-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình giảng dạy | Logic học | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Giáo trình giảng dạy Logic học" được biên soạn bởi Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và chuyên sâu về logic học cho sinh viên. Giáo trình bao gồm các nội dung cơ bản như các khái niệm và nguyên lý logic, các hệ thống logic cổ điển và hiện đại, và ứng dụng của logic trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Được biên soạn một cách khoa học và dễ hiểu, giáo trình không chỉ giúp sinh viên nắm vững lý thuyết mà còn phát triển kỹ năng tư duy logic và phân tích vấn đề. Đây là tài liệu học tập quan trọng cho sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời là nguồn tham khảo hữu ích cho các giảng viên và những người quan tâm đến lĩnh vực logic học.
Logic học đại cương 11 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Giáo trình giảng dạy | Logic học | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Giáo trình giảng dạy Logic học" được biên soạn bởi Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và chuyên sâu về logic học cho sinh viên. Giáo trình bao gồm các nội dung cơ bản như các khái niệm và nguyên lý logic, các hệ thống logic cổ điển và hiện đại, và ứng dụng của logic trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Được biên soạn một cách khoa học và dễ hiểu, giáo trình không chỉ giúp sinh viên nắm vững lý thuyết mà còn phát triển kỹ năng tư duy logic và phân tích vấn đề. Đây là tài liệu học tập quan trọng cho sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời là nguồn tham khảo hữu ích cho các giảng viên và những người quan tâm đến lĩnh vực logic học.
Môn: Logic học đại cương 11 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487872 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN ANH THƯỜNG PHẠM THỊ LOAN LOGIC HỌC
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH lOMoAR cPSD| 41487872 2 LỜI NÓI ĐẦU
Logic học ra đời từ rất sớm, đóng vai trò quan trọng trong nhận thức cũng
như đời sống xã hội. Có thể nói, nó vừa là một khoa học lý thuyết, vì nó có đối tượng
và phương pháp nghiên cứu rõ ràng, kiểm định được giá trị đúng sai, giúp con người
có thao tác tư duy hợp lý để đạt được tri thức chân lý; đồng thời nó cũng được xem
như một nghệ thuật vì nó giúp con người nâng cao khả năng ứng xử và sáng tạo trong
cuộc sống. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, tri thức logic học được coi là công cụ cần
thiết để tiếp cận, giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống
nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực của đông đảo
sinh viên và quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu logic học, giáo trình logic học này được
biên soạn dựa trên sự tổng hợp kết quả nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy trong
nhiều năm ở đại học của các tác giả. Giáo trình có đặc điểm vừa bám sát chương
trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cập nhật được các tài liệu logic
mới của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
Giáo trình được kết cấu thành 6 chương:
Chương 1: Dẫn luận vào logic học
Chương 2: Các quy luật cơ bản của tư duy
Chương 3: Khái niệm
Chương 4: Phán đoán
Chương 5: Suy luận
Chương 6: Giả thuyết, chứng minh và bác bỏ ngụy biện
Mặc dù các tác giả đã cố gắng rất nhiều song không tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được góp ý của các nhà khoa học,
quý bạn đọc để tài liệu học tập này được tốt hơn. lOMoAR cPSD| 41487872 3 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. DẪN LUẬN VÀO LOGIC HỌC
1. Khái niệm, đối tượng và phân loại logic học ................................................. 6
1.1. Thuật ngữ logic và logic học ....................................................................... 6
1.2. Phân loại logic học ...................................................................................... 7
2. Lược sử về logic học ...................................................................................... 9
3. Logic học với các giai đoạn trong quá trình nhận thức ................................ 13
3.1. Nhận thức cảm tính ................................................................................... 13
3.2. Nhận thức lý tính với tư cách là đối tượng nghiên cứu của logic học ...... 14
4. Ý nghĩa của logic học ................................................................................... 17
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 17
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 20
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
1. Quy luật đồng nhất ............................................................................................................. 24
1.1. Định nghĩa và ký hiệu ................................................................................................... 24
1.2. Yêu cầu của quy luật đồng nhất .............................................................................. 25
1.3. Ý nghĩa của quy luật đồng nhất .............................................................................. 26
2. Quy luật phi mâu thuẫn................................................................................................... 26
2.1. Định nghĩa và ký hiệu ................................................................................................... 26
2.2. Phân biệt khái niệm mâu thuẫn hình thức và mâu thuẫn biện chứng
............................................................................................................................................................ 27
2.3. Yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn .................................................................... 27
2.4. Ý nghĩa của quy luật phi mâu thuẫn .................................................................... 28 lOMoAR cPSD| 41487872 4
3. Quy luật triệt tam .......................................................................................... 28
3.1. Định nghĩa và ký hiệu ............................................................................... 28
3.2. Yêu cầu của quy luật triệt tam ................................................................... 28
3.3. Ý nghĩa của quy luật triệt tam ................................................................... 29
4. Quy luật túc lý .............................................................................................. 29
4.1. Định nghĩa và ký hiệu ............................................................................... 29
4.2. Yêu cầu của quy luật túc lý ....................................................................... 29
4.3. Ý nghĩa của quy luật túc lý ........................................................................ 30
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3. KHÁI NIỆM
1. Khái quát về khái niệm .................................................................................................... 34
1.1. Khái niệm là gì? ............................................................................................................... 34
1.2. Kết cấu của khái niệm .................................................................................................. 34
1.3. Phân loại khái niệm ........................................................................................................ 36
1.4. So sánh khái niệm với từ ............................................................................................. 39
1.5. Mối quan hệ của các khái niệm ............................................................................... 41
2. Các thao tác logic đối với khái niệm ......................................................................... 45
2.1. Chuyển dịch khái niệm ................................................................................................ 45
2.2. Định nghĩa khái niệm .................................................................................................... 47
2.3. Phân chia khái niệm ....................................................................................................... 54
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................................. 59
CHƯƠNG 4. PHÁN ĐOÁN
1. Khái quát về phán đoán..................................................................................................... 63 lOMoAR cPSD| 41487872 5
1.1. Phán đoán là gì? ........................................................................................ 63
1.2. Phán đoán với câu ..................................................................................... 63
1.3. Phân loại phán đoán .................................................................................. 64
2. Nội dung và quy tắc của các loại phán đoán ................................................ 66
2.1. Nội dung và quy tắc của phán đoán đơn ................................................... 66
2.2. Nội dung và quy tắc của các loại phán đoán phức .................................... 76
2.3. Cách xác định giá trị chân lý của phán đoán phức bằng bảng chân trị hoặc
bảng ngữ nghĩa .......................................................................................................... 87
3. Chuẩn hóa phán đoán ................................................................................... 89
3.1. Chuẩn hóa phán đoán là gì? ...................................................................... 89
3.2. Chuẩn hóa về nội dung và hình thức ......................................................... 89
4. Tính đẳng trị của các phán đoán ................................................................... 91
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................... 92 CHƯƠNG 5. SUY LUẬN
1. Khái quát về suy luận ....................................................................................................... 96
1.1. Suy luận là gì? ................................................................................................................... 96
1.2. Cấu tạo logic của phép suy luận .............................................................................. 96
1.3. Suy luận, phán đoán và khái niệm ......................................................................... 97
1.4. So sánh suy luận với suy ý .......................................................................................... 97
1.5. Nguyên tắc chung của suy luận ............................................................................... 97
1.6. Các loại suy luận .............................................................................................................. 99
2. Nội dung và quy tắc của các loại suy luận ............................................................. 99
2.1. Suy luận diễn dịch ........................................................................................................... 99
2.2. Suy luận quy nạp .......................................................................................................... 123 lOMoAR cPSD| 41487872 6
2.3. Suy luận tương tự ......................................................................................................... 135
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................... 137
CHƯƠNG 6. GIẢ THUYẾT, CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ NGỤY BIỆN
1. Giả thuyết ............................................................................................................................. 147
1.1. Giả thuyết là gì? ............................................................................................................ 147
1.2. Cấu trúc của giả thuyết ............................................................................................. 148
1.3. Các loại giả thuyết ........................................................................................................ 149
1.4. Quy trình xác nhận giả thuyết ............................................................................... 151
1.5. Các phương pháp xác nhận giả thuyết ............................................................. 152
1.6. Giả thuyết và lý thuyết khoa học ......................................................................... 153
2. Chứng minh ......................................................................................................................... 155
2.1. Chứng minh là gì? ........................................................................................................ 155
2.2. Cấu trúc của phép chứng minh ............................................................................ 155
2.3. Phân loại chứng minh ................................................................................................. 158
2.4. Quy tắc chứng minh .................................................................................................... 161
3. Ngụy biện và bác bỏ nguỵ biện ................................................................................. 163
3.1. Ngụy biện là gì? ............................................................................................................. 163
3.2. Phân loại ngụy biện ..................................................................................................... 163
3.3. Phương pháp bác bỏ ngụy biện ............................................................................ 174
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................... 177
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP ....................................................................... 183
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 203 lOMoAR cPSD| 41487872 7 Chương 1
DẪN LUẬN VÀO LOGIC HỌC
Khái niệm, đối tượng và phân loại logic học
Thuật ngữ logic và logic học
Thuật ngữ logic được sử dụng hiện nay trong tiếng Việt bắt nguồn từ
thuật ngữ logos (λόγος) trong tiếng Hy Lạp với nhiều nghĩa khác nhau: lời nói,
diễn thuyết, ý nghĩa, lý tính, trật tự, quy luật, chân lý, hữu thể, suy tưởng nội
tại… Từ nghĩa suy tưởng nội tại, Aristote đã gọi khoa học mà mình sáng lập
nên là Episteme logike. Về sau, thuật ngữ logike được dùng một mình để chỉ
khoa học nghiên cứu về các quy luật và các thao tác của tư duy trong quá trình
truy tìm và chứng minh chân lý. Thuật ngữ này khi Latinh hóa, thành logica.
Logica là nguồn gốc của hàng loạt từ trong ngôn ngữ châu Âu như: logique
trong tiếng Pháp, logic trong tiếng Anh, logik trong tiếng Đức…
Thuật ngữ logic trong tiếng Việt hiện nay là sự tiếp biến của thuật ngữ
logique trong tiếng Pháp và logic trong tiếng Anh: viết như tiếng Anh - logic,
nhưng phát âm gần như tiếng Pháp - logique.
Thuật ngữ logic trong tiếng Việt mang nhiều nghĩa:
Thứ nhất, tính chặt chẽ, nhất quán, hợp lý của lập luận. Chẳng hạn như:
“Lập luận của vị diễn giả rất logic, vì vậy thuyết phục được hầu hết mọi người
tham dự”. Với ý nghĩa này, logic được hiểu là tính hợp lý trong tư duy.
Thứ hai, trong những trường hợp nhất định, thuật ngữ logic còn được hiểu
như tính quy luật, tính tất yếu của thế giới hiện thực khách quan. Chẳng hạn như,
“Logic của quá trình phát triển xã hội loài người là sự thay thế các hình thái kinh tế
tiến bộ hơn”. Với nghĩa này, logic được hiểu là tính tất yếu, quy luật khách quan.
Thuật ngữ logic học trong tiếng Việt hiện nay dùng để chỉ khoa học nghiên
cứu về các quy luật và các hình thức của tư duy trong quá trình truy tìm và chứng
minh chân lý. Cụ thể là logic học nghiên cứu các quy luật cơ bản của tư tuy như:
quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật triệt tam, quy luật túc lý và các
hình thức tư duy: khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh và bác bỏ ngụy biện. lOMoAR cPSD| 41487872 8
1.2. Phân loại logic học
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia logic học ra
nhiều loại khác nhau. Nếu căn cứ trên quá trình phản ánh của nhận thức, logic
học được chia thành hai loại: logic học hình thức và logic học biện chứng.
1.2.1. Logic học hình thức (formal logic)
Logic học hình thức là khoa học nghiên cứu về hình thức, về kết cấu của
tư duy trong quá trình nhận thức chân lý với những đặc trưng cơ bản như:
Thứ nhất, không chú trọng đến nội dung. Logic học hình thức chỉ chú trọng
đến hình thức của khái niệm, phán đoán và suy luận. Chẳng hạn, phán đoán: tất
cả người mù đều thính tai. Logic học hình thức không quan tâm đến nội dung của
các khái niệm người mù là gì, thính tai là gì, người mù đều thính tai đúng hay sai?
mà chỉ quan tâm đến các khái niệm trong phán đoán đó là chung hay riêng, khái
niệm nào đầy đủ, khái niệm nào không đầy đủ, phán đoán này là phán đoán phủ
định hay khẳng định, phán đoán chung hay phán đoán riêng…
Thứ hai, logic học hình thức là logic phản ánh thế giới trong trạng thái
tĩnh tại. Trên thực tế, không có sự vật nào đứng yên tuyệt đối. Thế nhưng, khi
phản ánh vào trong tư duy logic hình thức nó được tĩnh tại hóa, vì vậy, một
khái niệm khi đã phản ánh một đối tượng luôn luôn được đồng nhất với chính
nó. Chẳng hạn, khái niệm Dân tộc Việt Nam. Mặc dù qua nhiều thời kỳ khác
nhau, Dân tộc Việt Nam biến đổi rất nhiều, nhưng khái niệm Dân tộc Việt Nam
vẫn luôn luôn đồng nhất với chính nó, không có gì thay đổi.
1.2.2. Logic học biện chứng (dialectical logic)
Logic học biện chứng là khoa học nghiên cứu về các quy luật, các thao tác của
tư duy trong quá trình vận động và biến đổi. Logic học biện chứng vừa là học thuyết
về sự vận động phát triển của tư duy và tư duy biện chứng, vừa là lý luận về sự phát
triển lý thuyết khoa học và phong cách tư duy khoa học. Nội dung của khái niệm logic
học biện chứng được hiểu rất rộng. Nó không chỉ là khoa học về những hình thức và
quy luật vận động của tư duy, nhận thức sự vật trong tính tất yếu, trong những mối
quan hệ toàn diện, trong sự vận động mâu thuẫn của nó, mà còn là logic nghiên lOMoAR cPSD| 41487872 9
cứu của khoa học. Có thể nhận thấy logic học biện chứng với một số đặc trưng cơ bản như:
Thứ nhất, logic học biện chứng nghiên cứu các quy luật và thao tác của tư
duy trong trạng thái vận động biến đổi. Một đối tượng khi được phản ánh nó
vừa là nó lại vừa không phải là nó. Nghĩa là không gian thay đổi, thời gian thay
đổi, mối quan hệ thay đổi, sự vật đó không thể là nó trong mọi nơi mọi lúc nên
khái niệm, phán đoán, suy luận về nó cũng phải biến đổi theo.
Chẳng hạn, đối tượng A ở không gian S1, thời gian T1 thì nó là A1 nhưng
khi ở không gian S2, thời gian T2 thì nó là A2.
Thứ hai, logic học biện chứng không chỉ nghiên cứu hình thức, kết cấu
của tư duy mà còn quan tâm đến nội dung của các khái niệm, phán đoán, suy
luận. Chẳng hạn, trước suy luận “Mọi loài chim đều biết bay. Chim cánh cụt
cũng là loài chim. Vậy, chim cánh cụt biết bay”, logic học biện chứng xác định
nội dung của phán đoán “Mọi loài chim đều biết bay” là không chân thực,
phán đoán này không phù hợp với hiện thực khách quan, vì vậy, dẫn đến kết
quả suy luận này sai vì đại tiền đề là một phán đoán sai.
1.2.3. So sánh logic học hình thức và logic học biện chứng
Logic học hình thức xét mọi sự vật trong sự riêng rẽ và trạng thái tĩnh,
còn logic học biện chứng xét mọi sự vật trong mối quan hệ lẫn nhau và trong
quá trình vận động, phát triển của chúng. Logic học hình thức căn cứ trên
nguyên lý đồng nhất, logic học biện chứng căn cứ trên nguyên lý mâu thuẫn.
Một đằng xét một khía cạnh của đối tượng; còn một đằng xét đối tượng một
cách toàn diện và trong mối quan hệ với các sự kiện, hiện tượng khác. Logic
học hình thức chú trọng tới hình thức hơn là nội dung, logic học biện chứng
chú trọng tới cả hình thức lẫn nội dung. Logic học hình thức từ những khái
niệm, phán đoán, suy luận đi tới những kết luận đúng phù hợp giữa tư tưởng
với tư tưởng; logic học biện chứng xây dựng những phạm trù, những hình thức
cơ bản của tư duy, những lý thuyết khoa học phản ánh đúng thực tại biến đổi. lOMoAR cPSD| 41487872 10
Khi nhận thức cần khảo sát các sự vật, hiện tượng một cách tĩnh tại, rời rạc,
phân tích, tổng hợp chúng mà không xét chúng trong quá trình vận động, phát triển
thì logic học hình thức rất cần thiết. Tới khi nhận thức xét mọi vật, hiện tượng trong
quá trình vận động, phát triển và trong mối liên hệ lẫn nhau, những mối quan hệ nội
tại, những mâu thuẫn bên trong… thì logic học biện chứng lại đóng vai trò quan
trọng. Thực chất, đó chỉ là hai mặt, hai công đoạn, hai công cụ của quá trình nhận
thức, không thể tuyệt đối hóa công cụ này mà xem thường công cụ kia.
Lược sử về logic học
Trong lịch sử tư tưởng phương Đông, nhiều triết gia cổ đại cũng đã bàn đến
logic học. Ở Trung Quốc, các trường phái bàn đến vấn đề này có Danh gia, Mặc gia.
Thông qua những cuộc tranh luận về danh - thực, các triết gia của hai trường phái
này đã thể hiện tư tưởng logic của mình. Tuy nhiên, những tư tưởng đó chưa mang
tính chất hệ thống và chưa có phương pháp tiếp cận nên nó chưa thể xem là một khoa
học được. Ở Ấn Độ cổ đại, cũng có những trường phái nghiên cứu khá sâu sắc về
logic học. Trong đó, trường phái Nyaya đã xây dựng được những nguyên tắc về kết
cấu của suy luận, quy tắc xác định giá trị của ngũ đoạn luận… Về sau, những nguyên
tắc và quy tắc đó được các học giả Phật giáo xây dựng thành một môn học, gọi là
Nhân minh học, gần giống với môn logic học của phương Tây.
phương Tây, tư tưởng về logic học đã có từ rất sớm, song với tư cách là
một khoa học, logic học được hình thành vào thế kỷ IV TCN ở Hy Lạp cổ đại.
Aristote (384-322 trước Công nguyên) là người đã có công hệ thống hóa, chuẩn
mực hóa, nguyên tắc hóa những tư tưởng logic trước đó để chính thức xây
dựng logic học thành một khoa học thật sự. Sự hình thành và phát triển của
logic học đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử:
Vào thời cổ đại, ở Hy Lạp, logic học đã nảy sinh từ nhu cầu giải thích về sức mạnh
to lớn của lời nói, về những phương tiện giúp cho lời nói có sức thuyết phục. Việc nghiên
cứu những mối liên hệ mang tính quy luật giữa các tư tưởng trong quá trình suy luận đã
làm nảy sinh ở Hy Lạp cổ đại Logic học Aristote - hệ thống logic học được đánh giá là
tương đối hoàn thiện đầu tiên trong lịch sử. Trong tác phẩm Organon (công cụ nhận thức,
gồm 6 tập), một công trình nền tảng về logic học, Aristote lOMoAR cPSD| 41487872 11
đã phân tích sâu sắc về ba quy luật cơ bản của tư duy (quy luật đồng nhất, quy
luật phi mâu thuẫn, quy luật triệt tam), về khái niệm, phán đoán, suy luận diễn
dịch với tiền đề là phán đoán đơn (tam đoạn luận đơn), chứng minh và ngụy
biện. Như vậy, ngay từ Aristote, hệ vấn đề của logic học đã được định hình khá rõ
ràng. Những mối quan hệ giữa các phán đoán về điều kiện chân thực của chúng
vốn cho phép chuyển giá trị chân thực từ một phán đoán này sang số khác mà
không cần phải kiểm tra thực nghiệm đã là đối tượng nghiên cứu chính của khoa
học này. Việc nghiên cứu các mối quan hệ đó cho phép xây dựng lý thuyết suy luận
hình thức, là suy luận mà ở đó để nhận được kết luận xác thực hay xác suất, không
nhất thiết phải thâm nhập vào nội dung các tiền đề mà chỉ cần tuân thủ các quy tắc
đã biết do lý thuyết này xác lập. Logic học do Aristote sáng lập trong thời cổ đại
chính là logic hình thức cổ điển với ba quy luật cơ bản là quy luật đồng nhất, quy
luật cấm mâu thuẫn và quy luật bài trung.
Sau Aristote, các nhà triết học trường phái Khắc kỷ (Stoicisme 206 trước
Công nguyên) đã kế thừa và bổ sung logic mệnh đề vào hệ thống logic học của
Aristote. Cụ thể, trường phái Khắc kỷ đã đóng góp cho khoa học logic bốn
nguyên tắc suy luận với tiền đề là phán đoán phức (logic mệnh đề):
Nếu có A thì có B, mà có A, vậy có B.
Nếu có A thì có B, mà không có B, vậy không có A.
Nếu không thể tồn tại cả A và B, có A, vậy không có B. Có B, thì không có A.
Nếu A hoặc B phải tồn tại, A không tồn tại, vậy B tồn tại. Hay, B không
tồn tại, vậy A tồn tại.
Đến thế kỷ III sau Công nguyên, Gallien (218-268) bổ sung thêm một hình thức
kết cấu nữa của tam đoạn luận đơn, gọi là hình IV, hay còn gọi là hình Gallien.
Vào thời trung cổ, trong giai đoạn đầu, người ta tiếp tục phát triển logic học
của Aristote, đi sâu vào những vấn đề ngữ nghĩa và triết học. Ở giai đoạn sau,
người ta khảo sát những dạng thức và logic của các phán đoán có điều kiện1.
Theo Nguyễn Đức Dân, Giáo trình Nhập môn logic học hình thức, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2009. lOMoAR cPSD| 41487872 12
Từ thời kỳ phục hưng tới thế kỷ XIX, logic học cổ điển với ý nghĩa chứng
minh bằng phương pháp diễn dịch từ những chân lý đã có lúc này không còn đáp
ứng được những nhu cầu không ngừng của con người trong khám phá, sáng tạo,
phát minh khoa học. Để khắc phục những hạn chế của logic học cổ điển, F. Bacon
(1561-1626) với tác phẩm Novum Organum (Công cụ mới) đã đưa vào một công cụ
mới để nhận thức và khám phá thế giới, đó là suy luận quy nạp mở rộng khoa học.
Với quan niệm cho rằng, suy luận quy nạp mở rộng có phương pháp sẽ giúp con
người khởi đầu có được những giả thuyết để khám phá những cái mới trong thế
giới hiện thực, và như vậy, logic học không chỉ là công cụ để chứng minh mà còn
là công cụ của sáng tạo, khám phá, phát minh, F. Bacon đã thiết lập nên Phương
pháp ba bảng (bảng có mặt, bảng vắng mặt và bảng xác định) để xác định mối
quan hệ nhân quả trong phép quy nạp. Phương pháp ba bảng này về sau được J.
Stuart Mill (1806-1873) kế thừa và xây dựng thành Phương pháp xác định nguyên
nhân, gồm: Phương pháp tương đồng, phương pháp khác biệt, phương pháp đồng
biến và phương pháp thặng dư của phép quy nạp mở rộng khoa học.
Để phương pháp diễn dịch phong phú và có tính ứng dụng nhiều hơn, Réne
Déscartes (1596-1650), một nhà triết học, một nhà toán học giải tích và cũng là nhà
logic học ứng dụng đã bổ sung thêm Phương pháp diễn dịch toán học và trực giác diễn
dịch. Ông đã phát minh ra hình học giải tích, một môn học thuộc hình học sử dụng
những nguyên lý của đại số. Ông đưa logic vào trong ứng dụng nghiên cứu khoa học.
Tư tưởng logic ứng dụng đó được thể hiện khá đầy đủ và chi tiết trong tác phẩm nổi
tiếng của ông: Phương pháp luận (Discours de la méthode). Có thể nói, logic học hình
thức dưới thời của F. Bacon và R. Déscartes không còn thuần túy là logic học hình
thức nữa vì nó đã quan tâm đến nội dung của các thao tác trong suy luận. Vì vậy,
người ta cũng gọi logic học ở giai đoạn này là logic học ứng dụng (logique applique).
Leibniz (1646-1716) có ý định đưa logic học qua một gia đoạn mới với những
nguyên tắc như: xét những tư tưởng thành tố cơ bản cấu tạo nên tư tưởng nhân loại;
ký hiệu hóa toàn bộ khái niệm, phán đoán dưới hình thức toán học; kết hợp các ký
hiệu đơn giản thành những mệnh đề, những suy luận với những quy luật logic chặt
chẽ. Những ý tưởng về logic ký hiệu của Leibniz được nhà toán học G. Boole (1815-
1864) hiện thực hóa. Với tác phẩm Đại số của logic học, G. Boole chính là người đầu lOMoAR cPSD| 41487872 13
tiên đưa logic học thâm nhập và ứng dụng trong nhiều ngành khoa học hiện
đại như điện toán, điều khiển học, công nghệ tự động, kỹ thuật số…
Sau Boole, một loại các nhà toán học nổi tiếng đã có công trong việc phát
triển Logic toán như Frege (1848-1925), Russell (1872-1970), Whitehead (1861-
1947) v.v… làm cho logic toán có được bộ mặt như ngày nay.
Logic toán học là giai đoạn hiện đại trong sự phát triển của logic hình
thức. Về đối tượng của nó, logic toán học là logic học, còn về phương pháp thì
nó là toán học. Logic toán học có ảnh hưởng to lớn đến chính toán học hiện đại,
ngày nay nó đang phát triển theo nhiều hướng và được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như toán học, ngôn ngữ học, máy tính v.v…
Ngày nay, logic hiện đại có rất nhiều chuyên ngành hẹp như logic mờ,
logic đa trị, logic tuyến tính, logic vị từ, logic không đơn điệu, logic thời gian…
Sự phát triển đó đang làm cho logic học ngày càng thêm phong phú, mở ra những
khả năng mới trong việc ứng dụng logic học vào các ngành khoa học và đời sống.
Về logic học biện chứng, Hégel (1770-1831) là người chính thức hệ thống hóa
tư tưởng biện chứng của các nhà tiền bối như Héraclite, Parménide, Thomas
D’Aquin, I. Kant… để xây dựng nên khoa học logic biện chứng. Nếu như logic
hình thức cho rằng tư duy không thể chứa mâu thuẫn, thì logic học biện chứng
cho rằng tư tưởng đúng là tư tưởng phản ánh được mâu thuẫn của thực tại khách
quan. Thực tại khách quan luôn chứa đựng mâu thuẫn, mâu thuẫn là nguồn gốc
của sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, do đó tư tưởng phản
ánh nó cũng phải chứa đựng mâu thuẫn mới hợp lý. Tư tưởng không tiến từ cái
đồng nhất đến cái đồng nhất nữa mà phải đi từ cái chính đề (thèse) đến cái phản
đề (antithèse) và rồi trở lại cái hợp đề (synthèse). Mâu thuẫn không phải là sai lầm
của tư tưởng mà là động cơ của tư tưởng, là điều kiện của tiến bộ.
Logic học biện chứng của Hégel (1770-1831) được K. Marx (1818-1883), F.
Engels (1820-1895) và Lénine (1870-1924) kế thừa và phát triển thành khoa học về quá
trình nhận thức thế giới. Logic biện chứng không bác bỏ logic hình thức, mà chỉ vạch rõ
ranh giới của nó, coi nó như một hình thức cần thiết nhưng không đầy đủ của lOMoAR cPSD| 41487872 14
tư duy logic. Logic biện chứng của chủ nghĩa Marx không tách biệt khỏi phép
biện chứng duy vật và học thuyết về lý luận nhận thức.
Logic học với các giai đoạn trong quá trình nhận thức
Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc
của con người, từ cụ thể đến trừu tượng, từ những dấu hiệu bề ngoài đến xác
định bản chất bên trong của đối tượng, từ cảm tính đến lý tính.
Vậy nhận thức không phải là một sự sao chép đơn điệu của bộ óc đối với
hiện thực khách quan mà là một quá trình phức tạp qua nhiều mức độ: cảm
tính, so sánh, phân tích… nhận thức lý tính, đối chiếu lý tính với thực tiễn.
3.1. Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức; nó phản ánh thế
giới hiện thực vào bộ não của con người một cách trực tiếp thông qua các giác quan,
sự phản ánh đó có tính cụ thể, phong phú nhưng chưa có tính hệ thống và chưa sâu
sắc. Nhận thức cảm tính có ba hình thức cơ bản: cảm giác, tri giác và biểu tượng:
Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng,
quá trình trong thế giới hiện thực khi chúng trực tiếp tác động lên các giác quan
của con người. Mặc dù nguồn gốc của cảm giác là thế giới hiện thực khách quan,
nhưng không phải con người phản ánh một cách thụ động, sao chép thuần tuý mà
là một sự phản ánh một cách chủ động, độc lập, sáng tạo. Vì tính chất này, nên
không phải bất cứ khi nào có thế giới hiện thực khách quan là con người bắt đầu
quá trình nhận thức. Con người chỉ cảm giác khi đã có chọn lựa. Cảm giác giữ
một vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức, vì nó là khởi điểm của quá
trình nhận thức. Nếu cảm giác không chuẩn xác thì nhận thức cũng sẽ sai lầm.
Tri giác là sự phản ánh nhiều mặt, nhiều thuộc tính của đối tượng khi
chúng trực tiếp tác động vào bộ não con người thông qua các giác quan. Nhờ tri
giác, con người có một sự hiểu biết tương đối hoàn chỉnh về đối tượng nhưng
vẫn chỉ hiểu biết những tính chất sơ đẳng, bề ngoài. Mỗi chủ thể có khả năng
tri giác khác nhau. Sự khác nhau có thể do tri thức, do khả năng cảm nhận, do
tâm tư tình cảm… của mỗi người khác nhau. lOMoAR cPSD| 41487872 15
Biểu tượng là hình ảnh của đối tượng được lưu giữ lại trong não. Biểu
tượng thực chất là khâu trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính. Nhờ có biểu tượng, nhận thức con người dần dần tách khỏi đối tượng
trực tiếp để khái quát hóa đối tượng.
Chẳng hạn, khi con người gặp một động vật lạ, các giác quan con người
tập trung phản ánh con vật về hình dáng, về màu lông,… Sau khi có được
những dữ liệu của cảm giác về con vật lạ ấy, con người có thể có tri giác về con
vật đó, biết con vật đó thuộc về họ linh trưởng. Hình ảnh con vật đó sẽ được
lưu lại trong đầu, nhờ có hình ảnh đó con người so sánh với những con vật đã
biết để xác định con vật đó là con vật gì.
Đặc trưng của giai đoạn nhận thức cảm tính là trực tiếp, cụ thể, phong phú,
sống động nhưng chưa xác định được bản chất. Chẳng hạn, chiêm ngưỡng một
người đẹp, xem một con trăn gấm, nếm một ly rượu vang,... tất cả những điều đó
rất cụ thể, sống động và phong phú nhưng chưa thấu hiểu gì bản chất bên trong
của các đối tượng ấy. Vì vậy, tri thức ở giai đoạn này về đối tượng còn lờ mờ, lẫn
lộn, chưa phân biệt được rõ ràng giữa đối tượng này và đối tượng kia.
3.2. Nhận thức lý tính với tư cách là đối tượng nghiên cứu của logic học
Nhận thức lý tính hay còn gọi là tư duy trừu tượng là giai đoạn nhận thức
phản ánh đối tượng vào trong bộ não con người một cách gián tiếp, khái quát,
trừu tượng. Nhận thức lý tính là đặc trưng riêng có của con người. Nhờ có khả
năng nhận thức lý tính, con người có được tri thức hoàn chỉnh về đối tượng. Nhận
thức lý tính cũng có ba hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán, và suy luận.
Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng, nó phản ánh những
thuộc tính bản chất của một đối tượng. Sau giai đoạn nhận thức cảm tính, con người
còn có một giai đoạn trung gian với các thao tác như ghi nhớ, liên tưởng, so sánh,
phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa để đi đến thành lập khái niệm. Có
thể nói đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng; vì hầu hết mọi người đều có nhận thức
cảm tính, thế nhưng không phải ai cũng có khả năng tạo khái niệm. Vì vậy, trong
nghiên cứu, giai đoạn trung gian cực kỳ quan trọng. Nếu không có giai đoạn trung
gian, chúng ta thuần tuý chỉ có tri thức cảm tính về đối tượng. Ví dụ, sau khi cảm lOMoAR cPSD| 41487872 16
giác, tri giác, biểu tượng một đối tượng có hình thù mình nhỏ như con giun đất, da trơn
như da rắn, đầu như đầu rắn… con người phải chú ý, ghi nhớ hình ảnh đối tượng, liên
tưởng so sánh với các đối tượng khác để đặt cho đối tượng đó và các đối tượng cùng loài
một khái niệm: rắn giun. Khái niệm rắn giun là kết quả của quá trình nhận thức cảm
tính và quá trình thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, trừu tượng hóa và khái quát hóa.
Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh có hay không có tình
trạng xác định nào đó ở sự vật, hiện tượng. Phán đoán giúp con người liên kết các
thuật ngữ lại với nhau để xác định tính chất của đối tượng. Chẳng hạn, từ hai khái
niệm: rắn giun, động vật có nọc độc, cần thêm một hệ từ là nữa, chúng ta sẽ có được
phán đoán về một tính chất của rắn giun là: rắn giun là động vật có nọc độc.
Suy luận là hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh mối liên hệ giữa các
phán đoán. Suy luận giúp con người chứng minh, phát hiện một cái mới được rút
ra từ những phán đoán đã biết trước đó. Chẳng hạn, từ các phán đoán đã biết:
Mọi dạng vật chất đều vận động. Plasma là một dạng vật chất. Tất yếu ta rút ra
được một phán đoán mới: Plasma cũng vận động. Hay, từ các phán đoán: Ông A
bị nhiễm chất độc da cam và sau đó sinh con bị dị dạng. Ông B bị nhiễm chất độc
da cam và sau đó sinh con bị dị dạng. Ông C bị nhiễm chất độc da cam và sau đó
sinh con bị dị dạng… Từ các phán đoán đã biết ấy, có thể rút ra một phán đoán
mới: Mọi người bị nhiễm chất độc da cam sinh con ra sẽ có thể bị dị dạng.
Trên cơ sở các suy luận, người ta xây dựng, thiết lập các hệ thống lý
thuyết, các học thuyết về tự nhiên, về xã hội, về con người… Chúng ta gọi đó là
tri thức của con người.
Đặc trưng của nhận thức lý tính là: gián tiếp, trừu tượng, khái quát, bản
chất, tương đối và gắn liền với ngôn ngữ.
mức độ nhận thức cảm tính, con người phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng
bằng giác quan của mình, trên cơ sở đó ta có hình ảnh cảm tính về sự vật hiện tượng.
Đến nhận thức lý tính, con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả
năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Vì nhận thức lý tính là nhận thức đối tượng lOMoAR cPSD| 41487872 17
thông qua hệ thống ký hiệu về đối tượng và dựa trên những quy luật logic nhất
định chứ không trực tiếp căn cứ trên sự tác động của các giác quan.
Tư duy có tính chất trừu tượng và khái quát. Trong thế giới sự vật cụ thể vô cùng
phong phú các thuộc tính, con người phải trừu tượng hóa đối tượng, chỉ quan tâm
đến những thuộc tính cơ bản của đối tượng và khái quát hóa những thuộc tính cơ bản
đó vào trong một khái niệm để chỉ một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng. Do vậy,
tư duy trừu tượng có tính chất sâu sắc, bản chất, giúp con người đi sâu vào bản chất
của đối tượng, xác định được những đặc trưng và quy luật vận động của đối tượng,
giúp con người trao đổi thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp với người khác.
Tư duy trừu tượng có tính chất tương đối. Vì tư duy trừu tượng càng ngày càng
đi xa đối tượng cụ thể, nên tư duy con người có thể đúng nhưng cũng có thể sai lầm:
có thể sai lầm trong quá trình phản ánh, cũng có thể sai lầm trong quá trình thao tác.
Chính vì tư duy trừu tượng có tính tương đối, nên con người không thể xem tư
duy trừu tượng là mục đích, là tri thức chân lý; mà phải lấy thực tiễn làm tiêu
chí để đánh giá tư duy lý luận. Nếu thực tiễn kiểm nghiệm đúng, tức là tri thức
phù hợp với hiện thực khách quan. Khi đó, tri thức trở thành chân lý.
Sở dĩ tư duy mang tính gián tiếp, tính trừu tượng, khái quát, bản chất và tương đối
vì nó gắn chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu
không có ngôn ngữ, các quá trình tư duy của con người không diễn ra được đồng thời
sản phẩm của tư duy cũng không được người khác tiếp nhận. Đây là một đặc điểm khác
biệt giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Tâm lý hành động bao giờ cũng dừng lại ở tư
duy hành động trực quan, không có khả năng vượt qua khỏi phạm
đó. Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng. Tư duy không thể
tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả
của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt kết quả của tư duy, do
đó có thể khách quan hóa kết quả của tư duy người khác cũng như cho chính bản thân
chủ thể tư duy. Và ngược lại, bất kỳ ý nghĩ, tư tưởng nào cũng đều nảy sinh phát triển
gắn liền với ngôn ngữ. Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là sản phẩm của chuỗi âm
thanh vô nghĩa. Tuy nhiên ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện
của tư duy. Đó là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức. lOMoAR cPSD| 41487872 18
Ví dụ như trong quá trình tư duy giải bài tập toán thì phải sử dụng các công
thức, ký hiệu, khái niệm được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ, nếu không có ngôn
ngữ thì chính bản thân người đang tư duy cũng không thể giải được bài tập.
Tóm lại, logic học không nghiên cứu giai đoạn nhận thức cảm tính, không
nghiên cứu giai đoạn kiểm nghiệm của thực tiễn mà chỉ nghiên cứu các thao
tác và các quy luật của giai đoạn tư duy trừu tượng. Logic học có vai trò giúp
nhận thức phản ánh đối tượng chính xác hơn, giúp nhận thức tránh được
những thao tác sai lầm trong quá trình chứng minh chân lý.
4. Ý nghĩa của logic học
4.1. Ý nghĩa khoa học
Trải qua hơn hai nghìn năm, từ thời Aristote đến nay, logic hình thức đã là công
cụ đắc lực góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau. Nó cũng là
công cụ nhận thức, tư duy hợp lý trong mọi mặt của đời sống con người. Ngày nay,
giai đoạn mà con người đang có tham vọng dùng máy móc để từng bước tự động
hóa các hoạt động trí tuệ của chính mình, logic không chỉ là công cụ để nghiên cứu
mà bản thân nó cũng trở thành đối tượng nghiên cứu. Từ đó, nhiều vấn đề mới
nảy sinh mà việc nghiên cứu chúng chắc chắn sẽ đưa đến những hiểu biết phong
phú hơn về hoạt động tư duy và nhận thức của con người.
Logic hình thức là công cụ của tư duy trừu tượng, do đó, cũng là công cụ quan
trọng của mọi nhận thức khoa học. Hệ thống các quy luật của logic hình thức được sử
dụng suốt hơn hai nghìn năm đến nay vẫn giữ nguyên hiệu lực và khẳng định giá trị
tự thân của nó. Nhờ việc tách khỏi nội dung cụ thể của tư duy, logic hình thức áp dụng
rộng rãi các phương pháp hình thức vào nghiên cứu tư duy, xây dựng các lý thuyết
suy luận, chứng minh logic... Tuy logic hình thức có giới hạn sử dụng của mình và
không phải thích hợp để ứng dụng trong mọi trường hợp song nó thực sự là một công
cụ đắc lực của tư duy để phát triển khoa học. Nếu hạ thấp giá trị của logic hình thức,
vi phạm các quy luật và quy tắc của nó, ta sẽ tự mình đánh mất đi một trong những
chìa khóa để đi tới chân lý. Việc hiểu biết và áp dụng logic hình thức có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong khoa học và đời sống xã hội. lOMoAR cPSD| 41487872 19
Hình thức biểu hiện bên ngoài của tư duy là ngôn ngữ. Trong logic hình thức cổ
điển thì đó là ngôn ngữ tự nhiên. Nếu ta dùng ngôn ngữ tự nhiên mà thiếu hiểu biết về
logic hình thức thì sẽ dễ sa vào lập luận và nhận thức sai lầm. Trong lĩnh vực khoa
học tự nhiên, ngôn ngữ toán học và logic toán đã hoàn toàn ngự trị, song chúng cũng
có những hạn chế riêng, không có khả năng bao quát hết mọi lĩnh vực khoa học và
đời sống xã hội. Ngôn ngữ tự nhiên của logic truyền thống do phản ánh trực tiếp thế
giới khách quan nên có khả năng tác động trực tiếp đến thế giới quan, từ đó tác động
đến nhân sinh quan và lối sống của con người. Bởi thế logic hình thức cổ điển với
ngôn ngữ tự nhiên chiếm một vị trí rất quan trọng trong nhận thức khoa học và thực
tiễn đời sống mà các ngôn ngữ đặc thù khác khó mà thay thế được. Mặt khác, để phổ
biến các kết quả khoa học mới từ một lĩnh vực này sang một lĩnh vực khác hay vào
đời sống xã hội, các nhà khoa học phải làm nhiệm vụ chuyển đổi các kết quả từ ngôn
ngữ chuyên môn sang ngôn ngữ tự nhiên. Điều này không chỉ đòi hỏi họ phải hiểu biết
sâu sắc chuyên môn của mình mà còn phải nắm vững các kiến thức của logic hình
thức và vận dụng chúng một cách nhuần nhuyễn.
Đặc trưng cơ bản của tư duy logic là tính chặt chẽ và tính chính xác. Tính chính
xác phản ánh đúng đắn những đặc điểm bản chất của các đối tượng vào trong các dấu
hiệu cơ bản của khái niệm, là sự xác định được giá trị của tư tưởng ở trong phán đoán,
suy luận, bác bỏ, chứng minh. Tính chính xác của tư duy logic đòi hỏi phải có sự
lập luận rõ ràng, ràng mạch, khúc chiết để hiểu đúng nội dung mà tư duy phản
ánh. Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu logic học giúp chúng ta thiết lập, sử
dụng chính xác khái niệm, phán đoán, suy luận; chứng minh một cách mạch
lạc và hợp lý. Từ đó giúp chúng ta nâng cao hiệu quả trong quá trình tư duy,
giao tiếp, trình bày tư tưởng của mình chặt chẽ, nhất quán hơn. Logic học giúp
chúng ta phân biệt được đâu là lập luận đúng, đâu là lập luận sai; đồng thời
giúp phát hiện lập luận ngụy biện của những người cố tình đánh tráo vấn đề.
Logic học là khoa học đặc biệt. Nếu trong các khoa học tự nhiên và xã hội, tư
duy chỉ là phương tiện nhận thức hiện thực, thì trong logic học, nó lại là mục đích
trực tiếp của nhận thức. Vì thế, trong khi vạch ra những tính quy luật của tư duy như
là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất cùng với tự nhiên và xã hội,
thì khoa học này góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học lOMoAR cPSD| 41487872 20
là quan hệ tư duy với tồn tại. Theo nghĩa đó, logic học có ý nghĩa như thế giới quan khoa học.
Cũng như mọi học thuyết nói chung, lý thuyết logic, trong khi là kết quả của nhận
thức trước đó về khách thể của mình, trở thành phương tiện, và do vậy, trở thành
phương pháp của việc tiếp tục nhận thức nó. Logic học đảm bảo cho khoa học phương
pháp nhận thức xác định với tư cách là một lý thuyết rộng nghiên cứu quá trình tư duy
biểu hiện trong mọi khoa học. Điều này không chỉ đúng đối với logic học hình thức truyền
thống, có trọng tâm là lý thuyết suy luận và chứng minh, cung cấp cho
các khoa học phương pháp để thu được tri thức lý luận, mà còn đúng với logic
toán đang vạch thảo ra những phương pháp toán riêng ngày càng mới hơn để
giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Điều này càng đặc biệt đúng hơn với logic
biện chứng, mà những đòi hỏi của nó, về thực chất, là những yêu cầu của phương
pháp biện chứng đang được nhiều khoa học sử dụng. Như vậy, tri thức logic học
đóng vai trò là cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Không chỉ là cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học, tri thức logic
học còn là cơ sở phương pháp luận trong chuyên môn nghiệp vụ. Nắm vững tri thức
logic học, con người có thể rút ngắn quá trình nghiên cứu, tiếp cận và giải quyết vấn
đề trong cuộc sống. Với tri thức logic học, con người có thể đạt được mục đích
nhanh nhất, hiệu quả tối ưu nhất, nhưng lại ít tốn kém nhất. Logic học trang bị cho
con người phương pháp suy luận logic, một mặt, nó được dùng như là phương thức
nhận thức quá khứ, những điều đã xảy ra và đã không còn có thể quan sát trực tiếp
được nữa. Mặt khác, suy luận logic cũng càng quan trọng hơn để hiểu tương lai, dự
báo, phỏng đoán về những điều vốn dĩ chưa xảy ra trên cơ sở của những kết luận
xác định về quá khứ và hiện tại. Suy luận logic giúp cho con người nhận được những
tri thức mới một cách trung gian từ những tri thức đã biết dựa trên cơ sở logic nhất
định để rút ra những tri thức mới đáng tin cậy. Với việc cung cấp cho con người
những nguyên tắc, phương pháp nhằm có được suy luận đúng đắn, logic học có vai
trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực của đời sống xã hội. lOMoAR cPSD| 41487872 21
Trong thực tiễn chính trị, luật pháp, logic học đã chứng tỏ sự cần thiết đối với các
nhà hoạt động trong lĩnh vực chính trị, lập pháp và hành pháp, đặc biệt trong thời kỳ hội
nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Ở lĩnh vực này, trình độ tư duy bằng
khái niệm đối với các vấn đề liên quan đến chính trị, pháp luật thể hiện trước hết
yêu cầu phải nhận thức đúng bản chất của vấn đề cần khái quát, đưa ra những khái
niệm chuẩn xác và đúng đắn cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đang đặt ra và đòi
hỏi được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật. Việc vi phạm các quy tắc logic của một
thao tác khái niệm như thao tác định nghĩa khái niệm, phân chia khái niệm, chuyển dịch
khái niệm có thể dẫn đến việc thực hiện và áp dụng luật pháp thiếu chuẩn
xác, thậm chí dẫn tới nhiều hệ lụy xã hội. Logic hình thức truyền thống giúp các
nhà lập pháp soạn thảo các văn bản hành chính, chính trị, luật pháp vừa có tính
khái quát cao vừa đảm bảo tính đúng đắn, chính xác, rõ ràng cụ thể, dễ hiểu.
Trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng hình sự, logic học
có ý nghĩa quan trọng và cần thiết hơn hết. Bởi lẽ, tố tụng hình sự hay quá trình giải
quyết vụ án hình sự thường phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như: khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, do ba cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là: cơ quan
Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Ở bất cứ một giai đoạn nào của quá trình giải quyết
vụ án hình sự cũng đều cần sử dụng đến phán đoán, suy luận logic để đưa ra những
kết luận đúng đắn, kịp thời trên cơ sở tiền đề là những căn cứ pháp lý do luật định và
những chứng cứ, bằng chứng dấu vết, hành vi phạm tội được thu thập một cách cẩn
thận, xác thực trong quá trình điều tra, phá án. Logic học trang bị cách thức, phương
pháp, tư duy logic chặt chẽ, có cơ sở cho những người thi hành nhiệm vụ, giúp phục
vụ cho công tác điều tra, xét hỏi, tố tụng đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong lĩnh vực y học, logic học cung cấp phương pháp suy luận đúng đắn, giúp
cho các chuyên gia, các y, bác sĩ đưa ra những lập luận chặt chẽ, làm tăng hiệu quả và
tính chính xác trong chẩn đoán, tiên lượng, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Việc nắm
vững các thao tác, các quy tắc, quy luật của tư duy logic còn giúp cho các nhà quản lý
hay các cán bộ y tế nhanh chóng xác định được vấn đề ưu tiên can thiệp cũng như
phân tích các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để có
thể cải thiện vấn đề đó. Đây là bước rất quan trọng quyết định việc thành công của
chiến lược can thiệp trong quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe. Trong lĩnh lOMoAR cPSD| 41487872 22
vực giáo dục, việc nghiên cứu logic hình thức sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động học tập
và nghiên cứu khoa học, hình thành con đường tìm kiếm những tri thức khoa học mới,
tạo ra cách thức sử dụng các khái niệm, thuật ngữ giúp diễn đạt nội dung tư tưởng rõ
ràng; xây dựng phương pháp trình bày vấn đề khúc chiết, mạch lạc; tăng hiệu quả
thuyết phục của thông tin truyền đạt. Đối với giáo viên, logic học giúp họ có cơ sở lý
luận và phương pháp hữu hiệu để phân tích chương trình của môn học mà mình
giảng dạy; tìm ra mối liên hệ và quan hệ logic giữa các khái niệm, phạm trù, quy luật
của môn học ấy. Từ đó, người dạy có thể sử dụng các thủ thuật, phương pháp sư
phạm phù hợp nhằm hướng dẫn người học lĩnh hội tri thức tối ưu, nâng cao tư duy
logic, hình thành kỹ năng tư duy và phương pháp luận chứng khoa học cho người
học, đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người
mới của đất nước hiện nay. Đối với người học, logic học đóng một vai trò quan trọng
và cần thiết bởi nó giúp phát triển tư duy logic của người học, tạo nền tảng cho việc
phát triển não bộ toàn diện, tăng khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một
cách hiệu quả. Điều này giúp cho việc học trở nên dễ dàng, thoải mái, chủ động hơn.
Trong công tác nghiên cứu khoa học (đặc biệt là khoa học xã hội), logic hình
thức góp phần điều chỉnh tư duy, nhận thức, tìm ra con đường đúng đắn đi tới chân
lý, phát hiện và loại trừ sai lầm trong tư duy lý luận. Người nghiên cứu khoa học, một
mặt, phải rút ra kết luận khoa học trên cơ sở của các tri thức chân thực đã biết theo
các quy luật và quy tắc của tư duy. Mặt khác, phải dùng thực tiễn để kiểm nghiệm lại
lý luận. Hai mặt lý luận và thực tiễn phải gắn kết chặt chẽ với nhau. Bởi vậy, muốn
đạt kết quả cao trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn thì trước hết phải
nắm vững logic hình thức. Điều này sẽ giúp chúng ta xây dựng được thói quen tư duy
chính xác và năng lực phân tích một cách logic những vấn đề do thực tiễn đặt ra.Trong
cuộc sống hằng ngày, bất cứ ai cũng phải tư duy, phải trao đổi thông tin với người
khác, phải nhận thức về thế giới hiện thực khách quan như một nhu cầu tất yếu để tồn
tại và phát triển. Rèn luyện và phát triển tư duy logic là điều kiện cần thiết cho tất cả mọi
người. Áp dụng nó trong cuộc sống giao tiếp thường ngày có thể giúp ta soi sáng tư duy
của mình, phát hiện ra những thiếu sót và hạn chế của lối tư duy tự phát; tạo thói quen suy
nghĩ, lập luận chặt chẽ, có hệ thống, không mâu thuẫn, rõ ràng, mạch
lạc và có cơ sở, góp phần nâng cao trình độ tư duy logic để có thể đạt tới những tri lOMoAR cPSD| 41487872 23
thức chính xác, khách quan và khoa học. Logic hình thức truyền thống trang bị cho
chúng ta công cụ nhận thức, đáp ứng những nhu cầu thiết thực của cuộc sống con người. CÂU HỎI ÔN TẬP
Đối tượng của logic học là gì?
Phân biệt logic học hình thức và logic học biện chứng.
Trình bày khái quát các giai đoạn của quá trình nhận thức.
Phân tích các đặc điểm của tư duy trừu tượng.
Trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của logic học.
Người sáng lập ra môn logic học hình thức là ai?
Người sáng lập ra môn logic học biện chứng là ai?
Ý nghĩa của logic học là gì? lOMoAR cPSD| 41487872 24 Chương 2
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
Quy luật là những mối liên hệ có tính tất yếu, cơ bản, phổ biến, lặp đi lặp lại
giữa các sự vật hiện tượng. Căn cứ vào phạm vi tác động, quy luật được phân chia
thành: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy. Quy luật của tư duy hay
quy luật logic là quy luật chi phối sự vận động, phát triển của quá trình tư duy, tức là
những mối liên hệ tất yếu, phổ biến giữa các hình thức của tư duy trong quá trình
phản ánh thế giới hiện thực. Quy luật logic nào chi phối toàn bộ quá trình tư duy
được gọi là quy luật logic cơ bản, còn quy luật logic nào chỉ chi phối một lĩnh vực,
một bộ phận của quá trình tư duy được gọi là các quy luật logic không cơ bản.
Khác với logic học biện chứng, logic học hình thức khi xem xét tư duy, nó không
xem xét, không để ý đến các khía cạnh như đối tượng phản ánh, nội dung phản ánh của
nó, cũng như hình thức ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng, mà chỉ tập trung sự chú
đến “cấu tạo logic” của tư tưởng. Tức là chú ý tới phương thức liên kết, phương
thức tổ chức các bộ phận cấu thành nội dung tư tưởng đã định hình trong tư duy để
tạo nên một ánh phản xác định về đối tượng ở một phẩm chất nhất định, mà ta có thể
đánh giá được là ánh phản đó là chân thực hay giả dối.
Trong logic học hình thức, có bốn quy luật cơ bản đó là quy luật đồng nhất,
quy luật phi mâu thuẫn, quy luật triệt tam, và quy luật túc lý hay lý do đầy đủ.
Ngoài ra logic học hình thức còn có rất nhiều các quy luật logic không cơ bản
khác, đó là các quy tắc, các công thức… chi phối một bộ phận này hay một bộ
phận khác của các hình thức cơ bản của tư duy.
1. Quy luật đồng nhất
1.1. Định nghĩa và ký hiệu
Quy luật đồng nhất là quy luật của tư duy logic hình thức, khẳng định rằng một
khái niệm, một phán đoán khi phản ánh đối tượng vào trong tư tưởng thì luôn luôn
đồng nhất với chính nó. Nói cách khác, lập luận hợp logic là lập luận luôn đồng
nhất khái niệm, phán đoán, tư tưởng trong quá trình tư duy. lOMoAR cPSD| 41487872 25
Quy luật đồng nhất phản ánh tính đứng im tương đối của thế giới hiện
thực. Một đối tượng trong một không gian, thời gian nhất định, không thể vừa
là nó lại không phải là nó. Nhờ tính đứng im tương đối đó mà con người phân
biệt được đối tượng này với đối tượng kia.
Ký hiệu: P = P (Đọc là: P đồng nhất với P)
1.2. Yêu cầu của quy luật đồng nhất
Một thuật ngữ trong một lập luận nhất định phải được xác định rõ ràng
và chỉ được sử dụng một khái niệm (một nghĩa) duy nhất.
Nếu trong lập luận, thuật ngữ được sử dụng khi nghĩa này, khi nghĩa
khác thì tư duy không nhất quán. Vi phạm yêu cầu này của quy luật đồng
nhất, trong logic gọi là đánh tráo khái niệm.
Ví dụ: Một anh chàng mượn của chủ quán một cái vạc (chảo nấu cơm). Khi ông
chủ quán đòi, anh ta mang đến hai con cò. Chủ quán bảo: anh mượn của tôi vạc tại
sao lại mang cò đến trả? Anh chàng liền nói: tôi mượn của ông một vạc mà tôi trả đến
hai cò thì hời quá chứ còn gì nữa! Chủ quán ngạc nhiên bảo nhưng mà vạc của tôi là
vạc đồng cơ mà! Anh chàng liền đáp: thì cò tôi cũng là cò đồng chứ sao!
Khi thông tin hoặc trao đổi một chủ đề thì phải làm rõ và thống nhất về
khái niệm, ký hiệu, đơn vị, thuật ngữ…
Nếu không thống nhất khái niệm thì sẽ xảy ra tình trạng “ông nói gà bà nói
vịt”, hoặc trình bày một vấn đề nhưng người nghe không nắm được thông tin.
Ví dụ: Thông tin đại chúng thường vẫn đưa tin: giá vàng trên thế giới là
1900 dollars/ounce và vàng trong nước là 12 triệu một lượng.
Hai phán đoán, hai tư tưởng đồng nhất thì không được xem là khác biệt.
Trong thực tế có những phán đoán về mặt hình thức dường như khác nhau;
nhưng thực chất chúng đồng nhất. Do đó, chúng không được xem là khác biệt.
Hai khái niệm, hai phán đoán khác biệt không được xem là đồng nhất.
Có những từ, những câu xem qua thì đồng nhất với nhau nhưng thực chất
là khác biệt. Vì vậy không được cố tình hoặc vô ý đồng nhất chúng. lOMoAR cPSD| 41487872 26
Tư tưởng tái tạo phải đồng nhất với tư tưởng ban đầu.
Khi nhắc lại, tường thuật lại, hay dịch lại phải tái tạo đúng tư tưởng ban
đầu; không được thêm, bớt, xuyên tạc tư tưởng gốc.
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh quy định: Không được chỉ mặc quần lót ở
nơi công cộng. Báo Tuổi trẻ (ngày 25 tháng 3 năm 2006) đưa tin rằng TP.HCM
có quy định: Không được mặc quần lót nơi công cộng.
1.3. Ý nghĩa của quy luật đồng nhất
Quy luật đồng nhất biểu thị tính xác định, rõ ràng, rành mạch của tư duy.
Nghiên cứu và nắm vững quy luật đồng nhất giúp tư duy chúng ta mạch lạc,
chính xác, nhất quán; biết tự giác hơn khi chọn từ, xác định khái niệm... trong
quá trình lập luận. Để tránh vi phạm luật đồng nhất, trong khoa học cần phải
định nghĩa, chú thích rõ ràng các khái niệm, các thuật ngữ, các ký hiệu. Nghiên
cứu và nắm vững quy luật đồng nhất giúp chúng ta phát hiện ra sự ngụy biện,
thủ thuật vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất.
Vận dụng quy luật đồng nhất có thể tạo ra những câu chuyện cười hóm
hỉnh bằng cách cho nhân vật vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất một
cách ngây thơ; hoặc tạo tình huống để người đọc, người nghe, người xem tự vi
phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất.
2. Quy luật phi mâu thuẫn
2.1. Định nghĩa và ký hiệu
Định nghĩa: Quy luật phi mâu thuẫn là quy luật của tư duy logic hình
thức thể hiện rằng trong một lập luận nhất định, không thể tồn tại hai phán
đoán, hai tư tưởng trực tiếp hoặc gián tiếp loại trừ nhau. Hay nói cách khác,
trong cùng một đối tượng, trong cùng một không gian, thời gian, với cùng một
quan hệ xác định, hai tư tưởng trái ngược không thể cùng đúng.
Quy luật phi mâu thuẫn phản ánh hiện thực khách quan là: trong một không
gian nhất định, một thời gian cụ thể, với cùng một quan hệ xác định, một đối
tượng không thể chứa hai thuộc tính đối lập nhau hoặc mâu thuẫn nhau. lOMoAR cPSD| 41487872 27
Ví dụ: Trong một không gian, thời gian nhất định, trong một mối quan hệ
nhất định thì: Một quan chức không thể vừa thanh liêm vừa tham nhũng, một
vật không thể vừa sống lại vừa chết, một sinh viên không thể vừa học logic vừa
không học logic… Tư duy con người phản ánh hiện thực ấy nên tư duy hợp
logic là tư duy không chứa mâu thuẫn. Ký hiệu: (P Ʌ P)
(Không thể vừa P lại vừa không P)
2.2. Phân biệt khái niệm mâu thuẫn hình thức và mâu thuẫn biện chứng
Thuật ngữ mâu thuẫn mà phép biện chứng sử dụng là mâu thuẫn biện
chứng (dialectical contradictions): mâu thuẫn của các mặt đối lập cùng thống
nhất, cùng tồn tại và chuyển hóa cho nhau. Mâu thuẫn biện chứng được xem là
nguồn gốc của sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.
Thuật ngữ mâu thuẫn mà logic hình thức sử dụng là mâu thuẫn của tư
duy, của lập luận (logical contradictions). Mâu thuẫn đó thể hiện tư duy lủng
củng, thiếu nhất quán mà dân gian gọi là tiền hậu bất nhất, dấu đầu hở đuôi.
2.3. Yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn
Trong tư duy lập luận không được chứa mâu thuẫn trực tiếp: lập luận
không được có hai phán đoán trực tiếp loại trừ nhau; không thể khẳng định
một vấn đề rồi lại phủ định ngay chính vấn đề đó.
Ví dụ 1: Ai cũng khen anh đẹp trai, chỉ xấu mỗi cái mặt.
Ví dụ 2: Tôi thích sạch sẽ nhưng không thích tắm.
Trong tư duy không được chứa mâu thuẫn gián tiếp: không được khẳng
định hoặc phủ định một vấn đề rồi lại phủ định hoặc khẳng định hệ quả của nó. Ví dụ 1:
Một người tới dự buổi họp mặt cuối năm, mọi người mời anh ta:
Anh dùng một ly nhé?
Không, tôi phải lái xe. lOMoAR cPSD| 41487872 28
Vậy sao anh không để xe ở nhà?
Lúc đầu tôi cũng tính vậy, nhưng sợ tới trễ chẳng còn gì mà uống nữa.
Ví dụ 2: Nhà nọ tuy giàu nứt đố đổ vách nhưng bà mẹ luôn mồm dặn con
trai: “Có ai hỏi thì con cứ nói là nhà ta nghèo lắm nhé!”. Vâng lời mẹ, hôm cô giáo
bảo kể về gia đình mình, cậu bé khiêm tốn viết: “Nhà em nghèo lắm: bố em
nghèo, mẹ em nghèo, cả những người hầu hạ nhà em cũng rất nghèo…”.
2.4. Ý nghĩa của quy luật phi mâu thuẫn
Nắm vững quy luật phi mâu thuẫn giúp tư duy, lập luận vững chắc, sắc
sảo, rành mạch; đồng thời giúp phát hiện những lập luận ngụy biện.
3. Quy luật triệt tam
Quy luật triệt tam còn được gọi là quy luật bài trung hay quy luật loại trừ cái thứ ba.
3.1. Định nghĩa và ký hiệu
Định nghĩa: Quy luật triệt tam là quy luật của tư duy logic hình thức phản
ánh tính xác định của tư duy, khi có một phán đoán về một đối tượng nhất định
thì chỉ có thể hoặc đúng hoặc sai chứ không có một khả năng thứ ba nào khác. Ký hiệu: P V P (P hoặc không P)
3.2. Yêu cầu của quy luật triệt tam
Khi có hai phán đoán về cùng một đối tượng mâu thuẫn nhau trong một không
gian nhất định, thời gian cụ thể và mối quan hệ nhất định thì chỉ được phép xác định
một phán đoán đúng và phán đoán còn lại là sai mà không có trường hợp thứ ba.
Khi trình bày tư tưởng phải thể hiện quan điểm rõ ràng là khẳng định
hay phủ định, là đồng ý hay không đồng ý, là ủng hộ hay phản đối... lOMoAR cPSD| 41487872 29
3.3. Ý nghĩa của quy luật triệt tam
Nghiên cứu, nắm vững và tuân thủ các yêu cầu của quy luật triệt tam
giúp tư duy rành mạch; thể hiện rõ chính kiến của bản thân, tránh cách nói,
cách lập luận ba phải, vô trách nhiệm.
Vận dụng quy luật triệt tam giúp chúng ta có được phương pháp chứng
minh gián tiếp (chứng minh phản chứng). Chẳng hạn, khi có một luận đề cần
chứng minh, ta thiếu căn cứ để chứng minh tính đúng đắn của luận đề đó
nhưng ta lại đủ căn cứ để bác bỏ phản đề. Trên cơ sở khẳng định phản đề sai,
theo quy luật triệt tam, ta có thể rút ra tính đúng đắn của luận đề.
Ví dụ: Chứng minh hai đường thẳng song song với một đường thẳng thứ
ba thì chúng song song với nhau. Giả thiết hai đường thẳng cắt nhau, chúng sẽ
tạo thành một tam giác có hai góc vuông, điều này là vô lý. Vậy ta suy ra được
điều cần chứng minh là đúng. 4. Quy luật túc lý
Quy luật túc lý còn được gọi là quy luật lý do đầy đủ.
4.1. Định nghĩa và ký hiệu
Quy luật túc lý khẳng định rằng tư duy hợp logic là tư duy có đầy đủ chứng lý.
Quy luật này phản ánh bất cứ cái gì tồn tại trong thế giới hiện thực đều có
nguyên nhân của nó.
4.2. Yêu cầu của quy luật túc lý
Khi khẳng định một luận điểm nào thì phải xác định được cơ sở tồn tại và
nguyên nhân của nó.
Ví dụ: Nếu có chung chủ từ và thuộc từ, phán đoán A (khẳng định toàn thể) đúng
thì phán đoán O (phủ định bộ phận) sai, vì đó là hai phán đoán mâu thuẫn nhau1.
Khi phủ định một luận điểm phải phủ định được cơ sở tồn tại của nó.
Xem ở chương 4 trong giáo trình này, phần nói về phán đoán đơn. lOMoAR cPSD| 41487872 30
Ví dụ: A nói: Hôm nay trời nóng quá. B phản bác: Nhiệt độ ngoài trời
đang có 20 độ C mà nóng gì.
đây, B đã phủ định luận điểm “trời nóng” của A bằng việc đưa ra luận
cứ xác thực là nhiệt độ ngoài trời.
4.3. Ý nghĩa của quy luật túc lý
Nghiên cứu và nắm vững quy luật túc lý giúp tư duy có căn cứ, nâng cao
tính thuyết phục cho lập luận; đồng thời phát hiện ra những luận điểm sai trái,
vô căn cứ, ngụy biện. CÂU HỎI ÔN TẬP
Quy luật của tư duy là gì?
Trình bày nội dung, viết công thức và các yêu cầu của quy luật đồng nhất.
Tìm các ví dụ về việc tư duy vi phạm quy luật này.
Trình bày nội dung, viết công thức và nêu các yêu cầu của quy luật phi mâu
thuẫn. Tìm các ví dụ về việc tư duy vi phạm quy luật này.
Trình bày nội dung, viết công thức và nêu các yêu cầu của quy luật triệt
tam. Tìm các ví dụ về việc tư duy vi phạm quy luật này.
Trình bày cơ sở khách quan, phát biểu nội dung và nêu các yêu cầu của
quy luật túc lý. Tìm các ví dụ về việc tư duy vi phạm quy luật này.
Phân tích các mẩu chuyện sau đây để chỉ ra quy luật tư duy đã bị vi
phạm: a. Trong giờ địa lý, thầy giáo gọi Hà:
Em hãy chỉ đâu là châu Mỹ?
Thưa thầy, đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.
Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Nam hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?
Thưa thầy, là bạn Hà ạ.
Vào một ngày đẹp trời, chàng rủ nàng đi dạo trên chiếc xe đạp của mình.
Trăng thanh, gió mát, và phong cảnh lãng mạn, nàng ngồi e ấp sau lưng chàng. Đến lOMoAR cPSD| 41487872 31
đoạn xuống dốc, xe lăn bánh rất nhanh. Phía trước có một quán kem hấp dẫn,
bỗng dưng chàng phanh xe kêu “két” dừng lại ngay trước cửa quán kem, quay
lại chàng hỏi nàng: “ăn không?”. Nàng e lệ nhẹ nhàng đáp lại: “Dạ, có”. Nói
đoạn chàng phóng xe tiếp và nói: “Anh mới thay phanh xe đấy!”
c. Bài đăng trên tạp chí “Hạnh phúc gia đình” có đoạn viết: “Bên cạnh
chuyện phân biệt giàu nghèo, môn đăng hậu đối thì vấn đề hợp tuổi hợp mạng
hay không đã làm dang dở bao mối tình đẹp như thơ. Tuy nhiên, cũng có nhiều
cuộc hôn nhân xuôi chèo mát mái nhờ xem tông, xem tuổi kỹ lưỡng.”
Anh chồng đi làm về, đón con xong là vào phòng chơi game. Cô vợ bực mình
quát: “Lúc nào cũng game! Đến bao giờ ông mới nhận ra nó không phải con ông
hả?!”. Anh chồng nghe thế, đập tan bàn phím, gào ầm lên: “Khốn khiếp! Tôi
đã nghi ngờ lâu rồi mà! Hôm nay cuối cùng cô cũng dám nhận! Cha nó là
thằng nào?”. Cô vợ bình thản đáp: “Sao không dám nhận? Ông ra phòng
khách nhìn xem đứa bé ông vừa đón về có phải con ông không?”.
Một anh chàng hà tiện lên tàu hoả không mua vé. Nhân viên soát vé
phát hiện được liền bắt anh ta trả tiền, nhưng anh ta nhất định không chịu.
Nhân viên soát vé sau một hồi tranh cãi căng thẳng thì liền xách vali của anh ta
dọa ném qua cửa sổ toa tàu. “Đồ quá quắt!” - anh chàng hà tiện hét lên – “Ông
có bắt được con trai tôi trốn vé đâu mà đòi ném cả nó ra ngoài thế hả?”.
f. Một bệnh nhân thần sắc tiều tụy đến gặp bác sĩ nói: “Đám chó hoang gần nhà
tôi đêm nào cũng sủa không ngừng, tôi phát điên lên được vì mất ngủ!”. Nghe vậy,
bác sĩ kê cho anh ta đơn thuốc an thần. Một tuần sau, bệnh nhân này lại đến gặp bác
sĩ, thần sắc còn tiều tụy hơn trước. Thấy vậy, bác sĩ hỏi: “Thuốc an thần đó vô hiệu
sao?”. Bệnh nhân thờ thẫn trả lời: “Tôi tối nào cũng đuổi theo lũ chó đó, thế nhưng
dù khó khăn lắm mới bắt được một con, nó cũng không chịu uống thuốc an thần”.
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ
lịch sự, ông đã nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”. Người phụ nữ đó không
hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen
tương tự như thế với ông!”. Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể lOMoAR cPSD| 41487872 32
giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi”. Người phụ nữ nghe xong, xấu
hổ quá, phải cúi gằm mặt xuống mà không nói được lời nào.
Một người đàn ông bước vào quán rượu. Người phục vụ chạy lại kéo ghế mời
ông ta ngồi và hỏi: - Thưa ngài, ngài muốn gì ạ?. Người khách: - Tôi muốn gì ư? Một
căn nhà lớn, nhiều tiền và một người vợ đẹp. Phục vụ: - Không phải thế! Ý tôi là, ông
khát cái gì?. Người khách: - Tôi khát cái gì ư? Có một tòa lâu đài, trở thành triệu phú
và có một cô vợ nhan sắc cỡ hoa hậu. Phục vụ: - Ông lại hiểu sai ý tôi rồi. Ông thích
thứ gì? Khách: - Tôi thích con trai hơn, nhưng con gái cũng tuyệt. Chỉ cần nó khỏe
mạnh là được. Anh phục vụ bực mình: - Cái tôi đang hỏi là ông muốn uống gì?.
