèo Ngang", "Thăng Long hoài cổ" ; Nhà thơ
trào phúng nổi tiếng Tó Xương cũng có rất nhiều bài thơ đặc
sắc viết theo thể thơ này như "Vị Hoàng hoài cổ", "Tự trào",
"Ông Hàn bị vợ dọa bỏ", "Mai mà tớ háng thi".
- Ngoài ra nhắc đến thể thơ này ta không thể không nhắc đến
tập thơ "Nhật trong tù" của Hồ Chí Minh. Tập thơ viết
trong thời gian Bác bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Cả tập thơ
133 bài thì hầu hết các tác phẩm đều được viết theo thể tứ tuyệt, viết bằng chữ
Hán và mang đậm phong vị Đường thi.
3.3.3. Sử học
- Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân
Thu đã đặt các quan chép sử. Trên sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên
soạn ra sách Xuân Thu.
- Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Sử ký, chép lại lịch
sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
- Tới thời Đông Hán, các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của
Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp.
- Tới thời Minh và Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư những di
sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
3.4. Khoa học tự nhiên và kĩ thuật
3.4.1. Toán học
- Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã
xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã nói đến quan niệm về phân
số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.
- Thời Đông Hán, đãcuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến
khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc 1, đã cả khái niệm số âm, số
dương.
- Thời Nam Bắc triều một nhà toán học nổi tiếng Tổ Xung Chi, ông đã
tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây một con số cực chính xác so với thế
giới hồi đó.
3.4.2. Thiên văn học
- Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao.
Họ đã xác định được chu kỳ chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt
ra lịch Can Chi.
- Thế kỷ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt Trời.
Thế kỷ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.
- Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác
định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà
thiên văn châu Âu thế kỷ XIII.
3.4.3. Y, dược học
- Thời Chiến Quốc đã sách Hoàng đế nội kinh được coi bộ sách kinh điển
của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời nhà Minh cuốn Bản thảo cương mục
của Thời Trân được dịch ra chữ Latin được Darwin coi đây bộ bách
khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt, châm cứu một
thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.
3.4.4. Kỹ thuật
- 4 phát minh quan trọng về mặt thuật người Trung Hoa đã đóng góp
cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in.
- Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân. Nghề in bằng những chữ
rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ.
- Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- Từ thế kỷ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng.
3.4.5. Trang phục
- Các tầng lớp khác nhau tronghội vào những thời kỳ khác nhau theo những
xu hướng phục trang khác nhau, màu vàng thường được dành riêng cho hoàng
đế. - Lịch sử phục trang Trung Quốc trải hàng trăm năm với những cải cách đa
dạng đầy màu sắc nhất. Trong triều đại nhà Thanh, triều đại huy hoàng cuối
cùng của Trung Quốc, đã xảy ra những thay đổi về trang phục đột ngột ấn
tượng, quần áo của thời đại trước nhà Thanh được gọi Hán phục hoặc trang
phục Trung Hoa truyền thống nhà Hán. Nhiều biểu tượng như phượng hoàng
được sử dụng cho mục đích trang trí cũng như kinh tế
3.4.6. Chính trị xã hội
- Trung Quốc một quốc gia lớn lịch sự lâu đời, lịch sự cho thấy nước này
đã từng đêm quân chinh phạt nhiều quốc gia xung quanh trong đó có nước Đại
Việt. Chính sự các cuộc xâm chiếm ấy đã làm cho Nước ta phái gánh chịu những
ảnh hưởng nhất định về văn hóa của họ đặc biệt chính trị hội. Thể chế tổ
chức bộ máy tập quyền đứng đầu là vua, dưới có cá tể tướng, tướng quân,…mỗi
triều đại lại có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau cho phù hợp với khả
năng cai trị của đất nước nhưng thể chế quân chủ đó co nhiều nét tiếp thu theo
cách của Trung Quốc. hội nước ta cũng nhiều xáo chộn thay đổi khi
văn hóa Trung Hoa tràn vào, các chính sách đồng hóa người Việt tuy không
thành công do sức mạnh của tinh thần dân tộc được nhưng cũng đã làm cho văn
hóa gốc bị tiếp thu và cải biến.
- Sự ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc tới Việt Nam là vô cùng lớn, cho đến
giờ những ảnh hưởng đó vẫn còn những tồn tại trong đời sống hội. Sự ảnh
hưởng đó có cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực. Dù sao nó cũng đóng góp một
phần quan trọng vào lịch sử văn hiến của nước ta, làm cho văn minh Việt Nam
có thể đóng góp những phần nhỏ vào văn minh thế giới.
4. Văn minh Lưỡng Hà
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Lưỡng Hà
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
- Lưỡng Hà là một vùng bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigrơ và Ơphrát
thuộc Tây Á. Người Hy Lạp cổ đại gọi đây là Mésopotamie, có nghĩa là vùng
đất giữa hai sông. Từ xa xưa, nó đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu, thuận lợi cho
nền sản xuất trồng nho, ôliu, đại mạch và nhiều loại hoa quả khá. Vì vậy cư dân
có mặt ở đây từ rất sớm và họ sinh sống bằng trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá.
Vùng Lưỡng Hà có khí hậu nóng ẩm, thực vật phong phú, đa dạng. Hàng năm,
vào tháng 5 nước lũ của hai con sông tràn ngập và mang phù sa màu mỡ cho
vùng đồng bằng. Và cũng do Tây Á phần lớn là núi và sa mạc, vì vậy vùng đất
phì nhiêu năm giữa hai con sông này là nơi thường xảy ra các cuộc tranh chấp
giữa các tộc người để tìm mảnh đất thuận lợi cho cuộc sống.
