BÀI 1 :
THIÊN CHÚA NÓI VỚI TA
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa hôm nay chúng con bước vào giờ học đầu tiên của chương trình Kinh
Thánh. chương trình nói về tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người chúng
con. Xin Chúa thương ban Thánh Thần của Chúa cho chúng con để nhờ ơn khôn ngoan
soi sáng của Thánh Thần, chúng con thể nhận ra được tiếng nói yêu thương của
Chúa và mạnh dạn để cho tình yêu Chúa dẫn dắt cuộc đời chúng con.
(Đọc kinh cúi xin Chúa sáng soi).
Viết tựa đề bài học : THIÊN CHÚA NÓI VỚI TA
Lời Chúa : 1Sm 3,1-10.19
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Tháng 12 m 1968, ba phi nh gia của M Andres, Lowell và Borman lần đầu
tiên bay quanh mặt trăng. Cả thế gii hồi hộp theo dõi h qua màn ảnh nhỏ. Bỗng người
ta nghe thấy ba nhà phi nh vũ trtrên con u Apollo đọc lớn tiếng trang đầu của Kinh
Thánh : “Lúc khởi đu, Thiên Chúang tạo trời đất... Thiên Chúa phán : “Hãy có ánh
ng ánh ng liền ... Thiên Chúa phán : “Hãy tinh (lớn) trên bầu trời để
phân biệt ny đêm và soi ng mặt đất”... Thiên Chúa tạo dựng hai vì tinh tú lớn, Vì
lớn hơn Chúa chỉ ban ngày, nhhơn Chúa chban đêm... (St 1,1-31).
Thế rồi Borman, một trong ba phi hành gia, cất lời cầu nguyện : “Lạy Chúa,
xin ban cho chúng con khả năng nhận biết tình yêu của Chúa trong thế giới. Xin ban
cho chúng con đức tin, đức cậy và lòng nhân ái dù rằng chúng con rất yếu đuối. Xin
cho chúng con sự hiểu biết để chúng con tiếp tục cầu nguyện... ”.
Thiên Chúa đã nói, Ngài đang nói và sẽ vẫn nói với con người về tình yêu của
Ngài, Ngài không chỉ nói trong Kinh Thánh, nơi lương tâm cuộc sống của chúng
ta, nhưng còn cả trong thiên nhiên nữa. Như ba nhà du hành trụ, mỗi người chúng
ta đều thể nhìn vào thiên nhiên mà nhận ra tiếng của Thiên Chúa đang nói với
chúng ta.
Mời các em cùng đứng lên nghe Lời Chúa, hy vọng mỗi người trong chúng ta
cũng như Samuel nghe thấy tiếng Chúa đang gọi mình.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA.
1Sm 3,1-10.19
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Dẫn giải Lời Chúa :
- Các em vừa nghe sách gì ? (Samuen quyển thnhất)
- Đoạn sách này kể câu chuyện gì ? (Chúa gọi Samuen)
Chắc chắn là Samuen vô cùng ngạc nhiên và bỡ ngỡ. Điều này cho thấy Thiên
Chúa là đấng siêu việt, vượt xa tâm hiểu biết của con người, vì thế để cho con người
phần nào hiểu về mình Thiên Chúa đã lên tiếng. Ngài đã lên tiếng với con người từ
ngàn xưa qua các tổ phụ, các tiên tri... Ngài cũng đã lên tiếng với tất cả mọi người
qua mọi thời đại. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn sách Samuen mà các
em vừa nghe công bố.
Học sinh thảo luận : (GLV nêu câu hỏi gợi ý, học sinh phát biểu và GLV ghi
lại trên bảng để dễ đúc kết)
1/ Có mấy nhân vật :
- Có ba : Thiên Chúa Thầy Hêli – Samuen.
2/ Nhân vật chính : Thiên Chúa.
3/ Từ ngữ chính :
“Thiên Chúa đã gọi” (câu 4).
“Thiên Chúa lại gọi” (câu 6).
4/ Câu tóm ý : “Lạy Thiên Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”
(câu 10).
5/ Tựa đề : “Thiên Chúa gọi Samuen”.
Giáo lý viên đúc kết.
(Giáo lý viên tổng kết lại những điều học sinh vừa phát biểu)
Chúng ta đã thấy Thiên Chúa kêu gọi Samuen như thế nào, bây giờ chúng ta
tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về đề tài Thiên Chúa nói với con người trong phần sau đây.
A. THIÊN CHÚA ĐÃ NÓI.
HƯỚNG DẪN :
Rất nhiều người nghĩ rằng : Thiên Chúa chẳng bao giờ lên tiếng cả, khi họ cầu
nguyện ng không thấy Thiên Chúa nói với họ, khi họ buồn hay vui ng không nghe
thấy Thiên Ca chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn của họ. Thế nhưng, thực sự Thiên Chúa
đã lên tiếng, Ngài đã phán bảo với nhiều tổ phụ của dân Israel, với các tiên tri trong
Cựu Ước. Ngày nay Thiên Chúa vẫn lên tiếng với chúng ta, qua các vị chủ chăn trong
Hội Thánh ncác Giám Mục, Linh Mục... qua tiếng nói ơng tâm của mỗi người.
HS GHI :
Thiên Chúa nói với tất cả mọi người không trừ ai. Khi lắng nghe lời nhắn gửi
của vạn vật và tiếng nói của lương tâm, trí khôn tự nhiên của con người có thể nhận
ra chắc chắn có Thiên Chúa.
B. THIÊN CHÚA NÓI BẰNG VIỆC LÀM.
HƯỚNG DẪN :
Khi nhìn vào sự đại của vũ trụ, của trái đất con người cũng có thể nhận ra
được tiếng nói yêu thương của Thiên Chúa. Tất cả mọi nhu cầu của con người đã được
Thiên Chúa sắp sẵn cho ngay bên mình. (GLV đưa ra dẫn chứng cụ thể: ăn, uống, hít
thở… ).
HS GHI :
Để dạy loài người nhận ra tình yêu của Ngài, Thiên Chúa đã chứng tỏ tình yêu
bằng hành động (tạo dựng vạn vật trụ dựng nên con người trao cho toàn quyền
sử dụng).
C. THIÊN CHÚA NÓI BẰNG LỜI.
HƯỚNG DẪN :
Cha mẹ yêu thương con bằng cả cuộc sống hy sinh trong âm thầm. Nhưng
nhiều khi cha mbuộc phải nói ra tình thương, về những sự vất vả đã chịu đựng
con cái. Nếu không nói ra, con cái không thể hiểu hết được tấm lòng cha mẹ.
Thiên Chúa cũng thế. Ngài đã nói với con người bằng chính ngôn ngữ của con
người, để mời gọi con người từ bỏ tội lỗi, trở về sống thân tình với Ngài.
HS GHI :
Qua tiên tri Isaia Thiên Chúa muốn khẳng định rằng Ngài yêu thương ta hơn
cha mẹ: “Dù người mẹ nào quên con mình đi nữa, Ta vẫn không bao giờ quên con”
(Is 49,15).
D. THIÊN CHÚA NÓI TẤT CẢ NƠI ĐỨC GIÊSU KITÔ.
HƯỚNG DẪN :
Như thư Do Thái viết : “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã phán
dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ : nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã
phán dạy chúng ta nơi Người Con” (Dt 1,1-2).
Nơi Đức Kitô, Thiên Chúa đã nói hết những cần thiết cho Ơn Cứu Độ của con
người. Hội Thánh nhiệm vụ gìn giữ kho tàng mặc khải đó trung thành chuyển
lại cho chúng ta. Qua Hội Thánh, Thiên Chúa vẫn tiếp tục nói với chúng ta hôm nay,
trong hoàn cảnh này.
HS GHI :
Đức Giêsu Kitô là đỉnh cao nhất của mặc khải. Ngài là lời nói cuối cùng trọn
vẹn của Chúa Cha nói với loài người (SGLGG 65-67). Muốn nghe được lời Thiên Chúa
phải đến với Đức Giêsu Kitô.
V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói : “Không ai đến được với Cha mà không qua
Thầy”. Chúng con tin Chúa là đường dẫn chúng con đến được với Chúa Cha. Xin dạy
bảo chúng con về Thánh ý của Chúa Cha, vì ChúaNgôi lời hằng sống của Cha. Xin
Chúa ánh sáng soi chiếu đời sống chúng con, để như Samuel chúng con thể
nhận ra tiếng Chúa gọi trong từng giây, từng phút, mau mắn đáp lại. Chúng con
cầu xin Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị muôn đời. Amen.
VI- SINH HOẠT.
Tập hát : Lắng nghe Lời Chúa (“Xin cho con biết lắng nghe…”)
VII- BÀI TẬP.
1/ Thiên Chúa nói với :
a. Chỉ một mình Samuel.
b. Người đạo đức thánh thiện.
c. Tất cả mọi người.
2/ Lời nói của Thiên Chúa được thể hiện qua :
a. Việc tạo dựng vũ trụ.
b. Các tiên tri thời Cựu Ước.
c. Đức Giêsu Kitô.
d. Cả a, b, c đều đúng.
VIII- SỐNG LỜI CHÚA:
Bài học hôm nay cho ta thấy :
u thương Thiên Chúa đã tỏ nh cho nhân loại trong Kinh Thánh, trong thiên
nhiên, trong đời sống của mỗi người chúng ta.
* Quyết tâm : Theo học lớp Kinh Thánh này một cách siêngng và nghiêm túc.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
Lạy Chúa một giờ học đã qua đi, chúng con xin tạ ơn Chúa đã cho chúng con
được lắng nghe Lời Chúa.
Xin giúp chúng con siêng năng và nghiêm túc theo học lớp giáo lý Kinh Thánh
này.
Để nhhọc hỏi, Lời Chúa sẽ thấm nhuần trong m hồn chúng con thánh
hóa tâm hồn chúng con, giúp chúng con trở nên người con ngoan của Chúa, biết làm
vinh danh Chúa trong đời sống chúng con.
(Đọc kinh sáng danh).
BÀI 2 :
KINH THÁNH,
SÁCH GHI LẠI LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, chúng con dâng lên Chúa giờ học giáo lý này. Xin Chúa thương ban
ơn thánh hoá, ban ơn soi sáng, giúp chúng con hiểu Lời Chúa biết áp dụng vào
cuộc sống của chúng con.
(Đọc kinh cúi xin Chúa sáng soi).
1/ Ôn bài cũ và kiểm tra việc thực hiện điều quyết tâm :
+ Ôn bài
a. Thiên Chúa có nói không ? Nếu có Thiên Chúa nói với ai ?
- Thiên Chúa có nói, Ngài nói với tất cả mọi người chúng ta không trmột ai.
b. Ai, hay điều gì là lời duy nhất, hoàn hảo và trọn vẹn của Chúa Cha ?
- Đức Giêsu Kitô.
+ Kiểm tra quyết tâm (Nhắc nhở : học giáo lý siêng năng và nghiêm túc.)
2/ Viết tựa đề bài học:
Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục bài mới, các em hãy viết tựa đề bài học hôm nay:
KINH THÁNH, SÁCH GHI LẠI LỊCH SỬ CỨU ĐỘ.
Lời Chúa : Ga 20,30-31.
II- DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Ngày nay trong nhiều tờ báo cũng như các tờ tạp chí, đặc biệt trong báo mực
tím ta thường thấy mục “tìm bạn bốn phương”. Trong mục này người ta thường
giới thiệu về mình và đưa ra những cá tính, sở thích để tìm cho mình một người bạn
cùng sở thích hay hợp với mình. Nhiều bạn trngày nay cũng muốn có được nhiều
thông tin về những ngôi sao bóng đá, ca nhạc, hay điện ảnh càng nhiều càng tốt. (dẫn
chứng).
lẽ phần nào cũng vậy, Thiên Chúa đã dùng ngôn ngữ của chính con người
để mặc khải cho con người về một kế hoạch yêu thương đại mà Ngài dành cho con
người.
Lời của Thiên Chúa giới thiệu về Ngài đã được ghi lại trong sách Kinh Thánh.
Vậy muốn biết Thiên Chúa đương nhiên ta không thể bỏ qua Kinh Thánh thật đáng
tiếc nếu chúng ta lại không đi tìm hiểu Thiên Chúa Đấng mà nhờ Ngài con người
vạn vật được hiện hữu cũng chính Ngài nơi chúng ta sẽ tìm được hạnh
phúc và sự sống đời đời.
III- CÔNG BỐ LỜI CHÚA.
Ga 20, 30-31.
IV- GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Dẫn giải Lời Chúa :
Thánh Gioan, người sống cùng thời với Chúa Giêsu cũng môn đệ của Chúa
đã khẳng định : Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ và một trong số những phép lạ đó
đã được ghi chép lại trong Kinh Thánh đchúng ta tin Đức Giêsu Đấng Kitô Con
Thiên Chúa.
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng thảo luận :
Thảo luận :
1/ Từ ngữ chính : “... những điều đã được chép ở đây...”
2/ Câu tóm ý : “Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu
Đấng Kitô Con Thiên Chúa, và để anh em tin được sống nhờ danh Ngài”
(Câu 31)
3/ Tựa đề : “Đức Giêsu Kitô là trung tâm của sách Kinh Thánh”.
* Dẫn vào bài học :
Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa nói với loài người. Suốt 2000 năm qua, Kinh
Thánh đã gây nhiều ảnh hưởng hơn bất kỳ cuốn sách nào. Kinh Thánh trọn bộ được
dịch sang 363 ngôn ngữ. Hiện nay số lượng Kinh Thánh được in ra trên 2,5 tỷ quyển.
Biết bao người đã tìm thấy ánh sáng cho đời mình trong quyển Kinh Thánh. Biết bao
kiệt tác trên thế giới vvăn chương, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc... đã được gợi hứng
từ Kinh Thánh.
A. HÌNH THỨC.
HƯỚNG DẪN : Hình thức của Kinh Thánh gồm có Cựu Ước và Tân Ước :
1. Cựu Ước :
- Gồm 46 cuốn chung với đạo Do Thái.
- Hầu hết đưc viết bng tiếng Hip-ri, mt s bằng tiếng Hy Lạp.
- Được viết trong khoảng thời gian từ năm 1.200 đến năm 50 trước Công
Nguyên.
2. Tân Ước :
- Gồm 27 cuốn sách riêng của đạo Chúa Kitô.
- Đều được viết bằng tiếng Hy Lạp.
- Hình thành trong nửa sau của thế kỷ I.
- Bn sách Tin Mừng là trung tâm đim của Kinh Thánh vì chúng trực tiếp cho ta biết
cuc đời và lời dy ca Chúa Giêsu.
HS GHI : Hình thức của Kinh Thánh gồm Cựu Ước Tân Ước. Cựu Ước gồm
46 cuốn và Tân Ước gồm 27 cuốn.
B. NỘI DUNG.
HƯỚNG DẪN : Có 3 giai đoạn.
1. Thời Cựu Ước :
Nói lên tình thương của Thiên Chúa qua công trình tạo dựng (vạn vật con
người). Nhưng con người đã vô ơn ngỗ nghịch chống lại Ngài. Tuy nhiên Thiên Chúa
không chấp tội, lại hứa ban Đấng Cứu Độ.