Khách: - Sao cậu không nói thế ngay từ đầu? Thế cậu có cái gì? Phục vụ: - Thật
lòng thì tôi chẳng có cái gì cả. Tôi không kiếm được nhiều tiền, lại còn cả ngày
phải quẩn quanh trong quán rượu để làm việc…
k. Đồng nghiệp của Ly Na không đi làm. Vợ anh ta gọi điện đến cơ quan gặp
Ly Na: “Chồng chị đến cơ quan chưa em?”. Ly Na không biết anh ta nói gì với vợ
rồi, bèn đáp: “Em nghỉ làm nên không biết chị ạ”.
Một cô giáo miền xuôi lên dạy bổ túc văn hóa cho các cán bộ dân tộc thiểu
số miền núi. Một hôm, trong giờ học toán, cô giáo cầm thước kẻ chỉ mấy chồng
sách trên bàn rồi gọi một học viên nam đứng dậy, hỏi: - Nếu tôi đã có một chồng
rồi, tôi lấy thêm ba chồng nữa, hỏi tất cả tôi có mấy chồng? Học viên này vội đáp:
- Không được đâu, thưa đồng chí giáo viên! - Vì sao? - Pháp luật không cho phép!
Một phạm nhân hỏi cai tù:
Sao cửa sổ ở đây lại có tới hai lớp song sắt vậy?
Để đảm bảo chắc chắn hơn.
Vớ vẩn thật, làm quái gì có đứa nào muốn vào đây ăn trộm cơ chứ!.
Một luật sư thất bại trong việc chứng minh thân chủ vô tội trong vụ trộm
tranh. Ông ta cảm thấy ăn năn nên an ủi bị cáo: - Ít nữa, sau khi mãn hạn, tôi sẵn
sàng giúp đỡ nếu anh yêu cầu. - Bị cáo nhìn luật sư đầy vẻ nghi ngờ: Ông ư? ông
cũng thấy cái nghề của tôi kiếm ăn được hơn nghề luật sư nhiều sao?. lOMoAR cPSD| 41487872 33
p. Hai Lúa đến gặp bác sĩ
Thưa bác sĩ, tui bị bệnh vô sinh.
Làm sao anh biết? – Bác sĩ hỏi.
Vì đây là bệnh di truyền, ông tui cũng vô sinh, ba tui cũng vô sinh.
Thế anh ở đâu ra?
Dạ, tui ở quê ra.
Chàng trai và bạn gái nói chuyện: - Em muốn ăn gì? - Em ăn gì cũng được ạ.
Ăn cơm nhé?. - Cơm khô lắm. – Ăn cháo nhé? - Ăn cháo làm sao no? - Ăn phở nhé?
Béo lắm. – Vậy bánh mì nhé? - Thôi ngán lắm - Bún được chứ? - Bún có nhiều
hàn the - Thế anh nấu mì gói cho em ăn nha? - Mì gói ăn nổi mụn lắm. - Thế
tóm lại em muốn ăn gì? - Em ăn gì cũng được anh à. lOMoAR cPSD| 41487872 34 Chương 3 KHÁI NIỆM
Khái quát về khái niệm Khái niệm là gì?
Trong thế giới hiện thực khách quan có rất nhiều đối tượng, mỗi đối tượng lại
chứa rất nhiều thuộc tính khác nhau. Tuy nhiên, mỗi đối tượng hay nhóm đối tượng
có những thuộc tính đặc trưng nhất định. Những thuộc tính đặc trưng đó giúp con
người phân biệt được đối tượng này với đối tượng kia và đồng nhất các đối tượng có
cùng thuộc tính bản chất với nhau. Vậy khái niệm là một hình thức của tư duy trừu
tượng, phản ánh đối tượng thông qua các đặc trưng cơ bản của nó. Khái niệm có chức
năng giúp con người phân biệt được đối tượng này với đối tượng kia.
Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng, làm cơ sở, nền tảng
cho phán đoán và suy luận. Nhờ khái niệm, con người mới có khả năng trao đổi thông
tin cho nhau. Vì chỉ có khái niệm phản ánh những thuộc tính đặc trưng của đối tượng
nên con người có thể phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác khi đối tượng
đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
1.2. Kết cấu của khái niệm
Một khái niệm bao giờ cũng có hai bộ phận cấu thành, đó là nội hàm (chất
của khái niệm) và ngoại diên (lượng của khái niệm). Dựa vào hai yếu tố này, con
người phân biệt được khái niệm phản ánh đối tượng nào. Vì vậy để hiểu chính xác
một khái niệm, bao giờ cũng phải biết được nội hàm và ngoại diên của khái niệm.
1.2.1. Nội hàm của khái niệm
Nội hàm (nội dung cơ bản hàm chứa bên trong khái niệm) là toàn bộ những thuộc
tính đặc trưng cơ bản được phản ánh vào trong khái niệm. Nội hàm của khái niệm
được xem là tính chất của khái niệm. Nếu con người không hiểu rõ về nội hàm của
khái niệm thì con người chưa thể hiểu được bản chất của đối tượng được phản ánh
vào trong khái niệm đó. Và vì thế, có thể nhầm lẫn, không phân biệt được đối tượng
này với đối tượng kia. Việc xác định, hiểu rõ nội hàm của khái niệm có ý nghĩa rất
quan trọng trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Chẳng hạn, khi lOMoAR cPSD| 41487872 35
xây dựng luật chống tham nhũng, đầu tiên phải xác định được nội hàm của
khái niệm tham nhũng là gì. Nếu không xác định đúng nội hàm của khái niệm
tham nhũng, tất yếu xây dựng luật chống tham nhũng sẽ không thành công.
Tuy nhiên, việc xác định nội hàm của khái niệm không đơn giản, và không tuyệt
đối ổn định. Nội hàm của khái niệm là kết quả của quá trình tư duy. Nó có thể được
thêm vào hoặc bớt đi để càng ngày khái niệm càng chuẩn xác hơn. Chẳng hạn, khái
niệm nguyên tử. Thời cổ đại, nội hàm của nó là hạt nhỏ nhất. Thời cận đại, các nhà
vật lý học hạt nhân xác định tính chất nhỏ nhất chưa phải là nội hàm của khái niệm
nguyên tử, mà nội hàm của nó là hạt có chứa các điện tử và hạt nhân; hay khái niệm
yêu nước, thời chiến tranh, nội hàm của nó là sự hy sinh cho Tổ quốc, tất cả vì bảo vệ
Tổ quốc... Còn ngày nay, nội hàm của khái niệm yêu nước ngoài việc hy sinh cho Tổ
quốc còn là việc làm giàu cho Tổ quốc, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
1.2.2. Ngoại diên của khái niệm
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả những phần tử có những thuộc tính
đặc trưng được phản ánh vào trong khái niệm. Hay nói cách khác, ngoại diên là tập
hợp những đối tượng có những dấu hiệu được nêu trong nội hàm khái niệm. Xác
định ngoại diên của khái niệm giúp con người nhận biết được những đối tượng
nào được phản ánh vào trong một khái niệm nhất định, và ngược lại, một khái
niệm nhất định phản ánh được tập hợp đối tượng nào xác định.
Ví dụ: Ngoại diên của khái niệm tham nhũng ở Việt Nam (trong khu vực nhà
nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước thực hiện) được xác định là bao gồm 12 hành vi: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ;
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công
vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công
việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện,
thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì lOMoAR cPSD| 41487872 36
vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi 1.
Như vậy, khi xét một đối tượng có thuộc ngoại diên của một khái niệm nhất
định nào đó, con người phải xét xem đối tượng đó có những thuộc tính bản chất của
khái niệm đó hay không. Chẳng hạn, có người phạm tội buôn lậu, phải xét xem tội
buôn lậu có thuộc về ngoại diên của tội phạm kinh tế hay không. Sau khi xem xét, ta
nhận thấy tội buôn lậu chính là tội phạm kinh tế. Như vậy là, tội buôn lậu thuộc ngoại
diên của khái niệm tội phạm kinh tế, vì nó hội đủ các tính chất của tội phạm kinh tế.
1.2.3. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm
Một khái niệm nhất định bao giờ cũng thống nhất hai yếu tố nội hàm và
ngoại diên. Tuy nhiên, mối quan hệ của nội hàm và ngoại diên có tính tỷ lệ
nghịch với nhau: nếu một khái niệm có nội hàm phong phú thì ngoại diên sẽ rất
hẹp; và ngược lại, nếu một khái niệm có ngoại diên rộng thì nội hàm của nó sẽ
rất nghèo nàn, ít thuộc tính đặc trưng.
Ví dụ: Khái niệm vật chất, có ngoại diên rất rộng, có vô số đối tượng, nhưng nội
hàm của nó rất nghèo nàn, chỉ có thuộc tính tồn tại khách quan. Ngược lại, khái niệm
con người hiện nay có ngoại diên chỉ khoảng 7 tỷ đối tượng, nhưng nội hàm của nó
phong phú hơn khái niệm vật chất nhiều lần, ngoài các thuộc tính mà khái niệm vật
chất có, khái niệm con người còn có các thuộc tính đặc trưng cơ bản khác như: khả
năng tư duy, có ngôn ngữ, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, có văn hóa…
1.3. Phân loại khái niệm
Căn cứ theo những tiêu chí nhất định, việc phân loại các khái niệm ra thành
các loại khái niệm khác nhau có ý nghĩa quan trọng đối với tư duy. Nó cho phép
ta có thể tách ra những nhóm lớn, hữu hạn và phổ biến nhất trong hệ thống rất
nhiều khái niệm đã được tích luỹ từ các lĩnh vực khoa học và cuộc sống, giúp cho
tư duy thêm chính xác và tường minh.
Theo Điều 2, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. lOMoAR cPSD| 41487872 37
1.3.1. Xét theo nội hàm
Nếu xét theo nội hàm, khái niệm có thể được chia thành ba cặp khái niệm
khác nhau: khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng; khái niệm khẳng định
và khái niệm phủ định; khái niệm tương quan và khái niệm không tương quan.
Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng hiện
thực, tồn tại một cách độc lập tương đối trong tính chỉnh thể. Hay nói cách khác,
khái niệm cụ thể phản ánh những đối tượng có thể nhận thức được thông qua
các giác quan, cân đong, đo đếm được. Ví dụ: khái niệm con mèo, con chó, con
bò, cái bàn, cái ghế, máy tính…
Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh tính chất, quan hệ của các đối
tượng hiện thực nhưng không tồn tại độc lập nếu thiếu các đối tượng ấy. Ví dụ:
tình yêu, lòng khoan dung, sự hận thù…
Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định
Khái niệm khẳng định là khái niệm nhấn mạnh sự hiện diện của các đối tượng,
các thuộc tính hay các quan hệ của chúng. Ví dụ: có văn hóa, có dân chủ, văn minh...
Khái niệm phủ định nhấn mạnh sự không tồn tại của đối tượng, thuộc tính hay
quan hệ của chúng ở phẩm chất đang xét. Ví dụ: vô văn hóa, mất dân chủ, vô kỷ luật...
Khái niệm tương quan và không tương quan
Khái niệm tương quan là khái niệm chỉ mang đầy đủ nội dung khi đứng
trong quan hệ với khái niệm khác cùng cặp. Ví dụ: mẹ - con, thầy giáo - học sinh, ông - cháu v.v…
Khái niệm không tương quan là những khái niệm phản ánh các đối tượng có
thể tồn tại độc lập tương đối, không phụ thuộc vào sự tồn tại của đối tượng khác,
và do vậy có đầy đủ nội dung khi đứng độc lập. Ví dụ: con người, xã hội…
1.3.2. Xét theo ngoại diên lOMoAR cPSD| 41487872 38
Nếu xét theo ngoại diên, khái niệm có thể được chia thành ba cặp khái
niệm khác nhau: khái niệm rỗng (ảo) và khái niệm thực; khái niệm chung và
khái niệm đơn nhất; khái niệm tập hợp và khái niệm không tập hợp.
Khái niệm ảo (rỗng) là những khái niệm không xác định được ngoại diên hoặc
là những khái niệm có ngoại diên bằng không. Ví dụ: rồng, quỷ, động cơ vĩnh cửu…
Khái niệm thực là những khái niệm mà ngoại diên có từ một đối tượng trở
lên. Ví dụ: sinh viên, thành phố, Mặt Trời…
Khái niệm chung và khái niệm đơn nhất
Khái niệm chung là những khái niệm mà ngoại diên có từ hai đối tượng trở
lên. Đó có thể là khái niệm chung hữu hạn, nếu xác định được số lượng đối tượng
trong ngoại diên. Ví dụ: Người Việt Nam, Sinh viên Việt Nam... Đó có thể là khái
niệm chung vô hạn, nếu khó hoặc không xác định được chính xác số lượng đối
tượng trong ngoại diên. Ví dụ: động vật, hành tinh, tế bào, số chẵn...
Khái niệm đơn nhất là khái niệm chỉ phản ánh một đối tượng duy nhất. Chẳng
hạn các khái niệm như: Mặt Trăng, Sông Hương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh… là những khái niệm đơn nhất, vì mỗi khái niệm ấy chỉ phản ánh một đối
tượng duy nhất trong thế giới hiện thực. Cũng có khi khái niệm đơn nhất được
hiểu như một lớp đối tượng được phản ánh như là một chỉnh thể thống nhất (chính
là khái niệm tập hợp). Ví dụ: Liên hiệp quốc, hệ Mặt Trời, loài người…
Khái niệm tập hợp và không tập hợp.
Khái niệm tập hợp là những khái niệm phản ánh về một lớp đối tượng đồng
nhất được coi như một chỉnh thể thống nhất. Ví dụ: rừng, đội bóng đá, hạm đội...
Tuy nhiên, nội hàm của nó không phải là tổng số nội hàm của các khái niệm phản
ánh về từng đối tượng tạo thành lớp. Nội hàm đó chỉ thể hiện những dấu hiệu của
cả lớp đối tượng. Ví dụ: nội hàm của khái niệm hạm đội không thể hiện ở từng
con tàu và từng con tàu cũng chưa phải là hạm đội, mặc dù hạm đội được tạo
thành từ lớp đối tượng là những con tàu. lOMoAR cPSD| 41487872 39
Khái niệm không tập hợp là khái niệm trong đó mỗi đối tượng riêng rẽ được
đề cập tới một cách độc lập. Nó chính là từng phần tử của khái niệm tập hợp. Ví
dụ: cây, con tàu, cầu thủ...
Đặc trưng của khái niệm không tập hợp là nội hàm của nó có thể quy về cho
mỗi đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm đó. Ví dụ: khái niệm “cây” có
nội hàm là những dấu hiệu của lớp cây nói chung, đồng thời nó cũng được thể
hiện ở từng loại cây cụ thể trong lớp đối tượng đó.
Tuy nhiên, sự phân loại nêu trên cũng chỉ là tương đối và bản thân mỗi khái
niệm không tập hợp đã tiềm tàng là khái niệm tập hợp và ngược lại.
1.4. So sánh khái niệm với từ
Khái niệm không thể biểu đạt được nếu không có từ ngữ. Nếu như ngôn
ngữ là vỏ vật chất của tư duy, thì từ ngữ cũng được xem là vỏ vật chất của khái
niệm. Tuy nhiên, không được đồng nhất từ ngữ với khái niệm. Vì khái niệm
luôn luôn được chuyển tải bởi từ ngữ, nhưng không phải từ ngữ nào cũng là
khái niệm, vì những từ không có nội dung không thể là khái niệm (vì nó không
có đủ các yếu tố nội hàm và ngoại diên để tạo thành khái niệm). Mặt khác, một
từ hoặc một cụm từ có khả năng chuyển tải nhiều khái niệm và ngược lại có
những trường hợp, một khái niệm có thể được chuyển tải bằng nhiều từ.
1.4.1. Từ có nội dung chuyển tải khái niệm
Khái niệm luôn luôn được biểu đạt bằng từ, nhưng không phải bất cứ từ nào
cũng là khái niệm. Trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có chín loại từ (danh,
động, tính, trạng, đại, mạo, liên, giới, và cảm thán từ). Trong đó, bốn loại từ đầu là từ
có ngữ nghĩa từ vựng: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ. Đó là những từ có nội dung,
vì vậy chúng có khả năng chuyển tải khái niệm. Chẳng hạn, các từ: nạn nhân (danh
từ), yêu (động từ), xinh đẹp (tính từ), một cách say đắm (trạng từ)… là những khái
niệm. Còn năm loại từ còn lại là loại từ không có ngữ nghĩa từ vựng mà chỉ có ngữ
nghĩa ngữ pháp, nên tự bản thân nó không có khả năng chuyển tải khái niệm. Chẳng
hạn, các từ: và, nhưng (liên từ), con, cái (mạo từ), trong, ngoài, trên, dưới… (giới từ),
ui chà (cảm thán từ), hắn (đại từ)… không phải là khái niệm. lOMoAR cPSD| 41487872 40
1.4.2. Một khái niệm có thể được diễn tả bằng nhiều từ khác nhau
Từ ngữ là do con người quy ước. Mỗi dân tộc có thể chủ quan xây dựng
nên hệ thống ký tự để tạo thành tiếng nói, ngôn ngữ cho dân tộc mình. Còn
khái niệm lại là sự hiểu biết của con người về những thuộc tính bản chất của sự
vật. Nó phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. Vì
vậy, sự hiểu biết ấy của con người có tính chất phổ quát, phổ biến, khách quan
và tương đối ổn định ở mọi người, mọi dân tộc. Chính nhờ tính chất phổ quát
ấy mà con người trên thế giới có các ngôn ngữ khác nhau, ký hiệu từ ngữ khác
nhau nhưng vẫn có thể hiểu nhau, trao đổi thông tin cho nhau.