- Về cư dân, người Sumer từ thiên niên kỉ IV TCN đã tới định cư ở Lưỡng
Hà và xây dựng nên nền văn minh đầu tiên ở đây. Đầu thiên niên kỉ III TCN
người Accat thuộc tộc Sêmit từ thảo nguyên Xyri cũng tràn vào xâm nhập và lập
nên quốc gia Accát nổi tiếng. Cuối thiên niên kỉ III TCN, người Amôrit từ phía
tây Lưỡng Hà lại tràn vào xâm nhập, chính họ đã tạo nên quốc gia cổ Babilon
nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà. Ngoài ra còn có một số bộ lạc thuộc nhiều ngữ
hệ khác nhau cũng tràn vào xâm nhập trong quá trình lịch sử. Qua hàng ngàn
năm lịch sử, các tộc người này hoà nhập lẫn nhau, tạo ra một cộng đồng dân cư
ổn định, cùng đóng góp xây dựng nên nền văn minh rực rỡ ở khu vực Tây Á.
1.2. Sơ lược lịch sử Lưỡng Hà cổ đại
Lịch sử Lưỡng Hà có thể chia thành những giai đoạn chính sau:
+ Thời kỳ các quốc gia cổ Sumer và Akkad
Đầu thiên niên kỷ thứ III tr.CN, người Sumer đã xây dựng trên đồng bằng
phía Nam Lưỡng Hà những quốc gia thành thị cổ và khoảng 500 năm sau đã
thống nhấ được Nam Lưỡng Hà
Năm 2.300 tr.CN, thành bang Akkad của người Semit từ miền Bắc đã
xuống phía Nam, chinh phục miền Nam và thống nhất toàn bộ Lưỡng Hà. Tuy
vậy, sự hùng mạnh của Akkad cũng không duy trì được lâu vì đến cuối thế kỷ
XXIII tr.CN, Akkad đã bị người Guti ở Đông Bắc chinh phục và thống trị trong
một thời gian khá dài.
+ Thời kỳ vương quốc Cổ Babylon.
Đầu thế kỷ XIX tr.CN, người Amorite chinh phục miền Bắc, xây dựng một
quốc gia mới mang tên Babylon. Babylon dần mạnh lên, thống nhất được Lưỡng
Hà và phát triển thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế khu vực Tiểu Á.
Babylon hưng thịnh nhất dưới triều đại của vua Hammurabi (1.728 – 1.686
tr.CN), ông đã lần lượt đánh bại các thành bang xung quanh, thống nhất hết
vùng Lưỡng Hà, trên cơ sở đó, ông đã xây dựng bộ máy Nhà nước chuyên chế
tập quyền trung ương. Đặc biệt ông đã ban hành một bộ luật gọi
là bộ luật Hammurabi, một bộ luật cổ vẫn còn được giữ lại tương đối nguyên
vẹn cho đếnngày nay. Tuy nhiên, ngay sau khi Hammurabi mất, Babylon dần bị
suy yếu, savào khủng hoảng do tranh giành quyền lực trong nội bộ. Đến năm
732 tr.CN,Babylone bị người Atxiri từ phía Bắc xâm chiến, đến năm 729, cổ
Babylon bị xóa sổ, trở thành một bộ phận của Atxiri.
+ Thời kỳ vương quốc Tân Babylon
Từ giữa thế kỷ VII, do xây dựng vương quốc trên dựa trên sự hiếu chiến,
bạo tàn, Atxiri dần sụp đổ, năm 605 tr.CN, Atxiri diệt vong. Năm 626 tr.CN,
Babylon khôi phục được độc lập, bắt đầu một thời kỳ mới, thời kỳ của nền văn
minh Babylon phát triển rực rỡ. Năm 539 tr.CN, Tân Babylon bị Ba Tư xâm
lược, từ đây Tân Babylon đã trở thành một bộ phận của đế quốc Ba Tư, nhưng
đến năm 328 tr.CN, Ba Tư bị Macedonia tiêu diệt, cả Tây Á bị sát nhập vào đế
quốc Macedonia.
Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, Tân Babylon cũng đã đạt đến sự
phát triển hưng thịnh và đóng góp nhiều di sản cho văn minh Lưỡng Hà.
2. Những thành tựu văn minh Lưỡng Hà cổ đại
2.1. Chữ viết
Từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, người Sumer ở Lưỡng
Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình. Đầu tiên chữ viết của họ là những hình vẽ, về
sau họ đơn giản thành những nét vạch có ý nghĩa tượng trưng cho một hình vẽ
nào đó. Họ thường dùng đầu cây sậy vót nhọn vạch lên những tấm đất sét còn
mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy người ta hay gọi là chữ
hình đinh, chữ hình góc, hay chữ tiết hình. Ngày nay, người ta còn lưu giữ được
khoảng 2200 tấm sách bằng đất sét ở nhà bảo tàng của thành phố Ninivơ. Chữ
tiết hình do người Sumer phát minh ra đầu tiên, về sau nhiều dân tộc ở Lưỡng
Hà đều sử dụng và có biến đổi. Chữ tiết hình trở thành thứ chữ để giao tiếp giữa
các dân tộc ở Tây Á thời cổ đại. Về sau, người Phênixi, một dân tộc chuyên
buôn bán quanh Địa Trung Hải thời đó đã dựa vào chữ hình góc của người
Lưỡng Hà, một phần chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đã đặt ra hệ thống chữ
cái A, B ... Từ chữ Phênixi đã hình thành ra chữ Hy Lạp cổ. Từ chữ Hy Lạp cổ
đã hình thành ra chữ Latinh và chữ Slavơ và từ đó hình thành nên chữ viết của
nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay.