2. Thời kỳ Đức Kitô :
Đến giờ đã định, Thiên Chúa cho Đấng Cứu Thế ra đời, Ngài chính là Con Một của
Thiên Chúa đã trở thành con người để làm cho ta trở thành con Thiên Chúa.
3. Thời của Hội Thánh :
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha Chúa Giêsu đã gửi Chúa Thánh Thần đến
để hướng dẫn Hội Thánh mà Chúa Giêsu đã thiết lập, để Hội Thánh tiếp tục công việc
của Chúa Giêsu đem Ơn Cứu Rỗi đến cho mọi người.
HS GHI : Nội dung Kinh Thánh là lịch sử cứu độ, với ba giai đoạn : Thời của Cựu
Ước, thời kỳ Đức Kitô sống ở trần gian và thời của Hội Thánh.
V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Cha Thiên Chúa giàu lòng nhân hậu, chúng con tạ ơn Cha Cha đã mặc
khải cho chúng con về tình yêu của Cha bằng ngôn ngữ của loài người chúng con
trong sách Kinh Thánh. Như lời Thánh Vịnh (Tv 105) chúng con xin được xác tín rằng
: “Lời Chúa ngọn đèn soi cho con bước ánh sáng chỉ đường con đi”. Xin cho
chúng con luôn hăng say học hỏi yêu mến Lời Chúa, đLời Chúa dẫn chúng con
về với Cha Thiên Chúa duy nhất, chân thật, toàn năng giàu lòng từ ái, chúng
con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
VI- SINH HOẠT. (Tập hát)
VII- BÀI TẬP.
1. Kinh Thánh là:
a. Lời của Thiên Chúa. b. Lời của TC dành cho con người.
c. Lời của Thiên Chúa mặc khải cho con người về chương trình Cứu Độ của Ngài.
2. Hình thức Kinh Thánh gồm :
a. 3 phần. b. 2 phần : Cựu Ước 26 cuốn – Tân Ước 27 cuốn.
c. 2 phần : Cựu Ước 46 cuốn Tân Ước 27 cuốn.
3. Nội dung Kinh Thánh :
a. Có 3 thời kỳ. b. Có 5 thời kỳ. c. Có 6 thời kỳ.
VIII- SỐNG LỜI CHÚA :
- Bài học cho ta thấy : Kinh Thánh chính là lời của Thiên Chúa.
* Quyết tâm : Kính trọng và yêu mến Lời Chúa : nghiêm trang sốt sắng lắng nghe
Lời Chúa trong Thánh Lễ và trong lớp giáo lý.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
- Cám ơn Chúa.
- Xin Chúa giúp thực hiện điều quyết tâm.
- Đọc kinh sáng danh.
BÀI 3 :
KINH THÁNH, LỜI THIÊN CHÚA NÓI VỚI TA
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa Chúa đã ban cho chúng con có thời giờ
để đến đây cùng nhau học hỏi Lời Chúa. Xin cho chúng con nghe thấy tiếng Chúa dạy
dỗ bảo ban chúng con trong giờ học này.
(Đọc kinh lạy Cha)
1. Kiểm tra bài cũ và điều quyết tâm.
+Kiểm tra bài cũ :
a/ Mặc khải của Thiên Chúa được nghi chép lại ở đâu ?
- Trong sách Kinh Thánh.
b/ Mặc khải của Thiên Chúa được ghi chép lại dưới sự hướng dẫn của ai ?
- Chúa Thánh Thần.
c/ Cho biết ngắn gọn về hình thức và nội dung của sách Kinh Thánh ?
- Hình thức gồm có : Cựu ước và Tân ước.
- Nội dung : 3 giai đoạn : Thời Cựu Ước - Thời Đức Kitôâ- Thời Hội Thánh.
+ Kiển tra quyết tâm
2. Viết tựa đề bài học.
KINH THÁNH LỜI THIÊN CHÚA NÓI VỚI TA.
* Lời Chúa : 2 Tm 3, 14- 17.
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
Người ta kể một câu chuyện vui rằng :
người đàn bà đi siêu thị, đi thăm từng gian hàng, tình cờ đến một gian
hàng thấy người bán hàng trông rất quen, nhìn kỹ thì chính người đó là Chúa Giêsu,
bà liền hỏi :
- Này Chúa Giêsu ! Ngài bán gì vậy ?
- Đây là bán đủ thứ không thiếu một thứ gì.
Bà suy nghĩ một chút rồi yêu cầu :
- Này Chúa, xin Chúa bán cho con hạnh phúc, bình an, kiên nhẫn, lòng can
đảm, tình yêu … không chỉ cho con thôi mà còn cho chồng con và những đứa con con
nữa!
Chúa Giêsu đáp :
- đây Ta chỉ bán hạt giống thôi. Ta không bán hoa quả đâu ! Ngươi tự về
gieo lấy và nó sẽ sinh hoa quả cho ngươi.
Hạt giống của hoan lạc, hạnh phúc, hạt giống của vui tươi, bình an, hy vọng …
Thiên Chúa đã tặng ban cho con người trong sách Kinh Thánh. Để cho những hạt
giống này thsinh hoa kết trái phần lớn là do công sức vun trồng của chúng ta.
Đó là cách chúng ta lắng nghe, tiếp nhận Lời Chúa và đem ra thực hành. Cũng như
những người nông dân, để cho mùa màng được xanh tươi, cây cối sai bông trĩu quả
thì phải biết cách chăm sóc vun trồng. Chắc chắn tâm hồn con người cũng sẽ gặt hái
được hoan lạc, bình, hạnh phúc, nếu biết lắng nghe Lời Chúa đem ra thực hành
như lời thánh Phaolô nhắn gửi cho Timôthê sau đây. Mời các em đứng lên lắng nghe
Lời Chúa.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA
2 Tm 3, 14 - 17.
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1. Dẫn giải Lời Chúa:
-Đây là đoạn văn trích trong thư của Thánh Phaolô gửi cho ai? (Gửi cho người
môn đệ thân tín của Ngài là Đức Cha Timôthê).
-Ngay câu đầu của đoạn văn thánh Phaolô đã khuyến khích môn đệ của mình
thế nào? (“Hãy giữ vững những gì anh đã học được và đã tin chắc”).
-Thánh Phaolô đã nói với Đức Cha Timôthê thế nào về Sách Thánh? (Thánh
Phaolô đã viết : Sách Thánh có thể dậy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu
độ, nhờ lòng tin vào Đức Kitôâ”.
Để biết tại sao Sách Thánh lại thể đem lại ơn cứu độ, các em hãy cùng nhau
thảo luận về đoạn thư của Thánh Phaolô này.
2. Thảo luận :
Chúng ta cùng thảo luận xem đâu là các từ ngữ quan trọng của đoạn văn : Sách
Thánh, linh hứng.
Từ ngữ chính yếu : Linh hứng.
- Linh : thuộc về Chúa Thánh Thần.
- Hứng : thuộc cảm xúc, cảm động.
- Linh hứng : ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần ban cho những người viết ra
Kinh Thánh.
Câu tóm ý :
“Tất cả những được viết trong sách Thánh đều được Thiên Chúa linh hứng
và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (c.
6).
Tựa đề ngắn.
“Thiên Chúa là tác giả chính của sách Kinh Thánh”
3. Bài học :
Kinh Thánh một công trình đại về văn học nghệ thuật, tuy nhiên Kinh
Thánh không đơn thuần lời con người Kinh Thánh trước hết lời của Thiên
Chúa, vậy chúng ta cùng tìm hiểu tác giả, giá trị của Kinh Thánh tại sao ta nên
siêng năng đọc Kinh Thánh.
Tác giả.
-Hướng dẫn :
Kinh Thánh là một bộ sách được viết bởi nhiều tác giả trong khoảng thời gian
lâu dài, hơn 12 thế kỷ. Ngôn ngữ được sử dụng trong Kinh Thánh tiếng Hip-
ri, Aram, Hylạp. Những người viết các sách trong bộ Kinh Thánh phần lớn những
người Do Thái.
Tuy nhiên các tác giả này lại những người được ơn linh hứng của Chúa Thánh
Thần, nhờ đó họ viết ra một cách không lầm những Thiên Chúa muốn mặc khải
cho con người những gì cần thiết để con người được ơn cứu độ.
Bởi thế Kinh Thánh là lời Thiên Chúa, Thiên Chúa là tác giả chính. Ngài cần s
cộng tác của con người ngôn ngữ của con người để giúp con người hiểu được ý
định của Thiên Chúa.
(Đọc phần một : TÁC GIẢ)
* Học sinh ghi :
Chính Chúa Thánh Thần đã tác động và soi dẫn cho những người Thiên Chúa
đã chọn để họ, mỗi người mỗi cách viết lên những điều Thiên Chúa muốn họ viết ra
vì ơn cứu độ chúng ta.
Giá trị của Kinh Thánh.
- Hướng dẫn :
Xét về phương diện văn học thì không cuốn sách nào phong phú đa dạng
như Kinh Thánh. Đây là một công trình vĩ đại về văn học. Kinh Thánh được xem như
một thư viện nhỏ bao gồm 73 cuốn sách dài ngắn khác nhau. Chứa đựng cả một
kho tàng phong phú vối đủ mọi thể loại văn chương, từ lịch sử, triết lý, luật pháp,
thơ truyện cho đến các bản Thánh Ca, tình ca, ca dao, tục ngữ, châm ngôn. các lời
tiên tri, những lời cầu nguyện…
Tuy nhiên giá trị Kinh Thánh không chỉ dừng lại ở đó, vì Kinh Thánh không đơn
thuần lời con người nhưng còn lời Thiên Chúa. Đây bản chất đích thật của Kinh
Thánh khiến Kinh Thánh luôn có giá trị cho mọi người trong mọi thời đại.
Tuy Kinh Thánh được viết ra bởi nhiều người, mỗi người một cách viết và viết
trong mỗi thời đại khác nhau, nhưng vì được Chúa Thánh Thần linh hứng nên tất cả
các phần trong Kinh Thánh đều liên đới và ăn khớp với nhau chặt chẽ như sách Giáo
Công Giáo đã viết : “Tất cả Kinh Thánh là một cuốn sách và là cuốn sách duy nhất
đó Chúa Kitôâ, bởi tất cả Kinh Thánh nói về Chúa Kitôâ hoàn tất nơi Chúa
Kitôâ”. thế Hội Thánh luôn tôn kính Kinh Thánh như thân thể Chúa Kitôâ xem
Kinh Thánh là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin.
(Đọc phần II : GIÁ TRỊ CỦA KINHTHÁNH).
* Học sinh ghi :
Kinh Thánh không có ý dậy các khoa học đời. Nội dung chính của Kinh Thánh
là chân lý cứu độ : “Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu
Đấng Kitôâ Con Thiên Chúa để anh em tin được sống nhờ danh Ngài” (Ga
20, 31)
Đọc Kinh Thánh.
Hướng dẫn :
Nhận ra được tầm quan trọng giá trị của Kinh Thánh các nghị phụ Công
đồng Vaticanô II đã thiết tha nhắn gửi các Kitôâ hữu: Hãy ng đọc Kinh Thánh”.
Công đồng cũng lập lại lời thánh Giêrônimô : Không biết Kinh Thánh không biết
Đức Kitôâ”.
nhiều cách để học hỏi Kinh Thánh: qua lời giảng của các linh mục trong
Thánh lễ, qua các lớp học hỏi về Kinh Thánh, đọc các sách suy niệm Lời Chúa..
Để thăng tiến bản thân, ta nên thường kiểm điểm dưới ánh sáng đoạn Lời Chúa
vừa đọc. Dành ít phút thinh lặng cầu nguyện để cho Lời Chúa thấm vào lòng
hướng dẫn đời sống hằng ngày của chúng ta
(Đọc phần III : ĐỌC KINH THÁNH).
* Học sinh ghi :
Đọc Kinh Thánh thường xuyên sẽ được nhiều ơn soi sáng, được bình an được
nâng đỡ để sống theo ý Thiên Chúa.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ.
1. Gợi tâm tình.
Các em thân mến,khi nhìn trời đất muôn vật,khi tìm hiểu về lương tâm, lý trí
chúng ta chỉ nhận biết Thiên Chúa. Nhưng để biết Ngài ai, dự tính của Ngài dành
cho ta mọi người thế nào thì trí ta không thể biết được. thương ta, chính
Thiên Chúa đã mặc khải cho ta biết về Ngài dự tính của Ngài. Những điều Ngài
cho ta biết đã được ghi lại trong Sách Kinh Thánh. Chúng ta cùng nhau dâng lời tạ
ơn Ngài.
2. Lời nguyện.
Lạy Cha Thn Chúa giầu ng nhân hậu, chúng con tạ ơn Cha vì Cha đã mặc
khải cho chúng con về tình u của Cha bằng ngôn ngữ của loài người chúng con trong
ch Kinh Thánh. Như lời Thánh Vịnh : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con ớc, là ánh
ng chỉ đường con đi”, xin cho chúng con luôn chăm chỉ học hỏi yêu mến Lời Chúa
để Lời Chúa hướng dẫn cng con về với ChaThiên Chúa duy nhất, chân thật, toàn
ng và giầu lòng từ ái. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kiâ Chúa chúng con. Amen.
VI. SINH HOẠT GIÁO LÝ
VII. BÀI TẬP
1. Tác giả chính của Kinh Thánh là :
a/ Các ngôn sứ.
b/ Nhiều tác giả.
c/ Người Do thái.
d/ Thiên Chúa
2. Cho biết giá trị của Kinh Thánh
a/ Giảng dạy, biện bác.
b/ Giải thích khoa học
c/ Giáo dục để trở nên công chính.
d/ a và c đều đúng.
3. Muốn hiểu đúng Kinh Thánh ta phải :
a/ Mở lòng ra với ơn soi sáng.
b/ Cầu nguyện xin được ơn hiểu biết.
c/ Theo sự hướng dẫn, giải thích của Hội Thánh.
d/ Cả ba câu a, b, c, đều đúng.
VIII. SỐNG LỜI CHÚA
Bài học hôm nay giúp cho chúng ta biết rằng:
* Sách Kinh Thánh chính là lời Thiên Chúa nói với chúng ta.
* Thiên Chúa muốn chúng ta siêng năng đọc Kinh Thánh đem ra thực hành
trong cuộc sống hằng ngày.
Quyết tâm : Yêu mến và chú tâm lắng nghe Lời Chúa trong mỗi Thánh Lễ.
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy Chúa, giờ học đã kết thúc, chúng con cảm tạ Chúa đã giúp chúng con hiểu
được giá trị của sách Kinh Thánh. Xin Chúa giúp chúng con biết thực hành điều chúng
con đã quyết tâm chăm chú lắng nghe Lời Chúa trong mỗi Thánh lễ. Giờ đây chúng
con ra về với ước nguyện Lời Chúa sẽ thánh hoá, biến đổi chúng con nên lời ca ngợi
chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần muôn đời.
(Đọc kinh Sáng Danh)
BÀI 4 :
CÁC SÁCH CỰU ƯỚC
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, ngày chủ nhật hôm nay chúng con lại tụ họp nhau đây để lắng nghe
Lời Chúa. Xin ban Thánh Thần tình yêu cho chúng con, để chúng con biết yêu mến
Lời Chúa.