Chẳng hạn, một khái niệm dùng để chỉ một loại trái cây có các tính chất
như: da sần sùi, có mắt mọc theo đường chéo, lúc chín có mùi thơm đặc trưng,
ăn nó đúng phương pháp có thể ngăn ngừa và trị bệnh ung thư… được diễn tả
bằng các từ khác nhau: trái thơm, trái khóm, trái dứa thơm, trái gai, pineapple
(tiếng Anh), ananas (tiếng Pháp)…
Về phương diện logic, các từ ngữ khác nhau nhưng cùng phản ánh về một
đối tượng được xem là đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, trên phương diện tu từ
học, khi sử dụng từ ngữ phải hết sức thận trọng, nếu không sẽ gây ra những tai
hại đáng tiếc. Nghĩa là phải tuỳ theo không gian, thời gian, hoàn cảnh cụ thể để
chọn từ ngữ cho phù hợp trong quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin.
1.4.3. Một từ có thể chuyển tải nhiều khái niệm
Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến một từ nhưng lại chuyển
tải nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy nguyên nhân cơ
bản nhất là do trong thế giới hiện thực có vô số đối tượng. Càng ngày con
người càng khám phá ra nhiều đối tượng, và như thế các khái niệm cũng vô
cùng nhiều nhưng với số vốn từ ngữ hạn chế. Thế nên có những trường hợp chỉ
một từ nhưng lại chuyển tải nhiều khái niệm khác nhau.
Ví dụ: Từ mùi: có khả năng chuyển tải một loạt khái niệm: một tính chất có thể
được biết nhờ khứu giác (mùi thơm, mùi hôi…); con giáp thứ tám trong mười hai con lOMoAR cPSD| 41487872 41
giáp (tuổi mùi); sự lâm ly, xúc động (giọng ca nghe rất mùi tai); những trải
nghiệm trong cuộc đời (nếm mùi đời)…
1.5. Mối quan hệ của các khái niệm
1.5.1. Xét theo nội hàm của khái niệm
Căn cứ vào nội hàm của khái niệm thì mối quan hệ giữa các khái niệm có
thể chia thành: quan hệ so sánh được và quan hệ không so sánh được.
Quan hệ so sánh được là khi giữa các khái niệm có chung một số dấu hiệu
(thuộc tính) nào đó. Ví dụ: “cây” và “thực vật”, “đoàn viên” và “sinh viên”.
Quan hệ không so sánh được là khi giữa các khái niệm không có dấu hiệu
(thuộc tính) chung nào. Ví dụ: “bàn” và “mặt trời”, “trâu” và “đèn”.
1.5.2. Xét theo ngoại diên của khái niệm
Căn cứ vào ngoại diên của khái niệm thì có các loại quan hệ:
Quan hệ trùng lặp: là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên trùng
nhau một phần hay hoàn toàn. Đó là các quan hệ đồng nhất, giao nhau, bao hàm.
Quan hệ không trùng lặp: là quan hệ giữa các khái niệm không có phần
ngoại diên nào trùng nhau. Đó là các quan hệ tách rời, đối lập (tương phản), mâu
thuẫn, ngang hàng - đồng thuộc.
Có thể quy các khái niệm có quan hệ trùng lặp và không trùng lặp vào bảy kiểu
sau đây: Quan hệ đồng nhất; quan hệ giao nhau; quan hệ bao hàm - lệ thuộc; quan hệ
tách rời; quan hệ đối lập; quan hệ mâu thuẫn; quan hệ ngang hàng - đồng thuộc.
Để biểu hiện mối quan hệ giữa các khái niệm, người ta thường dùng sơ đồ Venn1
hoặc sơ đồ Euler2, trong đó, mỗi khái niệm được biểu hiện bằng một đường cong khép kín
tượng trưng cho tập hợp các đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm đó.
Sơ đồ Venn (còn được gọi là biểu đồ Venn hoặc sơ đồ tập hợp) là một sơ đồ mô tả hình học của một tập hợp, nó
cho phép biểu diễn các mối quan hệ logic có thể có giữa một số lượng hữu hạn các tập hợp. Sơ đồ Venn đã được
John Venn (1834-1923) – nhà toán học, nhà triết học người Anh - xây dựng vào khoảng năm 1880.
2 Sơ đồ Euler hay biểu đồ Euler bao gồm các hình đơn giản đóng trong một mặt phẳng hai chiều mà mỗi hình mô
tả một tập hợp hoặc danh mục. Sơ đồ Euler được sử dụng đầu tiên bởi toán học Thụy Sĩ Leonhard Euler (1707–
1783), thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học St. Petersburg, nổi tiếng trong phân tích toán học, thống kê, khoa
học máy tính và logic. Biểu đồ Venn là một dạng biểu đồ Euler nhưng hạn chế hơn. Nếu biểu đồ Venn hiển thị tất
cả các quan hệ có thể có giữa các tập hợp khác nhau thì biểu đồ Euler chỉ hiển thị các mối quan hệ lOMoAR cPSD| 41487872 42
1.5.2.1. Quan hệ đồng nhất
Quan hệ đồng nhất là quan hệ của các khái niệm có ngoại diên đồng nhất
với nhau. Nói cách khác, đó là quan hệ của những khái niệm mà mọi phần tử
của ngoại diên này cũng là một phần tử của ngoại diên của khái niệm còn lại.
Ký hiệu: A ≡ B A B Sơ đồ:
Hai khái niệm đồng nhất với nhau về ngoại diên nhưng nội hàm có thể
không trùng nhau, mỗi nội hàm phản ánh một mặt nào đó của đối tượng.
Ví dụ về hai khái niệm có quan hệ đồng nhất với nhau:
Khái niệm Mặt Trời (A) và khái niệm trung tâm thái dương hệ (B)
Khái niệm số chẵn (A) và khái niệm số tự nhiên chia hết cho 2 (B)
Về phương diện logic, hai khái niệm có quan hệ đồng nhất với nhau có thể
thay thế cho nhau. Nhưng về mặt ngôn ngữ hay tu từ học phải hết sức thận
trọng, vì có thể về logic thì không sai nhưng về ngữ cảnh thì không hay.
1.5.2.2. Quan hệ bao hàm - lệ thuộc
Quan hệ bao hàm là quan hệ của hai khái niệm, trong đó một khái niệm có ngoại
diên rộng hơn bao hàm một khái niệm có ngoại diên hẹp hơn. Khái niệm thứ nhất gọi là
khái niệm bị bao hàm, còn khái niệm thứ hai gọi là khái niệm bao hàm. Nói cách khác, đây là
quan hệ giữa một khái niệm hạng với một khái niệm loại, trong đó, khái niệm có ngoại diên
rộng hơn là khái niệm loại và khái niệm có ngoại diên hẹp hơn là
khái niệm hạng. Ký hi u: A B ệ Sơ đồ: ⊂ B A
phù hợp. Do vậy, một biểu đồ Euler có thể hữu ích hơn để hiển thị dữ liệu trong thế giới thực, bởi vì
không phải lúc nào tất cả các tập hợp đều trùng lặp một phần với các tập hợp khác. lOMoAR cPSD| 41487872 43
Ví dụ về hai khái niệm có mối quan hệ bao hàm – lệ thuộc:
Khái niệm vận động (B) và khái niệm vận động sinh học (A).
Khái niệm Giáo trình (B) và khái niệm Giáo trình Logic học (A)
1.5.2.3. Quan hệ giao nhau
Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng có
một số phần tử trùng nhau.
Ký hiệu: A ∩ B Sơ đồ: A B
Nếu A giao nhau với B, nghĩa là có đối tượng của A thuộc B đồng thời có
đối tượng của B thuộc A; có đối tượng của A không thuộc B, cũng như có đối
tượng của B không thuộc A
Chẳng hạn hai khái niệm sau đây có quan hệ giao nhau:
Khái niệm nhà thơ (A) và khái niệm nhà chính trị (B)
Khái niệm người giàu có (A) và người nổi tiếng (B)
1.5.2.4. Quan hệ ngang hàng - đồng thuộc
Quan hệ ngang hàng là quan hệ của các khái niệm có ngoại diên tách rời nhau
nhưng cùng tồn tại trong một khái niệm có ngoại diên rộng hơn. Sơ đồ: ≠ ∪ ∪ ∪ ⊂ A ớ ∩A ∅
Ký hiệu: (a1 a2 ... an) A v i Ai j = khi i j a1 a2 a3
Ví dụ: Ta có khái niệm: Học sinh (A), Học sinh giỏi (a1), Học sinh khá
(a2), Học sinh trung bình (a3); trong đó a1, a2, a3 ngang hàng và cùng phụ
thuộc vào ngoại diên của khái niệm A. lOMoAR cPSD| 41487872 44
1.5.2.5. Quan hệ đối lập
Quan hệ đối lập là quan hệ của hai khái niệm có nội hàm trái ngược nhau
mà tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của một khái niệm
bao hàm hai khái niệm ấy.
Ký hiệu: A ⊂ (E \ B) với (A ∪ B) ⊂ E Sơ đồ: A B E
Ví dụ hai khái niệm sau đây có quan hệ đối chọi nhau:
Khái niệm màu trắng (A) và khái niệm màu đen (B), tổng ngoại diên nhỏ
hơn khái niệm màu sắc (E)
Khái niệm giỏi (A) và khái niệm kém (B), tổng ngoại diên nhỏ hơn khái
niệm học lực (E)
1.5.2.6. Quan hệ mâu thuẫn
Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ của hai khái niệm có nội hàm phủ định
nhau, đồng thời tổng ngoại diên của hai khái niệm mâu thuẫn vừa bằng ngoại
diên của khái niệm bao hàm hai khái niệm ấy.
Ký hiệu: A= (E\B) với (A ∪ B) = E Sơ đồ: A B E
Chẳng hạn hai khái niệm sau đây có mối quan hệ mâu thuẫn nhau:
Khái niệm trắng (A) và khái niệm không trắng (B), có nội hàm phủ
định nhau và ngoại diên bằng ngoại diên của khái niệm màu sắc (E) lOMoAR cPSD| 41487872 45
Khái niệm học giỏi (A) và học không giỏi (B), có nội hàm phủ định
nhau và bằng ngoại diên của khái niệm học lực (E)
Các thao tác logic đối với khái niệm
Các thao tác logic đối với khái niệm hay thao tác hóa khái niệm là thao
tác của tư duy, của nhận thức chúng ta với các khái niệm nhằm mục đích định
vị, xác lập ý nghĩa và phân nhỏ khái niệm. Hay nói cách khác, mục đích thao
tác hóa khái niệm là nhận thức đầy đủ, chính xác một khái niệm nhất định.
Trong quá trình nhận thức về khái niệm con người có ba thao tác cơ bản:
chuyển dịch khái niệm; định nghĩa khái niệm; phân chia khái niệm.
2.1. Chuyển dịch khái niệm
Chuyển dịch khái niệm là thao tác mở rộng khái niệm và thu hẹp khái niệm
nhằm mục đích định vị được đối tượng trong không gian và thời gian nhất định.
2.1.1. Mở rộng khái niệm
Mở rộng khái niệm là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại diên hẹp, nội
hàm phong phú, đến khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm nghèo nàn.
Để thực hiện thao tác mở rộng khái niệm, ta chỉ cần lần lượt bỏ bớt đi một
số thuộc tính của nội hàm khái niệm, làm cho ngoại diên của khái niệm ngày càng rộng hơn.
Ví dụ 1: Từ khái niệm “Giáo viên dạy Toán cấp 1”, ta mở rộng ra khái
niệm “Giáo viên dạy Toán”, tiếp tục mở rộng ra khái niệm “Giáo viên”. Giáo viên dạy Toán cấp 1
Giáo viên dạy Toán Giáo viên
Ví dụ 2: Thao tác mở rộng khái niệm: múa nghệ thuật hình thể văn hóa
phi vật thể văn hóa. lOMoAR cPSD| 41487872 46
Chú ý: Giới hạn cuối cùng của thao tác mở rộng khái niệm là phạm trù.
Phạm trù là khái niệm có ngoại diên rộng nhất và nội hàm hẹp nhất (nghèo
nàn nhất). Chẳng hạn mở rộng khái niệm chiến tranh xung đột xã hội vận
động xã hội vận động (khái niệm vận động có ngoại diên rộng tuyệt đối, không
thể mở rộng hơn được nữa, nên người ta cũng gọi là phạm trù vận động).
2.1.2. Thu hẹp khái niệm
Thu hẹp khái niệm là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại diên rộng, nội
hàm nghèo nàn, đến khái niệm có ngoại diên hẹp, nội hàm phong phú.
Để thực hiện thao tác thu hẹp khái niệm, ta chỉ cần thêm các thuộc tính vào
nội hàm của khái niệm ấy, chúng ta sẽ có khái niệm hẹp hơn khái niệm ban đầu.
Chẳng hạn, thao tác sau đây là thao tác thu hẹp khái niệm: Số thực số
hữu tỷ số nguyên số tự nhiên số tự nhiên chẵn số 2. Số thực
Số hữu tỷ Số nguyên
Số tự nhiên
Số tự nhiên chẵn Số 2
Chú ý: Giới hạn cuối cùng của thu hẹp khái niệm là khái niệm đơn nhất
(khái niệm hẹp tuyệt đối). Chẳng hạn thu hẹp khái niệm: các quốc gia châu Á
các quốc gia Đông Á các quốc gia Đông Nam Á quốc gia Việt Nam. (Khái niệm
quốc gia Việt Nam là khái niệm riêng, không thể thu hẹp được nữa).
Nhìn chung, thao tác mở rộng và thu hẹp khái niệm có ý nghĩa quan trọng trong
việc khu biệt đối tượng, định vị đối tượng đang thuộc về lớp đối tượng nào, đồng thời lOMoAR cPSD| 41487872 47
thao tác này cũng giúp cho thao tác định nghĩa và phân chia khái niệm chuẩn
xác hơn. Trong quá trình nhận thức ta thường sử dụng các phương pháp đối
lập với nhau, bổ sung cho nhau như đi từ cái chung, cái phổ biến đến cái riêng,
cái đặc thù và ngược lại. Mở rộng và thu hẹp khái niệm còn giúp ta xác định
nội hàm và ngoại diên của khái niệm được tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho
định nghĩa và phân chia khái niệm.
2.2. Định nghĩa khái niệm
Trong quá trình nhận thức hiện thực sự vật, hiện tượng, con người luôn luôn
phải trả lời câu hỏi mang tính bản thể luận: nó là gì?. Khi trả lời được câu hỏi “nó
là gì?” chính là khi con người thực hiện được thao tác định nghĩa khái niệm.
Vậy định nghĩa khái niệm là thao tác logic xác định nội hàm, giới hạn
ngoại diên của khái niệm; xác lập ý nghĩa của thuật ngữ, nhằm mục đích giúp
con người hiểu được khái niệm phản ánh đối tượng nào.
2.2.1. Cấu trúc logic của định nghĩa khái niệm
Một định nghĩa khái niệm khoa học bao giờ cũng gồm hai bộ phận cấu thành
là khái niệm cần định nghĩa và vế dùng để định nghĩa. Vế dùng để định nghĩa có
thể là một hoặc nhiều khái niệm xác định nội hàm và giới hạn ngoại diên của khái
niệm cần để định nghĩa. Trong tiếng Latinh, cấu trúc này được viết thành:
Definidum = Definiens (Dfd = Dfn).
Có thể diễn giải bằng công thức: A = B + a
A: Khái niệm cần định nghĩa (khái niệm hạng/khái niệm loài)
B: Khái niệm dùng để giới hạn ngoại diên (khái niệm loại/khái niệm giống)
Nội hàm hoặc ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa.
2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm
2.2.2.1. Định nghĩa chính thức
Định nghĩa thông qua loại và hạng (định nghĩa thuộc tính): là kiểu định nghĩa
trong đó phải chỉ ra khái niệm loại gần nhất chứa khái niệm cần định nghĩa, rồi lOMoAR cPSD| 41487872 48
sau đó vạch ra những thuộc tính khác biệt của khái niệm cần định nghĩa so với
khái niệm loại.
Ví dụ: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau; con người là động
vật có tư duy; chim là động vật có lông vũ; cá là động vật thở bằng mang.
b. Định nghĩa thông qua nguồn gốc: là hình thức định nghĩa chỉ ra nguồn
gốc của đối tượng cần định nghĩa. Kiểu định nghĩa này thường được các ngành
khoa học như vật lý, hóa học, y học, toán học… áp dụng.
Chẳng hạn, trong hóa học người ta định nghĩa như sau: bazơ là hợp chất
do kim loại kết hợp với nhóm hydroxin tạo thành; muối ăn là hợp chất do
nguyên tố natri kết hợp với chất clo tạo thành; nước là hợp chất do một nguyên
tử ôxy và hai nguyên tử hydro tạo thành.
Trong toán học, người ta định nghĩa: hình tròn là một hình hình học được
giới hạn bởi một đường tròn, còn đường tròn là một đường cong khép kín mà
mọi điểm thuộc nó đều cách đều một điểm cố định gọi là tâm. Nói cách khác,
hình tròn là một hình hình học được giới hạn bởi một đường cong khép kín mà
mọi điểm thuộc nó đều cách một điểm là tâm.
Trong y học, người ta định nghĩa: bệnh sars là loại bệnh do virus Corona
gây nên; bệnh sida là bệnh do virus HIV gây nên; thuốc phiện là một loại chất
gây nghiện được tinh chế từ cây anh túc…
c. Định nghĩa thông qua quan hệ: là phương pháp định nghĩa bằng cách chỉ
ra quan hệ đặc trưng của khái niệm cần định nghĩa với một khái niệm khác.