2.2. Văn học
Văn học Lưỡng Hà gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi
(cũng gọi là anh hùng ca).
| 1/26

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
BỘ MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM BÀI THẢO LUẬN
Chủ đề: "GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC
VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG "
Quảng Ninh, tháng 1 năm 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM BÀI THẢO LUẬN Chủ đề:
GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG GVHD: Ngô Hải Ninh Lớp: Cơ sở văn hóa Việt Nam Thành viên nhóm 4: Ngọc Trần Diệp Anh Nguyễn Thị Thùy Dung Nguyễn Ngọc Mai Trịnh Thị Hợp Nguyễn Khánh Linh Vũ Huy Hưng Nguyễn Văn Sơn Lê Phương Thảo Vũ Mạnh Đức Đỗ Thị Lan Hương
GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG Văn hóa là gì?
- Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với
rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến
mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con
người. là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội
như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa,
quần áo, các phương tiện, ... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản
phẩm và đó là một phần của văn hóa.
1.Văn hóa phương Đông
1.1.Sự ra đời của văn hóa phương Đông
- Phương Đông là “chiếc nôi “của các nền văn hoá, mà tiêu biểu là Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập. Từ khi xã hội loài người xuất hiện trên
trái đất, các phát kiến để tự đấu tranh sinh tồn của con người. Xã hội xuất
hiện, các bộ tộc, thị tộc cứ lớn mạnh lên. Sự xuất hiện của nhà nước đi kèm
với nhiều lo toan quản lý đời sống và tín ngưỡng. Việc trao đổi hàng hóa xuất
hiện ngày càng nhiều, tạo ra các phong tục cần được trao đổi và bổ sung cho
mình. Con đường Tơ lụa trải dọc từ Đông sang Tây và đi bằng ngựa, lạc đà.
Mở rộng buôn bán bằng đường thủy qua nước láng giềng. Những cuộc chiến
tranh tranh giành lãnh thổ, gây nên sự mất đi và xuất hiện một nhà nước mới.
Các điều kiện đó đã đủ điều kiện chứng minh cụm từ “chiếc nôi” là hoàn toàn
1.2. Nét đặc trưng của văn hóa phương Đông A. Văn hóa giao tiếp
- Một trong những nét đặc biệt của văn hóa phương Đông đó chính là cách ứng
xử khi giao tiếp. Nhìn chung, các nước phương Đông như Trung Quốc, Việt
Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều coi trọng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, chính vì
vậy mà những người dân luôn được biết đến là khá khắt khe trong giao tiếp.
Chào hỏi là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong các buổi gặp gỡ. Ngôn
ngữ không quá khách sáo nhưng phải chú ý đảm bảo tính lễ nghi, không suồng
sã. Bên cạnh đó, khi chào hỏi bạn nên chú ý bắt đầu từ những người lớn tuổi
nhất, có địa vị sau đó mới là người nhỏ tuổi.
B. Trang phục truyền thống
- Có thể nói rằng, mỗi một quốc gia đều có những bộ trang phục riêng với
những nét đặc trưng khác nhau, không thể nào nhầm lẫn được với bất kì đất nước này.
- Y phục truyền thống không chỉ gợi lên hình ảnh mang đậm đà bản sắc dân tộc
cho một quốc gia mà đồng thời còn tô thêm vẻ đẹp cho văn hóa phương Đông.
- Nhìn vào trang phục và cách ăn mặc, mọi người có thể dễ dàng nhận biết được
đặc trưng riêng của mỗi đất nước, đó chính là linh hồn của con người, truyền
thống, phong tục và văn hóa quốc gia. Nếu như Trung Quốc được biết đến với
bộ sườn xám, Nhật Bản nổi bật với trang phục Kimino, Hàn Quốc có Hanbok
thì Việt Nam lại cho thấy được vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm qua những bộ áo dài truyền thống C. Văn hóa ẩm thực
- Bên cạnh những bộ trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa
phương Đông thì ẩm thực cũng chính là điều giúp thu hút khách du lịch đặt
chân đến những quốc gia này. Với sự đa dạng, phong phú từ địa hình cho đến
những phong tục khác nhau đã tạo nên sự độc đáo và khác biệt cho nền ẩm thực phương Đông.
- Có thể nói rằng, ẩm thực phương Đông không chỉ được chú trọng trong hương
vị món ăn, cách chế biến mà nó còn nằm ở nghệ thuật trang trí tạo nên nét độc
đáo cho món ăn. Các món ăn hầu hết thường được kết hợp với nhiều loại gia
vị để kích thích vị giác cũng như có thể đảm bảo tốt cho sức khỏe của người
tiêu dùng. Một số món ăn nổi tiếng như sushi, dimsum, phở, bánh mì, tomyum, pad Thái, kimchi.
D. Tôn ti trật tự là hàng đầu
- Nếu như những người phương Tây luôn được biết đến là thường sống riêng rẽ,
các thế hệ sống cùng một nhà, không có sự cầu
kỳ trong bữa ăn gia đình hay
không có thói quen mời nhau, xưng hô theo vai
vế thì văn hóa phương Tây lại
ngược lại hoàn toàn. Các quốc gia phương
Đông có truyền thống Nho học vẫn
luôn chú trọng và giữ gìn những thói quen từ
hàng nghìn năm cho đến hiện tại.
2. Ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ
2.1. Tư tưởng, tôn giáo
- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh.