(Đọc kinh cúi xin Chúa sáng soi).
1/ Kiểm tra 15 phút. (Có thể thay đổi tuỳ chương trình)
a. Em hãy cho biết tác giả của Kinh Thánh ai ? (Thiên Chúa tác giả chính
Thiên Chúa linh hứng cho các tác giả loài người viết ra Kinh Thánh).
b. Linh hứng có nghĩa là gì ?
- Linh : thuộc về Chúa Thánh Thần.
- Hứng : được cảm xúc đánh động.
Linh hứng : ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần ban cho những người viết ra
Kinh Thánh.
c. Tại sao ta nên thường xuyên đọc Kinh Thánh ?
- Thường xuyên đọc Kinh Thánh sẽ được nhiều ơn soi sáng, được bình an được
ng đđể sống theo ý Thiên Chúa.
Kiểm tra điều quyết tâm
2/ Viết tựa đề bài học : CÁC SÁCH CỰU ƯỚC
Lời Chúa : Lc 24, 13-27
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Đối với nhiều người Cựu Ước vxa lạ. Nhưng những ai dịp đọc thì sẽ
khám phá ra cả một kho tàng phong phú ẩn giấu trong đó. Cựu Ước chứa đựng những
bản tình ca tuyệt vời (Sách Diễm Ca), những lối sống đạo đức tạo nên nền tảng hạnh
phúc cho con người (Sách Huấn Ca), (Sách Châm Ngôn)... Nhưng quan trọng hơn,
Cựu Ước giúp ta hiểu hơn về Tân Ước. Cũng nhờ đọc Cựu Ước dưới ánh sáng Tân
Ước, ta sẽ hiểu rõ hơn chương trình tình thương Thiên Chúa đối với loài người chúng
ta. Chương trình đó bắt đầu ra sao và đã được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô như thế
nào. Chúa Giêsu cũng đã dùng Cựu Ước đgiải thích những điều trên cho các môn
đệ cùng đi về Emmau như trong bài Tin Mừng mà các em sẽ nghe sau đây.
III- CÔNG BỐ LỜI CHÚA.
Lc 24,13-27
IV- GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Điểm nổi bật mà các em vừa nghe trong tin Mừng là từ “Sách Thánh”. “Sách
Thánh” đây chỉ Cựu Ước. Cựu Ước đã nói đến cái chết sự phục sinh của Đức Kitô,
như vậy Cựu Ước và Tân Ước đan kết với nhau chặt chẽ. Cựu Ước chuẩn bị báo
trước cho Tân Ước Tân Ước làm sáng tỏ những đã được Cựu Ước đề cập đến,
chúng ta cùng tìm hiểu thêm.
Thảo luận :
1. Các nhân vật trong đoạn Tin Mừng : Chúa Giêsu, hai môn đệ trên đường Emmau,
Môsê, các ngôn sứ.
+ Nhân vật thuộc Cựu Ước : Môsê & các ngôn sứ.
+ Nhân vật Tân Ước : CG, hai môn đệ trên đường Emmau.
3. Nhân vật chính : Chúa Giêsu.
4. Từ ngữ chính : “Sách Thánh”.
5. u tóm ý : “Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ. Ngài giải thích cho
hai ông những liên quan đến Ngài trong tất cả các Sách Thánh”. (câu
27).
6. Tựa đề : “Chúa Giêsu dùng Kinh Thánh Cựu Ước để giải thích về Ngài”.
A. CỰU ƯỚC GỒM NHỮNG SÁCH NÀO
HS GHI : Cựu Ước gồm 46 cuốn xếp theo 4 loại:
- 5 cuốn luật Môsê (Ngũ Kinh) : Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.
- 16 Lịch sử : Giosuê, Thủ nh (Thẩm Phán), Rút, 2 Sách Samuen, 2 Sách Các
Vua, 2 Sách Sử Biên Niên, Et-ra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Ette, 2 ch
Macabê.
- 7 cuốn thi phú (còn gọi giáo huấn hoặc khôn ngoan) : Gióp, Thánh Vịnh,
Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca.
- 18 cuốn tiên tri (ngôn sứ) : Isaia, Giêrêma, Aica, Barúc, Eđêkien, Đanien, Hôsê,
Gioen, Amốt, Ôvađia, Giona, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xêphônia, Khácgai,
Dacaria, Malakhi.
B. THỂ VĂN CỰU ƯỚC
HS GHI :
Cựu Ước được viết bằng thể văn xuôi, và thể văn vần (thơ).
C. ĐỐI VỚI CHÚNG TA CỰU ƯỚC CÓ GIÁ TRỊ NÀO ?
HS GHI :
Thiên Chúa phán trong Cựu Ước vẫn Thiên Chúa phán trong Tân Ước. Cựu
Ước thể dạy chúng ta dân mới của Thiên Chúa, biết đón nhận Tin Mừng Chúa
Kitô và sống với Ngài.
V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã dùng Kinh Thánh để giải thích cho các môn đệ
Chúa hiểu về chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho họ biết cao điểm của chương
trình cứu độ sự chết sự sống lại của Chúa. Xin thương dạy dỗ chúng con đọc,
nghe và học hỏi Lời Chúa.
VI- SINH HOẠT.
VII- BÀI TẬP.
1. Cựu Ước có :
a. 16 cuốn. b. 64 cuốn. c. 46 cuốn. d. 36 cuốn.
2. Cựu Ước gồm có :
a. 4 loại. b. 6 loại. c. 2 loại. d. 8 loại.
3. Cựu Ước nói về :
a. Các ngôn sứ. b. Lời hứa cứu độ của Thiên Chúa,
c. Ađam và Evà. d. Con người.
VII- SỐNG LỜI CHÚA :
- Bài học cho ta thấy : Thiên Chúa yêu thương đã phó nộp người con duy
nhất của Ngài để Cứu Độ chúng ta.
- Bắt chước hai môn đệ Emmau lắng nghe Lời Chúa và có lòng c ái với người
khách lạ trú ngụ qua đêm.
* Quyết tâm : Cư xử tốt với tất cả mọi người.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
Lạy Chúa qua Kinh Thánh, chúng con nhận ra được đường lối giáo dục đầy
nhân hậu khôn ngoan của Chúa dành cho chúng con. Chúng con xin dâng lới cảm
tạ và quyết tâm sống tốt với mọi người để chúc tụng danh Chúa muôn đời.
(Đọc kinh Sáng Danh).
BÀI 5 :
THIÊN CHÚA SÁNG TẠO
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, tin tưởng vào lới dạy của Chúa nên chúng con đến đây để lắng nghe
tiếng Chúa. Xin Chúa chúc lành cho chúng con trong giờ học này.
(Đọc kinh Lạy Cha).
1/ Kiểm tra bài cũ và điều quyết tâm.
+ Kiểm tra bài cũ
a. Cựu Ước gồm bao nhiêu cuốn ? Chia làm mấy loại ? Là những loại nào ?
- 46 cuốn, 4 loại : 5 Luật Môsê 16 Lịch S - 7 Thi Phú 18 Tiên Tri.
b. Cho biết giá trị của Cựu Ước :
- Có thể dạy chúng ta là dân mới của Chúa biết đón nhận Tin Mừng Chúa
Kitô và sống với Ngài.
+ Kiểm tra điều quyết tâm
2/ Viết tựa đề bài học : THIÊN CHÚA SÁNG TẠO
Lời Chúa : St 1,1-2,4a
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Ai muốn biết các thành tựu mới nhất trong lãnh vực khoa học kỹ thuật thì chắc
chắn không thể bỏ qua mục “thông tin, văn hóa, khoa học, kỹ thuật” trên truyền
hình. Trong mục này những khám phá mới nhất về lãnh vực được trình chiếu cho
khán giả. Có rất nhiều điều làm cho chúng ta ngạc nhiên khi biết được những khám
phá mới của các nhà khoa học, trong những lĩnh vực nhỏ nhất mắt thường của
con người không thể thấy được như virút, vi trùng... của đủ mọi loại bệnh nguy hiểm,
cho đến trụ bao la, những nh tinh cách xa trái đất như mặt trăng, mặt trời,
sao hoả... cả những hiện tượng như động đất, núi lửa nữa....
Khi suy nghĩ về những thành tựu mà con người đã đạt được trong khoảng thời
gian hàng ngàn năm qua, chúng ta không thể không ngừng ngưỡng mộ, thán phục
khả năng đặc biệt, phong phú của con người.
Tuy nhiên tất cả những con người tìm tòi, khám phá ra thì đó cũng chỉ
những gì đã có sẵn trong vũ trụ nếu con người thtạo ra được bất cứ điều
mới thì cũng phải dựa vào những thứ đã có sẵn. Chỉ có mình Thiên Chúa mới là Đấng
sáng tạo đúng nghĩa, Ngài đã sáng tạo ra vạn vật hoàn từ như trong câu
chuyện Kinh Thánh sau đây :
III- CÔNG BỐ LỜI CHÚA. St 1,1-2, 4a
IV- GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Đoạn n cho thấy Thiên Chúa c giả trụ vạn vật, với những kiểu nói quan
trọng được lặp đi lặp lại như : “Thiên Chúa phán”, “Hãy có”, “Và đã xảy ra như vậy”.
Chúng ta cùng tìm hiểu : (Thảo luận)
1. Từ ngữ chính : “Tạo thành”. (câu 1)
2. Câu tóm ý : Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời và đất”. (câu 1).
2. Tựa đề : Thiên Chúa tạo dựng mọi sự”.
A. TỪ NHỮNG BÀI KHOA HỌC
HƯỚNG DẪN :
Các ngành khoa học tự nhiên tạo dịp cho ta suy nghĩ nhiều về công trình sáng
tạo của Thiên Chúa. Khoa học giúp chúng ta thấy được sự vĩ đại của vạn vật hoàn vũ
và dẫn chúng ta đến Đấng sáng tạo ra chúng ta là Thiên Chúa toàn năng.
HS GHI :
yêu thương, Thiên Chúa đã tạo nên trời đất mọi loài, mọi vật để chúng
được dự phần vào vinh quang, vào sự thật, sự tốt lành và vẻ đẹp của Ngài.
B. ĐẾN ĐOẠN MỞ ĐẦU BỘ KINH THÁNH
HƯỚNG DẪN :
Đoạn văn mở đầu Sách Sáng Thế thật sinh độâng giàu hình ảnh. Tác gi
miêu tcho ta thấy cảnh lạnh lẽo hoang vu của địa cầu. Khi chưa bàn tay tạo dựng
của Thiên Chúa. Rồi bất chợt địa cầu này trở nên sống động, tốt tươi, đy sức sống
sau những lời phán của Thn Chúa “Hãy có” thì mọi sự đều có từ các tinh tú lớn nhỏ,
thảo mộc xanh tươi cho đến chim cc, muông thú kng thiếu thứ gì.
HS GHI :
Thiên Chúa là Đấng sáng tạo nên vũ trụ này. Trời đất cùng muôn loài muôn vật
không phải tình cờ tự nhiên có.
C. ĐÁP LẠI TÌNH YÊU
HƯỚNG DẪN :
Như Thánh Tôma Aquinô đã nói “Tình yêu chìa khóa đã mở bàn tay của
Thiên Chúa để tạo thành vạn vật”. Thiên Chúa đã tạo ra vũ trụ vạn vật này chỉ yêu
thương con người và muốn cho con người được tham gia vào vinh quang của Ngài.
HS GHI :
Đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, ta cố gắng sống xứng đáng làm con cái Chúa,
đồng thời góp phần cộng tác vào công trình sáng tạo, để tất cả đạt tới sự hoàn hảo
Chúa muốn.
V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Chúa Cha toàn năng. Chúng con tin rằng : vạn vật hoàn do tay
Chúa tạo nên. Chúng con xin tạ ơn Cha đã dựng nên chúng con cho chúng con
được hưởng dùng tất cả những Cha đã tạo nên. Xin cho chúng con mỗi khi ngắm
nhìn vẻ đẹp của trụ, thì đừng quên ca tụng lòng nhân ái bao la của Cha. Chúng
con cầu xin nhờ ĐGK Chúa chúng con. Amen.
VI- SINH HOẠT.
VII- BÀI TẬP : Cho biết các câu sau đây Đ hay S
1. Vũ trụ tự nhiên mà có. (S) 2. Vũ trụ do con người tạo nên (S)
3. Thiên Chúa tạo dựng mọi sự (Đ) 4. Thiên Chúa tạo dựng trụ vinh
quang của Ngài (S)
5. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vì tình yêu và lòng nhân hậu của Ngài (Đ)
VIII- SỐNG LỜI CHÚA :
- Bài học cho ta thấy : Thiên Chúa đầy quyền năng đã dựng nên mọi svì tình
yêu thương chúng ta.
- Chăm chỉ học hành như những nhà khoa học : khám phá, tìm hiểu vũ trụ để
phục vụ cuộc sống con người.
* Quyết tâm : Chăm chỉ học tập (các môn học văn hoá trường) để khám phá vũ
trụ kỳ diệu Thiên Chúa đã tạo dựng.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
Lạy Chúa chúng con dâng lên Chúa tâm tình cảm tạ tri ân hồng ân tình
yêu thương của Chúa vẫn đang tuôn đổ trên vạn vật hoàn loài người chúng
con.
Xin giúp chúng con chăm chỉ học tập để có thể nhận thấy bàn tay Chúa đang
hoạt động trong vũ trụ này.
(Hát : Đến muôn đời)
BÀI 6 :
DẬY MEN TIN MỪNG
LÒNG BIẾT ƠN
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa chúng con tin rằng Lời Chúa có sức biến đổi chúng con mỗi ngày trở
nên hoàn thiện hơn. Xin thánh hoá chúng con trong giờ học này để chúng con say
mê tìm hiểu và yêu mến Lời Chúa hơn.
(Đọc kinh Cúi xin Chúa sáng soi).
Kiểm tra bài cũ.
a. Vũ trụ vạn vật do đâu mà có ?
- Do Thiên Chúa tạo thành
b. Thiên Chúa tạo thành vũ trụ vạn vật bằng cách nào ?
- Ngài chỉ phán một lời.
c. Sáng tạo là gì ?
- Là từ không làm ra có.
Kiểm tra quyết tâm
II. DẪN VÀO BÀI HỌC.
Hôm nay chúng ta học bài : “LÒNG BIẾT ƠN”, lẽ t “cám ơn” chẳng có
xa lạ với mỗi người chúng ta, thế nhưng để hiểu rõ hơn tại sao chúng ta phải có lòng
biết ơn thì bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi này.
A. LÒNG TỐT QUÝ HƠN TIỀN BẠC
HƯỚNG DẪN :
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những t ngữ để bày tỏ lòng biết ơn như : “Cảm
ơn”, “Thank you”, “Merci”, “Ưn-ngài”... Đây chắc hẳn điều tuyệt đẹp Thượng
Đế đặt nơi tâm hồn mỗi người : trước hết sự cảm nhận về điều tốt mính đã
được nhận, rồi cảm nhận về điều tốt ấy được bày tỏ ra bên ngoài, được đáp lại bằng
ngôn ngữ hành động, như vậy tiếng cảm ơn hay hành động bày tỏ sự biết ơn
không quan trọng bằng tâm tình biết ơn, vì chính nhờ tâm tình biết ơn mà lời nói hay
hành động bày tỏ sự biết ơn được biểu lộ.
