Giao nhận hàng hóa trong vận tải đường biển - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Giao nhận hàng hóa trong vận tải đường biển - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
II.Giao nhận hàng hóa trong vận tải đường biển
1. Thông tin cơ bản về Container trong vận tải hàng hóa:
Container (Công ten nơ), thường gọi tắt là “Công” hoặc “Cont” là một thùng hình hộp
chữ nhật có kích thước lớn, được làm bằng thép, bên trong rỗng và có 2 cửa đóng/mở,
được thiết kế chốt để đóng kín bảo vệ hàng hóa bên trong.
Container có khả năng chịu lực rất tốt và có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp
cho nhiều nhu cầu vận chuyển hàng hóa khác nhau. Container có thể sử dụng được
trên tàu biển, xe lửa, xe tải,… và không cần phải tháo dỡ, sắp xếp hàng lại bên trong.
Container được sử dụng rất phổ biến hiện nay và là sản phẩm không thể thiếu trong
ngành vận tải container. Container giúp cho việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa được
an toàn và tiện lợi, góp phần đẩy mạnh phát triển ngành vận tải và thương mại toàn cầu.
Kích thước Container:
Theo tiêu chuẩn ISO 668: 1995 liên quan đến kích thước thì các container tiêu chuẩn
đều có chiều rộng khoảng 8 feet (khoảng 2,44m).
40 ft sẽ là chiều dài tiêu chuẩn của các container. Các Container có chiều dài ngắn hơn
sẽ được tính toán làm sao sau khi ghép nối đảm bảo vừa với chiều dài 40 ft tiêu chuẩn.
Thường các container bé hơn sẽ làm ở dạng cont 20 ft. Do vậy, chúng ta thường nghe
đến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, các bên báo giá là đi cont 20 hay cont 40 thường xuyên.
Đây là bảng kích thước và trọng lượng tiêu chuẩn của container 20 và 40.
2. Các thông tin và mã hiệu ghi trên Container:
a. Hệ thống nhận biết (identification system)
Hệ thống nhận biết của container bao gồm 4 thành phần
Mã chủ sở hữu (owner code)
Ký hiệu loại thiết bị (equipment category identifier / product group code)
Số sê-ri (serial number / registration number)
Chữ số kiểm tra (check digit)
Mã chủ sở hữu (owner code): Mã chủ sở hữu (còn gọi là tiếp đầu ngữ container) bao
gồm 3 chữ cái viết hoa được thống nhất và đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế
thông qua cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng kí trực tiếp với Cục container quốc
tế - BIC (Bureau International des Containers et du Transport Intermodal).
Sau khi đăng ký, việc sở hữu mã này mới được chính thức công nhận trên toàn thế
giới. Một hãng có thể sở hữu một hoặc nhiều mã khác nhau, mặc dù BIC hạn chế điều
này, và đưa ra những điều kiện nhất định cho việc đăng kí nhiều mã.
Ký hiệu loại thiết bị: là một trong ba chữ cái dưới đây viết hoa, tương ứng với một loại thiết bị:
U: container chở hàng (freight container)
J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng (detachable freight container-related equipment)
Z: đầu kéo (trailer) hoặc mooc (chassis)
Việc sử dụng bất kỳ chữ cái nào không thuộc ba chữ cái trên (U; J; Z) làm ký hiệu loại
thiết bị được coi là không tuân theo tiêu chuẩn ISO 6346.
Số sê-ri (serial number): đây chính là số container, gồm 6 chữ số. Nếu số sê-ri không
đủ 6 chữ số, thì các chữ số 0 sẽ được thêm vào phía trước để thành đủ 6 chữ số.
Chẳng hạn, nếu số sê-ri là 1234, thì sẽ thêm 2 chữ số 0, và số sê-ri đầy đủ sẽ là
001234. Số sê-ri này do chủ sở hữu container tự đặt ra, nhưng đảm bảo nguyên tắc
mỗi số chỉ sử dụng duy nhất cho một container.
Chữ số kiểm tra (check digit): là một chữ số (đứng sau số sê-ri), dùng để kiểm tra
tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó, gồm: tiếp đầu ngữ, số sê-ri. Với mỗi
chuỗi ký tự gồm tiếp đầu ngữ và số sê-ri, áp dụng cách tính chữ số kiểm tra container,
sẽ tính được chữ số kiểm tra cần thiết.
b. Các kí hiệu khai thác (operational markings)
Các kí hiệu khai thác gồm hai loại: bắt buộc và không bắt buộc
Dấu hiệu bắt buộc: tải trọng container, cảnh báo nguy hiểm điện; container cao.