- Đạo Bàlamôn mà sau này là Ấn Độ giáo ra đời vào khoảng thế kỷ XV TCN,
trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này
chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng đó. Đạo Phật ra đời vào
khoảng giữa thiên niên kỉ 1 TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya
Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng.
- Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Phật lịch, họ cho
là đây là năm mà Đức Phật đã nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo
đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những
người theo đạo Thiên Chúa).
- Giáo lý cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều cần giác ngộ về thế giới),
vô ngã, duyên khởi, luật Nhân - Quả (làm việc ác tất yếu sẽ bị báo ứng).
- Đạo Jaina cũng xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN. Cùng thời với Phật giáo.
Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.
- Đạo Sikh xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ XV. Giáo lý của đạo Sikh là sự
dung hòa và kết hợp giáo lý của Ấn Độ giáo và giáo lý của Hồi giáo. Tín đồ đạo
Sikh tập trung rất đông ở Punjab và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền
Vàng ở Punjab. Đạo Sikh là đạo sinh ra cuối cùng trên đất Ấn Độ.
2.2. Nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc
- Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều
nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo
nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ
thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
- Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang
Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29
gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m.
Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
- Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng
nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều
vào khoảng thế kỷ VII - thế kỷ XI. Tiêu biểu cho các
công trình Ấn Độ giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở
Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ
nước và những cánh đồng.
- Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn
Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỷ
XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII.
- Kiến trúc nhà ở Chàm với các tháp Chàm: Các di
tích của nền văn hóa Cham-pa chịu ảnh hưởng của
nền văn hóa cổ trung đại Ấn Độ. Nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm là nghệ thuật
của kiến trúc xây bằng gạch với kỹ thuật và nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của miền Trung ở Việt Nam.
2.3. Chữ viết, văn học
- Thời đại Harappa - Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ
cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những ký hiệu đồ họa.
- Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng
đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất
hiện chữ Sanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
- Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana.
Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về
một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là
một bộ "bách khoa toàn thư" phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.
- Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng
hoàng tử Rama và công chúa Xita (con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình sử này
ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở
Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
- Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất
nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Ấn -Âu.
2.4. Khoa học tự nhiên
- Về thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12
tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5
năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
- Về toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số
mà ngày nay ta quen gọi là số Ả rập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số
không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn
giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ
số La Mã mà sử dụng số Ả Rập trong toán học.) Họ đã
tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp
số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác.
- Về Vật lý, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết
nguyên tử. Thế kỷ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn
Độ đã viết "...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút
tất cả các vật về phía nó".
- Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách
chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ
để lại hai quyển sách là "Y học toát yếu" và "Luận khảo về trị liệu".
3. Ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc 3.1. Tôn giáo 3.1.1. Nho giáo
- Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương
lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư
tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng
nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người.
- Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư,
Hán Vũ Đế đã ra lệnh "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật", Nho gia đã được
đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.
- Nho giáo được du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong
kiến. Trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp
thu nhiều tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo…. Đã có thời kỳ Phật giáo giữ
vai trò chính yếu, nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và
trở thành công cụ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do có thời
gian tồn tại lâu dài, do được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục
đích, cho nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tư
tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt
Nam và ngày nay ảnh hưởng của nó vẫn còn.
- Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái,
khoan dung, độ lượng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã
giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn
phép. Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực
trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa.
Nho giáo quan niệm trong nước cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nước mới
nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo
cho con người nếp sống trên kính dưới nhường. Tư tưởng chính danh giúp cho
con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và
xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.
- Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân,
đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền).
G.S. Vũ Khiêu đã nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận thức được một thực tế là
những người trong bộ máy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được
nhân dân. Cho nên đạo đức là một phương tiện để tranh thủ được lòng dân. Theo
Nho giáo, đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của
một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải “tu thân” để làm
tấm gương cho người dưới. Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn
luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức. Trong
lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sáng ngời về đạo đức của các vị
vua, của các anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, người làm
quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng
người, để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua
quan. Thiết nghĩ, ngày nay tư tưởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị. Người cán
bộ trong bộ máy nhà nước phải có đức, đó là điều kiện đầu tiên để dân tin yêu,
kính phục. Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân
đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng
nhân nghĩa, bằng lễ giáo. Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm
quyền phải luôn “tu, tề, trị, bình”.
- Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng
thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân
chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung
Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của
phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến
lược là chế độ khoa cử.
- Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy
cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10
khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học
sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là
Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp). 3.1.2. Đạo giáo
- Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử. Hai ông đã thể hiện tư tưởng của mình qua hai
tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh.
- Theo Lão Tử, "Đạo" là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm
trong trời đất. Quy luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là "Đức". Lão
Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với
nhau. Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi,
xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể
cưỡng lại "đạo trời", từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.
- Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo
giáo tôn Lão Tử làm "Thái thượng lão quân". Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là
tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.
- Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có
hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Chử
Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn có tên Chử Tổ Đạo.
Điều này thể hiện tính tổng hợp của các tôn giáo khi vào Việt Nam vì Chử Đồng
Tử còn được coi là người đầu tiên tu thành Phật (xem thêm Phật giáo Việt Nam).
- Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất
nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người Việt nên Đạo giáo ăn
sâu vào người Việt rất dễ dàng. Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật,
phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh
tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên có uy tín
thu thập được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo
rất phát triển ở Việt Nam. Nhiều quan lại Trung Hoa sang Việt Nam cai trị đều
thích phương thuật, ví dụ Cao Biền đời Đường từng "cưỡi diều tìm long mạch"
để triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới
được thừa nhận thì Đạo giáo hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới.
- Từ Trung Quốc vào Việt Nam, Đạo giáo cũng vẫn giữ hai phái là Đạo giáo
nhân gian thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, thần Trấn
Vũ (Huyền Vũ), Quan Thánh Đế Quân. Bên cạnh đó, có sự kết hợp với tín
ngưỡng dân gian, Đạo giáo còn thờ nhiều vị thần thánh khác của người Việt như
Đức thánh Trần, Thánh mẫu Liễu Hạnh, cùng với Tam Phủ, Tứ Phủ, cho thấy sự
hòa quyện giữa Đạo giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
- Phái Đạo giáo Thần Tiên ở Việt Nam thì thờ Chử Đồng Tử làm ông Tổ và
nhiều Tiên Thánh khác như thần Tản Viên tức Sơn Tinh, và có những câu
chuyện về sự tích các đạo sĩ hoặc người thường tu thành tiên, có nhiều phép lạ.
- Đặc biệt, Đạo giáo đã đem sang Việt Nam phương pháp cầu Tiên. Giới sĩ phu
xưa thường cùng nhau tổ chức cầu Tiên để hỏi về vận nước, chuyện kiết hung
đại sự… Nhiều đàn cầu Tiên nổi danh một thời như đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền
Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên)…Đầu thế kỷ 20, các đàn cầu Tiên
(gọi là thiện đàn) mọc lên khắp nơi.
- Kinh sách của Đạo giáo được truyền sang Việt Nam hiện vẫn còn truyền tụng,
ngoài 2 quyển đầu tiên là Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử và Nam Hoa Kinh của
Trang Tử, còn có quyển Huỳnh Đình Kinh dạy cách luyện Đạo, Thanh Tịnh
Kinh và Cảm Ứng Kinh dạy về lẽ lành dữ trả vay cho người tu giải thoát. Tất cả
tương truyền là do Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng cơ dạy từ xưa bên Trung Quốc.
- Đặc biệt, Đạo giáo khi vào Việt Nam, hòa quyện với văn hóa tín ngưỡng dân
gian đã hình thành một khuynh hướng của những người thật sự không phải là tín
đồ đạo Lão nhưng có tư tưởng gần với phái Tiên Đạo hay Đạo giáo Thần Tiên,
tức ưa thích đời sống thanh tĩnh nhàn lạc. Đó là những bậc trí thức Nho giáo,
sinh không gặp thời, gặp chuyện bất bình nơi chốn quan trường hay các bậc anh
hùng đã làm xong phận sự nam nhi đến lúc công thành thân thối lui về ẩn dật,
vui thú điền viên cùng với thiên nhiên thi phú, cuộc cờ chén rượu mà theo dòng
lịch sử, chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ,... với cuộc sống "tri túc, tiện túc,
đãi túc, hà thời túc; tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn" của học thuyết Lão Trang.
- Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc
lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư,
bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan.
- Vào thế kỷ 18, dưới đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện một trường phái Đạo
giáo Việt Nam có tên Nội Đạo. Người sáng lập là Trần Toàn quê ở Thanh Hóa,
đạo có đến 10 vạn tín đồ và Trần Toàn được coi là Thượng sư. Tương truyền,
vua Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng thần chú mà chữa
khỏi. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đến Nghệ An rồi lan ra Bắc đến
tận Hà Nội. Khoảng đầu những năm 1920, hàng vạn tín đồ còn tập hợp ở Giảng
Võ, Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh.
- Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại
nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng
kém phát triển thì vẫn còn rất mạnh mẽ. 3.1.3. Pháp gia
- Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương "pháp trị", coi nhẹ "lễ
trị". Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.
- Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với
mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
+ Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công
bằng với mọi người, không phân biệt đó là quý tộc hay dân đen.
+ Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền
thế, không chia sẻ cho kẻ khác.
+ Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng
phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng trung
thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc
thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương "ai có công thì thưởng, ai có tội thì
trừng phạt thật nặng, bất kể là quý tộc hay dân đen", trọng thưởng, trọng phạt. 3.1.4. Mặc gia
- Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỷ V TCN đến giữa thế kỷ IV
TCN). Hạt nhân quan điểm của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc Tử còn là người
chủ trương " thủ thực hư danh" (lấy thực đặt tên). Quan điểm của phái Mặc gia
đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng.
- Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
3.2. Hội họa, điêu khắc, kiến trúc 3.2.1. Hội họa
- Hội họa Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ.
- Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở
Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội
họa từ đời Hán đến đời Tùy. 3.2.2. Điêu khắc
- Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc
điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn
đại Phật đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. 3.2.3. Kiến trúc
- Công trình nổi tiếng thế giới như: Vạn Lý Trường Thành (dài 6700 km), Thành
Trường An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.
- Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành
Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ
linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
- Trải qua các triều đại phong kiến khác nhau thì đặc điểm kiến trúc cũng có
nhiều nét khác biệt rõ rệt. Vào thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần thì kiến
trúc tiêu biểu với những cung điện nguy nga, tráng lệ, đường nét chạm trổ hoa
văn tinh xảo hơn so với thời Bắc thuộc.
- Đến thời Lý nổi bật với kiểu kiến trúc cân xứng, tượng tròn, phù điêu rất ấn
tượng. Đặc biệt là hình tượng rồng được đánh giá rất cao ở thời kỳ này.
- Đến thời Trần thì kiểu kiến trúc có những nét khác biệt khi nó có sự giao thoa
kết hợp với kiểu kiến trúc Trung Hoa. Kiểu kết cấu chính phụ và hầu như các
công trình đều không có tường mà được dựng cột, nóc giá chiêng.