Chẳng hạn: chồng là người đàn ông có quan hệ hôn nhân với một người
phụ nữ; dì là người nữ có quan hệ là em hoặc chị của mẹ; dượng là người nam
có quan hệ là chồng của cô hoặc dì; đối tác kinh tế là cá nhân hoặc tập thể có
quan hệ hợp tác kinh tế với nhau...
Chú ý: Trong Toán học, định nghĩa bằng tiên đề1, định nghĩa đệ quy đều
là các dạng của kiểu định nghĩa thông qua quan hệ.
Tiên đề trong toán học là một mệnh đề được coi luôn đúng và không cần chứng minh. Trong loại định nghĩa bằng
tiên đề, người ta xác định mối quan hệ giữa các khái niệm trong hệ tiên đề thông qua hệ tiên đề đã cho. lOMoAR cPSD| 41487872 49
Ví dụ: Khái niệm “nằm trong” trên một đường thẳng được định nghĩa qua ba tiên đề sau:
Nếu trên một đường thẳng, C nằm trong A và B thì nó cũng nằm trong B và A.
Trong ba điểm A, B, C trên một đường thẳng có một và chỉ một điểm nằm trong hai điểm kia.
Trên một đường thẳng, một trong ba điểm sẽ nằm trong hai điểm kia nếu và chỉ
nếu hai điểm đó nằm ở hai phần khác nhau mà điểm này đã phân chia đường thẳng đó.
Định nghĩa chức năng: là phương pháp định nghĩa bằng cách chỉ ra
chức năng đặc trưng của khái niệm cần định nghĩa.
Chẳng hạn, Quốc hội là cơ quan trong bộ máy nhà nước có chức năng
soạn thảo và ban hành pháp luật; Chính phủ là cơ quan trong bộ máy nhà nước
có chức năng điều hành xã hội theo pháp luật. Việm kiểm sát là cơ quan trong
bộ máy nhà nước có chức năng bảo vệ pháp luật.
Định nghĩa ngoại diên: là phương pháp định nghĩa bằng cách chỉ ra tất cả
những phần tử thuộc ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa. Phương pháp định
nghĩa này có hạn chế là chỉ áp dụng cho những khái niệm có ngoại diên hẹp. Chẳng
hạn, chữ số Ả Rập là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; Khối ASEAN là một tổ chức gồm các nước
Malaysia, Indonesia, Singapore, Thailand, Bruney, Philippines, Việt Nam, Cambodia,
Laos va Myanmar; kim loại kiềm là kali, natri, canxi, magie và nhôm.
2.2.2.2. Định nghĩa không chính thức
Trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng có được một định
nghĩa chính thức đối với một khái niệm nhất định và có nhiều trường hợp có
những khái niệm không thể vận dụng loại định nghĩa chính thức mà phải sử
dụng loại định nghĩa không chính thức. Xét về logic thì định nghĩa không chính
thức là loại định nghĩa vi phạm các quy tắc định nghĩa khái niệm, tuy nhiên,
định nghĩa không chính thức vẫn có những ý nghĩa nhất định trong đời sống. lOMoAR cPSD| 41487872 50
Định nghĩa thông qua từ tương đương: là loại định nghĩa sử dụng từ đồng
nghĩa, từ có nghĩa tương đương nhưng phổ thông hơn để giải nghĩa cho từ khó
hiểu hơn.
Trong cuộc sống giao tiếp, trước một vấn đề hoặc trước một sự kiện có thể có
nhiều hình thức từ ngữ để phản ánh một đối tượng. Trong đó có những từ thông
dụng, phổ biến; nhưng cũng có những thuật ngữ chuyên môn, tối nghĩa. Vì vậy, để
đáp ứng nhu cầu diễn đạt và trao đổi thông tin, con người cần đến cách định
nghĩa khái niệm bằng một từ tương đương. Thông thường từ tương đương dùng
để định nghĩa bao giờ cũng phổ thông, dễ hiểu hơn từ cần định nghĩa.
Chẳng hạn, viên tịch là chết; tư duy là suy nghĩ, vip là nhân vật rất quan
trọng; guidon là tay lái xe hai bánh; quá độ là chuyển tiếp; viêm là loét…
Hình thức định nghĩa này không chính thức vì chưa nêu rõ được đặc
trưng của đối tượng cần định nghĩa. Tuy vậy, nó rất có ý nghĩa trong việc diễn
đạt, trao đổi thông tin, học tiếng… Các nhà biên soạn từ điển song ngữ, các
nhà sư phạm thường sử dụng phương pháp định nghĩa này.
Định nghĩa thông qua mô tả: là kiểu định nghĩa bằng cách nêu lên các
dấu hiệu bên ngoài của đối tượng nhằm phân biệt nó với các đối tượng khác.
Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng hiểu biết các thuộc tính đặc
trưng của mọi đối tượng. Vì vậy con người cần đến cách định nghĩa không
chính thức này để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin.
Chẳng hạn, người con gái đẹp là người con gái có khuôn mặt trái xoan, có
má lúm đồng tiền, mũi dọc dừa, có mái tóc dài tha thướt, eo thắt đáy lưng ong;
cây rau sam là cây lá xanh, cành tím và hoa vàng, hạt đen, rễ trắng.
Ȁ ⸀Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ЀĀ Ā Ā ЀĀ ȀĀ⸀Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Đ
ịnh nghĩa thông qua so sánh: là cách định nghĩa đưa khái niệm cần định nghĩa so sánh
với một khái niệm khác có những thuộc tính tương đương. Người ta hiểu khái niệm
cần định nghĩa thông qua hiểu những tính chất của khái niệm được đưa ra so sánh.
Chẳng hạn, khi định nghĩa về công lao của của đấng sinh thành: công cha như núi
Thái Sơn; nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Hay khi Nguyễn Du định nghĩa
nét đẹp của Thúy Vân là: hoa cười, ngọc thốt đoan trang; mây thua nước lOMoAR cPSD| 41487872 51
tóc, tuyết nhường màu da; còn vẻ đẹp của Thúy Kiều thì là: làn thu thủy, nét
xuân sơn; hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh…
Phương pháp định nghĩa bằng cách so sánh được dùng nhiều trong văn
học nghệ thuật. Cách định nghĩa này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thi vị
hóa, phong phú hóa và hình tượng hóa đối tượng.
2.2.3. Các quy tắc của định nghĩa khái niệm
Các quy tắc của định nghĩa khái niệm chỉ áp dụng cho hình thức định
nghĩa chính thức, không áp dụng cho hình thức định nghĩa phi chính thức. Vì
vậy, nếu áp dụng các quy tắc của định nghĩa thì tất cả các hình thức định nghĩa
phi chính thức đều là định nghĩa vi phạm lỗi logic.
Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối
Quy tắc này yêu cầu khi định nghĩa một khái niệm thì ngoại diên của khái
niệm được định nghĩa phải bằng ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa.
Công thức: A = B + a (Trong đó: A: Khái niệm cần định nghĩa, B: Khái
niệm dùng để giới hạn ngoại diên, a: Nội hàm hoặc ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa).
Ví dụ: Nông dân (A) là những người lao động (B) trực tiếp sản xuất ra nông sản (a).
Để đáp ứng quy tắc này, cần tuân thủ hai yêu cầu cụ thể sau:
Thứ nhất, tránh định nghĩa quá rộng: A < B + a
Định nghĩa quá rộng là khi ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa chỉ
là một bộ phận của ngoại diên dùng để định nghĩa.
Ví dụ: Con người là loài động vật đi bằng hai chân. Định nghĩa như thế, ngoại
diện của khái niệm con người hẹp hơn ngoại diên của khái niệm động vật đi bằng hai
chân. Vì đi bằng hai chân thì không phải chỉ là con người; gà, vịt… cũng đi bằng hai chân. lOMoAR cPSD| 41487872 52
Thứ hai, tránh định nghĩa quá hẹp: A> B + a
Định nghĩa quá hẹp là khi ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa rộng
hơn ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa.
Ví dụ: Người lao động là người sản xuất ra của cải vật chất. Định nghĩa
như thế là quá hẹp, vì người lao động không chỉ là người tạo ra của cải vật chất
mà còn là những người tạo ra các giá trị về tinh thần…
Thứ ba, không được định nghĩa vừa rộng lại vừa hẹp: nghĩa là một số phần tử
thuộc ngoại diên của A nhưng không thuộc ngoại diên của (B + a). Và ngược lại, một
số phần tử không thuộc ngoại diên của A nhưng lại thuộc ngoại diên của B + a.
Ví dụ: Số nguyên tố là số lẻ.
Khái niệm số nguyên tố có cả số 2 là số chẵn, vậy, A > B + a.
Khái niệm số nguyên tố không bao hàm hết được mọi số lẻ vì có những số
lẻ không phải là số nguyên tố, chẳng hạn như số 9, vậy, A < B + a.
Định nghĩa không cân đối thực chất là lỗi do không chỉ ra nội hàm cần
và đủ của khái niệm cần định nghĩa.
Quy tắc 2: Định nghĩa phải rõ ràng
Quy tắc này đòi hỏi phải xác định được nội hàm và giới hạn được ngoại
diên của khái niệm cần định nghĩa. Một số yêu cầu cụ thể:
Thứ nhất, định nghĩa không được luẩn quẩn: tức là lấy từ này để định
nghĩa cho từ kia; mà thực chất chỉ là dùng từ đồng nghĩa, luẩn quẩn trong vòng
tròn khép kín. Chẳng hạn, Châu Phi là Phi Châu, Phi Châu là Châu Phi; con chó
là con cầy, con cầy là con cẩu, con cẩu là con chó; đạo đức học là khoa học về
đạo đức, khoa học về đạo đức là đạo đức học… Thực chất, đây là hình thức
dùng từ khác nhau để thay thế chứ không phải là định nghĩa. Định nghĩa như
thế thể hiện sự vòng quanh luẩn quẩn.
Thứ hai, định nghĩa không được dùng từ mơ hồ, tối nghĩa, phức tạp. Từ mơ hồ là
từ có ít nhất hai cách hiểu (ví dụ như những từ “không nhiều”, “một bộ phận không
nhỏ”, “biện pháp thích hợp”…). Từ tối nghĩa là từ không rõ nghĩa, có thể do cách lOMoAR cPSD| 41487872 53
diễn đạt, lỗi ngữ pháp, cấu trúc… (ví dụ như tựa đề bài báo “Triển khai quy định mới
về xuất khẩu gỗ quá chậm” có thể khiến người đọc thắc mắc rằng, bài báo đề cập đến
việc triển khai quy định mới còn quá chậm hay là việc xuất khẩu gỗ quá chậm?), còn
từ phức tạp là từ có nhiều thành phần kết hợp, đan xen, khó mà tách bạch.
Những từ mơ hồ, tối nghĩa, phức tạp khi xuất hiện trong định nghĩa khái niệm
sẽ làm cho người đọc, người nghe khó hiểu, thậm chí là hiểu sai về khái niệm dùng để
định nghĩa. Chẳng hạn, Điều 22 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đã quy định về phòng vệ chính đáng như sau: “1. Phòng vệ chính đáng là
hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác
hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết
người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải
là tội phạm; 2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá
mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại... Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”. Trong điều luật trên, cụm từ “chống trả
một cách cần thiết” là một cụm từ mơ hồ, bởi vì trên thực tế việc xác định một cách chính
xác, hành vi chống trả đến đâu và như thế nào thì được coi là “cần thiết” và khi nào thì
“quá mức cần thiết” là một điều vô cùng khó. Và nếu không làm rõ được nội hàm và
ngoại diên của khái niệm “cần thiết” và “quá mức cần thiết” sẽ khiến cho việc xác định
người có tội hay không có tội trong tình huống trên trở nên mơ hồ, dễ dẫn đến sai lầm
trong khi áp dụng để xét xử.
Thứ ba, định nghĩa không được so sánh: định nghĩa nếu so sánh, ví von có
thể khiến người ta hiểu sai về đối tượng được định nghĩa. Chẳng hạn, tiền là
tiên, là phật, là sức bật của tuổi trẻ,… ; thủ tướng chính phủ là vị nhạc trưởng
của một dàn hợp xướng... Do vậy, định nghĩa không được so sánh.
Thứ tư, không được phủ định nếu không có hai khái niệm mâu thuẫn nhau: nếu khái
niệm cần định nghĩa không có quan hệ mâu thuẫn với một khái niệm khác thì không
được định nghĩa phủ định. Chẳng hạn, chính trị gia không phải là một nhà khoa học,
chẳng phải là một đạo sỹ, mà cũng chẳng phải là một cụ nhà nho tốt bụng… lOMoAR cPSD| 41487872 54
Thực chất, các khái niệm vừa nêu đều không có quan hệ mâu thuẫn với khái
niệm chính trị gia, vì vậy thực chất vẫn chưa biết được chính trị gia là gì.
Được phép định nghĩa phủ định khi khái niệm cần định nghĩa có mối
quan hệ mâu thuẫn với khái niệm dùng để định nghĩa. Chẳng hạn, chết là
không sống nữa; hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ
cắt nhau; khí trơ là khí không tham gia phản ứng…
Quy tắc 3: Định nghĩa phải ngắn gọn
Định nghĩa ngắn gọn nghĩa là định nghĩa không nêu quá nhiều thuộc tính và cũng
không nêu những thuộc tính mà tất yếu suy ra được từ thuộc tính đã nêu. Chẳng hạn:
“Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau” là định nghĩa dài
dòng. Chỉ cần chỉ ra một trong hai thuộc tính là đủ. Ví dụ: tam giác đều là tam giác có ba
cạnh bằng nhau, hoặc tam giác đều là tam giác có ba góc bằng nhau.
Nhìn chung, việc vận dụng tốt các quy tắc định nghĩa là điều kiện cần để xây
dựng các định nghĩa khoa học chặt chẽ phù hợp với hiện thực. Tuy nhiên, định
nghĩa khoa học không chỉ là kết quả hoạt động nhận thức, mà còn là quá trình
phức tạp, lâu dài, vì bản chất đối tượng không nằm bên ngoài, mà ẩn dấu sau rất
nhiều các hiện tượng, tạo nên bản chất của chúng. Vì vậy để có một định nghĩa tốt
rất cần phải có quá trình quan sát, nghiên cứu, tìm hiểu lâu dài về đối tượng.
2.3. Phân chia khái niệm
Phân chia khái niệm là thao tác logic tách các khái niệm có ngoại diên hẹp
(hạng) ra khỏi khái niệm có ngoại diên rộng hơn (loại).
Nếu thao tác định nghĩa giúp con người biết đối tượng mà khái niệm phản
ánh là gì, phân biệt nó với đối tượng khác; thì thao tác phân chia giúp con
người biết khái niệm đó phản ánh bao nhiêu đối tượng. Nói cách khác, thao tác
định nghĩa cho biết chất của khái niệm, còn thao tác phân chia cho biết lượng
của khái niệm. Chẳng hạn, để hiểu được khái niệm nguyên tố hóa học sâu hơn
người ta chia ra thành hai khái niệm: nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim… lOMoAR cPSD| 41487872 55
2.3.1. Cấu trúc của phép phân chia khái niệm
Khái niệm được phân chia: A
Các khái niệm thành phần: a1, a2, a3…
Tiêu chí phân chia hay cơ sở phân chia.
Chẳng hạn, phân chia khái niệm nguyên tố hóa học thành: nguyên tố kim
loại và nguyên tố phi kim thì trong đó:
Khái niệm được phân chia: Nguyên tố hóa học (A)
Các khái niệm thành phần: Nguyên t niệm thành a1); Nguyên t niệm thàn(a2)
Tiêu chí hay cơ sở phân chia: độ ion hóa và những thuộc tính liên kết
của các nguyên tố.
2.3.2. Các hình thức phân chia khái niệm
2.3.2.1. Phân đôi khái niệm
Phân đôi khái niệm là thao tác logic phân chia một khái niệm thành hai khái
niệm mâu thuẫn. Ví dụ: Phân khái niệm Học lực thành học giỏi và học không giỏi,
màu sắc thành màu đen và màu không đen.
Phân đôi khái niệm là thao tác phân chia khái niệm dễ dàng, nhanh chóng, lại
tuân thủ đầy đủ các quy tắc nên rất thường được ứng dụng trong sinh hoạt hàng
ngày, nhất là khi ta chỉ cần hiểu rõ khái niệm khẳng định.
2.3.2.2. Phân loại khái niệm
Phân loại khái niệm là thao tác logic nhằm phân chia liên tiếp một lớp các đối
tượng cho trước thành những lớp nhỏ dần cho đến đơn vị cuối cùng, sao cho mỗi
lớp chiếm một vị trí xác định.
Có hai kiểu phân loại: phân loại không tự nhiên và phân loại tự nhiên.
Phân loại không tự nhiên (bổ trợ, nhân tạo) là kiểu phân loại dựa trên những
dấu hiệu thuận tiện chứ không phải là dấu hiệu quan trọng của đối tượng. Kiểu phân
loại này giúp cho việc phát hiện đối tượng được nhanh, đáp ứng yêu cầu hệ thống
hóa các đối tượng trong thực tiễn. Ví dụ: Phân loại người theo mẫu tự đầu của tên. lOMoAR cPSD| 41487872 56
Phân loại tự nhiên là kiểu phân loại dựa trên những dấu hiệu cơ bản, trên sự
nhận thức các quy luật về mối liên hệ giữa các loài, chuyển từ loài này sang loài
khác trong quá trình phát triển của đối tượng. Đây là cách phân loại được dùng
phổ biến trong nhiều ngành khoa học như sinh học, ngôn ngữ học, hóa học… Ví
dụ, cách phân loại các nguyên tố hóa học của D.I. Menđeleev.
2.3.3. Quy tắc của phép phân chia khái niệm
Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối về ngoại diên
Trong quá trình phân chia phải tuân thủ tính cân đối về ngoại diên của khái
niệm phân chia và ngoại diên của khái niệm thành phần, hay nói cách khác tổng
ngoại diên của khái niệm hạng phải bằng ngoại diên của khái niệm loại.
