Giao tiếp đa văn hóa - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Do quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu hướng không thể đảo ngược đòi hỏi các nền giáo dục phải được quốc tế hóa và hướng tới việc đào tạo các “công dân toàn cầu” (education of global citizenship). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
14 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giao tiếp đa văn hóa - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Do quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu hướng không thể đảo ngược đòi hỏi các nền giáo dục phải được quốc tế hóa và hướng tới việc đào tạo các “công dân toàn cầu” (education of global citizenship). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

40 20 lượt tải Tải xuống
Câu 1: Vì sao phải nêu vấn đề giao tiếp đa văn hóa?
1. Do quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ và trở thành
xu hướng không thể đảo ngược đòi hỏi các nền giáo dục phải được quốc tế hóa
và hướng tới việc đào tạo các “công dân toàn cầu” (education of global
citizenship)
* Tổng quan về toàn cầu hóa:
- Trước đây, trên thế giới giữa các nước luôn tồn tại những rào cản thương
mại và những bức tường vô hình về sự đầu tư xuyên quốc gia bởi nhiều vấn đề
tồn đọng như sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, luật lệ, thời gian,…
- Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ 20 đến nay, kinh tế thế giới đã thay đổi chóng mặt,
các quốc gia không còn cô lập và khép kín với nhau nữa mà ngày càng trao đổi
mua bán với nhau nhiều hơn, các rào cản thương mại bị gỡ bỏ.
- Sở dĩ có những thay đổi vượt bậc như vậy là nhờ những tiến bộ về công
nghệ, giao thông vận tải, sự khác biệt về ngôn ngữ và thời gian cũng được thu
hẹp lại.
- Điều này đã khiến các quốc gia dần hội nhập với nhau và tạo thành một hệ
thống kinh tế phụ thuộc lẫn nhau. Từ đó tạo nên khái niệm toàn cầu hóa.
- Toàn cầu hóa có thể được hiểu là sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới.
- Tác động tích cực của toàn cầu hóa:
+ Đem lại cơ hội phát triển mới đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã
hội hóa.
+ Mở ra cơ hội giao lưu, học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học, kĩ
thuật tiên tiến. Mở rộng thị trường, có thêm sự hỗ trợ của các tổ chức, liên minh
đã tham gia.
+ Dưới tác động của toàn cầu hóa, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhất
định. Đi kèm với nó là những cải cách thiết thực và hiệu quả để nâng cao tính
cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.
- Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa:
+ Phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
+ Nguy cơ phai mờ và mất đi bản sắc văn hóa, mất đi sự độc lập chủ quyền.
+ Thách thức lớn đối với những nước đang phát triểm.
* Trong quá trình toàn cầu hóa đã xuất hiện một khái niệm “công dân
toàn cầu”
- Công dân toàn cầu (global citizen) là những người sống và làm việc ở nhiều
quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch.
- Công dân toàn cầu sản sinh từ hoạt động của các công ty đa quốc gia, từ
chính sách thu hút chất xám từ chính phủ các nước và nhu cầu tồn tại, phát triển
trong môi trường thuận lợi hơn của con người.
* Ví dụ về toàn cầu hóa:
- Tại Việt Nam, các doanh nghiệp được hưởng lợi từ toàn cầu hóa nhờ việc
nhập khẩu các dây chuyền sản xuất hiện đại ở các nước phát triển như: công
nghệ sản xuất ô tô (nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền chuyển giao
của Huyndai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip
và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam).
- Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu
vực như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…
2. Do nhu cầu và thực tế giao tiếp ngày càng gia tăng giữa các cộng đồng ngôn
ngữ - văn hóa đòi hỏi người tương tác phải có nhận thức, phẩm chất, kiến thức
và kĩ năng giao tiếp phù hợp trong môi trường liên văn hóa. Do nhận thức ngày
càng đầy đủ về vai trò quan trọng của văn hóa trong giao tiếp, đặc biệt là giao
tiếp liên văn hóa, đòi hỏi người tương tác phải có khả năng “song văn hóa/đa
văn hóa” ở các mức độ khác nhau.
- Ví dụ: Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công ti đa quốc gia xuất hiện với nhu
cầu tuyển dụng số lượng lớn nhân lực như Honda, Samsung, Shopee... Để có
thể đầu quân cho những công ti với nhiều nhân lực đến từ nhiều quốc gia, mỗi
người cần trang bị đủ một hành trang tri thức và những kĩ năng về giao tiếp phù
hợp trong môi trường đa văn hóa để có thể làm việc một cách hiệu quả.
Câu 2: Hoạt động ngôn ngữ trong một giao tiếp liên-đa văn hóa luôn đi kèm
những “yếu tố ngoại ngôn”. Chỉ ra phân tích các yếu tố đi kèm lời nói
này.
* Cử chỉ, nét mặt, tư thế, ngôn ngữ cơ thể:
- Các cử chỉ
+ Bao gồm các chuyển động của các bộ phận trên thể như gật, lắc đầu,
xua tay, vẫy tay… Những cử chỉ ấy có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
+ Người ta có thể dùng cử chỉ để điều khiển cuộc giao tiếp hoặc thể hiện thái
độ của bản thân (Ví dụ: lắc đầu thể hiện sự không đồng ý, xua tay để nhắc nhở
người đối diện ngừng cuộc giao tiếp…)
+ Những cử chỉ trong giao tiếp cũng có thể được sử dụng để nhấn mạnh hoặc
tăng cường sự chú ý.
- Trong giao tiếp, nét mặt thể hiện thái độ, cảm xúc của con người. Dựa vào
nét mặt mà người ta có thể đánh giá thái độ, suy nghĩ của người đối diện với vấn
đề đang được đề cập trong quá trình giao tiếp. Ví dụ: nét mặt nhăn nhó thể hiện
sự khó chịu, nụ cười thể hiện sự vui vẻ,…
- Tư thế cũng là một trong những phương tiện giao tiếp.
+ thế liên quan mật thiết đến vai trò, vị trí hội của nhân, được
bộc lộ một cách vô thức cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận.
Ví dụ: tư thế ngồi thoải mái là của một cấp trên, tư thế ngồi hơi cúi đầu về trước
như đang lắng nghe là của một cấp dưới,…
+ Tư thế cũng có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy được trạng thái tinh thần
thoải mái hay căng thẳng của một người thông qua tư thế của họ.
Ví dụ: khoanh tay, dậm chân thể hiện sự không thoải mái.
- Ngôn ngữ thể sức biểu đạt gợi cảm cho lời nói của con người,
giúp lời nói trở nên thuyết phục và thu hút người nghe hơn.
* Khoảng cách hay cự li giữa các thành viên trong giao tiếp:
- Khoảng cách giữa 2 người nói lên mức độ quan hệ của họ. Ví dụ: người thân
trong gia đình đứng sát gần nhau, còn người lạ thì sẽ giữ một khoảng cách nhất
định.
- Việc bố trí không gian giao tiếp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả giao
tiếp. dụ: muốn tạo một không gian dân chủ, thoải mái, người ta thường lựa
chọn ngồi theo bàn tròn để không ai vị trí trung tâm. nghiên cứu chứng
minh rằng những người chuẩn bị cạnh tranh hoặc đàm phán sẽ có xu hướng ngồi
đối diện với nhau, còn những người hi vọng hợp tác với nhau sẽ ngồi cạnh nhau.
* Các vật thể trang trí, các biểu tượng địa vị: những đồ vật ngoại cảnh sẽ tạo
cảm giác lên người giao tiếp đối diện. Ví dụ: căn phòng có quá nhiều đồ vật sang
trọng sẽ tạo cảm giác xa cách, uy nghiêm.
* Trang phục, đồng phục, thức ăn, bia rượu:
- Trang phục: cách ăn mặc cũng thể tạo ấn tượng với nhiều người trong
quá trình giao tiếp. Trang phục lịch sự thể tạo cảm giác tôn trọng đối với
người đối diện. Cách ăn mặc cũng có thể khiến ta biết nhiều về cá tính, văn hóa,
nghề nghiệp cũng như tâm trạng của người khác. Ví dụ: người luôn mặc quần áo
sáng màu là người hướng ngoại, vui vẻ…
- Đồng phục giúp phản ánh nghề nghiệp, địa vị, lứa tuổi. dụ: đồng phục
học sinh, đồng phục tiếp viên hàng không,… Trong một số trường hợp, đồng
phục còn giúp tạo sự bình đẳng trong quá trình giao tiếp.
- Thức ăn bia rượu một trong những yếu tố thúc đẩy hiệu quả của quá
trình giao tiếp. Nó có thể khiến người giao tiếp dễ cởi mở hơn. Ví dụ: ngày nay,
người ta thường gặp và bàn bạc với đối tác trên bàn ăn,…
* Mùi thân thể (hay mùi nước hoa) tiếng ồn, tạp âm: những yếu tố bên
ngoài có thể tác động tới cảm giác của những người tham gia giao tiếp.
- Một số người nhạy cảm với mùi hương sẽ xu hướng thích giao tiếp với
những người có sử dụng nước hoa và ngược lại. Ngoài ra, mùi nước hoa cũng
một công cụ để thể hiện cá tính và tâm trạng của bản thân.
- Tiếng ồn tạp âm thể tác động đến quá trình giao tiếp. khiến người
tham gia giao tiếp bị mất tập trung, không nghe người đối diện đang nói gì,
làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.
Câu 3: Năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa là gì? Phân tích mối quan hệ tổng
hòa của ba bình diện tri nhận, cảm xúc và hành vi trong năng lực giao tiếp
liên-đa văn hóa.
* Năng lực giao tiếp liên/đa văn hóa là khả năng tương tác hiệu quả và phù
hợp với các thành viên thuộc các nền văn hóa khác.
- Từ cuối thế kỉ 20 đến nay, xu thế toàn cầu hóa đang dần phát triển và liêt kết
chặt chẽ các nền kinh tế trên thế giới với nhau. Chính vậy, muốn theo kịp tốc
độ phát triển này, mỗi công dân cần trau dồi năng lực giao tiếp đa văn hóa.
- Sở dĩ năng lực giao tiếp đa văn hóa cần thiết trong cuộc sống ngày nay bởi sự
tác động của xu thế toàn cầu hóa, mỗi người có thể lựa chọn làm việc trong các
công ti đa quốc gia, hoặc ra nước ngoài làm việc để phát triển năng lực của bản
thân. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa khiến cho việc đi lại giữa các quốc gia dễ
dàng hơn, việc nhập tịch cũng đơn giản hơn. Chính vậy, trong cuộc sống
thường ngày ta thể tiếp xúc với nhiều người từ nhiều quốc gia khác nhau, t
những nền văn hóa khác nhau.
- Khả năng thích ứng với công việc, hội các chiều kích văn hóa bản
trong một bối cảnh mới cho thấy có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc trong các
nhiệm vụ phân công tại nước ngoài. Một nhân khả năng thích ứng đa văn
hóa cũng khuynh hướng khả năng hoàn thành công tác xây dựng các mối
quan hệ hiệu quả trong các nhiệm vụ quốc tế hơn, do đó hiểu biết về loại
năng lực này sẽ giúp cá nhân nâng cao hiệu quả làm việc và chuẩn bị tốt hơn cho
các môi trường làm việc mang tính toàn cầu.
- Vì vậy, việc hiểu rõ và có kiến thức về những nền văn hóa đa dạng sẽ giúp
nhân biết cách ứng xử giao tiếp phù hợp với những đối tượng từ nhiều nền
văn hóa khác nhau, tránh động chạm đến những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo,
chính trị… Từ đó sẽ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những cá nhân khác, giúp
thuận lợi trong quá trình làm việc, hợp tác nhóm.
- dụ: AEON Việt Nam một công ti trực thuộc AEON - tập đoàn bán lẻ
hàng đầu Nhật Bản. Không chỉ môi trường làm việc cả tệp khách hàng của
họ cũng rất nhiều người Nhật Bản. Chính vậy, để làm việc trong AEON
Việt Nam, nhân cần một số kiến thức bản về văn hóa phong cách
làm việc của người Nhật Bản. thể dễ dàng thấy được trong AEON, tất cả
nhân viên khi gặp khách hàng đều cúi chào 90 độ.
* Mối quan hệ tổng hòa của ba bình diện tri nhận, cảm xúc và hành vi trong
năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa:
Câu 4: Một sự giao tiếp liên-đa văn hóa gồm trước hết hoạt động ngôn
ngữ. Hãy chỉ ra phân tích các yếu tố xuất hiện gắn kết với nhau trong
hoạt động ngôn ngữ này.
Hoạt động ngôn ngữ (giao tiếp liên-đa văn hóa) bao gồm:
- Giọng điệu, cường độ:
+ Đối với nhiều người, giọng nói tác động rất lớn đối trong quá trình giao
tiếp. Một giọng nói hay thậm chí có thể gây cảm tình lên người đối diện.
+ Trong khi nói, chúng ta cần chú ý tới ngữ điệu. Lời nói được ràng,
khúc chiết hayy không phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng. Nhờ cách nhấn
giọng, người nói thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình.
Biết cách nhấn giọng hợp sẽ khiến cho người nghe dễ dàng nắm bắt được
trọng tâm của câu chuyện.
+ sự thay đổi trong giọng điệu như lúc nói nhanh, lúc nói chậm, lúc lên
giọng, lúc xuống giọng sẽ khiến quá trình giao tiếp trở nên sinh động hơn, người
nghe sẽ tập trung chú ý hơn. Điều này đặc biệt hiệu quả trong khi thuyết trình.
- Các kiểu phát ngôn nghi vấn, phủ định, mệnh lệnh, so sánh: Trong giao tiếp
cần sử dụng đa dạng các kiểu câu để mang lại sự sinh động cũng như đạt được
hiệu quả trong giao tiếp. Việc sử dụng hợp các kiểu câu sẽ bộc lộ được suy
nghĩ, mong muốn của bản thân và khiến người đối diện cảm thấy cởi mở hơn. Ví
dụ: hỏi thăm sức khỏe khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm,…
- Để đạt được hiệu quả giao tiếp cao, mỗi nhân cần lựaChọn lựa từ vựng:
chọn chắt lọc từ ngữ một cách hợp chính xác. Việc lựa chọn từ vựng
khiến ta dễ dàng biểu đạt chính xác nội dung muốn truyền tải cho người đối
diện, tránh sự dài dòng, khó hiểu. Lưu ý trong khi giao tiếp không nên sử dụng
quá nhiều từ địa phương, tiếng lóng tạo cảm giác khó hiểu cho người đối diện.
- Cấu trúc văn bản/diễn ngôn:
+ Một văn bản hay một bản diễn ngôn thông thường thường có cấu trúc 3 phần:
mở, thân, kết.
+ Phần mở thường lời chào, giới thiệu, nêu vấn đề,… Phần thân dùng để
trình bày nội dung muốn truyền đạt. Phần kết dùng để kết thúc vấn đề, cảm ơn
hoặc hỏi ý kiến,…
+ Việc sắp xếp cấu trúc cho một văn bản hay một bản diễn ngôn để thể hiện
sự chuyên nghiệp và lịch sự trong giao tiếp, cũng như để tránh sự thiếu sót các ý
muốn truyền tải cho người khác.
+ Một số đoạn hội thoại chỉ phần mở kết. Đó những cuộc hội thoại
dùng để chào hỏi, hỏi thăm nhau thông thường.
- Chuyển động và hành động giao tiếp:
+ Những ngôn ngữ thể được thể hiện trong cuộc hội thoại sẽ bộc lộ trạng
thái tinh thần, suy nghĩ và cảm xúc của những cá nhân tham gia giao tiếp.
dụ: khoanh tay, dậm chân thể hiện sự không thoải mái, không muốn tiếp tục
cuộc trò chuyện…
+ Ngoài ra, ngôn ngữ thể còn thể tạo ấn tượng với người đối diện, tạo
thiện cảm hoặc khiến họ chú ý tới những gì bản thân đang truyền đạt.
dụ: Khi thuyết trình, muốn người nghe chú ý, người thuyết trình cần
những cử chỉ tay hoặc nhìn vào người nghe, cười,…
Câu 5: Một sự giao tiếp liên-đa văn hóa đòi hỏi thành viên tham dự phải
xem xét đến “giá trị văn hóa” thể hiện qua các yếu tố nào? Nêu và phân tích
cụ thể ý nghĩa của các yếu tố đó.
Các giá trị văn hóa được xem xét thông qua:
- Có mặt đúng giờ
+ Trong cuộc sống hằng ngày, sự đúng giờ một ưu điểm. Cho chỉ
những cuộc gặp mặt bạn bè, đúng giờ vẫn sẽ khiến mọi người thoải mái.
+ Sự đúng giờ sẽ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, không cần phải
lãng phí thời gian để chờ đợi, các kế hoạch sẽ được diễn ra theo đúng dự kiến.
+ mặt đúng giờ cũng thể hiện được bản thân người lịch sự, kỉ luật,
giờ giấc, được mọi người tôn trọng và đánh giá cao.
- trong một số trường hợp, việc sắp xếp thứ tự chỗSắp xếp thứ tự chỗ ngồi:
ngồi thể hiện vị thế xã hội, vị trí của một người. Ví dụ: ông bà ngồi ở giữa trong
bàn ăn…
- Không gian gặp mặt: riêng tư hay công cộng
Không gian gặp mặt ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp. những cuộc
gặp mặt trang trọng cần sự riêng ngược lại. Việc đánh giá đúng tính chất
của cuộc gặp mặt để lựa chọn không gian giao tiếp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả
cao trong giao tiếp. Đồng thời, nó cũng giúp bạn thể hiện bản thân người tinh
ý, nhạy bén. Ví dụ: những cuộc họp công ti cần được tổ chức ở phòng riêng tư.
- Hội nhóm: gia đình hay công ty, nhóm bạn
Mỗi một hội nhóm khác nhau sẽ quyết định cách giao tiếp thái độ ứng xử
khác nhau. dụ: đối với gia đình, bạn thì thể thoải mái, vui đùa nhưng
trong môi trường làm việc thì cần có thái độ nghiêm túc.
- Tôn ti: chức vụ, địa vị,…
Với vị trí của mỗi người, nhân cần những thái độ ứng xử phù hợp. Với
người vị trí cao hơn mình cần lễ phép, kính trọng. Với người vị trí thấp
hơn bản thân thì cần có thái độ hòa nhã, tôn trọng. Trong quá trình giao tiếp, với
những đối tượng có địa vị khác nhau, cá nhân cần linh hoạt để tạo cảm giác thoải
mái với đối phương. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với bất ai cho địa vị nào
cũng không được thể hiện sự khiếm nhã bất lịch sự, coi thường người đối
diện.
Câu 6: những sự kiện giao tiếp nào? Thử kể tên giới thiệu khái quát
các sự kiện giao tiếp đó.
Các sự kiện giao tiếp:
- Các cuộc đàm phán và giao dịch:
+ quá trình trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những
thỏa thuận.
+ Trong quá trình đàm phán giao dịch đôi khi những mâu thuẫn, hoặc
những mối quan tâm chung cần giải quyết. Quá trình đàm phán giao dịch sẽ
kết thúc khi đạt được sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên.
+ Để đạt được hiệu quả mong muốn, trong quá trình đàm phán giao dịch
cần xác định ràng mục tiêu, sự nghiên cứu tìm hiểu càng về đối
phương, đồng thời đưa ra được những giải pháp phù hợp với mục tiêu các bên.
- Các buổi học, thuyết trình, hội thảo:
+ những buổi thảo luận về một số vấn đề, những cuộc đối thoại chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm, kiến nghị, tranh luận về một số vấn đề được đặt ra.
+ Thông qua những buổi học, thuyết trình, hội thảo, người tham gia sẽ tiếp thu
thêm những tri thức mới mẻ, được chia sẻ kinh nghiệm từ những người đi trước,
đồng thời được trao đổi trực tiếp với nhau, nâng cao tư duy của bản thân.
+ Để đạt được hiệu quả tối ưu khi tham gia các buổi học, thuyết trình, hội
thảo, mỗi cá nhân tham gia cần có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước về vấn đề sẽ được
đề cập đến, vận dụng duy phản biện để tiếp cận vấn đề, không ngại đặt câu
hỏi cho người nói…
- Đón đoàn và làm việc nhóm:
+ Về bản, cả hai hoạt động đều phối hợp với những đối tượng khác để
làm việc nhằm đạt được một mục tiêu chung mà một nhân không thể tự hoàn
thành được.
+ Trong quá trình này, mọi người sẽ được phối hợp với nhau, góp sức khả
năng của bản thân để thực hiện các nhiệm vụ đạt được những mục tiêu cũng
như lợi ích chung.
+ Để đạt hiệu quả cao, trong quá trình này, mỗi người cần sự tương tác,
giao tiếp với nhau và có sự phân chia công việc rõ ràng, không ngại ngần chia sẻ
quan điểm ý kiến của bản thân, trách nhiệm với công việc của bản thân.
Đặc biệt, giao tiếp là chìa khóa để thành công bởi lẽ nó giúp các thành viên hiểu
nhau hơn tiếng nói chung trong quá trình làm việc. Tuy nhiên cần lưu ý
trong quá trình làm việc phải học cách tôn trọng lắng nghe ý kiến của người
khác.
- Tiệc rượu, tiệc mặn, sự kiện xã hội:
+ những buổi tiệc được tổ chức nhằm mục đích gặp mặt, thông báo, ăn
mừng,…
+ Tùy vào từng mục đích người chủ trì có thể tổ chức những buổi tiệc với
quy mô lớn hay nhỏ, công khai hay riêng tư,…
- Cuộc giao lưu nhàn đàm, cuộc gọi điện thoại, email, chat,…: những cuộc
trò chuyện dùng để hỏi thăm, thông báo hoặc chỉ để tán gẫu.
Câu 7: Tâm “bản tộc trung tâm” (văn hóa dân tộc mình nhất) một
chướng ngại đối với giao tiếp liên-đa văn hóa. Trình bày các bước tiến trên
con đường khắc phục hóa giải tâm đó nhằm tham gia hữu hiệu vào
quá trình giao tiếp liên-đa văn hóa.
* Tâm lý “bản tộc trung tâm” trong giao tiếp liên-đa văn hóa:
- áp dụng những nét văn hóa hoặc sắc tộc củaTâm lí bản tộc trung tâm tức là
chính mình như một khung tham chiếu để đánh giá những nền văn hóa, sắc tộc,
tập quán khác thay sử dụng những tiêu chuẩn khách quan khác. Ngoài ra,
thuật ngữ này cũng nhằm để chỉ những người niềm tin rằng nền văn hóa của
họ vượt trội hoặc đúng đắn hơn tất cả những nền văn hóa khác.
- Tác hại:
+ Tâm lí bản tộc trung tâm thường được gắn liền với sự phân biệt chủng
tộc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không hẳn lúc nào khái niệm bản tộc
trung tâm cũng bao hàm sự tiêu cực ấy. Đôi khi, tâm bản tộc trung tâm chỉ
dừng lại ở việc có định kiến rằng nền văn hóa của bản thân là đúng đắn nhất.
+ Tâm này gây nên sự cản trở trong quá trình tiếp thu kiến thức của
những nền văn hóa khác. Những định kiến do tâm bản tộc trung tâm khiến
người ta không muốn tìm hiểu những đặc sắc của nền văn hóa khác hoặc không
tôn trọng sự khác biệt của những nền văn hóa khác.
+ Điều này khiến cho việc giao tiếp liên/ đa văn hóa bị giới hạn, hạn
chế việc phát triển bản thân trong một thời đại hội nhập.
* Các bước tiến trên con đường khắc phục và hóa giải tâm lý đó nhằm tham
gia hữu hiệu vào quá trình giao tiếp liên-đa văn hóa:
- Đi từ “chối bỏ khác biệt văn hóa” hoặc “Chống lại khác biệt văn hóa”
- Đến “giảm thiểu sự khác biệt văn hóa” rồi “chấp nhận khác biệt văn
hóa”
- Tiến tới “thích ứng khác biệt văn hóa”
- Và cao hơn – “hòa nhập khác biệt văn hóa”
Câu 8: Diễn giải cụ thể các biểu hiện của các ứng xử “chối bỏ khác biệt văn
hóa”, “chống lại khác biệt văn hóa”, “giảm thiểu khác biệt văn hóa”, “chấp
nhận khác biệt văn hóa”, “thích ứng khác biệt văn hóa” trong giao tiếp liên-
đa văn hóa.
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm “chối bỏ khác biệt văn
hóa” là người không nhận thức được khác biệt (giữa các nền) văn hóa: Họ tự
cho văn hóa của họ văn hóa nhân loại. Nếu một chút nhận thức về khác
biệt văn hóa giữa họ những người đến từ những nền văn hóa khác đang giao
tiếp cùng họ thì đó là khác biệt giữa “đa số” (là họ) “thiểu số” (những người
đến từ nền văn hóa khác).
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm “chống lại khác biệt văn
hóa” người thường phê phán nặng nề các hành vi biểu đạt văn hóa khác
với văn hóa mình.
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm “giảm thiểu khác biệt văn
hóa” người nghĩ rằng các yếu tố tạo ra thế giới quan văn hóa (cultural
worldview) của chính họ cũng đồng thời các yếu tố mang tính phổ quát, cho
rằng các giá trị và đức tin căn bản nào đó luôn vượt qua mọi biên giới văn hóa.
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa chấp“chấp nhận khác biệt văn hóa”
nhận rằng thế giới quan của họ cũng chỉ là một trong số các thế giới quan đồng
phức thôi. Họ chấp nhận, tôn trọng muốn tìm hiểu về dị biệt văn hóa,
nhưng chưa đủ hiểu biết về văn hóa của người đến từ nền văn hóa khác để thích
ứng cùng.
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa là người“thích ứng khác biệt văn hóa”
có khả năng tạo ra được những hành vi phù hợp trong các chu cảnh văn hóa đích
khác nhau. đây xuất hiện sự thấu cảm liên văn hóa người ta thể chuyển
tính nhạy cảm liên văn hóa của mình thành năng lực giao tiếp liên văn hóa.
Câu 9: Phân tích định nghĩa “năng lực giao tiếp liên văn hóa” sau đây của
Byram: “Năng lực giao tiếp liên văn hóa khả năng giao tiếp tương tác
qua biên giới ngôn ngữ và văn hóa một cách phù hợp và hiệu quả”.
Câu 10: Nêu phân tích 5 năng lực cần thiết để thể thực hiện liên văn
hóa trong giao tiếp liên-đa văn hóa.
- : Khả năng đánh giá phê phán vàBiết nhận thức văn hóa có phê phán
trên sở các tiêu chí ràng các các hành vi cùng các sản phẩm được tạo ra
trong văn hóa tại đất nước của chính mình cũng như trong các văn hóa và tại các
nước khác. Từ đó, nhân sẽ đánh giá được cái hay, cái chưa hay để tiếp
thu có chọn lọc những cái mới từ những nền văn hóa khác nhau.
- về các nền vănCó thái độ tò mò, cởi mở, sẵn sàng rũ bỏ đức tin sai lệch
hóa khác và đức tin về văn hóa của chính mình. như vậy,nhân mớithể
tiếp thu và nâng cao hiểu biết về những nền văn hóa khác nhau, nhận thấy những
điều tốt đựp từ những nền văn hóa khác, mở mang tri thức, xóa bỏ được những
định kiến của bản thân.
- kiến thức về các nhóm hội cũng như sản phẩm qui trình của
các nhóm đó tại đất nước của chính mình tại đất nước của người tương tác
với mình. Từ đó, có thể biết được những tác động tích cực và tiêu cực của những
nhóm đó. Nhờ vậy, nhân thể hòa nhập với những nền văn hóa khác nhau
không sợ bản thân dính vào dị giáo hay những đức tin trái với những tiêu
chuẩn chung.
- khả năng diễn giải một văn kiện hay sự kiện từ một nền văn hóa
khác, giải thích liên hệ với các văn kiện hay sự kiện từ văn hóa của chính
mình.
- khả năng thụ đắc kiến thức mới về một nền văn hóa các hành vi
văn hóa cũng như khả năng vận dụng kiến thức, thái độ, kĩ năng dưới áp lực của
giao tiếp và tương tác thực tế.
Câu 11: Phân tích các biểu hiện của tâm lý hay ý thức gọi là “Bản tộc trung
tâm” trong giao tiếp liên-đa văn hóa.
- Trong giao tiếp liên-đa văn hóa, người ta thường xu hướng cho rằng
điều mà ta những người cùng phông nền văn hóa với ta tin đúng chắc
chắn sẽ là đúng.
- trong rất nhiều trường hợp, người giao tiếp liên-đa văn hóa không
thực sự ý thức rằng điều được coiđúng, hay hoặc tốt trong văn hóa này chưa
chắc đã đúng, hay hoặc tốt - thậm chí, thể sai, dở hay xấu trong văn
hóa kia.
- Do vậy người ta xu hướng tin rằng cái họ tốt nhất, cách
họ nghĩ là hay nhất và hành vi mà họ thực hiện là phù hợp nhất.
- Cũng từ đó, họ thường đề cao các giá trị, quan niệm, đức tin, hành vi
ứng xử, phong cách giao tiếp… trong văn hóa của họ.
- Nguy tệ hơn, họ coi những khác với những “chuẩn mực” (trong văn
hóa của mình) là “phi chuẩn mực”.
Câu 12: Một trong những điều gây hại cho sự giao tiếp liên-đa văn hóa
được gọi là “tiền niệm”. Phân tích diễn giải ngắn gọn về điều này.
- “Tiền niệm” hiểu nôm na những ý niệm trước, sẵn trong tâm thức
chủ thể giao tiếp
- “Tiền niệm” cũng có thể gọi những “dự tưởng”
- Ở đây được hiểu là những ý niệm, quan điểm, cách nhìn nhận mang tính
giả tri (tri thức sai) mà ta có được về một điều gì đó
- Trước khi ta thực sự có những trải nghiệm chân tri về điều đó
- “Tiền niệm” cũng gắn liền với những trạng thái tâm xuất hiện ảnh
hưởng của các giả tri đó
- Các “tiền niệm” như nước sẵn trong một cái cốc, chúng khiến cho cái
cốc không tiếp nhận thêm nước mới.
Câu 13: Nêu tên phân tích một số phẩm chất cần trong năng lực giao
tiếp liên-đa văn hóa.
- : Đây phẩm chất quan trọng nhất trong giao tiếp liên vănNhạy cảm
hóa. giúp người giao tiếp thấy được tính/ sự phù hợp trong cácơng tác cụ
thể xét theo tất cả các thành tố giao tiếp hoặc tính nổi trội của một/một số thành
tố giao tiếp trong các tương tác đó.
- : Phẩm chất này giúp người giao tiếp tránh hoặc giảm thiểuKhoan dung
được các nguy sốc văn hóa, xung đột văn hóa ngừng trệ giao tiếp do các
hành vi chưa phù hợp của đối thể hoặc do người giao tiếp cho là như vậy.
- : Cầu thị phẩm chất cần để tiếp nhận cái mới để điềuCầu thị
chỉnh hành vi phù hợp trong môi trường liên văn hóa.
- : Phẩm chất này vai trò quan trọng trong cách ta nhìn nhậnCông tâm
về văn hóa nguồn văn hóa đích, cũng như trong việc giảm thiểu tính bản tộc
trung tâm.
- : Đồng cảm (hay “thấu cảm”) giúp người giao tiếp thấu hiểuĐồng cảm
và chia sẻ với đối thể, tạo dựng tính đồng nhóm trong quan hệ liên nhân.
Câu 14: rình bày một số điều cần tránh hay cần lưu ý trong giao tiếp liên-T
đa văn hóa.
- Tránh áp đặt: Tránh ra lệnh và áp đặt; nên gợi ý và ướm thử
- Tránh phê phán cực đoan: Tránh than phiền, phàn nàn phê phán; nên
sử dụng các hành động đền bù nếu buộc phải làm vậy
- Chân thành quan tâm: Tỏ sự quan tâm chân thành phù hợp với đối
thể
- Tôn trọng quan điểm: Tôn trọng quan điểm, ý kiến, cách nhìn nhận của
đối thể
- Tránh căng thẳng: Tránh xung đột và tranh cãi; tìm giải pháp
- Nhìn nhận tích cực: Nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực và lạc qua
| 1/14

Preview text:

Câu 1: Vì sao phải nêu vấn đề giao tiếp đa văn hóa?
1. Do quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ và trở thành
xu hướng không thể đảo ngược đòi hỏi các nền giáo dục phải được quốc tế hóa
và hướng tới việc đào tạo các “công dân toàn cầu” (education of global citizenship)
* Tổng quan về toàn cầu hóa:
- Trước đây, trên thế giới giữa các nước luôn tồn tại những rào cản thương
mại và những bức tường vô hình về sự đầu tư xuyên quốc gia bởi nhiều vấn đề
tồn đọng như sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, luật lệ, thời gian,…
- Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ 20 đến nay, kinh tế thế giới đã thay đổi chóng mặt,
các quốc gia không còn cô lập và khép kín với nhau nữa mà ngày càng trao đổi
mua bán với nhau nhiều hơn, các rào cản thương mại bị gỡ bỏ.
- Sở dĩ có những thay đổi vượt bậc như vậy là nhờ những tiến bộ về công
nghệ, giao thông vận tải, sự khác biệt về ngôn ngữ và thời gian cũng được thu hẹp lại.
- Điều này đã khiến các quốc gia dần hội nhập với nhau và tạo thành một hệ
thống kinh tế phụ thuộc lẫn nhau. Từ đó tạo nên khái niệm toàn cầu hóa.
- Toàn cầu hóa có thể được hiểu là sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới.
- Tác động tích cực của toàn cầu hóa:
+ Đem lại cơ hội phát triển mới đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa.
+ Mở ra cơ hội giao lưu, học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học, kĩ
thuật tiên tiến. Mở rộng thị trường, có thêm sự hỗ trợ của các tổ chức, liên minh đã tham gia.
+ Dưới tác động của toàn cầu hóa, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhất
định. Đi kèm với nó là những cải cách thiết thực và hiệu quả để nâng cao tính
cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.
- Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa:
+ Phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
+ Nguy cơ phai mờ và mất đi bản sắc văn hóa, mất đi sự độc lập chủ quyền.
+ Thách thức lớn đối với những nước đang phát triểm.
* Trong quá trình toàn cầu hóa đã xuất hiện một khái niệm “công dân toàn cầu”
- Công dân toàn cầu (global citizen) là những người sống và làm việc ở nhiều
quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch.
- Công dân toàn cầu sản sinh từ hoạt động của các công ty đa quốc gia, từ
chính sách thu hút chất xám từ chính phủ các nước và nhu cầu tồn tại, phát triển
trong môi trường thuận lợi hơn của con người.
* Ví dụ về toàn cầu hóa:
- Tại Việt Nam, các doanh nghiệp được hưởng lợi từ toàn cầu hóa nhờ việc
nhập khẩu các dây chuyền sản xuất hiện đại ở các nước phát triển như: công
nghệ sản xuất ô tô (nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền chuyển giao
của Huyndai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip
và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam).
- Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu
vực như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…
2. Do nhu cầu và thực tế giao tiếp ngày càng gia tăng giữa các cộng đồng ngôn
ngữ - văn hóa đòi hỏi người tương tác phải có nhận thức, phẩm chất, kiến thức
và kĩ năng giao tiếp phù hợp trong môi trường liên văn hóa. Do nhận thức ngày
càng đầy đủ về vai trò quan trọng của văn hóa trong giao tiếp, đặc biệt là giao
tiếp liên văn hóa, đòi hỏi người tương tác phải có khả năng “song văn hóa/đa
văn hóa” ở các mức độ khác nhau.
- Ví dụ: Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công ti đa quốc gia xuất hiện với nhu
cầu tuyển dụng số lượng lớn nhân lực như Honda, Samsung, Shopee... Để có
thể đầu quân cho những công ti với nhiều nhân lực đến từ nhiều quốc gia, mỗi
người cần trang bị đủ một hành trang tri thức và những kĩ năng về giao tiếp phù
hợp trong môi trường đa văn hóa để có thể làm việc một cách hiệu quả.
Câu 2: Hoạt động ngôn ngữ trong một giao tiếp liên-đa văn hóa luôn đi kèm
những “yếu tố ngoại ngôn”. Chỉ ra và phân tích các yếu tố đi kèm lời nói này.

* Cử chỉ, nét mặt, tư thế, ngôn ngữ cơ thể: - Các cử chỉ
+ Bao gồm các chuyển động của các bộ phận trên cơ thể như gật, lắc đầu,
xua tay, vẫy tay… Những cử chỉ ấy có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
+ Người ta có thể dùng cử chỉ để điều khiển cuộc giao tiếp hoặc thể hiện thái
độ của bản thân (Ví dụ: lắc đầu thể hiện sự không đồng ý, xua tay để nhắc nhở
người đối diện ngừng cuộc giao tiếp…)
+ Những cử chỉ trong giao tiếp cũng có thể được sử dụng để nhấn mạnh hoặc tăng cường sự chú ý.
- Trong giao tiếp, nét mặt thể hiện thái độ, cảm xúc của con người. Dựa vào
nét mặt mà người ta có thể đánh giá thái độ, suy nghĩ của người đối diện với vấn
đề đang được đề cập trong quá trình giao tiếp. Ví dụ: nét mặt nhăn nhó thể hiện
sự khó chịu, nụ cười thể hiện sự vui vẻ,…
- Tư thế cũng là một trong những phương tiện giao tiếp.
+ Tư thế liên quan mật thiết đến vai trò, vị trí xã hội của cá nhân, nó được
bộc lộ một cách vô thức cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận.
Ví dụ: tư thế ngồi thoải mái là của một cấp trên, tư thế ngồi hơi cúi đầu về trước
như đang lắng nghe là của một cấp dưới,…
+ Tư thế cũng có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy được trạng thái tinh thần
thoải mái hay căng thẳng của một người thông qua tư thế của họ.
Ví dụ: khoanh tay, dậm chân thể hiện sự không thoải mái.
- Ngôn ngữ cơ thể có sức biểu đạt gợi cảm cho lời nói của con người,
giúp lời nói trở nên thuyết phục và thu hút người nghe hơn.
* Khoảng cách hay cự li giữa các thành viên trong giao tiếp:
- Khoảng cách giữa 2 người nói lên mức độ quan hệ của họ. Ví dụ: người thân
trong gia đình đứng sát gần nhau, còn người lạ thì sẽ giữ một khoảng cách nhất định.
- Việc bố trí không gian giao tiếp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả giao
tiếp. Ví dụ: muốn tạo một không gian dân chủ, thoải mái, người ta thường lựa
chọn ngồi theo bàn tròn để không ai có vị trí trung tâm. Có nghiên cứu chứng
minh rằng những người chuẩn bị cạnh tranh hoặc đàm phán sẽ có xu hướng ngồi
đối diện với nhau, còn những người hi vọng hợp tác với nhau sẽ ngồi cạnh nhau.
* Các vật thể trang trí, các biểu tượng địa vị: những đồ vật ngoại cảnh sẽ tạo
cảm giác lên người giao tiếp đối diện. Ví dụ: căn phòng có quá nhiều đồ vật sang
trọng sẽ tạo cảm giác xa cách, uy nghiêm.
* Trang phục, đồng phục, thức ăn, bia rượu:
- Trang phục: cách ăn mặc cũng có thể tạo ấn tượng với nhiều người trong
quá trình giao tiếp. Trang phục lịch sự có thể tạo cảm giác tôn trọng đối với
người đối diện. Cách ăn mặc cũng có thể khiến ta biết nhiều về cá tính, văn hóa,
nghề nghiệp cũng như tâm trạng của người khác. Ví dụ: người luôn mặc quần áo
sáng màu là người hướng ngoại, vui vẻ…
- Đồng phục giúp phản ánh nghề nghiệp, địa vị, lứa tuổi. Ví dụ: đồng phục
học sinh, đồng phục tiếp viên hàng không,… Trong một số trường hợp, đồng
phục còn giúp tạo sự bình đẳng trong quá trình giao tiếp.
- Thức ăn và bia rượu là một trong những yếu tố thúc đẩy hiệu quả của quá
trình giao tiếp. Nó có thể khiến người giao tiếp dễ cởi mở hơn. Ví dụ: ngày nay,
người ta thường gặp và bàn bạc với đối tác trên bàn ăn,…
* Mùi thân thể (hay mùi nước hoa) và tiếng ồn, tạp âm: những yếu tố bên
ngoài có thể tác động tới cảm giác của những người tham gia giao tiếp.
- Một số người nhạy cảm với mùi hương sẽ có xu hướng thích giao tiếp với
những người có sử dụng nước hoa và ngược lại. Ngoài ra, mùi nước hoa cũng là
một công cụ để thể hiện cá tính và tâm trạng của bản thân.
- Tiếng ồn và tạp âm có thể tác động đến quá trình giao tiếp. Nó khiến người
tham gia giao tiếp bị mất tập trung, không nghe rõ người đối diện đang nói gì,
làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.
Câu 3: Năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa là gì? Phân tích mối quan hệ tổng
hòa của ba bình diện tri nhận, cảm xúc và hành vi trong năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa.

* Năng lực giao tiếp liên/đa văn hóa là khả năng tương tác hiệu quả và phù
hợp với các thành viên thuộc các nền văn hóa khác.
- Từ cuối thế kỉ 20 đến nay, xu thế toàn cầu hóa đang dần phát triển và liêt kết
chặt chẽ các nền kinh tế trên thế giới với nhau. Chính vì vậy, muốn theo kịp tốc
độ phát triển này, mỗi công dân cần trau dồi năng lực giao tiếp đa văn hóa.
- Sở dĩ năng lực giao tiếp đa văn hóa cần thiết trong cuộc sống ngày nay bởi sự
tác động của xu thế toàn cầu hóa, mỗi người có thể lựa chọn làm việc trong các
công ti đa quốc gia, hoặc ra nước ngoài làm việc để phát triển năng lực của bản
thân. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa khiến cho việc đi lại giữa các quốc gia dễ
dàng hơn, việc nhập tịch cũng đơn giản hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống
thường ngày ta có thể tiếp xúc với nhiều người từ nhiều quốc gia khác nhau, từ
những nền văn hóa khác nhau.
- Khả năng thích ứng với công việc, xã hội và các chiều kích văn hóa cơ bản
trong một bối cảnh mới cho thấy có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc trong các
nhiệm vụ phân công tại nước ngoài. Một cá nhân có khả năng thích ứng đa văn
hóa cũng có khuynh hướng khả năng hoàn thành công tác và xây dựng các mối
quan hệ hiệu quả trong các nhiệm vụ quốc tế hơn, do đó mà hiểu biết về loại
năng lực này sẽ giúp cá nhân nâng cao hiệu quả làm việc và chuẩn bị tốt hơn cho
các môi trường làm việc mang tính toàn cầu.
- Vì vậy, việc hiểu rõ và có kiến thức về những nền văn hóa đa dạng sẽ giúp cá
nhân biết cách ứng xử và giao tiếp phù hợp với những đối tượng từ nhiều nền
văn hóa khác nhau, tránh động chạm đến những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo,
chính trị… Từ đó sẽ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những cá nhân khác, giúp
thuận lợi trong quá trình làm việc, hợp tác nhóm.
- Ví dụ: AEON Việt Nam là một công ti trực thuộc AEON - tập đoàn bán lẻ
hàng đầu Nhật Bản. Không chỉ môi trường làm việc mà cả tệp khách hàng của
họ cũng có rất nhiều người Nhật Bản. Chính vì vậy, để làm việc trong AEON
Việt Nam, cá nhân cần có một số kiến thức cơ bản về văn hóa và phong cách
làm việc của người Nhật Bản. Có thể dễ dàng thấy được trong AEON, tất cả
nhân viên khi gặp khách hàng đều cúi chào 90 độ.
* Mối quan hệ tổng hòa của ba bình diện tri nhận, cảm xúc và hành vi trong
năng lực giao tiếp liên-đa văn hóa:
Câu 4: Một sự giao tiếp liên-đa văn hóa gồm trước hết là hoạt động ngôn
ngữ. Hãy chỉ ra và phân tích các yếu tố xuất hiện gắn kết với nhau trong
hoạt động ngôn ngữ này.

Hoạt động ngôn ngữ (giao tiếp liên-đa văn hóa) bao gồm:
- Giọng điệu, cường độ:
+ Đối với nhiều người, giọng nói có tác động rất lớn đối trong quá trình giao
tiếp. Một giọng nói hay thậm chí có thể gây cảm tình lên người đối diện.
+ Trong khi nói, chúng ta cần chú ý tới ngữ điệu. Lời nói có được rõ ràng,
khúc chiết hayy không phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng. Nhờ cách nhấn
giọng, người nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình.
Biết cách nhấn giọng hợp lí sẽ khiến cho người nghe dễ dàng nắm bắt được
trọng tâm của câu chuyện.
+ Có sự thay đổi trong giọng điệu như lúc nói nhanh, lúc nói chậm, lúc lên
giọng, lúc xuống giọng sẽ khiến quá trình giao tiếp trở nên sinh động hơn, người
nghe sẽ tập trung chú ý hơn. Điều này đặc biệt hiệu quả trong khi thuyết trình.
- Các kiểu phát ngôn nghi vấn, phủ định, mệnh lệnh, so sánh: Trong giao tiếp
cần sử dụng đa dạng các kiểu câu để mang lại sự sinh động cũng như đạt được
hiệu quả trong giao tiếp. Việc sử dụng hợp lí các kiểu câu sẽ bộc lộ được suy
nghĩ, mong muốn của bản thân và khiến người đối diện cảm thấy cởi mở hơn. Ví
dụ: hỏi thăm sức khỏe khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm,…
- Chọn lựa từ vựng: Để đạt được hiệu quả giao tiếp cao, mỗi cá nhân cần lựa
chọn và chắt lọc từ ngữ một cách hợp lí và chính xác. Việc lựa chọn từ vựng
khiến ta dễ dàng biểu đạt chính xác nội dung muốn truyền tải cho người đối
diện, tránh sự dài dòng, khó hiểu. Lưu ý trong khi giao tiếp không nên sử dụng
quá nhiều từ địa phương, tiếng lóng tạo cảm giác khó hiểu cho người đối diện.
- Cấu trúc văn bản/diễn ngôn:
+ Một văn bản hay một bản diễn ngôn thông thường thường có cấu trúc 3 phần: mở, thân, kết.
+ Phần mở thường là lời chào, giới thiệu, nêu vấn đề,… Phần thân dùng để
trình bày nội dung muốn truyền đạt. Phần kết dùng để kết thúc vấn đề, cảm ơn hoặc hỏi ý kiến,…
+ Việc sắp xếp cấu trúc cho một văn bản hay một bản diễn ngôn để thể hiện
sự chuyên nghiệp và lịch sự trong giao tiếp, cũng như để tránh sự thiếu sót các ý
muốn truyền tải cho người khác.
+ Một số đoạn hội thoại chỉ có phần mở và kết. Đó là những cuộc hội thoại
dùng để chào hỏi, hỏi thăm nhau thông thường.
- Chuyển động và hành động giao tiếp:
+ Những ngôn ngữ cơ thể được thể hiện trong cuộc hội thoại sẽ bộc lộ trạng
thái tinh thần, suy nghĩ và cảm xúc của những cá nhân tham gia giao tiếp.
Ví dụ: khoanh tay, dậm chân thể hiện sự không thoải mái, không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện…
+ Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể còn có thể tạo ấn tượng với người đối diện, tạo
thiện cảm hoặc khiến họ chú ý tới những gì bản thân đang truyền đạt.
Ví dụ: Khi thuyết trình, muốn người nghe chú ý, người thuyết trình cần có
những cử chỉ tay hoặc nhìn vào người nghe, cười,…
Câu 5: Một sự giao tiếp liên-đa văn hóa đòi hỏi thành viên tham dự phải
xem xét đến “giá trị văn hóa” thể hiện qua các yếu tố nào? Nêu và phân tích
cụ thể ý nghĩa của các yếu tố đó.

Các giá trị văn hóa được xem xét thông qua: - Có mặt đúng giờ
+ Trong cuộc sống hằng ngày, sự đúng giờ là một ưu điểm. Cho dù chỉ là
những cuộc gặp mặt bạn bè, đúng giờ vẫn sẽ khiến mọi người thoải mái.
+ Sự đúng giờ sẽ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, không cần phải
lãng phí thời gian để chờ đợi, các kế hoạch sẽ được diễn ra theo đúng dự kiến.
+ Có mặt đúng giờ cũng thể hiện được bản thân là người lịch sự, có kỉ luật,
giờ giấc, được mọi người tôn trọng và đánh giá cao.
- Sắp xếp thứ tự chỗ ngồi: trong một số trường hợp, việc sắp xếp thứ tự chỗ
ngồi thể hiện vị thế xã hội, vị trí của một người. Ví dụ: ông bà ngồi ở giữa trong bàn ăn…
- Không gian gặp mặt: riêng tư hay công cộng
Không gian gặp mặt ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp. Có những cuộc
gặp mặt trang trọng cần sự riêng tư và ngược lại. Việc đánh giá đúng tính chất
của cuộc gặp mặt để lựa chọn không gian giao tiếp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả
cao trong giao tiếp. Đồng thời, nó cũng giúp bạn thể hiện bản thân là người tinh
ý, nhạy bén. Ví dụ: những cuộc họp công ti cần được tổ chức ở phòng riêng tư.
- Hội nhóm: gia đình hay công ty, nhóm bạn
Mỗi một hội nhóm khác nhau sẽ quyết định cách giao tiếp và thái độ ứng xử
khác nhau. Ví dụ: đối với gia đình, bạn bè thì có thể thoải mái, vui đùa nhưng
trong môi trường làm việc thì cần có thái độ nghiêm túc.
- Tôn ti: chức vụ, địa vị,…
Với vị trí của mỗi người, cá nhân cần có những thái độ ứng xử phù hợp. Với
người có vị trí cao hơn mình cần lễ phép, kính trọng. Với người có vị trí thấp
hơn bản thân thì cần có thái độ hòa nhã, tôn trọng. Trong quá trình giao tiếp, với
những đối tượng có địa vị khác nhau, cá nhân cần linh hoạt để tạo cảm giác thoải
mái với đối phương. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với bất kì ai cho dù ở địa vị nào
cũng không được thể hiện sự khiếm nhã và bất lịch sự, coi thường người đối diện.
Câu 6: Có những sự kiện giao tiếp nào? Thử kể tên và giới thiệu khái quát
các sự kiện giao tiếp đó.
Các sự kiện giao tiếp:
- Các cuộc đàm phán và giao dịch:
+ Là quá trình trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận.
+ Trong quá trình đàm phán và giao dịch đôi khi có những mâu thuẫn, hoặc
những mối quan tâm chung cần giải quyết. Quá trình đàm phán và giao dịch sẽ
kết thúc khi đạt được sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên.
+ Để đạt được hiệu quả mong muốn, trong quá trình đàm phán và giao dịch
cần xác định rõ ràng mục tiêu, có sự nghiên cứu và tìm hiểu kĩ càng về đối
phương, đồng thời đưa ra được những giải pháp phù hợp với mục tiêu các bên.
- Các buổi học, thuyết trình, hội thảo:
+ Là những buổi thảo luận về một số vấn đề, là những cuộc đối thoại chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm, kiến nghị, tranh luận về một số vấn đề được đặt ra.
+ Thông qua những buổi học, thuyết trình, hội thảo, người tham gia sẽ tiếp thu
thêm những tri thức mới mẻ, được chia sẻ kinh nghiệm từ những người đi trước,
đồng thời được trao đổi trực tiếp với nhau, nâng cao tư duy của bản thân.
+ Để đạt được hiệu quả tối ưu khi tham gia các buổi học, thuyết trình, hội
thảo, mỗi cá nhân tham gia cần có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước về vấn đề sẽ được
đề cập đến, vận dụng tư duy phản biện để tiếp cận vấn đề, không ngại đặt câu hỏi cho người nói…
- Đón đoàn và làm việc nhóm:
+ Về cơ bản, cả hai hoạt động đều là phối hợp với những đối tượng khác để
làm việc nhằm đạt được một mục tiêu chung mà một cá nhân không thể tự hoàn thành được.
+ Trong quá trình này, mọi người sẽ được phối hợp với nhau, góp sức và khả
năng của bản thân để thực hiện các nhiệm vụ và đạt được những mục tiêu cũng như lợi ích chung.
+ Để đạt hiệu quả cao, trong quá trình này, mỗi người cần có sự tương tác,
giao tiếp với nhau và có sự phân chia công việc rõ ràng, không ngại ngần chia sẻ
quan điểm và ý kiến của bản thân, có trách nhiệm với công việc của bản thân.
Đặc biệt, giao tiếp là chìa khóa để thành công bởi lẽ nó giúp các thành viên hiểu
nhau hơn và có tiếng nói chung trong quá trình làm việc. Tuy nhiên cần lưu ý
trong quá trình làm việc phải học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
- Tiệc rượu, tiệc mặn, sự kiện xã hội:
+ Là những buổi tiệc được tổ chức nhằm mục đích gặp mặt, thông báo, ăn mừng,…
+ Tùy vào từng mục đích mà người chủ trì có thể tổ chức những buổi tiệc với
quy mô lớn hay nhỏ, công khai hay riêng tư,…
- Cuộc giao lưu nhàn đàm, cuộc gọi điện thoại, email, chat,…: Là những cuộc
trò chuyện dùng để hỏi thăm, thông báo hoặc chỉ để tán gẫu.
Câu 7: Tâm lý “bản tộc trung tâm” (văn hóa dân tộc mình là nhất) là một
chướng ngại đối với giao tiếp liên-đa văn hóa. Trình bày các bước tiến trên
con đường khắc phục và hóa giải tâm lý đó nhằm tham gia hữu hiệu vào
quá trình giao tiếp liên-đa văn hóa.

* Tâm lý “bản tộc trung tâm” trong giao tiếp liên-đa văn hóa:
- Tâm lí bản tộc trung tâm tức là áp dụng những nét văn hóa hoặc sắc tộc của
chính mình như một khung tham chiếu để đánh giá những nền văn hóa, sắc tộc,
tập quán khác thay vì sử dụng những tiêu chuẩn khách quan khác. Ngoài ra,
thuật ngữ này cũng nhằm để chỉ những người có niềm tin rằng nền văn hóa của
họ vượt trội hoặc đúng đắn hơn tất cả những nền văn hóa khác. - Tác hại:
+ Tâm lí bản tộc trung tâm thường được gắn liền với sự phân biệt chủng
tộc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không hẳn lúc nào khái niệm bản tộc
trung tâm cũng bao hàm sự tiêu cực ấy. Đôi khi, tâm lí bản tộc trung tâm chỉ
dừng lại ở việc có định kiến rằng nền văn hóa của bản thân là đúng đắn nhất.
+ Tâm lí này gây nên sự cản trở trong quá trình tiếp thu kiến thức của
những nền văn hóa khác. Những định kiến do tâm lí bản tộc trung tâm khiến
người ta không muốn tìm hiểu những đặc sắc của nền văn hóa khác hoặc không
tôn trọng sự khác biệt của những nền văn hóa khác.
+ Điều này khiến cho việc giao tiếp liên/ đa văn hóa bị giới hạn, hạn
chế việc phát triển bản thân trong một thời đại hội nhập.
* Các bước tiến trên con đường khắc phục và hóa giải tâm lý đó nhằm tham
gia hữu hiệu vào quá trình giao tiếp liên-đa văn hóa:
- Đi từ “chối bỏ khác biệt văn hóa” hoặc “Chống lại khác biệt văn hóa”
- Đến “giảm thiểu sự khác biệt văn hóa” rồi “chấp nhận khác biệt văn hóa”
- Tiến tới “thích ứng khác biệt văn hóa”
- Và cao hơn – “hòa nhập khác biệt văn hóa”
Câu 8: Diễn giải cụ thể các biểu hiện của các ứng xử “chối bỏ khác biệt văn
hóa”, “chống lại khác biệt văn hóa”, “giảm thiểu khác biệt văn hóa”, “chấp
nhận khác biệt văn hóa”, “thích ứng khác biệt văn hóa” trong giao tiếp liên- đa văn hóa.

- Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm lý “chối bỏ khác biệt văn
hóa” là người không nhận thức được khác biệt (giữa các nền) văn hóa: Họ tự
cho văn hóa của họ là văn hóa nhân loại. Nếu có một chút nhận thức về khác
biệt văn hóa giữa họ và những người đến từ những nền văn hóa khác đang giao
tiếp cùng họ thì đó là khác biệt giữa “đa số” (là họ) và “thiểu số” (những người
đến từ nền văn hóa khác).
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm lý “chống lại khác biệt văn
hóa” là người thường phê phán nặng nề các hành vi và biểu đạt văn hóa khác với văn hóa mình.
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa với tâm lý “giảm thiểu khác biệt văn
hóa” là người nghĩ rằng các yếu tố tạo ra thế giới quan văn hóa (cultural
worldview) của chính họ cũng đồng thời là các yếu tố mang tính phổ quát, cho
rằng các giá trị và đức tin căn bản nào đó luôn vượt qua mọi biên giới văn hóa.
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa “chấp nhận khác biệt văn hóa” chấp
nhận rằng thế giới quan của họ cũng chỉ là một trong số các thế giới quan đồng
phức mà thôi. Họ chấp nhận, tôn trọng và muốn tìm hiểu về dị biệt văn hóa,
nhưng chưa đủ hiểu biết về văn hóa của người đến từ nền văn hóa khác để thích ứng cùng.
- Người giao tiếp liên-đa văn hóa “thích ứng khác biệt văn hóa” là người
có khả năng tạo ra được những hành vi phù hợp trong các chu cảnh văn hóa đích
khác nhau. Ở đây xuất hiện sự thấu cảm liên văn hóa và người ta có thể chuyển
tính nhạy cảm liên văn hóa của mình thành năng lực giao tiếp liên văn hóa.
Câu 9: Phân tích định nghĩa “năng lực giao tiếp liên văn hóa” sau đây của
Byram: “Năng lực giao tiếp liên văn hóa là khả năng giao tiếp và tương tác
qua biên giới ngôn ngữ và văn hóa một cách phù hợp và hiệu quả”.

Câu 10: Nêu và phân tích 5 năng lực cần thiết để có thể thực hiện liên văn
hóa trong giao tiếp liên-đa văn hóa.

- Biết nhận thức văn hóa có phê phán: Khả năng đánh giá có phê phán và
trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng các các hành vi cùng các sản phẩm được tạo ra
trong văn hóa tại đất nước của chính mình cũng như trong các văn hóa và tại các
nước khác. Từ đó, cá nhân sẽ đánh giá được cái gì hay, cái gì chưa hay để tiếp
thu có chọn lọc những cái mới từ những nền văn hóa khác nhau.
- Có thái độ tò mò, cởi mở, sẵn sàng rũ bỏ đức tin sai lệch về các nền văn
hóa khác và đức tin về văn hóa của chính mình. Có như vậy, cá nhân mới có thể
tiếp thu và nâng cao hiểu biết về những nền văn hóa khác nhau, nhận thấy những
điều tốt đựp từ những nền văn hóa khác, mở mang tri thức, xóa bỏ được những
định kiến của bản thân.
- Có kiến thức về các nhóm xã hội cũng như sản phẩm và qui trình của
các nhóm đó tại đất nước của chính mình và tại đất nước của người tương tác
với mình. Từ đó, có thể biết được những tác động tích cực và tiêu cực của những
nhóm đó. Nhờ vậy, cá nhân có thể hòa nhập với những nền văn hóa khác nhau
mà không sợ bản thân dính vào dị giáo hay những đức tin trái với những tiêu chuẩn chung.
- Có khả năng diễn giải một văn kiện hay sự kiện từ một nền văn hóa
khác, giải thích và liên hệ nó với các văn kiện hay sự kiện từ văn hóa của chính mình.
- Có khả năng thụ đắc kiến thức mới về một nền văn hóa và các hành vi
văn hóa cũng như khả năng vận dụng kiến thức, thái độ, kĩ năng dưới áp lực của
giao tiếp và tương tác thực tế.
Câu 11: Phân tích các biểu hiện của tâm lý hay ý thức gọi là “Bản tộc trung
tâm” trong giao tiếp liên-đa văn hóa.

- Trong giao tiếp liên-đa văn hóa, người ta thường có xu hướng cho rằng
điều mà ta và những người có cùng phông nền văn hóa với ta tin là đúng chắc chắn sẽ là đúng.
- Và trong rất nhiều trường hợp, người giao tiếp liên-đa văn hóa không
thực sự ý thức rằng điều được coi là đúng, hay hoặc tốt trong văn hóa này chưa
chắc đã là là đúng, hay hoặc tốt - thậm chí, có thể là sai, dở hay xấu trong văn hóa kia.
- Do vậy người ta có xu hướng tin rằng cái mà họ có là tốt nhất, cách mà
họ nghĩ là hay nhất và hành vi mà họ thực hiện là phù hợp nhất.
- Cũng từ đó, họ thường đề cao các giá trị, quan niệm, đức tin, hành vi
ứng xử, phong cách giao tiếp… trong văn hóa của họ.
- Nguy tệ hơn, họ coi những gì khác với những “chuẩn mực” (trong văn
hóa của mình) là “phi chuẩn mực”.
Câu 12: Một trong những điều gây hại cho sự giao tiếp liên-đa văn hóa
được gọi là “tiền niệm”. Phân tích diễn giải ngắn gọn về điều này.

- “Tiền niệm” hiểu nôm na là những ý niệm có trước, sẵn trong tâm thức chủ thể giao tiếp
- “Tiền niệm” cũng có thể gọi những “dự tưởng”
- Ở đây được hiểu là những ý niệm, quan điểm, cách nhìn nhận mang tính
giả tri (tri thức sai) mà ta có được về một điều gì đó
- Trước khi ta thực sự có những trải nghiệm chân tri về điều đó
- “Tiền niệm” cũng gắn liền với những trạng thái tâm lí xuất hiện ảnh
hưởng của các giả tri đó
- Các “tiền niệm” như nước sẵn trong một cái cốc, chúng khiến cho cái
cốc không tiếp nhận thêm nước mới.
Câu 13: Nêu tên và phân tích một số phẩm chất cần có trong năng lực giao
tiếp liên-đa văn hóa.

- Nhạy cảm: Đây là phẩm chất quan trọng nhất trong giao tiếp liên văn
hóa. Nó giúp người giao tiếp thấy được tính/ sự phù hợp trong các tương tác cụ
thể xét theo tất cả các thành tố giao tiếp hoặc tính nổi trội của một/một số thành
tố giao tiếp trong các tương tác đó. - Khoan :
dung Phẩm chất này giúp người giao tiếp tránh hoặc giảm thiểu
được các nguy cơ sốc văn hóa, xung đột văn hóa và ngừng trệ giao tiếp do các
hành vi chưa phù hợp của đối thể hoặc do người giao tiếp cho là như vậy.
- Cầu thị: Cầu thị là phẩm chất cần có để tiếp nhận cái mới và để điều
chỉnh hành vi phù hợp trong môi trường liên văn hóa.
- Công tâm: Phẩm chất này có vai trò quan trọng trong cách ta nhìn nhận
về văn hóa nguồn và văn hóa đích, cũng như trong việc giảm thiểu tính bản tộc trung tâm.
- Đồng cảm: Đồng cảm (hay “thấu cảm”) giúp người giao tiếp thấu hiểu
và chia sẻ với đối thể, tạo dựng tính đồng nhóm trong quan hệ liên nhân.
Câu 14: Trình bày một số điều cần tránh hay cần lưu ý trong giao tiếp liên- đa văn hóa.
- Tránh áp đặt: Tránh ra lệnh và áp đặt; nên gợi ý và ướm thử
- Tránh phê phán cực đoan: Tránh than phiền, phàn nàn và phê phán; nên
sử dụng các hành động đền bù nếu buộc phải làm vậy
- Chân thành quan tâm: Tỏ rõ sự quan tâm chân thành và phù hợp với đối thể
- Tôn trọng quan điểm: Tôn trọng quan điểm, ý kiến, cách nhìn nhận của đối thể
- Tránh căng thẳng: Tránh xung đột và tranh cãi; tìm giải pháp
- Nhìn nhận tích cực: Nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực và lạc qua