- Từ tổng thể đến công trình kiến trúc đều không có bản vẽ thiết kế trước khi xây
dựng. Phần lớn làm theo kinh nghiệm truyền miệng (là dựa trên thước tầm).
Công trình được xây dựng bằng vật liệu địa phương.
- Trải qua một quá trình phát triển đến triều đại Tây Sơn, triều Nguyễn với kiểu
kiến trúc đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ kế thừa tất cá những tinh hoa
của các triều đại trước và cũng xây dựng cho mình những đặc điểm riêng khác
biệt. Cột nhà không cần cột lớn, mái cũng không còn mái uốn cong như trước nữa.
- Đó chính là những nét khác biệt của kiến trúc nhà ở Việt Nam qua các thời kỳ.
Tất cả là sự kết tinh của bàn tay và khối óc của ông cha đã tạo nên những nét
đẹp kiến trúc đầy giá trị còn lưu lại.
Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng
Trống mang những nét khác.
Bên cạnh kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Kinh, thì các kiểu kiến trúc
dân gian của các dân tộc khác cũng làm nên bản sắc riêng của từng địa phương.
Trong các kiến trúc truyền thống của các dân tộc có:
- Ở khu vực khác nhau sẽ có các kiểu kiến trúc đại
diện: Kiến trúc Khơ-me tiêu biểu của miền Đông
Nam Bộ; kiên trúc của đồng bào Tây Nguyên tiêu
biểu cho khu vực miền Nam Trung Bộ; kiến trúc
Mường tiêu biểu ở Hòa Bình; kiến trúc của người
Thái đại diện khu vực Tây Bắc; kiến trúc Tày Nùng
tiểu biểu cho vùng Đông Bắc.
3.2.4. Triết học, tư tưởng
- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những nhà
tư tưởng đưa ra những lý thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề của
cuộc sống (Bách gia tranh minh).
- Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm
dương gia: -Âm dương, bát quái, ngũ hành, là
những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ
thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong
vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí không nhìn thấy
được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương (lưỡng nghi).
- Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời),
Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước),
Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.
- Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật.
Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này,
những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ
hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội.
3.3. Chữ viết, văn học 3.3.1. Chữ viết
- Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa,
xương thú, được gọi là Giáp cốt văn.
- Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn.
- Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất
trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện. 3.3.2. Văn học
- Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-
Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lý. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
- Thơ Đường là thời kỳ đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn
tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Tới thời Minh – Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu
như: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây du ký
(Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết
Cần),...Trong đó, Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
- Những ảnh hưởng của chữ viết và văn học nghệ thuật. Chữ Hán đã từng một
thời bị thực dân Phương bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở lên
quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn
toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán
nhưng có sự thay đổi đi, Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn
học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân. Văn học nghệ thuật Trng Hoa
cũng sớm du nhập vào Việt Nam với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ.
Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo
và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.
Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến
chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na),
cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “
Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.
- Nói đến ảnh hưởng của văn học TQ đến VN không thể không nhắc đến thơ
Đường. Thơ Đường hay thơ Đường Luật, cũng có sách gọi là thơ Cận Thể: là
thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa khoảng vào năm (618-907) trước
công nguyên do một số sĩ phu dưới thời Đường Thái Tông sáng tạo truyền bá
rộng khắp Trung Nguyên và sau này truyền sang nước ta. Thơ Đường ngay từ
khi ra đời đã có ảnh hưởng khá đậm nét ở Việt Nam, và chỉ đến khi thơ mới
những năm 30 của thế kỉ XX ra đời thì sáng tác thơ theo phong cách thơ Đường
mới dần dần ít đi. Ở Việt Nam thơ Đường được sáng tác bằng hai ngôn ngữ
chính là chữ Hán, và chữ Nôm. Dù là Nôm hay Hán đều có những sáng tác thơ
Đường đạt đến mức điêu luyện. Thi nhân sáng tác thơ Đường như một thể thơ của dân tộc.
- Để nói về những thuận lợi của việc du nhập thơ Đường vào văn thơ dân tộc,
trước hết, cần phải nói rằng thơ Đường luật có một kết cấu chặt chẽ, ổn định.
Tính chất mô hình hóa khá cao, đây là điểm khó khăn trong sáng tác nhưng lại
tạo sự dễ dàng cho sự tiếp thu và chuyển hóa, mô hình càng chặt thì càng dễ đưa
đi xa. Cũng như các nước trong khu vực, Việt Nam cũng tiếp thu phần ảnh hưởng của thơ đường.
- Về mặt ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu phân tích rằng, trong thời kì Bắc Thuộc
người An Nam có thể nói chuyện bình thường với người Trung Quốc. Cho nên
những hình thức về âm điệu đời Đường không có gì xa lạ trong đời sống của người dân ta.
- Hơn nữa, thơ Đường luật lại được đưa vào hệ thống thi cử nước ta. Ở Việt
Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông, niên
hiệu Hưng Long thứ 12, thơ Đường luật đã được đưa vào khoa
cử. Từ đó trở đi, môn thi thơ Đường luật là môn thi luôn có
trong phép thi các đời. Khi thơ Đường luật trở thành một môn
thi bắt buộc thì việc làm thở Đường luật không chỉ là công
việc sáng tác văn chương mà là việc học nghề , gắn liền với cơm áo và danh vọng.