Công thức: A = a1 + a2 +a3 + …
Ví dụ: Con người (A) theo tiêu chí địa lý:
Người Châu Á (a1)
Người Châu Âu (a2)
Người Châu Mỹ (a3)
Người Châu Phi (a4)
Người Châu Úc (a5)
Như vậy, trong ví dụ trên, A = a1 + a2 +a3 + a4 + a5 Để
tuân thủ quy tắc này, cần chú ý hai yêu cầu sau đây:
Tránh phân chia thiếu: Phân chia thiếu nghĩa là ngoại diên của khái
niệm được phân chia rộng hơn tổng ngoại diên của khái niệm thành phần.
Ví dụ: (A): Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Việt Nam cổ đại (a1)
Lịch sử Việt Nam cận đại (a2)
Lịch sử Việt Nam hiện đại (a3)
A > a1 + a2 + a3, (thiếu lịch sử Việt Nam trung đại). lOMoAR cPSD| 41487872 57
Tránh phân chia thừa: Phân chia thừa nghĩa là ngoại diên của khái niệm
được phân chia hẹp hơn tổng ngoại diên của các khái niệm thành phần.
Ví dụ: Tín đồ Kytô giáo
(A): + Tín đồ Tin lành (a1)
+ Tín đồ Công giáo (a2)
+ Tín đồ Anh giáo (a3)
+ Tín đồ Chính thống giáo
(a4) + Tín đồ Hồi giáo (a4)
A < a1 + a2 + a3 + a4 + a5, (tín đồ Hồi giáo không thuộc tín đồ Kytô giáo).
Tránh phân chia vừa thừa vừa thiếu: Phân chia vừa thừa vừa thiếu
thành phần khi ngoại diên của các khái niệm thành phần thu được không đúng
bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia hoặc khi ngoại diên của các khái
niệm thành phần trùng nhau.
Ví dụ: Phân chia khái niệm Người (A) thành: người da trắng, người da
đen, người da đỏ, người da nâu, người da xanh (ở đây thiếu người da vàng,
nhưng lại thừa người da nâu và người da xanh).
Quy tắc 2: Phân chia phải nhất quán một tiêu chí
Quy tắc này yêu cầu khi phân chia một khái niệm nhất định, phải xác định được
tiêu chí, cơ sở để phân chia; không được phép dùng nhiều tiêu chí phân chia trong
một phép phân chia. Chẳng hạn, phân chia khái niệm học sinh, phải xác định tiêu chí
và nhất quán với một tiêu chí đó. Ví dụ, lấy tiêu chí là học lực phân chia: H ọc sinh giỏi H ọc sinh khá H ọc sinh trung bình H ọc sinh yếu H ọc sinh kém
Hoặc có thể lấy tiêu chí là giới tính, phân chia Học sinh thành: Học sinh
nam, học sinh nữ; hoặc có thể phân chia khái niệm Học sinh theo tiêu chí bậc
học, tiêu chí quốc gia… lOMoAR cPSD| 41487872 58
Quy tắc 3: Phân chia phải liên tục và không vượt cấp
Phân chia liên tục nghĩa là hết phép này đến phép kia, phân chia đến giới
hạn cuối cùng. Tuy nhiên, trong thực tế, nhu cầu phân chia đến đâu thì có thể
dừng lại ở đó, không nhất thiết phải phân chia đến giới hạn cuối cùng.
Phân chia không vượt cấp là quá trình phân chia phải tuần tự theo từng
cấp: loại rồi đến hạng, rồi đến loại hạng tiếp theo…
Nếu vi phạm quy tắc phân chia vượt cấp thường biểu hiện ra dưới hai
hình thức sau đây:
Thứ nhất, khái niệm thành phần không đồng hạng với nhau (không phải
mối quan hệ ngang hàng). Ví dụ: khi phân chia khái niệm khoa học thành “khoa
học xã hội” và “toán học”, “vật lý học”, “hóa học” thì ở đây khái niệm thành
phần không đồng hạng với nhau.
Thứ hai, bỏ qua bước trung gian. Ví dụ: phân chia khái niệm khoa học
thành “toán học”, “vật lý học”, “hóa học”, “lịch sử”, “giáo dục học”, “xã hội
học”, “nhân học”…
Chú ý: Không được nhầm lẫn thao tác phân chia khái niệm với thao tác phân
chia một chỉnh thể thành nhiều bộ phận nhỏ giản đơn - tức phân chia đối tượng
thành các bộ phận của nó. Ví dụ: Phân chia khái niệm Cây thành hoa, lá, quả,…
Nhìn chung, phân chia khái niệm có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua việc phân chia khái niệm, người
ta nắm bắt được các sự vật, hiện tượng một cách hệ thống, tạo ra tính trình tự
trong quá trình lập luận, không lẫn lộn giữa đối tượng này và đối tượng khác hoặc
không bỏ sót các đối tượng trong quá trình lập luận, tạo ra sự bao quát tất cả các
đối tượng trong một hệ thống hoàn chỉnh của chúng. Bên cạnh đó, việc phân chia
khái niệm còn giúp hình thành nên tính hệ thống, tính liên tục, tính nhất quán
trong quá trình nhận thức của con người về quy luật hình thành và phát triển của
đối tượng. Trong hoạt động thực tiễn, việc phân chia khái niệm tạo cơ sở cho việc
sắp xếp, tổ chức, quản lý… trở nên khoa học, hợp lý và hiệu quả hơn. lOMoAR cPSD| 41487872 59 CÂU HỎI ÔN TẬP
Khái niệm là gì? Khái niệm được hình thành như thế nào?
Trình bày mối quan hệ giữa khái niệm và từ. Tìm hai ví dụ để chứng
minh một từ có thể chuyển tải nhiều khái niệm và một khái niệm có thể chuyển tải nhiều từ.
Những loại từ nào có khả năng chuyển tải khái niệm? Cho ví dụ.
Cấu trúc của khái niệm là gì? Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên? Cho ví dụ.
Phân tích ví dụ để làm rõ thao tác thu hẹp và mở rộng khái niệm.
Xét theo ngoại diên, giữa các khái niệm có những kiểu quan hệ logic
nào (nêu ví dụ và biểu diễn bằng sơ đồ)?
Phân biệt khái niệm đơn nhất và khái niệm chung. Cho ví dụ.
Định nghĩa khái niệm là gì? Cấu trúc của một định nghĩa ra sao?
Thế nào là một định nghĩa khoa học? Có những kiểu định nghĩa nào?
Trình bày các quy tắc định nghĩa khái niệm. Nêu ví dụ minh họa cho
những trường hợp vi phạm quy tắc định nghĩa khái niệm.
Phân chia khái niệm là gì? Phân chia khái niệm có kết cấu như thế nào?
Thế nào là phân đôi và phân loại khái niệm?
Trình bày các quy tắc phân chia khái niệm. Nêu ví dụ minh họa cho
những trường hợp vi phạm quy tắc phân chia khái niệm.
Xác định nội hàm và ngoại diên của các khái niệm: sắt, vàng, rượu, cái
bàn, trường học, giáo viên, sinh viên, khoa học, triết học, giáo dục, đào tạo, quy
luật, tham nhũng, quốc hội,chính phủ.
Trong các khái niệm sau đây, khái niệm nào là khái niệm chung, khái
niệm tập hợp, khái niệm đơn nhất?
Số thực; Nguyên tố; Số nguyên tố; Tập thể lớp 03G; Chiến tranh, Khủng bố;
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn; Người thừa kế; Ly hôn; Lao động; Công nhân; Khoa học. lOMoAR cPSD| 41487872 60
Trong các khái niệm sau đây, khái niệm nào là khái niệm ảo và khái
niệm nào là khái niệm thực?
Số tự nhiên; Số hữu tỷ; Số tự nhiên lớn nhất; Con rồng; Lòng nhân ái; Tình
yêu; Hận thù; Con rắn vuông; Tiên nữ; Thần kim quy; Nỏ thần.
Cho biết các khái niệm sau đây có mối quan hệ gì với nhau? Vẽ sơ đồ.
a) Số thực, số nguyên tố, số chẵn, số tự nhiên, số hữu tỷ, số tự nhiên lẻ.
b) Chim đa đa, chim cánh cụt, chim sáo, chim, chim không bay được, chim biết bay.
Nguyên tố hóa học, hợp chất hóa học, chất hóa học, kim loại, phi kim.
Từ điển, từ điển Anh – Việt, từ điển bách khoa, sách tra cứu, sách.
Người Việt Nam, người Bình Thuận, người dân tộc ít người, người
Êđê, người Đắk Lắk.
Số chia hết cho 3, Số chia hết cho 6, Số chia hết cho 9
Nhà khoa học, giảng viên, giáo sư, nhà quản lý, người Việt Nam, nhà
khoa học nữ Việt Nam, giáo sư Việt Nam.
Người lao động, nông dân, trí thức, công nhân.
Nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà cách mạng,
Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.
Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên.
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức, phường Hiệp Bình Chánh,
Thành phố, Đà Nẵng.
Tứ giác, tam giác, hình thoi, hình thang, hình bình hành, hình vuông, hình
chữ nhật, tứ giác có bốn góc bằng nhau, tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Khái niệm, khái niệm khẳng định, khái niệm phủ định, khái niệm đơn
nhất. 18. Mở rộng khái niệm dịch covid 19 cho chính xác với hiện thực?
Thu hẹp khái niệm phương tiện giao thông? lOMoAR cPSD| 41487872 61
Các định nghĩa sau đây logic hay không hợp logic? Nếu không hợp
logic thì nó vi phạm quy tắc gì trong định nghĩa?
Người chân chính là người thật thà.
Người lương thiện là người tốt.
Tiền là đầy tớ tốt và là ông chủ tồi.
Nghệ sỹ là người diễn trên sân khấu.
Chân lý là hệ thống tri thức.
Quy luật là mối liên hệ khách quan.
Logic học là khoa học về các quy luật của tư duy.
Tiêu hôn là việc hủy kết hôn trái pháp luật.
Nhà ngoại giao là người nhớ ngày sinh của các phụ nữ, nhưng lại không
nhớ được tuổi của vợ ông ta.
Kinh nghiệm sống là cái lược cho bạn ở cuối cuộc đời, khi bạn đã không
còn tóc nữa.
Kinh doanh là sự phối hợp của chiến tranh và thể thao.
Hãy chỉ ra những lỗi logic trong phân chia khái niệm dưới đây:
Triết học: duy tâm, duy vật, biện chứng, siêu hình, nhất nguyên luận, nhị
nguyên luận, duy nghiệm, duy lý.
Mâu thuẫn: mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn bên
trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn đối kháng, mâu thuẫn không đối kháng.
Khái niệm: khái niệm khẳng định, khái niệm phủ định, khái niệm chung, khái
niệm đơn nhất, khái niệm ảo, khái niệm thực, khái niệm cụ thể, khái niệm trừu tượng.
Hãy phân chia các khái niệm sau theo ít nhất ba tiêu chí khác nhau : câu,
kiểm tra, lao động, tư duy, gia đình, thành phố, lịch sử, khoa học, xã hội. lOMoAR cPSD| 41487872 62 Chương 4 PHÁN ĐOÁN
Khái quát về phán đoán Phán đoán là gì?
Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng, trong đó khẳng định hoặc
phủ định một tình trạng nào đó của đối tượng. Phán đoán thể hiện dưới hình thức
ngôn ngữ là câu, được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các hạn từ1 theo một trật
tự nhất định nhằm khẳng định hoặc phủ định về một tình trạng nào đó của đối tượng
như thuộc tính, sự tồn tại của đối tượng hay mối quan hệ giữa các đối tượng.
Chẳng hạn, phán đoán “Hoa là học sinh giỏi” là sự liên kết của hạn từ
Hoa và hạn từ học sinh giỏi, để khẳng định thuộc tính học sinh giỏi của Hoa.
Chẳng hạn, phán đoán “Quan chức tham nhũng thì không liêm khiết” là sự
liên kết của hạn từ quan chức tham nhũng với hạn từ liêm khiết để phủ định thuộc
tính liêm khiết của quan chức tham nhũng. Theo đó, quan chức tham nhũng thì
không thể liêm khiết, đã liêm khiết thì không thể là quan chức tham nhũng.
Logic học hình thức truyền thống chỉ nghiên cứu phán đoán với giá trị xác
định. Đó là những phán đoán mang một trong hai giá trị logic là đúng hoặc sai.
Tính đúng, sai của phán đoán không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do
hiện thực khách quan quy định. Do vậy, trong nghiên cứu khoa học, tính đúng, sai
của phán đoán được thiết lập qua quá trình nghiên cứu lâu dài.
1.2. Phán đoán với câu
Phán đoán thuộc về phạm trù của logic học, còn câu thuộc về phạm trù của
ngôn ngữ học. Do vậy, phán đoán có cấu trúc logic như nhau ở mọi dân tộc, mang
tính phổ biến của tư duy loài người. Còn câu có cấu trúc ngữ pháp thể hiện đặc điểm
riêng của từng ngôn ngữ do điều kiện lịch sử của từng dân tộc quy định, nghĩa là ở
các ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau, kết cấu ngữ pháp của câu là khác nhau.
Hạn từ (term) hay thuật ngữ, chỉ một tập hợp trong đó có thể gồm một hay nhiều đối tượng, hoặc
không chứa đối tượng nào (rỗng). Hạn từ không nhất thiết phải là một khái niệm. lOMoAR cPSD| 41487872 63
Trong cùng một ngôn ngữ, thì một phán đoán có thể được biểu đạt bằng nhiều
câu khác nhau (“Bình là bạn của Nam” và “Bình và Nam là bạn bè của nhau”). Và
cũng do tính đa dạng của câu trong ngôn ngữ tự nhiên mà muốn biểu thị một
phán đoán trong trường hợp cấu trúc đầy đủ của phán đoán đó không được thể
hiện tường minh trong câu, ta phải thực hiện thao tác chuẩn hóa phán đoán1, tức
đưa phán đoán về dạng chuẩn tắc. Chẳng hạn, câu “Ai mà chẳng phải chết” được
chuẩn hóa thành phán đoán “Mọi người đều phải chết”,…
Bên cạnh đó, phán đoán bao giờ cũng được chuyển tải bởi câu, nhưng không
phải câu nào cũng là phán đoán. Xét về tính chất, câu được chia thành bốn loại:
câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh. Trong bốn loại câu, chỉ có
câu trần thuật có khả năng chuyển tải phán đoán bởi nó là loại câu đưa ra thông
tin mang ý nghĩa khẳng định hay phủ định, thoả mãn được đặc điểm về tính có giá
trị logic của phán đoán. Chẳng hạn, các câu sau đây là phán đoán: Chất độc da
cam gây nhiều di chứng cho con người; cá chép không sống ở nước mặn; nhôm là
kim loại kiềm… Các câu sau đây không phải là phán đoán: Cho tôi hỏi mấy giờ
rồi? (câu nghi vấn); trời ơi, sao mà số phận tôi khổ quá! (câu cảm thán); hãy đánh
cho chúng không còn một manh giáp! (câu mệnh lệnh). Những câu trên không phải
là phán đoán, vì nó không khẳng định hay phủ định thuộc tính nào đó của đối
tượng, cũng không thể nói rằng chúng phản ánh đúng hay sai về đối tượng.
1.3. Phân loại phán đoán
1.3.1. Xét theo giá trị
Phán đoán chân lý: phán đoán phù hợp với hiện thực khách quan.
Ví dụ: Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình êlíp.
Phán đoán phi lý: phán đoán không phù hợp với hiện thực khách
quan. Ví dụ: Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
Xem ở phần Chuẩn hóa phán đoán trong chương này. lOMoAR cPSD| 41487872 64
1.3.2. Xét theo tình thái
Phán đoán tất yếu (hay phán đoán tất nhiên): Phán đoán mà giá trị luôn
được xác định trong mọi không gian và mọi thời gian.
Ví dụ: Cá thì sống dưới nước; kim loại thì dẫn điện; con người thì phải chết.
Phán đoán hiện thực (hay phán đoán minh nhiên): Phán đoán mà giá trị
được xác định trong một không gian nhất định, thời gian cụ thể, điều kiện, mối
quan hệ cụ thể.
Ví dụ: Nước sôi ở 100o C (với áp suất bình thường 1 atmosphere trên Trái
Đất). Dân số Việt Nam năm 2020 là 100 triệu người…
Phán đoán khả năng (hay phán đoán xác suất, phán đoán cái nhiên): phán
đoán chưa xác định được chính xác giá trị, có thể đúng mà cũng có thể sai, là
những phán đoán có tính dự báo, đoán định về những điều chưa chắc chắn.
Ví dụ: Trên Sao Hỏa có thể có sự sống. (Phán đoán đó sẽ đúng nếu trên
Sao Hoả có sự sống và có thể sai nếu trên Sao Hoả không có sự sống).
1.3.3. Xét theo nội hàm của thuộc từ
Phán đoán được phân thành ba loại:
Phán đoán thuộc tính (phán đoán nhất quyết, phán đoán xác quyết, phán
đoán đặc tính) là loại phán đoán khẳng định hay phủ định mối liên hệ giữa đối
tượng với thuộc tính nào đó. Ví dụ: Hoa học giỏi và hát hay; Nam không phải là
sinh viên; sắt là kim loại.
Đây là loại phán đoán tiêu biểu và có vị trí quan trọng trong tư duy logic. Do
vậy, trong logic học truyền thống, người ta chủ yếu nghiên cứu loại phán đoán này.
Phán đoán quan hệ là loại phán đoán phản ánh mối quan hệ giữa các đối tượng.
Ví dụ: “Hôm nay nóng hơn hôm qua”; “Bình là bạn của Nam và là anh trai của Hoa”.
Phán đoán tồn tại là loại phán đoán khẳng định hay phủ định sự tồn tại của
đối tượng. Ví dụ: “Ngày nay đấu tranh giai cấp vẫn còn diễn ra mạnh mẽ”; “Tệ
nạn xã hội đang tồn tại trong thế giới loài người”.