Trọng lượng tối đa (Maximum Gross Mass) được ghi trên cửa container, số liệu
tương tự như trong Biển chứng nhận an toàn CSC. Một số container cũng thể hiện
trọng lượng vỏ (tare weight), trọng tải hữu ích (net weight) hay lượng hàng xếp cho
phép (payload). Cần lưu ý: Payload chính là lượng hàng tối đa (Gross Weight) được
đóng trong container, bao gồm cả bao bì hàng hóa.
Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm điện từ đường dây điện phía trên, dùng cho tất cả
các container có lắp thang leo.
Dấu hiệu container cao trên 2,6 mét: bắt buộc đối với những container cao trên
8ft 6in (2,6m). Chẳng hạn, hình trên thể hiện container cao 9ft 6in (2,9m)
Dấu hiệu không bắt buộc: khối lượng hữu ích lớn nhất (max net mass), mã quốc gia (country code)
Khối lượng hữu ích lớn nhất (max net mass) dán trên cửa container, phía dưới
dấu hiệu trọng lượng container tối đa.
Mã quốc gia (country code) gồm 2 chữ cái viết tắt thể hiện tên quốc gia sở hữu
container. Trong hình dưới đây, US viết tắt của United Stated Hoa Kỳ.
2. Quy trình giao nhận container hàng xuất:
Nhận yêu cầu từ Khách hàng
Đảm bảo hàng hóa nằm trong danh mục xuất nhập khẩu cho phép
Thực hiện đàm phán kí kết hợp đồng mua bán
Làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho lô hàng
Đặt booking với hãng tàu và lấy vỏ container rỗng
Chuẩn bị chứng từ liên quan và hàng xuất khẩu
Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất
Lấy vỏ container rỗng để đóng hàng và chuyển hàng ra cảng
Mua bảo hiểm hàng hóa, làm CO Giao hàng cho tàu Thanh toán tiền hàng
B1. Nhận yêu cầu từ khách hàng:
Khi này khách hàng có hàng hóa cần xuất khẩu và liên hệ với công ty để làm thủ
tục về quy trình xuất khẩu bằng đường biển
B2. Đảm bảo hàng hóa nằm trong danh mục xuất nhập khẩu cho phép:
Các mặt hàng nguy hiểm, bị nghiêm cấm vận chuyển như:
Ma túy vũ khí quân dụng, văn hóa phẩm đồi trụy: Không riêng gì vận tải
đường biển, tất cả các hình thức vận tải khác đều không được phép chở
những loại hàng hóa này. Nếu bất kỳ đơn vị nào bị phát hiện chở các loại
hàng cấm sẽ phải chịu mức phạt cao, nghiêm trong hơn là bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Hóa chất dễ cháy nổ độc hại: Các loại hóa chất dễ cháy nổ gây đô {c hại là
một trong những các loại hàng không được vận tải bằng đường biển vì khả
năng sẽ gây ra hâ {u quả nghiêm trọng rất cao, có thể là tác đô {ng tới môi
trường và ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm xuất nhập dưới mọi hình thức, hầu như vận
chuyển đường biển chấp nhâ {n v|n chuyển đa số các loại mă {t hàng. Thông thường
với hàng hóa chọn đường biển sẽ được chia làm các nhóm như sau để Đơn vị
Logistics có được phương án tối ưu nhất cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Doanh nghiê {p:
Hàng hóa có tính chất lý hóa: Dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như
hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột,…;
Hàng dễ bị tác động của môi trường: Gia vị, thuốc lá, chè,…;
Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: Vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…
B3.Thực hiện đàm phán kí kết hợp đồng mua bán:
2 bên thỏa thuận với nhau và đi đến hợp tác chung.
B4.Làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho lô hàng
Đây là bước quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, và ở
khâu này doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ như: Hóa đơn
thương mại, hợp đồng thương mại, phiếu hạ hàng, phiếu đóng gói, giấy giới
thiệu… để trình cho cục hải quan kiểm tra, quyết định thông quan cho lô hàng của doanh nghiệp.