- Các tên tuổi tiêu biểu của nền văn học Việt Na chịu ảnh hưởng của thơ Đường
phải kể đến Nguyễn Trãi với "Quốc âm thi tập", "Ức trai thi tập" ; Đại thi hào
Nguyễn Du với "Độc tiểu thanh kí"; Bà Huyện Thanh Quan
với bài "Qua Đèo Ngang", "Thăng Long hoài cổ" ; Nhà thơ
trào phúng nổi tiếng Tó Xương cũng có rất nhiều bài thơ đặc
sắc viết theo thể thơ này như "Vị Hoàng hoài cổ", "Tự trào",
"Ông Hàn bị vợ dọa bỏ", "Mai mà tớ háng thi".
- Ngoài ra nhắc đến thể thơ này ta không thể không nhắc đến
tập thơ "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh. Tập thơ viết
trong thời gian Bác bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Cả tập thơ có
133 bài thì hầu hết các tác phẩm đều được viết theo thể tứ tuyệt, viết bằng chữ
Hán và mang đậm phong vị Đường thi. 3.3.3. Sử học
- Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân
Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
- Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Sử ký, chép lại lịch
sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
- Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của
Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp.
- Tới thời Minh và Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di
sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
3.4. Khoa học tự nhiên và kĩ thuật 3.4.1. Toán học
- Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã
xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân
số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.
- Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến
khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc 1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.
- Thời Nam – Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã
tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó. 3.4.2. Thiên văn học
- Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao.
Họ đã xác định được chu kỳ chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can Chi.
- Thế kỷ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt Trời.
Thế kỷ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.
- Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác
định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà
thiên văn châu Âu thế kỷ XIII. 3.4.3. Y, dược học
- Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển
của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời nhà Minh có cuốn Bản thảo cương mục
của Lý Thời Trân được dịch ra chữ Latin và được Darwin coi đây là bộ bách
khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt, châm cứu là một
thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc. 3.4.4. Kỹ thuật
- Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa đã đóng góp
cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in.
- Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân. Nghề in bằng những chữ
rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ.
- Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- Từ thế kỷ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng. 3.4.5. Trang phục
- Các tầng lớp khác nhau trong xã hội vào những thời kỳ khác nhau theo những
xu hướng phục trang khác nhau, màu vàng thường được dành riêng cho hoàng
đế. - Lịch sử phục trang Trung Quốc trải hàng trăm năm với những cải cách đa
dạng và đầy màu sắc nhất. Trong triều đại nhà Thanh, triều đại huy hoàng cuối
cùng của Trung Quốc, đã xảy ra những thay đổi về trang phục đột ngột và ấn
tượng, quần áo của thời đại trước nhà Thanh được gọi là Hán phục hoặc trang
phục Trung Hoa truyền thống nhà Hán. Nhiều biểu tượng như phượng hoàng
được sử dụng cho mục đích trang trí cũng như kinh tế
3.4.6. Chính trị xã hội
- Trung Quốc là một quốc gia lớn có lịch sự lâu đời, lịch sự cho thấy nước này
đã từng đêm quân chinh phạt nhiều quốc gia xung quanh trong đó có nước Đại
Việt. Chính sự các cuộc xâm chiếm ấy đã làm cho Nước ta phái gánh chịu những
ảnh hưởng nhất định về văn hóa của họ đặc biệt là chính trị xã hội. Thể chế tổ
chức bộ máy tập quyền đứng đầu là vua, dưới có cá tể tướng, tướng quân,…mỗi
triều đại lại có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau cho phù hợp với khả
năng cai trị của đất nước nhưng thể chế quân chủ đó co nhiều nét tiếp thu theo
cách của Trung Quốc. Xã hội nước ta cũng có nhiều xáo chộn và thay đổi khi
văn hóa Trung Hoa tràn vào, các chính sách đồng hóa người Việt tuy không
thành công do sức mạnh của tinh thần dân tộc được nhưng cũng đã làm cho văn
hóa gốc bị tiếp thu và cải biến.
- Sự ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc tới Việt Nam là vô cùng lớn, cho đến
giờ những ảnh hưởng đó vẫn còn những tồn tại trong đời sống xã hội. Sự ảnh
hưởng đó có cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực. Dù sao nó cũng đóng góp một
phần quan trọng vào lịch sử văn hiến của nước ta, làm cho văn minh Việt Nam
có thể đóng góp những phần nhỏ vào văn minh thế giới. 4. Văn minh Lưỡng Hà
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Lưỡng Hà

1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
- Lưỡng Hà là một vùng bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigrơ và Ơphrát
thuộc Tây Á. Người Hy Lạp cổ đại gọi đây là Mésopotamie, có nghĩa là vùng
đất giữa hai sông. Từ xa xưa, nó đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu, thuận lợi cho
nền sản xuất trồng nho, ôliu, đại mạch và nhiều loại hoa quả khá. Vì vậy cư dân
có mặt ở đây từ rất sớm và họ sinh sống bằng trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá.
Vùng Lưỡng Hà có khí hậu nóng ẩm, thực vật phong phú, đa dạng. Hàng năm,
vào tháng 5 nước lũ của hai con sông tràn ngập và mang phù sa màu mỡ cho
vùng đồng bằng. Và cũng do Tây Á phần lớn là núi và sa mạc, vì vậy vùng đất
phì nhiêu năm giữa hai con sông này là nơi thường xảy ra các cuộc tranh chấp
giữa các tộc người để tìm mảnh đất thuận lợi cho cuộc sống.
- Về cư dân, người Sumer từ thiên niên kỉ IV TCN đã tới định cư ở Lưỡng
Hà và xây dựng nên nền văn minh đầu tiên ở đây. Đầu thiên niên kỉ III TCN
người Accat thuộc tộc Sêmit từ thảo nguyên Xyri cũng tràn vào xâm nhập và lập
nên quốc gia Accát nổi tiếng. Cuối thiên niên kỉ III TCN, người Amôrit từ phía
tây Lưỡng Hà lại tràn vào xâm nhập, chính họ đã tạo nên quốc gia cổ Babilon
nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà. Ngoài ra còn có một số bộ lạc thuộc nhiều ngữ
hệ khác nhau cũng tràn vào xâm nhập trong quá trình lịch sử. Qua hàng ngàn
năm lịch sử, các tộc người này hoà nhập lẫn nhau, tạo ra một cộng đồng dân cư
ổn định, cùng đóng góp xây dựng nên nền văn minh rực rỡ ở khu vực Tây Á.
1.2. Sơ lược lịch sử Lưỡng Hà cổ đại
Lịch sử Lưỡng Hà có thể chia thành những giai đoạn chính sau:
+ Thời kỳ các quốc gia cổ Sumer và Akkad
Đầu thiên niên kỷ thứ III tr.CN, người Sumer đã xây dựng trên đồng bằng
phía Nam Lưỡng Hà những quốc gia thành thị cổ và khoảng 500 năm sau đã
thống nhấ được Nam Lưỡng Hà
Năm 2.300 tr.CN, thành bang Akkad của người Semit từ miền Bắc đã
xuống phía Nam, chinh phục miền Nam và thống nhất toàn bộ Lưỡng Hà. Tuy
vậy, sự hùng mạnh của Akkad cũng không duy trì được lâu vì đến cuối thế kỷ
XXIII tr.CN, Akkad đã bị người Guti ở Đông Bắc chinh phục và thống trị trong một thời gian khá dài.
+ Thời kỳ vương quốc Cổ Babylon.
Đầu thế kỷ XIX tr.CN, người Amorite chinh phục miền Bắc, xây dựng một
quốc gia mới mang tên Babylon. Babylon dần mạnh lên, thống nhất được Lưỡng
Hà và phát triển thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế khu vực Tiểu Á.
Babylon hưng thịnh nhất dưới triều đại của vua Hammurabi (1.728 – 1.686
tr.CN), ông đã lần lượt đánh bại các thành bang xung quanh, thống nhất hết
vùng Lưỡng Hà, trên cơ sở đó, ông đã xây dựng bộ máy Nhà nước chuyên chế
tập quyền trung ương. Đặc biệt ông đã ban hành một bộ luật gọi
là bộ luật Hammurabi, một bộ luật cổ vẫn còn được giữ lại tương đối nguyên
vẹn cho đếnngày nay. Tuy nhiên, ngay sau khi Hammurabi mất, Babylon dần bị
suy yếu, savào khủng hoảng do tranh giành quyền lực trong nội bộ. Đến năm
732 tr.CN,Babylone bị người Atxiri từ phía Bắc xâm chiến, đến năm 729, cổ
Babylon bị xóa sổ, trở thành một bộ phận của Atxiri.
+ Thời kỳ vương quốc Tân Babylon
Từ giữa thế kỷ VII, do xây dựng vương quốc trên dựa trên sự hiếu chiến,
bạo tàn, Atxiri dần sụp đổ, năm 605 tr.CN, Atxiri diệt vong. Năm 626 tr.CN,
Babylon khôi phục được độc lập, bắt đầu một thời kỳ mới, thời kỳ của nền văn
minh Babylon phát triển rực rỡ. Năm 539 tr.CN, Tân Babylon bị Ba Tư xâm
lược, từ đây Tân Babylon đã trở thành một bộ phận của đế quốc Ba Tư, nhưng
đến năm 328 tr.CN, Ba Tư bị Macedonia tiêu diệt, cả Tây Á bị sát nhập vào đế quốc Macedonia.
Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, Tân Babylon cũng đã đạt đến sự
phát triển hưng thịnh và đóng góp nhiều di sản cho văn minh Lưỡng Hà.
2. Những thành tựu văn minh Lưỡng Hà cổ đại 2.1. Chữ viết
Từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, người Sumer ở Lưỡng
Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình. Đầu tiên chữ viết của họ là những hình vẽ, về
sau họ đơn giản thành những nét vạch có ý nghĩa tượng trưng cho một hình vẽ
nào đó. Họ thường dùng đầu cây sậy vót nhọn vạch lên những tấm đất sét còn
mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy người ta hay gọi là chữ
hình đinh, chữ hình góc, hay chữ tiết hình. Ngày nay, người ta còn lưu giữ được
khoảng 2200 tấm sách bằng đất sét ở nhà bảo tàng của thành phố Ninivơ. Chữ
tiết hình do người Sumer phát minh ra đầu tiên, về sau nhiều dân tộc ở Lưỡng
Hà đều sử dụng và có biến đổi. Chữ tiết hình trở thành thứ chữ để giao tiếp giữa
các dân tộc ở Tây Á thời cổ đại. Về sau, người Phênixi, một dân tộc chuyên
buôn bán quanh Địa Trung Hải thời đó đã dựa vào chữ hình góc của người
Lưỡng Hà, một phần chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đã đặt ra hệ thống chữ
cái A, B ... Từ chữ Phênixi đã hình thành ra chữ Hy Lạp cổ. Từ chữ Hy Lạp cổ
đã hình thành ra chữ Latinh và chữ Slavơ và từ đó hình thành nên chữ viết của
nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay. 2.2. Văn học
Văn học Lưỡng Hà gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi
(cũng gọi là anh hùng ca).