Vậy đằng sau mọi sự trao đổi, ta hãy để ý đến lòng tốt của những người phục
vụ ta. Lòng tốt luôn có giá trị hơn những vật chất mà bản thân ta hoặc xã hội có thể
trả lại.
B. CHÚNG TA MANG ƠN MỌI NGƯỜI.
HƯỚNG DẪN :
Sống trên đời ta được hưởng nhiều điều lắm. Nhưng hãy biết rằng khi hưởng
những quyền lợi ấy tức ta đang chịu ơn. Ngôi nhà ta đang , cơm ăn áo mặc
biết bao công lao mồ hôi nước mắt của cha mẹ. Việc học hành của các em có kêt quả
tốt hay không cũng phải kể đến công ơn khó nhọc của thầy cô. Mỗi khi đau ốm bệnh
tật ta cũng phải nhờ vả đến sự chăm sóc của các bác sĩ, y tá...
Cuộc sống của chunùg ta sẽ phong phú nhiều ý nghĩa hơn nếu chúng ta
cảm nhận được rằng : mình đang đón nhận biết bao yêu thương, biết bao sự hy sinh,
phục vụ, giúp đỡ của người chung quanh.
C. TẤT CẢ LÀ ƠN CHÚA
HƯỚNG DẪN :
Những điều mọi người làm cho ta cũng chính là ơn Chúa. Cơm ăn, áo mặc, nhà
ở, các tiện nghi... Cũng quà tặng Thiên Chúa ban qua bàn tay khối óc của con
người. Rồi bao nhiêu thứ Thiên Chúa ban cho ta mỗi ngày như : khí trời, ánh sáng,
nước uống... cả bản thân ta nữa, chính Thiên Chúa đã muốn cho ta có mặt trên cõi
đời này.
Thiên Chúa đang ban biết bao ơn lành cho ta qua những người và những hoàn
cảnh chung quanh ta.
* Câu hỏi thảo luận : Các em có tâm tình biết ơn trong cuộc sống không ? Các em
bày tỏ lòng biết ơn như thế nào ?
+ Xem :
- Ta thưng thấy ngưi ta m ơn nhau ckhi htrao đổi mua n.
- Cám ơnn được coi như phép lịch sự, bày tỏ sự trân trọng, đánh giá qua những
gì mình được người khác giúp đỡ.
- Trong cuộc sống hằng ngày ta cũng đang chịu ơn của nhiều người : cha mẹ, thầy
cô, các dịnh vụ khác xã hội mang lại.
- được vóc dáng trí tuệ, đức hạnh... như ngày hôm nay là ta đã chịu ơn của nhiều
người.
+ Xét :
- Có phải tất cả những li cám ơn ca ta đều chân thành không? Hay ch lời nói sng
hay đơn giản vì phép lịch s ?
- Khi trao đổ mua bán ta có trân trọng những gì được người khác giúp đỡ không ?
- Ta có nhận ra rằng: nh đang được hưởng những thành qu đưc xây dng bi công
sc của c thế hcha ông đi trước như: đất nước hòa bình, các tiện nghi, văn h (hội
hoạ, thơ ca, nhạc…) cùng c phát minh vkhoa học không (máy móc, vi tính, xe c)
?
- Tâm tình biết ơnmột trong những điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã gieo vào
lòng con người. Từ tâm tình biết ơn mà con người nhớ đến tạo hóa đã dựng nên
mình, trao ban cho i sản quý giá trụ vạn vật. Cũng chính nhờ tâm tình
biết ơn con người ý thức hơn về sự tương thân tương ái cần thiết phải giúp
đỡ nhau trong cuộc sống.
+ Làm :
- Nhìn lại mình để có một tâm tình biết ơn đúng đắn hơn.
- Nói hai chữ cám ơn chưa đủ đã làlòng biết ơn. Lòng biết ơn thực sự phải bao
gồm :
* Nhận biết những ân huệ mình nhận được.
* Ghi nhớ các công ơn đó.
* Tìm cách đáp đền.
Ta cũng phải luôn sống trong tâm tình cảm tạ Chúa mọi sự đều ơn Chúa. Xin
Chúa ban ơn cho những người đã làm ơn cho ta.
III- DẪN VÀO LỜI CHÚA
Nhà văn AJ. Cronin thuật lại một chuyện xảy ra tại nơi làm việc của con
trai ông là sinh viên y khoa :
một bệnh nhân tại dưỡng đường Montréal nhtiếp huyết được cứu sống,
khi ra viện ông ta hỏi nhân viên :
- cách nào biết được tên người cho tôi máu, để tôi cám ơn người ấy không?
Người ta đáp rằng : Dưỡng đường luôn giữ kín danh nh những người hiến u.
Về nhà được ít lâu, ông ta trở lại ỡng đường để hiến máu và từ đó trở đi ông
còn cho nhiều lần nữa. Một bác giải phẫu đã khen ông giúp đời môtch khiêm tốn,
n đáo. Ông ta chđáp lại:
- một người giấu tên đã giúp tôi. Tôi m như vậy để đền công ơn người
đó.
nhiều cách để đền đáp ân hucủa người khác. Chúng ta cùng lắng nghe
đoạn trích trong sách Samuel để xem bà Anna đã tạ ơn Chúa thế nào ?
IV- CÔNG BỐ LỜI CHÚA :
1Sm 1, 9-17. 20-28
V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Chúa Thiên Chúa tình thương, do bởi tình thương chúng con được
hiện hữu trên đời mỗi giây, mỗi phút, mỗi một ngày qua đi biết bao hồng ân
của Chúa tuôn đổ trên chúng con. Xin cho chúng con biết mọi sự đều là ơn Chúa để
chúng con luôn cảm tạ Chúa khi vui cũng như lúc buồn, và luôn sống trong tâm tình
biết ơn mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
VI- SINH HOẠT.
VII- BÀI TẬP :
1. Thiên Chúa đã tạo dựng nên mọi sự vì :
a. Tình yêu thương chúng ta.
b. Muốn thông ban mi stốt lành ca Ngài cho tất c chúng ta.
c. Cho ta được dphn vào vinh quang, s thật, v đẹp của Ngài.
d. Cả a, b và c đều đúng.
2. Đáp lại tình yêu ấy ta phải :
a. Cố gắng sống xứng đáng làm con cái Chúa.
b. Biết ơn và góp phần cộng tác vào công trình của Ngài.
c. a và b đều đúng. d. a và b đều sai.
VIII- SỐNG LỜI CHÚA:
Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em nhớ lại những điều tốt nh đã nhận được trong
ngày đã qua và đọc kinh, ng lời tơn Chúa.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người được
làm con Chúa. Xin cho cuộc đời chúng con trở thành lời ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình
sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả
sáng.
(Hát : Đến muôn đời).
BÀI 7 :
CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, chúng con cảm ơn Chúa đã ban cho chúng con thời gian đến
đây cùng nhau học hỏi Lời Chúa lương thực nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng chúng
con. Xin cho chúng con tìm thấy Chúa cảm nghiệm được tình thương Chúa trong
giờ học này.
Đọc kinh lạy Cha.
1. Kiểm tra bài cũ và điều quyết tâm:
+ Kiểm tra bài cũ :
Tại sao ta thường thấy mọi người cảm ơn nhau ngay cả khi họ trao đổi mua
bán? (- Đằng sau sự trao đổi mua bán, còn lòng tốt phục vụ nhau, lòng tốt luôn
có giá trị hơn những vật chất được trao đổi.)
+ Kiểm tra điều quyết tâm
2. Viết tựa đề bài học :
CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
Lời Chúa: St 2, 4b- 7
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Sinh ra làm người có lẽ nhiều lần chúng ta tự hỏi con người từ đâu đến, sống
để làm gì và rồi đi về đâu?
Đây cũng là điều mà các khoa học gia, các nhà bác học đã biết bao công sức,
để tìm hiểu, nghin cứu.
Đã có một thời người ta cảm thấy hoang mang lo lắng khi
thuyết tiến hoá của nhà bác học Darwin ra đời. Thuyết này cho rằng loài người tiến
hoá lên từ một loài vượn người. Giáo Hội không phủ nhận nhưng lưu ý : nếu loài
người là do một loài vượn tiến hoá lên thì cũng phải sự can thiệp của Thiên Chúa.
Công trình nghin cứu của Linh Mục Teilhard de Chardin cho ta thấy rõ hơn về
sự tiến hoá này.
Linh mục Teilhard de Chardin sinh năm 1881 mất năm 1955. Ngài là một linh
mục dòng Tên đồng thời cũng là nhà chuyên môn về địa chất học và cổ sinh vật học
người Pháp. Trước thời ông người ta đã tìm được những dấu vết hoá thạch (sinh vật
chôn vùi hoá đá) thuộc nhiều thời kỳ khác nhau. Khi đem những hoá thạch này xếp
theo thứ tự thi gian, người ta thấy sự tiến bộ trước sau, từ ợn tới người. Thế
nhưng giữa con vượn tiến hoá nhất và con người khai nhất, khoảng cách quá xa
không cho phép người ta nói rằng chuỗi tiến hoá ấy liên tục. Cha Teilhard de Chardin
đã đào được Trung Quốc một bằng chứng thể nối liền chuỗi tiến hoá ấy. Đó
hoá thạch về người cổ xưa nhất được đặt tên là Sinanthrope (Trung Hoa nhân, ngưi
Trung Hoa). Cha đã chứng minh được rằng sinh vật ấy bề ngoài rất giống vượn nhưng
không phải vượn đã thật sự người. Sinh vậy ấy đã biết đốt lửa biết đẽo
đá làm công cụ, nghĩa biết suy nghĩ, đã tính người. Đó bằng chứng giúp
nối liền vòng tiến hoá mà trước cha Teilhard người ta không chúng minh được.
Vừa là nhà khoa học vừa là nhà thần học Teilhard đã cống hiến cho chúng ta
một cái nhìn hoà hợp giữa đức tin và khoa học. Theo cha luật tiến hoá không không
phải chỉ chi phối sinh vật như Darwin trình bày, nhưng còn chi phối những các sinh
vật không sự sống, vượt trái đất, luật ấy chi phồi toàn thể trụ. Từ khi con
người xuất hiện dòng tiến hoá của vũ trụ có một hướng mới để đi xa hơn.
Nhbiết suy nghĩ, loài người tách khỏi loài vật, nhờ biết làm việc phương
pháp loài người dần dần thay đổi hẳn bộ mặt trái đất. Thế nhưng sự tiến hoá của con
người không dừng lại nơi trái đất trụ hữu hình mà còn tiến vào thế giới hình
của Thiên Chúa. Như thế cuộc tiến hoá được hướng dẫn bởi Thiên Chúa , bắt đầu
từ Thiên Chúa và hướng đến mục đích cuối cùng là Thiên Chúa.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA.
St 2, 4b- 7
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Khi đọc chương đầu của sách Sáng Thế nói về việc Thiên Chúa tạo dựng
trụ ta thường thấy có các cụm từ được lặp đi lặp lại như : “Thiên Chúa phán”, “ Hãy
có” - “ và đã xảy ra như vậy”.
Còn trong bài đọc chúng ta vừa nghe, thì việc tạo dựng con người dường như
tỉ mỉ hơn, quan trọng hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu xem:
Thảo luận:
1. Nhân vật chính : “ con người”
2. Từ ngữ chính : “ thổi sinh khí..
3. Câu tóm ý : Thiên Chúa lấy bùn đất nặn thành một hình người. Ngài thổi sinh khi
vào lỗ mũi nó và con người trở thành một loài có sự sống” ( c 7 )
A. HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA.
ỚNG DẪN :
Như tựa đbài học đã viết: “Con người là hình nh Thiên Chúa”, đấy là điều
hết sức quan trọng, nó cho thấy mối liên hgiữa con người và Thiên Chúa thật gần
gũi.
Chính sự sống Thiên Chúa nơi con người khiến con người cao cả hơn mọi loài
trên trái đất. Ngài ban cho con người có linh hồn bất tử, có trí tuợt hơn loài vật,
trái tim biết yêu thương đến hạn, khả năng nhận biết yêu mến Thiên
Chúa .
HS GHI :
Ngoài sự sống tự nhiên, Thiên Chúa còn ban cho ta sự sống siêu nhiên, nghĩa
được làm con Thiên Chúa, được yêu mến Ngài và được dự phần vào ssống ca
chính Ngài.
B. ĐỐI THOẠI VỚI THIÊN CHÚA VÀ ANH EM.
ớng dẫn :
yêu thương Thiên Chúa đã dựng nên con người. Ngài luôn gần gũi với chúng
ta như một người bạn thân còn hơn thế, qua Chúa Giêsu Thiên Chúa nhận
chúng ta làm con của Ngài. Những gì ta cần, ta ước muốn, Ngài đã biết rõ. Ngài sẵn
lòng ban cho ta mọi điều tốt lành vì Ngài là Đấng toàn năng và đầy yêu thương. Bởi
đó, chúng ta phải tin vào Thiên Chúa năng chạy đến với Ngài để ngợi khen, cảm
tạ và trò chuyện cách thân tình.
Tuy nhiên chỉ đối thoại với Thiên Chúa không thì chưa đủ, còn phải biết
trao đổi, thông cảm với anh em, con người đã được Thiên Chúa đặt trong mình
bản tính hội, sống với người khác làm thành quốc gia, hội đó mối tương quan
giữa người với người trong cuộc sống. Tương quan này giúp ta khám phá ra shin
diện của Thiên Chúa.
HS ghi :
Con người là hình nh Thiên Chúa nên con người là sinh vật biết nói, biết đối
thoại, có tương quan xã hội, trao đổi và cảm thông. Ta cần tập khám phá ra cả tiếng
nói và sự hiện diện của Thiên Chúa qua Lời Ngài và qua tương quan với tha nhân.
C. LÀM CHỦ BẢN THÂN VÀ MỌI SỰ THIÊN CHÚA TRAO PHÓ.
ớng dẫn :
Thiên Chúa đã ban cho con người toàn quyền cai quản trái đất, ban cho con
người có sự hiểu biết, nhờ đó quyền làm chủ của con người trong Thiên nhiên ngày
mở rộng. Điều quan trọng con người biết làm chủ bản thân mình để sống đúng với
phẩm giá cao quý đã tặng ban.
HS ghi :
Được Thiên Chúa thương ban cho sự sống không những đời này còn cuộc
sống vĩnh cửu. Ta phải tôn trọng làm cho cuộc sống của ta cũng như của người
khác ngày càng tt đẹp hơn để vinh danh Chúa.
V. CẦU NGUYỆN.
Lạy Thiên Chúa là Cha yêu thương chúng con.Tình yêu của Cha hằng tuôn đổ
chan chứa trên chúng con. Xin cho chúng con một trái tim rộng mở và một tấm lòng

Preview text:

BÀI 1 :
THIÊN CHÚA NÓI VỚI TA
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa hôm nay chúng con bước vào giờ học đầu tiên của chương trình Kinh
Thánh. Là chương trình nói về tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người chúng
con. Xin Chúa thương ban Thánh Thần của Chúa cho chúng con để nhờ ơn khôn ngoan
soi sáng của Thánh Thần, chúng con có thể nhận ra được tiếng nói yêu thương của
Chúa và mạnh dạn để cho tình yêu Chúa dẫn dắt cuộc đời chúng con.
(Đọc kinh cúi xin Chúa sáng soi).
Viết tựa đề bài học : THIÊN CHÚA NÓI VỚI TA Lời Chúa : 1Sm 3,1-10.19 II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Tháng 12 năm 1968, ba phi hành gia của Mỹ là Andres, Lowell và Borman lần đầu
tiên bay quanh mặt trăng. Cả thế giới hồi hộp theo dõi họ qua màn ảnh nhỏ. Bỗng người
ta nghe thấy ba nhà phi hành vũ trụ trên con tàu Apollo đọc lớn tiếng trang đầu của Kinh
Thánh : “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất... Thiên Chúa phán : “Hãy có ánh
sáng và ánh sáng liền có”... Thiên Chúa phán : “Hãy có tinh tú (lớn) trên bầu trời để

phân biệt ngày đêm và soi sáng mặt đất”... Thiên Chúa tạo dựng hai vì tinh tú lớn, Vì
lớn hơn Chúa chỉ ban ngày, Vì nhỏ hơn Chúa chỉ ban đêm... ”
(St 1,1-31).
Thế rồi Borman, một trong ba phi hành gia, cất lời cầu nguyện : “Lạy Chúa,
xin ban cho chúng con khả năng nhận biết tình yêu của Chúa trong thế giới. Xin ban
cho chúng con đức tin, đức cậy và lòng nhân ái dù rằng chúng con rất yếu đuối. Xin

cho chúng con sự hiểu biết để chúng con tiếp tục cầu nguyện... ”.
Thiên Chúa đã nói, Ngài đang nói và sẽ vẫn nói với con người về tình yêu của
Ngài, Ngài không chỉ nói trong Kinh Thánh, nơi lương tâm và cuộc sống của chúng
ta, nhưng còn cả trong thiên nhiên nữa. Như ba nhà du hành vũ trụ, mỗi người chúng
ta đều có thể nhìn vào thiên nhiên mà nhận ra tiếng của Thiên Chúa đang nói với chúng ta.
Mời các em cùng đứng lên nghe Lời Chúa, hy vọng mỗi người trong chúng ta
cũng như Samuel nghe thấy tiếng Chúa đang gọi mình. III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA. 1Sm 3,1-10.19
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Dẫn giải Lời Chúa :
- Các em vừa nghe sách gì ? (Samuen quyển thứ nhất)
- Đoạn sách này kể câu chuyện gì ? (Chúa gọi Samuen)
Chắc chắn là Samuen vô cùng ngạc nhiên và bỡ ngỡ. Điều này cho thấy Thiên
Chúa là đấng siêu việt, vượt xa tâm hiểu biết của con người, vì thế để cho con người
phần nào hiểu về mình Thiên Chúa đã lên tiếng. Ngài đã lên tiếng với con người từ
ngàn xưa qua các tổ phụ, các tiên tri... Ngài cũng đã lên tiếng với tất cả mọi người
qua mọi thời đại. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn sách Samuen mà các em vừa nghe công bố.
Học sinh thảo luận : (GLV nêu câu hỏi gợi ý, học sinh phát biểu và GLV ghi
lại trên bảng để dễ đúc kết)
1/ Có mấy nhân vật :
- Có ba : Thiên Chúa – Thầy Hêli – Samuen.
2/ Nhân vật chính : Thiên Chúa. 3/ Từ ngữ chính :
“Thiên Chúa đã gọi” (câu 4).
“Thiên Chúa lại gọi” (câu 6).
4/ Câu tóm ý : “Lạy Thiên Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe” (câu 10).
5/ Tựa đề : “Thiên Chúa gọi Samuen”.
Giáo lý viên đúc kết.
(Giáo lý viên tổng kết lại những điều học sinh vừa phát biểu)
Chúng ta đã thấy Thiên Chúa kêu gọi Samuen như thế nào, bây giờ chúng ta
tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về đề tài Thiên Chúa nói với con người trong phần sau đây.
A. THIÊN CHÚA ĐÃ NÓI. HƯỚNG DẪN :
Rất nhiều người nghĩ rằng : Thiên Chúa chẳng bao giờ lên tiếng cả, vì khi họ cầu
nguyện cũng không thấy Thiên Chúa nói với họ, khi họ buồn hay vui cũng không nghe
thấy Thiên Chúa chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn của họ. Thế nhưng, thực sự Thiên Chúa
đã lên tiếng, Ngài đã phán bảo với nhiều tổ phụ của dân Israel, với các tiên tri trong
Cựu Ước. Ngày nay Thiên Chúa vẫn lên tiếng với chúng ta, qua các vị chủ chăn trong
Hội Thánh như các Giám Mục, Linh Mục... qua tiếng nói lương tâm của mỗi người. HS GHI :
Thiên Chúa nói với tất cả mọi người không trừ ai. Khi lắng nghe lời nhắn gửi
của vạn vật và tiếng nói của lương tâm, trí khôn tự nhiên của con người có thể nhận
ra chắc chắn có Thiên Chúa.
B. THIÊN CHÚA NÓI BẰNG VIỆC LÀM. HƯỚNG DẪN :
Khi nhìn vào sự vĩ đại của vũ trụ, của trái đất con người cũng có thể nhận ra
được tiếng nói yêu thương của Thiên Chúa. Tất cả mọi nhu cầu của con người đã được
Thiên Chúa sắp sẵn cho ngay bên mình. (GLV đưa ra dẫn chứng cụ thể: ăn, uống, hít thở… ). HS GHI :
Để dạy loài người nhận ra tình yêu của Ngài, Thiên Chúa đã chứng tỏ tình yêu
bằng hành động (tạo dựng vạn vật vũ trụ – dựng nên con người trao cho toàn quyền sử dụng).
C. THIÊN CHÚA NÓI BẰNG LỜI. HƯỚNG DẪN :
Cha mẹ yêu thương con bằng cả cuộc sống hy sinh trong âm thầm. Nhưng
nhiều khi cha mẹ buộc phải nói ra tình thương, về những sự vất vả đã chịu đựng vì
con cái. Nếu không nói ra, con cái không thể hiểu hết được tấm lòng cha mẹ.
Thiên Chúa cũng thế. Ngài đã nói với con người bằng chính ngôn ngữ của con
người, để mời gọi con người từ bỏ tội lỗi, trở về sống thân tình với Ngài. HS GHI :
Qua tiên tri Isaia Thiên Chúa muốn khẳng định rằng Ngài yêu thương ta hơn
cha mẹ: “Dù có người mẹ nào quên con mình đi nữa, Ta vẫn không bao giờ quên con” (Is 49,15).
D. THIÊN CHÚA NÓI TẤT CẢ NƠI ĐỨC GIÊSU KITÔ. HƯỚNG DẪN :
Như thư Do Thái viết : “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã phán
dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ : nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã
phán dạy chúng ta nơi Người Con” (Dt 1,1-2).

Nơi Đức Kitô, Thiên Chúa đã nói hết những gì cần thiết cho Ơn Cứu Độ của con
người. Hội Thánh có nhiệm vụ gìn giữ kho tàng mặc khải đó và trung thành chuyển
lại cho chúng ta. Qua Hội Thánh, Thiên Chúa vẫn tiếp tục nói với chúng ta hôm nay, trong hoàn cảnh này. HS GHI :
Đức Giêsu Kitô là đỉnh cao nhất của mặc khải. Ngài là lời nói cuối cùng và trọn
vẹn của Chúa Cha nói với loài người (SGLGG 65-67). Muốn nghe được lời Thiên Chúa
phải đến với Đức Giêsu Kitô. V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói : “Không ai đến được với Cha mà không qua
Thầy”. Chúng con tin Chúa là đường dẫn chúng con đến được với Chúa Cha. Xin dạy
bảo chúng con về Thánh ý của Chúa Cha, vì Chúa là Ngôi lời hằng sống của Cha. Xin
Chúa là ánh sáng soi chiếu đời sống chúng con, để như Samuel chúng con có thể
nhận ra tiếng Chúa gọi trong từng giây, từng phút, và mau mắn đáp lại. Chúng con
cầu xin Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị muôn đời. Amen. VI- SINH HOẠT.
Tập hát : Lắng nghe Lời Chúa (“Xin cho con biết lắng nghe…”) VII- BÀI TẬP.
1/ Thiên Chúa nói với : a. Chỉ một mình Samuel.
b. Người đạo đức thánh thiện. c. Tất cả mọi người.
2/ Lời nói của Thiên Chúa được thể hiện qua :
a. Việc tạo dựng vũ trụ.
b. Các tiên tri thời Cựu Ước. c. Đức Giêsu Kitô.
d. Cả a, b, c đều đúng. VIII- SỐNG LỜI CHÚA:
Bài học hôm nay cho ta thấy :
Vì yêu thương Thiên Chúa đã tỏ mình cho nhân loại trong Kinh Thánh, trong thiên
nhiên, trong đời sống của mỗi người chúng ta.
* Quyết tâm : Theo học lớp Kinh Thánh này một cách siêng năng và nghiêm túc.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
Lạy Chúa một giờ học đã qua đi, chúng con xin tạ ơn Chúa đã cho chúng con
được lắng nghe Lời Chúa.
Xin giúp chúng con siêng năng và nghiêm túc theo học lớp giáo lý Kinh Thánh này.
Để nhờ học hỏi, Lời Chúa sẽ thấm nhuần trong tâm hồn chúng con và thánh
hóa tâm hồn chúng con, giúp chúng con trở nên người con ngoan của Chúa, biết làm
vinh danh Chúa trong đời sống chúng con.
(Đọc kinh sáng danh). BÀI 2 : KINH THÁNH,
SÁCH GHI LẠI LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, chúng con dâng lên Chúa giờ học giáo lý này. Xin Chúa thương ban
ơn thánh hoá, ban ơn soi sáng, giúp chúng con hiểu Lời Chúa và biết áp dụng vào
cuộc sống của chúng con.
(Đọc kinh cúi xin Chúa sáng soi).
1/ Ôn bài cũ và kiểm tra việc thực hiện điều quyết tâm : + Ôn bài cũ
a. Thiên Chúa có nói không ? Nếu có Thiên Chúa nói với ai ?
- Thiên Chúa có nói, Ngài nói với tất cả mọi người chúng ta không trừ một ai.
b. Ai, hay điều gì là lời duy nhất, hoàn hảo và trọn vẹn của Chúa Cha ? - Đức Giêsu Kitô.
+ Kiểm tra quyết tâm (Nhắc nhở : học giáo lý siêng năng và nghiêm túc.)
2/ Viết tựa đề bài học:
Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục bài mới, các em hãy viết tựa đề bài học hôm nay:
KINH THÁNH, SÁCH GHI LẠI LỊCH SỬ CỨU ĐỘ. Lời Chúa : Ga 20,30-31. II- DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Ngày nay trong nhiều tờ báo cũng như các tờ tạp chí, đặc biệt trong báo mực
tím ta thường thấy có mục “tìm bạn bốn phương”. Trong mục này người ta thường
giới thiệu về mình và đưa ra những cá tính, sở thích để tìm cho mình một người bạn
có cùng sở thích hay hợp với mình. Nhiều bạn trẻ ngày nay cũng muốn có được nhiều
thông tin về những ngôi sao bóng đá, ca nhạc, hay điện ảnh càng nhiều càng tốt. (dẫn chứng).
Có lẽ phần nào cũng vậy, Thiên Chúa đã dùng ngôn ngữ của chính con người
để mặc khải cho con người về một kế hoạch yêu thương vĩ đại mà Ngài dành cho con người.
Lời của Thiên Chúa giới thiệu về Ngài đã được ghi lại trong sách Kinh Thánh.
Vậy muốn biết Thiên Chúa đương nhiên ta không thể bỏ qua Kinh Thánh và thật đáng
tiếc nếu chúng ta lại không đi tìm hiểu Thiên Chúa là Đấng mà nhờ Ngài con người
và vạn vật được hiện hữu và cũng chính Ngài là nơi mà chúng ta sẽ tìm được hạnh
phúc và sự sống đời đời. III- CÔNG BỐ LỜI CHÚA. Ga 20, 30-31.
IV- GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Dẫn giải Lời Chúa :
Thánh Gioan, người sống cùng thời với Chúa Giêsu và cũng là môn đệ của Chúa
đã khẳng định : Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ và một trong số những phép lạ đó
đã được ghi chép lại trong Kinh Thánh để chúng ta tin Đức Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa.
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng thảo luận : Thảo luận :
1/ Từ ngữ chính : “... những điều đã được chép ở đây...”
2/ Câu tóm ý : “Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là
Đấng Kitô Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Ngài” (Câu 31)
3/ Tựa đề : “Đức Giêsu Kitô là trung tâm của sách Kinh Thánh”.
* Dẫn vào bài học :
Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa nói với loài người. Suốt 2000 năm qua, Kinh
Thánh đã gây nhiều ảnh hưởng hơn bất kỳ cuốn sách nào. Kinh Thánh trọn bộ được
dịch sang 363 ngôn ngữ. Hiện nay số lượng Kinh Thánh được in ra trên 2,5 tỷ quyển.
Biết bao người đã tìm thấy ánh sáng cho đời mình trong quyển Kinh Thánh. Biết bao
kiệt tác trên thế giới về văn chương, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc... đã được gợi hứng từ Kinh Thánh. A. HÌNH THỨC.
HƯỚNG DẪN : Hình thức của Kinh Thánh gồm có Cựu Ước và Tân Ước : 1. Cựu Ước :
- Gồm 46 cuốn có chung với đạo Do Thái.
- Hầu hết được viết bằng tiếng Hip-ri, một số bằng tiếng Hy Lạp.
- Được viết trong khoảng thời gian từ năm 1.200 đến năm 50 trước Công Nguyên. 2. Tân Ước :
- Gồm 27 cuốn sách riêng của đạo Chúa Kitô.
- Đều được viết bằng tiếng Hy Lạp.
- Hình thành trong nửa sau của thế kỷ I.
- Bốn sách Tin Mừng là trung tâm điểm của Kinh Thánh vì chúng trực tiếp cho ta biết
cuộc đời và lời dạy của Chúa Giêsu.
HS GHI : Hình thức của Kinh Thánh gồm có Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước gồm
46 cuốn và Tân Ước gồm 27 cuốn. B. NỘI DUNG.
HƯỚNG DẪN : Có 3 giai đoạn.
1. Thời Cựu Ước :
Nói lên tình thương của Thiên Chúa qua công trình tạo dựng (vạn vật và con
người). Nhưng con người đã vô ơn ngỗ nghịch chống lại Ngài. Tuy nhiên Thiên Chúa
không chấp tội, lại hứa ban Đấng Cứu Độ.
2. Thời kỳ Đức Kitô :
Đến giờ đã định, Thiên Chúa cho Đấng Cứu Thế ra đời, Ngài chính là Con Một của
Thiên Chúa đã trở thành con người để làm cho ta trở thành con Thiên Chúa.
3. Thời của Hội Thánh :
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha và Chúa Giêsu đã gửi Chúa Thánh Thần đến
để hướng dẫn Hội Thánh mà Chúa Giêsu đã thiết lập, để Hội Thánh tiếp tục công việc
của Chúa Giêsu đem Ơn Cứu Rỗi đến cho mọi người.
HS GHI : Nội dung Kinh Thánh là lịch sử cứu độ, với ba giai đoạn : Thời của Cựu
Ước, thời kỳ Đức Kitô sống ở trần gian và thời của Hội Thánh. V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Cha là Thiên Chúa giàu lòng nhân hậu, chúng con tạ ơn Cha vì Cha đã mặc
khải cho chúng con về tình yêu của Cha bằng ngôn ngữ của loài người chúng con
trong sách Kinh Thánh. Như lời Thánh Vịnh (Tv 105) chúng con xin được xác tín rằng
: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước – là ánh sáng chỉ đường con đi”. Xin cho
chúng con luôn hăng say học hỏi và yêu mến Lời Chúa, để Lời Chúa dẫn chúng con
về với Cha là Thiên Chúa duy nhất, chân thật, toàn năng và giàu lòng từ ái, chúng
con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen. VI- SINH HOẠT. (Tập hát) VII- BÀI TẬP. 1. Kinh Thánh là:
a. Lời của Thiên Chúa. b. Lời của TC dành cho con người.
c. Lời của Thiên Chúa mặc khải cho con người về chương trình Cứu Độ của Ngài.
2. Hình thức Kinh Thánh gồm :
a. 3 phần. b. 2 phần : Cựu Ước 26 cuốn – Tân Ước 27 cuốn.
c. 2 phần : Cựu Ước 46 cuốn – Tân Ước 27 cuốn.
3. Nội dung Kinh Thánh :
a. Có 3 thời kỳ. b. Có 5 thời kỳ. c. Có 6 thời kỳ. VIII- SỐNG LỜI CHÚA :
- Bài học cho ta thấy : Kinh Thánh chính là lời của Thiên Chúa.
* Quyết tâm : Kính trọng và yêu mến Lời Chúa : nghiêm trang sốt sắng lắng nghe
Lời Chúa trong Thánh Lễ và trong lớp giáo lý.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC : - Cám ơn Chúa.
- Xin Chúa giúp thực hiện điều quyết tâm.
- Đọc kinh sáng danh. BÀI 3 :
KINH THÁNH, LỜI THIÊN CHÚA NÓI VỚI TA
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng con có thời giờ
để đến đây cùng nhau học hỏi Lời Chúa. Xin cho chúng con nghe thấy tiếng Chúa dạy
dỗ bảo ban chúng con trong giờ học này.
(Đọc kinh lạy Cha)
1. Kiểm tra bài cũ và điều quyết tâm. +Kiểm tra bài cũ :
a/ Mặc khải của Thiên Chúa được nghi chép lại ở đâu ?
- Trong sách Kinh Thánh.
b/ Mặc khải của Thiên Chúa được ghi chép lại dưới sự hướng dẫn của ai ? - Chúa Thánh Thần.
c/ Cho biết ngắn gọn về hình thức và nội dung của sách Kinh Thánh ?
- Hình thức gồm có : Cựu ước và Tân ước.
- Nội dung : Có 3 giai đoạn : Thời Cựu Ước - Thời Đức Kitôâ- Thời Hội Thánh.
+ Kiển tra quyết tâm
2. Viết tựa đề bài học.
KINH THÁNH LỜI THIÊN CHÚA NÓI VỚI TA.
* Lời Chúa : 2 Tm 3, 14- 17. II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
Người ta kể một câu chuyện vui rằng :
Có người đàn bà đi siêu thị, bà đi thăm từng gian hàng, tình cờ đến một gian
hàng thấy người bán hàng trông rất quen, nhìn kỹ thì chính người đó là Chúa Giêsu, bà liền hỏi :
- Này Chúa Giêsu ! Ngài bán gì vậy ?
- Đây là bán đủ thứ không thiếu một thứ gì.
Bà suy nghĩ một chút rồi yêu cầu :
- Này Chúa, xin Chúa bán cho con hạnh phúc, bình an, kiên nhẫn, lòng can
đảm, tình yêu … không chỉ cho con thôi mà còn cho chồng con và những đứa con con nữa! Chúa Giêsu đáp :
- Ở đây Ta chỉ bán hạt giống thôi. Ta không bán hoa quả đâu ! Ngươi tự về
gieo lấy và nó sẽ sinh hoa quả cho ngươi.
Hạt giống của hoan lạc, hạnh phúc, hạt giống của vui tươi, bình an, hy vọng …
Thiên Chúa đã tặng ban cho con người trong sách Kinh Thánh. Để cho những hạt
giống này có thể sinh hoa kết trái phần lớn là do công sức vun trồng của chúng ta.
Đó là cách chúng ta lắng nghe, tiếp nhận Lời Chúa và đem ra thực hành. Cũng như
những người nông dân, để cho mùa màng được xanh tươi, cây cối sai bông trĩu quả
thì phải biết cách chăm sóc vun trồng. Chắc chắn tâm hồn con người cũng sẽ gặt hái
được hoan lạc, bình, hạnh phúc, nếu biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành
như lời thánh Phaolô nhắn gửi cho Timôthê sau đây. Mời các em đứng lên lắng nghe Lời Chúa. III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA 2 Tm 3, 14 - 17. IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1. Dẫn giải Lời Chúa:
-Đây là đoạn văn trích trong thư của Thánh Phaolô gửi cho ai? (Gửi cho người
môn đệ thân tín của Ngài là Đức Cha Timôthê).
-Ngay câu đầu của đoạn văn thánh Phaolô đã khuyến khích môn đệ của mình
thế nào? (“Hãy giữ vững những gì anh đã học được và đã tin chắc”).
-Thánh Phaolô đã nói với Đức Cha Timôthê thế nào về Sách Thánh? (Thánh
Phaolô đã viết : “Sách Thánh có thể dậy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu
độ, nhờ lòng tin vào Đức Kitôâ”.

Để biết tại sao Sách Thánh lại có thể đem lại ơn cứu độ, các em hãy cùng nhau
thảo luận về đoạn thư của Thánh Phaolô này. 2. Thảo luận :
Chúng ta cùng thảo luận xem đâu là các từ ngữ quan trọng của đoạn văn : Sách Thánh, linh hứng.
Từ ngữ chính yếu : Linh hứng.
- Linh : thuộc về Chúa Thánh Thần.
- Hứng : thuộc cảm xúc, cảm động.
- Linh hứng : ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần ban cho những người viết ra Kinh Thánh.  Câu tóm ý :
“Tất cả những gì được viết trong sách Thánh đều được Thiên Chúa linh hứng
và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (c. 6).
Tựa đề ngắn.
“Thiên Chúa là tác giả chính của sách Kinh Thánh” 3. Bài học :
Kinh Thánh là một công trình vĩ đại về văn học nghệ thuật, tuy nhiên Kinh
Thánh không đơn thuần là lời con người mà Kinh Thánh trước hết là lời của Thiên
Chúa, vậy chúng ta cùng tìm hiểu tác giả, giá trị của Kinh Thánh và tại sao ta nên
siêng năng đọc Kinh Thánh.  Tác giả. -Hướng dẫn :
Kinh Thánh là một bộ sách được viết bởi nhiều tác giả trong khoảng thời gian
lâu dài, hơn 12 thế kỷ. Ngôn ngữ được sử dụng trong Kinh Thánh là tiếng Hip-
ri, Aram, Hylạp. Những người viết các sách trong bộ Kinh Thánh phần lớn là những người Do Thái.
Tuy nhiên các tác giả này lại là những người được ơn linh hứng của Chúa Thánh
Thần, nhờ đó họ viết ra một cách không lầm những gì Thiên Chúa muốn mặc khải
cho con người những gì cần thiết để con người được ơn cứu độ.
Bởi thế Kinh Thánh là lời Thiên Chúa, Thiên Chúa là tác giả chính. Ngài cần sự
cộng tác của con người và ngôn ngữ của con người để giúp con người hiểu được ý định của Thiên Chúa.
(Đọc phần một : TÁC GIẢ) * Học sinh ghi :
Chính Chúa Thánh Thần đã tác động và soi dẫn cho những người Thiên Chúa
đã chọn để họ, mỗi người mỗi cách viết lên những điều Thiên Chúa muốn họ viết ra
vì ơn cứu độ chúng ta.
Giá trị của Kinh Thánh. - Hướng dẫn :
Xét về phương diện văn học thì không có cuốn sách nào phong phú và đa dạng
như Kinh Thánh. Đây là một công trình vĩ đại về văn học. Kinh Thánh được xem như
là một thư viện nhỏ bao gồm 73 cuốn sách dài ngắn khác nhau. Chứa đựng cả một
kho tàng phong phú vối đủ mọi thể loại văn chương, từ lịch sử, triết lý, luật pháp,
thơ truyện cho đến các bản Thánh Ca, tình ca, ca dao, tục ngữ, châm ngôn. các lời
tiên tri, những lời cầu nguyện…
Tuy nhiên giá trị Kinh Thánh không chỉ dừng lại ở đó, vì Kinh Thánh không đơn
thuần là lời con người nhưng còn là lời Thiên Chúa. Đây là bản chất đích thật của Kinh
Thánh khiến Kinh Thánh luôn có giá trị cho mọi người trong mọi thời đại.
Tuy Kinh Thánh được viết ra bởi nhiều người, mỗi người một cách viết và viết
trong mỗi thời đại khác nhau, nhưng vì được Chúa Thánh Thần linh hứng nên tất cả
các phần trong Kinh Thánh đều liên đới và ăn khớp với nhau chặt chẽ như sách Giáo
Lý Công Giáo đã viết : “Tất cả Kinh Thánh là một cuốn sách và là cuốn sách duy nhất
đó là Chúa Kitôâ, bởi vì tất cả Kinh Thánh nói về Chúa Kitôâ và hoàn tất nơi Chúa

Kitôâ”. Vì thế Hội Thánh luôn tôn kính Kinh Thánh như thân thể Chúa Kitôâ và xem
Kinh Thánh là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin.
(Đọc phần II : GIÁ TRỊ CỦA KINHTHÁNH). * Học sinh ghi :
Kinh Thánh không có ý dậy các khoa học đời. Nội dung chính của Kinh Thánh
là chân lý cứu độ : “Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu
là Đấng Kitôâ Con Thiên Chúa và để anh em tin và được sống nhờ danh Ngài” (Ga 20, 31)
Đọc Kinh Thánh. Hướng dẫn :
Nhận ra được tầm quan trọng và giá trị của Kinh Thánh các nghị phụ Công
đồng Vaticanô II đã thiết tha nhắn gửi các Kitôâ hữu: “Hãy năng đọc Kinh Thánh”.
Công đồng cũng lập lại lời thánh Giêrônimô : “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitôâ”.
Có nhiều cách để học hỏi Kinh Thánh: qua lời giảng của các linh mục trong
Thánh lễ, qua các lớp học hỏi về Kinh Thánh, đọc các sách suy niệm Lời Chúa..
Để thăng tiến bản thân, ta nên thường kiểm điểm dưới ánh sáng đoạn Lời Chúa
vừa đọc. Dành ít phút thinh lặng và cầu nguyện để cho Lời Chúa thấm vào lòng và
hướng dẫn đời sống hằng ngày của chúng ta
(Đọc phần III : ĐỌC KINH THÁNH). * Học sinh ghi :
Đọc Kinh Thánh thường xuyên sẽ được nhiều ơn soi sáng, được bình an và được
nâng đỡ để sống theo ý Thiên Chúa.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ. 1. Gợi tâm tình.
Các em thân mến,khi nhìn trời đất muôn vật,khi tìm hiểu về lương tâm, lý trí
chúng ta chỉ nhận biết có Thiên Chúa. Nhưng để biết Ngài là ai, dự tính của Ngài dành
cho ta và mọi người thế nào thì lý trí ta không thể biết được. Vì thương ta, chính
Thiên Chúa đã mặc khải cho ta biết về Ngài và dự tính của Ngài. Những điều Ngài
cho ta biết đã được ghi lại trong Sách Kinh Thánh. Chúng ta cùng nhau dâng lời tạ ơn Ngài. 2. Lời nguyện.
Lạy Cha là Thiên Chúa giầu lòng nhân hậu, chúng con tạ ơn Cha vì Cha đã mặc
khải cho chúng con về tình yêu của Cha bằng ngôn ngữ của loài người chúng con trong
sách Kinh Thánh. Như lời Thánh Vịnh : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh
sáng chỉ đường con đi”, xin cho chúng con luôn chăm chỉ học hỏi và yêu mến Lời Chúa
để Lời Chúa hướng dẫn chúng con về với Cha là Thiên Chúa duy nhất, chân thật, toàn
năng và giầu lòng từ ái. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitôâ Chúa chúng con. Amen. VI. SINH HOẠT GIÁO LÝ VII. BÀI TẬP
1. Tác giả chính của Kinh Thánh là : a/ Các ngôn sứ. b/ Nhiều tác giả. c/ Người Do thái. d/ Thiên Chúa
2. Cho biết giá trị của Kinh Thánh
a/ Giảng dạy, biện bác.
b/ Giải thích khoa học
c/ Giáo dục để trở nên công chính.
d/ a và c đều đúng.
3. Muốn hiểu đúng Kinh Thánh ta phải :
a/ Mở lòng ra với ơn soi sáng.
b/ Cầu nguyện xin được ơn hiểu biết.
c/ Theo sự hướng dẫn, giải thích của Hội Thánh.
d/ Cả ba câu a, b, c, đều đúng. VIII. SỐNG LỜI CHÚA
Bài học hôm nay giúp cho chúng ta biết rằng:
* Sách Kinh Thánh chính là lời Thiên Chúa nói với chúng ta.
* Thiên Chúa muốn chúng ta siêng năng đọc Kinh Thánh và đem ra thực hành
trong cuộc sống hằng ngày.
Quyết tâm : Yêu mến và chú tâm lắng nghe Lời Chúa trong mỗi Thánh Lễ.
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy Chúa, giờ học đã kết thúc, chúng con cảm tạ Chúa đã giúp chúng con hiểu
được giá trị của sách Kinh Thánh. Xin Chúa giúp chúng con biết thực hành điều chúng
con đã quyết tâm là chăm chú lắng nghe Lời Chúa trong mỗi Thánh lễ. Giờ đây chúng
con ra về với ước nguyện Lời Chúa sẽ thánh hoá, biến đổi chúng con nên lời ca ngợi
chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần muôn đời.
(Đọc kinh Sáng Danh) BÀI 4 :
CÁC SÁCH CỰU ƯỚC
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, ngày chủ nhật hôm nay chúng con lại tụ họp nhau đây để lắng nghe
Lời Chúa. Xin ban Thánh Thần tình yêu cho chúng con, để chúng con biết yêu mến Lời Chúa.
(Đọc kinh cúi xin Chúa sáng soi).
1/ Kiểm tra 15 phút. (Có thể thay đổi tuỳ chương trình)
a. Em hãy cho biết tác giả của Kinh Thánh là ai ? (Thiên Chúa là tác giả chính –
Thiên Chúa linh hứng cho các tác giả loài người viết ra Kinh Thánh).
b. Linh hứng có nghĩa là gì ?
- Linh : thuộc về Chúa Thánh Thần.
- Hứng : được cảm xúc đánh động.
Linh hứng : ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần ban cho những người viết ra Kinh Thánh.
c. Tại sao ta nên thường xuyên đọc Kinh Thánh ?
- Thường xuyên đọc Kinh Thánh sẽ được nhiều ơn soi sáng, được bình an và được
nâng đỡ để sống theo ý Thiên Chúa.
Kiểm tra điều quyết tâm
2/ Viết tựa đề bài học : CÁC SÁCH CỰU ƯỚC Lời Chúa : Lc 24, 13-27 II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Đối với nhiều người Cựu Ước có vẻ xa lạ. Nhưng những ai có dịp đọc thì sẽ
khám phá ra cả một kho tàng phong phú ẩn giấu trong đó. Cựu Ước chứa đựng những
bản tình ca tuyệt vời (Sách Diễm Ca), những lối sống đạo đức tạo nên nền tảng hạnh
phúc cho con người (Sách Huấn Ca), (Sách Châm Ngôn)... Nhưng quan trọng hơn,
Cựu Ước giúp ta hiểu rõ hơn về Tân Ước. Cũng nhờ đọc Cựu Ước dưới ánh sáng Tân
Ước, ta sẽ hiểu rõ hơn chương trình tình thương Thiên Chúa đối với loài người chúng
ta. Chương trình đó bắt đầu ra sao và đã được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô như thế
nào. Chúa Giêsu cũng đã dùng Cựu Ước để giải thích những điều trên cho các môn
đệ cùng đi về Emmau như trong bài Tin Mừng mà các em sẽ nghe sau đây. III- CÔNG BỐ LỜI CHÚA. Lc 24,13-27
IV- GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Điểm nổi bật mà các em vừa nghe trong tin Mừng là từ “Sách Thánh”. “Sách
Thánh” ở đây chỉ Cựu Ước. Cựu Ước đã nói đến cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô,
như vậy Cựu Ước và Tân Ước đan kết với nhau chặt chẽ. Cựu Ước chuẩn bị và báo
trước cho Tân Ước và Tân Ước làm sáng tỏ những gì đã được Cựu Ước đề cập đến,
chúng ta cùng tìm hiểu thêm. Thảo luận :
1. Các nhân vật trong đoạn Tin Mừng : Chúa Giêsu, hai môn đệ trên đường Emmau, Môsê, các ngôn sứ.
+ Nhân vật thuộc Cựu Ước : Môsê & các ngôn sứ.
+ Nhân vật Tân Ước : CG, hai môn đệ trên đường Emmau.
3. Nhân vật chính : Chúa Giêsu.
4. Từ ngữ chính : “Sách Thánh”.
5. Câu tóm ý : “Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ. Ngài giải thích cho
hai ông những gì liên quan đến Ngài trong tất cả các Sách Thánh”. (câu 27).
6. Tựa đề : “Chúa Giêsu dùng Kinh Thánh Cựu Ước để giải thích về Ngài”.
A. CỰU ƯỚC GỒM NHỮNG SÁCH NÀO
HS GHI : Cựu Ước gồm 46 cuốn xếp theo 4 loại:
- 5 cuốn luật Môsê (Ngũ Kinh) : Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.
- 16 Lịch sử : Giosuê, Thủ Lãnh (Thẩm Phán), Rút, 2 Sách Samuen, 2 Sách Các
Vua, 2 Sách Sử Biên Niên, Et-ra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Ette, 2 Sách Macabê.
- 7 cuốn thi phú (còn gọi là giáo huấn hoặc khôn ngoan) : Gióp, Thánh Vịnh,
Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca.
- 18 cuốn tiên tri (ngôn sứ) : Isaia, Giêrêma, Aica, Barúc, Eđêkien, Đanien, Hôsê,
Gioen, Amốt, Ôvađia, Giona, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xêphônia, Khácgai, Dacaria, Malakhi.
B. THỂ VĂN CỰU ƯỚC HS GHI :
Cựu Ước được viết bằng thể văn xuôi, và thể văn vần (thơ).
C. ĐỐI VỚI CHÚNG TA CỰU ƯỚC CÓ GIÁ TRỊ NÀO ? HS GHI :
Thiên Chúa phán trong Cựu Ước vẫn là Thiên Chúa phán trong Tân Ước. Cựu
Ước có thể dạy chúng ta là dân mới của Thiên Chúa, biết đón nhận Tin Mừng Chúa Kitô và sống với Ngài. V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã dùng Kinh Thánh để giải thích cho các môn đệ
Chúa hiểu về chương trình cứu độ của Thiên Chúa và cho họ biết cao điểm của chương
trình cứu độ là sự chết và sự sống lại của Chúa. Xin thương dạy dỗ chúng con đọc,
nghe và học hỏi Lời Chúa. VI- SINH HOẠT. VII- BÀI TẬP. 1. Cựu Ước có :
a. 16 cuốn. b. 64 cuốn. c. 46 cuốn. d. 36 cuốn.
2. Cựu Ước gồm có :
a. 4 loại. b. 6 loại. c. 2 loại. d. 8 loại.
3. Cựu Ước nói về :
a. Các ngôn sứ. b. Lời hứa cứu độ của Thiên Chúa,
c. Ađam và Evà. d. Con người. VII- SỐNG LỜI CHÚA :
- Bài học cho ta thấy : Thiên Chúa vì yêu thương đã phó nộp người con duy
nhất của Ngài để Cứu Độ chúng ta.
- Bắt chước hai môn đệ Emmau lắng nghe Lời Chúa và có lòng bác ái với người
khách lạ trú ngụ qua đêm.
* Quyết tâm : Cư xử tốt với tất cả mọi người.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
Lạy Chúa qua Kinh Thánh, chúng con nhận ra được đường lối giáo dục đầy
nhân hậu và khôn ngoan của Chúa dành cho chúng con. Chúng con xin dâng lới cảm
tạ và quyết tâm sống tốt với mọi người để chúc tụng danh Chúa muôn đời.
(Đọc kinh Sáng Danh). BÀI 5 :
THIÊN CHÚA SÁNG TẠO
I- – CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, tin tưởng vào lới dạy của Chúa nên chúng con đến đây để lắng nghe
tiếng Chúa. Xin Chúa chúc lành cho chúng con trong giờ học này.
(Đọc kinh Lạy Cha).
1/ Kiểm tra bài cũ và điều quyết tâm. + Kiểm tra bài cũ
a. Cựu Ước gồm bao nhiêu cuốn ? Chia làm mấy loại ? Là những loại nào ?
- 46 cuốn, 4 loại : 5 Luật Môsê – 16 Lịch Sử - 7 Thi Phú – 18 Tiên Tri.
b. Cho biết giá trị của Cựu Ước :
- Có thể dạy chúng ta là dân mới của Chúa biết đón nhận Tin Mừng Chúa Kitô và sống với Ngài.
+ Kiểm tra điều quyết tâm
2/ Viết tựa đề bài học : THIÊN CHÚA SÁNG TẠO Lời Chúa : St 1,1-2,4a II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Ai muốn biết các thành tựu mới nhất trong lãnh vực khoa học kỹ thuật thì chắc
chắn không thể bỏ qua mục “thông tin, văn hóa, khoa học, kỹ thuật” trên truyền
hình. Trong mục này những khám phá mới nhất về lãnh vực được trình chiếu cho
khán giả. Có rất nhiều điều làm cho chúng ta ngạc nhiên khi biết được những khám
phá mới của các nhà khoa học, trong những lĩnh vực nhỏ nhất mà mắt thường của
con người không thể thấy được như virút, vi trùng... của đủ mọi loại bệnh nguy hiểm,
cho đến vũ trụ bao la, những hành tinh ở cách xa trái đất như mặt trăng, mặt trời,
sao hoả... cả những hiện tượng như động đất, núi lửa nữa....
Khi suy nghĩ về những thành tựu mà con người đã đạt được trong khoảng thời
gian hàng ngàn năm qua, chúng ta không thể không ngừng ngưỡng mộ, thán phục
khả năng đặc biệt, phong phú của con người.
Tuy nhiên tất cả những gì con người tìm tòi, khám phá ra thì đó cũng chỉ là
những gì đã có sẵn trong vũ trụ và nếu con người có thể tạo ra được bất cứ điều gì
mới thì cũng phải dựa vào những thứ đã có sẵn. Chỉ có mình Thiên Chúa mới là Đấng
sáng tạo đúng nghĩa, Ngài đã sáng tạo ra vạn vật hoàn vũ từ hư vô như trong câu
chuyện Kinh Thánh sau đây :
III- CÔNG BỐ LỜI CHÚA. St 1,1-2, 4a
IV- GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Đoạn văn cho thấy Thiên Chúa là tác giả vũ trụ vạn vật, với những kiểu nói quan
trọng được lặp đi lặp lại như : “Thiên Chúa phán”, “Hãy có”, “Và đã xảy ra như vậy”.
Chúng ta cùng tìm hiểu : (Thảo luận)
1. Từ ngữ chính : “Tạo thành”. (câu 1)
2. Câu tóm ý : “Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời và đất”. (câu 1).
2. Tựa đề : “Thiên Chúa tạo dựng mọi sự”.
A. TỪ NHỮNG BÀI KHOA HỌC HƯỚNG DẪN :
Các ngành khoa học tự nhiên tạo dịp cho ta suy nghĩ nhiều về công trình sáng
tạo của Thiên Chúa. Khoa học giúp chúng ta thấy được sự vĩ đại của vạn vật hoàn vũ
và dẫn chúng ta đến Đấng sáng tạo ra chúng ta là Thiên Chúa toàn năng. HS GHI :
Vì yêu thương, Thiên Chúa đã tạo nên trời đất và mọi loài, mọi vật để chúng
được dự phần vào vinh quang, vào sự thật, sự tốt lành và vẻ đẹp của Ngài.
B. ĐẾN ĐOẠN MỞ ĐẦU BỘ KINH THÁNH HƯỚNG DẪN :
Đoạn văn mở đầu Sách Sáng Thế thật sinh độâng và giàu hình ảnh. Tác giả
miêu tả cho ta thấy cảnh lạnh lẽo hoang vu của địa cầu. Khi chưa có bàn tay tạo dựng
của Thiên Chúa. Rồi bất chợt địa cầu này trở nên sống động, tốt tươi, đầy sức sống
sau những lời phán của Thiên Chúa “Hãy có” thì mọi sự đều có từ các tinh tú lớn nhỏ,
thảo mộc xanh tươi cho đến chim chóc, muông thú không thiếu thứ gì. HS GHI :
Thiên Chúa là Đấng sáng tạo nên vũ trụ này. Trời đất cùng muôn loài muôn vật
không phải tình cờ tự nhiên mà có.
C. ĐÁP LẠI TÌNH YÊU HƯỚNG DẪN :
Như Thánh Tôma Aquinô đã nói “Tình yêu là chìa khóa đã mở bàn tay của
Thiên Chúa để tạo thành vạn vật”. Thiên Chúa đã tạo ra vũ trụ vạn vật này chỉ vì yêu
thương con người và muốn cho con người được tham gia vào vinh quang của Ngài. HS GHI :
Đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, ta cố gắng sống xứng đáng làm con cái Chúa,
đồng thời góp phần cộng tác vào công trình sáng tạo, để tất cả đạt tới sự hoàn hảo Chúa muốn. V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Chúa là Cha toàn năng. Chúng con tin rằng : vạn vật hoàn vũ là do tay
Chúa tạo nên. Chúng con xin tạ ơn Cha vì đã dựng nên chúng con cho chúng con
được hưởng dùng tất cả những gì Cha đã tạo nên. Xin cho chúng con mỗi khi ngắm
nhìn vẻ đẹp của vũ trụ, thì đừng quên ca tụng lòng nhân ái bao la của Cha. Chúng
con cầu xin nhờ ĐGK Chúa chúng con. Amen. VI- SINH HOẠT.
VII- BÀI TẬP : Cho biết các câu sau đây Đ hay S
1. Vũ trụ tự nhiên mà có. (S) 2. Vũ trụ do con người tạo nên (S)
3. Thiên Chúa tạo dựng mọi sự (Đ) 4. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vì vinh quang của Ngài (S)
5. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vì tình yêu và lòng nhân hậu của Ngài (Đ) VIII- SỐNG LỜI CHÚA :
- Bài học cho ta thấy : Thiên Chúa đầy quyền năng đã dựng nên mọi sự vì tình yêu thương chúng ta.
- Chăm chỉ học hành như những nhà khoa học : khám phá, tìm hiểu vũ trụ để
phục vụ cuộc sống con người.
* Quyết tâm : Chăm chỉ học tập (các môn học văn hoá ở trường) để khám phá vũ
trụ kỳ diệu Thiên Chúa đã tạo dựng.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
Lạy Chúa chúng con dâng lên Chúa tâm tình cảm tạ tri ân vì hồng ân và tình
yêu thương của Chúa vẫn đang tuôn đổ trên vạn vật hoàn vũ và loài người chúng con.
Xin giúp chúng con chăm chỉ học tập để có thể nhận thấy bàn tay Chúa đang
hoạt động trong vũ trụ này.
(Hát : Đến muôn đời) BÀI 6 : DẬY MEN TIN MỪNG LÒNG BIẾT ƠN
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa chúng con tin rằng Lời Chúa có sức biến đổi chúng con mỗi ngày trở
nên hoàn thiện hơn. Xin thánh hoá chúng con trong giờ học này để chúng con say
mê tìm hiểu và yêu mến Lời Chúa hơn.
(Đọc kinh Cúi xin Chúa sáng soi). Kiểm tra bài cũ.
a. Vũ trụ vạn vật do đâu mà có ?
- Do Thiên Chúa tạo thành
b. Thiên Chúa tạo thành vũ trụ vạn vật bằng cách nào ?
- Ngài chỉ phán một lời.
c. Sáng tạo là gì ?
- Là từ không làm ra có.
Kiểm tra quyết tâm II. DẪN VÀO BÀI HỌC.
Hôm nay chúng ta học bài : “LÒNG BIẾT ƠN”, có lẽ từ “cám ơn” chẳng có gì
xa lạ với mỗi người chúng ta, thế nhưng để hiểu rõ hơn tại sao chúng ta phải có lòng
biết ơn thì bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi này.
A. LÒNG TỐT QUÝ HƠN TIỀN BẠC HƯỚNG DẪN :
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những từ ngữ để bày tỏ lòng biết ơn như : “Cảm
ơn”, “Thank you”, “Merci”, “Ưn-ngài”... Đây chắc hẳn là điều tuyệt đẹp mà Thượng
Đế đặt nơi tâm hồn mỗi người : trước hết là sự cảm nhận về điều tốt mà mính đã
được nhận, rồi cảm nhận về điều tốt ấy được bày tỏ ra bên ngoài, được đáp lại bằng
ngôn ngữ và hành động, như vậy tiếng cảm ơn hay hành động bày tỏ sự biết ơn
không quan trọng bằng tâm tình biết ơn, vì chính nhờ tâm tình biết ơn mà lời nói hay
hành động bày tỏ sự biết ơn được biểu lộ.
Vậy đằng sau mọi sự trao đổi, ta hãy để ý đến lòng tốt của những người phục
vụ ta. Lòng tốt luôn có giá trị hơn những vật chất mà bản thân ta hoặc xã hội có thể trả lại.
B. CHÚNG TA MANG ƠN MỌI NGƯỜI. HƯỚNG DẪN :
Sống trên đời ta được hưởng nhiều điều lắm. Nhưng hãy biết rằng khi hưởng
những quyền lợi ấy tức là ta đang chịu ơn. Ngôi nhà ta đang ở, cơm ăn áo mặc là
biết bao công lao mồ hôi nước mắt của cha mẹ. Việc học hành của các em có kêt quả
tốt hay không cũng phải kể đến công ơn khó nhọc của thầy cô. Mỗi khi đau ốm bệnh
tật ta cũng phải nhờ vả đến sự chăm sóc của các bác sĩ, y tá...
Cuộc sống của chunùg ta sẽ phong phú và nhiều ý nghĩa hơn nếu chúng ta
cảm nhận được rằng : mình đang đón nhận biết bao yêu thương, biết bao sự hy sinh,
phục vụ, giúp đỡ của người chung quanh.
C. TẤT CẢ LÀ ƠN CHÚA HƯỚNG DẪN :
Những điều mọi người làm cho ta cũng chính là ơn Chúa. Cơm ăn, áo mặc, nhà
ở, các tiện nghi... Cũng là quà tặng Thiên Chúa ban qua bàn tay khối óc của con
người. Rồi bao nhiêu thứ Thiên Chúa ban cho ta mỗi ngày như : khí trời, ánh sáng,
nước uống... cả bản thân ta nữa, chính Thiên Chúa đã muốn cho ta có mặt trên cõi đời này.
Thiên Chúa đang ban biết bao ơn lành cho ta qua những người và những hoàn cảnh chung quanh ta.
* Câu hỏi thảo luận : Các em có tâm tình biết ơn trong cuộc sống không ? Các em
bày tỏ lòng biết ơn như thế nào ? + Xem :
- Ta thường thấy người ta cám ơn nhau cả khi họ trao đổi mua bán.
- Cám ơn còn được coi như phép lịch sự, bày tỏ sự trân trọng, đánh giá qua những
gì mình được người khác giúp đỡ.
- Trong cuộc sống hằng ngày ta cũng đang chịu ơn của nhiều người : cha mẹ, thầy
cô, các dịnh vụ khác xã hội mang lại.
- Có được vóc dáng trí tuệ, đức hạnh... như ngày hôm nay là ta đã chịu ơn của nhiều người. + Xét :
- Có phải tất cả những lời cám ơn của ta đều chân thành không? Hay chỉ là lời nói suông
hay đơn giản vì phép lịch sự ?
- Khi trao đổ mua bán ta có trân trọng những gì được người khác giúp đỡ không ?
- Ta có nhận ra rằng: mình đang được hưởng những thành quả được xây dựng bởi công
sức của các thế hệ cha ông đi trước như: đất nước hòa bình, các tiện nghi, văn hoá (hội
hoạ, thơ ca, nhạc…) cùng các phát minh về khoa học không (máy móc, vi tính, xe cộ …) ?
- Tâm tình biết ơn là một trong những điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã gieo vào
lòng con người. Từ tâm tình biết ơn mà con người nhớ đến tạo hóa đã dựng nên
mình, trao ban cho tài sản quý giá là vũ trụ vạn vật. Cũng chính nhờ tâm tình
biết ơn mà con người ý thức hơn về sự tương thân tương ái cần thiết phải giúp
đỡ nhau trong cuộc sống. + Làm :
- Nhìn lại mình để có một tâm tình biết ơn đúng đắn hơn.
- Nói hai chữ cám ơn chưa đủ đã là có lòng biết ơn. Lòng biết ơn thực sự phải bao gồm :
* Nhận biết những ân huệ mình nhận được.
* Ghi nhớ các công ơn đó.
* Tìm cách đáp đền.
Ta cũng phải luôn sống trong tâm tình cảm tạ Chúa vì mọi sự đều là ơn Chúa. Xin
Chúa ban ơn cho những người đã làm ơn cho ta. III- DẪN VÀO LỜI CHÚA
Nhà văn AJ. Cronin có thuật lại một chuyện xảy ra tại nơi làm việc của con
trai ông là sinh viên y khoa :
Có một bệnh nhân tại dưỡng đường Montréal nhờ tiếp huyết mà được cứu sống,
khi ra viện ông ta hỏi nhân viên :
- Có cách nào biết được tên người cho tôi máu, để tôi cám ơn người ấy không?
Người ta đáp rằng : Dưỡng đường luôn giữ kín danh tánh những người hiến máu.
Về nhà được ít lâu, ông ta trở lại dưỡng đường để hiến máu và từ đó trở đi ông
còn cho nhiều lần nữa. Một bác sĩ giải phẫu đã khen ông giúp đời môt cách khiêm tốn,
kín đáo. Ông ta chỉ đáp lại:
- Có một người giấu tên đã giúp tôi. Tôi làm như vậy để đền công ơn người đó.
Có nhiều cách để đền đáp ân huệ của người khác. Chúng ta cùng lắng nghe
đoạn trích trong sách Samuel để xem bà Anna đã tạ ơn Chúa thế nào ? IV- CÔNG BỐ LỜI CHÚA : 1Sm 1, 9-17. 20-28 V- CẦU NGUYỆN.
Lạy Chúa là Thiên Chúa tình thương, do bởi tình thương mà chúng con được
hiện hữu trên đời và mỗi giây, mỗi phút, mỗi một ngày qua đi là biết bao hồng ân
của Chúa tuôn đổ trên chúng con. Xin cho chúng con biết mọi sự đều là ơn Chúa để
chúng con luôn cảm tạ Chúa khi vui cũng như lúc buồn, và luôn sống trong tâm tình
biết ơn mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen. VI- SINH HOẠT. VII- BÀI TẬP :
1. Thiên Chúa đã tạo dựng nên mọi sự vì :
a. Tình yêu thương chúng ta.
b. Muốn thông ban mọi sự tốt lành của Ngài cho tất cả chúng ta.
c. Cho ta được dự phần vào vinh quang, sự thật, vẻ đẹp của Ngài.
d. Cả a, b và c đều đúng.
2. Đáp lại tình yêu ấy ta phải :
a. Cố gắng sống xứng đáng làm con cái Chúa.
b. Biết ơn và góp phần cộng tác vào công trình của Ngài.
c. a và b đều đúng. d. a và b đều sai. VIII- SỐNG LỜI CHÚA:
Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em nhớ lại những điều tốt lành đã nhận được trong
ngày đã qua và đọc kinh, dâng lời tạ ơn Chúa.
IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người và được
làm con Chúa. Xin cho cuộc đời chúng con trở thành lời ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình
sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả sáng.
(Hát : Đến muôn đời). BÀI 7 :
CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.
Lạy Chúa, chúng con cảm ơn Chúa vì đã ban cho chúng con có thời gian đến
đây cùng nhau học hỏi Lời Chúa là lương thực nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng chúng
con. Xin cho chúng con tìm thấy Chúa và cảm nghiệm được tình thương Chúa trong giờ học này.
Đọc kinh lạy Cha.
1. Kiểm tra bài cũ và điều quyết tâm:
+ Kiểm tra bài cũ :
Tại sao ta thường thấy mọi người cảm ơn nhau ngay cả khi họ trao đổi mua
bán? (- Đằng sau sự trao đổi mua bán, còn có lòng tốt phục vụ nhau, lòng tốt luôn
có giá trị hơn những vật chất được trao đổi.)

+ Kiểm tra điều quyết tâm
2. Viết tựa đề bài học :
CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA Lời Chúa: St 2, 4b- 7 II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Sinh ra làm người có lẽ nhiều lần chúng ta tự hỏi con người từ đâu đến, sống
để làm gì và rồi đi về đâu?
Đây cũng là điều mà các khoa học gia, các nhà bác học đã biết bao công sức,
để tìm hiểu, nghin cứu.
Đã có một thời người ta cảm thấy hoang mang lo lắng khi
thuyết tiến hoá của nhà bác học Darwin ra đời. Thuyết này cho rằng loài người tiến
hoá lên từ một loài vượn người. Giáo Hội không phủ nhận nhưng lưu ý : nếu loài
người là do một loài vượn tiến hoá lên thì cũng phải có sự can thiệp của Thiên Chúa.
Công trình nghin cứu của Linh Mục Teilhard de Chardin cho ta thấy rõ hơn về sự tiến hoá này.
Linh mục Teilhard de Chardin sinh năm 1881 mất năm 1955. Ngài là một linh
mục dòng Tên đồng thời cũng là nhà chuyên môn về địa chất học và cổ sinh vật học
người Pháp. Trước thời ông người ta đã tìm được những dấu vết hoá thạch (sinh vật
chôn vùi hoá đá) thuộc nhiều thời kỳ khác nhau. Khi đem những hoá thạch này xếp
theo thứ tự thời gian, người ta thấy có sự tiến bộ trước sau, từ vượn tới người. Thế
nhưng giữa con vượn tiến hoá nhất và con người sơ khai nhất, khoảng cách quá xa
không cho phép người ta nói rằng chuỗi tiến hoá ấy liên tục. Cha Teilhard de Chardin
đã đào được ở Trung Quốc một bằng chứng có thể nối liền chuỗi tiến hoá ấy. Đó là
hoá thạch về người cổ xưa nhất được đặt tên là Sinanthrope (Trung Hoa nhân, người
Trung Hoa). Cha đã chứng minh được rằng sinh vật ấy bề ngoài rất giống vượn nhưng
không phải là vượn mà đã thật sự là người. Sinh vậy ấy đã biết đốt lửa và biết đẽo
đá làm công cụ, nghĩa là nó biết suy nghĩ, và đã có tính người. Đó là bằng chứng giúp
nối liền vòng tiến hoá mà trước cha Teilhard người ta không chúng minh được.
Vừa là nhà khoa học vừa là nhà thần học Teilhard đã cống hiến cho chúng ta
một cái nhìn hoà hợp giữa đức tin và khoa học. Theo cha luật tiến hoá không không
phải chỉ chi phối sinh vật như Darwin trình bày, nhưng còn chi phối những các sinh
vật không có sự sống, và vượt trái đất, luật ấy chi phồi toàn thể vũ trụ. Từ khi con
người xuất hiện dòng tiến hoá của vũ trụ có một hướng mới để đi xa hơn.
Nhờ biết suy nghĩ, loài người tách khỏi loài vật, nhờ biết làm việc có phương
pháp loài người dần dần thay đổi hẳn bộ mặt trái đất. Thế nhưng sự tiến hoá của con
người không dừng lại nơi trái đất và vũ trụ hữu hình mà còn tiến vào thế giới vô hình
của Thiên Chúa. Như thế cuộc tiến hoá được hướng dẫn bởi Thiên Chúa , nó bắt đầu
từ Thiên Chúa và hướng đến mục đích cuối cùng là Thiên Chúa. III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA. St 2, 4b- 7
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
Khi đọc chương đầu của sách Sáng Thế nói về việc Thiên Chúa tạo dựng vũ
trụ ta thường thấy có các cụm từ được lặp đi lặp lại như : “Thiên Chúa phán”, “ Hãy
có” - “ và đã xảy ra như vậy”.

Còn trong bài đọc chúng ta vừa nghe, thì việc tạo dựng con người dường như
tỉ mỉ hơn, quan trọng hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu xem: Thảo luận:
1. Nhân vật chính : “ con người”
2. Từ ngữ chính : “ thổi sinh khí..”
3. Câu tóm ý : Thiên Chúa lấy bùn đất nặn thành một hình người. Ngài thổi sinh khi
vào lỗ mũi nó và con người trở thành một loài có sự sống” ( c 7 )
A. HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA. HƯỚNG DẪN :
Như tựa đề bài học đã viết: “Con người là hình ảnh Thiên Chúa”, đấy là điều
hết sức quan trọng, nó cho thấy mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa thật gần gũi.
Chính sự sống Thiên Chúa nơi con người khiến con người cao cả hơn mọi loài
trên trái đất. Ngài ban cho con người có linh hồn bất tử, có trí tuệ vượt hơn loài vật,
có trái tim biết yêu thương đến vô hạn, có khả năng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa . HS GHI :
Ngoài sự sống tự nhiên, Thiên Chúa còn ban cho ta sự sống siêu nhiên, nghĩa
là được làm con Thiên Chúa, được yêu mến Ngài và được dự phần vào sự sống của chính Ngài.
B. ĐỐI THOẠI VỚI THIÊN CHÚA VÀ ANH EM. Hướng dẫn :
Vì yêu thương Thiên Chúa đã dựng nên con người. Ngài luôn gần gũi với chúng
ta như là một người bạn thân và còn hơn thế, qua Chúa Giêsu Thiên Chúa nhận
chúng ta làm con của Ngài. Những gì ta cần, ta ước muốn, Ngài đã biết rõ. Ngài sẵn
lòng ban cho ta mọi điều tốt lành vì Ngài là Đấng toàn năng và đầy yêu thương. Bởi
đó, chúng ta phải tin vào Thiên Chúa và năng chạy đến với Ngài để ngợi khen, cảm
tạ và trò chuyện cách thân tình.
Tuy nhiên chỉ đối thoại với Thiên Chúa không thì chưa đủ, mà còn phải biết
trao đổi, thông cảm với anh em, vì con người đã được Thiên Chúa đặt trong mình
bản tính xã hội, sống với người khác làm thành quốc gia, xã hội đó là mối tương quan
giữa người với người trong cuộc sống. Tương quan này giúp ta khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa. HS ghi :
Con người là hình ảnh Thiên Chúa nên con người là sinh vật biết nói, biết đối
thoại, có tương quan xã hội, trao đổi và cảm thông. Ta cần tập khám phá ra cả tiếng
nói và sự hiện diện của Thiên Chúa qua Lời Ngài và qua tương quan với tha nhân.
C. LÀM CHỦ BẢN THÂN VÀ MỌI SỰ THIÊN CHÚA TRAO PHÓ. Hướng dẫn :
Thiên Chúa đã ban cho con người toàn quyền cai quản trái đất, ban cho con
người có sự hiểu biết, nhờ đó quyền làm chủ của con người trong Thiên nhiên ngày
mở rộng. Điều quan trọng là con người biết làm chủ bản thân mình để sống đúng với
phẩm giá cao quý đã tặng ban. HS ghi :
Được Thiên Chúa thương ban cho sự sống không những ở đời này mà còn cuộc
sống vĩnh cửu. Ta phải tôn trọng và làm cho cuộc sống của ta cũng như của người
khác ngày càng tốt đẹp hơn để vinh danh Chúa. V. CẦU NGUYỆN.
Lạy Thiên Chúa là Cha yêu thương chúng con.Tình yêu của Cha hằng tuôn đổ
chan chứa trên chúng con. Xin cho chúng con một trái tim rộng mở và một tấm lòng