B5.Đặt booking với hãng tàu và lấy vỏ container rỗng
Tùy thuộc vào việc bạn đàm phán hợp đồng như thế nào để xác định chi phí vận tải
và các chi phí khác thuộc về bên bán hay bên mua.
Với trường hợp hàng xuất theo điều kiện CIF hay CNF thì doanh nghiệp bạn sẽ có
trách nhiệm thu xếp và chịu chi phí vận chuyển bằng đường biển. Có nghĩa là
doanh nghiệp bạn phải liên hệ với hãng tàu để lấy booking cho lô hàng cần xuất đi.
Nếu lô hàng xuất theo điều kiện FOB thì doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục hải
quan xuất khẩu, sau đó chuyển hàng ra cảng. Các khâu liên quan đếnvận chuyển sẽ
do phía bên mua đảm nhận.
B6.Chuẩn bị chứng từ liên quan và hàng xuất khẩu
Sau khi lấy được booking từ hãng tàu, doanh nghiệp của bạn cần nhanh chóng
hoàn thành khâu chuẩn bị hàng hóa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng như
trong hợp đồng thương mại. Cùng với đó cũng cần hoàn chỉnh các hồ sơ, giấy tờ,
chứng từ cần thiết cho hàng hóa.
B7.Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất
Bạn cần lên kế hoạch để sản xuất hàng hóa nhằm đảm bảo về số lượng và chất
lượng như đã cam kết trong hợp đồng.
Bước tiếp theo trong quy trình xuất khẩu hàng hóa sau khi đã có booking là lên kế
hoạch lấy container để đóng hàng và kiểm tra hàng lần 2 trước khi niêm seal.
B8.Lấy vỏ container rỗng để đóng hàng và chuyển hàng ra cảng
Đóng gói hàng, kí hiệu chuyên chở:
Đóng gói hàng tại kho:
Trong giai đoạn này, bộ phận xuất nhập khẩu cần phải phối hợp với bộ phận kỹ
thuật, công nhân tại nhà máy để đóng hàng hóa. Bạn phải ghi đầy đủ thông tin trên
lô hàng theo yêu cầu của khách hàng (vì có liên quan đến hợp đồng ngoại thương).
Các thông tin bao gồm: tên mặt hàng, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, trọng lượng
bì, các ký hiệu hướng d|n vận chuyển (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,…).
Đóng hàng tại cảng:
Quy trình đóng hàng tại cảng cũng khá tương tự như với đóng hàng tại kho. Tuy
nhiên, đóng hàng tại cảng đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục hơn. Thông thường khi
đóng hàng tại cảng, sẽ phải thuê công nhân đóng hàng của cảng.
Tùy theo mỗi hãng tàu mà cách thực hiện lấy vỏ container cũng khác nhau. Doanh
nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra kỹ các thông tin và quy định của hãng tàu để làm
thủ tục suôn sẻ, không bị gián đoạn.
Sau khi nhận được container thì chú ý kiểm tra xem container có ở tình trạng tốt,
có bị thủng, hư ván sàn hay không vì những điều này sẽ ảnh hưởng đến an toàn
hàng hóa khi vận chuyển trên biển.
B9.Mua bảo hiểm hàng hóa, chở CO
Mua bảo hiểm hàng hóa giúp bạn phòng ngừa các rủi ro không dự kiến được trong
quá trình vận chuyển và xuất khẩu. Bạn có thể liên hệ các công ty bảo hiểm để mua
bảo hiểm cho lô hàng của mình, mức mua sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa của
bạn. Nếu lô hàng xuất theo điều kiện FOB hoặc CNF thì sẽ không cần phải mua bảo hiểm. B10.Giao hàng cho tàu
Sau khi lô hàng đã được thông quan, doanh nghiệp cần cung cấp bill chi tiết để hãng
tàu lên vận đơn (cần được làm trước giờ cắt máng closing time và trước bước trục
xuất). Giao hàng cho tàu sẽ được hoàn tất khi bạn đã nhận được vận đơn đường biển.
B11.Thanh toán tiền hàng
Người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn tất bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa
đơn thương mại (commercial invoice), vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa (C/O), phiếu đóng gói (packing list) và giấy chứng nhận khử trùng. Trong
trường hợp bạn thanh toán bằng L/C thì bạn phải nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo.