Giáo trình kinh tế công cộng | Trường Đại học Thương Mại
Giáo trình kinh tế công cộng | Trường Đại học Thương Mại được biên soạn chi tiết, dễ hiểu bởi chủ biên PGS.TS Phạm Thị Tuệ gồm 6 chương với mục tiêu giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và tác động của các can thiệp của nhà nước tới phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, nhằm cung cấp cho sinh viên ngành kinh tế cơ sở lý luận để trả lời câu hỏi khi nào thì nhà nước nên can thiệp vào nền kinh tế và nhà nước nên can thiệp bằng công cụ gì để hỗ trợ quá trình phát triển. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
53
27 lượt tải
Tải xuống
lOMoARcPSD|1596273 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THUONGMAI UNIVERSITY
Chủ biên: PGS. TS. Phạm Thị Tuệ
GIÁO TRÌNH
KINH TẾ CÔNG CỘNG
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2019
1
lOMoARcPSD|1596273 6
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công
nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và
hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên mức độ can thiệp, phạm vi can thiệp,
công cụ để Nhà nước can thiệp vào thị trường để nền kinh tế đạt hiệu quả
vẫn là câu hỏi đối với các nền kinh tế, dù đang ở trình độ phát triển nào.
Kinh tế công cộng nghiên cứu các hoạt động kinh tế của khu vực nhà
nước, các can thiệp của nhà nước vào thị trường nhằm khắc phục các thất
bại thị trường, cải thiện công bằng xã hội, hỗ trợ thị trường phân bổ
nguồn lực hiệu quả.
Học phần Kinh tế công cộng là học phần bắt buộc trong khối kiến
thức ngành của chuyên ngành Quản lý kinh tế, hệ đào tạo đại học chính
quy, học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ, với mục tiêu giới
thiệu những vấn đề cơ bản nhất về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế
và tác động của các can thiệp của nhà nước tới phân bổ nguồn lực của
nền kinh tế, nhằm cung cấp cho sinh viên ngành kinh tế cơ sở lý luận để
trả lời câu hỏi khi nào thì nhà nước nên can thiệp vào nền kinh tế và nhà
nước nên can thiệp bằng công cụ gì để hỗ trợ quá trình phát triển.
Giáo trình Kinh tế công cộng được viết theo chương trình môn học
thuộc chương trình khung ngành kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế
do Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại phê chuẩn ngày 10 tháng 2
năm 2017 và được Hiệu trưởng phê duyệt làm tài liệu chính thức dùng
cho giảng dạy, học tập ở trường Đại học Thương mại.
Giáo trình Kinh tế công cộng do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ chủ biên
bao gồm 6 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Nhập môn Kinh tế công cộng (do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ
biên soạn)
Chương 2: Thị trường - hiệu quả và phúc lợi xã hội (do PGS. TS.
Phạm Thị Tuệ biên soạn)
3
lOMoARcPSD|1596273 6
Chương 3: Thất bại của thị trường và giải pháp của chính phủ (do
ThS. Ngô Hải Thanh biên soạn)
Chương 4: Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội (do
PGS. TS. Phạm Thị Tuệ và ThS. Ngô Hải Thanh biên soạn)
Chương 5: Công cụ can thiệp chủ yếu của chính phủ vào nền kinh tế
(do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ biên soạn).
Chương 6: Lựa chọn công cộng (do PGS. TS. Phạm Thị Tuệ và TS.
Nguyễn Duy Đạt biên soạn)
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã bám sát nội dung
chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời tham khảo
một số giáo trình Kinh tế công cộng trong và ngoài nước đang được sử
dụng rộng rãi.
Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng, nhưng do biên soạn lần đầu
nên khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, của bạn đọc để giáo
trình ngày càng hoàn thiện hơn
Thay mặt nhóm biên soạn
PGS. TS. PHẠM THỊ TUỆ
4
lOMoARcPSD|1596273 6
CHƯƠNG 1
NHẬP MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG
Chương nhập môn kinh tế công cộng sẽ giúp người học trả lời câu
hỏi: khi nào nhà nước can thiệp vào nền kinh tế, nhà nước can thiệp vào
nền kinh tế bằng cách nào và tại sao nhà nước lại can thiệp vào nền kinh
tế bằng cách đó. Vì vậy các nội dung chính của chương sẽ là: (1) mối
quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế; (2) các quan
điểm của các trường phái kinh tế về vai trò của nhà nước; (3) chức năng
của nhà nước để hỗ trợ thị trường; (4) những nguyên tắc và hạn chế của
nhà nước khi can thiệp vào nền kinh tế.
1.1.
Vai trò, chức năng của nhà nước trong nền kinh tế
1.1.1.
Nhà nước và thị trường
Trong nền kinh tế, phần lớn các quyết định của các tác nhân thường
được thực hiện trên thị trường. Thị trường là tổ chức hoặc thể chế có
chức năng điều phối sản xuất và tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ thông
qua các giao dịch kinh tế tự nguyện. Khi tham gia vào thị trường, theo A.
Smith, mỗi tác nhân đều bị chi phối bởi “bàn tay vô hình”, bàn tay vô
hình của thị trường sẽ điều khiển các tác nhân theo đuổi lợi ích của bản
thân, qua đó mà nền kinh tế đạt kết quả phân bổ nguồn lực tối ưu. Ví dụ
trong nền kinh tế giản đơn gồm hai tác nhân là hộ gia đình và doanh
nghiệp; hộ gia đình với tư cách là người tiêu dùng luôn theo đuổi mục
tiêu tối đa hoá lợi ích; doanh nghiệp với tư cách là người sản xuất luôn
theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận; nhờ sự dẫn dắt của động cơ lợi
ích nên khi các tác nhân hành động để đạt tới lợi ích cá nhân thì cũng làm
cho nền kinh tế sản xuất ra mức sản lượng hiệu quả, nhờ thế mà xã hội
đạt lợi ích tối đa. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và động cơ lợi ích của
các cá nhân sẽ tự nó hướng thị trường tới sự phân bổ hiệu quả các nguồn
lực trong nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, không có nền kinh tế nào thực
sự hoàn toàn là thế giới lý tưởng của bàn tay vô hình, mỗi nền kinh tế đều
5
lOMoARcPSD|1596273 6
có những khuyết tật của thị trường, do vậy không có nền kinh tế nào
không có sự can thiệp của chính phủ.
Theo A. Samuelson trong cuốn sách Kinh tế học, các xã hội khác
nhau được tổ chức theo những hệ thống kinh tế khác nhau. Có thể phân
biệt hai phương thức cơ bản trong tổ chức nền kinh tế, ở một cực, chính
phủ đưa ra hầu hết các quyết định kinh tế, và ở cực kia, thị trường sẽ đưa
ra các quyết định kinh tế.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các quyết định đầu tư,
sản xuất và phân phối đều thông qua hệ thống thị trường và do thị trường
quyết định. Nhờ sự điều tiết của cơ chế thị trường mà nền kinh tế phân bổ
các nguồn lực đầu vào một cách tối ưu. Về bản chất, cơ chế cạnh tranh
thị trường là cơ chế tự điều chỉnh. Do vậy, nó còn được gọi là “bàn tay
vô hình”. Cơ chế này giúp nền kinh tế tạo lập sự cân bằng mỗi khi bị trục
trặc. Cạnh tranh là cơ chế chủ yếu phân bổ các nguồn lực trong nền kinh
tế thị trường. Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực được rút ra khỏi
những ngành, lĩnh vực và địa điểm đang hoạt động kém hiệu quả, di
chuyển đến những nơi có lợi thế phát triển và thu được hiệu quả kinh
doanh, lợi nhuận cao hơn.
Nền kinh tế chỉ huy là nền kinh tế mà chính phủ ra mọi quyết định về
sản xuất và phân phối. Trong điều kiện nền kinh tế chỉ huy, chính phủ đã
tự biến mình thành một tổ chức siêu kinh tế, trực tiếp quản lý mọi mặt
của đời sống kinh tế từ sản xuất đến phân phối lưu thông. Trong nền kinh
tế này, chính phủ vừa đóng vai trò của người quản lý, người sản xuất,
người tiêu thụ sản phẩm và người phân phối sản phẩm.
Thực tế cho thấy, hiện nay không có nền kinh tế nào được tổ chức
hoàn toàn theo một trong hai thái cực trên. Tuyệt đại đa số nền kinh tế
hiện nay trên thế giới đều là nền kinh tế hỗn hợp, kết hợp giữa nhà nước
và thị trường, nằm giữa hai cực: “kinh tế chỉ huy” và “kinh tế thị trường
hoàn hoàn tự do”.
Theo Ngân hàng thế giới: “Nhà nước là một tập hợp các thể chế nắm
giữ những phương tiện cưỡng chế hợp pháp, thi hành trên một lãnh thổ
được xác định và người dân sống trên lãnh thổ đó được đề cập như một xã
hội. Nhà nước độc quyền ra quy định trong phạm vi lãnh thổ của nó thông
6
lOMoARcPSD|1596273 6
qua phương tiện thi hành của một chính phủ có tổ chức”
1
. Như vậy nói tới
Nhà nước là nói tới hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan quyền lực lớn,
thường là cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ) và
cơ quan tư pháp (Toà án). Trong khi đó chính phủ chỉ là cơ quan hành
pháp, cơ quan có chức năng điều hành đất nước theo hiến pháp.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý
đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội. Đồng thời, nhà nước còn là một tổ
chức quyền lực công, là phương thức tổ chức bảo đảm lợi ích chung của
xã hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, Chính phủ
là cơ quan hành pháp của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nhà nước. Chính phủ nắm quyền điều hành mọi mặt đời sống,
kinh tế, xã hội của đất nước, từ cung cấp ngân sách, thực hiện mục tiêu
tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đưa ra các chính sách tác động đến
phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Chính phủ là trung tâm của bộ máy
nhà nước, có chức năng cơ bản là thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch
định và điều hành chính sách quốc gia, quản lý hiệu quả nền kinh tế.
Mặc dù hai thuật ngữ “nhà nước” và “chính phủ” thường được dùng
với những mục đích khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau nhưng
trong Kinh tế học công cộng, nhà nước và chính phủ có thể dùng thay thế
nhau, theo nghĩa là chủ thể thực thi quyền lực, can thiệp vào nền kinh tế.
Trong nền kinh tế, nhà nước hay chính phủ cần thực hiện các vai trò như:
-
Cung cấp khung khổ pháp lý rõ ràng, có hiệu lực và phù hợp với
đòi hỏi của cơ chế thị trường;
-
Kiến tạo và bảo đảm môi trường vĩ mô ổn định, khuyến khích
kinh doanh;
-
Cung cấp kết cấu hạ tầng (gồm hạ tầng “cứng” - giao thông vận tải,
cung cấp điện nước... và hạ tầng “mềm” - dịch vụ thông tin, bưu chính
viễn thông, tài chính...) cũng như các dịch vụ và hàng hoá công cộng
(chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường...).
1
Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 1998, tr 29
7
lOMoARcPSD|1596273 6
-
Hỗ trợ nhóm người nghèo các điều kiện tối thiểu để tham gia thị
trường bình đẳng.
Như vậy, thị trường và nhà nước với những vai trò trên hợp thành
những yếu tố cơ bản tạo nên khung thể chế chung của mọi nền kinh tế thị
trường. Chúng hình thành một tổng thể, quy định lẫn nhau, thiếu bất cứ
yếu tố nào trong số đó đều không thể có nền kinh tế thị trường bình
thường, vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, trong mỗi nền kinh tế, tuỳ theo
các điều kiện phát triển cụ thể, ở các giai đoạn khác nhau mà vai trò, vị
trí và chức năng của từng yếu tố không hoàn toàn giống nhau, vai trò thị
trường được đề cao hoặc vai trò của nhà nước được đề cao. Lịch sử phát
triển của kinh tế thị trường từ thế kỷ XV đến nay cho thấy luôn tồn tại
một mối quan hệ rất cơ bản giữa một bên là thị trường và một bên là nhà
nước, nhưng bản thân mối quan hệ cơ bản này không hề tồn tại trong
trạng thái tĩnh mà nó liên tục vận động, biến đổi trong các không gian
kinh tế cũng như các giai đoạn khác nhau.
Cho đến nay, mặc dù đã tồn tại nhiều dạng thức kinh tế thị trường
khác nhau nhưng trên thực tế chưa bao giờ tồn tại kiểu kinh tế thị trường
hoàn toàn không có nhà nước, thoát ly khỏi nhà nước. Nhà nước luôn là
một bộ phận hữu cơ nằm trong cấu trúc tổng thể của kinh tế thị trường.
Sự tồn tại của nhà nước trong cấu trúc đó là một tất yếu kinh tế, tất yếu
lịch sử, ở đó, nhà nước vừa có thể là một chủ thể sở hữu, bên cạnh những
chủ thể sở hữu khác, đồng thời là một chủ thể quản lý. Sự khác biệt giữa
các giai đoạn lịch sử và các quốc gia chỉ ở chỗ tính chất của nhà nước
như thế nào, cách thức can thiệp, quản lý điều tiết và hệ quả của sự can
thiệp này ra sao đối với nền kinh tế.
1.1.2.
Quan điểm của các trường phái kinh tế về vai trò của Nhà nước
1.1.2.1.
Quan điểm của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển
Trường phái kinh tế học Cổ điển mà đại diện là nhà kinh tế học
Adam Smith với lý thuyết “Bàn tay vô hình”, theo A. Smith thì “bàn tay
vô hình” có nghĩa là trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia
thị trường luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của cá nhân mình.
Ông tôn vinh vai trò điều tiết thị trường của bàn tay vô hình và cho
rằng, sự tự do tự nhiên đã sản sinh ra một hệ thống điều tiết các quan hệ và
các lợi ích thị trường đơn giản và rõ ràng. Theo đó, khi chạy theo lợi ích cá
8
lOMoARcPSD|1596273 6
nhân, mỗi người đã vô tình đồng thời đáp ứng lợi ích của xã hội, cho dù
trước đó họ không có ý định này (cơ chế này được gọi là sự điều hoà tự
nhiên về lợi ích). Vì vậy, hệ thống cạnh tranh tự do tự nó đã sản sinh
những quyền lực cần thiết để điều tiết và phân bổ các nguồn lực một cách
tối ưu. Do đó nhà nước không cần phải can thiệp vào kinh tế thị trường.
Quá trình phát triển kinh tế chủ yếu do thị trường tự điều tiết thông
qua cơ chế cạnh tranh tự do, nhà nước chỉ có vai trò tối thiểu là xây dựng
hệ thống luật pháp để đảm bảo cạnh tranh công bằng, ổn định vĩ mô, xây
dựng và bảo vệ các công trình công cộng, tạo điều kiện để kinh tế tư
nhân và cơ chế thị trường tự do vận hành thuận lợi nhất.
Cũng giống như các nhà kinh tế Cổ điển, trường phái Tân cổ điển coi
nền kinh tế thị trường là một hệ thống mang tính ổn định, mà sự ổn định
bên trong là thuộc tính vốn có chứ không phải là kết quả sự can thiệp của
nhà nước. Khả năng đó được quyết định bởi một cơ chế đặc biệt - “cơ
chế cạnh tranh tự do”, cạnh tranh tự do thường xuyên bảo đảm sự cân
bằng chung của nền kinh tế. Chính cơ chế này cho phép phân bổ các
nguồn lực một cách hợp lý, tận dụng triệt để mọi nguồn lực và dẫn đến
quan hệ phân phối mang tính công bằng giữa các bộ phận xã hội.
Theo quan niệm của trường phái Tân cổ điển, nhà nước khi can thiệp
vào nền kinh tế cần phải hiểu được cấu trúc của nền kinh tế thị trường, cơ
chế vận hành của nó và tôn trọng những quy luật khách quan liên quan
đến cung - cầu. Cũng theo các nhà kinh tế Tân cổ điển, cạnh tranh tự do
không bao giờ nảy sinh một cách tự nhiên, nó chỉ xuất hiện và phát huy
tác dụng khi được đảm bảo bởi nguyên tắc số một: sở hữu tư nhân. Vì
vậy, vai trò nhà nước là đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các nhà sản
xuất và quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng, làm cho thị trường vận
hành một cách tốt nhất, đầy đủ nhất.
Như vậy, cả trường phái cổ điển và tân cổ điển đều đề cao vai trò của
thị trường, của tự do cá nhân và cơ chế cạnh tranh, hạn chế sự can thiệp
điều tiết của nhà nước vào các quá trình kinh tế.
1.1.2.2.
Quan điểm của Keynes và trường phái Keynes
J.M. Keynes trong tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất
và tiền tệ” (1935), đã phê phán quan điểm của trường phái cổ điển,
trường phái tân cổ điển về sự điều tiết của cơ chế thị trường tư bản chủ
9
lOMoARcPSD|1596273 6
nghĩa - cho rằng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là mô hình kinh tế tự
động tăng trưởng, không có khủng hoảng và thất nghiệp. Đồng thời
Keynes đã nêu ra quan điểm mới về khủng hoảng, thất nghiệp và vai trò
điều tiết kinh tế của Nhà nước. Theo Keynes, sở dĩ có khủng hoảng và
thất nghiệp là do thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, kinh tế
thị trường không có khả năng tự điều tiết tuyệt đối và vô hạn như quan
điểm của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển. Bởi vì bị thôi thúc bởi
động cơ lợi nhuận, các doanh nghiệp khi tham gia thương trường đã
không ngừng tiến hành cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ, trình độ
quản lý lao động, quản lý sản xuất kinh doanh để đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những tính toán để nâng cao khả
năng kinh doanh một cách chính đáng, còn phát sinh các hành vi không
lành mạnh trong cạnh tranh nhằm tiêu diệt đối thủ để chiếm lĩnh vị trí
thống trị thị trường, bằng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt thị phần của người
khác một cách bất chính, lừa dối khách hàng để trục lợi... Những biểu
hiện không lành mạnh ấy, làm ô nhiễm môi trường kinh doanh của thị
trường, đó cũng là mặt trái của cạnh tranh tự do và sự bất lực của bàn tay
vô hình trong việc điều tiết nền kinh tế.
Do vậy, nhà nước cần can thiệp nhằm duy trì trật tự, hạn chế những
khuyết tật mà tự do cạnh tranh gây ra, ngăn chặn khả năng lạm dụng
quyền lực thị trường của các doanh nghiệp. Đồng thời để thúc đẩy tăng
trưởng ổn định thì nhà nước cần trực tiếp điều tiết nền kinh tế, cách thức
điều tiết là thông qua những chương trình công cộng, để kích thích và
duy trì tốc độ gia tăng ổn định của tổng cầu.
Như vậy, giữa Keynes và trường phái Tân cổ điển, có sự khác nhau
căn bản trong quan niệm về vai trò của nhà nước. Nếu Tân cổ điển cho
rằng nhà nước chỉ có vai trò tạo lập môi trường cạnh tranh và thị trường
tự điều tiết nền kinh tế thì Keynes khẳng định, nhà nước ngoài vai trò tạo
lập môi trường cạnh tranh, còn phải trực tiếp điều tiết để nền kinh tế
thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp và suy thoái.
1.1.2.3.
Quan điểm của chủ nghĩa tự do mới
Lý luận kinh tế của chủ nghĩa tự do mới một mặt kế thừa quan điểm
truyền thống của trường phái Cổ điển, đề cao tư tưởng tự do kinh tế, nhấn
mạnh bản năng tự điều tiết của các quan hệ thị trường như một thuộc tính
10
lOMoARcPSD|1596273 6
tự nhiên. Mặt khác, trường phái này lại muốn xây dựng một hệ thống lý
thuyết mới nhằm điều tiết nền kinh tế thị trường hiện đại một cách có
hiệu quả hơn trên cơ sở khai thác những luận điểm của các trường phái
phi cổ điển.
Theo Chủ nghĩa tự do mới, nền kinh tế thị trường hiện đại có khả
năng tự điều tiết cao, do vậy sự can thiệp của chính phủ vào tiến trình
hoạt động của thị trường là cần thiết nhưng cũng chỉ nên giới hạn theo
phương châm “thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn.” Trào lưu
Tự do mới xuất hiện ở nhiều nước tư bản với các tên gọi khác nhau,
trong đó điển hình là các khuynh hướng ở Mỹ và ở Đức. Lý thuyết tự do
kinh tế ở Mỹ biểu hiện thành nhiều trào lưu cụ thể với những tên gọi
khác nhau. Trong đó nổi bật là phái Trọng tiền, phái Trọng cung, và phái
Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý.
Phái Trọng tiền (còn gọi là phái Chicago) đứng đầu là Milton
Friedman đã cổ vũ nhiệt tình cho một nền kinh tế thị trường tự do không
có sự can thiệp của chính phủ. Theo phái Trọng tiền, sự can thiệp của nhà
nước thường phá vỡ những cân bằng tự nhiên của thị trường - do vậy có
hại cho nền kinh tế... Milton Friedman chủ trương để cho kinh tế thị
trường tự do điều tiết, nhà nước can thiệp chỉ làm xấu thêm tình hình của
thị trường, vì nếu thị trường có khuyết tật thì bản thân nhà nước cũng có
khuyết tật của nó.
Một số đại biểu khác thì khẳng định trong nền kinh tế thị trường hiện
đại, không thể bác bỏ nhà nước, nhưng họ đòi hỏi nhà nước phải điều
tiết, điều chỉnh nền kinh tế theo những qui tắc có tính chuẩn mực đồng
thời kiên quyết phản đối cách điều tiết theo kiểu tuỳ hứng của các chủ thể
quản lý. Họ cho rằng, điều tiết thiếu chuẩn mực là một khuynh hướng
khó tránh khỏi, vì khi ban hành các quyết định quản lý, chính phủ thường
thiên về lợi ích của bản thân mình hơn là lợi ích của dân chúng. Chính vì
vậy, cần xác lập một hệ thống nguyên tắc của chính sách và những
nguyên tắc này phải mang tính khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan
của chính phủ.
Phái Trọng cung thì cho rằng, nguyên nhân làm nền kinh tế Mỹ suy
yếu cả ở trong nước và trên thị trường quốc tế những năm 1970 nằm
ngay trong chính sách kinh tế của nhà nước Mỹ. M. Feldstein khẳng định
11
lOMoARcPSD|1596273 6
“...việc nhà nước sử dụng sai chính sách tiền tệ - tín dụng đã làm toàn bộ
nền sản xuất bất ổn định và nạn lạm phát phát triển nhanh chóng”. Các
nhà Trọng cung phủ nhận tính hiệu quả của chính sách tài khoá và hiệu
lực khuyếch đại vào sản lượng của “lý thuyết số nhân” của J.M. Keynes.
Họ đề cao chính sách kinh tế giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà
nước bằng cách kết hợp giữa giảm thuế và bãi bỏ các qui định hạn chế
gây cản trở khả năng sản xuất. Hơn nữa, họ còn cho rằng nhà nước cần
phải từ bỏ chính sách phân phối lại, vì “nhà nước càng ra tay can thiệp để
chữa trị bệnh nghèo túng thì số người nghèo túng càng tăng lên”.
Tựu chung lại, các phái của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ về cơ bản đều
cho rằng, chính sách can thiệp kinh tế của nhà nước có hại nhiều hơn có
lợi và nên giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Cũng là một khuynh hướng của chủ nghĩa tự do mới, ở Đức, khuynh
hướng này có tên là Kinh tế thị trường xã hội. Cách nhìn nhận của phái
Kinh tế thị trường xã hội về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế có sự
khác biệt so với các phái tự do mới của Mỹ. Nếu như phái chủ nghĩa tự
do mới ở Mỹ cho rằng can thiệp của nhà nước có hại cho nền kinh tế hơn
có lợi nên cần giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thì
phái kinh tế thị trường xã hội cho rằng cần có sự can thiệp của chính phủ
vào thị trường, nơi mà cạnh tranh không có hiệu quả hoặc cạnh tranh
không phát huy tác dụng.
Đồng thời, nhà nước phải làm cho nền kinh tế thị trường ngày càng
mang tính xã hội, làm dịu các mâu thuẫn xã hội thông qua phân phối lại thu
nhập quốc dân. Nhà nước luôn bảo đảm sự công bằng xã hội và các cơ hội
tiếp cận bình đẳng cho người dân. Điều này được thực hiện thông qua hệ
thống thuế, các biện pháp và phúc lợi nhà nước xã hội đa dạng, cùng với đó
là những quyền về xã hội và các cơ hội giáo dục, như: trợ cấp cho người yếu
thế, bảo đảm tối thiểu sự an toàn nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội trước những
rủi ro trong cuộc sống (tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp, tuổi già)...
Trong mô hình nền kinh tế thị trường xã hội, về nguyên tắc, nguyên
lý nhà nước tối thiểu vẫn có giá trị với việc duy trì hiệu năng và tạo ra
những cân bằng xã hội bên ngoài nền kinh tế. Trong nền kinh tế đó, mọi
hoạt động của nhà nước phải chịu sự kiểm soát của các công cụ pháp lý,
đồng thời nhà nước phải đưa ra được các chính sách thống nhất, không
12
lOMoARcPSD|1596273 6
đối đầu, không đi ngược lại thị trường, nhằm sửa chữa được các thất bại
thị trường và đảm bảo không thay thế các thất bại thị trường bằng các
thất bại của nhà nước.
Từ việc hệ thống hóa cách tiếp cận của một số trường phái kinh tế
lớn về vai trò của nhà nước, có thế thấy rằng các trường phái kinh tế lớn
trong lịch sử học thuyết kinh tế đều đề cập đến vai trò của nhà nước trong
nền kinh tế thị trường nhưng không có một khuôn mẫu lý thuyết nào
mang tính vạn năng có thể giải quyết trọn vẹn mọi tình huống mối quan
hệ nhà nước- thị trường cũng như liều lượng can thiệp của nhà nước vào
thị trường. Lịch sử phát triển của kinh tế thị trường minh chứng rõ sự
thay đổi của các lý thuyết kinh tế thống trị gắn với các chu kỳ của nền
kinh tế: khi nền kinh tế bị khủng hoảng, thị trường tự do không tự điều
tiết được nền kinh tế thì lý thuyết Keynes được đề cao. Còn khi nền kinh
tế trì trệ kéo dài do nhà nước can thiệp quá mức, kìm hãm tính năng động
của các lực lượng thị trường thì lúc đó, lý thuyết “bàn tay vô hình” và
trường phái Tân cổ điển phục hồi trở lại và chiếm ưu thế. Vai trò nhà
nước ở các quốc gia khác nhau hoặc trong những giai đoạn phát triển
khác nhau sẽ khác nhau vì phụ thuộc vào sự phát triển của bản thân thị
trường, sự đồng bộ của thể chế thị trường và môi trường kinh tế vĩ mô.
Khi đó sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường sẽ khác nhau ở mức độ,
phạm vi và phương thức can thiệp nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính công
bằng và ổn định của nền kinh tế.
1.1.3.
Chức năng của nhà nước trong nền kinh tế
Từ thời cổ đại, vai trò kinh tế của Nhà nước đã được nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau như chính trị học, triết học, luật học, thể hiện qua
các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp, La Mã, như Aritxtốt,
Platôn,... Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, nhiều lý thuyết kinh tế học
chính trị đã đi sâu tìm hiểu về cơ chế tác dụng của Nhà nước đối với nền
kinh tế, trong đó tiêu biểu như: A. Smith về nền kinh tế tự do, lý thuyết
của Keynes về nền kinh tế có sự điều tiết của nhà nước, lý thuyết của A.
Samuelson về nền kinh tế hỗn hợp. Lịch sử đã chứng minh các nền kinh
tế thị trường thành công đều không phát triển một cách tự phát mà cần có
sự can thiệp và hỗ trợ từ phía Nhà nước, vì vậy vai trò “bàn tay hữu
13
lOMoARcPSD|1596273 6
hình” của Nhà nước ngày càng thể hiện rõ và trở thành yếu tố không thể
thiếu đối với nền kinh tế.
Về chức năng của nhà nước, có 3 trường phái: Trường phái thứ nhất
cho rằng nhà nước chỉ đảm bảo chức năng tối thiểu, còn để thị trường tự
điều tiết, tức là vai trò nhà nước nhỏ và thị trường lớn. Gắn với trường
phái này là quan điểm của A. Smith và các nhà kinh tế theo trường phái
cổ điển với mô hình “Nhà nước tối thiểu”. Trường phái thứ hai ủng hộ có
một nhà nước lớn, can thiệp vào điều tiết sản xuất và tiêu dùng trên thị
trường, tức là vai trò nhà nước lớn, chính phủ can thiệp vào thị trường
nhiều hơn, thị trường tự điều tiết thông qua cạnh trạnh ít hơn. Gắn với
trường phái này là quan điểm của Keynes và trường phái Keynes. Trường
phái thứ ba cho rằng cần phải kết hợp hợp lý giữa nhà nước và thị
trường; Nhà nước nên đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy và tạo điều kiện
thuận lợi cho thị trường và thị trường tự do phân bổ nguồn lực. Gắn với
trường phái này là lý thuyết của A. Samuelson về nền kinh tế hỗn hợp,
trong đó nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, định hướng theo quy luật thị
trường trong phân bổ nguồn lực, thị trường thực hiện phân bổ nguồn lực;
tức là nhà nước và thị trường tương tác với nhau, bổ sung cho nhau trong
phân bổ nguồn lực.
Các trường phái khác nhau xuất phát từ sự phát triển ở các mức độ
khác nhau của bản thân thị trường và nhà nước. Trên thực tế, không thể
có nền kinh tế chỉ với thị trường cạnh tranh, tự điều tiết; nhưng đồng
thời, cũng không có nền kinh tế mà thị trường hoạt động hoàn toàn dưới
sự can thiệp, điều tiết của nhà nước. Thị trường hoàn thiện và hoạt động
có hiệu quả không thể thiếu được một nhà nước mạnh, có hiệu lực và
hiệu quả; ngược lại, thị trường kém phát triển, méo mó, nhiều khuyết tật
và hoạt động không hiệu quả một phần lớn là do nhà nước thực hiện chưa
đúng vai trò và chức năng của mình, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả.
14
lOMoARcPSD|1596273 6
Thị trường
Nhà nước
Nền kinh tế
1.
Sở hữu tài sản và quyền tài sản rõ
ràng. Mỗi tài sản đều có chủ và
chủ sở hữu có đầy đủ các quyền
sở hữu.
2.
Các chủ thể thị trường độc lập, tự
chủ và tự do kinh doanh.
3.
Cạnh tranh (mỗi chủ thể đều phải
đối mặt với cạnh tranh trong
trao đổi với cá nhân khác).
4.
Tự do kinh doanh + cạnh tranh chi
phối phân bổ nguồn lực, chi
phối sự lựa chọn của các chủ thể
thị trường.
5.
Giá cả quyết định dựa trên khan
hiếm nguồn lực và quan hệ cung
cầu.
1.
Quản lý và duy trì ổn định kinh tế
vĩ mô.
2.
Thiết lập khung khổ pháp luật và
bộ máy thực thi: đảm bảo quyền
sở hữu tài sản và quyền tự do
kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh
công bằng và chống độc quyền
kinh doanh dưới mọi hình thức.
3.
Khắc phục các khiếm khuyết, thất
bại thị trường đồng thời không tạo
ra những tín hiệu “méo mó” sai
lệch trên thị trường
4.
Phân phối lại thu nhập nhằm giảm
bớt bất bình đẳng trong xã hội
và hỗ trợ nhóm người yếu thế
5.
Tổ chức cung ứng dịch vụ công ích,
dịch vụ xã hội thiết yếu và thực
hiện các nhiệm vụ xã hội khác.
Bảng 1.1: Thị trường và nhà nước trong nền kinh tế
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế tương tác lẫn nhau, Bảng
1.1 cho thấy đặc điểm của thị trường và nhà nước trong nền kinh tế, nếu
thị trường được vận hành một cách đầy đủ và hiệu quả thì vai trò của nhà
nước là hỗ trợ thị trường, để thị trường vận hành tốt nhất, đầy đủ nhất.
Những yếu tố đảm bảo thị trường cạnh tranh hiệu quả là:
- Sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản rõ ràng, minh định; mỗi tài
sản (dù thuộc công hữu hay tư hữu) đều có chủ và chủ sở hữu có đầy đủ
các quyền sở hữu.
Về các chủ thể thị trường và quyền tự do kinh doanh: các thủ thể thị
trường phải độc lập về pháp lý, đa dạng; có quyền tự chủ và tự do kinh
15
lOMoARcPSD|1596273 6
doanh; tức là tự do quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất
như thế nào, tự do quyết định giá và trao đổi theo cung cầu thị trường.
-
Thị trường phải cạnh tranh công bằng và có trật tự; độc quyền phải
được kiểm soát có hiệu quả; cạnh tranh không công bằng, không lành
mạnh phải bị trừng phạt và loại trừ. Mỗi chủ thể thị trường (dù đó là người
sản xuất hay người tiêu dùng, dù đó là thuộc khu vực công hay khu vực
tư...) đều phải đối mặt với cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong lựa chọn
và trao đổi, mua bán với chủ thể khác.
-
Tự do kinh doanh và cạnh tranh thị trường công bằng và có trật tự là
hai yếu tố cơ bản chi phối phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, chi phối sự
lựa chọn của các chủ thể thị trường.
-
Giá cả tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất (vốn,
đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên) đều được quyết định dựa trên
khan hiếm nguồn lực, cạnh tranh và quan hệ cung - cầu của thị trường.
-
Cuối cùng là môi trường cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh công bằng,
khách quan dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả. Doanh nghiệp, cá
nhân năng động, sáng tạo, tìm kiếm các cách thức phù hợp gia tăng được
năng suất lao động, sử dụng các nguồn lực hiệu quả... thì doanh nghiệp, cá
nhân đó sẽ thắng thế trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp, cá nhân không
cạnh tranh được sẽ bị thị trường đào thải để nhường chỗ, nhường cơ hội
kinh doanh cho các doanh nghiệp, cá nhân khác.
Trong nền kinh tế đó, nhà nước cũng cần đảm bảo tốt các vai trò sau
để hỗ trợ thị trường hoạt động tốt nhất:
-
Quản lý và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
-
Thiết lập khung khổ pháp luật và bộ máy thực thi nhằm xác lập rõ ràng,
cụ thể quyền sở hữu tài sản và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.
-
Khắc phục khiếm khuyết, thất bại của thị trường; đồng thời, không
làm cho thị trường hoạt động một cách méo mó, sai lệch.
-
Phân phối lại thu nhập nhằm giảm bớt bất công, bất bình đẳng trong
xã hội.
-
Tổ chức cung ứng các loại dịch vụ công ích, dịch vụ xã hội thiết
yếu và thực hiện các nhiệm vụ xã hội khác.
Thị trường, dù phát triển ở giai đoạn nào cũng luôn tồn tại 3 khuyết
16
lOMoARcPSD|1596273 6
tật cố hữu, gắn liền với bản chất của nó: (1) luôn luôn xảy ra khủng
hoảng thừa hoặc thiếu do “bàn tay vô hình”; (2) quy luật cạnh tranh và
động cơ lợi nhuận thường dẫn đến tình trạng lợi ích doanh nghiệp lớn
hơn lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng; (3) kinh tế thị trường là mô hình
làm giàu cho thiểu số. Vì thế vai trò của nhà nước là hạn chế tác động
tiêu cực thấp nhất của 3 “khuyết tật” trên.
Theo Ngân hàng thế giới, nhà nước có hai chức năng cơ bản là giải
quyết thất bại thị trường và cải thiện sự công bằng nhằm nâng cao phúc
lợi xã hội. Thất bại thị trường nói đến một tập hợp điều kiện mà trong đó
nền kinh tế thị trường không phân bổ được tài nguyên một cách có hiệu
quả. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất bại thị trường và nhiều mức độ
thất bại khác nhau, vì vậy nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường với nhiều
mức độ khác nhau và với những công cụ khác nhau.
Bảng 1.2: Các chức năng của nhà nước
Giải quyết
thất bại thị trường
Cải thiện
sự công bằng
Chức năng
tối thiểu
-
Cung cấp hàng hoá công cộng thuần
tuý: quốc phòng, an ninh.
-
Cung cấp bộ khung luật pháp và thể
chế đảm bảo cạnh tranh công bằng
-
Bảo vệ người nghèo
-
Các chương trình
giảm nghèo
Chức năng
trung gian
-
Khắc phục ngoại ứng: giáo dục cơ
bản, bảo vệ môi trường
-
Điều tiết độc quyền
-
Khắc phục tình trạng thông tin
không hoàn hảo
Cung cấp dịch vụ bảo
hiểm xã hội: lương
hưu, trợ cấp, bảo hiểm
thất nghiệp
Chức năng
phát triển
Phối hợp với thị trường, thúc đẩy sự
phát triển các thị trường thông qua
chính sách công nghiệp và tài chính
tích cực.
Phân phối lại tài sản
Nguồn: Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1998.
Một nền kinh tế thường được phân chia một cách đơn giản thành 3
khu vực: chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình. Khu vực hộ gia đình và
doanh nghiệp giao dịch với nhau thông qua thị trường hàng hóa, dịch vụ
17
lOMoARcPSD|1596273 6
và thị trường các yếu tố sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ
có một số chức năng, nhưng quan trọng nhất trong số đó là vai trò tạo lập
thể chế để cho thị trường vận hành hiệu quả và có trật tự; trọng tài và
giám sát thị trường để giao dịch giữa khu vực hộ gia đình và doanh
nghiệp được thực hiện một cách công bằng, hiệu quả. Như vậy,(1) chức
năng đầu tiên, cơ bản nhất, là chức năng tối thiểu của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường là đặt ra các quy tắc - những điều luật và quy định -
làm cho thị trường vận hành một cách tốt nhất, đầy đủ nhất có thể được.
Thị trường không thể phân bổ nguồn lực hợp lý khi xuất hiện các thất
bại thị trường, do vậy (2) chức năng trung gian của nhà nước là can thiệp
vào thị trường nhằm tối thiểu hoá phần phúc lợi xã hội bị mất do thất bại
thị trường gây ra. (3) Chức năng phát triển là chức năng mà nhà nước can
thiệp vào thị trường nhằm điều tiết hướng nền kinh tế tới mục tiêu mong
muốn, đặc biệt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước định
hướng cho sự phát triển của các ngành và các khu vực của nền kinh tế
thông qua các công cụ như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch...
để điều tiết, dẫn dắt doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hoạt động hướng
đích theo mục tiêu chung của nền kinh tế.
Đây là chức năng gây tranh cãi bởi các biện pháp điều tiết có thể
không tương thích với thị trường hoặc bản thân nhà nước có năng lực yếu
kém sẽ đưa ra những quy định hạn chế sự năng động của khu vực tư
nhân, giảm hiệu quả hoạt động của thị trường.
Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, vai trò của nhà nước ở các nước
khác nhau là hết sức khác nhau, nhưng dù nhà nước thực hiện chức năng
tối thiểu hay chức năng phát triển thì một nguyên tắc được các nước nhất
trí cao là nhà nước đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế và xã
hội, không phải với tư cách là người trực tiếp tạo ra tăng trưởng, mà là
đối tác, là chất xúc tác và là người tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng
trưởng đó.
1.1.4.
Vai trò của nhà nước ở Việt Nam
Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á ra đời. Ngay từ
khi mới ra đời, Nhà nước cộng hòa non trẻ đã phải tiến hành cuộc kháng
chiến chín năm chống thực dân Pháp, năm 1954 miền Bắc được giải
18
lOMoARcPSD|1596273 6
phóng, miền Nam vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược và đấu
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng 4/1975, đất
nước hoàn toàn giải phóng, Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển
mới - giai đoạn cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể điểm lại các giai đoạn và việc giải quyết mối quan hệ giữa
nhà nước với thị trường trong nền kinh tế ở Việt Nam như sau:
Giai đoạn 1975 - 1986:
Đây là thời kỳ áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy (kế hoạch hóa tập
trung). Nền kinh tế chỉ huy (command economy): (hay còn gọi là nền
kinh tế tập trung), là nền kinh tế mà nhà nước là người quyết định mọi
vấn đề như đất nước sản xuất loại hàng hóa và dịch vụ gì, sản lượng bao
nhiêu, giá bán như thế nào, và hình thức phân phối ra sao. Trong nền
kinh tế, mọi nguồn lực đầu vào đều thuộc nhà nước, việc phân bổ các
nguồn lực dựa trên kế hoạch và định hướng phát triển. Vào những năm
đầu của thế kỉ 20, nền kinh tế chỉ huy rất phổ biến, tuy nhiên về sau đã
thể hiện tính không hiệu quả nên hầu hết đã bị thay thế dần dần.
Nền kinh tế chỉ huy coi nhẹ vai trò của thị trường và cơ chế điều tiết
của thị trường mà coi trọng vai trò của nhà nước với công cụ kế hoạch
hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế chỉ huy, phân bổ mọi nguồn
lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu
bổ sung cho kế hoạch.
Trong nền kinh tế, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh
lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên
xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất
cả quyết định sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức
bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định.
Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp,
doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước, lỗ thì nhà nước bù, lãi thì
nhà nước thu. Thực chất nhà nước làm thay chức năng kinh doanh của
doanh nghiệp, doanh nghiệp trở nên thụ động, không có quyền tự chủ và
cũng không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả sản xuất.
Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, cơ chế thị trường không phát
huy tác dụng, nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát - giao
19
lOMoARcPSD|1596273 6
nộp”. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức vì quá trình sản xuất theo cơ chế
cấp phát- giao nộp thì nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư,
hàng hóa, giá đầu vào, đầu ra. Quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá
thông qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật), Nhà nước quy định chế
độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân
theo định mức qua hình thức tem phiếu với mức giá “tượng trưng” thấp
hơn nhiều so với mức giá trên thị trường.
Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì nền
kinh tế chỉ huy có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các
nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện
cụ thể, đặc biệt trong điều kiện chiến tranh hoặc một giai đoạn đặc biệt
trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế này thủ tiêu cạnh
tranh, không tôn trọng quy luật thị trường nên triệt tiêu động lực kinh tế
đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các
đơn vị sản xuất, kinh doanh, kìm hãm tiến bộ khoa học - công nghệ.
Giai đoạn 1986 - nay:
Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo thực hiện bắt đầu từ năm 1986 chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang mô hình nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN.
Trước hết, đó là sự thay đổi cơ bản quan niệm về chức năng của nhà
nước trong nền kinh tế. Nếu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII chỉ
dừng lại ở mức độ xác định nhiệm vụ: “Bộ máy nhà nước từng bước
chuyển sang chức năng quản lý nhà nước, khắc phục dần sự can thiệp
vào điều hành kinh doanh...” thì đến Đại hội VIII, quan điểm này được
cụ thể hóa hơn: “Nhà nước định hướng phát triển, trực tiếp đầu tư vào
một số lĩnh vực, thiết lập khuôn khổ pháp luật, xây dựng chính sách nhất
quán, phân phối lại thu nhập, hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trường”.
Đến Đại hội lần thứ IX, Đảng ta khẳng định “phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là đường lối chiến lược nhất
quán trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” và
xác định rõ định hướng đổi mới chính sách căn bản là: “Tiếp tục đổi mới
các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới hơn
20
lOMoARcPSD|1596273 6
nữa công tác kế hoạch hóa, nâng cao công tác xây dựng các chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Nhà nước cũng đã
bước đầu phát huy vai trò của mình trong việc sửa chữa những “khiếm
khuyết của thị trường” thông qua các chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói
giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc hình thành và
hoàn thiện cơ chế thị trường, cũng như điều chỉnh vai trò tương ứng của
nhà nước trong nền kinh tế. Thực chất của quá trình đổi mới kinh tế vừa
qua ở Việt Nam chính là thừa nhận sự tồn tại khách quan của quan hệ
hàng hoá - tiền tệ và cơ chế thị trường dựa trên tư duy, lý luận mới về
quan hệ giữa kinh tế thị trường và nhà nước. Theo đó, vai trò của Nhà
nước đối với kinh tế cũng có sự thay đổi căn bản. Đó là quá trình chuyển
nhà nước từ độc quyền sang quan hệ mới giữa Nhà nước tương tác với
thị trường trong các hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Nếu trước đây
Nhà nước là chủ thể của chế độ sở hữu, thì hiện nay đang giữ vai trò chủ
đạo trong hệ thống đa sở hữu, nếu trước đây là trực tiếp sản xuất kinh
doanh thì hiện nay là thiết kế “luật chơi”, hỗ trợ và tạo môi trường thuận
lợi cho sản xuất kinh doanh, và nếu trước đây thực hiện kế hoạch hoá
trực tiếp thì hiện nay chuyển sang điều tiết bằng hệ thống công cụ quản
lý kinh tế vĩ mô.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, chức năng cơ bản của Nhà nước về kinh tế bao gồm :
-
Nhà nước tạo lập khung khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế
hoạt động bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
-
Nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường
phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông
hàng hóa; tạo lập sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế
qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế
từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội.
-
Định hướng phát triển nền kinh tế thông qua chiến lược, chính sách,
kế hoạch, quy hoạch và quản lý vĩ mô.
-
Phát triển tất cả các thành phần kinh tế trên cơ sở đa dạng hoá các
quan hệ sơ hữu, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo; thực hiện chế độ phân
21
lOMoARcPSD|1596273 6
phối lợi ích một cách hợp lý thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý
kinh tế (ngân sách, thuế, tín dụng...), tạo động lực phát triển mạnh mẽ
cho nền kinh tế.
Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước
có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và
tăng trưởng kinh tế. Ổn định ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan
hệ nhu cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong
hành động vì mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và
kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách
phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất
hình thành sự đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã
hội, từ đó mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các
chính sách, pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những
nhu cầu chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế...; mặt khác, phải tôn
trọng tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó.
Nhà nước ta cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc
lợi xã hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chính sách xã hội hợp lý, bảo
đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách
kinh tế tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những
nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau... là nhân tố có vai trò quyết
định trong vấn đề này.
Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa cũng thể hiện ở việc Nhà nước góp phần đắc lực
vào việc tạo môi trường cho thị trường phát triển, như tạo lập kết cấu hạ
tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông hàng hóa; tạo lập sự phân công lao
động theo ngành, nghề, vùng kinh tế qua việc nhà nước tiến hành quy
hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành và nhu cầu chung
của xã hội... Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ
quan truyền thông mạnh nhất của quốc gia, nhà nước góp phần cung cấp
thông tin thị trường cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động
lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực
22
lOMoARcPSD|1596273 6
hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất trong điều kiện cụ thể của mình...
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
cũng còn những hạn chế đáng kể: thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa còn chưa được xây dựng đồng bộ, vận hành suôn sẻ;
quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều bất cập; chưa có giải pháp mang
tầm đột phá để kinh tế nhà nước thực sự hoàn thành tốt chức năng chủ
đạo trong nền kinh tế; kinh tế tập thể còn rất yếu kém; năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế thấp; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường...
1.2.
Những nguyên tắc và hạn chế khi Nhà nước can thiệp vào
nền kinh tế
1.2.1.
Những nguyên tắc khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế
Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều khẳng định vai trò của nhà
nước trong nền kinh tế và sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Vai
trò nhà nước đã được thể hiện ở nhiều quốc gia, để có sự phát triển kinh
tế - xã hội bền vững thì không thể thiếu một nhà nước hiệu quả. Nhưng
điều đó không có nghĩa nhà nước can thiệp càng mạnh, càng đóng vai trò
chi phối nền kinh tế thì nền kinh tế càng phát triển. Một nhà nước được
coi là hiệu quả nếu nhà nước can thiệp vào thị trường là để bổ sung cho
thị trường chứ không phải là thay thế cho thị trường, đó là cách vận dụng
cả hai bàn tay “hữu hình và vô hình” để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Vai trò của “bàn tay hữu hình” hiện nay không chỉ là tạo ra khung
khổ luật pháp “quản lý” thị trường mà còn là “người hỗ trợ và tạo điều
kiện” để thị trường phát triển. Vì thế nhà nước can thiệp vào thị trường
dựa trên hai nguyên tắc hỗ trợ và tương hợp. Nguyên tắc hỗ trợ xác định
chức năng của nhà nước phải khơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị
trường, duy trì chế độ sở hữu tư nhân và giữ gìn trật tự an ninh và công
bằng xã hội. Nếu nguyên tắc hỗ trợ liên quan tới câu hỏi liệu nhà nước có
nên can thiệp hay không, thì nguyên tắc tương hợp lại đề cập tới việc sự
can thiệp đó nên được thực hiện như thế nào. Nguyên tắc tương hợp làm
cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận
23
lOMoARcPSD|1596273 6
động của các qui luật trong nền kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo
được các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình.
Nguyên tắc hỗ trợ: Nội dung của nguyên tắc này là: Sự can thiệp của
chính phủ phải nhằm mục đích cuối cùng, dài hạn là sự hỗ trợ, tạo điều
kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy nhà nước trong nền
kinh tế thị trường không phải là để cạnh tranh nhằm lấn át thị trường, mà
phải là chất xúc tác tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường, hỗ trợ
nhằm duy trì cạnh tranh hiệu quả vì lợi ích chung của toàn xã hội. Muốn
vậy, nhà nước cần thực hiện những điều cơ bản sau: (1) thiết lập một cơ
sở pháp luật đầy đủ, nền tảng thể chế cơ bản để thị trường phát triển; (2)
duy trì một môi trường chính sách không lệch lạc, giữ ổn định kinh tế vĩ
mô; (3) đầu tư vào các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ sở hạ tầng cơ bản; (4)
bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương; (5) bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc tương hợp: Nếu nguyên tắc hỗ trợ chủ yếu nhằm xác
định xem khi nào chính phủ cần can thiệp vào thị trường thì nguyên tắc
tương hợp lại nhằm lựa chọn hình thức can thiệp tối ưu. Nội dung chính
của nguyên tắc này là, trong hàng loạt các cách thức có thể có để can
thiệp vào thị trường, chính phủ cần ưu tiên sử dụng những cách thức hay
biện pháp nào tương hợp với thị trường, hay nói cách khác là không làm
méo mó thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế, khó có thể tìm được cách
can thiệp nào không gây méo mó. Ví dụ, đánh thuế một hàng hoá sẽ làm
giá người mua phải trả cho hàng hoá cao hơn, còn người bán nhận được
giá thấp hơn so với khi chưa đánh thuế. Do đó, thuế sẽ làm cho cả lượng
cầu và cung về hàng hoá đều giảm thấp hơn mức hiệu quả xã hội, dẫn
đến những tổn thất vô ích mà xã hội phải gánh chịu. Vì thế, áp dụng
nguyên tắc này trong thực tế có nghĩa là phải lựa chọn hình thức can
thiệp nào ít gây méo mó nhất cho thị trường.
Nguyên tắc tương hợp với thị trường thể hiện thông qua việc ban
hành các chính sách, các chính sách đều phải dựa trên nguyên tắc lấy thị
trường làm cơ sở để phân tích tính hiệu quả của hoạt động kinh tế. Ví dụ
như chính sách đối với lao động phải bảo đảm sự cạnh tranh, khuyến
khích người lao động tích cực, nâng cao năng suất lao động và từ đó có
thu nhập cao. Chính sách giá cả phải dựa vào giá cả thị trường, tôn trọng
quy luật giá trị, giá cả thị trường phù hợp sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
24
lOMoARcPSD|1596273 6
Quy luật cung - cầu sẽ quyết định giá cả thị trường. Nhà nước phải sử
dụng các chính sách để cân đối cung - cầu nhằm ổn định giá cả. Chính
sách thương mại phải vừa bảo vệ những ngành kinh tế trong nước phát
triển vừa tăng cường tính cạnh trạnh trên thị trường quốc tế, tránh bảo hộ
mậu dịch không có hiệu quả.
1.2.2.
Những hạn chế khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế
Các thất bại của thị trường là lý do để nhà nước can thiệp vào nền
kinh tế. Việc nhà nước can thiệp vào thị trường mạnh hay yếu phụ thuộc
vào năng lực nhà nước, nhưng năng lực của nhà nước và hiệu quả của
nhà nước là hai vấn đề khác nhau.
Ngày nay, người ta ngày càng thừa nhận rằng một nhà nước hiệu
quả, chứ không phải nhà nước tối thiểu là trung tâm của phát triển kinh tế
của quốc gia. Không thể có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững nếu
không có một nhà nước hoạt động hiệu quả, nhà nước hoạt động để bổ
sung cho thị trường chứ không phải thay thế chúng.
Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải bao giờ sự can thiệp của nhà
nước vào thị trường cũng tốt, cũng mang lại hiệu quả cho xã hội bởi nếu
can thiệp không tốt và không đúng cách, nhà nước sẽ gây ra tác hại to lớn
bởi không nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế hay
không cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong nền kinh tế. Vì thế, các nhà
kinh tế gọi những can thiệp của nhà nước vào thị trường làm cho những
thất bại của thị trường trở nên nghiêm trọng hơn hoặc dẫn tới những hệ
lụy khác trong tương lai là “thất bại của nhà nước”.
Các dạng thất bại của nhà nước:
Thứ nhất, sự kiểm soát quá mức kèm theo những thủ tục hành chính
không phù hợp và quá phức tạp có thể góp phần làm tăng hoạt động
không chính thức, tạo cơ hội để “kinh tế ngầm” phát triển.
Thứ hai, can thiệp của nhà nước khắc phục khiếm khuyết của thị
trường có thể làm nảy sinh các khiếm khuyết khác.
Cho nên không chỉ có thất bại thị trường, mà còn có “thất bại” của
nhà nước khi can thiệp vào nền kinh tế, những thất bại đó có thể do:
Thứ nhất, hạn chế do thiếu thông tin
Một chính sách can thiệp muốn thực sự hữu hiệu thì cần có đầy đủ
25
lOMoARcPSD|1596273 6
thông tin về thị trường. Tuy nhiên, chính phủ cũng đứng trước tình trạng
không đầy đủ thông tin, khiến cho nhiều khi sự can thiệp của chính phủ
không chính xác hoặc thiếu tính thực tiễn.
Thứ hai, hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng cá nhân
Chính phủ nhiều khi không lường trước hết được cá nhân sẽ phản
ứng như thế nào trước những thay đổi chính sách do chính phủ đề ra. Một
khi phản ứng của tư nhân đi theo chiều hướng mà nhà hoạch định chính
sách chưa dự kiến được thì chính sách có thể không đạt được hiệu quả
mong muốn hoặc thất bại.
Thứ ba, hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính
Việc ra quyết định của chính phủ thường phải trải qua một quá trình
phức tạp, qua nhiều nấc trung gian. Nhiều khi, do sự phối hợp thiếu đồng
bộ giữa các cơ quan của chính phủ hoặc do sự không nhất quán về
phương hướng hành động giữa các cơ quan này đã khiến cho các chính
sách của chính phủ không có sức sống trong thực tiễn.
Thứ tư, hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng
Việc ra quyết định công cộng là một quá trình phức tạp, phải tuân
theo những quy tắc bỏ phiếu nhất định mà không phải lúc nào cũng đem
lại hiệu quả. Hành động của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến nhiều người
nhưng lại được quyết định bởi những người đại diện được bầu ra. Những
người ra quyết định, vì thế chịu sự chi phối của các cử tri, mà`không phải
lúc nào các cử tri đó cũng có lợi ích thống nhất với nhau. Điều này đặt
người ra quyết định trước tình thế hết sức khó khăn là phải điều hòa các
lợi ích này. Đó là lý do tại sao quá trình ra các quyết định công cộng
thường mất thời gian, khó khăn, thậm chí bế tắc.
1.3.
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Cũng giống như kinh tế học, kinh tế học công cộng xem xét trả lời
các câu hỏi căn bản của kinh tế học: sản xuất cái gì? sản xuất như thế
nào? sản xuất cho ai? quyết định những vấn đề đó như thế nào?
Kinh tế công cộng là một chuyên ngành của kinh tế học chuyên
nghiên cứu về các hoạt động kinh tế của khu vực công cộng (hay khu vực
nhà nước) cả ở tầm quốc gia lẫn địa phương.
26
lOMoARcPSD|1596273 6
Vì vậy cũng như kinh tế học, kinh tế công cộng cũng xuất phát từ sự
khan hiếm các nguồn lực và vì vậy cũng phải nghiên cứu để lựa chọn
việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả (hiệu quả
nghĩa là sử dụng ít nhất nguồn lực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lớn
nhất). Do đó kinh tế công cộng cũng sẽ phải trả lời 4 câu hỏi cơ bản là
chính phủ/ khu vực công cộng sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào,
sản xuất cho ai, các quyết định kinh tế được đưa ra như thế nào? nhằm tối
đa hoá lợi ích xã hội hay lợi ích của các cá nhân trong nền kinh tế.
Sản xuất cái gì
Nếu như trong nền kinh tế thị trường việc quyết định sản xuất hàng
hoá gì là do người tiêu dùng bỏ phiếu, thông qua các quyết định tiêu
dùng hàng ngày, nghĩa là quyết định sản xuất cái gì thông qua tín hiệu
giá cả và quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, trong nền kinh tế có nhiều loại
hàng hoá không có thị trường, ví dụ như sân bay, bến cảng, đường sá ...
nên việc cung cấp không thể dựa vào tín hiệu giá cả và khu vực tư nhân
không sẵn sàng cung cấp. Các quyết định sản xuất những hàng hoá như
vậy thuộc về chính phủ và chính phủ cũng phải quyết định dựa trên sự
cân nhắc về lợi ích xã hội biên và chi phí xã hội biên, tuân thủ hoàn toàn
theo nguyên tắc tiếp tục cung cấp hàng hoá đó khi lợi ích xã hội biên lớn
hơn chi phí xã hội biên.
Sản xuất như thế nào
Nếu như việc quyết định sản xuất như thế nào trong kinh tế thị
trường là do cơ chế cạnh tranh giữa những người sản xuất quyết định.
Điều này có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng vì cạnh tranh sẽ
làm chi phí sản xuất giảm, giá cả cũng sẽ giảm; với người sản xuất thì sẽ
tối đa hoá lợi nhuận và lợi thế sẽ rơi vào những nhà sản xuất có chi phí
sản xuất thấp, như vậy có lợi cho xã hội hay nói cách khác nền kinh tế
đạt mức hiệu quả.
Trong kinh tế công cộng, sẽ không có sự cạnh tranh giữa những
người sản xuất, các quyết định sản xuất đều phụ thuộc vào chính phủ.
Tuy nhiên việc sản xuất như thế nào các hàng hóa công cộng cũng phải
đảm bảo tính hiệu quả cũng giống như với hàng hóa tư nhân. Sự khác
biệt duy nhất là đối với những hàng hóa công cộng khác nhau, sẽ phải có
những cơ chế cung cấp khác nhau. Ví dụ, có thể chính phủ cung cấp
27
lOMoARcPSD|1596273 6
trong trường hợp đó là những hàng hóa công cộng thuần túy như quốc
phòng, an ninh; hoặc chính phủ đặt hàng để khu vực tư nhân cung cấp
như điện, nước sạch.
Tiêu thức lựa chọn nhà cung cấp dựa vào so sánh giữa hiệu quả xã
hội và chi phí xã hội của việc cung cấp. Nguyên tắc là giảm chi phí cung
cấp (gồm chi phí đầu vào, chi phí quản lý, phân phối) để tăng hiệu quả xã
hội của hàng hóa.
Sản xuất cho ai
Vấn đề sản xuất cho ai, ai là người tiêu dùng và tiêu dùng bao nhiêu
trong kinh tế thị trường phụ thuộc vào mức cung cầu các yếu tố sản xuất
trên thị trường. Hay nói khác đi, trong kinh tế thị trường, sản xuất cho ai
phụ thuộc vào ai làm chủ quá trình sản xuất, ai tổ chức quá trình sản xuất
và thông thường những cá nhân đó sẽ là những người hưởng lợi dựa vào
những gì cá nhân cung cấp cho thị trường thì họ sẽ nhận lại được mức
thu nhập tương ứng với sự đóng góp đó. Đây thực chất là vấn đề phân
phối, và theo quy luật của thị trường tự do cạnh tranh, ai làm chủ quá
trình sản xuất người đó sẽ làm chủ quá trình phân phối. Cho nên vấn đề
công bằng không được bàn đến ở đây vì công bằng xã hội không làm
tăng thu nhập hay lợi nhuận của các cá nhân.
Trong kinh tế công cộng, mục tiêu công bằng xã hội, phúc lợi xã hội là
một sứ mệnh quan trọng của chính phủ, vì vậy các quyết định sản xuất, các
chính sách kinh tế nhằm đạt được mục tiêu này. Quyết định sản xuất cho ai
trong kinh tế công cộng hướng tới mang lại lợi ích cao nhất cho mọi thành
viên trong xã hội, bất kể người đó là ai, có hoàn cảnh như thế nào.
Như vậy đối tượng nghiên cứu của kinh tế công cộng là nghiên cứu
hành vi của chính phủ hay khu vực công khi can thiệp vào nền kinh tế thị
trường nhằm giải quyết các câu hỏi cơ bản của kinh tế học dưới giác độ
lợi ích xã hội.
1.3.2.
Nội dung nghiên cứu
Kinh tế công cộng nghiên cứu và trả lời các câu hỏi:
-
Khi nào chính phủ can thiệp vào nền kinh tế: thường thì có 2 lý do
để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế đó là thất bại thị trường và phân
phối lại thu nhập. Thất bại thị trường đã ngăn cản các cá nhân trong nền
kinh tế tối đa hoá lợi ích, do đó nền kinh tế sẽ không hiệu quả. Phân phối
28
lOMoARcPSD|1596273 6
thu nhập không công bằng và phúc lợi xã hội không ở mức tối đa, khi đó
chính phủ sẽ can thiệp vào nền kinh tế để nền kinh tế công bằng và hiệu
quả hơn.
-
Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế bằng cách nào: các cách chính
phủ can thiệp vào nền kinh tế là: (1) chính phủ sử dụng cơ chế giá để can
thiệp thông qua công cụ thuế hoặc trợ cấp nhằm khuyến khích hoặc hạn
chế tư nhân sản xuất hàng hoá; (2) chính phủ trực tiếp sản xuất và cung
ứng hàng hoá; (3) chính phủ tài trợ cho tư nhân sản xuất và cung ứng
hàng hoá trên thị trường. Kinh tế học công cộng sẽ phân tích các cách
can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế trong từng trường hợp cụ thể của
thất bại thị trường.
-
Tác động của các can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế: khi chính
phủ can thiệp vào thị trường sẽ gây ra 2 loại tác động: tác động trực tiếp
và tác động gián tiếp. Tác động trực tiếp là tác động xảy ra khi can thiệp
của chính phủ vào nền kinh tế dự đoán được ảnh hưởng và can thiệp đó
không làm thay đổi hành vi của các cá nhân trong nền kinh tế. Tác động
gián tiếp là tác động xảy ra khi can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế
làm thay đổi hành vi của các tác nhân, ví dụ như nếu chính phủ tăng thuế
thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới người tiêu dùng, tới doanh nghiệp và tới
nền kinh tế. Kinh tế học công cộng sẽ phân tích và lựa chọn các can thiệp
dựa vào những tác động của chúng tới nền kinh tế.
-
Tại sao chính phủ lại lựa chọn cách can thiệp như vậy: vì các can
thiệp của chính phủ vào nên kinh tế đều gây ra những tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp và nền kinh tế là tập hợp của hàng triệu cá nhân có sở
thích khác nhau nên chính phủ mỗi nước sẽ lựa chọn cách can thiệp nào
hạn chế thất bại thị trường và đáp ứng đa số mong muốn của dân chúng
về công bằng xã hội.
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế công cộng là phương pháp
phân tích thực chứng và phương pháp phân tích chuẩn tắc.
Phương pháp phân tích thực chứng xuất phát từ các sự kiện có thể
quan sát được trong nền kinh tế để mô tả, phản ánh, phân tích những sự
kiện, những mối quan hệ đã xảy ra để trả lời câu hỏi vì sao, như thế nào
một cách khách quan.
29
lOMoARcPSD|1596273 6
Mục tiêu của phân tích thực chứng là xem xã hội ra quyết định như
thế nào về tiêu dùng, sản xuất và trao đổi hàng hóa, nó vừa có mục đích
giải thích nguyên nhân hoạt động của nền kinh tế vừa cho phép dự báo về
cách phản ứng của nền kinh tế trước những biến động.
Phương pháp phân tích chuẩn tắc là phương pháp dựa trên các nhận
định chủ quan để đưa ra các nhận xét hoặc chính sách kinh tế cần có để
nền kinh tế đạt tới những mục tiêu mong muốn. Kinh tế công cộng đòi
hỏi chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế dựa trên các phân tích cả
thực chứng lẫn chuẩn tắc.
Kinh tế công cộng sử dụng các công cụ cơ bản của kinh tế học là đồ
thị và mô hình hoá.
Phương pháp đồ thị là phương pháp mô tả và phân tích các hiện
tượng, quá trình kinh tế, sử dụng phương trình hay đồ thị để biểu thị một
cách rõ ràng, trực giác các mối quan hệ kinh tế, các hiện tượng, quá trình
kinh tế. Do có tính khái quát cao, phân tích bằng đồ thị đặc biệt có tác
dụng khi mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừu tượng.
Phương pháp mô hình hoá: khi phân tích hiệu quả các chính sách
khác nhau các nhà kinh tế sử dụng các mô hình. Mô hình kinh tế cũng
như mô hình máy bay, cố gắng mô phỏng những đặc điểm cơ bản nhất
của máy bay hay của nền kinh tế. Xây dựng mô hình để có thể hiểu được
những mối quan hệ kinh tế cơ bản trong nền kinh tế một cách đơn giản
nhất. Khi xây dụng mô hình người ta bỏ qua những chi tiết, những tác
động thứ yếu mà chỉ quan tâm tới số lớn, tới những mối quan hệ cơ bản,
vì vậy gắn với mỗi mô hình là những giả định. Vì thế, các mô hình được
coi là những khuôn mẫu để người ta tư duy về các vấn đề kinh tế. Mô
hình cho phép người ta trừu tượng hóa từ thực tế và do vậy làm cho công
việc nghiên cứu đơn giản hơn.
Mô hình giúp cho người ta có thể nắm bắt được lô gic của các sự
kiện một cách dễ dàng hơn, do đó, đây là công cụ hữu ích để phân tích
các hành vi kinh tế của con người cũng như sự vận hành của nền kinh
tế. Sử dụng mô hình kinh tế để hình dung và phân tích về thế giới kinh
tế thực cũng giống như người ta dùng bản đồ địa chất để hình dung về
các mỏ khoáng sản, dùng mô hình giải phẫu cơ thể người để hình dung
về con người dưới góc nhìn sinh học.
30
lOMoARcPSD|1596273 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển
đổi, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1998.
2.
Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1997
3.
Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật, Hà nội, 1995
4.
Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3
rd
edition),
Worth Publisher, NewYork, 2010
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.
Khái niệm Nhà nước và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế?
2.
Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
3.
Chức năng của nhà nước trong nền kinh tế.
4.
Các hạn chế của chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế.
5.
Thế nào là nguyên tắc hỗ trợ, thế nào là nguyên tắc tương hợp?
6.
Đối tượng, nội dung nghiên cứu của Kinh tế học công cộng.
31
lOMoARcPSD|1596273 6
CHƯƠNG 2
THỊ TRƯỜNG - HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao nhà nước cần can
thiệp vào nền kinh tế, vì sao thị trường cạnh tranh hay “bàn tay vô hình”
cần được bổ sung thêm “bàn tay hữu hình” của nhà nước. Chương 2 bắt
đầu bằng việc phân tích tính hiệu quả của thị trường cạnh tranh do bàn
tay “vô hình” chi phối, sử dụng thước đo hiệu quả theo quan niệm hiệu
quả Pareto đối với nền kinh tế. Tiếp theo sẽ xem xét định lý cơ bản của
kinh tế học phúc lợi để thấy được trong điều kiện nào thì thị trường tự nó
sẽ phân bổ nguồn lực hiệu quả, khi nào chính phủ cần can thiệp vào nền
kinh tế để tối đa hoá phúc lợi xã hội.
2.1.
Thị trường cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế
2.1.1
Thị trường cạnh tranh
Thị trường cạnh tranh là thị trường mà trong đó có rất nhiều người
sản xuất cạnh tranh với nhau để đáp ứng mong muốn và nhu cầu của số
lượng lớn người tiêu dùng. Trong một thị trường cạnh tranh, không có
nhà sản xuất đơn lẻ hoặc nhóm nhà sản xuất và không có người tiêu dùng
duy nhất hoặc nhóm người tiêu dùng nào có khả năng điều khiển cách thị
trường hoạt động. Họ cũng không thể tự mình xác định giá của hàng hóa,
dịch vụ và tổng khối lượng hàng hóa sẽ được trao đổi.
Trong thị trường cạnh tranh, theo lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.
Smith, bàn tay vô hình đã thúc đẩy các cá nhân tìm kiếm lợi ích của cá
nhân mình, thông qua thị trường mà cá nhân thoả mãn lợi ích, đồng thời
làm cho nền kinh tế xã hội đạt hiệu quả.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi diễn ra sự cạnh tranh của
nhiều người mua và nhiều người bán. Mỗi mức giá của sản phẩm đầu vào
cũng như đầu ra đều được điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo luôn có cân
bằng cung cầu. Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận,
người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi ích. Hơn nữa, nền kinh tế
32
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 2.1: Cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
không có độc quyền, mỗi hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện lợi thế
không đổi theo quy mô, không có các rào cản cho việc gia nhập và từ bỏ
bất cứ ngành sản xuất nào. Một thị trường như vậy sẽ là nơi mà bàn tay vô
hình của A. Smith có thể thống trị mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào
từ các ảnh hưởng ngoại sinh hay từ sự cạnh tranh không hoàn hảo.
Khi đó, đường cầu thị trường biểu diễn lợi ích biên của sản phẩm đối
với người mua, đường cung thị trường biểu diễn chi phí biên để sản xuất
ra sản phẩm của người bán. Trong thị trường cạnh tranh, cá nhân người
mua và người bán không quyết định giá bán hàng hoá trên thị trường mà
sẽ mua bán hàng hoá theo mức giá định sẵn trên thị trường. Người mua
sẽ lựa chọn số lượng hàng hoá muốn mua khi cân nhắc giá thị trường của
hàng hoá với lợi ích biên của hàng hoá mà họ nhận được. Người bán
cũng sẽ bán hàng hoá khi so sánh giá bán hàng hoá trên thị trường với chi
phí biên sản xuất ra hàng hoá. Nhờ cơ chế thị trường mà giá cả hàng hóa
được xác định tại điểm cân bằng của thị trường, thông qua tín hiệu giá cả
mà nhà sản xuất và người tiêu dùng điều chỉnh hành vi của mình. Người
sản xuất sẽ căn cứ vào doanh thu biên và chi phí biên để sản xuất nhằm
tối đa hóa lợi nhuận. Người tiêu dùng căn cứ vào thu nhập, vào giá cả
hàng hóa và độ thỏa dụng biên để tối đa hóa lợi ích của cá nhân. Do vậy
tại điểm E, điểm cân bằng, lượng cung hàng hoá bằng lượng cầu hàng
hoá, giá hàng hoá mà người mua muốn mua bằng với giá hàng hoá mà
người bán muốn bán.
33
lOMoARcPSD|1596273 6
Điểm E, điểm cân bằng được gọi là điểm hiệu quả của thị trường vì
tại E ta có cung hàng hoá bằng cầu hàng hoá, lợi ích biên bằng chi phí
biên, người mua đạt lợi ích tối đa khi mua hàng hoá, người bán cũng đạt
lợi nhuận tối đa khi bán hàng hoá.
2.1.2
Hiệu quả của nền kinh tế
Nền kinh tế được coi là hiệu quả khi không thể tăng sản lượng của
một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá
khác. Nền kinh tế được coi là hiệu quả thường nằm trên đường giới hạn
khả năng sản xuất.
Khi nền kinh tế đạt hiệu quả trên các thị trường, cả thị trường hàng
hoá lẫn thị trường dịch vụ, cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra,
khi đó nền kinh tế sẽ hiệu quả do mọi nguồn lực được sử dụng hết, người
sản xuất và người tiêu dùng đều đạt lợi ích tối đa. Như vậy lý thuyết “bàn
tay vô hình” của A. Smith cho thấy, khi các cá nhân bị dẫn dắt bởi bàn
tay vô hình sẽ làm cho cá nhân họ đạt lợi ích tối đa, đồng thời dẫn dắt
nền sản xuất sản xuất ra mức sản lượng hiệu quả, nhờ đó mà xã hội đạt
lợi ích tối đa.
2.2.
Hiệu quả Pareto
2.2.1
Khái niệm hiệu quả Pareto
Nền kinh tế ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, các cá nhân bị dẫn dắt
bởi bàn tay vô hình nhằm đạt lợi ích tối đa nên phúc lợi xã hội lớn nhất
và sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả.
Hiện nay, khi nói đến hiệu quả, các nhà kinh tế thường dùng khái
niệm hiệu quả Pareto, mang tên nhà kinh tế - xã hội học người Italia
Vilfredo Paredo (1848 - 1923). Đối với nền kinh tế, một sự phân bổ
nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào
phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà
không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác. Khái niệm hiệu quả Pareto
thường được dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá các cách phân bổ
nguồn lực khác nhau. Nếu sự phân bổ chưa đạt hiệu quả Pareto có nghĩa
là vẫn còn sự “lãng phí” theo nghĩa còn có thể cải thiện lợi ích cho người
nào đó mà không thể làm giảm lợi ích của người khác.
Nếu các thị trường cạnh tranh đều đạt tới việc phân bổ nguồn lực
hiệu quả thì khi đó nền kinh tế cũng sẽ hiệu quả và không ai có thể lợi
34
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 2.2: Hiệu quả Pareto và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế
hơn mà không phải gây thiệt hại cho bất kỳ ai khác. Chúng ta có thể biểu
diễn điều đó bằng cách sử dụng đường giới hạn khả năng thoả dụng
(UPF: Utility Possibility Frontier). Lưu ý khái niệm thoả dụng, phản ánh
lợi ích, sự thoả mãn hay hài lòng của các cá nhân nhận được, còn được
gọi là phúc lợi cá nhân. Như vậy, đường UPF cho biết giới hạn của độ
thoả dụng, sự thoả mãn hay phúc lợi xã hội mà nền kinh tế có thể đạt
được. Khái niệm về đường UPF rất gần với đường giới hạn khả năng sản
xuất (PPF: Production Possibility Frontier). Nếu đường giới hạn khả
năng sản xuất chỉ ra mức hiệu quả của nền kinh tế vì nó phản ánh mức
sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có thể đạt tới từ các yếu tố đầu vào
khan hiếm sẵn có thì đường giới hạn khả năng thoả dụng cũng phản ánh
mức độ thoả mãn lớn nhất mà các cá nhân trong nền kinh tế có thể đạt tới
trong điều kiện nguồn lực của nền kinh tế xác định.
Xét một nền kinh tế đơn giản với hai cá nhân X và Y, đường giới hạn
khả năng thoả dụng cho biết sự kết hợp mức độ thoả mãn, hay hài lòng
của mỗi cá nhân (phúc lợi của mỗi cá nhân) trong nền kinh tế, tất cả mọi
35
lOMoARcPSD|1596273 6
điểm nằm trên đường UPF đều đạt hiệu quả Pareto vì không thể có cách
phân bổ nào có thể làm tăng phúc lợi cho X mà không làm giảm phúc lợi
của Y. Nếu di chuyển từ điểm B đến điểm C thì phúc lợi của Y tăng
nhưng phúc lợi của X lại giảm. Điểm A nằm trong đường UPF là điểm
không hiệu quả.
Giả sử nền kinh tế phân bổ nguồn lực chưa đạt hiệu quả Pareto (tại
điểm A), phúc lợi xã hội sẽ bị tổn thất và có thể có cách phân bổ khác để
cải thiện tình trạng này. Do đó, bên cạnh khái niệm hiệu quả Pareto, một
khái niệm khác cũng được đề cập là hoàn thiện Pareto: một cách phân
bổ lại nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không làm
thiệt hại đến bất kỳ ai khác thì cách phân bổ nguồn lực đó là hoàn thiện
Pareto so với cách phân bổ ban đầu.
Trên đồ thị, di chuyển từ điểm A đến D phản ánh phân bổ nguồn lực
theo hướng hoàn thiện Pareto, độ thoả mãn, hài lòng hay phúc lợi của hai
cá nhân trong nền kinh tế đều tăng lên. Hiệu quả và hoàn thiện Pareto có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Một sự phân bổ chưa hiệu quả theo nghĩa có
một hoặc nhiều người được lợi nhưng có ai đó bị thiệt thì có thể hoàn
thiện nó bằng cách phân bổ lại nguồn lực giữa các bên.
2.2.2.
Điều kiện đạt hiệu quả Pareto
Trước tiên, hãy xét một mô hình đơn giản nhất về một nền kinh tế chỉ
có hai người là A và B, sử dụng hai loại đầu vào có lượng cung cố định
là vốn (K) và lao động (L), để sản xuất và tiêu dùng hai loại hàng hoá là
lương thực (X) và quần áo (Y). Điều kiện công nghệ là cho trước, những
câu hỏi cần được làm rõ ở đây là:
1.
Làm thế nào để phân bổ các đầu vào cố định của nền kinh tế vào
một phương án sản xuất có hiệu quả, tức là làm thế nào để đạt hiệu quả
trong sản xuất?
2.
Khi nền kinh tế đã sản xuất ra được một mức sản lượng nhất định
về lương thực và quần áo, làm thế nào để phân phối chúng một cách hiệu
quả giữa các thành viên trong xã hội, tức là đạt hiệu quả phân phối.
3.
Nếu có nhiều phương án phân phối đạt hiệu quả thì phương án nào
là tối ưu, với nghĩa nó vừa đảm bảo khả thi về mặt kỹ thuật, vừa thoả
mãn tối đa lợi ích của dân cư, tức là đạt hiệu quả kết hợp (sản xuất -
phân phối)?
36
lOMoARcPSD|1596273 6
Các điều kiện hiệu quả được kinh tế học vi mô chứng minh qua phân
tích hiệu quả sản xuất, hiệu quả phân phối và hiệu quả hỗn hợp.
Hiệu quả sản xuất: đạt được khi không thể phân bố lại các đầu vào để
sản xuất ra các hàng hoá khác nhau sao cho có thể tăng sản lượng của
hàng hoá này mà không làm giảm sản lượng của hàng hoá khác.
Điều kiện hiệu quả sản xuất: tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa hai
yếu tố đầu vào bất kỳ phải như nhau đối với tất cả các hàng hoá:
MRTS
X
= MRTS
Y
. Khi đó các hàng hoá được sản xuất ra trong nền
kinh tế phải nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất
Hiệu quả phân phối: đạt được khi mọi cá nhân trong nền kinh tế đều
thoả mãn như nhau hay nói khác đi với một lượng hàng hoá nhất định
đem phân phối cho các cá nhân trong xã hội theo cách mà không thể tăng
lợi ích hay độ thoả dụng cho người này mà không phải giảm lợi ích của
người khác.
Điều kiện hiệu quả phân phối: tỉ suất thay thế biên giữa hai loại hàng
hoá của mỗi cá nhân phải như nhau hay lượng hàng hoá Y có thể thay thế
cho mỗi đơn vị hàng hoá X mà không làm lợi ích người tiêu dùng thay
đổi:
MRS
A
xy
= MRS
B
xy
Hiệu quả hỗn hợp đạt được khi cả đầu vào và sản phẩm đầu ra đều
được phân bổ theo cách không thể làm cho bất kể ai được lợi hơn mà
không làm người khác bị thiệt đi. Nghĩa là cả người sản xuất và người
tiêu dùng đều đạt lợi ích lớn nhất.
Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: tỉ suất chuyển đổi biên giữa hai hàng
hoá bất kỳ phải bằng tỉ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá
nhân:
MRT
xy
= MRS
A
xy
= MRS
B
xy
2.2.3.
Điều kiện biên về hiệu quả
Mặc dù điều kiện hiệu quả của Pareto rất hữu ích trong lý thuyết kinh
tế, nhưng các tiêu chí mà nó đưa ra lại quá nặng về kỹ thuật. Không phải
lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tính được các tỉ suất thay thế hay tỉ suất
chuyển đổi của hàng hoá. Do đó, khả năng áp dụng điều kiện này trong
thực tế rất hạn chế. Để khắc phục điều đó, các nhà kinh tế đưa ra một
37
lOMoARcPSD|1596273 6
nguyên tắc đơn giản hơn tiêu chuẩn hiệu quả Pareto, đó là điều kiện biên
về hiệu quả.
Điều kiện cần thiết để có mức sản lượng hiệu quả về một hàng hóa
nào đó trong một thời gian nhất định có thể dễ dàng suy ra từ tiêu chuẩn
Pareto. Để xác định xem liệu các nguồn lực phân bổ cho việc sản xuất
một hàng hoá nào đó đã hiệu quả hay chưa, người ta thường so sánh giữa
lợi ích tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá (hay còn gọi là
lợi ích biên, ký hiệu là MB) với chi phí phát sinh thêm để sản xuất đơn vị
hàng hoá đó (hay còn gọi là chi phí biên ký hiệu là MC).
Điều kiện biên về hiệu quả nói rằng, nếu lợi ích biên để sản xuất một
đơn vị hàng hoá lớn hơn chi phí biên thì đơn vị hàng hoá đó cần được sản
xuất thêm. Trái lại, nếu lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên thì sản xuất đơn
vị hàng hoá đó là sự lãng phí nguồn lực. Mức sản xuất hiệu quả nhất về
hàng hoá này sẽ đạt khi lợi ích biên bằng chi phí biên:
MB = MC
Hay lợi ích biên ròng (hiệu số giữa MB và MC) bằng 0.
Nguyên tắc biên về hiệu quả thực chất là một cách phát biểu khác đi
của tiêu chuẩn hiện quả Pareto và được áp dụng rất rộng rãi trong phân
tích các quyết định về chính sách công, đó cũng là cơ sở để cân nhắc các
quyết định đầu tư. Trong suốt các chương sau của cuốn sách này, nó
cũng được dùng như một nguyên tắc chủ đạo để đánh giá tính hiệu quả
trong hoạt động của chính phủ.
2.3.
Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi
2.3.1
Kinh tế học phúc lợi
Kinh tế học phúc lợi là một nhánh của lý thuyết kinh tế quan tâm đến
sự mong muốn của xã hội đối với các trạng thái kinh tế khác nhau. Lý
thuyết về kinh tế học phúc lợi được sử dụng để phân biệt các trường hợp
trong đó thị trường được coi là hoạt động có hiệu quả với các trường hợp
mà thị trường thất bại, không thể đưa ra được kết quả mong muốn.
Cả hai chuyên ngành kinh tế học phúc lợi và kinh tế học công cộng
cùng nghiên cứu về phúc lợi (thể hiện qua hiệu quả kinh tế và công bằng
trong phân phối thu nhập). Tuy nhiên, trong khi kinh tế học phúc lợi tập
trung vào phúc lợi cá nhân, thì kinh tế học công cộng hướng nhiều hơn
vào phúc lợi xã hội. Đôi khi, vì không muốn tách biệt phúc lợi cá nhân
38
lOMoARcPSD|1596273 6
với phúc lợi xã hội và phúc lợi cá nhân cũng là một mục tiêu nếu muốn
làm phúc lợi xã hội tốt hơn nên kinh tế học phúc lợi cũng là một nội dung
của kinh tế học công cộng.
Kinh tế học phúc lợi dùng các công cụ của kinh tế vi mô để phân tích
sự hiệu quả trong phân bố nguồn lực cũng như phân phối thu nhập của
nền kinh tế. Kinh tế học phúc lợi lấy phúc lợi kinh tế của mọi thành viên
trong xã hội làm đối tượng nghiên cứu. Kinh tế học phúc lợi luôn hướng
tới việc tối đa hoá lợi ích xã hội dựa trên nghiên cứu, phân tích hoạt
động kinh tế của các cá nhân trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế học phúc lợi quan tâm tới hai
vấn đề:
Thứ nhất, thị trường tự nó có phân phối nguồn lực khan hiếm một
cách hiệu quả hay không bởi vì chỉ khi thị trường phân phối nguồn lực
hiệu quả, khi đó tổng sản lượng (hay chiếc bánh lợi ích) của nền kinh tế
sẽ lớn nhất.
Thứ hai, nếu thị trường phân phối nguồn lực một cách hiệu quả thì sự
phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội công bằng tới mức
nào để phúc lợi xã hội là lớn nhất.
Như vậy, kinh tế học phúc lợi với mục tiêu tối đa hoá lợi ích xã hội
sẽ nghiên cứu cả hiệu quả xã hội (kích thước của chiếc bánh lợi ích) và
công bằng xã hội (cách phân phối chiếc bánh).
2.3.2
Nội dung định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi
Định lý cơ bản của kinh tế học Phúc lợi phát biểu rằng
2
: Chừng nào
nền kinh tế còn cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sản xuất và tiêu
dùng còn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong những điều kiện nhất định,
nền kinh tế sẽ tất yếu chuyển tới một cách phân bổ nguồn lực đạt hiệu
quả Pareto.
2
Nội dung của Định lý cơ bản về Kinh tế học Phúc lợi bàn đến ở đây cũng được gọi là Định
lý thứ nhất của kinh tế học phúc lợi. Ngoài ra, Định lý thứ hai là định lý đảo của Định lý thứ
nhất. Định lý này phát biểu rằng, trong một nền kinh tế muốn tuân thủ các quy định kinh tế
thông thường và với những điều kiện nhất định, chính phủ có thể đạt tới bất kỳ một cách
phân bổ hiệu quả nào bằng cách tiến hành phân phối lại thu nhập ban đầu (bằng các công cụ
phân loại lý tưởng, không gây tổn thất cho xã hội) sau đó để nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo
tự hướng dẫn nền kinh tế đi tới điểm mong muốn đó.
39
lOMoARcPSD|1596273 6
Định lý này cho thấy điều kiện để nền kinh tế đạt mức sản lượng lớn
nhất (chiếc bánh lợi ích lớn nhất) là trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
và phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto.
Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo sẽ “tự động” phân bổ các nguồn lực
một cách hiệu quả nhất mà không cần bất kể một sự định hướng, can
thiệp nào. Bởi vì, khi nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo thì mọi cá nhân
đều đứng trước những mức giá như nhau và họ không có khả năng thay
đổi giá cả thị trường. Cạnh tranh dẫn đến hiệu quả vì khi quyết định mua
bao nhiêu hàng hoá nào đó, người ta thường so sánh lợi ích biên (lợi ích
tăng thêm) mà họ nhận được từ việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá
với giá mà họ phải trả khi mua hàng hoá (mức giá này chính là mức chi
phí biên của việc sản xuất thêm một hàng hoá). Các doanh nghiệp khi
quyết định bán bao nhiêu hàng hoá cũng sẽ cân nhắc giữa giá họ nhận
được với chi phí biên để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Cân bằng
thị trường sẽ xảy ra tại điểm cầu thị trường bằng cung thị trường, tại
điểm E trên Hình 2.3 lợi ích biên bằng chi phí biên, khi đó người tiêu
dùng sẽ tối đa hoá lợi ích và người sản xuất sẽ tối đa hoá lợi nhuận.
Điểm cân bằng thị trường không chỉ phản ánh hiệu quả trong phân bổ
nguồn lực mà còn phản ánh hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội đại diện cho
thặng dư ròng của xã hội mà người mua và người bán trên thị trường nhận
được, bao gồm hai thành phần: thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
Thặng dư tiêu dùng là lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi
mua hàng hoá, được tính là phần chênh lệch giữa khoản tối đa người tiêu
dùng sẵn sàng trả cho hàng hoá và khoản họ thực sự phải trả, trên đồ thị
nó được biểu diễn bằng diện tích tam giác P
E
GE, hợp bởi diện tích hình
(a + d).
Thặng dư sản xuất là lợi ích mà người sản xuất nhận được khi bán
hàng hoá, được tính là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất,
trên đồ thị được biểu diễn bằng diện tích tam giác P
E
OE, hợp bởi diện
tích hình (b+c+e).
Thặng dư xã hội, cũng được gọi là hiệu quả xã hội, là tổng thặng dư
nhận bởi người tiêu dùng và người sản xuất trên thị trường, trên đồ thị
được biểu diễn bằng diện tích tam giác OEG, gồm diện tích các hình
(a+b+c+d+e).
40
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 2.3: Cân bằng cạnh tranh tối đa hóa thặng dư xã hội
Thặng dư xã hội sẽ lớn nhất khi mà trao đổi hàng hoá trên thị trường
luôn thoả mãn điều kiện: lợi ích biên bằng chi phí biên, trên đồ thị
MB=MC tại E. Hiệu quả Pareto có thể đạt được khi giá người tiêu dùng
trả cho hàng hoá bằng chi phí biên của xã hội để sản xuất hàng hoá.
Lợi ích ròng (Net Benefit) = Tổng lợi ích (Total Benefit) - tổng chi
phí (Total Cost)
Thặng dư xã hội (Social Surplus) = Thặng dư tiêu dùng (Consumer
Surplus) + thặng dư sản xuất (Producer Surplus)
Như vậy, định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi chỉ ra rằng chỉ
trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì thị trường mới phân bổ nguồn
lực đạt hiệu quả Pareto, không có ai được lợi hơn mà không làm cho ai
khác bị thiệt đi, khi đó thặng dư xã hội là lớn nhất. Bởi vì trong điều kiện
cạnh tranh hoàn hảo thì giá cả hoạt động như một tín hiệu về sự khan
hiếm đối với người sản xuất và tín hiệu về mức thoả dụng xã hội đối với
người tiêu dùng, nên cơ chế cạnh tranh cho phép tạo ra mức sản lượng và
độ thoả mãn tối đa bằng các nguồn lực và công nghệ hiện có của xã hội.
41
lOMoARcPSD|1596273 6
Trong tình huống như vậy nền kinh tế nằm trên cả đường giới hạn khả
năng sản xuất và đường khả năng thoả dụng.
Những điều kiện để tồn tại thị trường cạnh tranh hoàn hảo là: (1) thị
trường có nhiều người mua và nhiều người bán, (2) giá cả hàng hoá do thị
trường (sự tác động của những người bán và những người mua) quyết
định, (3) sản phẩm trên thị trường là đồng nhất, không có sự khác biệt, (4)
thị trường phải là thị trường mở, không có rào cản nào về mặt pháp lý nên
người sản xuất sẽ dễ dàng di chuyển từ lĩnh vực sản xuất này sang lĩnh vực
sản xuất khác. Tuy nhiên, nền kinh tế trong thực tế không phải lúc nào
cũng đảm bảo được những điều kiện này. Vì thế, khi sự không hoàn hảo
của thị trường xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả Pareto không
được đảm bảo. Khi đó mức sản lượng không được xác định ở mức cân
bằng, thị trường cạnh tranh không phân bổ nguồn lực hiệu quả nên thặng
dư xã hội sẽ giảm, gây tổn thất phúc lợi xã hội (deadweight loss).
Ví dụ, vì một lý do nào đó mà mức giá trên thị trường là P
R
và sản
lượng là Q
R
, chứ không phải Q
E
. Khi đó thặng dư sản xuất chỉ là diện
tích hình c, giảm đi so với trước diện tích (b+e). Thặng dư tiêu dùng thay
đổi: do sản lượng giảm nên thặng dư tiêu dùng giảm (diện tích hình d),
đồng thời giá giảm nên thặng dư tiêu dùng tăng thêm (diện tích hình b).
Tổng hợp lại, thặng dư xã hội giảm (diện tích hình d+e) do trao đổi hàng
hoá không được thực hiện tại mức cân bằng thị trường, gây ra tổn thất
phúc lợi xã hội.
Khi thị trường ở trạng thái cạnh tranh không hoàn hảo, cần sự can
thiệp của chính phủ. Có thể nêu ra những tình trạng thất bại thị trường
như sau:
Thứ nhất, tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, do tình trạng độc
quyền hoặc độc quyền tự nhiên khiến cho mức giá cao hơn chi phí biên.
Do đó, người tiêu dùng mua được ít hàng hoá hơn so với mức mà họ có
thể mua được dưới điều kiện thị trường cạnh tranh, thặng dư của người
tiêu dùng sẽ giảm nên phúc lợi xã hội giảm gây nên tình trạng phi hiệu
quả của nền kinh tế.
Thứ hai, ảnh hưởng ngoại ứng xuất hiện khi một số tác động kèm
theo của việc sản xuất và tiêu dùng không được phản ánh trong giá cả thị
trường. Ví dụ, một nhà máy điện có thể phun hơi nước đặc sệt lưu huỳnh
42
lOMoARcPSD|1596273 6
vào không khí, gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư địa
phương. Nếu nhà máy điện không trả tiền cho những tác động này thì ô
nhiễm không khí càng tăng và lợi ích của người dân sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ ba, thông tin không hoàn hảo, lý thuyết bàn tay vô hình giả định
rằng người mua và người bán đầy đủ thông tin về hàng hoá hoặc dịch vụ
mà họ sẽ mua hoặc bán. Người tiêu dùng được giả định biết về giá của các
loại sản phẩm, mùi vị của thực phẩm và mức độ đáng tin cậy của nó, tuy
nhiên thực tế lại không như vậy cho nên người tiêu dùng không thể ra tối
đa hoá lợi ích, do vậy thị trường sẽ phân bổ nguồn lực không hiệu quả.
Thứ tư, hàng hoá công cộng, có những hàng hoá, dịch vụ mà thị
trường không cung cấp hoặc cung cấp không đủ số lượng ví dụ như hải
đăng, quốc phòng... đều gây nên tổn thất phúc lợi xã hội do xã hội cung
ứng hàng hoá ít hơn mức cân bằng thị trường.
Thứ năm, kinh tế vĩ mô bất ổn gây nên tình trạng thất nghiệp, lạm
phát. Các thị trường lao động, tiền tệ không ở trạng thái cân bằng làm
cho các tín hiệu thị trường như giá cả, tiền lương bị bóp méo cũng ảnh
hưởng tới việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế.
Chính những thất bại thị trường làm cho việc phân bổ nguồn lực
trong nền kinh tế không hiệu quả, vì vậy cần sự can thiệp của chính phủ
vào thị trường, vào nền kinh tế. Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế
thông qua những lĩnh vực sau:
Thứ nhất, chính phủ sẽ tham gia cung cấp hàng hóa hàng hóa công
cộng, là những hàng hóa cần cho nền kinh tế nhưng khu vực tư nhân
không cung cấp.
Thứ hai, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường, nơi không tồn tại
cạnh tranh hay thất bại trong cạnh tranh đó là độc quyền, độc quyền
nhóm để điều chỉnh.
Thứ ba, chính phủ sẽ can thiệp vào những lĩnh vực có ảnh hưởng
ngoại ứng như giáo dục, y tế hoặc sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Thứ tư, chính phủ sẽ can thiệp vào nơi xảy ra thất bại trong việc
cung cấp thông tin trong nền kinh tế.
Thứ năm, chính phủ sẽ can thiệp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô thông
qua các công cụ chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ
(được nghiên cứu trong môn học kinh tế vĩ mô).
43
lOMoARcPSD|1596273 6
2.3.3
Hạn chế của tiêu chuẩn hiệu quả Pareto
Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi chỉ trả lời cho chúng ta câu
hỏi thứ nhất của kinh tế học phúc lợi rằng trong điều kiện nào thì thị
trường tự nó phân bổ nguồn lực khan hiếm đạt hiệu quả Pareto và khi nào
thì tổng sản lượng (hay chiếc bánh lợi ích) của nền kinh tế sẽ lớn nhất.
Còn câu hỏi thứ hai: nếu thị trường phân phối nguồn lực một cách
hiệu quả thì sự phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội công
bằng tới mức nào để phúc lợi xã hội là lớn nhất, chưa có câu trả lời. Hiệu
quả Pareto chỉ quan tâm tới việc làm tăng phúc lợi của cả nền kinh tế
nhưng lại không quan tâm tới việc phân phối phúc lợi đó như thế nào, chỉ
quan tâm tới lợi ích tuyệt đối mà không quan tâm tới lợi ích tương đối
giữa các cá nhân trong nền kinh tế. Một sự thay đổi làm tăng phúc lợi xã
hội, cho dù đó là làm cho người giàu giàu thêm nhưng không cải thiện
phúc lợi của người nghèo vẫn được coi là hoàn thiện Pareto, cho dù hoàn
thiện Pareto đó làm tăng mức độ bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Vì vậy, có thể thấy tiêu chuẩn Pareto có hạn chế là mới chỉ đề cập tới
một mặt của kinh tế học phúc lợi đó là tối đa hóa lợi ích của các thành
viên trong xã hội, mà chưa đề cập tới mặt khác là sự phân phối phúc lợi
xã hội có công bằng không. Trên thực tế, vấn đề hiệu quả và vấn đề công
bằng trong nền kinh tế là hai vấn đề luôn gắn chặt với nhau bởi đó là cơ
sở để tăng phúc lợi xã hội cho mọi thành viên trong nền kinh tế.
Giả sử nền kinh tế có bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (có
nhóm người thu nhập cao, có nhóm lại thu nhập quá thấp), nếu chính phủ
thực hiện phân phối lại thu nhập, chuyển thu nhập từ những người có thu
nhập cao cho những người thu nhập thấp làm cho thu nhập của hai nhóm
gần ngang nhau (như vậy đã loại bỏ được sự bất bình đẳng, hướng tới sự
công bằng). Tuy nhiên trong quá trình phân phối lại đó, có sự thất thoát
nguồn lực, tổng thu nhập trong xã hội lại giảm đi, vì vậy chúng ta thấy
luôn có sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế.
Ta có thể sử dụng đường giới hạn khả năng thoả dụng để minh hoạ
về công bằng và hiệu quả trong nền kinh tế. Chúng ta có các điểm A, G,
H là những điểm phản ánh tình trạng không hiệu quả, và các điểm B,C, D
phản ánh tình trạng hiệu quả của nền kinh tế. Còn tình trạng phân phối
thu nhập công bằng thì chỉ được thể hiện ở điểm A và D. Tổng hợp lại,
44
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 2.4: Công bằng và hiệu quả trong nền kinh tế
thấy rằng điểm D sẽ phản ánh tình trạng vừa công bằng, vừa hiệu quả
trong nền kinh tế.
Hiệu quả
Không hiệu quả
Công bằng
D
A
Không công bằng
B, C
G, H
Có thể thấy, vấn đề phân phối nguồn lực (một cách hiệu quả) thường
không đi cùng với vấn đề phân phối phúc lợi (một cách công bằng) trong
nền kinh tế. Thị trường cạnh tranh chỉ có thể thực hiện phân phối phúc
lợi công bằng khi có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, chính
sách của chính phủ sẽ di chuyển nguồn lực từ người giàu hơn sang người
nghèo hơn.
Tóm lại, việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế được gọi là đạt
hiệu quả Pareto nếu như không có cách phân bổ nào khác để làm cho ít
nhất một người có thể được lợi hơn mà cũng không làm cho ai đó bị thiệt
đi, điều đó chỉ có thể đạt tới trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo của thị
trường. Tuy nhiên, có hai lý do cần đến sự can thiệp của chính phủ vào
nền kinh tế: thứ nhất là thị trường thường không trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo (vì vậy sự phân bổ nguồn lực sẽ không đạt hiệu quả); thứ
lOMoARcPSD|1596273 6
hai, giả định thị trường trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (phân bổ
nguồn lực đạt hiệu quả Pareto) thì nền kinh tế cũng vẫn tồn tại tình trạng
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển
đổi, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1998.
2.
Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1997.
3.
Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật, Hà nội, 1995.
4.
Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3
rd
edition),
Worth Publisher, NewYork, 2010.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1.
Thế nào là hiệu quả Pareto và điều kiện đạt hiệu quả Pareto?
2.
Thế nào là hoàn thiện Pareto?
3.
Hạn chế của tiêu chuẩn hiệu quả Pareto?
4.
Các lý do để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế?
5.
Hãy cho biết trong các chương trình sau, đâu là thất bại thị
trường:
a.
Yêu cầu đội mũ bảo hiểm xe máy
b.
Quy định về mức ô nhiễm ô tô
c.
Quốc phòng
d.
Chăm sóc y tế (cho người cao tuổi)
e.
Trợ cấp y tế (cho người nghèo)
f.
Bảo hiểm tiền gửi ngân hàng
g.
Bưu điện
h.
Giáo dục tiểu học
i.
Cho sinh viên vay vốn để trang trải học phí
6.
Vì sao điểm cân bằng trên thị trường tự do (cạnh tranh) tối đa hóa
hiệu quả xã hội, chính phủ vẫn cần phải can thiệp vào nền kinh tế?
7.
Xem xét một thị trường cạnh tranh với hàm cầu Q= 1,200 - 10P
và hàm cung Q= 20P
46
lOMoARcPSD|1596273 6
a.
Thặng dư tiêu dùng bằng bao nhiêu? Thặng dư sản xuất bằng bao
nhiêu?
b.
Bây giờ chính phủ trợ cấp 30 nghìn đồng trên một đơn vị sản
phẩm cho việc sản xuất. Thặng dư tiêu dùng bây giờ bằng bao nhiêu?
Thặng dư sản xuất bằng bao nhiêu? Tại sao có tổn thất phúc lợi do trợ
cấp và phần tổn thất này bằng bao nhiêu?
8.
Đối với các chính sách dưới đây, hãy cho biết chính sách nào có
thể hoặc không thể là một hoàn thiện Pareto:
a.
Xây dựng một công viên bằng nguồn tiền lấy từ việc tăng thuế tài
sản ở địa phương.
b.
Xây dựng một công viên bằng tiền quyên góp của nhà hảo tâm.
c.
Tăng khoản chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân ung thư phổi
bằng nguồn tiền lấy từ việc tăng thuế thuốc lá.
d.
Bảo hộ ngành công nghiệp ô tô bằng cách đưa quy định hạn
ngạch đối với nhập khẩu ô tô nước ngoài.
e.
Thay chế độ trợ giá cho sản phẩm nông nghiệp bằng chế độ trợ
cấp thu nhập cho hộ nông dân nghèo.
lOMoARcPSD|1596273 6
PHỤ LỤC:
Hiệu quả Pareto và cân bằng cạnh tranh -
Phân tích bằng đồ thị
Hiệu quả Pareto đạt được khi nền kinh tế thỏa mãn các điều kiện hiệu
quả trong sản xuất, trong phân phối và hiệu quả hỗn hợp.
1.
Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất đạt được khi không thể phân bổ lại các đầu vào
giữa các cách sử dụng khác nhau sao cho có thể tăng sản lượng của bất
kỳ một hàng hóa nào mà không phải giảm sản lượng của hàng hóa khác.
Trong mô hình nền kinh có hai hàng hóa X và Y, điều kiện này được thỏa
mãn khi không thể tăng sản lượng X hoặc Y mà không phải giảm sản
lượng của hàng hóa còn lại, trong điều kiện công nghệ cho trước của
quốc gia.
Để tìm ra điều kiện hiệu quả sản xuất, mô hình có tên Hộp
Edgeworth, mang tên nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cuối thế kỷ 19
được sử dụng. Chiều dài của hộp là tổng lượng lao động có thể có trong
nền kinh tế trong một năm. Chiều rộng của hộp là tổng lượng vốn mà nền
kinh tế có được trong năm đó.
Lượng lao động và vốn được sử dụng cho ngành sản xuất hàng hóa
X được tính từ gốc O sang phải và lên trên, được thể hiện trên đường
đẳng lượng X lồi về phía gốc O. Đường đẳng lượng X càng xa gốc O
càng ứng với mức sản lượng X cao hơn. Ngược lại, lượng lao động và
vốn và sử dụng cho ngành sản xuất hàng hóa Y được tính từ gốc O’
sang trái và xuống dưới, được thể hiện trên đường đẳng lượng Y lồi về
phía gốc O’. Đường đẳng lượng Y càng xa gốc O’ càng ứng với mức
sản lượng Y cao hơn.
Nếu tất cả các nguồn lực trong nền kinh tế đều được sử dụng hết, thì
bất kể một đầu vào nào nếu không được sử dụng trong ngành sản xuất
hàng hóa X thì sẽ được sử dụng trong ngành sản xuất hàng hóa Y. Như
vậy, bất kể một điểm nào trong hộp Edgeworth này đều phản ánh một
cách phân bổ đầu vào nhất định cho hai ngành sản xuất.
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 2.5: Các phương án phân bổ lại đầu vào
để đạt hiệu quả sản xuất
Giả sử ban đầu, sự phân bổ vốn và lao động cho hai ngành sản xuất
hàng hóa X và hàng hóa Y được thể hiện ở điểm A. Điều đó cho biết nền
kinh tế đã phân bổ OL
0
lao động và OK
0
vốn cho ngành sản xuất hàng
hóa X, O’L
0
lao động và O’K
0
vốn cho ngành sản xuất hàng hóa Y.
Liệu cách sản xuất như tại điểm A đã hiệu quả chưa? Hay nói cách
khác, có thể tăng sản lượng hàng hóa X mà không phải giảm sản lượng
hàng hóa Y không?
Mô hình cho thấy, nếu giữ nguyên đường đẳng lượng Y, đồng thời
dịch chuyển đường đẳng lượng X ngày càng ra xa gốc O (X
0
dịch chuyển
tới X
1
hoặc X
2
) thì sản lượng của hàng hóa Y không đổi trong khi sản
lượng của hàng hóa X gia tăng. Tại điểm tiếp xúc giữa hai đường đẳng
lượng X và Y, ta sẽ tìm được điểm hiệu quả sản xuất (điểm B). Điểm B
lOMoARcPSD|1596273 6
thỏa mãn điều kiện phân bổ vốn và lao động sản xuất mà tại đó sản lượng
hàng hóa X gia tăng được nhiều nhất trong điều kiện không giảm sản
lượng hàng hóa Y. Điều này đồng nghĩa với việc phân bổ lại nguồn lực
của nền kinh tế theo hướng chuyển lao động từ ngành sản xuất hàng hóa
X sang ngành sản xuất hàng hóa Y và chuyển vốn từ ngành sản xuất hàng
hóa Y sang ngành sản xuất hàng hóa X.
Như vậy, B là điểm hiệu quả sản xuất được cải thiện từ điểm A. Đây
không phải là điểm hiệu quả sản xuất duy nhất. Bởi nếu giữ nguyên sản
lượng hàng hóa X, gia tăng sản lượng hàng hóa Y bằng cách giữ nguyên
đường đẳng lượng X và dịch chuyển đường đẳng lượng Y theo hướng
ngày càng xa gốc O’ (Y
0
dịch chuyển tới Y
1
hoặc Y
2
) cho tới khi hai
đường đẳng lượng X và Y tiếp xúc nhau, ta cũng tìm được một điểm hiệu
quả sản xuất như tại D. Tương tự, nếu đồng thời dịch chuyển đường đẳng
lượng X ngày càng xa gốc O và dịch chuyển đường đẳng lượng Y ngày
càng xa gốc O’ cho đến khi chúng tiếp xúc nhau như tại điểm C, ta cũng
tìm được điểm hiệu quả sản xuất.
Rõ ràng, từ một điểm sản xuất chưa hiệu quả có thể tạo thành vô số
điểm sản xuất hiệu quả khác nhau bằng cách phân bổ lại đầu vào lao
động và vốn cho hợp lý giữa các ngành sản xuất. Tất cả các điểm hiệu
quả sản xuất đều có chung một đặc điểm là tại đó, các đường đẳng lượng
của các ngành sản xuất hàng hóa tiếp xúc nhau, tức độ dốc của chúng
bằng nhau. Mà độ dốc của đường đẳng lượng thể hiện tỷ suất thay thế kỹ
thuật biên của lao động và vốn để sản xuất mỗi loại hàng hóa, đó là lượng
vốn mà mỗi đơn vị lao động có thể thay thế được mà không làm thay đổi
sản lượng hàng hóa. Do đó, điều kiện đạt hiệu quả sản xuất là tỷ suất thay
thế kỹ thuật biên giữa hai loại đầu vào bất kỳ phải như nhau đối với tất cả
các hàng hóa: =
2.
Hiệu quả phân phối
Hiệu quả phân phối là tình trạng phân phối những lượng hàng hóa
nhất định giữa các cá nhân theo cách không thể tăng thêm lợi ích cho
người này mà không làm giảm lợi ích của người khác.
Hộp Edgeworth được nghiên cứu cho nền kinh tế có hai người A và
B tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y được sản xuất từ việc kết hợp các
yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L).
50
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 2.6: Các phương án phân bổ lại hàng hóa
để đạt hiệu quả phân phối
Để tìm ra điều kiện hiệu quả phân phối, hộp Edgeworth được sử
dụng với chiều dài của hộp là tổng lượng hàng hóa X, còn chiều rộng của
hộp là tổng lượng hàng hóa Y trong nền kinh tế.
Lượng hàng hóa X và Y phân phối cho người A được tính từ gốc O
sang phải và lên trên, được thể hiện trên đường bàng quan U
A
lồi về phía
gốc O. Đường bàng quan U
A
càng xa gốc O chứng tỏ lợi ích người A
nhận được càng lớn. Ngược lại, lượng hàng hóa X và Y phân phối cho
người B được tính từ gốc O’ sang trái và xuống dưới, được thể hiện trên
đường bàng quan U
B
lồi về phía gốc O’. Đường bàng quan U
B
càng xa
gốc O’ càng ứng với mức lợi ích người B nhận được lớn hơn.
Phân phối ban đầu về hai hàng hóa X và Y cho hai người A và B tại
điểm M chưa đạt hiệu quả, bởi còn có thể gia tăng lợi ích cho ít nhất một
51
lOMoARcPSD|1596273 6
người mà không làm ảnh hưởng tới lợi ích của người còn lại. Thực vậy,
nếu phân phối bớt hàng hóa X từ người A sang người B và hàng hóa Y từ
người B sang người B, tương ứng với việc giữ nguyên đường bàng quan
của người B và dịch chuyển đường bàng quan của người A theo hướng
ngày càng ra xa gốc O cho tới khi tiếp xúc với đường bàng quan của
người B thì ta sẽ được một điểm hiệu quả phân phối như tại điểm N. Bởi
cách phân phối này cho thấy lợi ích của người B không thay đổi, trong
khi lợi ích của người A tăng lên được nhiều nhất có thể. Ngược lại, nếu
giữ nguyên đường bàng quan của người A và dịch chuyển đường bàng
quan của người B theo hướng ngày càng xa gốc O’ cho tới khi tiếp xúc
với đường bàng quan của người A thì ta cũng được một điểm hiệu quả
phân phối như điểm F. Hoặc cách khác, ta dịch chuyển đồng thời cả hai
đường bàng quan của người A và B theo hướng ngược chiều nhau cho
đến khi chúng tiếp xúc nhau thì hiệu quả phân phối đạt tại điểm E.
Có thể thấy, tất cả các điểm hiệu quả phân phối đều chó chung một
đặc điểm là tại đó, đường bàng quan của các cá nhân tiếp xúc nhau, tức
độ dốc bằng nhau. Mà độ dốc của đường bàng quan phản ánh tỷ lệ thay
thế biên giữa hai hàng hóa của mỗi cá nhân, hay lượng hàng hóa X có thể
thay thế cho mỗi đơn vị hàng hóa Y mà không làm lợi ích tiêu dùng của
cá nhân thay đổi. Vì vậy, điều kiện để có hiệu quả phân phối là tỷ suất
thay thế biên giữa hai hàng hóa bất kỳ phải như nhau đối với tất cả các cá
nhân: =
3.
Hiệu quả hỗn hợp sản xuất - phân phối
Khi các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra được phân bổ theo cách
không thể làm cho ai đó được lợi hơn mà không làm thiệt hại đến bất kỳ
người nào khác thì đạt được phân bổ nguồn lực tối ưu Pareto. Nói cách
khác, khi phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả hỗn hợp sản xuất - phân phối
thì việc phân bổ lại đầu vào giữa các ngành sản xuất cũng như việc phân
phối lại hàng hóa giữa các cá nhân tiêu dùng không tạo thêm lợi ích ròng
cho xã hội, hay đó là cách phân bổ tốt nhất của nền kinh tế.
Vậy điều kiện để nền kinh tế đạt hiệu quả hỗn hợp sản xuất - phân
phối là gì? Chúng ta có thể xét một ví dụ cụ thể sau để có câu trả lời. Giả
sử nền kinh tế đã đạt hiệu quả phân phối với tỷ suất thay thế biên giữa 2
hàng hóa X và Y của mỗi cá nhân A và B là như nhau: =
52
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 2.7: Phương án đạt hiệu quả hỗn hợp
sản xuất - phân phối
. Điều này có nghĩa là giữa các cá nhân người tiêu dùng A
và B, họ sẵn sàng đổi 1 đơn vị hàng hóa X lấy 1 đơn vị hàng hóa Y.
Trong khi đó, tỷ suất chuyển đổi biên giữa 2 hàng hóa này là
, tức là nguồn lực cần để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa X
tương đương với nguồn lực cần để sản xuất ra 3 đơn vị hàng hóa Y. Do
đó, nếu cá nhân người tiêu dùng nào đó (A hoặc B) giảm tiêu dùng 1 đơn
vị hàng hóa X và thay vào đó là tiêu dùng 1 đơn vị hàng hóa Y thì nền
kinh tế sẽ chuyển từ việc sản xuất hàng hóa X sang hàng hóa Y để thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân. Tuy nhiên, nguồn lực các yếu tố
đầu vào sử dụng để sản xuất 1 đơn vị hàng hóa X có thể sản xuất 3 đơn vị
hàng hóa Y nên nền kinh tế sẽ có thêm 2 đơn vị hàng hóa Y để cải thiện
hơn nữa lợi ích của các cá nhân tiêu dùng khác.
Như vậy, mặc dù nền kinh tế đã đạt hiệu quả phân phối hai loại hàng
hóa X và Y cho các cá nhân tiêu dùng A và B trong xã hội nhưng tỷ suất
53
lOMoARcPSD|1596273 6
chuyển đổi biên giữa hàng hóa X và Y còn khác tỷ suất thay thế biên
giữa chúng thì nền kinh tế chưa đạt được tối ưu Pareto. Do đó, nền kinh
tế trong ví dụ trên đạt được tối ưu Pareto khi hoặc =
, hoặc =
để
không có thêm đơn vị hàng hóa dư thừa nào có thể cải thiện thêm lợi ích
của một ai đó trong xã hội.
Vì thế, điều kiện để đạt được tối ưu Pareto hay hiệu quả hỗn hợp sản
xuất - phân phối là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hai hàng hóa bất kỳ đúng
bằng tỷ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân:
= .
Hộp Edgeworth OX’O’Y thể hiện điểm E là điểm tối ưu đạt hiệu
quả phân phối hai hàng hóa X và Y cho hai cá nhân A và B, tại đó độ
dốc của đường bàng quan U
A
và U
B
bằng nhau ( = ).
Mặt khác, điểm O’ của hộp Edgeworth nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất và tiếp tuyến với đường giới hạn khả năng sản xuất tại O’
(e’) song song với tiếp tuyến giữa hai đường bàng quan U
A
, U
B
(e).
Điều đó cho thấy độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất tại O’
( ) bằng độ dốc đường bàng quan của các cá nhân ( =
). Hay nói cách khác, E chính là điểm tối ưu đạt hiệu quả hỗn
hợp sản xuất - phân phối, tại đó cho biết nền kinh tế sử dụng các yếu tố
đầu vào để sản xuất ra X’ đơn vị hàng hóa X và Y’ đơn vị hàng hóa Y.
Trong đó, cá nhân A được phân phối X* đơn vị hàng hóa X và Y* đơn
vị hàng hóa Y, cá nhân B được phân phối (X’-X*) đơn vị hàng hóa X
và (Y’-Y*) đơn vị hàng hóa Y.
Tóm lại, để nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto, cần có ba điều kiện:
-
Điều kiện hiệu quả sản xuất: =
-
Điều kiện hiệu quả phân phối: =
-
Điều kiện hiệu quả hỗn hợp:
=
54
lOMoARcPSD|1596273 6
CHƯƠNG 3
THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ
GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ
Chương này đi sâu phân tích bốn dạng thất bại thị trường cơ bản:
(1)
hàng hóa công cộng; (2) ngoại ứng; (3) độc quyền; (4) thông tin bất
cân xứng và cách thức chính phủ can thiệp nhằm khắc phục các thất bại
thị trường đó.
3.1.
Hàng hoá công cộng
3.1.1.
Khái niệm, thuộc tính cơ bản và phân loại hàng hoá công cộng
3.1.1.1.
Khái niệm hàng hóa công cộng
Theo Paul.A. Samuelson “Hàng hoá công cộng là các hàng hoá mà
chi phí phục vụ thêm cho một người nữa là bằng không và nó không thể
loại trừ các cá nhân không cho hưởng thụ hàng hoá đó”
3
. Ví dụ rõ nhất về
hàng hoá công cộng là hải đăng hay an ninh quốc phòng.
Theo Joseph E. Stiglitz “hàng hoá công cộng thuần tuý có hai đặc tính
quan trọng. Thứ nhất là nó không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng.
Thứ hai là người ta không muốn sử dụng nó theo khẩu phần”
4
. Ví dụ rõ
nhất về hàng hoá không thể phân theo khẩu phần là quốc phòng, tất cả mọi
người dân đều được hưởng lợi ích của quốc phòng (vì mục đích của quốc
phòng là bảo vệ lãnh thổ, ngăn cản sự tấn công của các nước khác), không
có cách gì để loại trừ một ai đó không được hưởng lợi ích này.
Theo J. Gruber “Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà
việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra
không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích
đó”
5
. Theo đó, lợi ích tiêu dùng hàng hóa này chỉ có thể được thụ hưởng
3
Paul A. Samuelson, D. Nordhaus, Kinh tế học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội,
1997, tr 88
4
Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà nội, 1995, tr166
5
Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3
rd
edition), tr182
55
lOMoARcPSD|1596273 6
chung giữa tất cả mọi người, điều này giúp chúng ta có thể phân biệt giữa
hàng hóa công cộng với một loại hàng hóa khác trong nền kinh tế - hàng
hóa cá nhân, là hàng hóa mà khi một người đã tiêu dùng rồi thì người
khác không thể tiêu dùng được nữa.
3.1.1.2.
Thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng
Cơ sở để phân biệt rõ ràng giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá
nhân là căn cứ vào thuộc tính của hàng hóa. Hàng hóa công công có hai
thuộc tính cơ bản là tính không loại trừ và tính không cạnh tranh trong
tiêu dùng. Trong khi đó, hàng hóa cá nhân có hai thuộc tính loại trừ và
cạnh tranh trong tiêu dùng.
Hàng hóa công cộng
Hàng hóa cá nhân
-
Tính không loại trừ
-
Tính không cạnh tranh
-
Tính có loại trừ
-
Tính có cạnh tranh
Tính không loại trừ trong tiêu dùng của hàng hóa công cộng có nghĩa
là khi hàng hóa đã được cung cấp, không thể loại trừ hoặc có thể loại trừ
nhưng rất tốn kém để loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền
cho việc tiêu dùng của mình. Ví dụ pháo hoa, hải đăng.
Do thuộc tính không loại trừ của hàng hóa công cộng nên các cá
nhân đều nhận thấy rằng dù mình có trả tiền để được tiêu dùng hàng hóa
công cộng hay không thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc hưởng thụ
những lợi ích do hàng hóa đó mang lại. Vì vậy, họ sẽ có xu hướng tiêu
dùng hàng hóa đó mà không muốn bỏ ra một khoản tiền nào cả. Lúc này,
họ đã trở thành những kẻ ăn không - những người tìm cách hưởng thụ lợi
ích của hàng hóa công cộng mà không đóng góp một đồng nào cho chi
phí sản xuất và cung cấp hàng hóa đó.
Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hóa công cộng có
nghĩa là khi hàng hóa đã được cung cấp, việc có thêm một hay nhiều
người cùng đồng thời sử dụng hàng hóa này cũng không làm ảnh hưởng
tới lợi ích của những người tiêu dùng hiện có.
Vì hàng hóa công cộng có tính không cạnh tranh trong tiêu dùng nên
với một lượng hàng hóa công cộng nhất định đã được cung cấp trên thị
trường, chi phí tăng thêm để phục vụ thêm một người sử dụng (chi phí
56
lOMoARcPSD|1596273 6
biên của việc tiêu dùng) bằng 0. Tuy nhiên, chi phí tăng thêm để sản xuất
thêm một đơn vị hàng hóa công cộng (chi phí biên của việc sản xuất)
khác 0.
Để sản xuất pháo hoa, cần các chi phí cần thiết như lao động, nguyên
liệu, máy móc thiết bị... Giả sử các khoản chi phí này là x đồng, thì x là
chi phí biên của việc sản xuất hàng hóa. Nhưng khi pháo hoa bắn trên
trời, dù có bao nhiêu người xem thì chi phí sản xuất pháo hoa vẫn là x
đồng (không thay đổi), hay chi phí biên của việc tiêu dùng = 0. Điều này
được minh họa ở Hình 3.1.
Tuy nhiên hai thuộc tính này không nhất thiết phải đi liền nhau:
có thể hàng hóa có tính loại trừ nhưng không có tính cạnh tranh như
truyền hình cáp, internet...
Hoặc có thể không có tính loại trừ nhưng có tính cạnh tranh như
không khí, nước biển, cá ở đại dương.
3.1.1.3.
Phân loại hàng hóa công cộng
Một hàng hóa được gọi là hàng hóa công cộng khi nó có hai thuộc
tính cơ bản là tính không loại trừ và tính không cạnh tranh trong tiêu
dùng. Tuy nhiên, không phải mọi loại hàng hóa công cộng đều mang đầy
57
Hình 3.1: Chi phí biên của tiêu dùng HHCC
lOMoARcPSD|1596273 6
đủ hai thuộc tính trên. Đa số các hàng hóa công cộng chỉ có một trong hai
thuộc tính và có ở những mức độ khác nhau.
Căn cứ vào 2 thuộc tính nêu trên của một HHCC, chúng ta có thể
chia hàng hoá nói chung thành các nhóm:
-
Hàng hoá tư nhân (Private Good): vừa có tính loại trừ, vừa có tính
cạnh tranh.
-
Hàng hoá công cộng thuần tuý (Pure Public Good): không có tính
loại trừ và không có tính cạnh tranh.
-
Hàng hoá công cộng không thuần tuý (Impure Public Good): có
tính loại trừ nhưng không có tính cạnh tranh như truyền hình cáp hoặc có
tính cạnh tranh nhưng không có tính loại trừ.
Bảng 3.1: HHCC thuần tuý và HHCC không thuần tuý
Tính cạnh tranh
Có
Không
Hàng hoá cá nhân thuần
Hàng hoá công cộng
tuý:
không thuần tuý:
Có
- Nhà cửa, thức ăn, quần áo...
- Truyền hình cáp...
- Con đường đông người, có
- Con đường vắng người
Tính
thu phí
qua lại, có thu phí.
loại
trừ
Không
Hàng hoá công cộng không
thuần tuý:
-
Cá ở biển
-
Con đường đông người,
không thu phí.
Hàng hoá công cộng
thuần tuý:
- Pháo hoa, hải đăng, quốc
phòng...
- Con đường vắng người
qua lại, không thu phí.
Trong đó, hàng hóa công cộng không thuần túy là hàng hoá chỉ mang
một trong hai thuộc tính và được chia tiếp làm hai loại: hàng hóa công
cộng có thể loại trừ bằng giá và hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn.
Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá hay còn được gọi là
hàng hoá công cộng có thể loại trừ là những hàng hóa mà lợi ích do
chúng tạo ra có thể định giá. Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá
có hai thuộc tính là: có loại trừ và không cạnh tranh trong tiêu dùng. Ví
dụ: Chương trình truyền hình cáp là hàng hóa công cộng có thể loại trừ
58
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.2: Chi phí biên của người tiêu dùng HHCC
có thể tắc nghẽn
bằng giá. Như đã phân tích ở trên, hàng hóa này có tính không cạnh
tranh, tuy nhiên, các cá nhân khi sử dụng hàng hóa này phải trả một
khoản phí nên nó có tính loại trừ trong tiêu dùng.
Hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có
thêm nhiều người cùng sử dụng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn
khiến lợi ích của những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút. Hàng hóa
công cộng có thể tắc nghẽn có hai thuộc tính là: không loại trừ và có cạnh
tranh trong tiêu dùng. Khi đó, chi phí biên của việc tiêu dùng hàng hóa
công cộng không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng lên kể từ điểm tắc
nghẽn (điểm giới hạn năng lực phục vụ của hàng hóa đó).
Ví dụ, một con đường được xây có thể phục vụ tối đa 100.000 lượt
xe cùng đồng thời qua lại. Vào thời điểm vắng người, chỉ có 10.000 lượt
xe qua lại thì chi phí biên của việc tiêu dùng MC = 0. Nhưng vào thời
điểm tan tầm, khi có tới 120.000 lượt xe đi lại thì chi phí biên của việc
tiêu dùng MC > 0 kể từ lượt xe thứ 100.001, do đó tại điểm Q= 100.000
lượt được gọi là điểm tắc nghẽn, (đồ thị 3.2).
59
lOMoARcPSD|1596273 6
3.1.2.
Cung cấp hàng hoá công cộng
3.1.2.1.
Cung cấp tối ưu hàng hóa công cộng
Trước khi xem xét các điều kiện để hàng hoá công cộng được cung
cấp tối ưu, chúng ta sẽ nhắc lại điều kiện cung cấp tối ưu đối với hàng
hoá cá nhân.
Cung cấp tối ưu hàng hoá cá nhân: Kinh tế học vi mô đã chỉ ra cách
xác định đường cầu cá nhân về hàng hóa cá nhân dựa trên sự kết hợp
giữa đường bàng quan và đường ngân sách. Đó là đường miêu tả lợi ích
tăng thêm của cá nhân ở mỗi đơn vị sản lượng tiêu dùng, do đó cũng
miêu tả lượng hàng hóa mà cá nhân đó có nhu cầu tại mỗi mức giá. Như
vậy, đối với hàng hóa cá nhân, mỗi cá nhân sẽ đứng trước những mức giá
như nhau và mỗi người sẽ có một lượng cầu khác nhau. Để xác định
đường cầu thị trường về hàng hóa cá nhân, đơn giản chỉ cần cộng khoảng
cách theo chiều ngang từ các đường cầu cá nhân đến trục tung tại mọi
mức giá.
Ví dụ, có 2 cá nhân A và B có nhu cầu về một hàng hoá cá nhân là
bánh mì được thể hiện trên đường cầu D
A
và D
B
. Mức giá và lượng cầu
đối với bánh mì của hai cá nhân như sau:
Mức giá (1.000đ)
1
1,5
2
2,5
3,0
Lượng cầu của A
(chiếc)
5
4
3
2
1
Lượng cầu của B
(chiếc)
3
2
1
0
0
Lượng cầu của A+B
(chiếc)
8
6
4
2
1
Hình 3.3, đồ thị (a) biểu diễn đường cầu cá nhân của A về bánh mỳ;
(b) biểu diễn đường cầu cá nhân của B về bánh mỳ; (c) biểu diễn đường
cầu thị trường về bánh mỳ. Đường cầu thị trường có được bằng cách
cộng nhu cầu về hàng hoá của các cá nhân trên thị trường tại các mức giá
khác nhau, được gọi là nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân
của hàng hóa cá nhân.
60
lOMoARcPSD|1596273 6
Đường cung thị trường
biểu diễn chi phí xã hội biên
Hình 3.4 phản ánh sự cân bằng trên thị trường bánh mì, với đường
cầu thị trường phản ánh nhu cầu của các cá nhân về hàng hóa, đồng thời
đường cầu cũng phản ánh lợi ích xã hội biên D = MSB. Đường cung của
hàng hoá cá nhân trên thị trường thể hiện chi phí biên để sản xuất ra hàng
hoá, trong điều kiện không có thất bại thị trường thì chi phí sản xuất biên
của doanh nghiệp cũng chính là chi phí biên xã hội MC = MSC.
61
Hình 3.3: Cộng ngang đường cầu đối với hàng hóa cá nhân
Hình 3.4: Cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân
lOMoARcPSD|1596273 6
Tại điểm cân bằng E, mức sản lượng hiệu quả được sản xuất, các tác
nhân trong nền kinh tế tối đa hoá lợi ích nên phúc lợi xã hội trong nền
kinh tế là lớn nhất. Vì vậy MSB=MSC là điều kiện để cung cấp sản
lượng tối ưu đối với hàng hoá cá nhân.
Tương tự hàng hóa cá nhân, để xác định mức cung cấp hàng hoá
công cộng tối ưu, chúng ta cũng cần xác định đường cầu thị trường về
hàng hóa công cộng. Chúng ta quay trở lại ví dụ 2 cá nhân A và B trên
thị trường có nhu cầu về hàng hoá công cộng là pháo hoa.
Hàng hóa công cộng cũng như hàng hóa cá nhân đều nhằm thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người. Mức sẵn sàng chi trả của mỗi cá nhân tại
mỗi đơn vị sản lượng phản ánh sự thoả mãn, hài lòng của cá nhân khi
tiêu dùng hàng hoá, theo nguyên tắc độ thoả dụng biên giảm dần.
Giả sử có số liệu về cầu pháo hoa của hai cá nhân A và B như sau:
Số lần bắn pháo hoa
1
2
3
4
Mức giá A sẵn sàng trả (1.000 đ)
30
20
10
0
Mức giá B sẵn sàng trả (1.000đ)
20
15
10
5
Vì vậy, để xác định đường cầu thị trường về hàng hóa công cộng, cần
cộng khoảng cách theo chiều dọc từ các đường cầu cá nhân đến trục
hoành tại mọi mức sản lượng. Với 1 lần bắn pháo hoa, giá mà cả 2 cá
nhân A và B sẵn sàng trả là 50 nghìn đồng, nếu số lần bắn pháo hoa tăng
lên thì mức giá mà 2 cá nhân sẵn lòng trả sẽ giảm xuống. Quá trình này
được gọi là nguyên tắc cộng dọc các đường cầu cá nhân của hàng hóa
công cộng, đồ thị Hình 3.5.
Như vậy, đường cầu hàng hoá công cộng cũng giống như hàng hoá
cá nhân, chúng ta có được đường cầu thị trường bằng cách cộng đường
cầu của các cá nhân, nhưng về nguyên tắc cộng thì khác nhau: Cầu hàng
hoá cá nhân chúng ta cộng ngang các đường cầu còn cầu hàng hoá công
cộng chúng ta cộng dọc các đường cầu.
62
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.5: Cộng dọc đường cầu với hàng hóa công cộng
Đường cung hàng hóa công cộng (cũng giống đường cung hàng hoá
cá nhân) phản ánh chi phí biên của việc sản xuất ra hàng hoá đó. Xã hội
sẽ cung cấp tối ưu hàng hoá công cộng ở tại điểm cân bằng cung cầu.
Điều kiện Samuelson về cung cấp hàng hoá công cộng hiệu quả: Mỗi
cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa
công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng
là t (tương đương mức thuế cá nhân phải trả) và của hàng hóa cá nhân là
p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Tại mỗi mức
thuế khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và
63
lOMoARcPSD|1596273 6
để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn mức tiêu dùng mỗi loại
hàng hoá sao cho tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa công cộng và hàng
hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p).
Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng chính là tỷ
suất thay thế biên nên đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng
tỷ suất thay thế biên. Mặt khác, đường cung về hàng hóa công cộng phản
ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và để tối ưu hóa lợi
ích, đường cung này cũng chính là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa
công cộng và hàng hóa cá nhân. Để hàng hóa công cộng được cung cấp
một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân phải
bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối
với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã
hội để sản xuất nó.
Như vậy, nguyên tắc xác định mức cung cấp hiệu quả hàng hoá công
cộng cũng giống như với hàng hoá cá nhân: Lợi ích biên mà hàng hoá
mang lại phải bằng chi phí biên sản xuất ra hàng hoá, nhưng đối với hàng
hoá công cộng thì lợi ích xã hội biên bằng chi phí xã hội biên.
Tuy vậy, khi đã xác định được mức cung cấp hiệu quả hàng hoá công
cộng thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình lựa chọn
công cộng nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả, điều này
sẽ được nghiên cứu kỹ ở chương 6.
3.1.2.2.
Cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy
Trên thực tế, hàng hoá công cộng không được trao đổi mua bán trên
thị trường như hàng hoá cá nhân, chúng ta có thể cung cấp hàng hoá công
cộng, có thể biết được mức cung hàng hoá công cộng là bao nhiêu nhưng
không thể đo được lợi ích và mức giá mà mỗi người tiêu dùng sẵn sàng
trả cho lợi ích mà họ nhận được từ hàng hoá công cộng là bao nhiêu.
Ví dụ, với hệ thống đèn chiếu sáng đô thị, các cá nhân biết rằng chỉ
cần hệ thống đèn bật sáng là anh ta có thể sử dụng nó để đi lại thuận tiện
mà không phụ thuộc vào việc anh ta có trả tiền hay không. Lợi ích mà hệ
thống đèn chiếu sáng mang lại cho mỗi cá nhân là rất rõ, nhưng vì không
phải trả tiền nên khó lượng hoá được như với hàng hoá cá nhân (người
tiêu dùng sẽ cân nhắc chi phí và lợi ích khi mua hàng hoá).
64
lOMoARcPSD|1596273 6
Nhà kinh tế học người Thuỵ Điển Erik Lindahl đã đưa ra một mô
hình nhằm tạo ra giải pháp theo kiểu thị trường cho HHCC thuần tuý.
Theo mô hình này, để đo lường mức độ sẵn sàng chi trả của các cá nhân
cho HHCC, chính phủ sẽ sử dụng cơ chế đánh thuế tối ưu theo mức độ
lợi ích mà cá nhân nhận được từ HHCC. Như vậy, mức thuế mà người
tiêu dùng trả sẽ tương đương với lợi ích mà cá nhân họ nhận được khi
tiêu dùng HHCC.
Vì vậy, cân bằng Lindahl sẽ cho thấy một tập hợp giá và mức cung
cấp HHCC hiệu quả được tất cả các thành viên trong xã hội nhất trí và tự
nguyện đóng góp. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc tự nguyện đóng
góp yêu cầu mọi thành viên trong xã hội phải trung thực (không được che
dấu) khi đánh giá lợi ích mà mình nhận được từ HHCC. Do hàng hóa
công cộng thuần túy có hai thuộc tính là tính không loại trừ và không
cạnh tranh nên các cá nhân khi tiêu dùng hàng hóa này luôn có “động cơ”
che dấu, không phản ánh đúng lợi ích mà mình nhận được từ HHCC.
Quay lại với ví dụ hệ thống đèn chiếu sáng đô thị, các cá nhân biết rằng
chỉ cần hệ thống đèn bật sáng là anh ta có thể sử dụng nó để đi lại thuận
tiện mà không phụ thuộc vào việc anh ta có trả tiền hay không, nên anh ta
sẽ có động cơ che dấu, tỏ ra không quan tâm đến việc đèn có bật sáng
hay không và thậm chí cho rằng mình không được hưởng lợi gì từ hệ
thống đèn đường. Những cá nhân chỉ muốn thụ hưởng lợi ích từ HHCC
mà không muốn đóng góp cho chi phí sản xuất hàng hoá được gọi là “kẻ
ăn không”. Việc xuất hiện những “kẻ ăn không” đã ngăn cản xã hội cung
ứng HHCC ở mức hiệu quả.
Trong một cộng đồng nhỏ như thôn xóm, khu tập thể, nếu chỉ có một
số ít người muốn trở thành “kẻ ăn không” thì thị trường có thể vẫn cung
cấp hàng hóa công cộng mà không cần đến sự can thiệp của Chính phủ.
Vì trong một cộng đồng nhỏ, mọi người đều biết hết nhau thì việc che
dấu lợi ích cá nhân là rất khó bởi dư luận xã hội, nên các cá nhân sẽ trung
thực khi bộc lộ lợi ích của mình. Do vậy, các cá nhân trong cộng đồng
nhỏ có thể tự thoả thuận với nhau về kinh phí đóng góp cho các công
trình công cộng như đường làng, hệ thống đèn chiếu sáng... Tuy nhiên,
khi cộng đồng càng lớn thì việc che dấu lợi ích cá nhân càng dễ dàng, sự
phát hiện và trừng phạt của xã hội đối với “kẻ ăn không” càng khó khăn
65
lOMoARcPSD|1596273 6
thì động cơ trở thành “kẻ ăn không” càng lớn. Nếu các thành viên trong
xã hội hay phần lớn thành viên trong xã hội chọn chiến lược hành động
như những “kẻ ăn không”, thì kết cục sẽ không có HHCC nào được cung
cấp. Đây chính là lý do mà tư nhân hay thị trường cạnh tranh thất bại
trong việc cung ứng HHCC, họ không có cơ chế nào để buộc cá nhân
phải trả tiền cho việc sử dụng HHCC thuần tuý.
Như vậy, với HHCC thuần tuý, do xuất hiện “kẻ ăn không” nên thị
trường tự do đã thất bại trong việc cung ứng, vì thế Chính phủ cần đứng
ra tài trợ cho việc cung ứng HHCC và cung cấp nó với hình thức cung
cấp công cộng. Đây là hình thức cung cấp miễn phí tại thời điểm sử dụng
hàng hóa nhưng không có nghĩa là cho không, bởi nguồn kinh phí Chính
phủ sử dụng để trang trải cho việc cung cấp hàng hóa được lấy từ ngân
sách với thuế là nguồn thu chủ yếu do tất cả các cá nhân trong xã hội
đóng góp.
3.1.2.3.
Cung cấp hàng hóa công cộng không thuần túy
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những luận cứ để quyết định
nên cung cấp hàng hóa công cộng theo hình thức nào? Cung cấp công
cộng (miễn phí) hay cung cấp cá nhân (thu phí theo cơ chế thị trường) để
đảm bảo phúc lợi xã hội đạt được lớn nhất.
a.
Đối với hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá
Với những HHCC có thể loại trừ bằng giá thì quan điểm chung là
nên dùng giá để loại trừ bớt người tiêu dùng nhằm tránh gây tắc nghẽn,
đồng thời đảm bảo các cá nhân sẽ sử dụng hiệu quả hàng hoá này. Tuy
nhiên, điều đó chỉ đúng trong một số trường hợp, với những trường hợp
khác chính phủ cần cân nhắc mức giá phải thu tránh gây tổn thất phúc lợi
xã hội.
Xét ví dụ về cây cầu, đây là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng
giá do nó có tính loại trừ và tính không cạnh tranh trong tiêu dùng. Rõ
ràng, đối với hàng hóa này, lợi ích của việc qua cầu có thể định được
bằng giá, hay nói cách khác là có thể tiến hành thu phí. Tuy nhiên, một
câu hỏi đặt ra trong trường hợp này là liệu rằng thu phí có phải là hình
thức cung cấp tốt hay không?
66
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.6: HHCC có thể loại trừ bằng giá
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể sử dụng đồ thị để phân tích
như sau:
Trục hoành thể hiện số lượt xe đi lại qua cầu và trục tung thể hiện
mức phí mà người qua cầu sẽ phải trả. Nhu cầu đi lại qua cầu được thể
hiện thông qua đường cầu D (đường lợi ích cận biên MB) có xu hướng
dốc xuống vì mức thu càng cao thì nhu cầu đi lại qua cầu sẽ càng giảm.
Công suất của cây cầu là Q
0
, nên nếu số lượt người qua cầu nhỏ hơn
năng lực phục vụ thì sẽ không có tắc nghẽn giao thông và không có chi
phí cận biên tăng thêm liên quan đến sử dụng cây cầu. Do chi phí cận
biên của việc sử dụng là bằng 0 nên đường chi phí cận biên MC trùng
với trục hoành.
-
Nếu cung cấp công cộng hay cung cấp miễn phí thì số lượt người
qua cầu sẽ là tối đa, đạt mức Q
m
trên đồ thị. Khi đó, phúc lợi xã hội đạt
được lớn nhất là diện tích tam giác OFQ
m
.
-
Nhưng nếu cung cấp cá nhân hay việc đi lại qua cầu bị thu phí với
mức phí là P
*
thì số lượt người qua cầu sẽ giảm xuống chỉ còn Q
*
. Lúc
này, tổng phúc lợi mà xã hội nhận được chỉ là diện tích OFEQ
*
. So với
trường hợp không thu phí thì xã hội bị tổn thất phúc lợi một khoản là
diện tích Q*EQ
m
.
Như vậy, với mục tiêu là tối đa hoá phúc lợi xã hội, đối với HHCC
có thể loại trừ bằng giá, nếu chi phí biên của việc tiêu dùng bằng 0 thì
hàng hoá đó nên được cung cấp công cộng (cung cấp miễn phí).
67
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.7: Lựa chọn cung cấp đối với HHCC tắc nghẽn
b.
Đối với hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn
Hàng hoá công cộng có thể tắc nghẽn có hai thuộc tính là không loại
trừ và có cạnh tranh trong tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là việc có thêm
nhiều người cùng đồng thời sử dụng hàng hóa này thì sẽ gây ra hiện
tượng tắc nghẽn và các cá nhân sẽ ảnh hưởng tới nhau về mặt lợi ích.
Vậy thì một câu hỏi đặt ra là có nên tiến hành cung cấp cá nhân (thu phí
theo cơ chế thị trường) để loại trừ bớt việc tiêu dùng hay không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta xem xét trường hợp con đường đông
người thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông.
Nhu cầu đi lại trên đường được thể hiện trên đường cầu D còn gọi là
đường lợi ích cận biên MB. Vì hàng hóa đang xét có tính cạnh tranh
trong tiêu dùng nên nhu cầu đi lại tối đa Q
m
lớn hơn giới hạn năng lực
phục vụ của con đường là Q
0
. Do đó, kể từ điểm tắc nghẽn Q
0
, chi phí
biên của việc sử dụng con đường sẽ lớn hơn 0 hay đường MC có xu
hướng dốc lên.
Nếu tiến hành cung cấp công cộng (miễn phí) thì số lượt xe qua lại sẽ
đạt tối đa tại Q
m
và tại đây, lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên, gây ra cho
xã hội một tổn thất phúc lợi là diện tích NEQ
m
.
Để tránh tổn thất phúc lợi xã hội, áp dụng nguyên tắc điều kiện biên
về hiệu quả, tại điểm cân bằng E (MB = MC), ta sẽ xác định được số lượt
68
lOMoARcPSD|1596273 6
xe qua lại ở mức hiệu quả Q
*
và mức lệ phí sử dụng tối ưu là P
*
. Như
vậy, chính phủ cần thu một mức phí là P
*
đối với các cá nhân khi sử dụng
con đường này.
Tuy nhiên, để tiến hành thu phí, chúng ta sẽ phải mất những chi phí
để vận hành bộ máy hành chính thực hiện việc loại trừ đối với HHCC
như chi phí xây dựng trạm thu phí, chi phí nhân công đứng bán vé, kiểm
soát vé... Tất cả những chi phí đó gọi chi phí giao dịch, nó làm mức phí
sử dụng tăng lên P
1
và dẫn tới số lượt xe đi lại trên con đường này giảm
xuống Q
1
. Tại mức sản lượng này, lợi ích biên lớn hơn chi phí biên và xã
hội lại bị tổn thất một khoản phúc lợi là diện tích MEQ
0
Q
1
.
Như vậy, trong cả hai trường hợp cung cấp công cộng (miễn phí) và
cung cấp tư nhân (có thu phí), phúc lợi xã hội đều bị tổn thất. Vì mục tiêu
tối đa hoá phúc lợi xã hội nên cần phải so sánh tổn thất phúc lợi trong cả
hai trường hợp và lựa chọn hình thức cung cấp nào mà tổn thất ít hơn.
3.1.2.4.
Một số mô hình cung ứng HHCC điển hình trên thế giới
Do HHCC có hai thuộc tính không loại trừ và không cạnh tranh trong
tiêu dùng, nên thị trường thất bại trong việc cung ứng HHCC, tuy nhiên
có thất bại thị trường trong việc cung ứng HHCC không nhất thiết có
nghĩa chính phủ phải trực tiếp cung ứng HHCC. Để sửa chữa thất bại thị
trường, chính phủ có thể: (1) trực tiếp sản xuất và cung ứng HHCC; (2)
sử dụng công cụ thuế hoặc trợ cấp để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân
trong nước cung ứng hoặc (3) hợp tác với tư nhân để cung ứng HHCC.
-
Mô hình nhà nước trực tiếp cung ứng HHCC: ở mô hình này nhà
nước bỏ vốn, thành lập các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp
này hoạt động sản xuất, cung ứng HHCC trên cơ sở kế hoạch nhà nước
giao. DNNN hoạt động kinh doanh mục đích tối cao không phải lợi
nhuận mà vì lợi ích xã hội, thêm nữa sản xuất theo đơn đặt hàng nên
không bị đặt trong môi trường cạnh tranh vì thế hoạt động kém hiệu quả
so với doanh nghiệp tư nhân.
-
Mô hình nhà nước sử dụng công cụ thuế hoặc trợ cấp để khuyến
khích doanh nghiệp tư nhân cung ứng HHCC: ở mô hình này nhà nước
dành phần lớn việc cung ứng HHCC cho khu vực tư nhân sản xuất. Nhà
nước chỉ can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ: thuế, trợ giá hoặc
đơn đặt hàng đối với doanh nghiệp tư nhân.
69
lOMoARcPSD|1596273 6
-
Mô hình hợp tác với tư nhân để cung ứng HHCC: ở mô hình này
nhà nước liên kết, hợp tác với tư nhân theo cách nhà nước cung cấp tài
chính và tư nhân tổ chức cung ứng HHCC. Toàn bộ kinh phí để sản xuất
HHCC sẽ được nhà nước đảm nhận chi trả, nhà nước kêu gọi các tổ chức,
doanh nghiệp tư nhân đấu thầu và doanh nghiệp trúng thầu sẽ nhận kinh
phí từ nhà nước để tổ chức sản xuất HHCC.
3.1.3.
Cung cấp công cộng hàng hóa cá nhân
3.1.3.1.
Lý do cung cấp công cộng hàng hóa cá nhân
Thông thường, hàng hóa cá nhân được cung cấp cá nhân theo cơ chế
thị trường, tuy nhiên, trong một số trường hợp, hàng hóa cá nhân lại được
cung cấp công cộng.
Thứ nhất, hàng hóa cá nhân được cung cấp miễn phí vì mục đích từ
thiện, nhân đạo. Những hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như:
lương thực, thực phẩm, thuốc men... được cung cấp miễn phí cho những
đối tượng yếu thế trong xã hội bởi họ không có khả năng chi trả nếu tiến
hành cung cấp cá nhân. Ngoài ra, hàng hóa cá nhân còn được cung cấp
công cộng trong những tình huống bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt...
Thứ hai, khi chi phí của việc cung cấp cá nhân quá tốn kém so với
chi phí sản xuất thì hàng hóa đó có thể được cung cấp miễn phí. Ví dụ,
nước sạch khi được cung cấp cá nhân sẽ phát sinh các khoản chi phí lớn
như: đường ống dẫn, đồng hồ đo lưu lượng nước..., thậm chí những
khoản chi phí này lớn hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất nước. Do đó,
trong một số trường hợp, nước sạch đã được cung cấp miễn phí cho
người dân.
Thứ ba, có một số hàng hoá, dịch vụ cơ bản cần phải đến được với
mọi người dân trong xã hội bất kể thu nhập của họ bao nhiêu như y tế,
giáo dục ở mức tối thiểu hoặc như nước sạch, năng lượng, vệ sinh. Số
lượng hàng hoá, dịch vụ cơ bản này được cung cấp là bao nhiêu phụ
thuộc từng nước, nhưng chắc chắn sẽ có một lượng hàng hoá cá nhân
được cung cấp miễn phí hoặc với mức phí thấp.
3.1.3.2.
Tổn thất phúc lợi xã hội do cung cấp công cộng hàng hóa cá nhân
Nếu một hàng hóa cá nhân được cung cấp cộng cộng thì chắc chắn sẽ
có sự tiêu dùng quá mức, vì các cá nhân không phải trả tiền cho hàng hoá
nên họ sẽ đòi hỏi hàng hoá đó cho tới khi lợi ích biên mà họ nhận được
70
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.8: Tổn thất PLXH khi cung cấp công cộng HHCH
từ hàng hoá là bằng 0, mặc dù chi phí biên để sản xuất ra hàng hoá là một
con số thực.
Hình 3.8 cho chúng ta thấy tổn thất PLXH đối với cung cấp công
cộng hai loại hàng hoá có đường cầu khác nhau, đường cung S xác định
mức tiêu thụ hiệu quả của cả hai thị trường, đó là nơi cân bằng cung cầu,
tại Q*. Nhưng vì cả hai hàng hoá đều cung cấp miễn phí nên các cá nhân
71
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.9: Tổn thất PLXH của cung cấp
theo định suất đồng đều
sẽ có cầu tiêu dùng là tối đa, vì vậy mức tiêu thụ của thị trường là Qm,
khi đó có hiện tượng tiêu dùng quá mức, gây ra tổn thất phúc lợi xã hội.
Đối với một số hàng hoá như nước sạch (hình a), thì các cá nhân có thể
nhanh chóng đạt tới mức thoả mãn thì tổn thất phúc lợi xã hội gây ra do
tiêu dùng quá mức nước sạch là không quá lớn. Đối với những hàng hoá
khác, như nhu cầu đối với một số dịch vụ y tế (hình b), tổn thất phúc lợi
xã hội do tiêu dùng quá mức là rất lớn.
3.1.3.3.
Giải pháp khắc phục tổn thất
Hai giải pháp phổ biến được áp dụng để hạn chế việc tiêu dùng quá
mức hàng hóa cá nhân khi được cung cấp công cộng là định suất đồng
đều và xếp hàng.
Định suất đồng đều là hình thức cung cấp một lượng hàng hóa như
nhau cho tất cả mọi người mà không căn cứ vào cầu cụ thể của họ. Đồ
thị Hình 3.9 vẽ đường cầu của 2 cá nhân khác nhau, một người có nhu
cầu cao về nước sạch, muốn sử dụng mức sản lượng là Q
2
, ngược lại
người kia có nhu cầu thấp, muốn sử dụng mức sản lượng Q
1
.
Khi
chính phủ cung cấp một lượng như nhau, Q* cho tất cả mọi người (định
suất đồng đều), tại mức sản lượng này thì người có nhu cầu cao sẽ sử
72
lOMoARcPSD|1596273 6
dụng ít hơn so với mức họ mong muốn. Ngược lại, người có nhu cầu thấp
sẽ sử dụng lớn hơn mức họ mong muốn. Do đó, giải pháp định suất đồng
đều khắc phục được tổn thất do thị trường tiêu dùng quá mức nhưng lại
gây ra tổn thất do tiêu dùng quá ít hoặc quá nhiều đối với từng cá nhân
(diện tích phần gạch chéo trong đồ thị).
Mặc dù vậy, giải pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện bởi chỉ cần
đưa ra một định mức cụ thể và áp dụng cho tất cả các cá nhân. Trong ví
dụ về nước sạch nói trên, điều này có nghĩa là các cá nhân được sử dụng
nước miễn phí nhưng không phải muốn sử dụng bao nhiêu cũng được mà
có một giới hạn, hay chính là hình thức khoán sử dụng.
Xếp hàng là giải pháp thực hiện nguyên tắc ai đến trước được phục
vụ trước hay buộc các cá nhân phải trả giá cho hàng hóa được cung cấp
miễn phí bằng thời gian chờ đợi. Giải pháp này thường được áp dụng
trong trường hợp cung cấp công cộng hàng hóa cá nhân vì mục đích từ
thiện, nhân đạo; giúp hạn chế tình trạng người này được hỗ trợ quá nhiều
trong khi người khác không được hỗ trợ. Người ta lập luận rằng xếp hàng
là biện pháp hữu hiệu để phân biệt những người thực sự cần (những
người sẵn sàng xếp hàng) với những người có nhu cầu ít hơn, vì thế xếp
hàng giúp loại bỏ những cá nhân không có nhu cầu thực sự về hàng hóa
được cung cấp công cộng, qua đó hỗ trợ tốt hơn cho các đối tượng thực
sự cần nhưng xếp hàng không phải là biện pháp xác định chính xác ai là
người thực sự cần hàng hoá và nó còn gây ra tình trạng lãng phí thời
gian, nên đây cũng là giải pháp không hiệu quả.
3.1.4.
Hàng hoá khuyến dụng và phi khuyến dụng
Bên cạnh hàng hóa công cộng là lý do mà thị trường thất bại trong
việc cung cấp và đòi hỏi sự can thiệp của Chính phủ thì việc các cá nhân
tiêu dùng những loại hàng hóa không vì mục tiêu tốt nhất của mình cũng
là lý do khiến Chính phủ phải có biện pháp can thiệp.
Các cá nhân trong xã hội vẫn có thể có những quyết định tồi do
không ý thức được đầy đủ lợi ích hay tác hại của việc tiêu dùng một hàng
hóa dịch vụ nào đó. Ai cũng biết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông trên phương tiện xe máy sẽ giảm bớt được thương vong khi tai nạn
xảy ra nhưng rất nhiều người vẫn không đội hoặc đội một cách chống
chế; hay việc thắt dây an toàn khi điều khiển ô tô sẽ tăng khả năng sống
73
lOMoARcPSD|1596273 6
sót khi gặp tai nạn nhưng vẫn không sử dụng. Được giáo dục, có kiến
thức sẽ có tương lai tươi sáng hơn nhưng nhiều gia đình không cho trẻ
đến trường mà buộc các em phải ở nhà lao động vì lý do không đủ ăn.
Với những hàng hóa dịch vụ như vậy, Chính phủ thấy rằng cần bắt buộc
mọi người phải sử dụng vì lợi ích không chỉ cho cá nhân họ mà còn cho
xã hội, những hàng hóa dịch vụ đó được gọi là hàng hóa khuyến dụng.
Ngược lại, những hàng hóa dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có hại
cho cá nhân và xã hội nhưng họ không tự nguyện từ bỏ, khiến Chính phủ
phải có biện pháp không khuyến khích hoặc cấm sử dụng được gọi là
hàng hóa phi khuyến dụng. Ví dụ, ai cũng biết hút thuốc lá, uống rượu có
hại cho sức khỏe nhưng vẫn sử dụng; chơi cờ bạc hay sử dụng ma túy là
không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn không từ bỏ. Chính vì những hành
động chỉ vì ý thích, lợi ích trước mắt mà làm hại đến bản thân, gia đình
và xã hội nên Chính phủ đã có những biện pháp can thiệp mạnh để hạn
chế và ngăn chặn việc việc sử dụng như: cấm hút thuốc lá nơi công cộng,
đánh thuế các mặt hàng này với mức thuế suất cao; cấm tụ tập chơi cờ
bạc, cấm sản xuất, vận chuyển, tàng trữ hay sử dụng ma túy...
3.2.
Ngoại ứng
3.2.1.
Khái niệm và đặc điểm
3.2.1.1.
Khái niệm ngoại ứng
Những yếu tố ngoại ứng xuất hiện rất nhiều xung quanh cuộc sống
của chúng ta. Khi hành động của một đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp
đến phúc lợi của một đối tượng khác nhưng những ảnh hưởng đó không
được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là
ngoại ứng.
Ngoại ứng được chia ra làm hai loại: ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng
tích cực. Cơ sở để phân biệt là lợi ích hay tác hại (chi phí) mà hành động
của một đối tượng nào đó mang lại cho một đối tượng khác không tham
gia giao dịch trên thị trường (ngoài người mua và người bán) nhưng
không được phản ánh trong giá cả. Nếu ngoại ứng đem lại lợi ích cho đối
tượng khác thì đó là ngoại ứng tích cực, còn nếu ngoại ứng gây ra chi phí
cho đối tượng khác thì đó là ngoại ứng tiêu cực.
Hành động trồng hoa được coi là một ngoại ứng tích cực bởi khi tôi
trồng một vườn hoa đẹp trước cửa nhà mình, người hàng xóm của tôi có
74
lOMoARcPSD|1596273 6
thể được lợi là ngắm nhìn và nhà anh ta cũng đẹp lây mà anh ta không
phải trả một khoản tiền nào cho tôi cả.
Trường hợp gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp sản xuất
là ví dụ điển hình của ngoại ứng tiêu cực: Trong quá trình sản xuất,
doanh nghiệp đã xả chất thải xuống sông, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân sống xung quanh, làm giảm lợi nhuận thu được từ hoạt
động khai thác cá mà không phải đền bù, do đó những chi phí mà người
dân phải gánh chịu không hề được tính toán đến trong giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp.
3.2.1.2.
Đặc điểm của ngoại ứng
Tất cả ngoại ứng (cả tiêu cực và tích cực) đều mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất, ngoại ứng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây
ra. Ví dụ về doanh nghiệp gây ô nhiễm ở trên là ngoại ứng tiêu cực do
hoạt động sản xuất, còn hành vi hút thuốc lá của một cá nhân là ngoại
ứng tiêu cực do hoạt động tiêu dùng. Trồng hoa là ngoại ứng tích cực do
hoạt động sản xuất, trong khi việc tiêm chủng phòng dịch bệnh là một
ngoại ứng tích cực do hoạt động tiêu dùng.
Thứ hai, sự phân biệt giữa tính tiêu cực và tích cực của ngoại ứng chỉ
là tương đối. Để xác định một ngoại ứng có tính chất gì phụ thuộc vào
đối tượng chịu ảnh hưởng của ngoại ứng. Ví dụ hoạt động trồng hoa là
một ngoại ứng tích cực như đã phân tích ở trên. Nhưng nếu như cây hoa
được trồng có mùi hương rất nồng và người hàng xóm bên cạnh lại bị dị
ứng với mùi hương đó thì đây lại là một ngoại ứng tiêu cực.
Thứ ba, việc xác định đối tượng gây ra ngoại ứng chỉ mang tính chất
tương đối. Trong ví dụ về doanh nghiệp xả chất thải ở trên, ngoại ứng
không chỉ nhìn dưới góc độ doanh nghiệp gây thiệt hại cho người dân,
mà có thể phân tích dưới góc độ việc nuôi cá ở sông của người dân đã
làm thu hẹp phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy, ta cũng có thể
xác định rằng người dân là đối tượng gây ra ngoại ứng.
Thứ tư, tất cả mọi ngoại ứng đều phi hiệu quả, hay khi xuất hiện
ngoại ứng, phúc lợi xã hội sẽ bị tổn thất. Nguyên nhân là do chi phí hoặc
lợi ích biên tư nhân khác với chi phí hoặc lợi ích biên xã hội nên mức sản
lượng tư nhân cung cấp trên thị trường không trùng với mức sản lượng
hiệu quả xã hội.
75
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.10: Ngoại ứng tiêu cực
3.2.2.
Ngoại ứng tiêu cực
3.2.2.1.
Tính phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực
Quay trở lại với ví dụ về hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm ở trên.
Với mục đích tối đa hóa lợi ích của mình, doanh nghiệp này sẽ sản xuất một
mức sản lượng hiệu quả (Q
0
) tại điểm thỏa mãn điều kiện MB=MPC.
Trong đó, MB là lợi ích tăng thêm của doanh nghiệp khi sản xuất
thêm một đơn vị sản lượng hàng hóa, MPC (chi phí tư nhân biên) là chi
phí doanh nghiệp phải bỏ ra thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng
hàng hóa (đó là chi phí về các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân
công, máy móc thiết bị...).
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp này
đã gây ra chi phí cho người dân sống xung quanh khu vực đó. Tất cả
những chi phí mà người dân phải gánh chịu khi doanh nghiệp sản xuất
thêm một đơn vị sản lượng hàng hóa được thể hiện trên đường MEC (chi
phí ngoại ứng biên).
Do đó, chi phí mà cả xã hội phải bỏ ra để có thêm một đơn vị sản
lượng hàng hóa là MSC, gồm có 2 thành phần là MPC và MEC. Theo đó,
mức sản lượng hiệu quả xã hội (Q*) được xác định tại điểm thỏa mãn
điều kiện MB=MSC. Kết quả là tư nhân đã cung cấp mức sản lượng quá
nhiều so với mức sản lượng hiệu quả xã hội.
76
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.11: Thuế hiệu chỉnh đối với ngoại ứng tiêu cực
Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q* thì phúc lợi xã hội đạt
được lớn nhất là S
ABC
. Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp sản xuất tại mức sản
lượng Q
0
và thu thêm được một khoản lợi ích là S
CDF
nhưng lại làm tăng
thêm
chi
phí
cho
là
S
Q
0
Q*MN
(=S
CFDE
).
Do
đó,
việc
doanh
nghiệp
sản
xuấ
t
quá nhiều đã gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là S
CDE
.
3.2.2.2.
Giải pháp của Chính phủ
Để khắc phục tổn thất phúc lợi do ngoại ứng tiêu cực gây ra, Chính
phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp can thiệp khác nhau. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ môn học này, chúng ta chỉ đi sâu vào nhóm công cụ
mang tính chất điều tiết, đó là thuế và trợ cấp.
a.
Thuế hiệu chỉnh
Doanh nghiệp sản xuất quá nhiều, gây tổn thất phúc lợi xã hội do chi
phí tư nhân biên của doanh nghiệp không phản ánh đúng chi phí xã hội
biên. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đã gây ra một khoản chi phí khác
cho xã hội mà không có trách nhiệm đền bù. Vì vậy, Chính phủ cần đánh
thuế doanh nghiệp để buộc họ phải tính toán đầy đủ chi phí gây ra cho xã
hội khi sản xuất hàng hóa.
77
lOMoARcPSD|1596273 6
Khi Chính phủ đánh thuế t trên mỗi đơn vị sản lượng hàng hóa của
doanh nghiệp, đường MPC sẽ dịch chuyển song song lên phía trên và đi
qua điểm C để đảm bảo sao cho sau khi Chính phủ đánh thuế, doanh
nghiệp tự xác định mức sản lượng hàng hóa cung ứng hiệu quả là Q*. Do
đó, đường MPC sẽ dịch chuyển tới vị trí đường MPC’ (=MPC+t). Khi
đó, mức thuế suất t = CF hay chính là chi phí ngoại ứng biên tại mức sản
lượng hiệu quả xã hội (MEC
Q*
)
Với việc đánh thuế doanh nghiệp sản xuất, Chính phủ sẽ thu được
tổng số tiền là S
CFIJ
và sẽ sử dụng khoản tiền này để bồi thường cho
những người chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của doanh nghiệp.
b.
Trợ cấp hiệu chỉnh
Không phải cứ xảy ra ngoại ứng tiêu cực Chính phủ đều sử dụng
biện pháp đánh thuế để buộc đối tượng gây ra ngoại ứng phải có trách
nhiệm đền bù những chi phí mà họ gây ra cho xã hội, bên cạnh thuế,
Chính phủ còn sử dụng biện pháp trợ cấp.
Xét ví dụ về ngoại ứng tiêu cực từ hoạt động du canh du cư của đồng
bào dân tộc thiểu số. Đây là một tập tục của người dân tộc, đi kèm với
hoạt động này là tình trạng phá rừng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của
rất nhiều người dân ở miền xuôi. Tuy nhiên trong trường hợp này, Chính
phủ không thể đánh thuế đối với đồng bào dân tộc mà sẽ trợ cấp cho họ,
phương thức này tương tự như đánh thuế nhưng thay vì Chính phủ thu
được thì Chính phủ phải chi ra một khoản tiền để phúc lợi xã hội không
bị tổn thất.
Giống như hoạt động gây ô nhiễm của doanh nghiệp sản xuất ở trên,
trong tình huống này, ta cũng xác định được mức sản lượng gỗ người dân
tộc khai thác là Q
0
lớn hơn rất nhiều so với mức sản lượng hiệu quả xã
hội Q* và họ đã gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là S
CDE
. Vì xã hội mong
muốn người dân tộc dừng khai thác gỗ tại mức sản lượng Q* nên kể từ
mức sản lượng Q* tới mức sản lượng Q
0
, thay vì tiếp tục tiến hành khai
thác thêm, người dân tộc sẽ được nhận trợ cấp từ Chính phủ với mức trợ
cấp là MEC
Q*
cho một đơn vị sản lượng gỗ.
Về phía người dân, họ sẽ cân nhắc giữa lợi ích biên ròng mà mình
nhận được khi tiếp tục khai thác thêm một đơn vị sản lượng gỗ với mức
trợ cấp nhận được nếu không khai thác đơn vị đó. Nếu mức trợ cấp lớn
78
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.12: Trợ cấp đối với ngoại ứng tiêu cực
hơn thì họ sẽ nhận tiền trợ cấp và dừng khai thác, còn nếu mức trợ cấp
nhỏ hơn thì họ sẽ không nhận trợ cấp và tiếp tục khai thác.
Hình 3.12 cho thấy, từ mức sản lượng 0 tới Q* thì lợi ích biên ròng
của người dân (chênh lệch giữa MB và MPC) lớn hơn mức trợ cấp nên
họ sẽ khai thác gỗ mà không nhận trợ cấp. Nhưng từ mức sản lượng Q*
tới Q
0
, lợi ích biên ròng thấp hơn mức trợ cấp nên người dân sẽ dừng lại,
không tiếp tục khai thác nữa. Kết quả là họ sẽ khai thác tại mức sản
lượng hiệu quả xã hội Q* và Chính phủ phải chi trợ cấp là diện tích phần
tô đậm.
3.2.3.
Ngoại ứng tích cực
3.2.3.1.
Tính phi hiệu quả của ngoại ứng tích cực
Xét ví dụ về hoạt động trồng hoa của gia đình A. Với mục đích làm
đẹp cho nhà mình, A sẽ trồng số cây hoa ở mức tối ưu Q
0
, tại điểm thỏa
mãn điều kiện MPB=MC. Trong đó, MPB (lợi ích tư nhân biên) là lợi ích
tăng thêm của A khi anh ta trồng thêm một cây hoa, MC là chi phí mà A
phải bỏ ra thêm để trồng một cây hoa.
Tuy nhiên, việc trồng hoa không chỉ làm đẹp cho nhà A mà nó còn
làm đẹp cho nhà hàng xóm B bên cạnh. Lợi ích mà B nhận thêm được
khi A trồng thêm một cây hoa được thể hiện trên đường MEB (lợi ích
ngoại ứng biên). Do đó, lợi ích mà cả xã hội nhận thêm được khi A trồng
79
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.13: Ngoại ứng tích cực
thêm một cây hoa làm đẹp cho nhà mình là MSB, gồm có 2 thành phần là
MPB và MEB. Theo đó, mức sản lượng hiệu quả xã hội (Q*) được xác
định tại điểm thỏa mãn điều kiện MSB=MC. Kết quả là tư nhân đã cung
cấp mức sản lượng quá ít so với mức sản lượng hiệu quả xã hội.
Do A chỉ trồng hoa ở mức sản lượng Q
0
, đem lại phúc lợi cho xã hội
là S
0MEF,
còn nếu A trồng nhiều hoa hơn, ở mức sản lượng hiệu quả xã
hội Q* thì phúc lợi xã hội đạt tối đa là S
0MN
. Vì vậy, việc A trồng hoa
quá ít đã gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là S
NEF
.
3.2.3.2.
Giải pháp của Chính phủ
Hộ gia đình A cung cấp mức sản lượng quá ít đã gây tổn thất phúc
lợi xã hội do lợi ích tư nhân biên khác lợi ích xã hội biên. Họ tạo ra một
khoản lợi ích khác cho xã hội mà không nhận được sự chi trả nào. Vì
vậy, Chính phủ có sự cần hỗ trợ để họ nhận được đúng những lợi ích mà
họ tạo ra và qua đó, cung cấp mức sản lượng tối ưu cho xã hội.
80
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.14: Trợ cấp đối với ngoại ứng tích cực
Cách thông dụng nhất là tiến hành trợ cấp, khi Chính phủ trợ cấp s
trên mỗi đơn vị sản lượng hàng hóa, đường MPB của tư nhân sẽ dịch
chuyển song song lên phía trên và đi qua điểm N để đảm bảo sao cho sau
khi nhận được khoản trợ cấp, họ tự xác định mức sản lượng cung ứng
hiệu quả là Q*. Do đó, đường MPB sẽ dịch chuyển tới vị trí đường MPB’
(=MPB+s). Khi đó, mức trợ cấp s = NK hay chính là lợi ích ngoại ứng
biên tại mức sản lượng hiệu quả xã hội (MEB
Q*
) và toàn bộ số tiền trợ
cấp là S
NKGH
.
3.3.
Độc quyền
Độc quyền tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như: độc quyền bán
hay độc quyền mua, độc quyền nhóm hay cạnh tranh độc quyền. Trong
khuôn khổ môn học này, chúng ta sẽ đề cập tới thị trường độc quyền bán
và chia ra làm 2 loại: độc quyền thường và độc quyền tự nhiên.
81
lOMoARcPSD|1596273 6
3.3.1.
Độc quyền thường
3.3.1.1.
Khái niệm độc quyền
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán
(hoặc người mua) và sản xuất ra một loại sản phẩm không có sản phẩm
thay thế gần gũi. Mặc dù trên thực tế không có độc quyền thuần túy vì
các sản phẩm đều có sản phẩm thay thế gần gũi. Nên còn gọi là độc
quyền bán hoặc độc quyền mua, độc quyền thuần túy.
Trên thực tế độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo là hai trạng
thái ở hai cực của thị trường, đều không tồn tại phổ biến trên thực tế. Trạng
thái độc quyền nhóm hoặc cạnh tranh độc quyền phổ biến hơn. Ví dụ về
cạnh tranh độc quyền: trên thị trường thuốc đánh răng, dầu gội, dịch vụ
taxi... thế lực độc quyền phụ thuộc vào sự khác biệt của sản phẩm.
3.3.1.2.
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân sau:
-
Cạnh tranh dẫn tới độc quyền.
-
Do quy định của chính phủ.
-
Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ.
Quy định này tạo cho người có bản quyền vị thế độc quyền trong một
thời gian nào đó (tùy theo quy định).
-
Do sở hữu một nguồn lực đặc biệt (nguồn tài nguyên hoặc vị trí địa
lý: như kim cương ở Nam Phi hoặc dầu mỏ ở Trung đông, suối nước
nóng ở Hòa bình...).
Như vậy, nguyên nhân tồn tại độc quyền là do không có hàng hóa
thay thế gần gũi (ví dụ như điện thắp sáng) hoặc các rào cản gia nhập
ngành, các rào cản đó có thể là rào cản pháp lý (các quy định của chính
phủ, quy định bản quyền) hoặc các rào cản kinh tế (sở hữu nguồn lực tự
nhiên hoặc lợi thế theo quy mô).
Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người
bán và sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi.
Trên thực tế, thị trường độc quyền thường tồn tại với một số ít người bán
và hàng hóa có thể có sản phẩm thay thế.
3.3.1.3.
Sự phi hiệu quả của độc quyền thường
Trong thị trường độc quyền thường, đường chi phí biên của hãng có
82
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.15: Sự phi hiệu quả của độc quyền thường
xu hướng dốc lên thể hiện chi phí tăng dần theo quy mô với giả thiết là
đường tuyến tính. Giả thiết này giúp cho việc phân tích đơn giản hơn chứ
không làm thay đổi bản chất vấn đề.
Doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định mức sản lượng và giá bán sản
phẩm trên thị trường chứ không phải là người chấp nhận giá trên thị
trường. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận trong độc quyền là doanh nghiệp
sẽ sản xuất tại điểm MR = MC.
Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, mức sản lượng hiệu quả xã
hội là Q* với mức giá tối ưu là P* thỏa mãn điều kiện MB= P=MC. Tuy
nhiên, doanh nghiệp độc quyền sẽ không cung cấp Q* đơn vị hàng hóa,
họ sẽ bán với mức sản lượng ít hơn và mức giá cao hơn nhằm thu được
lợi nhuận siêu ngạch.
Thực tế đúng như vậy, độc quyền sẽ cung cấp mức sản lượng Q
0
và
bán với mức giá P
0
tại điểm thỏa mãn điều kiện MR=MC. Lưu ý rằng,
83
lOMoARcPSD|1596273 6
đường MR được xác định dựa trên đường cầu D, với độ dốc của đường
MR gấp 2 lần độ dốc của đường cầu D. Theo điều kiện biên về hiệu quả
thì mức sản lượng Q
0
là mức sản lượng chưa hiệu quả vì tái đó MB>MC.
Do đó, doanh nghiệp độc quyền cung cấp một mức sản lượng quá ít so
với mức hiệu quả xã hội đã gây ra tổn thất phúc lợi cho xã hội là S
HIK
.
3.3.1.2. Giải pháp của Chính phủ
Vì độc quyền gây tổn thất phúc lợi xã hội nên Chính phủ cần có
những biện pháp can thiệp để khắc phục những tổn thất đó.
-
Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền. Biện pháp chủ
yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị
trường là sử dụng các chính sách chống độc quyền. Đó là các điều luật
nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để
cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định.
Biện pháp này thường được sử dụng phổ biến ở nước có thị trường phát
triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn.
-
Ngoài ra, Chính phủ còn đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự cạnh
tranh quyết liệt giữa các hãng, kể cả những hãng lớn với nhau. Để làm được
điều này, Chính phủ có thể tìm cách hạ thấp các hàng rào ngăn cản sự xâm
nhập thị trường, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, dỡ bỏ
sự ngăn cách giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
-
Đánh thuế vào lợi nhuận độc quyền để giảm bớt lợi nhuận siêu
ngạch do độc quyền, góp phần phân phối lại của cải trong xã hội. Nhưng
nhược điểm của biện pháp này là, nếu Chính phủ không ấn định một mức
thuế suất phù hợp, dẫn tới phản ứng xấu của nhà độc quyền làm cho tổn
thất phúc lợi xã hội không những không giảm mà còn tăng lên (đường
MC dịch chuyển lên trên, nhà độc quyền tiếp tục giảm sản lượng và tăng
giá). Điều này sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội nhiều hơn và người
tiêu dùng sẽ phải san sẻ một phần gánh nặng thuế với doanh nghiệp độc
quyền (chương 5 sẽ đề cập kỹ hơn). Vậy trợ cấp có được áp dụng? Về cơ
bản, giải pháp này sẽ giúp thị trường tăng mức sản lượng được cung ứng
và hạn chế được tổn thất phúc lợi. Tuy nhiên, giống như thuế, trợ cấp
cũng là một công cụ gây méo mó nền kinh tế (được nghiên cứu ở chương
5) nên nó sẽ gây ra những tổn thất vô ích. Mặt khác, việc trợ cấp cho độc
quyền sẽ gây ra vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.
84
lOMoARcPSD|1596273 6
-
Kiểm soát giá đối với các hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền
cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng
độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh P
*
= P
0
(dựa vào chi
phí biên để đưa ra mức giá). Về mặt lý thuyết, nếu có thể định giá trần ở
P
0
thì hãng độc quyền sẽ phải sản xuất ở Q
0
và giải pháp của Chính phủ
là triệt để. Tuy nhiên, vấp phải một hạn chế là Chính phủ thiếu thông tin
nên sẽ dẫn đến tình trạng định giá trần không chính xác. Việc định giá
mang tính chất ước lượng, dựa vào nhận định chủ quan của nhà làm
chính sách, có thể gây ra những phản ứng không tốt cho thị trường. Cụ
thể, nếu giá trần đặt ra lớn hơn P
0
thì vẫn còn tổn thất phúc lợi xã hội;
nhỏ hơn P
0
thì doanh nghiệp sẽ cung ứng hàng hóa ít hơn trong khi nhu
cầu tiêu dùng của người dân tăng lên và kết quả là sự khan hiếm, thiếu
hụt hàng hóa trên thị trường.
Trên đây là những giải pháp lớn mà Chính phủ thường áp dụng đối
với độc quyền thường. Nói chung, không có một giải pháp nào hoàn hảo
theo nghĩa nó có thể khắc phục hết sự phi hiệu quả của thị trường mà
không gây méo mó đối với nền kinh tế. Vì thế, khi quyết định kiểm soát
độc quyền, Chính phủ cần cân nhắc mọi khía cạnh lợi hại của chính sách
để có sự can thiệp hợp lý nhất.
3.3.2.
Độc quyền tự nhiên
3.3.2.1.
Khái niệm độc quyền tự nhiên
Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong
quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất
khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất
hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất.
Một cách hiểu khác: độc quyền tự nhiên là tình trạng một ngành kinh
tế có chi phí cố định đầu tư để sản xuất ra sản phẩm lớn, do vậy tạo được
lợi thế theo quy mô. Do đó sẽ không có hiệu quả nếu có doanh nghiệp
thứ hai tham gia sản xuất và cạnh tranh. Trong độc quyền tự nhiên, sản
xuất quy mô nhỏ là không hiệu quả.
Do vậy, đặc điểm của độc quyền tự nhiên là các doanh nghiệp có tính
kinh tế theo quy mô. Khi sản lượng tăng, chi phí trung bình và chi phí biên
càng giảm do chi phí cố định lớn. Độc quyền tự nhiên thường xuất hiện
trong những ngành dịch vụ công như: cấp nước, điện, điện thoại, đường sắt.
85
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 3.16: Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên
3.3.2.1.
Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên
Khác với độc quyền thường, đường chi phí biên của doanh nghiệp
độc quyền tự nhiên có xu hướng dốc xuống, thể hiện chi phí giảm dần
theo quy mô. Đồng thời, khi đường chi phí biên đi xuống thì đường chi
phí trung bình (AC) cũng đi xuống và nằm phía trên đường MC.
Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, mức sản lượng hiệu quả xã
hội là Q* và mức giá tối ưu là P* được xác định từ điểm E thỏa mãn điều
kiện MB=MC. Tại đó, phúc lợi xã hội lớn nhất đạt được là S
HKE
.
Tuy nhiên, độc quyền tự nhiên chỉ cung cấp mức sản lượng Q
0
với
mức giá bán là P
0
được xác định từ điểm I thỏa mãn điều kiện
MR=MC nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Khi đó, phúc lợi xã hội thực
tế đạt được là S
HKIA
. Do đó, độc quyền tự nhiên đã gây ra tổn thất
phúc lợi xã hội là S
AIE
.
86
lOMoARcPSD|1596273 6
3.3.2.2.
Giải pháp của Chính phủ
Tương tự như thị trường độc quyền thường, nhằm khắc phục tổn thất
phúc lợi do độc quyền tự nhiên gây ra, biện pháp phổ biến được áp dụng
là tiến hành kiểm soát giá thông qua mức giá. Về cơ bản, mức giá tốt
nhất phải là P*, giả sử Chính phủ không gặp phải bất kỳ một hạn chế nào
khi đưa ra mức giá trần thì nhà độc quyền cũng sẽ không thực hiện chính
sách này bởi mức giá P* đang thấp hơn chi phí trung bình để sản xuất ra
một đơn vị sản lượng hàng hóa (P’), khi đó, hãng sẽ bị lỗ (S
EFP’P*
).
Vì vậy, để điều tiết độc quyền tự nhiên mà không phải bù lỗ, Chính
phủ cần xác định lại mức giá bán. Có nhiều cách khác nhau:
Thứ nhất, định giá bằng chi phí trung bình. Vì độc quyền bị lỗ khi áp
dụng giá P* quá thấp so với chi phí trung bình nên với mục đích điều tiết
độc quyền nhưng không bù lỗ, Chính phủ đưa ra mức giá bằng với chi
phí trung bình. Tuy nhiên, giải pháp này khiến độc quyền chỉ giảm giá từ
P
0
xuống P
1
và cung cấp mức sản lượng Q
1
(xác định từ điểm cân bằng
B). Do mức sản lượng Q
1
chưa phải mức sản lượng hiệu quả nên xã hội
vẫn còn tồn tại tổn thất phúc lợi (S
EBJ
).
Thứ hai, định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản trợ cấp,
nhằm buộc độc quyền cung cấp mức sản lượng Q*, Chính phủ đặt giá
P=MC=P* rồi bù đắp phần lỗ trên mỗi đơn vị hàng hóa của hãng độc
quyền. Chính sách này sẽ gặp phải vấn đề trên thực tế là chính phủ bằng
cách nào có khoản trợ cấp này? Để bù đắp cho phần thiếu hụt đó, chính
phủ thường sử dụng thuế khoán. Thuế khoán là loại thuế đánh đại trà vào
tất cả mọi người và không ai có thể thay đổi hành vi của mình để giảm
bớt gánh nặng thuế phải nộp. Tuy nhiên, thuế khoán không phân biệt
người tiêu dùng sản phẩm với người không tiêu dùng sản phẩm nên
không công bằng. Nếu chỉ đánh thuế những người tiêu dùng sản phẩm
thôi thì giải quyết tình trạng không công bằng ở trên nhưng lại nảy ra vấn
đề mới là tất cả những loại thuế có phân biệt đối tượng như vậy đều gây
sự không hiệu quả và tốn kém, có thể lớn không kém gì sự phi hiệu quả
mà chính phủ đang khắc phục. Do vậy, giải pháp này không khả thi.
Thứ ba, định giá hai phần. Định giá hai phần sẽ gồm một khoản phí
để được sử dụng dịch vụ của hãng độc quyền, cộng với mức giá bằng chi
phí biên với mỗi đơn vị dịch vụ hàng hóa mà người tiêu dùng sử dụng.
87
lOMoARcPSD|1596273 6
Thực chất, mức phí này sẽ bù đắp khoản chênh lệch giữa MC và AC khi
cung cấp sản lượng Q*.
Cách định giá hai phần dựa trên nguyên lý của cách định giá thứ hai
ở trên, mức giá đưa ra gồm hai phần: một phần là khoản phí để được
quyền sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp độc quyền (chính là để bù lỗ)
và một phần là mức phí bằng chi phí biên với mỗi đơn vị sản phẩm sử
dụng. Theo đó, thay vì tất cả mọi người trong xã hội phải chịu thuế để bù
lỗ cho độc quyền thì với cách định giá hai phần, chỉ có những cá nhân
tiêu dùng sản phẩm hàng hóa của độc quyền mới phải chịu phần bù lỗ
này. Đây là cách định giá được áp dụng phổ biến trong thực tế hiện nay
khi Chính phủ điều tiết các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên.
3.4.
Thông tin bất cân xứng
3.4.1.
Khái niệm và nguyên nhân của thông tin bất cân xứng
3.4.1.1.
Khái niệm
Thông tin bất cân xứng là tình trạng trên thị trường khi một bên nào
đó tham gia giao dịch có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc
tính của sản phẩm.
Ở đây, chúng ta xem xét vấn đề thông tin về hàng hóa được chia sẻ
giữa các cá nhân trong giao dịch, hay giữa người mua và người bán ra
sao? Nếu trong một giao dịch trên thị trường, người bán có được thông
tin đầy đủ hơn so với người mua về đặc tính sản phẩm giao dịch thì
chúng ta có thông tin bất cân xứng về phía người mua. Ngược lại, nếu
người mua có thông tin về sản phẩm hàng hóa giao dịch đầy đủ hơn so
với người bán thì chúng ta có thông tin bất cân xứng về phía người bán.
Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện trên nhiều lĩnh vực, thị
trường khác nhau: thị trường đồ cũ, thị trường lao động, thị trường bảo
hiểm, lĩnh vực tài chính - ngân hàng... Ví dụ trên thị trường ô tô cũ,
người bán luôn là người nắm rõ thông tin về chất lượng chiếc ô tô cũ mà
họ bán hơn là người mua; do đó ở đây xảy ra thông tin bất cân xứng về
phía người mua. Nhưng trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, người mua
mới là người biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình hơn ai hết, do đó
công ty bảo hiểm (bên bán) có thông tin không đầy đủ về sản phẩm giao
dịch (sức khỏe) hay xảy ra bất cân xứng thông tin về phía người bán.
88
lOMoARcPSD|1596273 6
3.4.1.2.
Nguyên nhân gây ra thông tin bất cân xứng
Thông tin bất cân xứng phụ thuộc vào tương quan giữa chi phí và lợi ích
tiềm tàng của người tiêu dùng khi thu thập thông tin về chất lượng hàng hóa.
Nếu mọi thứ khác như nhau, chi phí này sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố: chi phí
thẩm định hàng hóa, mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và
chất lượng, mức độ thường xuyên mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng.
a.
Chi phí thẩm định hàng hóa
Để tìm hiểu về chất lượng hàng hóa, các cá nhân phải bỏ ra một
khoản chi phí để thẩm định nó. Nếu chi phí để thẩm định hàng hóa cao
thì các cá nhân sẽ ngần ngại và do đó, khả năng xảy ra tình trạng thông
tin bất cân xứng lớn. Ngược lại, nếu chi phí thẩm định hàng hóa ít thì các
cá nhân sẵn sàng bỏ ra để biết được chất lượng hàng hóa ra sao, nên khả
năng xảy ra bất cân xứng thông tin là thấp. Liên quan đến chi phí thẩm
định hàng hóa, người ta chia hàng hóa ra làm ba loại:
Thứ nhất là hàng hóa có thể thẩm định trước. Đó là những hàng hóa
có thể đánh giá chất lượng của nó một cách dễ dàng trước khi đưa ra
quyết định mua hay bán. Bộ quần áo, bàn, ghế... là những hàng hóa có
thể thẩm định trước. Chi phí để thẩm định hàng hóa này sẽ thấp, nó chỉ là
chi phí để tìm hiểu về chất lượng sản phẩm.
Thứ hai là hàng hóa chỉ thẩm định được khi dùng. Những hàng hóa
này chỉ xác định được chất lượng sau khi đã sử dụng. Ví dụ về hàng hóa
này là: thực phẩm, dịch vụ cắt tóc, bộ phim... Chi phí để thẩm định đối
với hàng hóa này không chỉ gồm chi phí tìm hiểu nói chung mà còn có
chi phí để sử dụng chính hàng hóa đó.
Thứ ba là hàng hóa không thẩm định được. Đây là những hàng hóa
không thể hoặc rất khó để biết rõ về chất lượng của nó, ngay cả sau khi
đã sử dụng một thời gian. Dược phẩm, mỹ phẩm hay phẩm màu... là
những hàng hóa không thẩm định được. Chi phí thẩm định đối với hàng
hóa này rất cao, gồm có chi phí tìm hiểu, chi phí sử dụng và chi phí để
khắc phục những hậu quả đáng tiếc nếu có.
Như vậy, đối với hàng hóa có thể thẩm định trước, khả năng xảy ra
bất cân xứng thông tin thấp hơn so với hàng hóa chỉ thẩm định được khi
dùng. Và hàng hóa không thể thẩm định được có nguy cơ bất cân xứng
thông tin cao nhất.
89
lOMoARcPSD|1596273 6
b.
Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng
Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng thể hiện
ở chỗ: với chất lượng cho trước thì giá cả có dao động mạnh hay không,
hoặc với mức giá như nhau thì chất lượng có sự khác biệt lớn hay không.
Nếu giá cả và chất lượng hàng hóa có sự đồng nhất cao thì khả năng
xảy ra thông tin bất cân xứng thấp. Điều này có nghĩa là cùng một mức
giá như nhau, chất lượng hàng hóa ít có sự khác biệt, hoặc với cùng một
chất lượng hàng hóa, giá cả ít có sự dao động; khi đó bất cân xứng thông
tin ít có nguy cơ xuất hiện đối với người giao dịch.
Ngược lại, nếu giá cả và chất lượng có sự đồng nhất thấp thì khả
năng xảy ra thông tin bất cân xứng cao. Tức là chất lượng hàng hóa có sự
khác biệt lớn khi có cùng mức giá, hoặc giá cả có sự dao động mạnh khi
chất lượng giống nhau; lúc này nguy cơ xuất hiện thông tin bất cân xứng
rất cao.
c.
Mức độ thường xuyên mua sắm
Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hướng lớn đến tình trạng bất cân
xứng thông tin. Nếu mức độ thường xuyên mua sắm là cao, các cá nhân
dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hàng hóa, do đó khả năng xảy ra bất cân
xứng thông tin thấp; và ngược lại, nếu mức độ thường xuyên mua sắm là
ít, việc lựa chọn hàng hóa sẽ khó khăn hơn và khả năng xảy ra bất cân
xứng thông tin sẽ cao.
Tóm lại, nếu hàng hóa có chi phí thẩm định thấp, mức độ đồng nhất
trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng cao, mức độ thường xuyên
mua sắm lớn thì tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra hạn chế. Trái lại,
nếu hàng hóa có chi phí thẩm định cao, mức độ đồng nhất trong mối quan
hệ giữa giá cả và chất lượng thấp, mức độ thường xuyên mua sắm ít thì
nguy cơ bất cân xứng thông tin xảy ra sẽ rất cao.
3.4.2.
Tính phi hiệu quả của thị trường do thông tin bất cân xứng
Khi thông tin bất cân xứng xuất hiện, giao dịch trên thị trường sẽ xảy ra
tình trạng tổn thất phúc lợi xã hội. Đồ thị dưới đây thể hiện tổn thất phúc lợi
xã hội do thông tin không đối xứng gây ra trên thị trường bảo hiểm.
Nếu công ty bảo hiểm có thể phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro
về tình trạng sức khỏe trong tương lai của họ và áp dụng mức phí bảo hiểm
khác nhau một cách chính xác cho từng đối tượng thì thị trường bảo hiểm
90
lOMoARcPSD|1596273 6
sẽ hoạt động hiệu quả. Cụ thể, với nhóm khách hàng có độ rủi ro thấp, thị
trường hiệu quả với mức sản lượng Q
1
và mức phí P
1
; với nhóm khách
hàng có độ rủi ro cao, thị trường hiệu quả với mức sản lượng Q
2
và mức
phí P
2
.
Hình 3.17: Tính phi hiệu quả của thị trường bảo hiểm
do tình trạng thông tin bất cân xứng
Tuy nhiên, công ty bảo hiểm gặp phải vấn đề bất cân xứng thông tin,
không thể biết rõ về tình trạng sức khỏe của khách hàng như chính họ.
Do đó, công ty bảo hiểm phải áp dụng mức phí đồng loạt giống nhau với
mọi đối tượng khách hàng, dựa trên xác suất rủi ro trung bình. Vì vậy,
mức phí áp dụng cao hơn mức phí dành cho nhóm khách hàng có độ rủi
ro thấp và thấp hơn mức phí dành cho nhóm khách hàng có độ rủi ro cao.
Kết quả là lượng cung bảo hiểm đối với nhóm rủi ro thấp giảm và đối
với nhóm rủi ro cao tăng so với mức hiệu quả. Cụ thể, công tỷ bảo hiểm
ký hợp đồng với Q’
1
khách hàng thuộc nhóm rủi ro thấp (nhỏ hơn mức
sản lượng hiệu quả Q
1
), gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là S
ABC
và Q’
2
khách hàng thuộc nhóm rủi ro cao (cao hơn mức sản lượng hiệu quả Q
2
),
gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là S
DEF
.
Như vậy, thông tin bất cân xứng làm thị trường cung cấp số lượng
hàng hóa có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với mức tối ưu xã hội. Điều này
91
lOMoARcPSD|1596273 6
đã gây ra sự tổn thất về mặt phúc lợi. Vì vậy, cần có sự can thiệp của
Chính phủ bên cạnh những biện pháp của tư nhân.
Khi thông tin bất cân xứng xuất hiện, nó sẽ gây ra ba hậu quả nghiêm
trọng.
Thứ nhất là sự lựa chọn ngược hay lựa chọn bất lợi.
Lựa chọn bất lợi là lựa chọn không ngẫu nhiên mà xuất phát từ việc
che đậy thông tin của một bên trên thị trường và sự lựa chọn này sẽ gây
bất lợi cho một bên khác đồng thời có thể làm một phân khúc thị trường
trở nên rủi ro hoặc sụp đổ hoàn toàn.
Đó là tình trạng cá nhân hay tổ chức phải đối mặt với sự lựa chọn trái
ngược với mục đích ban đầu của mình. Quay trở lại với ví dụ về thị trường
bảo hiểm nhân thọ, bất cân xứng thông tin xảy ra về phía người bán là
công ty bảo hiểm. Mục đích ban đầu của công ty bảo hiểm là tìm tới những
khách hàng có thu nhập và quan trọng là sức khỏe tốt. Nhưng do họ gặp
phải vấn đề bất cân xứng thông tin, không biết được chính xác tình trạng
sức khỏe của từng đối tượng khách hàng nên họ đưa ra mức phí hợp đồng
bảo hiểm dựa trên tính toán xác suất trung bình cho mọi đối tượng (rủi ro
thấp và rủi ro cao). Điều này vô hình chung đã loại bỏ những khách hàng
có mức độ rủi ro thấp (hay tình trạng sức khỏe hiện tại tốt) ra khỏi danh
sách sẽ ký hợp đồng. Lúc này, chỉ còn lại những đối tượng khách hàng có
rủi ro cao (tình trạng sức khỏe hiện tại không tốt), và điều này rõ ràng trái
ngược với mục đích ban đầu của công ty bảo hiểm. Qua ví dụ này, ta thấy
rằng lựa chọn bất lợi là một hậu quả của thông tin không đối xứng và nó
xảy ra trước khi giao dịch trên thị trường được ký kết.
Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp
đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua
không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá
trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán cũng không còn động
lực để sản xuất hàng có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm
có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường.
Thứ hai là rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại.
Tâm lý ỷ lại thường xảy ra sau khi các bên đã ký kết hợp đồng (cam
kết thực hiện giao dịch), khi đó một bên có hành động che đậy và bên kia
khó lòng kiểm soát và nếu muốn kiểm soát thì cũng rất tốn kém chi phí.
92
lOMoARcPSD|1596273 6
Điều này dẫn tới tình trạng cá nhân hay tổ chức không có động cơ để cố
gắng hay hành động một cách hợp lý giống như trước khi giao dịch xảy
ra. Cộng thêm sự tách biệt về quyền lợi giữa hai bên đối tác nên bên này
thường hành động không vì lợi ích của bên kia (mục tiêu của hai bên đối
tác không giống nhau).
Ví dụ: trong trường hợp tín dụng ngân hàng, người cho vay (ngân
hàng) không thực sự biết được người đi vay sử dụng tiền vay như thế
nào, có thể người đi vay đầu tư vào các dự án rủi ro và khó lòng hoàn trả
được khoản vay, dẫn đến có rất nhiều doanh nghiệp không trả được nợ.
Người mua bảo hiểm y tế sẽ đi khám bệnh nhiều hơn bình thường, dẫn
đến các công ty bảo hiểm sẽ phải chi trả mức phí bảo hiểm thực tế lớn
hơn kỳ vọng, do đó thị trường bảo hiểm sẽ không tồn tại. Khách hàng đã
mua bảo hiểm thường có những hành xử nhiều rủi ro vì có nơi gánh chịu
hậu quả: bảo hiểm cháy (sẽ trang bị dụng cụ phòng cháy kém hoặc ít
kiểm tra định kỳ), bảo hiểm ôtô (sẽ không có ý thức giữ xe như hay va
quệt hoặc bảo dưỡng vì đã có bảo hiểm chi trả) ...
Hay tiếp tục ví dụ về thị trường bảo hiểm nhân thọ ở trên, chúng ta đã
xác định rằng những khách hàng có rủi ro cao sẽ là đối tượng ký hợp đồng
bảo hiểm, tuy nhiên, sau khi đã ký hợp đồng, việc chăm sóc giữ gìn sức
khỏe của họ sẽ có sự lơ là hơn trước. Nói cách khác, họ xuất hiện tâm lý ỷ
lại và đây là hậu quả của thông tin bất cân xứng nhưng xảy ra sau khi giao
dịch được ký kết.
Thứ ba là vấn đề người ủy quyền - người thừa hành. Đây là tình
trạng một bên (người uỷ quyền) tuyển dụng một bên khác (người thừa
hành) để thực hiện một hay những mục tiêu nhất định. Có thể xem đây là
một trường hợp đặc biệt vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo
đức. Khi người ủy nhiệm giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không
trực tiếp điều hành công việc, do đó họ sẽ nắm được ít thông tin hơn
người thừa hành - thông tin bất cân xứng xuất hiện. Tuy nhiên, người
thừa hành có thể theo đuổi mục tiêu không giống với mục tiêu của người
uỷ quyền, dẫn tới họ có những hành động không phục vụ lợi ích của
người ủy quyền. Kết quả là vì có ít thông tin hơn nên người ủy quyền khó
cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc đối với người
thừa hành - lựa chọn bất lợi xảy ra. Mặt khác, lương của người thừa hành
93
lOMoARcPSD|1596273 6
thông thường ít phụ thuộc vào những nỗ lực của họ để đạt được mục tiêu
của người ủy quyền. Do đó, người thừa hành ít có động cơ để cố gắng đạt
được mục đích này, xuất hiện rủi ro đạo đức. Vấn đề này xảy ra rất phổ
biến trong mối quan hệ giữa người thuê lao động - người lao động, hội
đồng quản trị - giám đốc, giám đốc - nhân viên...
3.4.3.
Các giải pháp khắc phục tổn thất phúc lợi do thông tin bất
cân xứng
Lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân
xứng. Vậy giải pháp chính là những cách thức khác nhau làm giảm đi sự
bất cân xứng về thông tin giữa các bên khi tham gia giao dịch, các giải
pháp có thể là giải pháp tư nhân và giải pháp của chính phủ.
Để khắc phục tổn thất phúc lợi do tình trạng bất cân xứng thông tin
gây ra, biện pháp đơn giản là làm thế nào để các cá nhân trong giao dịch
trên thị trường có được thông tin như nhau về đặc tính của sản phẩm
hàng hóa. Trong khi đó, đa số các trường hợp thông tin bất cân xứng xảy
ra về phía người mua. Do đó, trước khi có sự can thiệp của Chính phủ,
các nhà sản xuất (bên bán) cũng có những giải pháp của riêng mình để
đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của mình tới người mua.
3.4.3.1.
Các giải pháp tư nhân
Thông qua cơ chế phát tín hiệu (signaling), bên có nhiều thông tin có
thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin
cậy. Đây là biện pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng.
-
Phát tín hiệu trong thị trường hàng hóa được thể hiện bằng việc xây
dựng thương hiệu trong dài hạn. Thương hiệu đi kèm các chế độ hậu mãi
và quảng cáo nhằm làm giảm vấn đề lựa chọn bất lợi trong thông tin bất
cân xứng.
-
Phát tín hiệu trong thị trường lao động được thực hiện bằng cách
người xin việc có được bằng cấp đáng tin cậy, thư giới thiệu của những
cá nhân có uy tín; người tuyển dụng thông qua phỏng vấn, thử việc để
giảm đi những hạn chế của thông tin.
-
Phát tín hiệu trên thị trường tín dụng: bên cho vay căn cứ vào báo
cáo khả năng trả được các khoản nợ vay trong quá khứ hoặc uy tín của
doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên, người đi vay cần phát tín
hiệu chứng minh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư hoặc chứng minh
94
lOMoARcPSD|1596273 6
năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bên cho vay cũng cần thẩm định dự
án, thẩm định năng lực tài chính, tài sản thế chấp cũng như lịch sử tín
dụng của bên đi vay.
Để phát tín hiệu thành công, bên bán thường sử dụng các biện pháp:
Thứ nhất là quảng cáo. Đây là biện pháp không thể thiếu để doanh
nghiệp đưa các thông tin về đặc tính sản phẩm hàng hóa của mình tới
người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm mới lần đầu tiên xuất hiện
trên thị trường. Thông qua hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp, người
tiêu dùng sẽ giảm được phần nào chi phí thẩm định hàng hóa của mình,
qua đó hạn chế được tình trạng bất cân xứng thông tin. Tuy nhiên, những
thông tin quảng cáo của doanh nghiệp cần phải đảm bảo được tính trung
thực và sự chính xác cao.
Thứ hai là xây dựng thương hiệu. Qua phương thức này, doanh
nghiệp sẽ khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường, sản phẩm
hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp sẽ tạo được lòng tin nơi người tiêu
dùng. Họ sẽ không ngần ngại trong việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của
doanh nghiệp đã có thương hiệu uy tín trên thị trường cho dù mức giá
cao hơn so với các sản phẩm khác.
Thứ ba là thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm. Đối với những sản
phẩm có giá trị, người tiêu dùng sẽ không yên tâm sử dụng nếu doanh
nghiệp cung ứng không có chế độ bảo hành đối với sản phẩm này. Đây được
coi là một sự cam kết về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, phần nào
tạo được sự tin cậy đối với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Thứ tư là dựa vào bên thứ ba thông qua dịch vụ chứng nhận chất
lượng, các tổ chức đại diện, hay thông tin qua báo chí... Khi sản phẩm
hàng hóa của người bán không tạo dựng được lòng tin nơi người mua thì
họ có thể dựa vào bên thứ ba để khắc phục tình trạng thông tin bất cân
xứng. Điều này giải thích tại sao các sản phẩm hàng hóa trong nước
thường phải đạt các tiêu chuẩn ISO hay hàng Việt Nam chất lượng cao.
Bên cạnh đó là sự tồn tại của các văn phòng tư vấn, các trung tâm giao
dịch hay hoạt động tư vấn của các chuyên gia nhằm giúp cho người tiêu
dùng có thể yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ mình
lựa chọn. Ngoài ra, họ có thể tự trang bị thông tin cho mình bằng cách
tìm hiểu thông qua báo chí...
95
lOMoARcPSD|1596273 6
Tuy nhiên, khi những giải pháp của tư nhân không đủ hiệu lực, đặc
biệt là đối với những hàng hoá mà thất bại này rất nghiêm trọng thì cần
có sự can thiệp của Chính phủ.
3.4.3.2.
Giải pháp của Chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ có thể tăng cường thêm độ tin cậy và hiệu lực
cho các giải pháp tư nhân bằng cách ban hành các điều luật quy định tính
trung thực trong quảng cáo, xây dựng và đảm bảo hiệu lực thực thi của luật
về bản quyền và sở hữu trí tuệ nhằm qua đó bảo vệ thương hiệu của các
doanh nghiệp làm ăn chân chính, chống hàng giả, hàng nhái... Bên cạnh
đó, các quy định về bao bì, nhãn mác sản phẩm (yêu cầu ghi rõ tên tuổi
nhà sản xuất hay phân phối, thời gian sản xuất, hạn sử dụng, thành phần
định lượng sản phẩm...) của Chính phủ giúp doanh nghiệp có sự cam kết
đảm bảo chất lượng hàng hóa và người tiêu dùng có thể phân biệt các sản
phẩm hàng hóa khác nhau trên thị trường. Cấp giấy phép chứng nhận gồm
chứng nhận tư cách pháp nhân, chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Thứ hai, Chính phủ cũng có thể hỗ trợ cho các tổ chức đóng vai trò bên
thứ ba của tư nhân hoạt động có hiệu quả hoặc trực tiếp đứng ra đảm nhận
vai trò đó. Với uy tín và tính trung lập của mình, các tổ chức giám định chất
lượng hàng hoá, cấp chứng chỉ (chứng nhận ISO), tư vấn tiêu dùng... của các
tổ chức thuộc khu vực công thường được người tiêu dùng coi là những địa
chỉ đáng tin cậy để tham khảo. Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện
giao dịch như kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng dấu chất lượng và
cấp phép lưu thông. Kiểm tra đối chiếu thực tế và tiêu chuẩn đăng ký.
Thứ ba, Chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng. Một số giải pháp cụ thể như : khuyến khích và đỡ đầu
cho sự hoạt động của các hiệp hội người tiêu dùng, thành lập hiệp hội
người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thành lập các toà án
xét xử các tranh chấp thương mại giữa người mua và người bán...
Thứ tư, Chính phủ có thể trực tiếp đứng ra cung cấp thêm thông tin
để hỗ trợ thị trường. Ví dụ Chính phủ cung cấp thông tin quy hoạch thị
trường các sản phẩm hàng hóa khác nhau, cung cấp thông tin minh bạch
về những vấn đề liên quan: như về đầu tư, về quy hoạch, về dịch bệnh, về
tình hình cung cầu sản phẩm trên thị trường các thông tin liên quan đến
dịch bệnh, thông tin về nhà đầu tư hay các thông tin dự báo cung cầu thị
96
lOMoARcPSD|1596273 6
trường trong và ngoài nước để giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng có
những định hướng sản xuất và tiêu dùng chính xác khi giao dịch trên thị
trường đầy biến động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đại học Kinh tế quốc dân (2004), “Giáo trình Kinh tế công cộng”,
NXB Thống kê.
2.
Joseph E.Stiglitz (1995), “Kinh tế công cộng”, NXB Khoa học và
Kỹ thuật.
3.
Harvey S.Rosen (2002), “Public Finance”, 6
th
Edition, Princeton
University.
4.
Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3
rd
edition),
Worth Publisher, NewYork, 2010.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1.
Hàng hóa công cộng: khái niệm, thuộc tính (phân biệt với hàng
hóa cá nhân), phân loại, vấn đề khi cung cấp hàng hóa công cộng và sự
can thiệp của Chính phủ?
2.
Ngoại ứng: khái niệm, đặc điểm, phân loại, sự phi hiệu quả của
ngoại ứng và giải pháp can thiệp của Chính phủ nhằm khắc phục sự phi
hiệu quả đó?
3.
Độc quyền: phân biệt sự khác nhau giữa độc quyền thường và độc
quyền tự nhiên, sự phi hiệu quả của mỗi dạng độc quyền và giải pháp can
thiệp của Chính phủ?
4.
Thông tin không đối xứng: khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, sự
phi hiệu quả do thông tin không đối xứng gây ra và giải pháp can thiệp
của Chính phủ?
5.
Hãy phân tích về thuộc tính không loại trừ và không cạnh tranh
của hàng hóa công cộng, sóng radio là một hàng hóa công cộng ở mức độ
nào? Đường quốc lộ là hàng hóa công cộng ở mức độ nào?
6.
Hãy nêu và phân tích vấn đề kẻ ăn không ở thành phố bạn sinh
sống, bạn có thể đưa ra khuyến nghị cho chính quyền địa phương nhằm
giải quyết vấn đề này không?
97
lOMoARcPSD|1596273 6
7.
Một hoạt động có thể đồng thời tạo ra cả ngoại ứng tiêu cực và
tích cực không? Tại sao?
8.
Tại sao trong một số trường hợp chính phủ có thể áp dụng những
quy định về sản lượng trong đó giới hạn mức độ tiêu dùng những sản phẩm
gây ra ngoại ứng tiêu cực, còn trong trường hợp khác chính phủ lại áp dụng
quy định về giá bằng việc đánh thuế lên hoạt động tiêu dùng này?
9.
Trả lời các câu hỏi dưới đây tương ứng với từng ví dụ sau: (i) việc
các cá nhân hút thuốc; (ii) việc các nhà máy tạo ra các chất thải gây hại; (iii)
việc nghiên cứu và triển khai của một công ty công nghệ cao; (iv) việc cá
nhân sử dụng vắc xin chống lại những căn bệnh lây lan ra cộng đồng.
a.
Trường hợp nào xuất hiện yếu tố ngoại ứng? Nếu có, giải thích
xem ngoại ứng là tích cực hay tiêu cực, và xem đó là ngoại ứng trong sản
xuất hay tiêu dùng?
b.
Nếu tồn tại ngoại ứng, các thị trường tư nhân có thể cho phép việc
nội bộ hóa các ngoại ứng này hay không? Tại sao?
BÀI TẬP:
1.
Đường cầu của Ba đối với hamburger (một hàng hóa cá nhân) là Q
= 20 - 2P và đường cầu của An đối với hamburger là Q = 10 - P.
a/ Viết hàm lợi ích xã hội biên của xã hội đối với việc tiêu dùng hamburger
b/ Giờ giả định rằng hamburger là hàng hóa công cộng. Viết hàm lợi
ích xã hội biên xã hội khi tiêu dùng hamburger.
2.
Giả sử hàm chi phí biên sản xuất của một công ty là MC = 10 + 3Q.
Việc sản xuất tạo ra chất thải, khiến cư dân thành thị trấn nơi nhà máy hoạt
động phải gánh chịu chi phí tăng dần: hàm chi phí ngoại ứng biên khi sản
xuất đơn vị sản phẩm thứ Q là 6Q. Chi phí tư nhân biên khi sản xuất đơn
vị sản lượng thứ 10 bằng bao nhiêu? Tổng chi phí xã hội biên khi sản xuất
đơn vị sản phẩm thứ 10 bằng bao nhiêu?
3.
Ở nhà máy nhiệt điện, lợi ích biên của việc giảm thiểu ô nhiễm là
MB =300 - 10Q, trong khi ở nhà máy cao su, hàm lợi ích biên của việc
giảm thiểu ô nhiễm là MB= 200 - 4Q. Giả sử chi phí biên của việc giảm
thiểu ô nhiễm cố định bằng $12 trên một đơn vị. Mức giảm thiểu ô nhiễm
tối ưu đối với từng nhà máy là bao nhiêu?
4.
Lợi ích tư nhân biên của việc tiêu dùng một sản phẩm là P= MB = 360
98
lOMoARcPSD|1596273 6
- 4Q và chi phí tư nhân biên của việc sản xuất sản phẩm đó là P=MC= 6Q.
Hơn nữa, chi phí ngoại ứng biên của việc sản xuất sản phẩm là ME=2Q. Để
giải quyết ngoại ứng này, chính phủ quyết định đánh thuế t trên mỗi đơn vị
sản phẩm bán ra. Mức thuế t bằng bao nhiêu để đạt được điểm tối ưu xã hội?
5.
Đường cầu về lưu lượng giao thông trên một chiếc cầu giờ bình
thường là Q
BT
=40-2P, còn trong những giờ cao điểm là Q
CĐ
=100-2P với Q
là số lượt đi lại trên cầu (đơn vị tính là nghìn lượt) và P là mức phí qua cầu
(tính bằng nghìn đồng/lượt). Cây cầu có công suất thiết kế là 50 nghìn
lượt. Khi xảy ra tắc nghẽn, chi phí biên của việc sử dụng cây cầu bắt đầu
tăng theo hàm số: MC=2(Q-50).
a/ Trong những giờ bình thường có nên thu phí qua cầu hay không?
Tại sao?
b/ Nếu không thu phí thì tổn thất phúc lợi trong những giờ cao điểm
là bao nhiêu?
c/ Trong những giờ cao điểm nếu có thu phí thì mức thu tối ưu là bao
nhiêu? Để tiến hành thu phí, chi phí giao dịch phát sinh cho mỗi lượt đi
lại trên cầu là 16 nghìn đồng, vậy có nên thu phí hay không? Tại sao?
d/Vẽ đồ thị minh họa?
6.
Chi phí đầu vào để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng của nhà
máy xi măng như sau: P
xm
= 140Q
xm
+ 200. Khí độc mà nhà máy xả ra đã
ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống xung quanh tăng theo hàm
số: Q
ng
= 0,3Q
xm
. Trong đó, Q
ng
là số người chịu ảnh hưởng của khí độc
với mỗi đơn vị xi măng được sản xuất thêm, phải mất chi phí khám chữa
bệnh; Q
xm
là sản lượng xi măng mà nhà máy sản xuất, đơn vị nghìn tấn.
Biết rằng: Chi phí khám chữa bệnh là 200 đơn vị tiền tệ / 1 lần khám;
Giá xi măng là 3000 đơn vị tiền tệ / 1nghìn tấn.
a/ Đây là ngoại ứng gì? Xác định thị trường và đối tượng chịu ảnh
hưởng của ngoại ứng?
b/ Đứng trên quan điểm cá nhân, nhà máy sẽ sản xuất ở mức sản lượng
nào, khi đó doanh thu của nhà máy là bao nhiêu? Nếu đứng trên quan điểm
xã hội, nhà máy nên sản xuất bao nhiêu?
c/ Nếu không bị điều tiết thì sản xuất của nhà máy gây tổn thất như thế
nào về phúc lợi xã hội?
99
lOMoARcPSD|1596273 6
d/ Để đạt được mức sản lượng hiệu quả xã hội thì Chính phủ có thể điều
tiết bằng công cụ gì? Khi đó, Chính phủ được thêm (hoặc phải chi ra) bao
nhiêu tiền?
e/ Vẽ đồ thị minh hoạ?
7.
Có 2 thửa ruộng A và B: A trồng cà, B trồng dưa. Nếu A được phun
thuốc sâu thì sản lượng cà ở đây tăng theo hàm số: Q
cà
= 44 - 2Q
thuốc.
Trong đó: Q
cà
là sản lượng cà tăng thêm khi phun thêm 1 đơn vị thuốc trừ
sâu; Q
thuốc
là lượng thuốc trừ sâu được phun.
Tuy nhiên B cũng được hưởng lợi ích từ việc phun thuốc sâu của A.
Do đó, sản lượng dưa của B cũng tăng theo hàm số: Q
dưa
= 22 - Q
thuốc
.
Biết rằng giá cà là 10 đơn vị tiền tệ / tấn, giá dưa là 5 đơn vị tiền tệ / tấn,
giá thuốc là 100 đơn vị tiền tệ / 1 đơn vị thuốc.
a/ Đây là ngoại ứng gì? Xác định thị trường và đối tượng chịu ảnh
hưởng ngoại ứng?
b/ Xác định các hàm lợi ích biên và chi phí biên?
c/ Lượng thuốc trừ sâu hiệu quả mà chủ ruộng A sẽ phun trên quan
điểm cá nhân là bao nhiêu? Nếu trên quan điểm xã hội thì anh ta nên
phun bao nhiêu?
d/ Nếu chủ ruộng A chỉ quan tâm đến lợi ích của mình thì tổn thất
phúc lợi xã hội trong trường hợp này là bao nhiêu?
E /Vẽ đồ thị minh hoạ?
8.
Các nhà máy A và B mỗi nhà máy tạo ra 80 đơn vị ô nhiễm. Chính
phủ liên bang muốn giảm mức độ ô nhiễm. Các chi phí biên tương ứng với
việc giảm thiểu ô nhiễm đối với nhà máy A và B lần lượt là MCA =50 +
3QA và MCB = 20+ 6QB với QA và QB lần lượt là lượng ô nhiễm được
cắt giảm bởi từng công ty. Lợi ích xã hội biên của việc cắt giảm ô nhiễm là
MB = 590 - 3QT, trong đó QT là tổng mức ô nhiễm được cắt giảm.
a)
Mức cắt giảm ô nhiễm tối ưu xã hội của từng nhà máy là bao nhiêu?
b)
Tổng mức ô nhiễm tối ưu xã hội bằng bao nhiêu?
c)
Mức hiệu quả xã hội có thể đạt được bằng cách sử dụng thuế ô
nhiễm hay không?
100
lOMoARcPSD|1596273 6
CHƯƠNG 4
PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ
ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Chương trước đã tìm hiểu về các dạng thất bại của thị trường và sự
can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế nhằm khắc phục các thất bại thị
trường, đảm bảo nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Chương này sẽ nghiên
cứu các can thiệp của chính phủ trong phân phối lại thu nhập để đảm
bảo công bằng xã hội. Những nội dung chính là: (1) Quan niệm về công
bằng và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập; (2) Quan điểm về công
bằng và hiệu quả trong nền kinh tế; (3) Các lý thuyết về phân phối lại thu
nhập; (4) Hệ thống an sinh xã hội nhằm phân phối lại thu nhập và hệ
thống an sinh xã hội ở Việt Nam.
4.1.
Công bằng và bất bình đẳng
4.1.1.
Quan niệm về công bằng và bất bình đẳng
Công bằng xã hội là một mục tiêu mà bất kỳ quốc gia nào cũng
hướng tới trong quá trình phát triển bền vững. Do đó, các chính sách
được đưa ra bên cạnh vấn đề hiệu quả kinh tế cần được chú trọng tới khía
cạnh công bằng xã hội. Nhưng quan niệm về công bằng còn là vấn đề gây
nhiều tranh cãi, bởi công bằng là khái niệm chuẩn tắc. Có nhiều góc nhìn
về vấn đề công bằng, công bằng là một phạm trù đạo đức, công bằng là
một vấn đề xã hội và công bằng là một vấn đề kinh tế. Phạm vi của kinh
tế công sẽ đề cập tới công bằng là một vấn đề kinh tế
Công bằng xã hội về phương diện kinh tế không có nghĩa là thành
quả phát triển của xã hội được chia đồng đều cho mọi người. Có 2 quan
niệm khác nhau về công bằng xã hội:
Thứ nhất, công bằng theo chiều ngang: là sự đối xử như nhau đối với
những người có tình trạng kinh tế như nhau. Theo quan điểm này, nếu
hai cá nhân có tình trạng kinh tế như nhau (về thu nhập, tôn giáo..) thì
chính phủ không được phân biệt đối xử.
101
lOMoARcPSD|1596273 6
Thứ hai, công bằng theo chiều dọc: là đối xử khác nhau với những
người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau
nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này, chính phủ
có thể đối xử khác nhau với những người có tình trạng kinh tế khác nhau
nhằm giảm bớt những khác biệt, ví dụ ưu tiên cho những người già,
những người có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc ...
Nếu như công bằng theo chiều ngang có thể được thực hiện bởi cơ
chế thị trường thì công bằng theo chiều dọc đòi hỏi sự điều tiết của nhà
nước. Chính phủ phải thực thi chính sách phân phối theo công bằng dọc
nhằm giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân. Điều này được thể
hiện rõ qua chính sách thuế và trợ cấp.
Mặc dù trên lý thuyết, việc phân biệt giữa công bằng theo chiều
ngang và công bằng theo chiều dọc là dễ dàng nhưng trên thực tế việc áp
dụng những tiêu chuẩn này là không rõ ràng.
Trong báo cáo phát triển thế giới năm 2006, NHTG đã xem xét khái
niệm công bằng là sự “công bằng về cơ hội” nghĩa là con người cần được
bình đẳng với nhau trên mọi phương diện, tránh để những hoàn cảnh cá
nhân đã định trước như giới tính, màu da, quê quán, nguồn gốc gia đình,
nhóm xã hội nơi cá nhân đó sinh ra... góp phần quyết định đến sự phát
triển của con người.
Công bằng xã hội trong một quốc gia hay vùng miền nào đó thường
được xem xét dưới khía cạnh phân phối thu nhập. Phân phối thu nhập
công bằng có nghĩa mỗi cá nhân được đánh giá đúng mức với công sức
mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ tình trạng
không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn
khó khăn, thiếu thốn. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ
nghĩa bình quân trong phân phối: mọi người có thu nhập tương tự như
nhau bất kể năng lực và nỗ lực của họ rất khác nhau. Chủ nghĩa bình
quân trong phân phối sẽ triệt tiêu động lực học tập, làm việc và sáng tạo
của các cá nhân, mà hệ quả tất yếu là một nền kinh tế trì trệ.
Quan niệm về bất bình đẳng:
Bất bình đẳng là một vấn đề trung tâm của xã hội, nó là cơ sở tạo nên
sự phân tầng xã hội. Bất bình đẳng không phải là hiện tượng tồn tại một
cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân mà nó xuất hiện khi có một nhóm xã hội
102
lOMoARcPSD|1596273 6
kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Bất bình đẳng xã hội là sự
không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với
những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
Bất bình đẳng xã hội do nhiều nguyên nhân gây ra, trong những xã
hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Bất bình đẳng
thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan
đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ... Nguyên
nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội đa dạng và khác nhau giữa các xã hội
và nền văn hóa, và các nhà xã hội học đưa về ba loại căn bản:
Thứ nhất, cơ hội trong cuộc sống. Cơ hội trong cuộc sống bao gồm
tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như
của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khỏe hay đảm
bảo an ninh xã hội. Trong một xã hội, một nhóm người có thể có cơ hội,
trong khi các nhóm khác thì không, đó là nguyên nhân khách quan của
bất bình đẳng xã hội.
Thứ hai, địa vị xã hội. Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác
nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên
khác trong xã hội. Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân,
do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm
này khi so sánh với thành viên trong nhóm khác, được xác định bởi một
loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc. Trên thực tế, cơ cấu giai cấp
là nền tảng căn bản nhất của địa vị xã hội. Ngoài ra, các thành tố khác tạo
lập nên địa vị xã hội phải kể đến trình độ chuyên môn, mức lương, gia
đình, lứa tuổi, lãnh thổ, cư trú.
Thứ ba, ảnh hưởng chính trị. Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là
khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh
hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi
từ các quyết định. Trên thực tế, bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị có
thể được nhìn nhận như là có được từ ưu thế vật chất hay địa vị cao. Bản
thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ
hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân giữ chức vụ chính trị cao.
Như vậy, gốc rễ của bất bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ
kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị của
các giai cấp trong xã hội. Trong phạm vi học phần Kinh tế công cộng,
103
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 4.1: Đường cong Lorenz
chúng ta chỉ xem xét bất bình đẳng về kinh tế hay bất bình đẳng về phân
phối thu nhập mà thôi.
4.1.2.
Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Để đánh giá sự công bằng hay không trong phân phối thu nhập ở một
quốc gia, người ta thường sử dụng các thước đo phản ánh mức độ bất
bình đẳng. Có nhiều thước đo phản ánh mức độ bất bình đẳng, hai thước
đo được sử dụng phổ biến là đường cong Lorenz và hệ số Gini.
4.1.2.1.
Đường cong Lorenz
Một trong những công cụ biểu đạt mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập được sử dụng trong kinh tế học là đường cong Lorenz. Tuy
không thể phản ánh được hết tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập của nền kinh tế nhưng đường cong Lorenz đã cố gắng lượng hoá để
có thể so sánh sự công bằng trong phân phối thu nhập giữa các quốc gia.
Đường cong Lorenz được biểu thị trong một hình vuông, cạnh bên là
số phần trăm thu nhập cộng dồn, còn cạnh đáy biểu thị số phần trăm cộng
dồn các nhóm dân cư sắp xếp theo thứ tự mức thu nhập tăng dần. Đường
cong Lorenz được xây dựng theo trình tự như sau: (1) sắp xếp thu nhập
của dân cư theo thứ tự tăng dần; (2) chia dân số thành các nhóm có số
dân bằng nhau (thường chia làm 5 nhóm); (3) đưa số liệu lên đồ thị: %
dân số cộng dồn vào cạnh đáy và % thu nhập cộng dồn tương ứng vào
cạnh bên; (4) nối các điểm kết hợp giữa % dân số cộng dồn và % thu
nhập cộng dồn, ta được đường cong Lorenz.
104
lOMoARcPSD|1596273 6
Đường cong Lorenz chỉ ra tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập cộng
dồn theo tỷ lệ phần trăm dân số cộng dồn, do vậy còn được gọi là đường
phân phối thu nhập. Đường chéo của hình vuông (hay đường 45
0
) cho
biết bao nhiêu % dân số nắm giữ bấy nhiêu % thu nhập tương ứng (hay
thu nhập của tất cả các cá nhân bằng nhau) nên được gọi là đường bình
đẳng tuyệt đối. Ngược lại, khi thu nhập nằm trọn trong tay một cá nhân -
trường hợp cạnh đáy và cạnh bên phải của hình vuông thì ta có đường bất
bình đẳng tuyệt đối. Trong thực tế, hai trường hợp trên không bao giờ
xảy ra nhưng bất bình đẳng luôn tồn tại và nó được biểu thị thông qua
hình dáng đường cong Lorenz.
Đường cong Lorenz bắt đầu từ điểm gốc 0 của đường 45
0
và kết thúc
ở đầu phía bên kia đường 45
0
, nó nằm ở khoảng giữa đường 45
0
và
đường bất bình đẳng tuyệt đối. Đường cong Lorenz càng gần đường 45
0
thì mức độ bất bình đẳng càng thấp (hay mức độ công bằng càng cao) và
ngược lại, đường cong Lorenz càng xa đường 45
0
thì mức độ bất bình
đẳng càng cao (hay mức độ công bằng càng thấp).
Như vậy, đường cong Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp chúng ta
đánh giá được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua
việc quan sát hình dạng đường cong. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép so
sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các quốc gia
hay giữa các thời kỳ phát triển.
Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là: (1) chỉ cho phép thấy
được sự bất bình đẳng một cách định tính thông qua nhận định chủ quan
của người đánh giá; (2) không thể đưa ra kết luận chính xác về mức độ
bất bình đẳng khi các đường Lorenz giao nhau và rất phức tạp khi so
sánh nhiều quốc gia cùng một lúc. Vì vậy, cần có một thước đo khác
hoàn thiện hơn để khắc phục hạn chế này của đường cong Lorenz.
4.1.2.2.
Hệ số Gini
Hệ số Gini là thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập được sử dụng phổ biến nhất. Hệ số Gini được xác định dựa trên
đường cong Lorenz, thông qua công thức sau:
Hệ số Gini =
Trong đó, A là phần diện tích được giới hạn bởi đường cong Lorenz
105
lOMoARcPSD|1596273 6
và đường 45
0
; B là phần diện tích được giới hạn bởi đường cong Lorenz,
cạnh đáy và cạnh bên phải hình vuông.
Từ công thức trên, ta thấy rằng hệ số Gini có giới hạn trong đoạn
[0,1]. Hệ số Gini càng nhỏ, đường cong Lorenz càng gần đường 45
0
thì
mức độ bất bình đẳng càng thấp và ngược lại, hệ số Gini càng lớn, đường
cong Lorenz càng xa đường 45
0
thì mức độ bất bình đẳng càng cao.
Trường hợp hệ số Gini = 0 xảy ra khi đường Lorenz trùng với đường
bình đẳng tuyệt đối và hệ số Gini = 1 xảy ra khi đường Lorenz trùng với
đường bất bình đẳng tuyệt đối. Thực tế thì hai trường hợp trên không bao
giờ xảy ra, do đó hệ số Gini luôn nằm trong khoảng (0,1) và càng nhỏ
càng tốt.
Dựa vào số liệu thống kê nhiều năm của nhiều quốc gia, Ngân hàng
thế giới nhận thấy rằng, trong thực tế, giá trị của hệ số Gini thay đổi
trong phạm vi hẹp hơn, từ 0,2 đến 0,65. Đối với các nước có thu nhập
thấp, hệ số Gini từ 0,3 đến 0,5; đối với các nước có thu nhập trung bình,
hệ số Gini từ 0,4 đến 0,65; và đối với các nước có thu nhập cao, hệ số
Gini từ 0,2 đến 0,4. Theo đó, Ngân hàng thế giới cũng đưa ra nhận xét
rằng, hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh mức 0,3.
Bảng 4.1: Hệ số Gini của Việt Nam qua các năm
Năm
1993
2002
2006
2010
2014
2016
Hệ số Gini
0,33
0,37
0,358
0,393
0,348
0,44
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Số liệu thống kê cho thấy mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên mặc dù Chính phủ đã có
những nỗ lực nhất định trong việc giảm bất bình đẳng xã hội thông qua
các chương trình phúc lợi hỗ trợ người nghèo thời gian vừa qua.
Có thể thấy rằng, hệ số Gini đã khắc phục được hạn chế của đường
Lorenz là nó lượng hoá được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập bằng một con số cụ thể. Tuy vậy, việc sử dụng phương pháp này
cũng có những hạn chế: (1) hệ số Gini bằng nhau thể hiện ở diện tích
phần A như nhau nhưng độ phân bố các nhóm dân cư có mức thu nhập
khác nhau là không giống nhau, do đó hình dạng đường Lorenz là khác
nhau. Điều này đặc biệt đúng khi các đường Lorenz giao nhau, làm cho
hệ số Gini trở thành một thước đo không hoàn toàn nhất quán; (2) không
106
lOMoARcPSD|1596273 6
cho phép phân tách hệ số Gini theo các phân nhóm (chẳng hạn nông
thôn, thành thị hay các vùng trong một nước) rồi sau đó tổng hợp lại để
rút ra hệ số Gini quốc gia. Mặc dù vậy, hệ số Gini hiện nay vẫn là thước
đo được sử dụng phổ biến để đo mức độ bất bình đẳng giữa các quốc gia
trên thế giới.
4.1.3.
Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là vấn đề mà tất cả các quốc
gia trên thế giới đều phải đối mặt. Để hạn chế tình trạng này, các nhà làm
chính sách cần phải làm rõ những nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bất bình
đẳng. Theo kết quả tổng hợp từ nhiều nghiên cứu, có hai nhóm nguyên
nhân chủ yếu là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập xuất phát từ tài
sản và từ lao động.
4.1.3.1.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản
Tài sản hay nguồn lực mà các cá nhân trong xã hội nắm giữ là rất
khác nhau và nó tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài
sản. Trong đó, tài sản của mỗi cá nhân lại được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau.
Thứ nhất, tài sản được hình thành do được thừa kế. Của cải của mỗi
gia đình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, nhiều người
trong xã hội may mắn sinh ra đã là người giàu có, bởi họ được thừa kế
một cơ nghiệp lớn của cha ông để lại. Trong khi đó, có rất nhiều người
nghèo và sống trong nợ nần túng quẫn từ đời này sang đời khác. Điều
này tạo ra sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội. Vì vậy, để hạn chế sự
bất bình đẳng này, Chính phủ đã thực hiện chính sách đánh thuế cao vào
tài sản thừa kế và quà tặng.
Thứ hai, tài sản được hình thành do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm
khác nhau. Các cá nhân trong xã hội có thu nhập giống nhau nhưng cách
thức sử dụng thu nhập của họ khác nhau. Người có ý thức tiết kiệm và kế
hoạch chi tiêu hợp lý thì tài sản mà họ có sẽ khác với người luôn “vung
tay quá trán” và không lo nghĩ gì cho tương lai. Chính sự tiêu dùng và
tiết kiệm khác nhau của các cá nhân khác nhau đã ảnh hưởng lớn đến
lượng tài sản mà họ tích luỹ được.
Thứ ba, tài sản được hình thành do kết quả kinh doanh. Thực tế cho
thấy những người giàu có trong xã hội hiện nay đều là những người làm
107
lOMoARcPSD|1596273 6
kinh doanh, họ dám đầu tư tiền bạc và chấp nhận rủi ro. Kết quả kinh
doanh thuận lợi khiến họ ngày càng có nhiều tài sản hơn những người
“an phận thủ thường”.
4.1.3.2.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động
Lao động là yếu tố cơ bản để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, thu nhập
của các cá nhân trong xã hội rất khác nhau bởi họ khác nhau về trình độ,
nghề nghiệp hay cường độ lao động. Điều này dẫn tới bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập từ lao động.
Thứ nhất, thu nhập khác nhau do khác nhau về khả năng và kỹ năng
lao động. Trong xã hội hiện nay, những người có trình độ chuyên môn
cao sẽ kiếm được công việc tốt và được hưởng một chế độ lương bổng
cao. Khi cuộc sống dư giả về tiền bạc thì họ sẽ có nhiều cơ hội để giao
lưu, hưởng thụ các dịch vụ mới, hiện đại của xã hội; con cái của họ
cũng có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Ngược lại, những người có
trình độ thấp, cơ hội kiếm được việc làm không cao, mức thù lao nhận
được cũng không cao, chỉ đủ tiêu pha cho cuộc sống hàng ngày và một
phần cho tiết kiệm, con cái của họ sẽ không được phát triển trong một
môi trường tốt nhất.
Thứ hai, thu nhập khác nhau do khác nhau về cường độ làm việc. Hai
cá nhân giống nhau về mọi yếu tố: trình độ chuyên môn, sức khỏe, cơ
hội, môi trường làm việc... nhưng cường độ làm việc của họ khác nhau
thì thu nhập mà họ có khác nhau. Những người bỏ nhiều thời gian và
công sức để làm việc thì thu nhập của họ sẽ cao hơn những người khác.
Thứ ba, thu nhập khác nhau do khác nhau về nghề nghiệp và tính
chất công việc. Thực tế cho thấy, những công việc phổ thông, đòi hỏi ít
kỹ năng thường được trả lương thấp; còn công việc chuyên môn có hàm
lượng chất xám nhiều sẽ được hưởng lương cao hơn. Những công việc có
liên quan đến chất độc hại thì sẽ được trả lương cao hơn để bù đắp cho
những giảm sút về sức khỏe của người lao động.
Ngoài ra, có thể có nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự bất
bình đẳng trong thu nhập từ lao động như: sự phân biệt đối xử trong xã
hội, ảnh hưởng của thiên tai, các rủi ro khác... dẫn đến sự khác biệt về
tiền lương của các cá nhân.
108
lOMoARcPSD|1596273 6
Các yếu tố trên tạo nên sự chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân
trong xã hội. Chênh lệch thu nhập do sự khác biệt trong năng suất là tất
yếu, là động lực cho tăng trưởng, là tiền đề của hiệu quả, đây không phải
là nguồn gốc của bất bình đẳng kinh tế. Tuy nhiên, một nền kinh tế có
chênh lệch thu nhập quá lớn sẽ kéo theo những chênh lệch khác về cơ
hội, về khả năng tiếp cận các nguồn lực sẵn có, chênh lệch về trình độ và
về mức sống... khi đó sẽ tạo nên bất bình đẳng về phân phối thu nhập.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập dẫn đến nhiều hệ luỵ liên quan
đến tăng trưởng kinh tế cũng như an sinh xã hội.
4.1.4.
Lý do Chính phủ can thiệp nhằm đảm bảo công bằng xã hội
Công bằng và hiệu quả là hai mục tiêu cao nhất trong suốt quá trình
phát triển của xã hội loài người. Khi nguồn lực xã hội được sử dụng một
cách hiệu quả nhưng không có tác động gì tới sự công bằng trong phân
phối thu nhập giữa các cá nhân thì Chính phủ phải can thiệp thông qua
các công cụ và chính sách về phân phối lại để giảm bớt sự bất bình đẳng
thu nhập trong xã hội.
Phân phối lại thu nhập tuy không làm tăng mức của cải chung của xã
hội nhưng nó có khả năng làm tăng tổng phúc lợi xã hội. Bởi quá trình
phân phối lại thu nhập giúp cải thiện lợi ích cho người nghèo nhưng lại
khiến người giàu bị giảm lợi ích. Tuy nhiên, do thu nhập của người
nghèo thấp nên lợi ích tăng thêm đối với họ sẽ lớn hơn lợi ích giảm đi
của người giàu. Kết quả là tổng phúc lợi xã hội tăng lên.
Phân phối lại thu nhập có tác dụng động viên, giúp đỡ người nghèo
vượt qua những thời điểm khó khăn, nguy khốn, giúp họ vươn lên trong
cuộc sống. Nghèo đói thường đi liền với các tệ nạn xã hội, do đó khi
người nghèo được hỗ trợ tốt thì cũng góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội và
giữ vững ổn định chính trị.
Phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội là cách đảm bảo
khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản mà con người được hưởng với tư cách
là quyền của công dân. Do vậy, giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập tạo
ra một ngoại ứng tích cực đối với quá trình phát triển của nền kinh tế.
4.2.
Quan điểm về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả
Công bằng và hiệu quả là hai mục tiêu cao nhất mà mọi Chính phủ
luôn hướng tới trong quá trình phát triển đất nước. Một câu hỏi đặt ra là
109
lOMoARcPSD|1596273 6
chúng ta có phải đánh đổi giữa hai mục tiêu này hay không? Hay chúng
ta có thể đồng thời đạt được cả hai mục tiêu mà không phải hy sinh bất
kỳ một mục tiêu nào? Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
4.2.1.
Quan điểm cho rằng công bằng và hiệu quả có mâu thuẫn
Theo quan điểm này, chúng ta phải hy sinh một trong hai mục tiêu.
Có nghĩa là, để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế, phải chấp nhận sự bất
công và ngược lại, để cải thiện công bằng xã hội thì phải hy sinh hiệu
quả. Trong tác phẩm “Bình đẳng và hiệu quả: Một sự đánh đổi lớn” A.
Okun đã cho rằng theo đuổi bình đẳng có thể làm giảm hiệu quả (hay
giảm sản lượng đầu ra của nền kinh tế, với yếu tố nguồn lực đầu vào như
nhau). Bởi vì phân chia thu nhập bình đẳng trong xã hội không chỉ làm
giảm động lực lao động và đầu tư trong xã hội mà còn tạo ra một chi phí
đáng kể cho toàn xã hội bởi nỗ lực tái phân chia thu nhập, thông qua cơ
chế thuế hoặc lương tối thiểu. Ông liên hệ cơ chế này với hình ảnh “cái
xô thủng”, khi nguồn lực chuyển từ tay người này sang tay người khác,
nó sẽ bị thất thoát (bởi lỗ thủng đáy xô) và người nghèo sẽ không nhận
được tất cả các khoản tiền thu được từ người giàu. Vì vậy những “lỗ
thủng” trong các chương trình phân phối lại có nguồn gốc từ:
Thứ nhất, quá trình phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người
nghèo sẽ làm tăng chi phí hành chính để vận hành bộ máy thực hiện chức
năng phân phối lại. Đây là những khoản chi phí không hiệu quả nhưng
không thể tránh khỏi trong các chương trình chi tiêu hỗ trợ người nghèo
của Chính phủ. Bên cạnh đó, trong quá trình phân phối lại còn có sự thất
thoát nguồn lực do vấn đề tham ô, tham nhũng của một số cá nhân. Do
vậy, có được công bằng phải hy sinh hiệu quả, tổng thu nhập trong nền
kinh tế giảm đi.
Thứ hai, nếu nguồn kinh phí sử dụng để tiến hành phân phối lại được
lấy từ ngân sách với thuế là nguồn thu chủ yếu. Khi thuế thu nhập ngày
càng tăng, người làm việc giảm động cơ làm việc nên họ làm việc ít đi và
giảm đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời, nguồn lực
được sử dụng để phân phối lại cũng sẽ giảm.
Thứ ba, nếu nguồn kinh phí sử dụng để tiến hành phân phối lại
được lấy từ ngân sách với nguồn hình thành từ tiết kiệm của thu nhập
quốc dân. Khi tăng thuế sẽ khiến lãi suất thực giảm, tiết kiệm giảm và
110
lOMoARcPSD|1596273 6
đầu tư giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của
nền kinh tế.
Thứ tư, các chương trình phân phối lại có thể gây ra sự nản lòng đối
với những người phải đóng góp nhiều. Mặt khác, những người nhận
được hỗ trợ có thể không có động lực làm việc, vươn lên thoát nghèo
mà có tâm lý ỷ lại vào sự giúp đỡ của Chính phủ và các cá nhân khác
trong xã hội.
4.2.2.
Quan điểm cho rằng công bằng và hiệu quả không mâu thuẫn
Đối ngược với quan điểm ở trên, theo quan điểm này, Chính phủ một
quốc gia có thể đồng thời đạt được cả hai mục tiêu bởi quá trình phân
phối lại thu nhập giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội sẽ tạo động lực để
thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế. M. Todaro cho rằng giải
quyết vấn đề phân phối thu nhập công bằng sẽ thúc đẩy hiệu quả của nền
kinh tế. Quan điểm này được đưa ra dựa trên những lập luận sau:
Thứ nhất, phân phối lại thu nhập giúp cải thiện mức sống cho người
nghèo sẽ kích cầu trong nước đối với nhiều mặt hàng, đặc biệt là các
hàng hóa thiết yếu. Điều này sẽ kích thích sản xuất phát triển, việc làm
được tạo ra nhiều hơn và đồng thời gia tăng thu hút đầu tư trong nước,
tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh.
Thứ hai, quá trình phân phối lại giúp người nghèo gia tăng thu nhập
và mức sống. Qua đó, cuộc sống của họ được cải thiện tốt hơn, nguy cơ
bệnh tật giảm, có cơ hội được học hành và tìm được công việc có thu
nhập ổn định. Điều này cũng đóng góp vào quá trình tăng trưởng, phát
triển của quốc gia.
Thứ ba, phân phối thu nhập công bằng hơn giúp người nghèo có
được sự ổn định về mặt tâm lý để vươn lên trong cuộc sống, không trở
thành vật cản đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Thứ tư, phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo là cần
thiết và nó không ảnh hưởng tới tính hiệu quả của nền kinh tế. Bởi những
người giàu có ở các nước đang phát triển thường sử dụng một phần lớn
thu nhập để tiêu dùng hàng hóa xa xỉ hay đầu tư vào vàng, ngoại tệ, đất
đai... - những loại đầu tư không đóng góp gì cho tăng trưởng sản xuất của
nền kinh tế.
Như vậy, phân phối thu nhập công bằng sẽ tạo ra sự hài hoà về lợi
111
lOMoARcPSD|1596273 6
ích trong xã hội, là điều kiện quan trọng để xã hội ổn định và là động lực
cho tăng trưởng kinh tế.
4.2.3.
Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trên thực tế
Simon Kuznets là nhà kinh tế học tiên phong trong việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trong thực tế. Với số liệu thống
kê về dân số và thu nhập nhiều năm của nhiều quốc gia khác nhau trên
thế giới, ông đã tìm ra mối quan hệ giữa hai vấn đề này.
Hình 4.2: Đường Kuznets
Sử dụng đồ thị với trục hoành là thu nhập bình quân đầu người - đại
diện cho tiến bộ kinh tế của một quốc gia, trục tung là hệ số Gini - đại
diện cho mức độ bất bình đẳng, kết quả nghiên cứu của Kuznets cho thấy
rằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tồn tại một mối quan
hệ theo dạng hình chữ U ngược. Điều đó có nghĩa là các quốc gia khi ở
giai đoạn đầu của sự phát triển luôn đi kèm với sự bất bình đẳng cao và
khi nền kinh tế phát triển đến một mức nào đó, lợi ích của sự phát triển
được chia sẻ rộng hơn cho các cá nhân trong xã hội thì mức độ bất bình
đẳng sẽ giảm xuống.
Lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy có 3 mô
hình giải quyết vấn đề công bằng và hiệu quả trong nền kinh tế :
Thứ nhất, mô hình tăng trưởng trước, công bằng sau (kiểu chữ U ngược)
Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Nhật, các
nước đang phát triển khu vực nam mỹ hiện nay. Theo mô hình này, các
112
lOMoARcPSD|1596273 6
nước thường không quan tâm đến phân phối lại thu nhập ở giai đoạn đầu
của quá trình phát triển. Do vậy, trong giai đoạn này, cùng với sự tăng
trưởng (tăng thu nhập bình quân đầu người) thì bất bình đẳng trong nền
kinh tế có xu hướng tăng lên. Chỉ đến khi nền kinh tế đạt tới mức phát
triển nào đó, thu nhập bình quân đầu người cao, lúc đó bất bình đẳng mới
có xu hướng giảm xuống do chính phủ quan tâm đến quá trình phân phối
lại, làm cho thành quả tăng trưởng được phát huy một cách rộng rãi.
Thứ hai, mô hình công bằng trước, tăng trưởng sau
Mô hình này được áp dụng ở các nước đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa trước đây. Mô hình này nhấn mạnh vào các chính sách giải quyết
các vấn đề xã hội, tạo ra sự công bằng ngay từ đầu quá trình phát triển,
mặc dù tăng trưởng kinh tế đạt được ở mức độ thấp. Các chính sách phân
phối lại, chính sách phát triển con người như đầu tư vào văn hóa, giáo
dục, y tế được quan tâm. Do vậy, các quốc gia này đạt được mức độ khá
tốt về chỉ số xã hội, tuy nhiên nền kinh tế thiếu động lực phát triển nên
tốc độ tăng trưởng thấp.
Thứ ba, mô hình kết hợp đồng thời tăng trưởng và công bằng xã hội
Mô hình này được thực hiện ở những nước Bắc Âu và các nước NICs
châu Á. Chiến lược phát triển lựa chọn mô hình kết hợp hợp lý giữa tăng
trưởng và công bằng xã hội thể hiện rõ ở sự can thiệp của chính phủ vào
các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự đồng bộ của hai yếu tố này.
Đặc trưng thứ nhất là lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa hướng ra
xuất khẩu, khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh.
Đồng thời với đầu tư vào các ngành của nền kinh tế đảm bảo tăng
trưởng nhanh nhưng không gây ra gia tăng bất bình đẳng các quốc gia
phát triển mạnh nông nghiệp, những ngành sử dụng nhiều lao động và
các yếu tố đầu vào có sẵn trong nền kinh tế. Sự chuyển dich cơ cấu kinh
tế thực hiện theo dấu hiệu lợi thế nguồn lực của đất nước.
Ngoài ra, các chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề
xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội được thực hiện như chính sách
về phân phối lại thu nhập, chính sách trợ cấp xã hội, các dự án đầu tư cơ
sở hạ tầng giao thông cho các vùng khó khăn, hệ thống giáo dục đảm bảo
phổ cập giáo dục và đảm bảo cơ hội giáo dục cho người nghèo, hệ thống
y tế và chăm sóc sức khỏe.
113
lOMoARcPSD|1596273 6
Các nhà kinh tế trên thế giới cho rằng bất bình đẳng gắn với phương
thức phát triển của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế thường không trung
tính về mặt phân phối thu nhập: tăng trưởng có thể thay đổi phép phân
phối theo hướng bình đẳng hơn hoặc bất bình đẳng hơn. Điều đó tuỳ
thuộc vào “phương thức phát triển” mà quốc gia chọn lựa. Theo nhà kinh
tế học Pierre Salama, phương thức phát triển dựa vào cầu nội địa, đi liền
với phép phân phối thu nhập có tính bất bình đẳng thấp nhất; phương
thức phát triển bằng xuất khẩu, đi kèm với phép phân phối thu nhập
mang tính bất bình đẳng cao hơn; phương thức phát triển “tài chính hoá”,
tự do hoá thị trường vốn và kích thích hoạt động đầu cơ - đi đôi với một
xã hội cực kỳ bất bình đẳng.
Từ đó, có thể phân loại nhiều “chế độ tăng trưởng” khác nhau tùy
theo mối liên hệ giữa tăng trưởng và phân phối thu nhập (biểu hiện qua
độ co giãn của nghèo đói đối với tăng trưởng): nếu tốc độ giảm tỷ lệ
nghèo và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân ngang nhau, có thể nói
rằng tăng trưởng là “trung tính” đối với phân phối thu nhập (độ co giãn
bằng -1); trong trường hợp tốc độ giảm nghèo vượt qua tốc độ tăng
trưởng thu nhập bình quân, có thể gọi tăng trưởng là “vì người nghèo”
(pro-poor), theo nghĩa chế độ tăng trưởng thay đổi phân phối thu nhập
theo hướng bình đẳng hơn, cho nên tỷ lệ nghèo giảm mạnh hơn (độ co
giãn lớn hơn -1); trong trường hợp tốc độ giảm nghèo thấp hơn tốc độ
tăng trưởng thu nhập bình quân, có thể gọi tăng trưởng là “trickle down”
(chảy ròng xuống), theo nghĩa chế độ tăng trưởng thay đổi phân phối thu
nhập theo hướng bất bình đẳng hơn, cho nên tỷ lệ nghèo có giảm nhưng
ít hơn (độ co giãn nhỏ hơn -1); trong trường hợp tỷ lệ nghèo tăng thay vì
giảm, bởi tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân tương đối thấp trong khi
bất bình đẳng trong phân phối lại tăng (độ co giãn trở nên dương), có thể
gọi đó là chế độ tăng trưởng “bần cùng hoá” (immiserizing).
Như vậy, tăng trưởng và công bằng trong nền kinh tế là những mục tiêu
tương hợp, không mâu thuẫn. Các chính sách của chính phủ đóng vai trò
quyết định đến việc giải quyết mối quan hệ này, bởi thực tế chỉ có một số ít
các chính sách được coi là hoàn thiện Pareto, còn hầu hết sẽ dẫn đến lợi cho
nhóm này và thiệt cho nhóm kia. Vì vậy, khi thiết kế và lựa chọn chính sách,
chính phủ đều cân nhắc kỹ tác động của nó tới công bằng (phân phối) và
hiệu quả kinh tế, hướng tới sự cân bằng trong cả 2 mục tiêu này.
114
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 4.3: Đường khả năng thỏa dụng xã hội
4.3.
Các lý thuyết, quan điểm về phân phối lại thu nhập
Các chính sách phân phối lại đều nhằm mục đích tối đa hoá phúc lợi
xã hội. Để đạt được mục tiêu này, trong phân tích về phúc lợi xã hội, cần
phải thỏa mãn điều kiện để đường bàng quan xã hội tiếp xúc với đường
khả năng thỏa dụng của xã hội.
Đường khả năng thoả dụng của xã hội là đường biểu thị mức thoả
dụng tối đa mà một cá nhân (hay nhóm người) có thể đạt được trong xã
hội khi cho trước mức thoả dụng của những cá nhân (hay nhóm người)
khác. Đường khả năng thoả dụng là đường biểu thị mức thoả mãn tối đa
mà một cá nhân (hay nhóm người) có thể đạt được trong xã hội khi thực
hiện phân phối lại.
Hình dáng và tính chất của đường khả năng thoả dụng của xã hội
tương tự như đường khả năng sản xuất, chỉ có khác là hai trục tọa độ thể
hiện độ thoả dụng của các cá nhân trong xã hội. Theo đó, đường khả
năng thỏa dụng của xã hội là một đường cong lõm về phía gốc tọa độ và
mọi điểm nằm trên đường khả năng thỏa dụng (điểm E) là những điểm
đạt hiệu quả, những điểm nằm bên ngoài (điểm F) là không thể đạt tới và
những điểm nằm bên trong (điểm M) là chưa hiệu quả.
Mọi điểm nằm trên đường khả năng thoả dụng xã hội đều là những
điểm đạt hiệu quả Pareto (điểm E), khi đó nền kinh tế đạt được phân bổ
nguồn lực tối ưu Pareto. Nghĩa là sự phân bổ nguồn lực hiệu quả nên
115
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 4.4: Đường bàng quan xã hội
không làm cho người nào lợi hơn (giàu hơn) và không làm ai bị thiệt đi
(nghèo đi).
Giả sử mức thoả dụng (sự hài lòng) của các cá nhân trong nền kinh tế
đạt tới một điểm trên đồ thị, ví dụ điểm M, nằm phía trong đường khả
năng thoả dụng. Bất cứ sự thay đổi nào của chính phủ nhằm phân phối lại
nguồn lực sẽ làm sự thoả mãn hay hài lòng của các cá nhân tăng lên, di
chuyển đến gần đường khả năng thoả dụng hơn, như vậy sẽ là một hoàn
thiện Pareto (vì làm cho mọi người đều khá lên).
Đường khả năng thoả dụng mô tả tác động chính sách của chính phủ
tới sự thoả mãn hay hài lòng của các cá nhân trong xã hội. Thông thường,
một chính sách sẽ làm lợi cho nhóm người này, thiệt cho nhóm người
khác, chính sách đó có thể làm cho nền kinh tế tốt hơn nhưng chưa chắc
đã là một hoàn thiện Pareto bởi làm thiệt hại lợi ích của ai đó.
Như vậy, để so sánh được mức độ đánh đổi giữa thiệt hại hay lợi ích
của các cá nhân trong nền kinh tế khi thực hiện các chính sách kinh tế sử
dụng thêm phân phối lại thu nhập, các nhà kinh tế cần đường bàng quan
xã hội.
Đường bàng quan xã hội là tập hợp của tất cả các điểm kết hợp giữa
sự thoả mãn, hài lòng của mọi thành viên trong xã hội mà những điểm đó
mang lại mức phúc lợi xã hội bằng nhau. Đường bàng quan xã hội biểu
diễn những tập hợp độ thoả dụng của 2 nhóm cá nhân mà xã hội bàng
quan. Xã hội sẵn lòng đánh đổi khi tăng sự thoả mãn của nhóm này lên
hoặc giảm sự thoả mãn của nhóm kia đi.
116
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 4.5: Phân phối lại thu nhập tối ưu
Đường bàng quan xã hội có hình dáng và tính chất tương tự đường
bàng quan cá nhân. Điểm khác biệt duy nhất là hai trục tọa độ của đường
bàng quan xã hội thể hiện độ thỏa dụng của từng cá nhân trong xã hội.
Theo đó, đường bàng quan xã hội là một tập hợp các đường cong lồi về
phía gốc toạ độ và không cắt nhau; các điểm trên cùng một đường bàng
quan (M, N) mang lại cùng một mức phúc lợi xã hội như nhau (W1) và
điểm nằm trên đường bàng quan cao hơn (E) phản ánh mức phúc lợi xã hội
lớn hơn (W2).
Để xác định cách phân phối lại thu nhập xã hội tối ưu, chúng ta cần
kết hợp đường khả năng thoả dụng và đường bàng quan xã hội. Từ đồ thị
Hình 4.5, chúng ta thấy rằng điểm hiệu quả như M sẽ không được xã hội
ưa thích bằng một điểm chưa hiệu quả như N vì điểm N nằm trên đường
bàng quan cao hơn, phản ánh mức phúc lợi xã hội lớn hơn; và điểm phân
phối hiệu quả tại E sẽ mang lại phúc lợi xã hội lớn nhất.
Điểm E, điểm tối đa hoá PLXH, đường khả năng thoả dụng của xã
hội đã tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất có thể đạt tới. Rõ ràng, một
điểm phân phối PLXH tối ưu chắc chắn phải là một điểm hiệu quả
Pareto. Như vậy, chúng ta đã có đủ các công cụ cần thiết để phân tích
một số lý thuyết nổi bật về phân phối lại thu nhập và tối đa hoá phúc lợi
xã hội. Phân phối lại có thể tạo ra sự đánh đổi phúc lợi xã hội giữa các
117
lOMoARcPSD|1596273 6
n
nhóm người trong nền kinh tế nhưng nguyên tắc là phải đạt tới đường
bàng quan xã hội cao nhất, nghĩa là đạt PLXH cao hơn.
4.3.1.
Thuyết vị lợi
Thuyết vị lợi được xây dựng dựa trên quan điểm triết học về phúc lợi
do Jeremy Bentham đề xướng đầu thế kỷ XIX. Thuyết này được nghiên
cứu dựa trên một số giả định sau:
Thứ nhất, các cá nhân có hàm thoả dụng biên đồng nhất và chỉ phụ
thuộc vào thu nhập.
Thứ hai, các hàm thoả dụng biên tuân theo quy luật độ thoả dụng
biên giảm dần.
Thứ ba, tổng mức thu nhập sẵn có là cố định và không thay đổi trong
quá trình phân phối lại.
Về nội dung, thuyết vị lợi cho rằng phúc lợi xã hội chỉ phụ thuộc vào
độ thoả dụng của các cá nhân trong xã hội. Theo đó, phúc lợi xã hội là
tổng đại số độ thoả dụng của tất cả các thành viên trong xã hội và để tăng
phúc lợi xã hội chỉ cần tăng độ thỏa dụng của bất kỳ một thành viên nào
trong xã hội đó.
Nếu biểu diễn phúc lợi xã hội dưới dạng hàm toán học thì ta có:
W
=
U
1
+
U
2
+
...
+
U
n
=
å
U
i
i=1
Giả sử xã hội có 2 cá nhân thì phúc lợi xã hội là tổng độ thoả dụng
của hai cá nhân đó. Với giả định rằng tổng thu nhập của xã hội là không
đổi nên người này có thêm thì người khác phải bớt đi, do hàm thoả dụng
biên giữa các cá nhân là đồng nhất, chỉ có độ thoả dụng biên khác nhau
ở các mức thu nhập khác nhau nên xã hội có thể tăng tổng PLXH bằng
cách chuyển bớt thu nhập của người giàu cho người nghèo.
Đường bàng quan xã hội là đường thẳng vì một chính sách làm giảm
sự thoả mãn của nhóm này đi bao nhiêu thì sẽ tăng lợi ích của nhóm khác
bấy nhiêu, có sự đánh đổi ngang bằng.
Từ hàm PLXH có thể thấy rằng, thuyết vị lợi coi lợi ích của người
giàu và người nghèo có trọng số như nhau. Vì thế, xã hội hoàn toàn bàng
quan trước việc độ thoả dụng của người nghèo giảm xuống, nếu từ đó
thoả dụng của người giàu tăng lên một mức tương đương.
118
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 4.6: Đường bàng quan xã hội theo thuyết vị lợi
Một cách phân phối khiến cho độ thỏa dụng của người nghèo giảm
xuống và độ thoả dụng của người giàu tăng lên một mức tương đương thì
phúc lợi xã hội vẫn không có sự cải thiện. Vì vậy, đường bàng quan xã
hội của thuyết vị lợi sẽ là một đường tuyến tính có độ dốc bằng -1.
Vậy Chính phủ có nên phân phối lại thu nhập xã hội hay không? Và
nếu có thì điều kiện phân phối tối ưu là gì?
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần sử dụng tới các giả định của
thuyết vị lợi và sử dụng đồ thị để phân tích. Xét một nền kinh tế với 2 cá
nhân A & B cùng chia sẻ nhau mức tổng thu nhập không thay đổi trong
quá trính phân phối lại là OO’. Trong đó, thu nhập của A tính từ gốc O
và thu nhập của B tính từ gốc O’. Độ thoả dụng biên của các cá nhân chỉ
phụ thuộc vào thu nhập và tuân theo quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần
nên MU
A
và MU
B
có dạng như đồ thị:
119
Hình 4.7: Phân phối lại thu nhập tối ưng theo thuyết vị lợi
lOMoARcPSD|1596273 6
Giả sử ban đầu A giữ OX đồng thu nhập, còn B giữ XO’ đồng. Như
vậy, A là người giàu và B là người nghèo. Nếu tiến hành phân phối lại và
chuyển XY đồng thu nhập từ A sang B thì độ thoả dụng của A giảm đi
phần diện tích XYGH và độ thoả dụng của B tăng thêm phần diện tích
XYQP. Xét trong toàn nền kinh tế, phúc lợi sẽ tăng thêm phần diện tích
GHPQ. Tiếp tục chuyển thêm YZ đồng thu nhập từ A sang B, phúc lợi xã
hội tăng thêm phần diện tích EGQ. Nếu vẫn tiến hành phân phối lại,
chuyển giao thêm ZK đồng thu nhập từ A sang B, lúc này độ thỏa dụng
của A bị giảm đi phần diện tích KZEM trong khi độ thỏa dụng của B chỉ
tăng thêm phần diện tích KZEN, điều này khiến cho phúc lợi xã hội sẽ bị
tổn thất phần diện tích EMN. Do đó, việc tiến hành phân phối lại sẽ dừng
tại điểm Z bởi tại đó phúc lợi xã hội tăng thêm được nhiều nhất, khi đó
MU
A
=MU
B
và mỗi cá nhân nắm giữ một nửa thu nhập của nền kinh tế.
Điều này tạo ra một sự bình đẳng tuyệt đối trong xã hội.
Như vậy, điều kiện để phân phối thu nhập tối ưu theo thuyết vị lợi
là Chính phủ nên tiến hành phân phối lại cho đến khi độ thỏa dụng biên
của các cá nhân bằng nhau: MU
1
=MU
2
...=MU
n
.
Tuy nhiên, kết quả này hoàn toàn phụ thuộc vào các giả định đã nêu.
Nếu các giả định được thoả mãn thì kết quả của phân phối lại thu nhập sẽ
đảm bảo sự bình đẳng tuyệt đối giữa các cá nhân trong xã hội. Nhưng các
giả định được đánh giá là không có trên thực tế, do vậy hạn chế của
thuyết vị lợi sẽ là:
Thứ nhất, nếu các cá nhân có các hàm thoả dụng biên khác nhau thì
chưa chắc điểm phân phối thu nhập tối ưu tại Z (điểm giữa OO’), tức là
phân phối thu nhập theo thuyết vị lợi chưa chắc đã mang lại sự bình đẳng
tuyệt đối.
Thứ hai, quy luật độ thoả dụng biên giảm dần đúng với đa số các
hàng hoá nhưng chưa chắc đã đúng với thu nhập. Nếu mức thoả dụng
biên theo thu nhập của các cá nhân đều không đổi, tức là đường MU
A
và
MU
B
đều nằm ngang thì mỗi đồng lấy đi từ người B sẽ làm anh ta mất đi
một mức thoả dụng đúng bằng mức thoả dụng tăng thêm khi A có đồng
thu nhập ấy. Khi đó, chính sách phân phối lại của Chính phủ không có ý
nghĩa gì đối với việc cải thiện PLXH.
120
lOMoARcPSD|1596273 6
Thứ ba, mô hình trên giả định tổng thu nhập xã hội là cố định, nhưng
trên thực tế việc phân phối lại thường kèm theo sự thất thoát về nguồn
lực, có nghĩa là nếu càng cố gắng phân phối lại thì kích thước của “chiếc
bánh” dùng để chia cho hai người càng giảm. Phân phối lại thu nhập cần
tính đến cả những khoản mất mát về tính hiệu quả này.
Như vậy, ngay cả khi chấp nhận giả định là các cá nhân có hàm thoả
dụng biên như nhau thì cũng chưa thể kết luận rằng, mục tiêu của chính
sách phân phối thu nhập sẽ đạt đến sự bình đẳng tuyệt đối về thu nhập.
Câu trả lời còn phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng để phân phối
lại thu nhập và tác động của chúng đến hành vi cá nhân.
4.3.2.
Quan điểm bình quân đồng đều
Quan điểm này cho rằng xã hội cần phấn đấu cho sự ngang bằng
phúc lợi của tất cả các thành viên trong xã hội. Như vậy, với một lượng
thu nhập quốc dân cố định, quan điểm này cho rằng phải phân phối lượng
thu nhập đó sao cho độ thỏa dụng của tất cả các cá nhân trong xã hội phải
bằng nhau. Do đó, hàm phúc lợi xã hội theo điểm này có dạng:
W = U
1
= U
2
= ... = U
n
Tuy nhiên, quan điểm này dựa trên giả định tổng thu nhập quốc dân
là cố định và hàm thoả dụng biên của mọi cá nhân là như nhau do vậy
cũng như thuyết vị lợi, cả hai quan điểm đều dẫn đến một kết quả là phân
phối thu nhập hoàn toàn bằng nhau cho tất cả mọi người.
Điều cần chú ý là quan điểm bình quân đồng đều này chỉ chấp nhận
sự khác biệt về mức thoả dụng cho những nhân tố khách quan tạo ra (như
quy mô gia đình, tình trạng sức khoẻ...), chứ không chấp nhận những
khác biệt do sở hữu tài sản hay các nhân tố chủ quan khác. Do vậy, nếu
có sự khác biệt do sở hữu tài sản hay các nhân tố chủ quan khác thì sẽ
phải phân phối lại thu nhập bằng cách đánh thuế người có thu nhập cao
để chuyển giao cho người có thu nhập thấp. Hệ quả là nếu đánh thuế A
để chuyển giao cho B sẽ gây ra mất mát nguồn lực (ví dụ đánh thuế cao
đối với một cơ sở sản xuất, họ sẽ thu hẹp sản xuất lại, sa thải nhân công)
thì việc phân phối lại này có thể làm giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa
hai người, nhưng đồng thời cũng làm giảm thu nhập của cả hai.
Vì vậy, quan điểm này gặp phải một hạn chế là khi thu nhập không
cố định, hay có sự thất thoát trong quá trình phân phối lại thì việc phân
121
lOMoARcPSD|1596273 6
phối lại này có thể làm giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa các cá nhân
nhưng đồng thời nó cũng làm giảm thu nhập của tất cả mọi người. Do đó,
quan điểm bình quân đồng đều này có thể phải hy sinh tính hiệu quả rất
nhiều và điều này là rất khó chấp nhận, trừ khi xã hội sẵn sàng đánh đổi
tính hiệu quả lấy sự công bằng với cái giá rất cao.
4.3.3.
Thuyết cực đại thấp nhất
Thuyết này do nhà triết học Mỹ John Rawls (1971) đưa ra, đó là một
chính sách phân phối lại sao cho có thể tối đa hoá thu nhập cho những
người ở đáy thang thu nhập xã hội. Nói cách khác, đây là thuyết vì người
nghèo, phúc lợi xã hội chỉ có sự cải thiện khi lợi ích của người nghèo
nhất được cải thiện. Nguyên tắc đặt trọng số bằng 1 đối với người có
mức thoả dụng thấp nhất, còn những người khác có trọng số bằng 0.
Theo đó, hàm phúc lợi xã hội có dạng:
W = minimum {U
1
, U
2
, , U
n
}
Theo thuyết này, PLXH chỉ phụ thuộc vào lợi ích của những người
nghèo nhất. Vì vậy, muốn có PLXH đạt tối đa thì phải cực đại hoá độ
thoả dụng của người nghèo nhất. Đó là lý do vì sao thuyết này có tên
thuyết cực đại thấp nhất.
Như vậy, nếu thuyết vị lợi coi mọi người trong xã hội như nhau thì
thuyết cực đại thấp nhất coi trọng người nghèo hơn. Nếu sự phân phối lại
thu nhập làm tăng lợi ích của người giàu nhưng người nghèo không có cải
thiện thì cũng không có ý nghĩa gì trong việc nâng cao phúc lợi xã hội.
Do đó, theo thuyết này, phân phối lại thu nhập sẽ được tiến hành nếu
nó làm tăng độ thỏa dụng của người nghèo nhất. Quá trình phân phối lại
sẽ dừng lại khi độ thỏa dụng của người nghèo nhất đạt tối đa vì khi đó,
phúc lợi xã hội là cực đại.
Theo thuyết Rawls thì xã hội chỉ quan tâm đến phúc lợi của người
nghèo, nên bất kể sự phân phối lại thu nhập này chỉ làm tăng lợi ích của
người giàu mà không làm thay đổi lợi ích của người nghèo thì không có ý
nghĩa gì trong việc nâng cao PLXH. Không một lượng tăng thêm nào
trong phúc lợi của người giàu có thể bù đắp cho sự giảm sút trong phúc
lợi của người nghèo. Nếu tăng độ thoả dụng cho nhóm này thì độ thoả
dụng của nhóm kia vẫn không đổi, thì vẫn ở đường bàng quang xã hội
ban đầu, nghĩa là PLXH không tăng.
122
lOMoARcPSD|1596273 6
Vì vậy, đường bàng quan xã hội theo thuyết cực đại thấp nhất có
dạng hình chữ L, có độ dốc bằng 0 hoặc bằng 1 và đỉnh của chữ L nằm
trên đường phân giác góc 0. Bởi nếu chỉ tăng lợi ích của A (người giàu)
trong khi B (người nghèo) không đổi thì chúng ta vẫn giữ nguyên trên
đường bàng quan xã hội, có nghĩa là không tốt hơn (phúc lợi xã hội
không có sự cải thiện).
Kết hợp với đường khả năng thoả dụng của xã hội, ta luôn tìm được
điểm phân phối tối ưu H (đỉnh chữ L), tại đó đường khả năng thỏa dụng
(dù có hình dáng ra sao) tiếp xúc với đường bàng quan xã hội cao nhất.
Khi đó, độ thỏa dụng của các cá nhân bằng nhau và đều bằng U
0
.
Như vậy, điều kiện để phân phối thu nhập tối ưu theo thuyết cực đại
thấp nhất là Chính phủ tiến hành phân phối lại cho đến khi độ thỏa dụng
của tất cả các cá nhân trong xã hội bằng nhau:
U
1
= U
2
= = U
n
Kết quả phân phối theo thuyết cực đại thấp nhất giống như quan
điểm bình quân đồng đều là tạo ra một sự phân phối tuyệt đối bình đẳng,
điều khác biệt duy nhất là nó phải bắt đầu từ việc nâng cao phúc lợi của
người nghèo nhất trong xã hội.
123
Hình 4.7: Phân phối lại thu nhập tối ưu
theo thuyết cực đại thấp nhất
lOMoARcPSD|1596273 6
Thuyết này cũng có hạn chế là: (1) dễ dẫn tới chủ nghĩa bình quân,
làm giảm động lực phấn đấu của nhóm người nghèo và giảm động cơ làm
việc của nhóm có năng lực; (2) thuyết này vẫn chấp nhận một mức độ
phân hoá thu nhập trong xã hội, miễn là cách phân phối đó làm tăng phúc
lợi của nhóm người nghèo nhất.
Tuy nhiên, nếu nới lỏng giả định về tổng thu nhập xã hội cố định, thì
thuyết cực đại thấp nhất sẽ không còn đồng nhất với quan điểm bình
quân đồng đều nữa. Hãy xét một trường hợp trong đó người giàu A đang
thuê người nghèo B làm việc cho mình. Nếu chính phủ đánh thuế A để
chuyển giao thu nhập cho B, nhưng điều đó lại khiến A đóng cửa sản
xuất và sa thải B; và nếu thu nhập từ lương mà B được trả cao hơn trợ
cấp nhận được từ chính phủ thì chính sách thuế này làm B bị thiệt. Vì B
là đối tượng quan tâm duy nhất của thuyết cực đại thấp nhất nên thuyết
này sẽ không đồng ý với một chương trình đánh thuế như vậy và sẵn
sàng chấp nhận để A không bị đánh thuế.
Như vậy, một chính sách làm tăng PLXH của nhóm nghèo nhất luôn
được thuyết cực đại thấp nhất ủng hộ, cho dù chính sách đó có thể dẫn tới
làm cho người giàu thì giàu thêm (bất bình đẳng tăng). Họ không ủng hộ
chính sách đánh thuế mạnh đối với người giàu vì chính sách thuế đó có
thể ảnh hưởng tới thu nhập của người nghèo. Trong khi đó, chính sách
này sẽ bị thuyết bình quân đồng đều phản đối vì gia tăng bất công (tăng
chênh lệch thu nhập) trong nền kinh tế.
4.3.4.
Các quan điểm khác về phân phối lại thu nhập
Các lý thuyết phân phối lại thu nhập đã xem xét ở trên đều được đưa
ra dựa trên sở thích của các cá nhân. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học
cho rằng, phân phối thu nhập không nên phụ thuộc vào sở thích đó. Vì
vậy, những quan điểm này được gọi là quan điểm không dựa trên độ thoả
dụng cá nhân.
Họ cho rằng cần quan tâm đến một mức sống tối thiểu mà tất cả mọi cá
nhân trong xã hội có quyền được hưởng. Mức sống đó không được xác định
trực tiếp bằng thu nhập mà được xác định thông qua những hàng hoá tiêu
dùng thiết yếu như: lương thực thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục, y tế...
Chi phí cho những khoản tiêu dùng tối thiểu này sẽ được tập hợp lại
rồi tính ra mức thu nhập tối thiểu. Chính phủ giúp đỡ những cá nhân có
124
lOMoARcPSD|1596273 6
thu nhập dưới mức tối thiểu thông qua các chương trình trợ cấp và an
sinh xã hội.
4.4.
Nghèo đói và thước đo nghèo đói
4.4.1.
Quan niệm về nghèo đói
Tại hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại
Băng Cốc - Thái Lan, năm 1993, định nghĩa “nghèo là tình trạng một bộ
phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã
hội, phong tục tập quán của từng vừng và những phong tục tập quán ấy
được xã hội thừa nhận”
6
.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội (Copenhagen, Đan
Mạch, 1995) định nghĩa người nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp
hơn dưới 1 đôla mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua
những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.
Theo Ngân hàng thế giới, nghèo đói là sự thiếu hụt không thể chấp
nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả khía cạnh
sinh lý học và xã hội học. Thiếu hụt về sinh lý học là không đáp ứng nhu
cầu vật chất và sinh học như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục và nhà ở.
Thiếu hụt về mặt xã hội liên quan đến những khái niệm bình đẳng, rủi ro
và được tự chủ, tôn trọng trong xã hội.
Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 định nghĩa nghèo đói là tình trạng
bị thiếu thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo
thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn
và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền
đạt nhu cầu và những khó khăn tới người có khả năng giải quyết, ít được
tham gia vào quá trình ra quyết định. Đây là khái niệm được thừa nhận
và sử dụng rộng rãi ở Việt nam.
Như vậy, có nhiều quan điểm về nghèo:
-
Quan điểm xem xét nghèo trên phương diện thu nhập (không có đủ
khả năng chi trả cho các nhu cầu cơ bản).
-
Quan điểm xem xét nghèo trên phương diện phúc lợi xã hội (khó
tiếp cận các dịch vụ).
6
Trích trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo Việt nam, tr16
125
lOMoARcPSD|1596273 6
-
Quan điểm mới về nghèo không chỉ dựa vào thu nhập hay chi tiêu
mà liên quan tới cơ hội, người nghèo là người ít có cơ hội tham gia vào
quá trình phát triển của cộng đồng.
Như vậy, tình trạng nghèo đói càng ngày càng được tiếp cận với
phạm vi rộng hơn: trước kia nghèo là thiếu thốn trong tiêu dùng các nhu
cầu cơ bản; sau đó nghèo là người khó tiếp cận các dịch vụ; và nghèo là
ít các cơ hội và dễ bị tổn thương.
Nghèo thường gắn với các đối tượng dễ bị tổn thương. Vậy, các nguy
cơ của tình trạng dễ bị tổn thương là:
-
Các khía cạnh khác nhau của sự tổn thương: chính trị, kinh tế, xã hội.
-
Sự tổn thương phụ thuộc vào mức độ “phơi nhiễm” trước điều kiện
tổn thương và mức độ nhạy cảm trước điều kiện tổn thương. Ví dụ:
những người nghèo, đồng bào dân tộc vùng cao, những người già, những
người di cư từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, những người khuyết
tật và mắc bệnh HIV,... là những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc
về kinh tế (như lạm phát), về khí hậu (như bão lụt, thiên tai), về xã hội
(như dịch bệnh).
-
Tình trạng dễ bị tổn thương làm tăng nguy cơ rủi ro trong cuộc
sống (người nghèo đối mặt với nguy cơ rủi ro từ lạm phát, từ thiên tai,
dịch bệnh lớn hơn). Những rủi ro đó lại không được bảo hiểm (ví dụ ốm
đau không có bảo hiểm y tế, không có tiền chữa bệnh nên phải bán tài
sản để chữa bệnh) nên gây ra tình trạng giảm thu nhập, tiêu dùng hiện tại
(đã nghèo còn nghèo hơn).
-
Những biện pháp chống đỡ với rủi ro của những người bị tổn
thương là tiết kiệm chi tiêu (sức khỏe kém, suy dinh dưỡng), tiết kiệm chi
phí khám chữa bệnh (không đi kiểm tra sức khỏe kể cả khi thấy những
bất thường), cho con thôi học để đi làm kiếm thu nhập... Điều đó càng
làm cho họ giảm mức sống trong tương lai, rơi vào bẫy nghèo đói, tình
trạng càng tệ hơn.
Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đòi hỏi sự nỗ
lực tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để từng
bước hạn chế và xóa bỏ nó ra khỏi đời sống dân cư. Theo quan niệm
truyền thống, nghèo là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức thu nhập
và tiêu dùng thấp, với đặc trưng là dinh dưỡng kém và điều kiện sống
126
lOMoARcPSD|1596273 6
thiếu thốn. Nhưng hiện nay hầu hết các tổ chức quốc tế như Ngân hàng
thế giới, Liên hiệp quốc đều định nghĩa nghèo đói là đa chiều (không chỉ
đơn chiều là thu nhập nữa) bao gồm các khía cạnh cơ bản sau:
-
Sự khốn cùng về vật chất.
-
Sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.
-
Có nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro (dễ bị rơi vào cảnh
nghèo đói về thu nhập hoặc sức khỏe).
-
Không có tiếng nói và quyền lực.
4.4.2.
Thước đo nghèo đói
Một thước đo nghèo đói được sử dụng phổ biến nhất để xác định tình
trạng (quy mô) nghèo đói của một quốc gia là tỷ lệ nghèo đói - được xác
định dựa trên công thức sau:
Tỷ lệ nghèo đói
Trong đó, một đối tượng được coi là người nghèo khi họ sống dưới
ngưỡng nghèo. Đây là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người
không nghèo. Ngưỡng nghèo, được định nghĩa là lượng tiền taka hoặc
pêxô hoặc đôla nhất định có được trong một ngày để chi tiêu, phản ánh
mức độ khốn cùng về vật chất, nhưng không phản ánh hết việc đảm bảo
vấn đề sức khỏe và giáo dục cơ bản.
Một gia đình có thể có đủ tiền để mua một rổ thực phẩm tối thiểu,
nhưng chưa được sử dụng nước sạch, thức ăn không đảm bảo đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng. Theo ý nghĩa quan trọng này, tiếp cận nước sạch cùng với
thu nhập bằng tiền được xem là nhân tố quyết định đói nghèo tuyệt đối.
Mức độ sẵn có của các dịch vụ công như chăm sóc sức khỏe và giáo
dục cơ bản đều có thể có ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo hiện tại và
kéo dài tình trạng đói nghèo qua các thế hệ. Điều này không phụ thuộc
vào mức tiêu dùng hiện tại.
Một phương diện khác của đói nghèo là tình trạng dễ bị tổn thương
trước những cú sốc bất lợi. Chi tiêu trong một giai đoạn có thể đưa một
gia đình lên trên ngưỡng nghèo; nhưng sau một thời gian, thiên tai, suy
thoái kinh tế hoặc thậm chí bệnh tật hay sự qua đời của lao động chính
trong gia đình đều có thể khiến gia đình này tái nghèo. Các gia đình
127
lOMoARcPSD|1596273 6
thường thoát nghèo rồi lại tái nghèo liên tục, do đó giảm mức độ tổn
thương này mới có ý nghĩa thực sự trong việc cải thiện phúc lợi.
Đói nghèo là một phạm trù đa diện và rất nhiều phương diện của nó có
thể lượng hóa được. Phương pháp được chú ý nhiều là lượng hóa đói
nghèo theo thu nhập hoặc tiêu dùng. Các nhà kinh tế học phát triển thường
sử dụng định nghĩa đói nghèo tuyệt đối khi xác định được một giá trị bằng
tiền nhất định để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo.
Hầu hết các nước đều xác định ngưỡng nghèo của riêng nước mình,
thường dựa trên chi phí bình quân đầu người cho một rổ tiêu dùng tối thiểu
thực phẩm và một vài hàng hóa thiết yếu khác . Thực phẩm chiếm chủ đạo
trong các rổ tiêu dùng này, vì nó chiếm từ 2/3 đến 3/4 tổng chi tiêu của
người nghèo. Ở nhiều nước thu nhập thấp, ngưỡng nghèo được xác định
dựa trên mức thu nhập tiêu chuẩn cần thiết để có thể đảm bảo ít nhất 2.000
calo một ngày.
Có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo:
Ngưỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là
tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh.
Ngưỡng nghèo này được xác định thông qua chi phí cho một giỏ tiêu
dùng tối thiểu đảm bảo mức độ dinh dưỡng tốt cho con người. Trên cơ sở
đó, có 2 ngưỡng nghèo tuyệt đối:
-
Ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm: ngưỡng nghèo đói ở mức
thấp, được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng
như Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan tổ chức khác xây dựng mức Kcal
tối thiểu cần thiết cho thể trạng mỗi con người là 2.100Kcal/người/ngày.
-
Ngưỡng nghèo chung: ngoài lương thực thực phẩm, có tính toán
đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực khác.
Ngưỡng nghèo tương đối: được xác định theo phân phối thu nhập
hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ
phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.
Để so sánh mức độ nghèo đói giữa các quốc gia, Ngân hàng thế giới
đã tính toán ngưỡng nghèo tuyệt đối quốc tế (theo ngang giá sức mua)
cho các nước có thu nhập thấp là 1 đôla/người/ngày, cho các nước có thu
nhập trung bình thấp là 2 đôla/người/ngày và cho các nước có thu nhập
cao là 4 đôla/người/ngày.
128
lOMoARcPSD|1596273 6
Ở Việt Nam, việc phân tích và đánh giá tình trạng nghèo đói vẫn sử
dụng một trong hai ngưỡng nghèo tuyệt đối. Theo đó, ngưỡng nghèo được
áp dụng riêng cho từng khu vực căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và tình trạng giá
cả hàng hóa tiêu dùng ở các khu vực khác nhau. Cụ thể, ngưỡng nghèo được
xác định theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo:
§
Theo Việt nam chuẩn nghèo là dưới 200.000 đồng/ tháng cho khu
vực nông thôn và 260.000 đồng/ tháng cho khu vực thành thị (giai đoạn
2006-2010).
§
Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số
1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn
nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình quân từ
400.00
đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn),
đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình
quân 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu
nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực
nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000
đồng/người/tháng.
§
Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định
59/2015QĐ-TTg ngày 19-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn
nghèo theo thu nhập, những hộ có thu nhập bình quân từ 700.000
đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), 900.000
đồng/ người/ tháng đối với khu vực thành thị; Hộ cận nghèo là những hộ
có mức thu nhập bình quân từ 1.000.000 đồng/người/tháng (khu vực
nông thôn), từ 1.300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị.
Sau khi đã lựa chọn ngưỡng nghèo, có rất nhiều cách để xác định mức
nghèo tuyệt đối. Cách đơn giản nhất là báo cáo số người nằm dưới ngưỡng
nghèo. Cách dễ hiểu không kém là dùng chỉ số đếm đầu, là tỉ lệ những
người sống dưới ngưỡng nghèo trên tổng dân số. Cách thứ ba là dùng
khoảng nghèo, thước đo mô tả mức độ nghiêm trọng của đói nghèo. Mức
độ nghiêm trọng của đói nghèo đề cập đến cả việc có bao nhiêu người nằm
dưới ngưỡng nghèo lẫn việc họ cách ngưỡng này bao xa.
§
Tỷ lệ nghèo: là tỷ lệ phần trăm dân số dưới ngưỡng nghèo. Con số
này cho biết có bao nhiêu phần trăm người nghèo chứ không cho biết
mức độ nghèo của họ đến đâu.
129
lOMoARcPSD|1596273 6
§
Khoảng nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người
nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi
so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng nghèo cho biết tính
chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
§
Chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI - Human Poor Index). Chỉ số HPI
còn được gọi là chỉ số nghèo tổng hợp, được Liên hiệp quốc sử dụng để
đánh giá sự nghèo khổ của con người. Giá trị HPI của một nước cho biết
sự nghèo khổ của con người sẽ ảnh hưởng tới bao nhiêu phần dân số của
nước đó. Khi đem so sánh chỉ số HPI với chỉ số HDI, người ta sẽ thấy
được sự phân phối thành tựu có được của một nước. Các nước có thể có
HDI giống nhau nhưng giá trị HPI lại khác nhau.
Chúng ta chủ yếu tập trung vào định nghĩa theo tiêu dùng và thu
nhập của đói nghèo tuyệt đối, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức
được rằng đói nghèo là một phạm trù đa diện và khái niệm đầy đủ về sự
nghèo khổ không thể phản ánh hết được nếu chỉ dùng thước đo thu nhập.
4.5.
Chương trình phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng xã hội
Phân phối lại thu nhập xã hội được thực hiện theo hai cách: Phân phối
theo chiều dọc và phân phối theo chiều ngang. Phân phối theo chiều ngang
là sự phân phối trong nhóm đối tượng có cùng cơ hội, điều kiện kinh tế
nhằm chia sẻ rủi ro với nhau. Người không gặp rủi ro sẽ chia sẻ cho những
người gặp rủi ro thông qua cơ chế đóng góp tài chính chung. Thông thường,
sự phân phối theo chiều ngang chỉ thực hiện trong nội bộ nhóm người tham
gia nhất định (chủ yếu đối với những người lao động bằng việc đóng góp từ
thu nhập) mà không bao phủ rộng với toàn thể dân chúng. Hạn chế này được
khắc phục bởi cơ chế phân phối theo chiều dọc. Phân phối lại theo chiều dọc
là sự chuyển giao một phần thu nhập của người (nhóm người) có thu nhập
cao, đời sống đầy đủ hơn cho nhóm người nghèo khổ, có khó khăn trong
cuộc sống trên phạm vi toàn xã hội. Sự phân phối này được thực hiện thông
qua nhiều biện pháp kĩ thuật khác nhau dưới hình thức trực tiếp (chủ yếu là
thu thuế trực thu, các biện pháp kiểm soát giá cả, thu nhập, lợi nhuận...) và
gián tiếp (cung cấp dịch vụ về y tế, giáo dục, nhà ở, trợ cấp thực phẩm...)
trên phạm vi rộng. Và như vậy, phân phối theo chiều dọc đặc biệt có ý nghĩa
trong hoạt động an sinh xã hội nhằm thiết lập hệ thống bảo vệ đối với toàn
thể dân chúng, đặc biệt đối với những đối tượng “yếu thế” trong xã hội.
130
lOMoARcPSD|1596273 6
Trong nền kinh tế, Chính phủ đóng vai trò tích cực trong phân phối
lại thu nhập, thực hiện sự chuyển giao tài chính giữa các bộ phận dân cư
có sự chênh lệch về thu nhập trong xã hội. Những bộ phận dân cư có mức
sống, thu nhập thấp hơn mức tối thiểu chính là “rào cản” của sự phát
triển kinh tế và cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ để tồn tại và phát triển. Các
chương trình phân phối lại nhằm điều hoà lợi ích, thu hẹp dần sự chênh
lệch mức sống dân cư thông qua các hình thức như các chương trình hỗ
trợ công cộng, các chương trình bảo hiểm xã hội tạo thành hệ thống an
sinh xã hội trong nền kinh tế. Qua việc thực hiện phân phối lại thu nhập
xã hội, an sinh xã hội góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm khoảng
cách giàu - nghèo giữa các bộ phận dân cư. An sinh xã hội không chỉ là
những cơ chế đơn giản nhằm thay thế thu nhập mà còn được nhìn nhận
như những vectơ hỗn hợp của cái gọi là “những chuyển giao kinh tế”
trong xã hội nhằm phân phối lại tiền bạc, của cải và các dịch vụ xã hội có
lợi cho những nhóm dân cư yếu thế hơn trong xã hội.
4.5.1.
Hệ thống an sinh xã hội
4.5.1.1.
Quan niệm về an sinh xã hội
Theo nghĩa chung nhất, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng:
“An sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện quyền con người được sống
trong hoà bình, tự do làm ăn, cư trú, được bảo vệ trước pháp luật, được
làm việc và nghỉ ngơi, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập”
7
.
Ở phạm vi hẹp hơn - Tổ chức lao động quốc tế định nghĩa: “An sinh
xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua
hàng loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại tình cảnh khốn khó
về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngừng hoặc giảm sút đáng kể
về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật trong lao động, thất nghiệp,
tàn tật, tuổi già, tử vong, sự cung cấp về chăm sóc y tế và cả các khoản
tiền trợ giúp cho các gia đình đông con”
8
.
Ngân hàng thế giới cho rằng: “An sinh xã hội là tổng hợp các biện
pháp nhằm bảo vệ hoặc tăng cường nguồn lực trợ giúp cho con người,
7
“Intoduction to Social Security”- ILO, Giơnevơ 1992, page 22
8
“Social security principles”, ILO, Geneva, ISBN 92-2-110734-5,1999, page 5
131
lOMoARcPSD|1596273 6
gia đình và cộng đồng chống lại những khó khăn một cách tốt hơn khi
gặp những rủi ro”
9
.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), an sinh xã hội là “sự bảo vệ con
người khi không còn khả năng tạo ra thu nhập”
10
. Hay Ngân hàng phát
triển châu Á (ADB) cũng đưa ra định nghĩa an sinh xã hội “là tập hợp các
chính sách và chương trình nhằm giảm nghèo đói, lệ thuộc bằng việc thúc
đẩy thị trường lao động tích cực, giảm rủi ro và tăng cường năng lực tự
bảo vệ của người lao động chống lại sự giảm hoặc mất thu nhập”
11
.
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận an sinh xã hội với những phạm vi
khác nhau nên các nhà kinh tế đều cho rằng an sinh xã hội là khái niệm
rộng, bao gồm nhiều hình thức hỗ trợ của cộng đồng (về cả vật chất và tinh
thần) cho các thành viên của xã hội khi gặp phải rủi ro, khó khăn, bất hạnh
nhằm đảm bảo cuộc sống, ổn định và phát triển xã hội. Vì thế, việc đưa ra
định nghĩa cụ thể về an sinh xã hội là không đơn giản do phụ thuộc rất
nhiều vào phạm vi nội dung, thời điểm thực hiện, góc độ tiếp cận vấn đề
này.
Tuy nhiên, về mặt bản chất, an sinh xã hội có vai trò thực hiện phân
phối lại thu nhập xã hội, điều hoà lợi ích, góp phần đảm bảo công bằng xã
hội cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua
các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành
viên trong xã hội. Vì vậy, an sinh xã hội, xét về khía cạnh tạo ra “mạng
lưới” bảo vệ các cá nhân trong xã hội thì gồm có ba hợp phần cơ bản:
-
Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực, bao gồm chủ yếu những
chính sách vĩ mô, chiến lược phát triển và các biện pháp thể chế hỗ trợ.
Chúng giúp nâng cao vị thế xã hội và trao quyền cho những người yếu
thế và những nhóm bị thiệt thòi.
-
Các biện pháp phòng ngừa, bao gồm các biện pháp trực tiếp để
phòng ngừa sự bần cùng hoá. Thông thường, các biện pháp phòng ngừa
bao gồm hàng loạt các dịch vụ bảo hiểm xã hội và các dịch vụ khác, giúp
cho người dân khỏi rơi vào khủng hoảng và cần đến sự cứu trợ xã hội.
9
“Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hoá”, Bruno Palier Louis- Charles Viossat, Diễn
đàn kinh tế tài chính Việt - Pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003, tr.110.
10
“The insurance role of social security: Theory and lesson for policy reform”, International
Monetary Fund (IMF), Washington DC, 1997, page 3.
11
“Social protection in Asia and the pacific”, ADB. Manila, Philippines, 2001, page 42
132
lOMoARcPSD|1596273 6
-
Các biện pháp bảo vệ, bao gồm lưới an toàn theo nghĩa hẹp dành
cho những đối tượng bị tổn thương thông qua các khoản quyên góp bằng
tiền mặt, hiện vật hoặc những sự hỗ trợ ngắn hạn khác. Các biện pháp
này cũng như cứu trợ trong cơn nguy kịch (thiên tai, bệnh dịch...). Các
biện pháp bảo vệ được áp dụng khi những biện pháp phòng ngừa không
thể thành công trong thời điểm khủng hoảng.
Xét theo các hình thức thực hiện thì an sinh xã hội bao gồm 3
chương trình được thực hiện bởi chính phủ như sau:
Thứ nhất các chương trình trợ cấp do chính phủ tài trợ nhằm vào
người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương (gồm trợ cấp bằng tiền,
trợ cấp bằng hiện vật, trợ giá hàng hoá...).
Thứ hai các chương trình bảo hiểm xã hội dựa trên cơ sở đóng góp
của những người tham gia như hưu trí, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất
nghiệp nhằm đảm bảo thu nhập và tiếp cận các dịch vụ cơ bản của các cá
nhân trong xã hội.
Thứ ba là các chính sách xã hội hỗ trợ cho việc tạo việc làm, hỗ trợ
thu nhập hoặc nhà ở cho những người thu nhập thấp, người thất nghiệp
hoặc vùng có khó khăn. Đây là những khoản hỗ trợ gián tiếp cho các cá
nhân nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu hoặc tăng cường cơ hội tìm kiếm
việc làm, cải thiện cuộc sống cho nhóm người thu nhập thấp.
4.5.1.2.
Bản chất và tính tất yếu khách quan của an sinh xã hội
Theo khái niệm an sinh xã hội ở trên, có thể thấy bản chất của an
sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình. Sự
bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng. Tính tất
yếu khách quan của ASXH còn thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được
Liên hợp quốc thừa nhận. Mục tiêu của ASXH là tạo ra một lưới an toàn
gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả mọi thành viên của cộng
đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải
tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do nhiều nguyên nhân
khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả... gọi chung là những biến cố
và những “rủi ro xã hội”. Để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều
lớp, ASXH dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công
133
lOMoARcPSD|1596273 6
bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các
biện pháp khác nhau.
Thứ hai, ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Mỗi người
trong xã hội từ những địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo khác nhau... là
những hiểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội. Nhưng vượt
lên trên tất cả, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo đảm mọi
mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị
xã hội, chủng tộc, tôn giáo... ASXH tạo cho những người bất hạnh,
những người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm
những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”,
những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng.
ASXH kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những
người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn,
giúp họ hướng tới những chuẩn mực của Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ đó,
một mặt có thể chống thói ỷ lại vào xã hội; mặt khác, có thể chống lại
được tư tưởng mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”... ASXH là yếu
tố tạo nên sự hòa đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo,
chủng tộc, vị trí xã hội... Đồng thời, giúp mọi người hướng tới một xã hội
nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng, bình yên.
Thứ ba, ASXH thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội. Trên
bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống
của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó,
những nhóm dân cư “yếu thế” trong xã hội. Trên giác độ kinh tế, ASXH
là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng
đồng, được thực hiện theo hai chiều ngang và dọc. Sự phân phối lại thu
nhập theo chiều ngang là sự phân phối lại giữa những người khoẻ mạnh
và người ốm đau, giữa người đang làm việc và người đã nghỉ việc, giữa
người chưa có con và những người có gánh nặng gia đình. Một bên là
những người đóng góp đều đặn vào các loại quỹ ASXH hoặc đóng thuế,
còn bên kia là những người được hưởng trong các trường hợp với các
điều kiện xác định. Thông thường, sự phân phối lại theo chiều ngang chỉ
xảy ra trong nội bộ những nhóm người được quyền hưởng trợ cấp (một
“tập hợp đóng” tương đối).
134
lOMoARcPSD|1596273 6
Sự phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao tài sản và
sức mua của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập
quá thấp, cho những nhóm người “yếu thế”. Phân phối lại theo chiều dọc
được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: trực tiếp (thuế trực thu,
kiểm soát giá cả, thu nhập và lợi nhuận...) hoặc gián tiếp (trợ cấp thực
phẩm, cung cấp hiện vật hoặc các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế,
nhà ở, giúp đỡ và bảo vệ trẻ em...). Việc phân phối lại theo chiều dọc có
ý nghĩa xã hội rất lớn (thực hiện cho một “tập hợp mở” tương đối).
ASXH góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đến nay người ta đã ý thức
được rằng, sự phát triển của xã hội là một quá trình, trong đó các nhân tố
kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau. Sự phát triển
của thế giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm những
cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những lợi
ích cho mọi người; bảo đảm phân phối công bằng hơn về thu nhập và của
cải, tiến tới công bằng xã hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc
làm, mở rộng và cải thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng; giữ
gìn và bảo vệ môi trường... Đáp ứng những nhu cầu tối cần thiết cho
những người gặp khó khăn, bất hạnh là vấn đề được ưu tiên trong chiến
lược phát triển của thế giới. Những lưới đầu tiên của ASXH đã bảo vệ,
giảm bớt sự khó khăn cho họ. Sự phát triển sau này của những lưới khác
tạo ra sự đa dạng trong ASXH, giải quyết được những nhu cầu khác nhau
của nhiều nhóm người trong những trường hợp “rủi ro xã hội”. Tuy
nhiên, phải thấy rằng, ASXH không loại trừ được sự nghèo túng mà chỉ
có tác dụng góp phần đẩy lùi nghèo túng, góp phần vào việc thúc đẩy tiến
bộ xã hội.
4.5.1.3.
Thế nào là một hệ thống an sinh xã hội tốt?
Theo Ngân hàng thế giới đề cập trong cuốn “Về bảo trợ và thúc đẩy
xã hội - Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả”, một hệ
thống an sinh xã hội tốt cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Thứ nhất là phù hợp. Các chương trình được sử dụng và sự cân đối
giữa chúng cùng các yếu tố khác của chính sách công phải đáp ứng được
nhu cầu cụ thể của quốc gia, vùng miền. Mỗi chương trình phải được tùy
biến để phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Như vậy, việc
thực thi các chương trình an sinh xã hội cần phải được đặt trong bối cảnh
135
lOMoARcPSD|1596273 6
và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi áp dụng các chương
trình an sinh xã hội nói riêng.
Thứ hai là đủ. Hệ thống an sinh xã hội phải bao hàm tất cả các nhóm
đối tượng khác nhau cần hỗ trợ, từ những người nghèo kinh niên, người
nghèo tạm thời cho tới những người bị ảnh hưởng bởi cải cách, cùng với
các nhóm nhỏ của những đối tượng này. Từng chương trình cụ thể phải
tiếp cận được đầy đủ và cung cấp những hỗ trợ có ý nghĩa cho bất kỳ
nhóm dân cư nào mà chương trình được thiết kế ra để hỗ trợ. Tức là,
chương trình an sinh xã hội phải được thiết kế để bảo đảm mức độ che
phủ cao cho tất cả các nhóm đối tượng cần sự trợ giúp, chứ không chỉ
riêng một nhóm nhỏ nào.
Thứ ba là công bằng. An sinh xã hội với mục tiêu giúp đỡ các đối
tượng dễ bị tổn thương để đảm bảo một sự bình đẳng hơn trong xã hội.
Không những vậy, hệ thống an sinh được thiết kế cũng phải đảm bảo
nguyên tắc công bằng, theo cả hai khía cạnh: công bằng ngang và công
bằng dọc. Nói cách khác, mạng lưới an sinh phải đối xử như nhau với các
đối tượng thụ hưởng có cùng điều kiện giống nhau, và có chế độ đối xử
khác đối với các đối tượng thụ hưởng đặc biệt.
Thứ tư là hiệu quả về chi phí. Để đạt được tiêu chí này, các chương
trình an sinh được thiết kế phải tiết kiệm chi phí quản lý, dành tối đa
nguồn lực cho nhóm đối tượng chủ định. Muốn vậy, các chương trình
cần phải tránh sự manh mún, rời rạc, tạo ra những chi phí không cần
thiết. Ngoài ra, chương trình trợ giúp cần hoạt động với hiệu suất cao, với
nguồn lực tối thiểu để đạt được tác động mong muốn, song vẫn đảm bảo
đủ nguồn lực để thực hiện tốt các chức năng của chương trình.
Thứ năm là khuyến khích thích hợp. Các mạng lưới an sinh xã hội
có thể làm thay đổi hành vi của đối tượng thụ hưởng theo hướng tích cực
hoặc tiêu cực. Do đó, khi thiết kế các chương trình, các nhà hoạch định
phải nghiên cứu cả những biến đổi hành vi mà mỗi chương chình có thể
tác động đến đối tượng để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp. Thay vì
trực tiếp mang cá cho người nghèo, các chương trình cần có những biện
pháp hỗ trợ để họ có thể tự câu được cá để ăn. Vì vậy, các chương trình
an sinh xã hội dành cho người nghèo thường quan tâm tới những khuyến
136
lOMoARcPSD|1596273 6
khích nhằm giúp người nghèo tự thoát nghèo hơn là một sự trợ giúp đơn
thuần bằng vật chất.
Thứ sáu là bền vững. Các hệ thống an sinh xã hội thận trọng có tài
chính ổn định, vì chúng được cân đối với những lĩnh vực khác nhau trong
chi tiêu chính phủ. Từng chương trình cụ thể phải bền vững cả về tài
chính lẫn chính trị để tránh việc chương trình phải trải qua những chu
trình khởi động/dừng, bởi sẽ rất nhiều cơ hội để quản lý hiệu quả và đạt
được những mục tiêu mà chương trình đề xướng và xúc tiến. Ở những
nước có thu nhập thấp, các chương trình được khởi động với trợ cấp của
nhà tài trợ dần dần được lồng ghép vào với khu vực công.
Thứ bảy là tính động (khả năng thay đổi). Một hệ thống an sinh tốt
sẽ tiến triển theo thời gian. Cấu trúc phù hợp của các chương trình hỗ trợ
sẽ thay đổi theo tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi của nền kinh tế, khi
những yếu tố chính sách khác có thay đổi hoặc khi có cải cách hay cú
sốc. Việc quản lý các chương trình cụ thể cũng phải tiến triển trong quá
trình giải quyết vấn đề và đề ra các tiêu chuẩn mới.
Thứ tám là chất lượng. Chất lượng của một hệ thống an sinh phần
nhiều nằm ở cơ cấu tổ chức thực hiện chương trình. Một chương trình hỗ trợ
đầy đủ ít nhất phải có một hệ thống đăng ký đối tượng thụ hưởng, chế độ chi
trả (thanh toán) trợ cấp cho đối tượng thụ hưởng, và quy trình loại bỏ các đối
tượng thụ hưởng không còn phù hợp ra khỏi danh sách. Ngoài ra, cần có
một cơ chế giải quyết khiếu nại, đánh giá, giám sát kết quả xác định đối
tượng thường kỳ... Các chức năng giám sát và đánh giá sẽ rất quan trọng khi
chương trình hỗ trợ phức tạp hơn, lớn hơn hoặc kéo dài hơn.
4.5.2.
Hệ thống an sinh xã hội ở Việt nam
Hệ thống an sinh của Việt Nam hiện nay gồm được chia làm 3 nhóm:
-
Nhóm các chế độ về bảo hiểm xã hội: gồm bảo hiểm xã hội bắt
buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện quan niệm trên nguyên tắc có đóng
thì có hưởng và cùng chia sẻ rủi ro. Đối tượng tham gia là những người
lao động theo quy định, các mức đóng góp tạo nên một quỹ chung. Các
thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp phải các sự cố và đủ điều kiện
để hưởng. Mọi chi phí cho các chế độ được chi trả bởi nguồn quỹ chung.
-
Nhóm các chế độ về trợ cấp xã hội: bao gồm các chế độ cứu trợ xã
hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do gặp phải
137
lOMoARcPSD|1596273 6
những rủi ro trong cuộc sống. Nguồn chi trả cho các chế độ trợ cấp xã hội
được lấy từ ngân sách Nhà nước.
-
Nhóm các chương trình xã hội khác: bao gồm chương trình xoá đói
giảm nghèo, chương trình y tế (phòng, chữa bệnh, y tế cộng đồng...) và
gồm cả các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác.
Trong hệ thống ASXH thì Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y
tế (BHYT) là nòng cốt trên cơ sở nguyên tắc ba bên cùng tham gia
(người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước) để giảm bớt gánh
nặng của ngân sách nhà nước và hướng đến xã hội hóa các hoạt động
ASXH, phù hợp với quá trình chuyển đổi từ thực hiện ASXH theo mô
hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, phân phối bình quân, hoàn
toàn do Nhà nước đảm nhiệm, sang mô hình kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
Về BHXH, hiện có hai loại là BHXH bắt buộc (được áp dụng cho khu
vực chính thức, gồm người lao động trong các tổ chức, cơ quan, doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có hợp đồng lao động từ 3 tháng
trở lên) và BHXH tự nguyện (do người lao động tự nguyện, có mức đóng
góp thấp, phù hợp với khả năng thu nhập nên mức hưởng thụ cũng thấp).
Về BHYT, gồm BHYT bắt buộc (áp dụng cho người lao động trong
khu vực chính thức); BHYT tự nguyện (áp dụng cho các đối tượng học
sinh, sinh viên và mọi người dân); BHYT người nghèo (người nghèo
được Nhà nước cấp thẻ BHYT).
Ngoài ra còn có các chương trình ASXH không dựa trên sự đóng góp
của người dân như Trợ giúp xã hội (gồm trợ giúp xã hội thường xuyên,
trợ giúp xã hội đột xuất). Nhà nước tạo cơ chế để hình thành nhiều loại
quỹ xã hội, nhân đạo, từ thiện để trợ giúp các đối tượng xã hội như “Quỹ
vì người nghèo”, “Quỹ tấm lòng vàng”, “Quỹ nạn nhân chất độc da
cam”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”, các quỹ của Hội chữ thập đỏ... Khi có thiên
tai và rủi ro xảy ra, ngoài sự trợ giúp của các địa phương và người dân tại
địa bàn, Nhà nước có chính sách trợ giúp xã hội đột xuất để nhanh chóng
ổn định sản xuất và đời sống cho các thành viên trong xã hội.
Trong hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam còn có Chính sách
thị trường lao động, gồm hai nhóm chính là chính sách tín dụng và chính
138
lOMoARcPSD|1596273 6
sách xuất khẩu lao động nhằm hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, người
khuyết tật, người đi xuất khẩu lao động, người lao động bị mất việc làm...
Chính sách ASXH còn được kết hợp chặt chẽ với các chương trình,
chính sách xã hội khác như Chương trình xóa đói, giảm nghèo,Chính
sách với người có công, Chính sách tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và
dịch vụ cá nhân như nhà ở, giáo dục, y tế, chăm sóc trẻ em... cho các đối
tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, dễ bị tổn thương.
Như vậy, có thể nói hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam với các hình
thức đa dạng, không chỉ giới hạn trong việc phân phối lại thu nhập và trợ
cấp để đảm bảo nhu cầu cơ bản cho người dân, mà đang trở thành
phương tiện phòng tránh và bảo vệ cá nhân trước những rủi ro và sự yếu
thế. Đồng thời an sinh xã hội có độ bao phủ rộng, đang hướng tới bảo
đảm công bằng trong các chính sách hỗ trợ, không để sót đối tượng,
nhằm bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội được bảo vệ về cuộc sống
và đầu tư trong tương lai.
4.5.2.1.
Bảo hiểm xã hội
Đây là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể nói, không có
BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. Theo nghĩa hẹp, cụ
thể, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề
nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông
qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các
bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống
của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn
xã hội.
BHXH bao gồm các chương trình được thiết kế để người lao động có
thể duy trì ở mức tối thiểu chất lượng cuộc sống trong giai đoạn làm việc
cũng như không làm việc trong chu kỳ sống của họ.
BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng
chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người tham
gia phải đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế
độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế
độ được chi trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng
góp của những người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao
139
lOMoARcPSD|1596273 6
động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước; đòi hỏi
tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử
dụng của Quỹ được đầu tư tăng trưởng, nâng cao mức hưởng cho người
thụ hưởng chế độ BHXH; các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng
góp BHXH, không liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức
đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH...
Nguyên tắc của bảo hiểm là đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu
nhập cho người dân khi họ gặp rủi ro trong đời sống (như ốm đau, tai nạn,
thất nghiệp...). Do vậy, quỹ BHXH được hình thành thông qua việc đóng
góp thường xuyên một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước
hoặc tư nhân) tương ứng với xác suất xảy ra và chi phí của rủi ro liên quan.
Có các loại hình bảo hiểm xã hội và cơ chế đóng góp như sau:
Hình thức
Đối tượng
Cơ chế
lựa chọn
Cơ chế tài chính
BHXH bắt
buộc
Người lao động trong
khu vực chính thức (có
hợp đồng lao động)
Bắt buộc
Đóng góp của
người lao động,
chủ sử dụng lao
động, lãi đầu tư
và thuế
BHXH tự
nguyện
Người lao động ngoài
khu vực chính thức
Tự nguyện
Đóng góp của
người lao động,
chủ sử dụng lao
động, lãi đầu tư
Tử tuất
Người lao động trong
khu vực chính thức (có
hợp đồng lao động)
Bắt buộc
Đóng góp
BH y tế
Người lao động trong
khu vực chính thức (có
hợp đồng lao động) và
người dân
Bắt buộc,
tự nguyện
Đóng góp
BH tai nạn,
bệnh nghề
nghiệp
Người lao động trong
khu vực chính thức (có
hợp đồng lao động)
Bắt buộc
Đóng góp
Ở Việt Nam, theo Luật BHXH thì BHXH là sự đảm bảo thay thế
được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc
140
lOMoARcPSD|1596273 6
giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà
nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động
và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Có 2 hình thức BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Loại hình BHXH mà người lao động và
người sử dụng lao động bắt buộc phải
tham gia.
Loại hình BHXH mà người lao động
tự nguyện tham gia, được lựa chọn
mức đóng và phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình để
hưởng BHXH.
Đối tượng:
-
Người làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ ba tháng
trở lên...
-
Khi hết thời gian đóng BHXH bắt
buộc mà chưa đủ số năm được hưởng
chế độ nghỉ hưu, bạn có thể đóng tiếp
BHXH tự nguyện để được hưởng chế
độ khi nghỉ hưu.
Đối tượng:
-
Người lao động làm việc theo hợp
đồng lao động có thời hạn dưới 3
tháng;
-
Người lao động tự tạo việc làm...
Bao gồm các chế độ:
a)
Ốm đau;
b)
Thai sản;
c)
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d)
Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Bao gồm các chế độ:
a)
Hưu trí;
b)
Tử tuất.
Cơ chế tài chính:
-
Người lao động.
-
Người sử dụng lao động.
-
Lãi đầu tư.
-
Nhà nước bù thiếu.
Cơ chế tài chính:
-
Người lao động.
-
Người sử dụng lao động.
-
Lãi đầu tư.
Quỹ BHXH ở Việt Nam cũng dựa trên cơ sở đóng góp của người lao
động, chủ sử dụng lao động và bù thiếu của nhà nước. Mức đóng bảo hiểm
141
lOMoARcPSD|1596273 6
xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao
động, cụ thể mức đóng góp hiện nay là 26%, trong đó người sử dụng lao
động chi trả 18% và người lao động chi trả 8%. Mức đóng bảo hiểm xã hội
tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn
nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Việc phân phối BHXH dựa trên nguyên tắc: Mức hưởng bảo hiểm xã
hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có
chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động hưởng
chế độ BHXH thông qua hai quỹ: (1) quỹ BHXH ngắn hạn chi ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và (2) quỹ hưu trí và tử tuất.
Đến cuối năm 2015, cả nước có trên 12,07 triệu người tham gia Bảo
hiểm xã hội, chiếm trên 23% lực lượng lao động (trong đó, tham gia
BHXH bắt buộc trên 11,85 triệu người, tham gia BHXH tự nguyện trên
223 nghìn người). Cả nước hiện có gần 2,6 triệu người đang hưởng lương
hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội
12
.
4.5.2.2.
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì
mục đích lợi nhuận. Người dân tự nguyện tham gia để được chăm sóc
sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật. Ở Việt nam, bảo hiểm y tế được thực hiện
từ năm 1992, hiện nay chúng ta đã có luật BHYT. Theo quy định của luật
BHYT có hiệu lực từ ngày 1.1.2015, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm
bắt buộc đối với toàn dân.
Nguyên tắc bảo hiểm y tế:
-
Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
-
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của
tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối
thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).
-
Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng
trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
-
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế và người tham
gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
12
Bộ Lao động Thương binh- Xã hội
142
lOMoARcPSD|1596273 6
Cụ thể mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay được quy định theo từng
loại đối tượng như sau:
-
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn và có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên: đóng hằng tháng bằng
4,5% mức tiền lương, tiền công, trong đó chủ sử dụng lao động đóng 2/3,
người lao động đóng 1/3.
-
Đối với người có công với cách mạng; cựu chiến binh; người
hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người thuộc hộ gia đình
nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trẻ em dưới 6
tuổi: đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu, được Ngân sách
Nhà nước hỗ trợ 100%.
-
Đối với hộ cận nghèo: mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương
tối thiểu và được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50%.
-
Đối với học sinh, sinh viên, mức đóng hàng tháng bằng 3% mức
lương tối thiểu. Trong đó học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo được
nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50%; học sinh, sinh viên không thuộc hộ cận
nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%.
-
Đối tượng tự nguyện tham gia BHYT: mức đóng hàng tháng bằng
4,5% mức lương tối thiểu và do đối tượng tự đóng. Luật bổ sung quy
định giảm dần mức đóng góp BHYT khi toàn bộ thành viên trong gia
đình tham gia BHYT: người thứ nhất đóng bằng mức quy định, người
thứ hai, thứ ba, thứ tư... đóng lần lượt bằng 80%, 70%, 60% mức đóng
của người thứ nhất. Từ người thứ sáu trở đi đóng bằng 40% mức đóng
của người thứ nhất. Quy định này nhằm giảm gánh nặng tài chính cho hộ
gia đình có nhiều người tham gia BHYT, khuyến khích người dân tham
gia cho tất cả các thành viên trong hộ.
Mức hưởng bảo hiểm y tế: người tham gia BHYT khi khám chữa
bệnh theo đúng quy định được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa
bệnh như sau:
-
Thanh toán 100% chi phí đối với người có công với cách mạng; trẻ
em dưới 6 tuổi; một số đối tượng đang công tác trong lực lượng công an
nhân dân.
-
Thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
143
lOMoARcPSD|1596273 6
-
Thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp
tổng chi phí của một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương
tối thiểu.
-
Thanh toán 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người
hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và trợ
cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người
dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn (người bệnh cùng chi trả 5% còn lại với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh).
-
Thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác
(người bệnh cùng chi trả 20% còn lại với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
Luật BHYT sửa đổi, được áp dụng từ 1/1/2015 đã có những thay đổi sau:
Đối với hộ nghèo, người có công, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới
6 tuổi,... được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí để tham gia bảo hiểm y tế.
Khi khám chữa bệnh, những đối tượng này sẽ được bảo hiểm y tế thanh
toán 100% chi phí khám chữa bệnh hiểm y tế (thay vì trước đây cùng chi
trả 5%).
Đối với hộ cận nghèo được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia
bảo hiểm y tế. Khi đi khám chữa bệnh, đối tượng này sẽ được bảo hiểm y
tế thanh toán 95% chi phí, chỉ phải chi trả 5% (trước đây 20%).
Đồng thời, quỹ BHYT cũng thanh toán 100% đối với chi phí KCB
đối với người tham gia BHYT từ 5 năm trở lên và trong năm đó họ có số
tiền cùng chi trả chi phí KCB lớn hơn 6 tháng lương cơ bản.
Những thay đổi trong quy định BHYT đã quan tâm nhiều đến quyền
lợi của người tham gia BHYT, mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và
mức hưởng BHYT nhằm giảm gánh nặng chi phí KCB, tăng khả năng
tiếp cận dịch vụ y tế đối với toàn dân, đặc biệt với các đối tượng chính
sách, những người nghèo, người yếu thế, hướng tới một hệ thống an sinh
xã hội năng động, hiệu quả, dễ tiếp cận. Đến cuối năm 2015, số người
tham gia bảo hiểm y tế đã là 70 triệu, chiếm 77% dân số, tăng 8,3% so
với năm 2014.
4.5.2.3.
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong các giải pháp để bảo vệ người lao
động tránh được những hụt hẫng khi bị mất việc làm mà xã hội cần tạo
144
lOMoARcPSD|1596273 6
cho họ một khoản thu nhập bù đắp khoản thu nhập bị mất. Bảo hiểm thất
nghiệp là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tài chính thông qua việc
đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của
nhà nước, nhằm hỗ trợ về mặt thu nhập cho người lao động trong thời kỳ
họ bị mất việc làm, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm mới trong thị
trường lao động. Như vậy, có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp vừa là công
cụ góp phần giải quyết thất nghiệp, vừa là một chính sách xã hội rất quan
trọng. Với cách tiếp cận này, bảo hiểm thất nghiệp có hai chức năng chủ
yếu: Chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích.
Với chức năng bảo vệ, bảo hiểm thất nghiệp tổ chức bù đắp thu nhập
cho người thất nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ hội quay
trở lại thị trường lao động. Với chức năng khuyến khích, bảo hiểm thất
nghiệp hạn chế sự ỷ lại của người lao động, kích thích người thất nghiệp
tích cực tìm việc làm và sẵn sàng đi làm việc. Qua hai chức năng này, có
thể thấy bảo hiểm thất nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với người lao
động mà còn có ý nghĩa đối với cả người sử dụng lao động và nhà nước.
Đối với người sử dụng lao động, do có bảo hiểm thất nghiệp nên khi thất
nghiệp xảy ra đối với người lao động, người sử dụng lao động không
phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc làm cho họ. Điều này sẽ
khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Đối với nhà nước, nhờ có bảo
hiểm thất nghiệp nên gánh nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi thất nghiệp
xảy ra (thường vào thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân sách nhà nước eo hẹp
lại phải chi nhiều cho các vấn đề xã hội khác). Mặt khác, khi có trợ cấp
thất nghiệp, những vấn đề xã hội sẽ bớt căng thẳng hơn, nhà nước không
còn phải lo đối phó với các cuộc biểu tình, giảm thiểu được chi phí ngân
sách để giải quyết các tệ nạn xã hội, tội phạm do nguyên nhân thất
nghiệp gây ra.
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện từ 11/2009 nhằm
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, đồng
thời hỗ trợ người lao động học nghề, tìm việc làm mới phù hợp, sớm đưa
họ trở lại làm việc.
145
lOMoARcPSD|1596273 6
Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp
-
Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
-
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của
người lao động.
-
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng,
thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
-
Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận
tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
-
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công
khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
-
Trợ cấp thất nghiệp: Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60%
mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
-
Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
-
Hỗ trợ học nghề.
-
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy
trì việc làm cho người lao động.
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Người lao động có hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12
tháng trở lên trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quy mô từ 10
lao động trở lên.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: đã đóng bảo hiểm thất
nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước
khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; chưa
tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Năm 2015, chế độ bảo hiểm thất nghiệp được chuyển sang thực hiện
theo Luật Việc làm, đã có nhiều điểm mới so với quy định trước đây của
Luật Bảo hiểm xã hội.
Thứ nhất, mở rộng đối tượng tham gia: lao động có hợp đồng lao
động từ đủ ba tháng trở lên là có thể tham gia đóng BH thất nghiệp, trong
khi điều kiện trước đây là hơn một năm. Người sử dụng lao động chỉ sử
dụng từ một lao động trở lên cũng thuộc đối tượng tham gia chính sách
146
lOMoARcPSD|1596273 6
này trong khi trước đây quy định doanh nghiệp phải có 10 lao động trở
lên mới thuộc đối tượng tham gia.
Thứ hai, tăng mức hỗ trợ học nghề. Theo quy định, người lao động
tham gia BH thất nghiệp sẽ được hưởng đầy đủ bốn chế độ gồm: trợ cấp
thất nghiệp; tư vấn giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề đối với đối tượng
tham gia BH thất nghiệp từ đủ chín tháng trở lên; hỗ trợ đào tạo cho
doanh nghiệp để bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, duy trì việc làm cho
người lao động. Bên cạnh đó, những người đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế và được quy định trong Luật Bảo hiểm
y tế (sửa đổi); mức hỗ trợ học nghề cũng được tăng lên 1.000.000
đồng/người/tháng tùy theo ngành nghề đào tạo và đào tạo trong sáu tháng
thay cho mức hỗ trợ trước kia chỉ 300.000 đồng/tháng...
Sau 7 năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, đến quý 1/2016 cả nước
có 10.329 nghìn người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 18,99% lực
lượng lao động cả nước. Hiện có có 95.463 hồ sơ nộp đề nghị hưởng trợ
cấp thất nghiệp (tăng 12,4% so với năm 2015), 84.090 người có quyết
định hưởng trợ cấp thất nghiệp (tăng 1,1% so với 2015). Số người thất
nghiệp được tư vấn việc làm là 140 nghìn người (tăng 91% so với 2015),
trong đó số được giới thiệu việc làm 21.575 người (bằng 25,7% so với
số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp); 5.263 người được hỗ trợ học
nghề (bằng 6,3% số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp)
13
.
Qua thực tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã chứng tỏ tính đúng
đắn và ưu việt của nó, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn
chế, đặc biệt là từ góc độ người lao động, những người trực tiếp đóng
góp và kỳ vọng vào chỗ dựa này khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn.
Hạn chế thứ nhất, đó là quy định người lao động chỉ được hưởng trợ
cấp nếu thời gian mất việc từ 15 ngày trở lên; tức là, sau khi có quyết
định thôi việc, trong thời gian 15 ngày, người lao động chưa tìm được
việc làm mới thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, một số
người lao động sau khi đã đăng ký mất việc, nhưng trong 15 ngày tiếp
theo đã tìm được việc làm mới, vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp, điều
13
Bộ LĐTB-XH, Bản tin cập nhật thị trường lao động quý 1/2016
147
lOMoARcPSD|1596273 6
này cũng ảnh hưởng nhất định tới những đối tượng chưa tìm được việc
làm trong thời gian pháp luật quy định.
Hạn chế thứ hai, về mức trợ cấp thất nghiệp, quy định 60% mức bình
quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp rất khó bảo đảm
cuộc sống tối thiểu cho người lao động. Người lao động đóng BHTN
theo mức lương tối thiểu, trong khi mức lương tối thiểu hiện nay không
bảo đảm mức sống tối thiểu. Cần nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên.
Hạn chế thứ ba, theo quy định, người lao động thất nghiệp, ngoài
được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hưởng trợ cấp thất nghiệp, còn
được hỗ trợ học nghề. Nhưng do mức hỗ trợ học nghề còn thấp, cộng với
tâm lý nôn nóng muốn có việc làm mới nên hầu hết người lao động thất
nghiệp không mấy mặn mà với việc học nghề mới. Vì vậy, thực tế số
người được hỗ trợ học nghề rất thấp, cần có sự điều chỉnh quy định này
để khả thi trên thực tế.
Thêm nữa là hạn chế về quản lý lao động, biến động về quan hệ lao
động chưa được quản lý chặt chẽ, thống nhất nên dễ xảy ra trục lợi bảo
hiểm vì không xác định được thực trạng việc làm của đối tượng bảo hiểm
thất nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đại học Kinh tế quốc dân (2004), “Giáo trình Kinh tế công cộng”,
NXB Thống kê.
2.
Joseph E.Stiglitz (1995), “Kinh tế công cộng”, NXB Khoa học và
Kỹ thuật.
3.
Harvey S.Rosen (2002), “Public Finance”, 6
th
Edition, Princeton
University.
4.
Nguyễn Thị Lan Hương (2010), “An sinh xã hội và ổn định kinh tế
vĩ mô duy trì tăng trưởng”, Kỷ yếu hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy
trì đà tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011”,
Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
5.
Ngân hàng thế giới, “Việt nam: Phát triển một hệ thống BHXH
hiện đại- Những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải
cách trong tương lai”, tháng 6/2012.
148
lOMoARcPSD|1596273 6
6.
Weigand Christine, Grosh Margaret (2008), “Levels and Patterns
of Safety Net Spending in Developing and Transition Countries”, World
Bank No.0817.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1.
Quan niệm về công bằng?
2.
Các thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập?
3.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập?
4.
Công bằng và hiệu quả có mâu thuẫn nhau hay không?
5.
Các lý thuyết về phân phối lại thu nhập: nội dung, hàm phúc lợi,
điều kiện phân phối tối ưu của mỗi thuyết?
6.
Vấn đề nghèo đói: quan niệm, thước đo?
7.
Hệ thống an sinh xã hội: quan niệm, vai trò và thực tiễn ở Việt
Nam?
BÀI TẬP:
1.
Một nền kinh tế gồm hai cá nhân A và B cùng chia nhau 10 quả
cam. Ứng với mỗi quả cam được chia thêm, độ thoả dụng biên của các cá
nhân là như nhau và được thể hiện trong bảng dưới đây:
Quả cam thứ
1
2
3
4
5
Độ thỏa dụng
biên (MU)
30
27
25
20
18
Quả cam thứ
6
7
8
9
10
Độ thỏa dụng
biên (MU)
14
12
9
6
5
a.
Xác định độ thoả dụng của mỗi cá nhân ứng với mỗi lượng cam
được chia?
b.
Hãy xác định phương án phân phối cam tối ưu xã hội theo
thuyết vị lợi?
149
lOMoARcPSD|1596273 6
b. Hãy xác định phương án phân phối cam tối ưu xã hội theo thuyết cực
đại thấp nhất?
c. So sánh kết quả phân phối theo hai phương án nói trên (Giả định
là quá trình phân phối lại cam không làm thất thoát số cam hiện có)?
2 . Một cá nhân bàng quan giữa các tập hợp hàng hoá công cộng và
hàng hoá cá nhân được trình bày ở bảng sau:
HHCC
1
2
3
4
5
6
HH cá nhân
16
11
7
4
3
2
Tập hợp
A
B
C
D
E
F
a.
Hãy vẽ đường bàng quan của cá nhân đó
b.
Giả sử nền kinh tế có thể sản xuất tối đa 1 đơn vị HHCC và 10
đơn vị HH cá nhân, nhưng có thể sản xuất thêm 1 đơn vị HHCC bằng
cách hy sinh 2 đơn vị HH cá nhân. Hãy vẽ đường khả năng sản xuất. Đâu
là mức sản xuất tối đa HHCC, đâu là mức sản xuất tối đa HH cá nhân?
c.
Liệu nền kinh tế có nên sản xuất ở mức 5 HHCC và 1 HH cá nhân
hay không? Hãy chỉ ra mức sản xuất hiệu quả, tối đa hoá độ thoả dụng
của cá nhân?
150
lOMoARcPSD|1596273 6
CHƯƠNG 5
CÔNG CỤ CAN THIỆP CHỦ YẾU CỦA CHÍNH PHỦ
VÀO NỀN KINH TẾ
Trong nền kinh tế, chính phủ thực hiện nhiều vai trò, không chỉ đảm
bảo khuôn khổ luật pháp, tạo dựng luật chơi bình đẳng cho các tác nhân
trong nền kinh tế, sửa chữa các thất bại thị trường mà còn dùng các công
cụ kinh tế (thuế, chi tiêu và các chính sách vĩ mô khác) nhằm hỗ trợ thị
trường phân bổ nguồn lực hiệu quả. Các chính sách vĩ mô như chính
sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thu nhập, chính sách
lãi suất... thường được sử dụng để thúc đẩy, duy trì tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn cũng như duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn sẽ
được nghiên cứu ở học phần kinh tế vĩ mô. Do đó, chương này sẽ chỉ
nghiên cứu 2 công cụ chủ yếu là thuế và trợ cấp.
Nội dung chương sẽ nghiên cứu bản chất, giới hạn, tính hiệu quả của
các can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thông qua thuế và trợ cấp,
nhằm điều chỉnh hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng cũng
như các chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn
thương trong xã hội. Tuy nhiên can thiệp nào vào nền kinh tế cũng gây ra
tổn thất phúc lợi xã hội. Vì vậy, để nền kinh tế hiệu quả, chính phủ cần
cân nhắc, lựa chọn hình thức can thiệp sao cho tổn thất phúc lợi xã hội
là ít nhất.
5.1.
Công cụ thuế
5.1.1.
Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế
5.1.1.1.
Khái niệm
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp
nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật nhằm sử
dụng cho mục đích công cộng.
- Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai
cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước.
151
lOMoARcPSD|1596273 6
- Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao từ người này sang
người kia ở chỗ: trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự
nguyện thì thuế là bắt buộc.
- Một trong những lý do thuế là bắt buộc bởi vì cần những khoản
đóng góp để trợ giúp các dịch vụ công cộng. Vì vấn đề người ăn không,
nên cần phải có một khoản đóng góp bắt buộc để trợ giúp cho HHCC
(nếu không bắt buộc thì không ai muốn đóng góp cả).
5.1.1.2.
Đặc điểm của thuế
- Tính cưỡng chế là đặc tính cơ bản nhất của thuế. Cưỡng chế bởi
đơn giản không ai muốn nộp thuế dù cho họ có rất nhiều tiền đi chăng
nữa. Trong khi đó, bất cứ nhà nước nào cũng phải cần có ngân sách tối
thiểu là duy trì bộ máy hoạt động của bản thân nhà nước. Tính “cưỡng
chế”, do đó, trở thành điều kiện cần và đủ của bất kỳ hệ thống thuế nào
trên thế giới.
- Đặc tính cơ bản thứ hai của thuế là: không có sự tương thích giữa
việc nộp thuế và lợi ích nhận được từ việc nộp thuế. Xét cho cùng thì
việc nộp thuế là tập trung một phần nguồn lực vào tay nhà nước để sau
đó chúng được chi tiêu vào các hoạt động công ích (nói cách khác là để
tài trợ cho hàng hóa công cộng). Một mặt, mọi người đều nhận được
hàng hóa công cộng như nhau (không có định suất, hoặc định suất là vô
ích), nhưng mặt khác, khối lượng thuế phải nộp của những người khác
nhau là không giống nhau. Mọi người đều sử dụng chung một hệ thống
an sinh xã hội, một con đường... nhưng người giàu hơn lại phải nộp thuế
nhiều hơn, điều này tạo nên sự khác biệt giữa thuế và giá cả. Nộp thuế để
nhận lại lợi ích từ hàng hóa công nhưng lượng thuế nộp và lượng lợi ích
nhận được không liên quan đến nhau. Nộp thuế được xem như một nghĩa
vụ không thể thoái thác và lợi ích mà người nộp thuế nhận được từ nhà
nước không liên quan gì đến lượng thuế đã chi trả. Trong khi đó, giá cả là
việc trả tiền để có hàng hóa, đây là trao đổi tự nguyện, và tiền trả với
hàng hóa nhận là có sự tương xứng về giá trị. Kết quả là thuế thường
được xem như là nặng nề hơn là giá cho dù người nộp thuế có tán thành
các chi tiêu của nhà nước, anh ta có thể không nhận thức được mối quan
hệ trực tiếp nào giữa khối lượng thuế đã nộp và lợi ích cá nhân nhận
được từ các hoạt động chung của nhà nước.
152
lOMoARcPSD|1596273 6
5.1.1.3. Chức năng của thuế
Thuế có hai chức năng: (i) chức năng phân phối và phân phối lại và
(ii) chức năng điều tiết kinh tế.
Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là loại chức năng
cơ bản, đặc thù nhất. Thông qua chức năng này, các quỹ bằng tiền của
nhà nước được hình thành. Đây chính là sức mạnh cơ sở vật chất đảm
bảo cho sự hoạt động và tồn tại của nhà nước. Chức năng phân phối và
phân phối lại của thuế là sự huy động một bộ phân thu nhập quốc dân
dưới hình thức tiền tệ vào NSNN. Phần lớn thuế là đánh trên hàng hóa và
thu nhập. Người có thu nhập cao và có tiền chi tiêu cho nhiều hàng hóa
hơn là người nộp thuế nhiều hơn; nói cách khác là những người giàu có
là những người phải chịu nhiều thuế (tính về số tuyệt đối) hơn. Số tiền
này sau đó lại được nhà nước chi tiêu vào hàng hóa công cộng, trợ cấp
hưu trí, bệnh tật, ... tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội.
Đây chính là chức năng phân phối và phân phối lại của thuế. Cũng
theo các suy luận trên, trong một chừng mực đáng kể, chức năng phân
phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng
chức năng điều tiết kinh tế của thuế. Chức năng phân phối và phân phối
lại có vị trí ngày càng tăng. Điều này được giải thích bởi sự mở rộng các
chức năng của nhà nước và việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau,
trong đó có việc can thiệp của nhà nước vào các quá trình kinh tế.
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế có nghĩa là phải xem thuế như
là một tác nhân tích cực của quá trình tái phân phối và thông qua đó, tác
động đến qua trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Một hệ thống thuế ổn
định sẽ tác động đáng kể vào các hoạt động của nền kinh tế, cụ thể là
theo ba hướng sau:
Thứ nhất, thuế sẽ ảnh hưởng đến mức độ và cơ cấu của tổng cầu;
đồng thời thông qua cơ chế cung - cầu thị trường, thuế thúc đẩy hoặc kìm
hãm sản xuất. Điều này phụ thuộc rất lớn vào thu nhập mà người dân sử
dụng: nếu người dân dành hầu hết thu nhập của mình cho tiêu dùng thì sự
thay đổi mức thuế đánh vào tiêu dùng ngay lập tức tác động vào mức cầu
cá nhân và ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế.
Cụ thể, thuế sẽ làm giảm thu nhập của cá dân. Với việc làm nhỏ đi
phần thu nhập có thể chi tiêu cho các hộ gia đình, mức thuế cao hơn có
153
lOMoARcPSD|1596273 6
xu hướng làm cho các hộ gia đình giảm mức chi cho tiêu dùng của họ, do
đó làm giảm mức cầu và GNP thực tế.
Ngoài ra, thuế còn có thể tác động đến mức sản lượng tiềm năng.
Việc giảm thuế đánh vào máy móc, thiết bị hay thu nhập có được từ việc
đầu tư sản xuất, kinh doanh sẽ làm tăng sự đầu tư vào sản xuất kinh
doanh, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế.
Thứ hai, thuế thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định tiền
lương, bởi vì khi tính toán tiền lương, người thuê lao động và người lao
động bao giờ cũng chú ý đến tiền thuế như là một yếu tố của tiền lương
phải được xem xét tới.
Thứ ba, thuế hàng hóa, thuế lợi tức còn tác động đến việc mua sắm,
sử dụng và phục hồi tài sản cố định trong doanh nghiệp. TSCĐ tham gia
vào nhiều chu kỳ sản xuất, thường xuyên bị hao mòn hữu hình và hao
mòn vô hình cho đến khi không còn tác dụng nữa. Sau đó, TSCĐ cần
được phục hồi bằng các quỹ khấu hao. Đây là một loại quỹ được hình
thành từ một bộ phận lợi tức không phải chịu thuế, quy mô của quỹ khấu
hao - trong chừng mực đáng kể - chịu sự tác động của mức thuế (nhất là
thuế lợi tức).
Hai chức năng (chức năng phân phối, phân phối lại và chức năng
điều tiết kinh tế) của thuế tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Chức năng phân
phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận
động và phát triển của chức năng điều tiết kinh tế nhưng chức năng điều
tiết kinh tế của thuế cũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối
và phân phối lại thu nhập. Nguồn tài chính mà nhà nước tập trung được
dưới dạng thuế là tiền đề cho sự can thiệp của nhà nước trên diện rộng và
theo chiều sâu tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản xuất của nhà nước nhằm vào việc
thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tạo điều kiện để tăng thu
nhập của các tầng lớp nhân dân. Đây chính là cơ sở quan trọng để mở
rộng phạm vi tác động của chức năng phân phối và phân phối lại.
5.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của một hệ thống thuế
Một hệ thống thuế được xây dựng phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ
bản sau:
154
lOMoARcPSD|1596273 6
Nguyên tắc thứ nhất là Tính hiệu quả: hệ thống thuế phải đảm bảo
tính hiệu quả trên các mặt sau:
Thứ nhất, hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất. Xét trên
phương diện kinh tế, hệ thống thuế của chính phủ bao giờ cũng ảnh hưởng
đến phân bổ nguồn lực của xã hội bởi thuế ảnh hưởng đến hành vi, thuế
gây méo mó do phản ứng của các cá nhân khi nộp thuế. Chỉ có một loại
thuế duy nhất là thuế khoán- các cá nhân không thể làm gì để thay đổi
nghĩa vụ đóng thuế của mình- là không gây méo mó đến hoạt động kinh tế,
tất cả các loại thuế còn lại đều gây méo mó ít nhiều đến hoạt động kinh tế.
Do vậy, tính hiệu quả của thuế phải được xem xét trên hai giác độ:
Một là giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổ
nguồn lực xã hội, vốn đã đạt được dưới tác động của thị trường cạnh
tranh, bởi vì trong nền kinh tế cạnh tranh, giá cả sẽ là tín hiệu hiệu quả để
phân bổ nguồn lực cho người sản xuất và người tiêu dùng. Trong điều
kiện như vậy, mọi sự can thiệp bằng thuế sẽ làm giá cả bị “bóp méo”, gây
ra sự phi hiệu quả cho nền kinh tế, thể hiện ở khái niệm “sự mất trắng”
(dead weight loss) do thuế gây ra.
Hai là tăng cường vai trò của thuế trong trường hợp phân bổ nguồn
lực chưa hiệu quả, (ví dụ như thuế ô nhiễm). Thị trường trong một số
trường hợp thất bại trong việc phân bổ nguồn lực nên cần hệ thống thuế
để điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế.
Thứ hai, hiệu quả tổ chức thu thuế lớn nhất. Khi thu thuế bao giờ
cũng phát sinh chi phí (trực tiếp và gián tiếp). Tính hiệu quả của thu thuế
thể hiện ở chỗ thuế thu được nhiều nhất trên cơ sở chi phí hành chính
thấp nhất. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu này cần hệ thống thuế có cơ sở
thuế rộng, thuế suất thấp để đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát,
tránh được hiện tượng trốn thuế.
Nguyên tắc thứ hai là Tính công bằng: hệ thống thuế phải công
bằng trong đối xử với các cá nhân, công bằng trong phân chia gánh nặng
của thuế.
Hai mục tiêu thường xuyên được xem xét khi đo lường công bằng
thuế, đó là công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc.
Công bằng theo chiều dọc là các nhóm có nhiều nguồn lực hơn (thu
155
lOMoARcPSD|1596273 6
nhập cao hơn, giàu có hơn, lợi nhuận nhiều hơn) sẽ phải trả thuế cao hơn
so với nhóm ít nguồn lực hơn.
Công bằng theo chiều ngang là các cá nhân về mọi mặt như nhau thì cần
được đối xử như nhau trong cùng hệ thống thuế. Tuy nhiên, trong thực tế,
nguyên tắc này ít có tính khả thi bởi vì nó không chỉ rõ tiêu thức nào để xác
định hai cá nhân như nhau, mặt khác nó cũng không nói rõ việc đối xử như
nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là như thế nào.
Ví dụ: hãy tưởng tượng bạn bè của tôi và tôi là giống hệt nhau về trí
thông minh, giáo dục, học vấn và nghề nghiệp. Tôi chọn dành nhiều thời
gian hơn ở nhà với các con tôi, trong khi bạn tôi lựa chọn dành nhiều hơn
thời gian vào công việc của mình. Mặc dù giống nhau ở nhiều khía cạnh,
người bạn của tôi có thu nhập cao hơn tôi, và sẽ nộp thuế thu nhập cao hơn.
Một mặt, chúng tôi có các khoản thu nhập khác nhau, vì vậy chúng
tôi phải trả các loại thuế khác nhau, điều đó có vẻ công bằng theo chiều
ngang. Mặt khác, chúng tôi là hai người giống nhau về khả năng và các
nguồn lực khác, nhưng vì những sự lựa chọn khác nhau, đã làm chúng tôi
thanh toán các khoản thuế khác nhau, điều đó có vẻ không công bằng
theo chiều ngang.
Một ví dụ khác: có 2 người có khoản thu nhập như nhau trong suốt
cuộc đời của mình, một người thì tiết kiệm 20% lương nên tích luỹ được
một khoản khi nghỉ hưu. Người kia thì chi tiêu hết số tiền kiếm được, cho
nên khi về hưu phải xin trợ cấp. Người có khoản tiền tiết kiệm sẽ phải
nộp thuế cho tiền lãi tiết kiệm và thu nhập của họ, và nhận lại từ chính
phủ thì ít hơn.
Nếu như công bằng ngang trong hệ thống thuế rất khó xác định và đo
lường bởi nó phụ thuộc vào sự lựa chọn của các cá nhân thì công bằng
dọc lại không như vậy. Các nhà kinh tế dễ dàng thống nhất với nhau các
thước đo đối với công bằng dọc: đó là hệ thống thuế luỹ tiến. Theo đó,
mức thuế suất trung bình phải tăng khi thu nhập tăng, do đó người giàu
trả một tỷ lệ cao trong thu nhập của họ hơn so với người nghèo (Ví dụ,
một hệ thống thuế lũy tiến sẽ là: các cá nhân nộp 10% thu nhập của họ tại
mức thu nhập 10.000 đôla, nhưng họ phải trả 30% thu nhập tại mức thu
nhập 100.000 đôla). Hệ thống thuế, trong đó mức thuế suất trung bình
không thay đổi với thu nhập là những hệ thống thuế theo tỷ lệ, vì tất cả
156
lOMoARcPSD|1596273 6
mọi người trả cùng một tỷ lệ như nhau cho phần thu nhập chịu thuế (Ví
dụ, cá nhân phải trả 15% thuế thu nhập bất kể họ có thu nhập là 10.000
đôla hay 100.000 đôla.) Hệ thống thuế, trong đó mức thuế suất trung bình
giảm khi thu nhập tăng là những hệ thống thuế lũy thoái (Ví dụ, cá nhân
nộp 15% thuế thu nhập với mức thu nhập 10.000 đôla, nhưng chỉ phải trả
10% thuế thu nhập với mức thu nhập 100.000 đôla).
Như vậy, công bằng trong thuế là một yêu cầu đòi hỏi khách quan,
nhưng trên thực tế còn rất nhiều tranh luận vì khó khăn trong đo lường và
đánh giá thế nào là công bằng giữa các cá nhân trong nền kinh tế.
Nguyên tắc thứ ba là Tính đơn giản, minh bạch: thể hiện sự rõ
ràng minh bạch trong việc chỉ rõ ai chịu thuế, thời hạn nộp thuế và mức
thuế phải nộp. Tính minh bạch ở đây, cơ bản hàm ý các luật thuế không
quá phức tạp và không mang tính phân biệt, các quy định và yêu cầu về
quản lý hành chính thuế dễ tuân thủ. Để minh bạch, trước hết cần có
chính sách thuế đơn giản. Nếu chính sách thuế phức tạp với quá nhiều
mức thuế suất phân biệt và các điều khoản miễn giảm thuế sẽ gây ra tình
trạng khó chuẩn mực trong cách hiểu và áp dụng trên thực tế, điều này sẽ
gây khó khăn trong việc nộp thuế cũng như quản lý thu nộp. Hệ thống
thuế đơn giản để việc quản lý là dễ dàng và không tốn kém. Chi phí thấp
trong việc giám sát và theo dõi tuân thủ nộp thuế.
Nguyên tắc thứ tư là Tính linh hoạt: hệ thống thuế phải có khả
năng thích ứng một cách dễ dàng với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi.
Tính linh hoạt của hệ thống thuế được thể hiện thông qua khả năng thích
ứng một cách dễ dàng với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Nền kinh tế
luôn biến động theo thời gian, trong khi chính sách thuế lại tương đối ổn
định, do vậy dễ nảy sinh sự chệch pha giữa chính sách thuế và các hoạt
động kinh tế.
5.1.3.
Phân loại thuế
Theo phương thức đánh thuế, thuế được chia làm 2 loại:
- Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp
vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được qui
định nộp thuế. Đây là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu
thuế và họ không có khả năng thu hồi lại tiền thuế bằng cách chuyển
157
lOMoARcPSD|1596273 6
gánh nặng thuế sang một người khác. Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân,
thuế nhà đất ...
- Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá
khi nó lưu chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp
thuế không phải là người chịu thuế, nó được cấu thành trong giá cả hàng
hoá dịch vụ và người tiêu dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế gián
thu chẳng qua là nộp hộ người tiêu dùng. Ví dụ như: thuế V.A.T, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên...
Theo cơ sở tính thuế, thuế được chia làm 3 loại:
Thứ nhất, thuế đánh vào thu nhập: cơ sở đánh thuế là thuế thu nhập
cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai, thuế đánh vào tài sản: cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản: tài
sản tài chính, tài sản cố định, tài sản vô hình ...
Thứ ba, thuế đánh vào tiêu dùng: cơ sở đánh thuế là phần thu nhập
của tổ chức, cá nhân được mang ra tiêu dùng trong hiện tại (thuế GTGT,
thuế tiêu thụ đặc biệt...).
Theo mức thuế:
- Thuế đánh theo tỷ lệ %: Bao gồm thuế lũy tiến (thuế suất trung bình
tăng khi thu nhập chịu thuế tăng: như thuế thu nhập), thuế lũy thoái (thuế
suất trung bình giảm khi thu nhập chịu thuế tăng: như thuế tiêu dùng),
thuế tỷ lệ cố định (thuế suất trung bình không đổi khi thu nhập chịu thuế
tăng: đóng bảo hiểm xã hội).
- Thuế đánh trên mức tuyệt đối: ấn định một số thu bằng tiền trên một
đơn vị tính thuế như trọng lượng, khối lượng, diện tích, đơn vị sản phẩm.
Ở Việt Nam hiện nay, có các loại thuế sau:
Thứ nhất, thuế thu nhập (đối tượng chịu thuế là thu nhập), gồm có
hai sắc thuế là:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập cá nhân.
Thứ hai, thuế tiêu dùng (đối tượng chịu thuế là đa số hàng hóa, dịch
vụ tiêu dùng), gồm có bốn sắc thuế là:
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
158
lOMoARcPSD|1596273 6
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế môi trường.
Thứ ba, thuế tài sản (đối tượng chịu thuế là tài sản), gồm có bốn sắc
thuế là:
- Thuế tài nguyên.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
5.1.4.
Phạm vi ảnh hưởng của thuế
Phạm vi ảnh hưởng của thuế nghiên cứu khi một sắc thuế được ban
hành, ai sẽ thực tế phải chịu gánh nặng về thuế. Có 3 nguyên tắc về phạm
vi ảnh hưởng của thuế:
Nguyên tắc 1: trách nhiệm pháp lý của thuế không phân định rõ ai là
người chịu thuế thực sự (dưới giác độ kinh tế và luật pháp).
Nguyên tắc 2: Khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào (thuế bên cung
hay bên cầu) không phản ánh chính xác sự phân chia gánh nặng thuế.
Nguyên tắc 3: Gánh nặng thuế phụ thuộc vào độ có dãn của cung
hoặc cầu.
5.1.4.1.
Nguyên tắc 1
Phạm vi ảnh hưởng của thuế do luật pháp quy định: xác định chủ
thể chịu trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ nộp thuế.
Thuế trực thu: người nộp thuế chính là người chịu thuế. Ví dụ thuế
thu nhập cá nhân, người nộp thuế chính là người chịu thuế.
Thuế gián thu: người nộp thuế khác người chịu thuế. Ví dụ: người
tiêu dùng mua 1 cái bút máy giá 20.000 đồng, thuế GTGT 10% là 2.000
đồng. Khi đó, người chịu thuế là người tiêu dùng; người có thu nhập nộp
thuế là người bán.
Phạm vi ảnh hưởng của thuế về mặt kinh tế: thể hiện mức thay đổi
phân phối thu nhập thực của từng chủ thể do thuế gây ra.
Ví dụ, giả sử rằng ngày mai chính phủ sẽ áp đặt mức thuế 500 đồng
mỗi lít xăng dầu và người sản xuất là người phải nộp thuế. Câu hỏi đặt ra
là: ai là người thực sự chịu thuế?
159
lOMoARcPSD|1596273 6
P
1
=1.500
Q
1
=100
Hình 5.1: Thị trường xăng dầu trước khi có thuế
Đồ thị biểu diễn thị trường xăng dầu với trục tung là giá trên mỗi lít
xăng, trục hoành là lượng xăng dầu, đơn vị tính là nghìn lít. Thị trường
cân bằng tại mức giá 1.500VND và mức sản lượng là 100 nghìn lít.
Khi có thuế 500 đồng cho một lít xăng áp cho người sản xuất, đối với
các nhà sản xuất, điều này tương đương với mức tăng 500 đồng/lít trong
chi phí biên. Bởi vì các công ty phải trả cả chi phí ban đầu của họ và 500
đồng tiền thuế, nên họ yêu cầu một mức giá cao hơn để sản xuất ra mỗi
lít xăng. Ban đầu, mức cung là 100 nghìn lít và do vậy mức giá mà công
ty muốn bán ra giả sử là P
2
= 2.000 đồng (cao hơn 500 đồng so với mức
giá cân bằng ban đầu). Vì có thuế nên chi phí biên của người sản xuất
tăng lên, dẫn tới đường cung dịch chuyển từ vị trí đường S
1
sang đường
S
2
, mức cung xăng dầu sẽ giảm.
Tại mức giá cân bằng ban đầu là 1.500 đồng, có hiện tượng dư cầu
xăng. Người tiêu dùng muốn mua số lượng 100 nghìn lít với mức giá
1.500, nhưng sau khi có thuế, người sản xuất chỉ muốn cung cấp 80
nghìn lít, do vậy có sự khan hiếm xăng dầu nên giá cân bằng trên thị
trường sẽ tăng lên. Giả sử trạng thái cân bằng mới của thị trường là điểm
D với mức giá là 1.800 đồng và lượng là 90 nghìn lít. Như vậy, giá thị
trường đã tăng 300 đồng so với trước khi có thuế.
160
lOMoARcPSD|1596273 6
Như vậy, thuế đã gây ra 2 tác động: thứ nhất, thuế đã làm thay đổi
mức giá bán xăng dầu trên thị trường (mức giá đã tăng lên 300 đồng) và
thứ hai, các nhà sản xuất phải trả tiền thuế cho Chính phủ là 500 đồng
cho mỗi lít xăng bán.
Đứng trên khía cạnh lợi ích của người sản xuất, khoản thuế 500 đồng
cho mỗi lít xăng phải trả đã được bù đắp một phần do giá bán xăng dầu
tăng lên. Trong trường hợp này, người sản xuất đã được bù 300 đồng, họ
chỉ phải trả 200 đồng tiền thuế cho mỗi lít xăng bán ra.
Đứng trên khía cạnh lợi ích của người tiêu dùng, giá bán xăng tăng nên
người tiêu dùng đã phải tiêu dùng xăng với giá cao hơn. Họ không phải là
người nộp thuế cho chính phủ nhưng thực tế họ đã chịu phần lớn gánh nặng
thuế (300 đồng cho mỗi lít xăng tiêu dùng). Việc tăng giá bán xăng trên thị
trường đã chuyển gánh nặng thuế từ người sản xuất sang người tiêu dùng.
Gánh nặng thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng:
- Gánh nặng thuế đối với người sản xuất: (giá trước thuế - giá sau
thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người sản xuất.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có:
161
Hình 5.2: Thuế đánh bên cung-Thị trường xăng dầu sau khi có thuế
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 5.3: Thuế đánh bên cầu - Thị trường xăng dầu sau khi có thuế
(P
1
- P
3
) + 500 = (1.500 - 1.800) + 500 = 200
- Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng: (giá sau thuế - giá trước
thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người tiêu dùng.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có:
(P
3
- P
1
) + 0 = (1.800 - 1.500) + 0 = 300
5.1.4.2.
Nguyên tắc 2
Khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào (thuế bên cung hay bên cầu)
không phản ánh chính xác sự phân chia gánh nặng thuế. Phạm vi ảnh
hưởng của thuế là giống hệt nhau cho dù thuế đánh vào người sản xuất
hay người tiêu dùng.
Cũng ví dụ trên, nguyên tắc này cho thấy dù mức thuế 500 đồng
đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng thì người tiêu dùng cũng sẽ
chịu gánh nặng thuế là 300 đồng và người sản xuất sẽ chịu 200 đồng .
Hình 5.3 xem xét tác động của mức thuế 500 đồng cho mỗi lít xăng
đánh vào người tiêu dùng. Trong trường hợp này, thuế được thu thập từ
người tiêu dùng tại các trạm bơm xăng khi họ trả tiền cho xăng chứ
không phải từ các nhà sản xuất, như trong Hình 5.2.
Người tiêu dùng phải trả thêm một khoản thuế 500 đồng khi tiêu thụ
mỗi lít xăng trên thị trường. Do đó, họ sẽ giảm nhu cầu dùng xăng, và
đường cầu sẽ dịch chuyển vị trí từ D
1
sang D
2
.
162
lOMoARcPSD|1596273 6
Trước khi có thuế, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá P
1
= 1.500 đồng/
lít cho 100 nghìn lít, tại điểm cân bằng A. Khi có thuế, vì họ phải trả 500
đồng tiền thuế cho mỗi lít xăng nên bây giờ họ chỉ sẵn sàng trả giá P
2
=
1.000 đồng cho mỗi lít xăng.
Trên thị trường, ở tại mức giá 1.500 đồng sẽ có hiện tượng dư cung
vì người sản xuất sẵn sàng cung ứng 100 nghìn lít (tại điểm A) nhưng
người tiêu dùng chỉ sẵn sàng mua 80 nghìn lít (tại điểm C) với mức giá
đó. Số lượng cung dư thừa là 20 nghìn lít. Do vậy, người sản xuất sẽ phải
giảm giá bán, giá cân bằng trên thị trường bây giờ chỉ là 1.300 đồng.
Như vậy, thuế đã gây ra 2 tác động: thứ nhất, nó đã thay đổi giá thị
trường mà người tiêu dùng phải trả và giá mà người sản xuất nhận được
cho mỗi lít xăng; mức giá này đã giảm 200 đồng từ 1.500 đồng xuống
1.300 đồng. Thứ hai, người tiêu dùng phải trả chính phủ 500 đồng cho
mỗi lít xăng họ mua; tại mức giá cân bằng là 1.300 đồng cộng thêm 500
đồng thuế một lít khi tiêu dùng nên chi phí mà người tiêu dùng trả (giá
cộng thuế) là 1.800 đồng tại điểm E.
Từ quan điểm của người tiêu dùng, khoản thuế 500 đồng được bù
đắp bằng việc giá xăng trên thị trường giảm 200 đồng. Từ quan điểm của
nhà sản xuất, họ đã bán hàng hoà của mình thấp hơn 200 đồng cho mỗi
lít. Mặc dù người sản xuất không trực tiếp nộp thuế nhưng cả hai đều
chịu gánh nặng thuế.
-
Gánh nặng thuế đối với người sản xuất: (giá trước thuế - giá sau
thuế)+ thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người sản xuất.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có : (P
1
- P
3
) + 0 = (1.500 - 1.300) + 0 = 200
-
Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng: (giá sau thuế - giá trước
thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người tiêu dùng.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có:
(P
3
- P
1
) + 500 = (1.300 - 1.500) + 500 = 300
Lưu ý rằng, gánh nặng thuế trong trường hợp này tương tự như gánh
nặng thuế trong ví dụ trước, người tiêu dùng phải trả 500 đồng thuế khi
mua xăng, nhưng lại mua xăng với mức giá 1.300 (thấp hơn so với mức
1.500). Cộng hai khoản lại (thuế và giá) thì người tiêu dùng phải trả mức
1.800 đồng cho mỗi lít xăng. Người sản xuất không phải trả thuế nhưng
họ nhận được mức giá bán thấp hơn (trước thuế họ bán xăng với giá
1.500, sau thuế họ chỉ bán với giá 1.300 đồng).
163
lOMoARcPSD|1596273 6
5.1.4.3. Nguyên tắc 3
Gánh nặng thuế phụ thuộc rất lớn vào độ co dãn của cung hoặc
cầu, vào sự thay đổi của lượng cung, hoặc lượng cầu khi giá hàng hoá
thay đổi.
Trường hợp cầu hoàn toàn không co dãn (Perfectly Inelastic Demand)
Với ví dụ trên, trong đó mức thuế 500 đồng được đánh vào nhà sản
xuất cho mỗi lít xăng, nhưng giả sử rằng người tiêu dùng có nhu cầu
hoàn toàn không co dãn, như thể hiện trong Hình 5.4. Tại trạng thái cân
bằng ban đầu, giá 100 nghìn lít là P
1
(1.500 đồng). Khi thuế được áp
dụng đối với các nhà sản xuất, mức thuế này tương đương với việc tăng
chi phí sản xuất biên lên 500 đồng, nên làm giảm mức cung hàng hoá,
đường cung dịch chuyển vị trí từ S
1
sang S
2
.
Điểm cân bằng mới của thị trường tại mức giá P
2
= 2.000 đồng, cao
hơn 500 đồng so với mức giá cũ P
1
= 1.500 đồng.
Khi cầu thị trường hoàn toàn không co dãn, gánh nặng thuế đối với
người tiêu dùng và người sản xuất được xác định như sau:
-
Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng: (giá sau thuế - giá trước
thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người tiêu dùng.
164
Hình 5.4: Trường hợp cầu thị trường hoàn toàn không co dãn
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 5.5: Trường hợp cầu thị trường hoàn toàn co dãn
Áp dụng vào ví dụ trên ta có: (P
2
- P
1
) + 0 = (2.000 - 1.500) = 500
- Gánh nặng thuế đối với người sản xuất: (giá trước thuế - giá sau
thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người sản xuất.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có : (P
1
- P
2
) + 500 = (1.500 - 2.000) + 500 = 0
Như vậy, khi cầu hoàn toàn không co dãn, người sản xuất không chịu
thuế mà gánh nặng thuế rơi hoàn toàn vào người tiêu dùng.
Trường hợp cầu hoàn toàn co dãn (Perfectly Elastic Demand)
Trường hợp cầu hoàn toàn co dãn được biểu diễn trên đồ thị Hình
5.5.
Tại trạng thái cân bằng ban đầu, giá 100 nghìn lít là P
1
(1.500 đồng).
Khi thuế được áp dụng đối với các nhà sản xuất, đường cung dịch chuyển
vị trí từ S
1
sang S
2
, lúc này mức cung sẽ là Q
2
=80 còn mức giá vẫn được
giữ nguyên ở mức P
1
= 1.500 đồng.
Khi cầu thị trường hoàn toàn co dãn, gánh nặng thuế đối với người
sản xuất và người tiêu dùng được xác định như sau:
-
Gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng: (giá sau thuế - giá trước
thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người tiêu dùng.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có: (P
1
- P
1
) + 0 = (1.500- 1.500) = 0
-
Gánh nặng thuế đối với người sản xuất: (giá trước thuế - giá sau
thuế) + thanh toán thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá bởi người sản xuất.
165
lOMoARcPSD|1596273 6
Áp dụng vào ví dụ trên ta có: (P
1
- P
1
) + 500 = (1.500 - 1.500) + 500 = 500
Như vậy, khi cầu hoàn toàn co dãn, người tiêu dùng không chịu thuế
mà gánh nặng thuế rơi hoàn toàn vào người sản xuất.
Khái quát lại: Với những hàng hoá có cầu co dãn thì gánh nặng thuế
thường rơi vào người sản xuất bởi hàng hoá có cầu co dãn thường là những
hàng hoá có nhiều hàng hoá thay thế, ví dụ như đồ ăn nhanh (fast food)
(thay thế cho fast food có thể là phở hoặc cơm, bánh mì). Khi chính phủ
đánh thuế vào fast food, người cung cấp fast food thấy rằng khó có thể tăng
giá fast food, bởi nếu tăng giá thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang ăn phở,
cơm hoặc bánh mì, vì thế nhà cung cấp sẽ chịu gánh nặng thuế.
Ngược lại, với những hàng hoá có cầu kém co dãn thì gánh nặng thuế
thường rơi vào người tiêu dùng, ví dụ như với insulin, một loại thuốc
dành cho bệnh nhân bị tiểu đường. Insulin có cầu kém co dãn vì đây là
thuốc đặc trị, không có sản phẩm thay thế. Khi chính phủ đánh thuế vào
insulin, nhà sản xuất dễ dàng tăng mức giá bán insulin và người tiêu dùng
không có lựa chọn khác nên sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn.
Trường hợp cung có độ co dãn khác nhau
Độ co dãn của cung cũng ảnh hưởng đến phân phối gánh nặng thuế.
Đường cung co dãn hơn khi các nhà cung cấp có nhiều sự thay thế hơn
đối với nguồn lực đầu vào họ có thể được sử dụng. Trong ngắn hạn, một
nhà sản xuất thép có cung kém co giãn bởi vì đầu tư vào các nhà máy
thép là khá tốn kém và do vậy có ít sự lựa chọn thay thế đối với sản xuất
thép. Các nhà máy không dễ chuyển đổi từ sản xuất thép sang sản xuất
sản phẩm nhựa hoặc gỗ. Vì vậy, đường cung về thép sẽ kém co giãn.
Ngược lại, việc kinh doanh từ các cửa hàng trên phố (các mặt hàng
như đồng hồ, ví, khăn quàng cổ,...) tại thành phố Hà Nội là rất co dãn, vì
các chủ cửa hàng dễ dàng di chuyển vốn của mình sang kinh doanh hoặc
đầu tư cho hoạt động khác nếu họ bị đánh thuế.
So sánh phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với nhà sản xuất thép và
chủ kinh doanh đối với đường cầu bất kỳ được thể hiện ở Hình 5.6.
Đồ thị (a) của Hình 5.6 cho thấy tác động của thuế đến nhà sản xuất
thép, thị trường thép ban đầu ở trạng thái cân bằng tại điểm A. Khi có thuế,
công ty thép sẽ giảm bớt sản lượng thép sản xuất ra với một lượng không
lớn bởi hiệu quả của lợi thế theo quy mô (với lượng máy móc thiết bị cố
166
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 5.6: Ảnh hưởng của thuế khi cung có độ co dãn khác nhau
định, sản lượng đầu ra phải ở một mức đủ lớn để sản xuất hiệu quả). Kết
quả là, ngay cả khi công ty thép phải trả thuế cho chính phủ đối với từng
đơn vị thép sản xuất, họ vẫn không muốn giảm sản lượng sản xuất. Do đó,
đường cung thép của công ty dịch chuyển vị trí từ S
1
đến S
2
. Giá thép tăng
nhẹ từ P
1
đến P
2
, và lượng thép bán ra giảm xuống chỉ từ Q
1
xuống Q
2
;
trạng thái cân bằng mới là điểm B. Vì giá thép tăng là rất nhỏ, nó không đủ
bù đắp thuế mà công ty thép phải trả. Do đó, công ty thép chịu phần lớn
gánh nặng thuế, và người tiêu dùng thép chịu phần rất nhỏ (vì họ phải trả
với mức giá không cao hơn nhiều so với trước khi có thuế).
Đồ thị (b) của Hình 5.6 cho thấy tác động của mức thuế đối với chủ
kinh doanh trên phố. Các chủ kinh doanh rất nhạy cảm với chi phí sản
xuất của các mặt hàng họ kinh doanh, dẫn đến đường cung rất co dãn.
Ban đầu, họ sẵn sàng cung cấp một số lượng Q
1
hàng hoá tại mức giá P
1
.
Nếu chính phủ buộc họ phải trả thuế cho mỗi đơn vị hàng hoá họ bán ra,
thì nhiều chủ kinh doanh sẽ di chuyển ra khỏi lĩnh vực kinh doanh đó để
tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh khác có lợi nhuận cao hơn.
Đường cung do đó sẽ dịch chuyển vị trí từ S
1
đến S
2
, với mức giá tăng từ
P
1
lên P
2
, và số lượng hàng hoá bán ra giảm từ Q
1
xuống Q
2
(điểm B).
Mức giá bán hàng hoá trên thị trường tăng mạnh, điều đó đã bù đắp phần
lớn mức thuế cho các chủ kinh doanh. Do vậy, gánh nặng thuế họ chịu rất
nhỏ, và người tiêu dùng sẽ chịu phần lớn gánh nặng từ thuế.
167
lOMoARcPSD|1596273 6
Như vậy, nguyên tắc về phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với độ co
dãn của đường cung cũng tương tự như độ co dãn của đường cầu: cung
càng co dãn thì gánh nặng thuế sẽ càng rơi vào người tiêu dùng, cung
càng kém co dãn thì gánh nặng thuế sẽ càng rơi vào người sản xuất.
5.1.5.
Thuế và hiệu quả kinh tế
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét tác động của thuế đối với phúc
lợi xã hội, sự mất mát của xã hội khi có sự hiện diện của thuế trong nền
kinh tế.
5.1.5.1.
Thuế và phúc lợi xã hội
Hình 5.7 cho thấy tác động của mức thuế 500 đồng mỗi lít xăng đánh
vào người sản xuất xăng dầu. Trước thuế, đường cầu xăng là D
1
, đường
cung là S
1
, và thị trường ban đầu trong trạng thái cân bằng tại điểm A,
mức giá 1.500 đồng tại sản lượng 100 nghìn lít.
Nhớ lại từ chương trước rằng trong một thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, đường cầu phản ánh lợi ích xã hội biên của tiêu dùng xăng dầu và
đường cung phản ánh chi phí xã hội biên của sản xuất xăng dầu. Tại
điểm cân bằng, (điểm A), thị trường sản xuất và tiêu thụ lượng xăng
mà tại đó lợi ích xã hội biên bằng chi phí xã hội biên, khi đó phúc lợi
xã hội là lớn nhất.
Mức thuế 500 đồng làm tăng chi phí sản xuất, khiến lượng cung
giảm ở mỗi mức giá, do đó đường cung dịch chuyển vị trí từ S
1
đến S
2
.
Trạng thái cân bằng mới là điểm B; số lượng xăng bán ra đã giảm từ Q
1
(100 nghìn lít) xuống Q
2
(90 nghìn lít) và giá cả đã tăng từ P
1
(1.500
đồng) lên P
2
(1.800 đồng). Khi mức giá tăng lên 1.800 đồng làm người
tiêu dùng giảm sản lượng tiêu thụ từ 100 nghìn xuống 90 nghìn lít, điều
này làm cho thặng dư người tiêu dùng bị giảm bằng diện tích BAD. Việc
đánh thuế 500 đồng một lít làm nhà sản xuất giảm lợi nhuận, khiến thặng
dư của người sản xuất giảm bằng diện tích DAC. Tổng cộng mức giảm
của thặng dư của sản xuất và thặng dư tiêu dùng chính là tổn thất phúc
lợi xã hội, bằng diện tích BAC.
168
lOMoARcPSD|1596273 6
Thuế làm sản lượng thị trường giảm, đã tạo nên tổn thất vô ích
(deadweight loss), là tam giác ABC trên đồ thị. Do sản lượng cân bằng
trên thị trường cạnh tranh là mức sản lượng tối đa hóa phúc lợi xã hội,
việc giảm sản lượng dưới Q1 làm phúc lợi xã hội giảm. Sau khi có thuế,
giá hàng hoá tăng lên, mức tiêu dùng của họ giảm và thặng dư tiêu dùng
tương đương bởi hình thang EBAF. Tương tự, thặng dư sản xuất cũng
giảm, bởi hình thang FACG. Phần thặng dư xã hội được chuyển giao cho
chính phủ, nhưng doanh thu từ thuế của chính phủ là hình chữ nhật
EBCG, nên thặng dư xã hội bị mất trắng diện tích tam giác BAC. Thuế
làm giảm sản lượng tiêu thụ trên thị trường và cũng giảm phúc lợi xã hội.
Đồ thị Hình 5.8 sẽ mô tả rõ hơn về phúc lợi xã hội và tổn thất do thuế
gây ra.
169
Hình 5.7: Tổn thất vô ích do thuế
lOMoARcPSD|1596273 6
Không có thuế
Có thuế
Lợi ích/Tổn thất
do thuế (Gain/Loss
with tax)
Tổng phúc lợi xã
hội (Aggregate
surplus)
a+b+c+e+f+h
c+e+f+h
a+b
Thặng dư tiêu
dùng
(Consumer
surplus)
h+f+b
h
f+b
Thặng dư sản xuất
(Producer surplus)
c+e+a
c
e+a
Doanh thu thuế
(Tax revenue)
0
e+f
e+f
170
S
2
S
1
P
2
=1.800
P
1
=1.500
P
3
=1.300
Q
2
=90
Q
1
=100
Hình 5.8: Phúc lợi xã hội và tổn thất do thuế
lOMoARcPSD|1596273 6
S
2
S
2
P
2
S
1
P
2
P
1
P
1
Q
2
Q
1
Q
2
Q
1
Hình 5.9: Tổn thất vô ích do thuế gia tăng theo độ co dãn
Như vậy, khi có thuế, cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị thiệt,
người tiêu dùng tổn thất diện tích f+b, người sản xuất tổn thất diện tích e+a.
Khi có thuế, chính phủ thu thêm được khoản thuế là e + f nhưng tổng phúc
lợi xã hội bị giảm một khoản bằng với diện tích hình a+b, khoản phúc lợi bị
giảm này được gọi là khoản mất trắng hay tổn thất vô ích do thuế (Dead
weight loss).
Tóm lại, đứng trên giác độ phúc lợi xã hội thì thuế đánh vào sản xuất
hay tiêu dùng cũng đều không hiệu quả do gây nên tổn thất phúc lợi xã hội.
5.1.5.2. Độ co dãn (cung và cầu) và sự không hiệu quả của thuế
Sự không hiệu quả của việc đánh thuế được đo lường bằng tổn thất
phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, tổn thất phúc lợi xã hội lớn hay nhỏ phụ
thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau, vì các hàng hóa có độ co dãn
khác nhau. Độ co dãn của cung và cầu ảnh hưởng đến sự phân chia gánh
nặng thuế thì chúng cũng ảnh hưởng đến tổn thất phúc lợi xã hội do thuế
gây ra, độ co dãn càng lớn thì những thay đổi về số lượng càng lớn nên
tổn thất phúc lợi xã hội càng lớn, được mình họa ở Hình 5.9
Giả sử thuế đánh vào người sản xuất, với hàng hóa có đường cầu
không co dãn, sự thay đổi về giá cả thị trường lớn nhưng lượng tiêu
dùng gần như không thay đổi, người tiêu dùng chịu gánh nặng thuế lớn
hơn, tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp này rất nhỏ.
Nếu đường cầu co dãn, sự thay đổi về giá cả thị trường nhỏ nhưng
lượng tiêu dùng thay đổi lớn, người sản xuất chịu gánh nặng thuế lớn
hơn, tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp này lớn.
171
lOMoARcPSD|1596273 6
S
3
S
2
S
1
P
3
P
2
P
1
Q
3
Q
2
Q
1
Hình 5.10: Tổn thất vô ích gia tăng do thuế suất
Khi có thuế, sẽ làm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu
dùng. Họ thay đổi hành vi nhằm tránh thuế, chính vì vậy thuế đã gây ra
tổn thất phúc lợi xã hội.
5.1.5.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất phúc lợi xã hội
Công thức tính tổn thất phúc lợi xã hội (tổn thất vô ích), diện tích
tam giác ABC = -1/2.∆Q.t (trong đó t là thuế suất cố định) hay viết dưới
dạng công thức toán học
trong đó , ε là độ co dãn của cầu.
Khi đó
Từ phương trình này ta thấy tổn thất vô ích sẽ phụ thuộc vào 2 nhân
tố: thứ nhất là phụ thuộc vào độ co dãn (của cầu hay cung), cầu càng co
dãn thì tổn thất vô ích sẽ càng lớn; thứ hai, phụ thuộc vào mức thuế t, tổn
thất vô ích sẽ gia tăng với bình phương thuế suất.
Đồ thị hình 5.10 minh hoạ cho tình huống tổn thất vô ích gia tăng
theo thuế suất. Giả sử thị trường gas cân bằng tại điểm A với mức giá P
1
và sản lượng tiêu dùng Q
1
. Nếu chính phủ đánh thuế vào người sản xuất,
mức thuế 100 đồng cho mỗi kg gas, sẽ làm cho đường cung dịch chuyển
vị trí từ S
1
sang S
2
, lượng tiêu dùng sẽ giảm xuống mức Q
2
tại điểm cân
bằng mới là B. Thuế gây ra tổn thất vô ích là diện tích tam giác BAC.
172
lOMoARcPSD|1596273 6
Nếu chính phủ đánh tiếp tục đánh thuế vào người sản xuất, mức thuế
100 đồng cho mỗi kg gas, sẽ làm cho đường cung dịch chuyển vị trí tới
S
3
, lượng tiêu dùng giảm là Q
3
tại điểm cân bằng mới là D. Tổn thất vô
ích tăng thêm là diện tích hình DBCE, lớn hơn so với hình tam giác
BAC. Như vậy, tổn thất biên khi đánh thuế thêm 100 đồng cao hơn rất
nhiều so với khi đánh thuế lần đầu. Tổng cộng cả 2 lần đánh thuế thì tổn
thất vô ích là diện tích hình tam giác DAE.
Như vậy, hàng hoá có độ co dãn càng cao thì tổn thất xã hội càng
lớn, hàng hoá có thuế suất cao thì tổn thất xã hội càng lớn nên hệ thống
thuế hiệu quả cần có mức thuế suất thấp.
5.1.6.
Hệ thống thuế tối ưu
Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống thuế có cơ cấu thuế cho phép tăng
nguồn thu thuế cho chính phủ và đạt được những mục tiêu phân phối đã đặt
ra với thiệt hại ít nhất về tổn thất vô ích do thuế gây ra. Hệ thống thuế tối ưu
là hệ thống thuế tăng tối đa phúc lợi xã hội hay nói khác đi là gây tổn thất vô
ích nhỏ nhất trong đó có tính đến sự cân đối nguồn thu ngân sách.
5.1.6.1.
Thuế hàng hoá tối ưu
Thuế hàng hoá tối ưu là phương án chọn các mức thuế suất giữa các
loại hàng hoá để tổn thất xã hội là nhỏ nhất trước một nhu cầu về doanh
thu (thuế) cho trước.
Quy tắc Ramsay về thuế hàng hoá tối ưu: thuế suất của các hàng hoá
được thiết kế sao cho tỷ số giữa tổn thất xã hội biên và doanh thu (thuế)
biên của các hàng hoá là như nhau.
Trong đó là tổn thất xã hội biên do đánh thuế vào hàng hoá
thứ i, là doanh thu thuế tăng thêm từ việc đánh thuế; là giá trị
thuế tăng thêm của chính phủ.
Nếu thuế đánh vào hàng hoá A có MDWL/MR cao hơn MDWL/MR
từ việc đánh thuế hàng hoá B, điều đó nghĩa là mức thuế đánh vào A cao
hơn B, gây ra tổn thất xã hội lớn hơn. Do vậy, để giảm tổn thất xã hội thì
chính phủ nên giảm thuế đối với hàng hoá A và tăng thuế đối với hàng
hoá B, việc điều chỉnh này sẽ tiếp tục diễn ra cho tới khi của hai hàng
173
lOMoARcPSD|1596273 6
hoá bằng nhau. Tuy nhiên, đi cùng với tổn thất xã hội nhỏ thì nguồn thu
từ thuế của chính phủ tăng, ngược lại tổn thất xã hội lớn thì nguồn thu từ
thuế lớn. Vì thế, ở các nước khác nhau, chính phủ sẽ sẽ lựa chọn phướng
án đánh thuế tối ưu phụ thuộc vào nhu cầu ngân sách, nếu cần nguồn thu
lớn thì sẽ phải chấp nhận tổn thất xã hội cao.
Quy tắc Ramsay còn được diễn tả theo cách khác, gắn với độ co dãn,
còn được gọi là quy tắc nghịch đảo độ co dãn:
Trong đó là tỷ lệ thuế tối ưu của hàng hoá thứ i, là độ co dãn
của cầu hàng hoá thứ i. Phương trình cho thấy chính phủ nên thiết lập
thuế với mỗi hàng hoá nghịch đảo với độ co dãn, nghĩa là hàng hoá có độ
co dãn thấp nên đánh mức thuế cao và hàng hoá có độ co dãn cao nên
đánh thuế thấp. Như vậy, quy tắc Ramsay cho thấy hai yếu tố cần phải
tính đến khi thiết kế thuế hàng hoá tối ưu:
Thứ nhất, quy tắc co dãn: nếu độ co dãn của cầu hàng hoá cao, hàng
hoá nên được đánh thuế với mức thuế thấp, ngược lại nếu hàng hoá có độ
co dãn kém thì nên được đánh mức thuế cao. Như vậy, để một hệ thống
thuế hiệu quả thì phải đánh thuế nhiều loại hàng hoá với các mức thuế
suất khác nhau, cụ thể là hàng hoá thiết yếu (có cầu kém co dãn) nên
đánh thuế cao, hàng hoá cao cấp (có cầu co dãn) nên đánh thuế thấp.
Thứ hai, quy tắc cơ sở đánh thuế trên diện rộng: sẽ tốt hơn nếu đánh
thuế tất cả hàng hoá với thuế suất vừa phải hơn là đánh thuế vào một
nhóm hàng hoá với mức thuế cao vì tổn thất xã hội biên cũng sẽ tăng khi
mức thuế tăng.
Áp dụng quy tắc của Ramsay khi thiết kế hệ thống thuế tối ưu vào
nền kinh tế sẽ giúp nền kinh tế đạt mục tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xét
theo mục tiêu công bằng thì quy tắc này rõ ràng chưa đạt được. Đánh
thuế cao vào hàng hoá thiết yếu là không công bằng do cách thức tiêu
dùng của người giàu và người nghèo khác nhau.
Ví dụ, thuế đánh vào mặt hàng bánh mì (thiết yếu) và trứng cá hồi
(cao cấp). Người nghèo chi tiêu vào bánh mỳ nhiều hơn so với người
giàu, và ngược lại, người giàu chi tiêu vào trứng cá hồi nhiều hơn. Bánh
174
lOMoARcPSD|1596273 6
mì có cầu co dãn kém hơn so với trứng cá hồi, để công bằng giữa người
thu nhập cao và thu nhập thấp thì chính phủ nên đánh thuế cao vào trứng
cá hồi và đánh thuế thấp vào bánh mỳ.
5.1.6.2. Thuế thu nhập tối ưu
Hệ thống thuế thu nhập tối ưu là lựa chọn thuế suất giữa các nhóm
thu nhập sao cho tổn thất xã hội nhỏ nhất, tuỳ thuộc vào yêu cầu nguồn
thu từ thuế của chính phủ.
Mô hình Edgeworth đơn giản với 3 giả thiết:
-
Với một số thuế thu được là xác định, mục tiêu là tổng mức thoả
dụng của các cá nhân trong xã hội càng cao càng tốt. Gọi U
i
là mức thoả
dụng của người thứ i và W là phúc lợi xã hội, thì hệ thống thuế phải tối
đa hoá W= ΣU
i
.
-
Mọi cá nhân đều có hàm thoả dụng giống nhau và chỉ thuộc vào mức
thu nhập của họ. Các hàm thoả dụng thể hiện mức thoả dụng biên của thu
nhập giảm dần, khi thu nhập tăng thì độ thoả dụng biên giảm xuống.
-
Tổng thu nhập có thể sử dụng là cố định.
Thuế thu nhập tối ưu trong trường hợp này là hướng đến mức thu
nhập sau thuế của các cá nhân là như nhau, thông qua việc bớt đi phần
thu nhập của người giàu bởi vì độ thoả dụng biên đối với 1 đồng thu nhập
của người giàu nhỏ hơn của người nghèo. Thuế thu nhập nên đánh theo
cấu trúc thuế luỹ tiến để “bằng phẳng hoá” thu nhập từ những đối tượng
thu nhập cao cho tới khi đạt được sự công bằng.
Tuy nhiên, cách đánh thuế như vậy chỉ đúng với mô hình
Edgeworth vì giả định tổng thu nhập xã hội là cố định, không có thất
thoát nguồn lực trong quá trình thu thuế, nghĩa là dù mức thuế là bao
nhiêu thì người lao động vẫn làm việc với chất lượng cũ, thời gian không
đổi. Thực tế, khi xã hội đánh thuế thu nhập thì đã làm thay đổi hành vi
của người lao động. Do đó, việc tăng thuế thu nhập sẽ tác động đến
doanh thu thuế của chính phủ.
Thứ nhất nguồn thu thuế của chính phủ sẽ tăng, với mọi mức thu nhập.
Thứ hai, người lao động khi bị đánh thuế thu nhập cao sẽ giảm thời
gian làm việc nên thu nhập của họ cũng giảm nên nguồn thu thuế của
chính phủ cũng giảm do cơ sở thuế giảm.
175
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 5.11: Đường cong Laffer
Tác động này được khái quát trong đường cong Laffer: (1) với mức
thuế thấp thì ảnh hưởng thứ nhất sẽ chi phối. Ví dụ, bắt đầu từ mức thuế
bằng 0, khi mức thuế tăng lên thì nguồn thu từ thuế của chính phủ cũng
tăng, nguồn thu thuế tăng tối đa tại t*, sau đó giảm dần; (2) nếu mức thuế
tiếp tục tăng thì ảnh hưởng thứ hai sẽ chi phối, thu nhập giảm, cơ sở thuế
giảm, nguồn thu từ thuế bằng 0.
Mục tiêu của hệ thống thuế tối ưu là xác định mức thuế giữa các
nhóm thu nhập sao cho tối đa hoá phúc lợi xã hội, trong khi đường cong
Laffer cho rằng tăng thuế không phải lúc nào cũng làm tăng nguồn thu từ
thuế của chính phủ. Do vậy, hai khía cạnh cần phải cân bằng để đạt thuế
thu nhập tối ưu:
Thứ nhất, công bằng theo chiều dọc: phúc lợi xã hội được tối đa hoá
khi những người có mức tiêu dùng cao bị đánh thuế cao, và những người
có mức tiêu dùng thấp, bị đánh thuế thấp.
Thứ hai, phản ứng hành vi: khi mức thuế cao đánh vào một nhóm bất
kỳ, họ sẽ phản ứng lại bằng cách giảm làm việc nên thu nhập sẽ giảm.
Điều đó nghĩa là tăng thuế thì nguồn thu từ thuế sẽ giảm do cơ sở đánh
thuế nhỏ hơn.
176
lOMoARcPSD|1596273 6
Tóm lại, các nghiên cứu về thuế tối ưu, áp dụng cho hàng hoá hay
thu nhập, đều đi đến kết luận các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tối ưu.
Một là, đánh thuế với mức thuế suất thấp.
Hai là, đánh thuế với cơ sở thuế rộng.
Ba là, đánh thuế thấp đối với hàng hoá có cầu co dãn cao.
Ba tiêu chuẩn này đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống thuế, tức là
đảm bảo hệ thống thuế ít gây tổn thất phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, còn 2
tiêu chuẩn nữa mà hệ thống thuế cần tuân thủ để đảm bảo tính công bằng
trong đánh thuế.
Một là, nên đánh thuế cao vào người có mức tiêu dùng cao, đánh
thuế thấp vào người có mức tiêu dùng thấp.
Hai là, đánh thuế cao vào người có thu nhập cao và đánh thuế thấp
vào người có thu nhập thấp.
5.2.
Công cụ trợ cấp
5.2.1.
Trợ cấp sản xuất
Trong nền kinh tế, ngoài việc đảm bảo khuôn khổ luật pháp cho cá
nhân và doanh nghiệp hoạt động, chính phủ ngày càng có vai trò tích cực
trong các hoạt động sản xuất. Bằng các công cụ như thuế, trợ cấp mà
chính phủ có thể điều tiết sản xuất thông qua thay đổi hành vi của cá
nhân người sản xuất và người tiêu dùng.
5.2.1.1.
Khái niệm trợ cấp
Trợ cấp là khoản chuyển giao của Chính phủ tạo ra một khoản đệm
giữa giá mà người tiêu dùng trả và chi phí sản xuất khiến cho giá thấp
hơn chi phí biên. Đây là chuyển nhượng một chiều của chính phủ cho
doanh nghiệp hoặc cá nhân trong nền kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất
hoặc tiêu dùng sản phẩm.
Trợ cấp thường được thực hiện dưới dạng trợ cấp nông nghiệp, trợ
cấp xuất khẩu hoặc trợ cấp đối với những hàng hoá tạo ra ngoại ứng tích
cực trong nền kinh tế.
Hình thức trợ cấp có thể là hỗ trợ bằng tiền từ Ngân sách nhà nước hoặc
miễn, giảm một khoản thu lẽ ra phải nộp cho nhà nước (miễn giảm thuế, phí).
5.2.1.2.
Ai được hưởng lợi ích trợ cấp?
Giống như công cụ thuế, chúng ta cũng sẽ xem xét tác động của trợ
cấp đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Do đó, chúng ta sẽ xét hai
trường hợp trợ cấp bên cung và trợ cấp bên cầu.
177
lOMoARcPSD|1596273 6
S
1
S
2
P
3
=1.800
P
1
=1.500
P
2
=1.300
Q
1
=100 Q
2
=110
Hình 5.12: Trợ cấp bên cung đối với thị trường xăng dầu
Trợ cấp bên cung
Một biện pháp để tăng cung về hàng hoá là trợ cấp cho người sản
xuất. Trợ cấp đó có thể dành cho một doanh nghiệp sản xuất hoặc do
chính quyền cấp trên phân bổ ngân sách cho chính quyền cấp dưới. Trợ
cấp có tác dụng làm tăng lượng hàng hoá cung ứng nên nó thường được
dùng để khắc phục ngoại ứng tích cực. Đôi khi, hình thức này còn được
dùng để bù lỗ cho độc quyền tự nhiên nhằm khuyến khích các hãng độc
quyền sản xuất tại mức sản lượng tối ưu xã hội (chúng ta đã nghiên cứu ở
chương trước). Trợ cấp sản xuất còn được áp dụng vì mục tiêu công
bằng, nhằm trợ giúp cho một số doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên hoặc
đang phải chịu sức ép cạnh tranh không bình đẳng.
Để thấy tác động của trợ cấp, chúng ta xét ví dụ về thị trường xăng
dầu. Giả sử mức trợ cấp là 500 đồng cho 1 lít. Ban đầu, thị trường cân
bằng tại mức giá P
1
= 1.500 và Q
1
=100.
Khi Chính phủ trợ cấp bên cung với mức trợ cấp S=500 đồng, khiến
cho lượng cung tăng, đường cung dịch chuyển xuống dưới, sang phải, từ
vị trí đường S
1
sang S
2
. Lúc này, thị trường cân bằng tại mức sản lượng
Q
2
=
110 và mức giá P
2
= 1.300.
178
lOMoARcPSD|1596273 6
P
2
=1.800
P
1
=1.500
P
1
=1.300
D
2
Q
1
=100 Q
2
=110
Hình 5.13: Trợ cấp bên cầu đối với thị trường xăng dầu
D
1
Lợi ích của trợ cấp được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu
dùng như sau:
- Lợi ích đối với người tiêu dùng: (giá trước khi trợ cấp - giá sau khi
trợ cấp) + trợ cấp nhận được bởi chính phủ.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có :
(P
1
- P
2
) + 0 = (1.500 - 1.300) + 0 = 200
- Lợi ích đối với người sản xuất: (giá sau khi trợ cấp - giá trước khi
trợ cấp) + trợ cấp nhận được bởi chính phủ.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có:
(P
2
- P
1
) + 500 = (1.300 - 1.500) + 500 = 300
Kết quả cho thấy cả người tiêu dùng và người sản xuất đều được
hưởng lợi ích từ trợ cấp của chính phủ.
Trợ cấp bên cầu
Tương tự phân tích như trợ cấp bên cung, trong trường hợp trợ cấp
bên cầu, người nhận trợ cấp từ chính phủ là người tiêu dùng. Khi chính
phủ trợ cấp, đường cầu sẽ dịch chuyển, giá và lượng cân bằng trên thị
trường sẽ thay đổi. Mức giá cân bằng ban đầu là P
1
= 1.500 và Q
1
=100.
Sau khi có trợ cấp, giá thị trường là P
1
= 1.800 và sản lượng Q
1
=110.
179
lOMoARcPSD|1596273 6
Lợi ích của trợ cấp được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu
dùng như sau:
- Lợi ích đối với người sản xuất: (giá sau khi trợ cấp - giá trước khi
trợ cấp) + trợ cấp nhận được bởi chính phủ.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có: (P
2
- P
1
) + 0 = (1.800 - 1.500) + 0 = 300
- Lợi ích đối với người tiêu dùng: (giá trước khi trợ cấp - giá sau khi
trợ cấp)+ trợ cấp nhận được bởi chính phủ.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có:
(P
1
- P
2
) + 500 = (1.500 - 1.800) + 500 = 200
Kết quả cho thấy, cả người tiêu dùng và người sản xuất đều được
hưởng lợi ích từ trợ cấp của chính phủ.
Như vậy, giống như thuế, tác động của trợ cấp không phụ thuộc vào
việc trợ cấp cho ai mà nó phụ thuộc vào độ co giãn của các đường cung,
đường cầu.
Tóm lại, giống như thuế, các kết luận rút ra đối với trợ cấp như sau:
- Tác động của trợ cấp không phụ thuộc vào việc trợ cấp cho bên
cung hay bên cầu. Nói chung, dù cho danh nghĩa là áp dụng cho bên nào
thì thực tế cả hai bên đều được hưởng lợi ích trợ cấp.
- Sự phân chia lợi ích của trợ cấp chỉ phụ thuộc vào độ co giãn của
đường cung và đường cầu. Khi đường cầu càng ít co giãn hoặc đường
cung càng co giãn nhiều thì người tiêu dùng càng được hưởng nhiều lợi
ích trợ cấp. Còn khi đường cầu càng co giãn nhiều hoặc đường cung càng
ít co giãn thì người sản xuất càng được hưởng nhiều lợi ích trợ cấp.
- Trợ cấp cũng gây ra tổn thất phúc lợi xã hội, đó là cái giá mà xã hội
phải hy sinh về tính hiệu quả. Vì thế, khi áp dụng chúng, cần cân nhắc
những tác động có lợi mà chúng đem lại với tính phi hiệu quả mà chúng
gây ra để tránh lạm dụng.
5.2.2.
Trợ cấp phúc lợi xã hôi
5.2.2.1.
Bản chất của trợ cấp phúc lợi xã hội
An sinh xã hội theo nghĩa rộng bao gồm ba hợp phần cơ bản:
- Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực, bao gồm chủ yếu những
chính sách vĩ mô, chiến lược phát triển và các biện pháp thể chế hỗ trợ.
Chúng giúp nâng cao vị thế xã hội và trao quyền cho những người bị gạt
ra ngoài lề và những nhóm bị thiệt thòi.
180
lOMoARcPSD|1596273 6
- Các biện pháp phòng ngừa, bao gồm các biện pháp trực tiếp để
phòng ngừa sự bần cùng hoá. Thông thường các biện pháp phòng ngừa
bao gồm hàng loạt các dịch vụ bảo hiểm xã hội và các dịch vụ khác, giúp
cho người dân khỏi rơi vào khủng hoảng và cần đến sự cứu trợ xã hội.
- Các biện pháp bảo vệ, bao gồm lưới an toàn theo nghĩa hẹp dành
cho những đối tượng bị tổn thương thông qua các khoản quyên góp bằng
tiền mặt, hiện vật hoặc những sự hỗ trợ ngắn hạn khác. Các biện pháp
này cũng như cứu trợ trong cơn nguy kịch (thiên tai, bệnh dịch...). Các
biện pháp bảo vệ được áp dụng khi những biện pháp phòng ngừa không
thể thành công trong thời điểm khủng hoảng.
Như vậy, các chương trình phúc lợi xã hội được coi là một hợp phần
của hệ thống an sinh xã hội. Nó bao gồm các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ các
cá nhân, hộ gia đình nhằm bảo vệ họ trước tình trạng mức sống thấp hay
đang bị suy giảm, đặc biệt khi phải hứng chịu những rủi ro trong cuộc
sống. Thực chất đây là những khoản trợ cấp của chính phủ dành cho
những đối tượng nghèo hoặc dễ bị tổn thương trong xã hội.
Với các quốc gia khác nhau, các chương trình phúc lợi xã hội cũng
rất khác nhau, nhưng nhìn chung nó bao gồm 3 dạng: (1) hỗ trợ thu nhập,
(2)
trợ cấp xã hội và (3) cung cấp dịch vụ xã hội thông các hình thức sau:
-
Trợ cấp bằng tiền hoặc phiếu lương thực, hưu trí (dưỡng lão) không
điều kiện cho các hộ gia đình. Các chương trình này có thể dựa trên đánh
giá hoàn cảnh cụ thể hoặc theo đối tượng như trợ cấp cho trẻ em.
-
Trợ cấp bằng hiện vật, trong đó phổ biến nhất là các chương trình
lương thực và dinh dưỡng, như cung cấp thực phẩm qua chương trình
dinh dưỡng trường học hoặc chương trình hỗ trợ bà mẹ/trẻ em, phân phát
lương thực khẩn cấp, ngoài ra còn có chương trình phát khẩu phần thức
ăn mang về nhà, đồng phục và sách vở, dụng cụ học tập...
-
Trợ giá cho các hộ gia đình, thường là trợ giá lương thực, trợ giá
bán lương thực, trợ giá năng lượng.
-
Trợ cấp bằng tiền mặt hoặc hiện vật có điều kiện cho các hộ nghèo,
dựa trên một hành vi cụ thể được yêu cầu, thông thường là phụ thuộc vào
việc đáp ứng các điều kiện cụ thể về giáo dục hoặc y tế.
181
lOMoARcPSD|1596273 6
- Miễn phí một số dịch vụ cơ bản: y tế, giáo dục (miễn học phí, học
bổng) dịch vụ công ích hoặc giao thông.
5.2.2.2.
Đối tượng và mục tiêu của trợ cấp phúc lợi xã hội
Đối tượng của các chương trình phúc lợi xã hội:
- Người nghèo kinh niên hay người nghèo tuyệt đối.
- Nhóm người dễ bị tổn thương bao gồm: người lớn tuổi, trẻ mồ côi,
người khuyết tật.
- Những người dễ bị tổn thương do các cú sốc (những người nằm
trong cận nghèo).
Mục tiêu của trợ cấp phúc lợi xã hội:
- Phân phối lại thu nhập cho người nghèo và những người dễ bị tổn
thương, nhanh chóng tác động lên nghèo đói và bất bình đẳng.
- Trợ cấp nhằm tạo điều kiện cho các gia đình đầu tư tốt hơn vào
tương lai bằng cách ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng suy
dinh dưỡng, thiếu đầu tư vào giáo dục và cải thiện đầu tư vào những tài
sản sinh lời.
Thu nhập không đủ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng do cắt giảm
khẩu phần ăn, cắt giảm việc tiếp cận các dịch vụ như y tế, giáo dục, nước
sạch và vệ sinh. Các khoản trợ cấp trong chương trình an sinh có thể cho
phép tăng chất lượng thức ăn mà họ tiêu thụ, mua đồ chứa để bảo quản,
vận chuyển nước hoặc mua thêm nước và xà phòng để cải thiện điều kiện
vệ sinh.
Các hộ nghèo thường không có tiền đầu tư cho con cái đi học nên các
khoản trợ cấp cơ bản có thể giúp gia đình trang trải được các chi phí đi
học trực tiếp. Thường là trợ cấp có điều kiện, ví dụ như trợ cấp cho học
sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường phổ thông (với điều kiện đi học đầy
đủ mới nhận được trợ cấp).
Ở Mỹ, trợ cấp phúc lợi xã hội bao gồm những chương trình sau:
- Hỗ trợ thu nhập cho hộ gia đình thông qua tín dụng thuế thu nhập
từ lao động: Hỗ trợ cho những gia đình thu nhập thấp và có con cái một
khoản tiền tùy vào thu nhập và số con của họ. Khi thu nhập của họ tăng,
mức hỗ trợ sẽ giảm; và ngược lại, thu nhập giảm mức hỗ trợ sẽ tăng.
182
lOMoARcPSD|1596273 6
- Chương trình tem phiếu thực phẩm (Food Stamps Program - FSP):
hỗ trợ người nghèo mua thực phẩm. Chính quyền liên bang chịu toàn bộ
chi phí, quy định mức trợ cấp thống nhất. Trợ cấp phụ thuộc vào thước
đo thu nhập.
- Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung (Supplemental Nutrition
Assistance Program - SNAP) đặc biệt cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Chương trình hỗ trợ y tế cho người nghèo, đặc biệt là trẻ em nghèo,
dịch vụ chăm sóc y tế cho người khuyết tật, dịch vụ dưỡng lão cho phần
lớn người già.
-
Chương trình Tem phiếu Lựa chọn Nhà ở (Housing Choice
Voucher): người thụ hưởng nhận được một khoản tiền cố định để chi tiêu
cho nhà ở.
-
Chương trình tín dụng thuế nhà ở thu nhập thấp: trợ cấp cho việc
mua, xây dựng hoặc cải tạo nhà thuê cho hộ gia đình thu nhập thấp).
5.2.2.3.
Phân loại trợ cấp phúc lợi xã hội
Dựa trên điều kiện khi nhận trợ cấp thì trợ cấp được chia thành trợ
cấp có điều kiện và trợ cấp vô điều kiện:
-
Trợ cấp có điều kiện là chương trình trợ cấp gắn với các điều kiện
cụ thể mà các gia đình phải thực hiện hiên quan đến giáo dục hoặc chăm
sóc sức khoẻ. Đối tượng của trợ cấp chủ yếu là trẻ em, phụ nữ có thai
hoặc phụ nữ cho con bú. Mục tiêu nhằm bảo vệ và tăng cường vốn con
người, cũng như cải thiện điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Ví dụ hỗ
trợ dinh dưỡng bổ sung (i-ốt cho đồng bào thiểu số, sữa cho trẻ em tiểu
học), miễn phí dịch vụ y tế và giáo dục (miễn học phí, cấp học bổng, thẻ
khám bệnh miễn phí).
-Trợ cấp vô điều kiện là các trợ cấp nhằm bảo vệ các hộ gia đình
nghèo bằng cách cung cấp cho họ những nguồn lực cần thiết để duy trì
mức sống tối thiểu. Ví dụ như những hộ có thu nhập thấp sẽ nhận được
trợ cấp lương thực, trợ cấp thu nhập, hoặc trợ giá năng lượng, nhà ở... từ
chính phủ.
Dựa trên mức trợ cấp thì trợ cấp được chia thành: Trợ cấp đồng loạt
và trợ cấp phân loại:
-
Trợ cấp đồng loạt là mức trợ cấp như nhau dành cho mọi đối tượng.
183
lOMoARcPSD|1596273 6
- Trợ cấp phân loại là mức trợ cấp khác nhau tuỳ theo đặc điểm của
hộ thụ hưởng, ví dụ: dựa trên mức độ nghèo của hộ, hộ nghèo hơn được
trợ cấp nhiều hơn; trợ cấp dựa trên quy mô của hộ, theo tổng số thành
viên hoặc số thành viên không có khả năng lao động.
Dựa trên hình thức trợ cấp thì trợ cấp được chia thành trợ cấp bằng
tiền mặt và trợ cấp bằng hiện vật:
- Trợ cấp bằng tiền mặt và các những phương tiện gần giống tiền mặt
(phiếu mua hàng, phiếu trợ cấp) được sử dụng để chuyển nhượng nguồn
lực đến cho người nghèo hoặc những người dễ bị tổn thương như người
già, người khuyết tật... Mục đich nhằm nâng mức thu nhập thực tế của
người nghèo, hoặc những người mà nếu không có trợ cấp họ sẽ rơi vào
tình trạng nghèo khổ.
- Trợ cấp hiện vật thường được sử dụng để cung cấp thêm nguồn lực
cho các hộ gia đình nghèo hoặc dễ bị tổn thương thông qua cung cấp
khẩu phần lương thực, các chương trình bữa ăn tại trường học, bữa ăn bổ
sung dinh dưỡng hoặc phân phát lương thực khẩn cấp. Mục đích của trợ
cấp hiện vật là giúp hộ nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương đạt và duy trì
tình trạng dinh dưỡng tốt hơn, nếu không có trợ cấp họ có thể rơi vào tình
trạng suy dinh dưỡng, ốm đau và tử vong.
5.2.2.4.
Ưu điểm và nhược điểm của trợ cấp bằng tiền mặt và trợ cấp
hiện vật
Trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hiện vật là các hình thức trợ cấp giúp bảo
vệ những hộ gia đình nghèo bằng cách cung cấp cho họ những nguồn lực
cần thiết để duy trì mức tiêu dùng tối thiểu. Tuy nhiên, các hình thức trợ
cấp khác nhau sẽ mang lại cho người thụ hưởng những lựa chọn khác
nhau về số lượng hàng hoá mà họ tiêu dùng. Trong khi trợ cấp tiền mặt
sẽ cho phép người thụ hưởng tiêu dùng bất kỳ hàng hoá nào mà họ muốn,
thì trợ cấp bằng các phương tiện gần giống tiền mặt (phiếu lương thực,
phiếu mua hàng) sẽ hạn chế sự lựa chọn của người thụ hưởng ở một số
hàng hoá nhất định, còn trợ cấp bằng hiện vật sẽ giới hạn sự lựa chọn ở
những hàng hoá mà người thụ hưởng nhận được.
Trợ cấp tiền mặt
Các chương trình trợ cấp tiền mặt gồm có cung cấp hỗ trợ dưới dạng
tiền mặt và các công cụ khác gần giống như tiền mặt, chúng được sử
184
lOMoARcPSD|1596273 6
dụng để chuyển nhượng nguồn lực tới tay người nghèo và những người
nếu không được trợ cấp sẽ rơi vào tình trạng nghèo khổ.
Đối tượng nhận trợ cấp tiền mặt là (1)những người nghèo, (2) những
người có thu nhập thấp (vì các lý do như hộ gia đình không có người lao
động, người già, người không có khả năng lao đông do lứa tuổi hoặc
khuyết tật), (3) những người bị thiệt hại tài sản, thu nhập do các cú sốc
sau thiên tai.
Trợ cấp tiền mặt và các phương tiện gần giống tiền mặt là hình thức
can thiệp trực tiếp nhằm hỗ trợ người nghèo, nó có những ưu điểm sau:
- Chi phí vận hành các chương trình này thấp hơn so với trợ cấp bằng
hiện vật.
- Từ góc độ người nhận trợ cấp thì trợ cấp tiền mặt giúp họ có thể tự
do lựa chọn cách sử dụng trợ cấp để cải thiện điều kiện kinh tế, nên tạo ra
mức độ hài lòng cao hơn so với trợ cấp hiện vật.
- Trợ cấp tiền mặt cho các đối tượng sẽ không trực tiếp bóp méo giá
cả (như không làm tăng giá lương thực).
- Phiếu lương thực có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự tăng giá,
không chịu ảnh hưởng bởi lạm phát.
Bên cạnh đó, hình thức trợ cấp này cũng mang những nhược điểm
của trợ cấp nói chung như:
- Trợ cấp tiền mặt có thể thúc đẩy các hành vi phản xã hội như hút
thuốc và uống rượu ở nam giới do người thụ hưởng khó có khả năng
kiểm soát nguồn lực và sử dụng chúng đúng mục đích.
- Trợ cấp tiền mặt có thể bóp méo những mong muốn và sở thích, ví
dụ như trợ cấp tiền mặt dành cho đối tượng thu nhập thấp thì có thể làm
giảm động cơ lao động của họ.
- Trợ cấp tiền mặt bị ảnh hưởng bởi mức giá tiêu dùng trong nền kinh
tế, nếu tiền trợ cấp không được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát thì trợ cấp
sẽ giảm giá trị và hiệu quả.
- Trợ cấp tiền mặt thường hấp dẫn những quan chức địa phương hoặc
những người không thuộc diện trợ cấp nên dễ dẫn đến trợ cấp không
đúng đối tượng, tham nhũng... nếu không được kiểm soát tốt.
185
lOMoARcPSD|1596273 6
Trợ cấp bằng hiện vật
Trợ cấp lương thực bằng hiện vật và các chương trình lương thực
khác cung cấp thêm nguồn lực cho các hộ gia đình bằng cách đem lương
thực đến cho họ khi cần, chủ yếu là dưới hình thức khẩu phần lương
thực, các chương trình bữa ăn tại trường học và bữa ăn bổ sung dinh
dưỡng hoặc phân phát lương thực khẩn cấp.
Mục tiêu của chính phủ muốn cho một bộ phận dân cư nào đó tiêu
dùng một loại hàng hóa nào đó ở mức tối thiểu thì sẽ sử dụng hình thức
trợ cấp bằng hiện vật. Đối tượng thường là bà mẹ, trẻ nhỏ hoặc trẻ em
đang học tiểu học và các hộ gia đình trong tình huống khẩn cấp (thiên tai,
bão lụt, động đất...)
Trợ cấp hiện vật có những ưu điểm liên quan đến sự cải thiện trực
tiếp trong mức tiêu dùng và tình trạng sức khoẻ của người thụ hưởng:
- Trợ cấp lương thực không chịu nhiều ảnh hưởng của lạm phát như
trợ cấp tiền mặt, đúng đối tượng, đúng mục tiêu.
- Giúp đáp ứng yêu cầu quay vòng dự trữ lương thực của chính phủ.
- Lương thực được cung cấp thông qua các chương trình bữa ăn học
đường có thể góp phần cải thiện kết quả học tập nhờ xoá bỏ tình trạng đói
ăn, tạo động cơ đi học.
Tuy nhiên, hình thức trợ cấp này có nhược điểm:
- Khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng thụ hưởng và chi phí tốn
kém để triển khai và vận hành chương trình.
- Việc cung cấp lương thực trực tiếp sẽ giới hạn những lựa chọn
trước mắt của người tiêu dùng vào các hàng hoá được cung cấp.
- Chi phí của các chương trình trợ cấp lương thực thường cao hơn so
với trợ cấp bằng tiền mặt hoặc phiếu lương thực.
- Việc mua (đấu thầu), chuyên chở và phân phối có thể làm bóp méo
các thị trường lương thực.
- Trợ cấp hiện vật thường khó quản lý, hay thất thoát, dễ dẫn tới tiêu
dùng quá mức. Chi phí vận hành cao nên thực hiện trợ cấp ở vùng thành
thị sẽ được ưu tiên hơn so với nông thôn và miền núi.
- Các chương trình bữa ăn học đường dễ khiến cho người nghèo cảm thấy
bị kỳ thị, trừ phi việc xác định đối tượng thụ hưởng được tiến hành kín đáo.
186
lOMoARcPSD|1596273 6
Trên thực tế, khi xem xét thực hiện một chương trình trợ cấp bằng
hiện vật (thay vì bằng tiền mặt), cần cân nhắc các khía cạnh sau:
- Hoạt động của các chợ lương thực (bao gồm cả đường đến chợ, điều
kiện giao thông vận tải, kho hàng...): nếu các chợ lương thực được phân bổ
hợp lý giữa các vùng, trợ cấp tiền mặt có thể hiệu quả hơn vì khu vực tư
nhân sẽ vận chuyển, bảo quản lương thực và các loại hàng hoá khác hiệu
quả hơn khu vực nhà nước. Hơn nữa, cung cấp tiền mặt có thể thúc đẩy
hoạt động thương mại phát triển. Tuy nhiên, nếu mạng lưới chợ không tốt
và mang tính độc quyền thì trợ cấp bằng tiền mặt có thể khiến giá cả tăng
cao, làm suy giảm giá trị các khoản trợ cấp và có thể gây ra các khó khăn
khác cho các hộ nghèo nhưng không nhận được trợ cấp.
- Mức chi phí giao dịch của chương trình và của người thụ hưởng:
Các khoản chi phí giao dịch liên quan đến chương trình bao gồm: chi phí
hành chính, chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản và cả chi phí hư hỏng
mất mát lương thực. Chi phí giao dịch của người thụ hưởng cũng cần tính
tới, bao gồm: thời gian và các khoản tiền phải bỏ ra để đi đến chợ hoặc
địa điểm nhận hàng. Chi phí này có thể tăng nếu chợ nằm xa nhà và ở
những nơi không an toàn.
- Điều kiện văn hoá xã hội: tại một số nơi, trợ cấp bằng tiền mặt bị sử
dụng vào các mục đích không chính đáng như uống rượu, đánh bạc...
- Mong muốn của người thụ hưởng: Các trợ cấp bằng tiền mặt thường
được ưa thích hơn vì trên lý thuyết nó sẽ tối đa hoá độ thoả dụng của người
nhận được trợ cấp. Tuy nhiên, tại một số nơi, phụ nữ lại ưa thích trợ cấp
bằng lương thực hơn.
5.2.2.5.
Phân tích tác động của trợ cấp lên phúc lợi xã hội
Các chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội được xây dựng nhằm phân
phối lại một phần thu nhập cho các đối tượng yếu thế đã tạo nên cuộc tranh
luận tập trung vào các khía cạnh công bằng và động cơ khuyến khích.
Thứ nhất, các nhà kinh tế cho rằng cơ cấu các chương trình trợ cấp
đã làm giảm động lực làm việc, giảm nỗ lực cố gắng của một số người
nghèo trong việc tìm kiếm việc làm và do đó dẫn tới tình trạng sống phụ
thuộc vào trợ cấp.
Thứ hai, một số khác có ý kiến ngược lại là mức độ trợ cấp thường là
quá thấp, không đủ để người nghèo phá vỡ được vòng luẩn quẩn của đói
nghèo. Ví dụ, vì thu nhập thấp, họ tiếp tục rơi vào tình trạng suy dinh
187
lOMoARcPSD|1596273 6
Đường bàng quang
tiệm cận 2 trục tọa độ
Hình 5.14: Tác động của trợ cấp bằng hiện vật
dưỡng, thiếu nhà ở và không được học hành. Những điều này lại dẫn họ
tới tình trạng lao động với năng suất thấp, tiền lương thấp.
Thứ ba, các chương trình phúc lợi xã hội được thực hiện dưới dạng trợ
cấp hiện vật (lương thực, thực phẩm...), trợ giá nhà ở, năng lượng, tiếp cận
dịch vụ y tế, giáo dục hoặc trợ cấp tiền mặt. Mặc dù, mỗi loại trợ cấp đều
đáp ứng được công bằng, thực hiện phân phối lại thu nhập, hỗ trợ cuộc
sống của những người nghèo và đối tượng yếu thế, nhưng xét trên khía
cạnh hiệu quả thì trợ cấp bằng hiện vật vẫn được coi là kém hiệu quả hơn
so với trợ cấp bằng tiền mặt bởi có thể gây thất thoát nguồn lực xã hội.
Chúng ta sẽ phân tích tác động của trợ cấp lên phúc lợi xã hội bằng
cách sử dụng các đường bàng quan. Khi chính phủ trợ cấp bằng hiện vật
nghĩa là chính phủ muốn các hộ gia đình tiêu thụ nhiều hơn mặt hàng đó
và giữ nguyên việc tiêu dùng các mặt hàng khác, do vậy phúc lợi hay lợi
ích của người đó sẽ tăng lên.
Ví dụ: Giả định một hộ gia đình có thu nhập bình quân 400 nghìn
đồng một tháng, dùng để mua gạo và các hàng hóa thiết yếu khác. Giá
gạo là 5 nghìn đồng và giá hàng hóa khác là 10 nghìn đồng. Giả sử chính
phủ trợ cấp bằng hiện vật là 40 kg gạo một tháng và không thể bán lại
gạo trên thị trường.
Với 400 nghìn đồng, hộ gia đình hàng tháng có thể mua được tối đa
80kg gạo và 40 đơn vị hàng hoá khác. Do vậy, lựa chọn tối ưu của người
tiêu dùng tại điểm E
1
trên đường ngân sách U
1
, với a đơn vị hàng hoá
khác và b kg gạo.
188
lOMoARcPSD|1596273 6
Nếu nhận trợ cấp 40 kg gạo, khi đó đường ngân sách của hộ gia đình
dịch chuyển ra ngoài, lượng gạo tiêu dùng tối đa tăng thêm 40 kg nhưng
lượng hàng hóa khác không tăng, hộ gia đình có thể tiêu dùng tối đa 120
kg gạo hoặc 40 đơn vị hàng hóa khác. Lúc này, người tiêu dùng có thể
chuyển toàn bộ ngân sách dành cho mua gạo trước kia sang mua hàng
hoá khác, và do vậy lựa chọn tối ưu chuyển từ đường U
1
sang đường U
2
ứng với đường bàng quan cao hơn. Như vậy, sau khi nhận trợ cấp, hộ gia
đình có lựa chọn tiêu dùng tối ưu tại điểm E
2
với tối đa 40 đơn vị hàng
hóa khác và 40kg gạo. Tuy nhiên, nếu hộ gia đình không tiêu dùng hết số
gạo trợ cấp thì sẽ gây tổn thất phúc lợi xã hội.
Như vậy, thách thức của trợ cấp hiện vật là nó có tạo ra sự gia tăng
tiêu dùng (lương thực, thực phẩm) hay không và nhờ đó mà cải thiện tình
trạng dinh dưỡng của đối tượng thụ hưởng. Trên thực tế, nếu trợ cấp hiện
vật là sự bổ sung ròng đối với tiêu dùng của hộ gia đình thì trợ cấp là
hiệu quả, nếu không thì không hiệu quả do thất thoát nguồn lực. Cụ thể ở
ví dụ trên, nếu trợ cấp gạo cho hộ gia đình thiếu đói, đứt bữa thì đảm bảo
tính hiệu quả, nếu đó là khoản trợ cấp cho hộ nghèo thì chưa chắc khoản
trợ cấp đã phát huy tác dụng do hộ gia đình tiêu thụ dưới mức 40 kg gạo,
mà gạo thì không thể đổi ra các thực phẩm khác.
Giả sử nếu chính phủ trợ cấp tiền mặt với mức 200 nghìn đồng
(tương đương 40 kg gạo), khi đó hộ gia đình sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Với đường ngân sách sau trợ cấp, hộ gia đình có thể tiêu dùng tối đa
120kg gạo hoặc 60 đơn vị hàng hóa khác.
Hình 5.15: Tác động của trợ cấp bằng tiền mặt
189
lOMoARcPSD|1596273 6
Lựa chọn tối ưu có thể ở điểm E
2
(với 40kg gạo và 40 đơn vị hàng
hóa khác) hoặc E
3
(a
3
và b
3
) phụ thuộc vào sở thích của hộ gia đình, họ
có thể tiêu dùng nhiều các hàng hoá khác hơn, thay vì chỉ tăng tiêu dùng
gạo. Do đó, trợ cấp sẽ hiệu quả hơn vì không thất thoát nguồn lực, không
gây ra tổn thất phúc lợi xã hội.
5.3.
Chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội ở Việt Nam
Chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội đảm bảo việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, những người đang gặp
khó khăn trong cuộc sống như người nghèo, người già cô đơn, người
khuyết tật, trẻ em mồ côi, những người không may gặp rủi ro vì thiên tai,
tai nạn... Sau đây là những hình thức trợ giúp xã hội chủ yếu nhất, gắn
với các đối tượng yếu thế ở Việt Nam.
5.3.1.
Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế
Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế bao gồm trợ giúp thường
xuyên và trợ giúp không thường xuyên (đột xuất). Đây là hình thức quan
trọng trong việc hỗ trợ thu nhập thường xuyên và đột xuất cho các đối
tượng yếu thế như người khuyết tật, người cao tuổi, người tâm thần, trẻ
em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... nhằm góp phần ổn định
cuộc sống, nâng cao năng lực phòng chống và chống chọi với rủi ro cho
các nhóm yếu thế này.
5.3.1.1.
Trợ giúp xã hội thường xuyên
Đây là chính sách trợ giúp tất cả các đối tượng, không chỉ hộ nghèo, bao
gồm người già (trên 85 tuổi), người khuyết tật, người già cô đơn, người tâm
thần, người đơn thân nuôi con nhỏ, trẻ mồ côi. Theo số liệu năm 2015 của
Bộ LĐTB và XH, số người hưởng trợ cấp xã hội là 2,6 triệu người với tổng
kinh phí được ngân sách Nhà nước đảm bảo là khoảng 11.700 tỷ đồng.
Trong đó, nhóm người từ 85 tuổi trở lên chiếm 43,1%, nhóm người khuyết
tật chiếm 24,5%, người già cô đơn 9,6%, người tâm thần 8,6%, người đơn
thân nuôi con nhỏ 7,6%, trẻ em mồ côi 5%.
Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội đã mở rộng tới tất
cả các đối tượng không chỉ các hộ nghèo. Chiến lược an sinh xã hội đã
mở rộng sự trợ giúp thường xuyên đến 10 nhóm yếu thế có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn. Nhiều mô hình trợ giúp xã hội được xây dựng phù hợp
với nhu cầu của các nhóm đối tượng, vốn đa dạng trên thực tế và khác
190
lOMoARcPSD|1596273 6
nhau giữa các địa phương. Chương trình trợ giúp xã hội đã đáp ứng được
nhu cầu bức xúc, góp phần giảm bớt khó khăn thúc bách và sự mặc cảm
của các đối tượng xã hội (Nguyễn Hải Hữu, 2006). Bên cạnh những ưu
điểm trên, hoạt động trợ giúp xã hội còn có những hạn chế, thách thức
sau đây: Trước hết, số người được hưởng trợ giúp thường xuyên hiện còn
ít, chỉ chiếm khoảng 1,8% dân số (tỷ lệ này ở nhiều nước trong khu vực
từ 2,5-3,0%). Những qui định về tiêu chí và điều kiện được hưởng còn
quá chặt chẽ, cứng nhắc nên người dân ít được tiếp cận. Mức chuẩn để
tính mức trợ cấp còn thấp, chỉ bằng 1/3 so với chuẩn nghèo và chưa bảo
đảm nhu cầu trợ cấp của đối tượng. Mặc dù mức trợ cấp xã hội cho các
đối tượng bảo trợ đã được điều chỉnh nhiều lần song ở mức độ quá thấp
so với nhu cầu. Với tốc độ lạm phát như thời gian qua, mức trợ cấp xã
hội quá thấp, do vậy trợ giúp chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Các đối tượng bảo trợ khó có thể đảm bảo được cuộc sống ở mức tối
thiểu, và rất cần sự trợ giúp của người thân, gia đình và cộng đồng. Công
tác trợ giúp thường xuyên ở nhiều địa phương tuy gắn với mục tiêu giảm
nghèo nhưng lại thường trùng lặp với hộ nghèo gây nên sự chồng chéo
nguồn lực trợ giúp. Do vậy, việc xác định đối tượng cũng như chi trả
cũng còn nhiều bất cập: chưa tách bạch rõ việc xác định đối tượng và chi
trả, dẫn đến sự thiếu minh bạch trên thực tế. Hình thức trợ giúp thường
xuyên chưa được lượng hóa, do đó khó có thể đánh giá đúng hiệu quả
của chương trình. Hoạt động trợ cấp còn chưa kịp thời đối với một số đối
tượng ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi. Nhiều đối tượng vẫn chưa
được biết thông tin về chính sách này. Các mô hình chăm sóc đối tượng
dựa vào cộng đồng chưa phát triển.
5.3.1.2. Trợ giúp xã hội đột xuất (không thường xuyên)
Đây là loại hình bảo trợ khi xảy ra những rủi ro bất thường đang có
xu hướng ngày càng nhiều và trên diện rộng. Hầu hết người dân bị ảnh
hưởng bởi thiên tai đều ít nhiều được hỗ trợ, khắc phục hậu quả, khôi
phục sản xuất và ổn định đời sống. Hoạt động này được triển khai rộng
rãi ở cộng đồng, trong nhiều năm qua đã trợ cấp hàng nghìn tỉ đồng và
hàng chục nghìn tấn lương thực, thuốc men, chủ yếu nhằm trợ giúp khắc
phục hậu quả thiên tai. Công tác cứu trợ đột xuất cũng đã huy động được
phong trào tương thân, tương ái của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ
chức quần chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng
191
lOMoARcPSD|1596273 6
người Việt Nam ở nước ngoài, nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng
kể cho những thiếu hụt nguồn lực từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, do diện che phủ thấp, lại không kịp thời nên phạm vi trợ
giúp còn hẹp, tập trung chủ yếu cho đối tượng bị rủi ro thiên tai, chưa
bao gồm các đối tượng chịu những rủi ro kinh tế và xã hội. Mức trợ cấp
đột xuất còn quá thấp, chưa bù đắp được quá 1/5 thiệt hại của hộ gia
đình. Công tác quản lý hoạt động trợ giúp từ cộng đồng xã hội còn nhiều
bất cập, khó kiểm soát và điều phối được các nguồn hỗ trợ.
5.3.2. Trợ giúp người nghèo:
Xóa đói - giảm nghèo là một hoạt động bảo trợ quan trọng ở Việt
Nam. Các chính sách, chương trình giảm nghèo trong thời gian qua đã
bảo đảm an sinh xã hội cho đối tượng nghèo, bao gồm các hộ nghèo và
địa bàn nghèo ở nước ta. Hệ thống chính sách giảm nghèo đến nay được
xây dựng tương đối toàn diện. Các chương trình giảm nghèo tập trung
vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Chương trình
xóa đói - giảm nghèo được thực hiện đồng thời trên cả ba phương diện:
(i) tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp
lý, nhà ở và nước sinh hoạt; (ii) hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các
chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu
số, khuyến nông-lâm-ngư, phát triển ngành nghề, xuất khẩu lao động; và
(iii) phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó
khăn. Cụ thể:
- Chương trình Xoá đói Giảm nghèo (XĐGN) bắt đầu từ đầu những năm
90, từ sáng kiến của địa phương và nỗ lực của các bộ ngành trung ương.
Chương trình XĐGN tạo một khuôn khổ trên phạm vi toàn quốc để phối
hợp và lồng ghép nỗ lực của các ngành, các cấp khác nhau. Một số hỗ trợ
hướng vào đối tượng hộ nghèo, và những nhóm khác trong các xã nghèo.
Trong số các hỗ trợ cho hộ nghèo, có việc cấp “chứng nhận hộ nghèo” và
“thẻ khám chữa bệnh”. Một số trợ giúp nữa trong chương trình XĐGN là
miễn học phí một phần hoặc toàn phần, và cho vay vốn ưu đãi. Danh sách
các đối tượng được thụ hưởng được lập ra cho mỗi cấu phần trong chương
trình XĐGN. Ví dụ, hướng dẫn về hỗ trợ chi phí y tế không chỉ dành cho
những hộ có giấy chứng nhận hộ nghèo, mà còn cho tất cả những người
sống ở xã có chương trình 135 và tất cả người dân tộc thiểu số.
192
lOMoARcPSD|1596273 6
- Chương trình 135 được lập ra vào năm 1998 và kể từ đó đã được
thay tên và sửa đổi một vài lần. Các lợi ích trong chương trình 135 là
dưới hình thức cấp kinh phí cho xã để đầu tư vào cơ sở hạ tầng quy mô
nhỏ, dành cho những xã khó khăn nhất và ở vùng sâu vùng xa.
- Năm 2001, chương trình bước sang giai đoạn mới, với tên gọi là
Chương trình 147. Trên phạm vi rộng hơn, chương trình 133, không có kinh
phí giành riêng, nhưng tạo một khuôn khổ để phối hợp những nỗ lực của các
ngành và những hoạt động liên quan đến chương trình XĐGN ở địa phương.
Như vậy, các chương trình giảm nghèo đã hướng đến các địa bàn
nghèo nhất. Người nghèo được tiếp cận với tín dụng ưu đãi, thủ tục vay
được đơn giản hóa. Các hoạt động hỗ trợ y tế và miễn giảm học phí cho trẻ
em nghèo đã đem lại lợi ích thực sự đối với giảm nghèo truyền kiếp qua
các thế hệ. Chính sách hỗ trợ nhà ở đã góp phần quan trọng ổn định cuộc
sống các hộ nghèo dân tộc thiểu số. Mặc dù theo chuẩn nghèo hiện nay, tỷ
lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 10%, song kết quả xóa đói giảm nghèo
chưa bền vững. Tỷ lệ hộ dân dù đã thoát nghèo nhưng nằm sát chuẩn
nghèo rất lớn (70-80%), tỷ lệ tái nghèo cao (7-10%); phân hóa giàu nghèo
có xu hướng tăng. Nhận thức về giảm nghèo bền vững còn chưa sâu rộng
nên việc gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo còn hạn
chế. Hình thức trợ giúp giảm nghèo thiên về hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt
hoặc hiện vật hơn là tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tự vươn lên
thoát nghèo bền vững. Mặc dù chính sách hỗ trợ giáo dục miễn giảm học
phí, hỗ trợ đồ dùng học tập, chi phí ăn, ở cho học sinh, sinh viên nghèo,
nhưng những phần chi phí và đóng góp khác của hộ gia đình cho giáo dục
còn cao so với khả năng chi trả của hộ nghèo. Một bộ phận con em hộ
nghèo vẫn chưa hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. Việc triển khai
thực hiện chương trình giảm nghèo còn nhiều bất cập do nhiều cơ quan, tổ
chức cùng tiến hành, dẫn đến chồng chéo về đối tượng, nguồn lực phân
tán, lãng phí. Hiện chưa có hệ thống chính sách khuyến khích hộ nghèo
thoát nghèo, vươn lên mà chính sách hiện hành có xu hướng bao cấp trở
lại, nặng về cơ chế xin - cho, tạo tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên,
bệnh thành tích còn khá phổ biến trong quá trình triển khai thực hiện, báo
cáo, kiểm tra, đánh giá. Việc nâng cao năng lực thị trường cho người
nghèo, biến họ thành chủ thể chủ động và tích cực trong phát triển kinh tế
193
lOMoARcPSD|1596273 6
là rất cần thiết. Để phát huy hiệu quả nguồn lực, chương trình giảm nghèo
chưa được lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia. Cần tạo cơ
hội cho người nghèo tiếp cận thuận lợi và chi phí thấp với các dịch vụ xã
hội có chất lượng, nhằm giảm nguy cơ cho người nghèo khi gặp rủi ro do
thiên tai, do sự tác động của các cú sốc khủng hoảng, suy thoái kinh tế,
lạm phát, tăng giá, cũng như những bất trắc trong cuộc sống (đau ốm, bệnh
tật, tai nạn...). Tạo cơ hội ưu tiên cho người nghèo và các đối tượng chính
sách tiếp cận các dịch vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, khám
chữa bệnh, nhà ở, nước sạch, văn hóa, thông tin... thông qua thực hiện lồng
ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia.
5.3.3. Trợ cấp ưu đãi người có công
Với một đất nước có ngót 1/2 thế kỷ chiến tranh chống xâm lược, ưu
đãi xã hội chiếm một vị trí đặc biệt trong hoạt động bảo trợ xã hội ở Việt
Nam. Đây là một hình thái đặc thù, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” đối với những người đã hy sinh, cống hiến
một phần xương máu cho Tổ quốc. Chế độ trợ cấp người có công được
thực hiện từ năm 1995 theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách
mạng và một số văn bản pháp quy khác của Chính phủ có ý nghĩa kinh
tế, xã hội, nhân văn sâu sắc. Thành công nhất là chế độ trợ cấp này đã
góp phần ổn định, từng bước nâng cao đời sống đối tượng chính sách,
hợp với lòng dân. Chế độ trợ cấp người có công hiện bao gồm: Trợ cấp
hàng tháng cho Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng cho đối tượng chính sách (thân nhân liệt sỹ, người có công đối với
cách mạng, cô đơn không nơi nương tựa, trợ cấp hàng tháng đối với con
liệt sĩ, con thương bệnh binh mất sức lao động đang học tại các trường
cao đẳng, đại học công lập). Hiện cả nước có hơn 8 triệu người được
hưởng chế độ ưu đãi một lần và ưu đãi hàng tháng (khoảng 1,5 triệu
người hưởng trợ cấp hàng tháng). Trong số này, hơn 1,1 triệu được cấp
thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sĩ
được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế. Gần
15.00
cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở... Hàng
vạn đối tượng bị nhiễm chất độc da cam được hưởng trợ cấp xã hội. Đến
nay, 90% người có công với cách mạng đã có mức sống bằng hoặc cao
hơn so với mặt bằng mức sống nơi cư trú (Bộ LĐTB&XH).
194
lOMoARcPSD|1596273 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
TS Phan Hiển Minh, Giáo trình thuế thực hành, Nhà xuất bản
Thống kê, 2001, Việt Nam.
2.
Ngân hàng thế giới: Về bảo trợ và thúc đẩy xã hội; Nhà xuất bản
Văn hoá- Thông tin, Hà nội 2008
3.
Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội, 1995.
4.
Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3
rd
edition),
Worth Publisher, NewYork, 2010.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1.
Khái niệm thuế, phạm vi ảnh hưởng của thuế (hay gánh nặng
thuế) đối với người sản xuất và người tiêu dùng khi độ co dãn của đường
cung, đường cầu thay đổi?
2.
Khái niệm trợ cấp, phạm vi ảnh hưởng của trợ cấp sản xuất (hay
lợi ích của trợ cấp đối với người sản xuất và người tiêu dùng khi độ co
dãn của đường cung, đường cầu thay đổi?
3.
So sánh ưu, nhược điểm của hình thức trợ cấp tiền mặt và trợ cấp
hiện vật?
4.
Chính phủ đề xuất cả hai chương trình trợ cấp bằng tiền và bằng
hiện vật, chẳng hạn như dưới dạng các khoản thanh toán cho thực phẩm
hay nhà ở. Liệu rằng những đối tượng thụ hưởng có bàng quan giữa việc
nhận tiền mặt và nhận hiện vật có giá trị bằng tiền là tương đương nhau?
Sử dụng phân tích về đường bàng quan để chỉ ra trong những trường hợp
nào thì các cá nhân bàng quan trước hai lựa chọn trên và trường hợp nào
hình thức trợ cấp có thể dẫn đến việc các đối tượng thụ hưởng nhận được
lợi ích khác nhau?
5.
Người ta cho rằng thuế xăng dầu dùng để cung cấp ngân sách cho
xây dựng và bảo trì đường bộ là “công bằng” vì chúng buộc những ai
tham gia giao thông phải trả tiền. Theo bạn thì ai là người phải chịu loại
thuế này?
6.
Quan điểm của bạn về vấn đề “Những người theo thuyết vị lợi
cho rằng cơ cấu thuế luỹ tiến sẽ đảm bảo công bằng trong nền kinh tế”.
195
lOMoARcPSD|1596273 6
7. Để tăng nguồn thu cho bảo trì đường bộ, chính phủ đang cân
nhắc: (1) tăng lệ phí cấp bằng lái xe; (2) tăng thuế sở hữu tài sản cá nhân
là phương tiện đi lại; (3) đánh thuế các phụ tùng ô tô (kể cả săm lốp);
đánh thuế thuốc lá và đồ uống có cồn cao hơn.
Loại thuế nào không gây méo mó, loại thuế nào có hiệu quả đối nền
kinh tế, loại thuế nào làm thay đổi hành vi của các cá nhân.
BÀI TẬP
1.
Đường cầu về cặp sách trên thị trường được thể hiện qua hàm: Q
D
= 10.000 - 40P, còn đường cung có dạng: Q
S
= 1.000 + 10P.
Trong đó, Q
D
và Q
S
là lượng cầu và cung về cặp sách, đơn vị tính là
nghìn chiếc; P là giá một chiếc cặp, tính bằng nghìn đồng.
a.
Xác định giá và lượng cân bằng thị trường. Khi đó, tổng phúc lợi xã
hội là bao nhiêu?
b.
Chính phủ quyết định trợ cấp 5 nghìn đồng/chiếc cặp cho người
sản xuất. Xác định mức sản lượng, giá người mua trả và giá người bán
nhận được sau khi có trợ cấp?
c.
Tổng số tiền Chính phủ phải chi ra là bao nhiêu? Lợi ích trợ cấp
mà người sản xuất và người tiêu dùng được hưởng?
d.
Tổn thất vô ích do trợ cấp gây ra? Trong đó, tổn thất về phía
người sản xuất và người tiêu dùng là bao nhiêu?
2.
Một loại gỗ có cung cố định Q
S
= 4. Cầu của nó là Q
D
= 10-2P,
trong đó P là giá của 1m
3
gỗ và Q
D
là lượng cầu. Chính phủ đánh thuế 2
triệu đồng một m
3
gỗ đối với người tiêu dùng.
a.
Giá trước thuế mà người tiêu dùng phải trả và giá sau thuế là bao nhiêu?
b.
Giá người cung cấp gỗ nhận được là bao nhiêu?
c.
Chính phủ thu được tiền thuế là bao nhiêu?
3.
Thị trường hàng hoá A có đường cầu Q=240-6P, và đường cung
Q= - 60+4P. Tính
a.
Tổn thất phúc lợi xã hội là bao nhiêu khi đánh thuế 4.000đ/ 1 đơn
vị sản phẩm vào người sản xuất?
b.
Tổn thất phúc lợi xã hội sẽ thay đổi như thế nào nếu thuế đánh vào
người tiêu dùng hàng hoá A?
196
lOMoARcPSD|1596273 6
CHƯƠNG 6
LỰA CHỌN CÔNG CỘNG
Thất bại thị trường và vấn đề công bằng là cơ sở để chính phủ can thiệp
vào nền kinh tế. Tuy nhiên, quyết định can thiệp như thế nào (can thiệp trực
tiếp hay gián tiếp, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào) các hàng hóa
công cộng không được thực hiện bằng cơ chế thị trường như đối với hàng
hóa cá nhân, mà thực hiện bởi cơ chế công cộng. Vì vậy, nội dung chính của
chương này đề cập tới khái niệm, đặc điểm và lợi ích của lựa chọn công
cộng; ưu điểm và nhược điểm của lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu
quyết trực tiếp và cơ chế biểu quyết đại diện để thấy được các thất bại của
chính phủ trong việc giải quyết thất bại thị trường.
6.1.
Khái niệm và lợi ích của lựa chọn công cộng
6.1.1.
Cơ chế tư nhân và cơ chế công cộng phân bổ nguồn lực
Ở các chương trước, chúng ta đã biết đến hai loại hàng hóa, đó là
HHCN và HHCC. Đối với HHCN, người ta thường sử dụng cơ chế thị
trường để phân bố nguồn lực, thông qua hệ thống giá cả thị trường. Giả
sử thị trường của một HHCN lúc đầu cân bằng tại một điểm. Vì lý do nào
đó, cầu về hàng hóa này tăng lên, đường cầu dịch chuyển sang phải, làm
giá cả tăng lên, do đó các hãng sẽ sản xuất nhiều hơn. Như vậy, giá cả
phản ánh thị hiếu của người tiêu dùng và truyền tín hiệu cho người sản
xuất. Tương tự, nếu vì lý do nào đó mà hàng hóa được sản xuất với chi
phí rẻ hơn, dẫn đến tăng cung thì đường cung dịch chuyển sang phải, giá
cả hạ xuống, do đó người tiêu dùng tăng cầu. Ở đây một lần nữa, giá cả
truyền thông tin từ hãng sản xuất sang người tiêu dùng. Nhờ vậy, nguồn
lực được phân bổ đạt hiệu quả Pareto là thông qua cơ chế tư nhân.
Đối với HHCC thì hoàn toàn khác, cầu hàng hoá công cộng không
được thể hiện trên thị trường, nó phản ánh lợi ích xã hội biên so với chi
phí xã hội biên. Lợi ích xã hội biên được đo bằng tổng lợi ích mà các cá
nhân có được, chi phí xã hội biên chính là chi phí mà xã hội phải bỏ ra để
197
lOMoARcPSD|1596273 6
có thêm 1 đơn vị hàng hoá công cộng. Nếu tổng giá trị mà các cá nhân
đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng
thêm đối với xã hội để cung cấp nó thì sản xuất hàng hoá công đó là hiệu
quả. MSB = åMPB.
Quyết định cung cấp hàng hoá công không do các cá nhân mà dựa
trên cơ chế công cộng: các cá nhân trong xã hội bầu ra người đại diện,
các đại diện này lại bỏ phiếu cho việc chi tiêu hàng hoá công cộng. Như
vậy, đối với hàng hoá công cộng thì sử dụng cơ chế công cộng để phân
bổ nguồn lực.
Hai cơ chế phân bổ nguồn lực là rất khác nhau: một bên là cá nhân
quyết định chi tiêu tiền của mình và một bên là tổ chức đại diện cho cộng
đồng quyết định chi tiêu tiền của xã hội. Các cá nhân bầu ra những đại
diện, những đại diện này lại bỏ phiếu để phản ánh quan điểm của cử tri chứ
không phải quan điểm riêng của mình. Khi đại biểu này bỏ phiếu, ông ta sẽ
bỏ phiếu theo quan điểm của cử tri mà ông ta đại diện. Tuy nhiên, các cử
tri cũng có các quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa ra một quyết định tập thể đúng?
Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải xem xét các nguyên tắc lựa
chọn công cộng (LCCC).
6.1.2.
Khái niệm về lựa chọn công cộng
Lựa chọn công cộng là một quá trình mà trong đó ý muốn của các cá
nhân được kết hợp lại trong một quyết định tập thể. Khác với lựa chọn cá
nhân, LCCC có các đặc điểm sau:
-
Tính không phân chia: Nếu trong lựa chọn cá nhân, mỗi người tự đưa
ra quyết định thì trong LCCC, quyết định của cá nhân được kết hợp trong
một quyết định tập thể. Quyết định cá nhân nằm trong quyết định tập thể.
-
Tính cưỡng chế: Nếu trong lựa chọn cá nhân, quyết định của anh ta
chỉ có tác dụng đối với bản thân anh ta thì trong LCCC, quyết định tập thể
mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc mọi người phải tuân thủ.
6.1.3.
Lợi ích của lựa chọn công cộng
Một câu hỏi được đặt ra là LCCC có lợi ích gì không? Lợi ích của
lựa chọn công cộng là huy động được nguồn lực và sức mạnh tập thể để
đạt tới đường khả năng thoả dụng.
198
lOMoARcPSD|1596273 6
Độ thỏa
dụng
của B
(U
B
)
Độ thỏa dụng
của A (U
A
)
Hình 6.1: Kết cục khi có và không có lựa chọn công cộng
Chúng ta hình dung một xã hội chỉ có hai nhóm người: A và B. Đó
có thể là nhóm người giàu và nhóm người nghèo, nhóm ở thành thị và
nhóm ở nông thôn...và giả định rằng mỗi nhóm đều có sở thích và lợi ích
thống nhất với nhau. Hình 6.1 mô tả kết cục kinh tế khi có và khi không
có các hành động tập thể. Điểm F biểu thị một tình trạng “tự do vô chính
phủ”, trong đó các hàng hóa và dịch vụ công cộng (như đường sá, giáo
dục, tiêm chủng cho trẻ em...) không được chính phủ cung cấp. Khi đó
cuộc sống của cộng đồng và dân cư rất nghèo nàn và lạc hậu.
Trái lại, khi xã hội tập hợp lại với nhau và đưa ra các quyết định tập
thể hợp lý (như chính phủ xây dựng đường cao tốc, hỗ trợ cho giáo dục
và đào tạo, triển khai các chương trình y tế cộng đồng...) sẽ góp phần
thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng của năng suất lao động, góp phần đạt
được hiệu quả Pareto. Điều này được biểu thị bằng sự di chuyển từ điểm
F nằm bên trong đến một điểm E nằm trên đường khả năng thoả dụng.
Tuy nhiên, không phải khi nào LCCC cũng có hiệu quả như mong
muốn. Trong thực tế, LCCC có thể mang lại các kết cục sau (Hình 6.2):
199
lOMoARcPSD|1596273 6
Độ thỏa
dụng
của B
(U
B
)
Độ thỏa dụng
của A (U
A
)
Hình 6.2: Các kết cục của lựa chọn công cộng
- Chính phủ tiến hành các hoạt động gây thiệt hại cho tất cả mọi người
(trường hợp hiếm thấy). Lúc này có sự di chuyển từ điểm F đến điểm H,
phúc lợi xã hội giảm đi.
- Các kết cục chỉ mang tính phân phối lại, cái lợi của người này là cái
thiệt của người khác. Trong trường hợp này, chính phủ đánh thuế một
nhóm người để làm lợi cho nhóm kia (như thuế nhập khẩu hàng hóa). Di
chuyển từ điểm F đến điểm I, lợi ích người này tăng lên, lợi ích người khác
giảm đi.
- Hành động tập thể có thể tạo ra hoàn thiện Pareto, làm cho tất cả mọi
người cùng được lợi và không ai bị thiệt. Di chuyển từ điểm F đến điểm E.
6.2.
Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp
6.2.1.
Nguyên tắc nhất trí tuyệt đối
6.2.1.1.
Nội dung nguyên tắc nhất trí tuyệt đối:
Nguyên tắc nhất trí tuyệt đối là nguyên tắc quy định: Một quyết định
chỉ được thông qua khi và chỉ khi có sự thống nhất (đồng ý) của tất cả
các thành viên trong một cộng đồng nào đó.
Nguyên tắc này có ưu thế:
200
lOMoARcPSD|1596273 6
- Đảm bảo sự đồng thuận của các cá nhân trong xã hội, nên cải thiện
được phúc lợi xã hội cho tất cả thành viên, các quyết định đưa ra thường
là các hoàn thiện Pareto.
- Tránh được hiện tượng đa số áp đặt ý muốn lên thiểu số.
6.2.1.2.
Cân bằng Lindahl và nguyên tắc nhất trí tuyệt đối
Quyết định cung cấp HHCC được thực hiện bởi quyết định công
cộng. Theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa công cộng sẽ
được cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh
giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm
đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hàng hóa công
cộng thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân, nơi
mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, việc xác định điểm cân
bằng hiệu quả gặp khó khăn.
Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng
thuần túy một cách có hiệu quả, nhà kinh tế học người Thụy Điển Erik
Lindahl đã xây dựng một mô hình mô phỏng mô hình thị trường cho
hàng hóa công cộng gọi là cân bằng Lindahl nhằm mô hình hóa nguyên
tắc nhất trí tuyệt đối.
Để xác định mức cung HHCC hiệu quả cần, xác định đường cầu
HHCC. Đường cầu hàng hoá công cộng là được xác định bằng cách cộng
dọc các đường cầu cá nhân (điều này đã nghiên cứu ở chương 3).
Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về
hàng hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X). Giả sử giá của hàng
hóa công cộng sẽ phản ánh lợi ích mà cá nhân nhận được khi tiêu dùng
HHCC (giống như HHCN), tuy nhiên vì các cá nhân rất dễ che dấu sự
thoả mãn của mình khi tiêu dùng HHCC nên chúng ta sẽ coi t (mức thuế
cá nhân phải trả) phản ánh lợi ích mà cá nhân nhận được khi tiêu dùng
HHCC, khi đó, phản ánh lợi ích mà cá nhân nhận được khi dùng HHCN
đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG.
Cầu hàng hoá công phụ thuộc vào mức thuế mà cá nhân phải trả cho
hàng hoá công đó, nếu thuế tăng thì cầu về hàng hoá công sẽ giảm.
Ví dụ pháo hoa được cung cấp với chi phí biên là 1đôla, chi phí đó
được chia cho 2 người A và B. Với mỗi cá nhân khác nhau thì lợi ích
biên do việc tiêu dùng HHCC đối với họ là khác nhau, cho nên họ sẽ
201
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 6.3: Đường cung và cầu pháo hoa theo mô hình Lidahl
chấp nhận những mức thuế khác nhau để có HHCC. Ví dụ A: 0,8 đôla, B:
0,2 đôla
Lượng cầu
Giá A
sẵn sàng trả
Giá B
sẵn sàng trả
Tổng mức giá
1
1.0
3.0
4.0
25
0.75
2.25
3.0
50
0.50
1.50
2.0
75
0.25
0.75
1.0
100
0
0
0
Đường cung về hàng hóa công cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội
phải bỏ ra để sản xuất nó. Kết hợp cung cầu, chúng ta có được số lượng
HHCC mà xã hội cần cung cấp là 75, ứng với mức chi phí biên là 1 đôla.
202
lOMoARcPSD|1596273 6
Tính khả thi của mô hình: Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá
nhân về một loại hàng hóa công cộng thuần túy tương ứng với mức thuế
(chính là giá của hàng hóa công cộng) ấn định cho cá nhân đó. Nền kinh
tế sẽ đạt mức cung cấp HHCC hiệu quả thông qua căn cứ các cá nhân sẽ
bỏ phiếu cho số lượng HHCC mà họ mong muốn (thể hiện ở mức thuế
mà họ sẵn sàng trả). Điều này cũng giống như quá trình lựa chọn của thị
trường, sẽ làm cho sự phân bổ nguồn lực trong cung cấp HHCC đạt hiệu
quả. Số lượng HHCC cung cấp sẽ hiệu quả như cung cấp HHCN, chi phí
xã hội biên bằng với lợi ích xã hội biên.
Lưu ý rằng, mức cầu của mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế
khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa
cá nhân khi mà ở đó cân bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi
cá nhân.
Hạn chế của mô hình Lindahl
Mô hình cân bằng Lindahl áp dụng trong thực tế lại vấp phải: (1) vấn
đề kẻ ăn không đã khuyến khích các cá nhân nói dối về nhu cầu, sự cần
thiết khi tiêu dùng HHCC. Do ai cũng có thể sử dụng HHCC miễn phí
nên đây là động cơ khuyến khích các cá nhân không trung thực trong bộc
lộ nhu cầu của mình về HHCC; (2) ngay cả khi các cá nhân trung thực
trong bộc lộ sở thích đối với HHCC thì các cá nhân cũng gặp phải khó
khăn trong định giá giá trị của HHCC đối với cá nhân họ, họ thực sự
không biết giá trị thực của pháo hoa, tên lửa; (3) ngay cả khi các cá nhân
sẵn sàng trung thực, và họ biết được cụ thể lợi ích HHCC mang lại cho
họ là gì thì cũng rất khó để tổng hợp các lợi ích cá nhân thành lợi ích xã
hội. Ví dụ, với vấn đề quốc phòng thì chính phủ cũng không thể tổng hợp
sở thích của mỗi cá nhân về tên lửa, máy bay, xe tăng để thành nhu cầu
xã hội về quốc phòng được.
Để xác định đúng mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả, các
cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp, đồng
thời phải bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa công
cộng. Nhưng do các cá nhân dễ dàng che dấu ý muốn của mình nên cộng
đồng khó thống nhất khi ra quyết định cung cấp HHCC. Vì vậy, đây là
hạn chế lớn nhất của nguyên tắc nhất trí tuyệt đối: chỉ có một cá nhân
203
lOMoARcPSD|1596273 6
không đồng ý thì quyết định không được thông qua. Do đó, nguyên tắc
này rất khó thực hiện trên thực tế.
Vì thế, nếu theo nguyên tắc nhất trí tuyệt đối thì Chính phủ thường sẽ
không đưa ra chính sách mới, mà có nguy cơ giữ nguyên hiện trạng, bất
kể tốt hay xấu.
6.2.2.
Nguyên tắc biểu quyết theo đa số
6.2.2.1.
Nội dung của nguyên tắc biểu quyết theo đa số
Nguyên tắc biểu quyết theo đa số là nguyên tắc quy định: Một quyết
định chỉ được thông qua khi và chỉ khi phần lớn thành viên trong cộng
đồng cùng nhất trí.
Nếu phần lớn là hơn ½ số thành viên nhất trí: ta có biểu quyết theo
đa số tương đối. Nếu phần lớn là hơn 2/3 số thành viên nhất trí: ta có
biểu quyết theo đa số tuyệt đối.
Ví dụ 1: Một cộng đồng có 3 cử tri, và phải lựa chọn 3 mức chi tiêu
cho quốc phòng: A - mức chi tiêu ít nhất, B - mức chi tiêu trung bình, C -
mức chi tiêu lớn nhất.
Để đơn giản, chúng ta giả định, dù mức chi tiêu nào được lựa chọn
thì chi phí của nó cũng được chia đều cho tất cả các thành viên. Sự lựa
chọn của các cá nhân được thể hiện ở bảng sau.
Lựa chọn
Cử tri 1
Cử tri 2
Cử tri 3
Ưu tiên 1
A
C
B
Ưu tiên 2
B
B
C
Ưu tiên 3
C
A
A
Cách biểu quyết ở đây sẽ là chọn 2 phương án chi tiêu bất kỳ cho đấu
với nhau. Phương án nào thắng sẽ được tiếp tục đấu với phương án còn
lại. Phương án thắng cử cuối cùng sẽ là phương án được lựa chọn. Cách
biểu quyết như vậy còn gọi là biểu quyết đấu cặp.
Nếu xem xét giữa phương án A và phương án B:
Cử tri 1: A>B
Như vậy, phương án B sẽ thắng vì cử tri
2 và 3 đều bỏ phiếu cho phương án B.
Cử tri 2: B>A
Cử tri 3: B>A
204
lOMoARcPSD|1596273 6
Nếu xem xét giữa phương án B và C:
Cử tri 1: B>C
Như vậy, phương án B sẽ thắng vì cử tri 1
và 3 bỏ phiếu cho phương án B.
Cử tri 2: C>B
Cử tri 3: B>C
Kết quả là phương án B là phương án thắng tất cả các cuộc bỏ phiếu
và nó là phương án được chọn theo nguyên tắc biểu quyết đa số. Chú ý
rằng, phương án B thắng hoàn toàn không phụ thuộc vào việc sắp xếp thứ
tự bỏ phiếu theo phương án nào trước.
Cân bằng biểu quyết: là tình trạng biểu quyết theo đa số tìm ra được
phương án cuối cùng mà kết quả bỏ phiếu là nhất quán và không phụ
thuộc vào lịch trình bỏ phiếu.
6.2.2.2. Hạn chế của biểu quyết theo đa số: sự áp đảo của đa số
Ví dụ 2: Giả sử các cá nhân bỏ phiếu về phương án xây dựng 3 cây
cầu, với lợi ích biên tương ứng trong bảng sau:
Cầu số 1
Cầu số 2
Cầu số 3
Cá nhân
MB
Cá nhân
MB
Cá nhân
MB
X
1.000
X
1.250
X
700
Y
750
Y
375
Y
700
Z
250
Z
375
Z
50
Nếu chi phí cho xây 1 cây cầu là 1.500, và mức thuế mà mỗi cá nhân
phải trả cho việc sử dụng cây cầu là 500.
Xét tổng chi phí và lợi ích cho cả 3 cây cầu
Cầu số 1
Cầu số 2
Cầu số 3
Cá nhân
MB
Cá nhân
MB
Cá nhân
MB
X
1.000
X
1.250
X
700
Y
750
Y
375
Y
700
Z
250
Z
375
Z
50
Tổng lợi ích XH:
Tổng lợi ích XH:
Tổng lợi ích XH:
205
lOMoARcPSD|1596273 6
Độ thỏa
dụng
của B
(U
B
)
Độ thỏa dụng
của A (U
A
)
Hình 6.4: Kết cục của biểu quyết theo đa số
2000
2000
1450
Tổng
chi
phí
XH:
Tổng
chi
phí
XH:
Tổng
chi
phí
XH:
1500
1500
1500
Lợi ích ròng: 500
Lợi ích ròng: 500
Lợi ích ròng: -50
Theo nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số: các cá nhân khi bỏ phiếu lựa
chọn cho phương án nào sẽ so sánh lợi ích biên của cá nhân với chi phí
biên của cá nhân. Do vậy: Cầu số 1 có X, Y bỏ phiếu; cầu số 2 chỉ X bỏ
phiếu; cầu số 3 có X, Y bỏ phiếu. Như vậy, cầu số 1 và cầu số 3 được đa
số cử tri lựa chọn xây dựng.
Tuy nhiên, xét trên quan điểm xã hội: khi tổng lợi ích xã hội lớn hơn
tổng chi phí xã hội thì hàng hoá công cộng sẽ được cung ứng. Cầu số 1 và
cầu số 2 có lợi ích ròng xã hội dương nên sẽ được cung ứng, còn cầu số 3
lợi ích ròng xã hội âm nên sẽ không hiệu quả nếu xây dựng cây cầu này.
Như vậy, biểu quyết theo đa số nhiều khi không phản ánh đúng lựa
chọn tối ưu của xã hội, do sự áp đảo của đa số cử tri. Các cử tri luôn “tư
lợi”, nghĩa là bỏ phiếu phụ thuộc ý thích cá nhân, cử tri đánh giá lợi ích
mình nhận được từ HHCC và so sánh với mức chi phí mình phải bỏ ra
(mức thuế) để quyết định có bỏ phiếu hay không cho HHCC.
206
lOMoARcPSD|1596273 6
Do sự áp đảo của đa số cử tri, thích phương án D, thay vì phương án
A nên xã hội không chọn được phương án tối ưu.
6.2.2.3.
Hạn chế của biểu quyết theo đa số: hiện tượng biểu quyết
quay vòng
Ví dụ 3: giả sử có 3 nhóm cử tri trong xã hội (1,2 & 3) bỏ phiếu cho
các phương án: A) xây bảo tàng nghệ thuật, B) xây sân vận động, C) xây
bệnh viện.
Sự lựa chọn của các nhóm theo thứ tự ưu tiên như sau:
•
Nhóm 1: A > B > C
•
Nhóm 2: B > C > A
•
Nhóm 3: C > A > B
Biểu quyết đấu cặp được lựa chọn, trước tiên là giữa phương án A và B:
Nhóm 1: A>B
Như vậy, phương án A sẽ thắng vì nhóm
1 và 3 đều bỏ phiếu cho phương án A.
Nhóm 2: B>A
Nhóm 3: A>B
•
Biểu quyết giữa phương án B và C:
Nhóm 1: B>C
Như vậy, phương án B sẽ thắng vì nhóm 1
và 2 đều bỏ phiếu cho phương án B.
Nhóm 2: B>C
Nhóm 3: C>B
•
Biểu quyết giữa A và C
Nhóm 1: A>C
Như vậy, phương án C sẽ thắng vì nhóm 2
và 3 đều bỏ phiếu cho phương án C.
Nhóm 2: C>A
Nhóm 3: C>A
Như vậy, quá trình biểu quyết này không cho kết quả cuối cùng, tất cả
các phương án đều thắng hay không có phương án thắng rõ ràng. Hiện
tượng này gọi là nghịch lý biểu quyết hay biểu quyết quay vòng. Nghịch
lý biểu quyết là tình trạng biểu quyết theo đa số không tìm ra một phương án
thắng cuộc cuối cùng, nhất quán với tất cả các lịch trình bỏ phiếu.
207
lOMoARcPSD|1596273 6
Khi xảy ra biểu quyết quay vòng, phương án nào thắng cuối cùng
phụ thuộc vào trật tự bỏ phiếu, người có khả năng kiểm soát được trật tự
bỏ phiếu đồng thời sẽ có khả năng chi phối đến kết quả bỏ phiếu.
- Nguyên nhân của hiện tượng biểu quyết quay vòng:
•
Các cử tri bỏ phiếu phụ thuộc vào ý thích của mình: Cử tri có thể
lựa chọn đơn đỉnh hoặc đa đỉnh. Đỉnh trong sự lựa chọn của cá nhân là
điểm mà tất cả các điểm lựa chọn khác ở xung quanh đều thấp hơn nó.
•
Lựa chọn đơn đỉnh: là lựa chọn chỉ có một điểm ưu tiên nhất, mà rời
điểm ưu tiên theo bất kỳ hướng nào thì lợi ích của cá nhân đều giảm xuống.
•
Lựa chọn đa đỉnh là sự lựa chọn nếu như rời khỏi điểm ưu tiên
nhất thì lựa chọn lợi ích của cá nhân lúc đầu giảm, sau đó lại tăng lên nếu
di chuyển theo cùng một hướng.
Lựa chọn đơn đỉnh của cử tri: sẽ xuất phát từ việc so sánh lợi ích
biên ròng họ nhận được từ hàng hoá công cộng với chi phí biên của anh
ta đối với HHCC đó. HHCC cũng giống như HHCN về quy luật lợi ích
biên giảm dần.
Hình 6.5: Thái độ của cá nhân đối với quyết định chi tiêu
cho HHCC
208
lOMoARcPSD|1596273 6
Hình 6.6: Lựa chọn đơn đỉnh, đa đỉnh
Hình 6.5 (a) biểu diễn tổng lợi ích ròng của cung cấp HHCC, khi
HHCC được cung cấp càng nhiều thì lợi ích tăng lên nhưng theo quy luật
lợi ích biên giảm dần, vì vậy lượng hàng hoá công cộng tối ưu tại Q*.
Hình 6.5 (b) biểu diễn lợi ích biên mà cá nhân nhận được với các
mức cung HHCC khác nhau của chính phủ. Khi HHCC tăng lên, lợi ích
biên mà cá nhân nhận được sẽ giảm dần. Vì cá nhân phải trả thuế cho
chính phủ để có được HHCC nên mức HHCC tối ưu mà cá nhân muốn sử
dụng sẽ tại Q*, khi mà lợi ích biên họ nhận được bằng mức thuế mà họ
phải trả.
Như vậy, với mỗi mức chi tiêu vào HHCC của chính phủ, mỗi cá
nhân sẽ có sự lựa chọn phù hợp với lợi ích ròng mà họ nhận được thì họ
sẽ có lựa chọn đơn đỉnh. Ngược lại, các cử tri không có quan điểm lý
tưởng về một vấn đề nên không phải tất cả các ưu tiên đều là “đỉnh cao
duy nhất”, mà có nhiều lựa chọn cho một vấn đề. Cử tri không phải lúc
nào cũng có quan điểm rõ ràng là thích hay không thích, ít hoặc nhiều mà
đôi khi cả thích và không thích; cả ít và nhiều đều được lựa chọn.
209
lOMoARcPSD|1596273 6
Ví dụ 4: Xem xét một hàng hoá công cộng có thể cung cấp bởi khu
vực tư nhân, đó là giáo dục. Một cử tri A đang cân nhắc cho con học
trường công hay trường tư, liên quan đến việc bỏ phiếu cho mức chi tiêu
của ngân sách cho giáo dục (chi tiêu cao, chi tiêu thấp, chi tiêu trung
bình). Nếu mức chi tiêu cho giáo dục cao, thì trường công sẽ có chất
lượng tốt, nếu chi tiêu cho giáo dục thấp thì chất lượng trường công kém.
Lựa chọn của cử tri A: mức chi tiêu cao (nếu muốn con học trường
công). Ngược lại, anh ta sẽ chọn mức chi tiêu thấp (vì muốn con học
trường tư). Như vậy, cử tri A đã không có quan điểm duy nhất về một
vấn đề, nên lựa chọn của anh ta là lựa chọn đa đỉnh.
Thông thường lựa chọn đa đỉnh sẽ xảy ra khi:
- Các cử tri phải lựa chọn kết hợp giữa các hàng hóa công cộng khác
nhau (xây bảo tàng, xây sân vận động, xây bệnh viện).
- Các cử tri phải bỏ phiếu lựa chọn HHCC mà các hàng hóa này có
thể thay thế bởi các giải pháp tư nhân. Ví dụ dịch vụ giáo dục, dịch vụ
y tế.
- Các cử tri phải bỏ phiếu lựa chọn vấn đề về phân phối lại thu nhập.
6.2.2.4.
Biểu quyết theo đa số tuyệt đối: Cử tri trung vị và định lý cử
tri trung vị (median voter theorem)
Cử tri trung vị là người có sự lựa chọn giữa tập hợp các lựa chọn của
của tất cả các cử tri.
Định lý cử tri trung vị phát biểu rằng: nếu tất cả các cử tri đều có sự
lựa chọn đơn đỉnh thì kết quả biểu quyết theo đa số phản ánh đúng sự lựa
chọn của cử tri trung vị.
Các quyết định lựa chọn thông qua bỏ phiếu trực tiếp (tìm mức cung
hiệu quả hàng hóa công cộng) trong nền kinh tế phụ thuộc vào cử tri
trung vị, quyết định có thể bị thay đổi nếu 1 hoặc 2 cử tri không bỏ phiếu
hoặc nếu cử tri trung vị thay đổi quan điểm thì quyết định đó cũng khác
đi. Quyết định lựa chọn này chưa chắc đã là lựa chọn đạt hiệu quả xã hội
(thỏa mãn yêu cầu MB=MC).
Khi nói tới định lý cử tri trung vị, chúng ta phân biệt 2 khái niệm: thu
nhập trung vị và thu nhập bình quân. Thu nhập trung vị là mức thu nhập
mà 50% dân số có mức thu nhập thấp hơn và 50% dân số có mức thu
210
lOMoARcPSD|1596273 6
nhập cao hơn nó. Vì thế, nếu phân phối thu nhập càng bất bình đẳng thì
thu nhập trung vị sẽ nhỏ hơn nhiều so với thu nhập bình quân.
Vì cử tri trung vị quyết định mức chi tiêu công cộng nên để xem xét
chi tiêu công cộng có hiệu quả hay không theo quan điểm của xã hội chỉ
cần xem xét cách lựa chọn của cử tri trung vị. Cũng như các cử tri khác,
sự lựa chọn của cử tri trung vị cũng dựa trên việc so sánh giữa lợi ích cá
nhân mà họ nhận được từ HHCC so với chi phí mà họ phải bỏ ra.
Giả sử tất cả các cử tri đều giống nhau và hệ thống thuế là đồng
hạng. Nếu có N cử tri thì lợi ích tư nhân biên (MPB) của từng người bằng
1/N tổng lợi ích xã hội biên (MSB). Và chi phí tư nhân biên (MPC) của
từng người cũng bằng 1/N tổng chi phí xã hội biên (MSC). Khi đó mức
HHCC mà tại đó MPB = MPC cũng là mức làm cho MSB = MSC. Cân
bằng biểu quyết theo đa số trong trường hợp này là có hiệu quả.
Nhưng trong thực tế, phân phối thu nhập thường bất bình đẳng. Mặc
dù mọi cá nhân đều có MPB như nhau đối với HHCC tức là bằng 1/N
của MSB nhưng thu nhập trung vị sẽ thấp hơn nhiều thu nhập bình quân.
Khi đó, so sánh giữa lợi ích và chi phí của cử tri trung vị sẽ thấy mức
thuế tuyệt đối mà cử tri trung vị phải đóng góp cũng thấp hơn nhiều so
với mức thuế trung bình vì MPB của cử tri trung vị bằng 1/N MSB thì
chi phí của anh ta (mức thuế anh ta phải nộp) lại nhỏ hơn nhiều 1/N của
MSC (do thu nhập trung vị thấp hơn thu nhập bình quân). Vì thế, sẽ có
quá nhiều HHCC được cung cấp. Điều này còn mạnh hơn nữa nếu hệ
thống thuế là luỹ tiến.
Lập luận trên dựa trên một giả định là MPB của cá nhân không
thay đổi theo mức thu nhập. Trên thực tế, có một số HHCC mà lợi ích
của chúng lại tăng dần theo thu nhập (chẳng hạn hoạt động văn hoá,
nghệ thuật). Khi đó, MPB của cử tri trung vị có thể thấp hơn 1/N của
MSB và điều này có thể khiến cho HHCC được cung cấp quá ít, dưới
mức hiệu quả xã hội, ngay cả khi cử tri trung vị phải chịu MPC nhỏ
hơn 1/N của MSC.
Nói cách khác, kết quả lựa chọn của tập thể phản ánh đúng sự lựa
chọn của cử tri C (cử tri trung vị). Tuy nhiên, nếu có lựa chọn đa đỉnh thì
có thể (nhưng không nhất thiết) dẫn tới nghịch lý biểu quyết.
211
lOMoARcPSD|1596273 6
6.2.3.
Các phiên bản khác của nguyên tắc biểu quyết theo đa số
6.2.3.1.
Nguyên tắc biểu quyết cùng lúc và biểu quyết cho điểm
Một hạn chế đối với nguyên tắc biểu quyết đấu cặp là nó buộc phải
lựa chọn từng cặp phương án khác nhau cho đấu với nhau, rồi từ đó tìm
ra một phương án thắng cử lọt vào vòng sau. Cách làm này, trong nhiều
trường hợp, đã dẫn đến hiện tượng quay vòng biểu quyết và kết quả bỏ
phiếu cuối cùng lại phụ thuộc rất lớn vào sự sắp xếp lịch trình bỏ phiếu
của cơ quan có trách nhiệm tổ chức bỏ phiếu.
Để khắc phục nhược điểm này, nhiều khi người ta tiến hành biểu
quyết nhiều phương án cùng lúc. Theo nguyên tắc này, mỗi cử tri sẽ xếp
hạng các phương án theo thứ tự ưu tiên. Nếu có 10 phương án thì phương
án nào được cử tri ưa thích nhất sẽ được xếp vị trí thứ 1, còn phương án
nào kém hấp dẫn nhất thì xếp vị trí thứ 10. Tất cả các con số xếp hạng đó
của các cử tri được cộng lại và phương án nào có con số tổng nhỏ nhất sẽ
là phương án được chọn.
Ưu điểm của nguyên tắc biểu quyết này là cùng lúc sẽ cho hai
phương án lựa chọn.
Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn có nhược điểm là nó không cho phép
cá nhân được bộc lộ rõ mức độ cảm nhận của họ về giá trị của các lựa
chọn. Việc cá nhân chỉ thích phương án A hơn phương án B một chút
hay thích hơn rất nhiều không ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu. Để khắc
phục điều này, trong nhiều trường hợp, người ta tiến hành biểu quyết cho
điểm. Ở đây, mỗi cá nhân có một số điểm nhất định mà họ có thể phân
phối giữa các phương án khác nhau tuỳ ý thích. Vì thế, có người có thể
cho phương án ưa thích nhất toàn bộ số điểm, còn các phương án khác có
số điểm bằng 0. Hoặc cử tri khác có thể có cách phân bổ riêng số điểm đó
cho các phương án khác nhau. Kết quả bỏ phiếu lúc này sẽ phụ thuộc vào
mức độ đánh giá các phương án của từng cá nhân và kết quả ấy có thể
khác xa với những gì có được từ nguyên tắc biểu quyết đấu cặp hay biểu
quyết cùng một lúc nói trên.
Để thấy rõ sự khác biệt hai nguyên tắc biểu quyết này, hãy xét một ví
dụ sau.
212
lOMoARcPSD|1596273 6
Ví dụ 5: Giả sử ba cử trí X, Y, Z được yêu cầu cho điểm giữa các
phương án A, B, C. Mỗi cử tri có trong tay 10 điểm. Biểu sau phản ánh
kết quả cho điểm của từng cử tri.
- Nguyên tắc biểu quyết đấu cặp sẽ kết luận phương án B thắng cử
(giữa A và B, cử tri X sẽ chọn A còn cử tri Y và Z chọn B nên phương án
B thắng với số phiếu 2/1, sau đó giữa B và C thì phương án B sẽ thắng
với số phiếu 2/1 vì nó được cử tri X và Z chọn).
- Kết quả cho điểm giữa các phương án
Lựa
chọn
Cử tri X
Cử tri Y
Cử tri Z
Cùng
lúc
Cho
điểm
Cùng
lúc
Cho
điểm
Cùng
lúc
Cho
điểm
A
1
5
3
1
3
1
B
2
3
2
3
1
5
C
3
2
1
6
2
4
Với nguyên tắc biểu quyết cùng lúc, các cử tri sẽ xếp hạng phương án
từ 1 (với phương án ưu tiên nhất) đến 3 (với phương án ít hấp dẫn nhất).
Kết quả, phương án B vẫn thắng vì tổng số điểm xếp hạng nhỏ nhất
(bằng 5).
Còn nếu biểu quyết cho điểm thì phương án C sẽ thắng do nhận được
tổng số điểm cao nhất (bằng 12). Kết quả này đại diện tốt hơn cho ý thích
của các cử tri về từng phương án.
Như vậy ưu điểm của biểu quyết cho điểm là cho phép cử tri phản
ánh mức độ ưa thích của mình đối với các phương án. Nhưng nó cũng có
nhược điểm, đó là do mọi người đều cho điểm tối đa phương án mà mình
lựa chọn nên có thể xảy ra hiện tượng các cư tri sử dụng chiến lược biểu
quyết, liên minh trong biểu quyết để kiểm soát kết quả.
Sử dụng chiến lược biểu quyết
Ở phần trên, chúng ta tạm thời giả định không có cử tri nào sử dụng
chiến lược biểu quyết, nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Các cử
tri khi biểu quyết sẽ tính đến cả động thái, hành vi của các cử tri khác và
họ sẽ không bỏ phí lá phiếu của mình cho những phương án không thể
thắng cử, cho dù đó là phương án mà cá nhân họ ưa thích. Cụ thể hơn, họ
213
lOMoARcPSD|1596273 6
sẵn sàng bỏ phiếu cho lựa chọn tốt thứ nhì đối với họ để tránh việc phải
chấp nhận phương án tồi nhất.
Trong ví dụ như trên, cử tri X biết rằng, nếu cho điểm khách quan thì
phương án C, phương án mà anh ta ghét nhất, sẽ thắng. Khi dó, X có thể
phóng đại sự lựa chọn của mình đối với phương án A bằng cách cho hết
phương án A khi ấy sẽ được 12 điểm, còn phương án B và C lần lượt
được 8 và 10 điểm và A sẽ thắng. Tất nhiên, những cử tri khác cũng hoàn
toàn có thể sử dụng các chiến lược tương tự và kết của cuối cùng chỉ phụ
thuộc vào kỹ năng chính trị của từng người.
6.2.3.2. Liên minh trong biểu quyết theo đa số
Liên minh là một hệ thống cho phép các cá nhân được trao đổi phiếu
bầu với nhau và do đó có thể bộc lộc được mức độ quan tâm khác nhau
của cá nhân với từng vấn đề được biểu quyết.
Việc liên minh trong bầu cử để mua bán phiếu bầu là vấn đề còn gây
nhiều tranh cãi. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng mua bán
phiếu bầu có thể dẫn đến sự cung cấp hiệu quả HHCC. Trái lại, quan
điểm phản đối cho rằng sự liên minh sẽ dẫn đến nguy cơ xã hội phải chấp
nhận những quyết định chỉ có lợi cho một số nhóm lợi ích đặc biệt, còn
xã hội nói chung thì bị thiệt thòi. Những thí dụ sau đây sẽ minh họa rõ
nét cho hai quan điểm nói trên.
Trường hợp: Liên minh bầu cử làm tăng phúc lợi xã hội
Giả sử một cộng đồng đang xem xét ba dự án xây dựng bệnh viện,
trường học hay thư viện. Cộng đồng này có ba cử tri X, Y và Z. Lợi ích
của các cử tri từ mỗi dự án được phản ánh trong bảng sau (dấu âm để chỉ
những tổn thất lợi ích cá nhân do chi phí đối với họ vượt quá lợi ích mà
họ nhận được). Ở đây, mỗi cử tri được quyền cho điểm tự do từng
phương án mà không bị giới hạn bởi tổng số điểm được phép.
Dự án
Cử tri
Tổng lợi ích ròng
X
Y
Z
Bệnh viện
200
- 50
- 55
95
Trường học
- 40
150
- 30
80
Thư viện
-120
- 60
400
220
214
lOMoARcPSD|1596273 6
Điều nhận xét đầu tiên là tổng lợi ích ròng của ba dự án đều dương.
Điều đó có nghĩa là cộng đồng, xét trên tổng thể, sẽ có lợi nếu bất kể dự
án nào được thông qua. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu từng dự án được
biểu quyết riêng rẽ? X sẽ bỏ phiếu cho bệnh viện vì lợi ích ròng của anh
ta dương, nhưng Y và Z sẽ phủ quyết vì lợi ích ròng của họ âm.
Nếu biểu quyết theo đa số thì dự án bệnh viện không được thông qua.
Tương tự, cả dự án trường học và thư viện đều bị bác bỏ. Kết quả là cộng
đồng sẽ không được hưởng bất kỳ HHCC nào trong số nói trên, mặc dù
xét tổng thể, cộng đồng đều có lợi từ cả ba dự án.
Mua bán phiếu bầu có thể giúp khắc phục được tình trạng này. Giả
sử, X đồng ý bỏ phiếu cho trường học, Y đồng ý bỏ phiếu cho bệnh viện.
X sẵn sàng chấp nhận sự thương lượng này vì nếu cả hai dự án được
thông qua anh ta vẫn được hưởng một mức lợi ích ròng nhất định bằng
160 ( = 200 - 40). Còn Y cũng vậy vì, anh ta vẫn được hưởng lợi ích ròng
100 ( = 150 - 50). Kết quả:
- Liên minh giữa X và Y đã cho phép cả hai dự án bệnh viện và
trường học được thông qua.
- Liên minh giữa Y và Z với nhau thì dự án trường học và thư viện
đều được chấp nhận.
- Liên minh giữa Z và X thì hai dự án thư viện và bệnh viện đều
được thông qua.
Tóm lại, liên minh bầu cử đã giúp cả ba dự án được thông qua, một
kết cục không thể có được nếu tiến hành biểu quyết theo đa số tương đối.
Trường hợp: Liên minh bầu cử làm giảm phúc lợi xã hội
Tuy nhiên, không phải lúc nào sự liên minh giữa các cử tri cũng
mang lại kết quả mong muốn đối với xã hội. Biểu sau thể hiện các lựa
chọn của ba cử tri trên, nhưng với mức độ đánh giá lợi ích của ba dự án
này khác đi.
Dự án
Cử tri
Tổng lợi ích ròng
X
Y
Z
Bệnh viện
200
- 110
- 105
- 15
Trường học
- 40
150
- 120
- 10
Thư viện
-270
- 140
400
- 10
215
lOMoARcPSD|1596273 6
-
Xét tổng thể, cả ba dự án đều có tổng lợi ích ròng âm nên cộng
đồng nói chung sẽ không được lợi gì nếu một trong ba dự án trên được
thông qua.
-
Nếu biểu quyết theo đa số sẽ không có phương án nào được thông
qua, cộng đồng không thiệt hại gì vì không có HHCC được cung cấp.
-
Nhưng nếu có sự liên minh thì một số trong những dự án phi hiệu
quả trên có thể được thông qua. Giả sử, X vẫn sẵn sàng bỏ phiếu cho trường
học vì lợi ích ròng của anh vẫn dương 160 (= 200 - 40) nếu Y sẵn sàng bỏ
phiếu cho bệnh viện. Mà điều này cũng sẽ được Y chấp nhận vì anh ta vẫn
thu được lợi ích ròng bằng 40 ( =150 - 110). Tương tự, Y và Z cũng có thể
liên minh với nhau để dự án trường học và thư viện được thông qua.
-
Kết quả nếu có liên minh: X và Y liên minh, bệnh viện và trường
học được thông qua. Y và Z liên minh thì trường học và thư viện được
thông qua. X và Z liên minh, bệnh viện và thư viện được thông qua.
Đến đây, có thể kết luận rằng, tuy liên minh bầu cử đôi khi có thể
làm cải thiện PLXH, nhưng kết cục đó không phải luôn luôn đúng. Ngoài
ra, các liên minh này thường không ổn định vì còn tuỳ thuộc vào năng
lực thương lượng của các bên.
6.2.4.
Định lý bất khả thi Arrow
Như trên đã phân tích, cả biểu quyết theo đa số tương đối lẫn liên
minh bỏ phiếu đều không đảm bảo mang lại những kết cục đáng có đối
với LCCC. Từ đó nảy sinh ra một câu hỏi quan trọng là liệu có tồn tại
một cơ chế hay một hệ thống các nguyên tắc bỏ phiếu nào giúp xã hội có
thể đưa ra được quyết định chung mà loại trừ được những khiếm khuyết
trên hay không? Nhà kinh tế học người Mỹ được giải thưởng Nobel năm
1951 Kenneth Arrow đã tìm ra được một hệ thống lý tưởng các tiêu
chuẩn mà bất kỳ nguyên tắc ra quyết định tập thể nào trong xã hội hiện
đại cũng cần thoả mãn. Theo ông, để đảm bảo công bằng, một nguyên tắc
LCCC cần thoả mãn ít nhất các điều kiện sau:
1. Nguyên tắc ra quyết định tập thể đó phải có tính chất bắc cầu, có
nghĩa là nếu phương án A được ưu tiên hơn phương án B, phương án B
được ưu tiên hơn phương án C, thì phương án A phải được ưu tiên hơn
phương án C.
216
lOMoARcPSD|1596273 6
2.
Nguyên tắc ra quyết định phải theo đúng lựa chọn của các cá nhân.
Nói cách khác, nếu tất cả các cá nhân đều ưu tiên phương án A so với B
thì thứ tự ưu tiên mà xã hội sắp xếp cũng phải đặt phương án A lên trên
phương án B.
3.
Nguyên tắc ra quyết định phải đảm bảo tính khách quan, theo
nghĩa nguyên tắc ấy phải luôn lựa chọn một phương án như nhau nếu
được áp dụng vào một tập hợp các phương án như nhau và một tập hợp
như nhau về sự lựa chọn của cá nhân.
4.
Không cho phép tồn tại sự độc tài, tức là lựa chọn của xã hội
không chỉ phản ánh ý thích của một cá nhân duy nhất nào đó và bất chấp
sự lựa chọn của người khác.
Tất cả các tiêu chuẩn trên đều rất hợp lý đối với một quá trình ra
quyết định tập thể công bằng. Về cơ bản, nó yêu cầu rằng cơ chế lựa
chọn của xã hội phải lôgic và tôn trọng sự lựa chọn của các thành viên.
Đáng tiếc, định lý của Arrow đã chứng minh rằng, xã hội không thể
tìm được được nguyên tắc lựa chọn nào làm thỏa mãn xã hội, bất kể một
nguyên tắc LCCC công bằng nào (tức là thoả mãn cả bốn điều kiện trên)
đều không đảm bảo được việc sắp xếp trình tự các phương án của xã hội
cũng có tính bắc cầu. Nói cách khác, hiện tượng biểu quyết quay vòng
(giống như những gì đã xảy ra trong phần trình bày về nghịch lý biểu
quyết) đều có khả năng xuất hiện từ bất kỳ nguyên tắc ra quyết định tập
thể công bằng nào hiện nay. Vì thế, định lý này được gọi là Định lý Bất
khả của Arrow.
-
Định lý Bất khả thi Arrow có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu
các vấn đề về lựa chọn công cộng.
Thứ nhất, ai có khả năng kiểm soát lịch trình bỏ phiếu, người đó sẽ
có nhiều cơ hội thao túng lựa chọn của xã hội vì hiện tượng quay vòng có
thể nảy sinh từ bất kỳ nguyên tắc lựa chọn công bằng nào.
Thứ hai, việc đưa ra các lựa chọn chính sách có thể nảy sinh hiện
tượng quay vòng đôi khi cũng có ý nghĩa tích cực đối với cử tri trong
trường hợp nếu không có sự bỏ phiếu thì có thể dẫn đến một kết cục
không đáng có. Thí dụ, những người có nhiều khả năng thua thiệt khi
217
lOMoARcPSD|1596273 6
một chính sách mới được ban hành sẽ cố gắng đưa ra thêm một vấn đề
mới có khả năng tạo ra hiện tượng quay vòng vào chương trình nghị sự,
rồi nhờ vào khả năng sắp xếp lịch trình bỏ phiếu để đưa vấn đề đó trở
thành lựa chọn của xã hội. Bằng cách nào đó, họ có thể tránh được sự áp
chế của đa số hoặc những nhóm có quyền lực mạnh khác.
Các cử tri bản thân họ cũng không trung lập, khi bỏ phiếu họ cũng
nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân chứ không phải hoàn toàn vì xã hội.
Ví dụ như những người không hút thuốc ủng hộ mạnh mẽ nhất
những biện pháp cấm hút thuốc. Sinh viên và gia đình thu nhập thấp phản
đối mạnh mẽ nhất đề án tăng học phí...
6.3.
Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết đại diện
Trong thực tế, không phải bất cứ quyết định công cộng nào cũng đều
phải đưa ra lấy ý kiến của tất cả các cử tri thông qua quá trình bỏ phiếu.
Trái lại, người dân sẽ bầu ra người đại diện
14
quyền lợi cho mình và
chính những người này mới là người trực tiếp hoạch định và thực thi
nhiều chính sách công khác nhau.
Mặc dù việc điều hành thông qua người đại diện sẽ làm các quyết
định được đưa ra nhanh chóng và ít tốn kém hơn, nhưng vì người đại
diện cũng có những lợi ích riêng để theo đuổi và lợi ích đó không phải
lúc nào cũng nhất trí với lợi ích chung của xã hội lên LCCC trong một cơ
chế đại diện càng có nhiều khả năng không đưa ra những quyết định tối
đa hoá PLXH. Điều này diễn ra không chỉ đối với người đại diện ở cấp
Chính phủ trung ương, mà nó xuất hiện trong bất cứ tổ chức nào có tính
chất công cộng.
6.3.1.
Những hạn chế của một chính phủ đại diện
Tuy mỗi quốc gia có một hệ thống tổ chức pháp lý và thể chế khác
nhau, nhưng trong hầu hết tất cả các Chính phủ hiện đại, người dân đều
bầu đại diện của mình vào các cơ quan từ lập pháp đến hành pháp và tư
pháp. Những người đại diện này luôn phải đứng trước một sự lựa chọn
khó khăn giữa những quyết định mà họ cho là có lợi với xã hội nói chung
14
Khái niệm người đại diện ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. Nó không chỉ bao hàm cá
nhân mà còn cả các tổ chức đại diện cho quyền lợi của người dân, mà trước hết là các cơ
quan hành chính Nhà nước.
218
lOMoARcPSD|1596273 6
với những quyết định phản ánh đúng ý muốn của những cử tri bầu họ làm
người đại diện. Thí dụ, một người đại diện cho quyền lợi của ngành thép
có thể hiểu rất rõ về mặt kinh tế rằng, giảm bớt hàng rào bảo hộ sản xuất
thép nội địa sẽ làm tăng phúc lợi xã hội, nhưng sẽ làm ngành thép của họ
chịu thiệt hại. Vì thế, việc có nên ủng hộ thương mại tự do trong ngành
thép hay không là một quyết định rất khó khăn đối với người đại diện.
Có hai yếu tố chi phối hành vi của người đại diện.
Thứ nhất, người đại diện cũng có những lợi ích riêng của họ và gia
đình họ. Động cơ để họ làm việc có thể là địa vị trong xã hội hoặc những
ưu đãi mà người đại diện được hưởng, vì thế họ cũng mong muốn được
tái đắc cử trong nhiệm kỳ sau, hoặc được cất nhắc lên vị trí cao hơn. Do
đó, nếu người tiêu dùng có động cơ tối đa hoá độ thoả dụng thì người đại
diện cũng có động cơ tối đa hoá phiếu bầu, mà trước hết lá phiếu của
những người mong muốn bầu ra người đại diện đó để bảo vệ quyền lợi
của họ. Vì thế, người đại diện có xu hướng quan tâm nhiều đến lợi ích cử
tri của họ hơn là lợi ích xã hội chung chung.
Thứ hai, để giám sát được hành vi của người đại diện, cử tri cần tốn
thời gian và chi phí. Quy mô tổ chức công càng lớn thì chi phí để đề đạt
nguyện vọng và giám sát hành vi người đại diện càng tốn kém. Do đó,
những cử tri sẵn sàng giám sát nhất sẽ là những người mà lợi ích của họ
phụ thuộc trực tiếp vào việc thông qua một quyết định chính sách. Họ
cùng nhau hình thành nên những nhóm lợi ích. Kết quả, hành vi của
người đại diện thường bị đánh giá sát sao nhất bởi những nhóm lợi ích
này, mà quyền lợi của họ có thể sẽ rất khác với quyền lợi của đông đảo
cử tri.
Tất nhiên, không phải người đại diện nào cũng có lợi ích cá nhân bị
chi phối bởi hai yếu tố trên, nhiều người có quan điểm chính sách rất rõ
ràng và sẵn sàng bảo vệ quan điểm đó mà không chịu sự chi phối của các
nhóm lợi ích. Vì thế, những yếu tố phân tích ở đây chỉ nên xem như một
xu hướng chung cần được phân tích khi đánh giá các quyết định chính
sách công. Phần tiếp theo sẽ trình một số hạn chế chính khi người đại
diện được giả định là theo đuổi lợi ích cá nhân.
219
lOMoARcPSD|1596273 6
6.3.2.
Hạn chế của tính chất đại diện theo vùng
Vấn đề lớn nhất đối với LCCC trong cơ chế biểu quyết gián tiếp là
người đại diện thường quan tâm đấu tranh cho lợi ích hẹp của một nhóm
cử tri hơn là lợi ích chung của cả xã hội. Điều này càng đúng khi một tỉ
lệ lớn người đại diện trong Chính phủ được lựa chọn theo vùng. Khi đó,
những người đại diện này khi tham gia biểu quyết thường có xu hướng
nhấn mạnh đến những lợi ích xã hội mà địa phương họ được hưởng. Thí
dụ, họ có thể ủng hộ những dự án tốn kém và không hiệu quả xét trên
quan điểm của xã hội, bởi vì dự án đó mang lại việc làm và sự tăng
trưởng cho địa phương họ. Các chính sách này thường khiến ngân sách
Nhà nước phải đầu tư dàn trải, cào bằng mà không thể tập trung cho các
mục tiêu hoặc các vùng trọng điểm, chiến lược.
6.3.3.
Hạn chế của nhiệm kỳ bầu cử
Người đại diện thường phải ra các quyết định mà hậu quả của nó kéo
dài trong nhiều năm. Xét về hiệu quả kinh tế, họ nên lựa chọn những
chính sách nào mang lại lợi ích ròng dài hạn cho xã hội. Tuy nhiên, vì
cử tri thường không có khả năng giám sát toàn diện hành vi của người
đại diện nên anh ra rất khó thuyết phục cử tri rằng, quyết định của anh ta
có lợi cho lợi ích dài hạn của cử tri. Ngược lại, nếu quyết định của anh ta
mang lại ngay những lợi ích ngắn hạn, cụ thể, quan sát được ngay cho
cử tri thì anh ta sẽ dễ được cử tri tín nhiệm hơn và có nhiều khả năng tái
đắc cử trong nhiệm kỳ sau hơn. Kết quả là, do hạn chế của nhiệm kỳ bầu
cử, họ có xu hướng ủng hộ cho những chính sách công thiển cận, ngắn
hạn. Điều này có thể thấy rõ trong thực tế nhiều nước, khi các Chính phủ
đương nhiệm cố gắng cải thiện tình hình kinh tế trong nước bằng mọi giá
trước mỗi kỳ bầu cử, cho dù những giải pháp đó chỉ là tình thế và phải trả
bằng một giá không nhỏ trong tương lai.
6.3.4.
Hành vi tìm kiếm đặc lợi
Như trên đã nói, một số cá nhân có thể thấy rằng, họ phải có nghĩa vụ
phấn đấu vì lợi ích chung của xã hội, do phải bày tỏ quan điểm nhất quán
của mình về các vấn đề chính sách công, bất kể điều đó có ảnh hưởng
như thế nào đến lợi ích riêng của họ. Tuy nhiên, nhìn chung lợi ích cá
nhân đều đóng vai trò quan trọng chi phối hành vi của mọi người, kể cả
220
lOMoARcPSD|1596273 6
trong việc tham gia vào các vấn đề chính sách. Nếu mọi cá nhân đều hợp
lý về mặt kinh tế thì lợi ích ròng dự kiến thu được từ việc tham gia càng
lớn, họ càng có động lực để làm điều đó. Chính sách nào có lợi ích dàn
trải và đồng đều cho tất cả các cử tri thì chính sách đó càng khó tạo nên
sự hậu thuẫn chính trị tích cực. Vì với từng cá nhân, chi phí tham gia vào
hoạt động hậu thuẫn chính sách này sẽ lớn hơn lợi ích mà có thể nhận
được nếu chính sách đó được thông qua. Tương tự, mỗi cá nhân có thể
cũng thấy không có lợi ích gì nhiều nếu phản đối một chính sách mà chi
phí của nó được dàn trải rộng.
Trái lại, nếu chính sách tạo ra những lợi ích hoặc chi phí tập trung thì
ít nhất sẽ có những nhóm người thấy rằng, vì lợi ích của mình cần tham
gia vào quá trình lựa chọn chính sách. Như vậy, nếu người đại diện hành
xử theo phản ứng chính sách từ phía cử tri thì họ có xu hướng sẽ ủng hộ
cho những chính sách có lợi ích tập trung và phản đối những chính sách
có chi phí tập trung. Điều đó dẫn đến nguy cơ lựa chọn công cộng có thể
thông qua những chính sách có tổng chi phí lớn hơn tổng lợi ích.
Lợi ích kinh tế tập trung (và chi phí kinh tế phân tán) thường nảy
sinh khi Chính phủ can thiệp vào thị trường. Sự can thiệp đó có thể vô
tình hay hữu ý tạo ra những đặc lợi - tức là những lợi ích thu về cho chủ
sở hữu nguồn lực vượt quá lợi ích mà họ có được nếu sử dụng nguồn lực
vào các phương án thay thế khác.
Vận động hậu trường để có được những đặc lợi đó được gọi là hành
vi tìm kiếm đặc lợi. Thí dụ, các nhóm lợi ích có thể vận động để duy trì
các chính sách hạn chế cạnh tranh như phân bổ hạn ngạch nhập khẩu,
quy định các loại giấy phép hay chứng chỉ hành nghề, đặt ra những tiêu
chuẩn hạn chế sự gia nhập ngành... Tuy nhiên, không phải lúc nào việc
tìm kiếm đặc lợi này cũng mang lại lợi ích ròng cho những người vận
động hậu trường. Nếu chi phí vận động quá lớn, nó có thể lấy đi hết giá
trị của những đặc lợi mà họ được hưởng. Trong trường hợp đó, người tìm
kiếm đặc lợi có thể chẳng nhận được gì nhiều hơn những thứ mà họ có
khi không tham gia vận động hậu trường.
Mặc dù lợi ích tập trung thường có lợi thế khi cần huy động nguồn
lực tham gia vận động chính sách, nhưng nếu những lợi ích phân tán biết
221
lOMoARcPSD|1596273 6
tập hợp lại với nhau trong một tổ chức nhất định thì họ có thể sử dụng cơ
cấu tổ chức hiện có để giúp họ khắc phục được vấn đề kẻ ăn không, vốn
sẽ nảy sinh nếu họ phải bộc lộ ý muốn của mình một cách riêng lẻ. Các
hiệp hội ngành nghề, tổ chức công đoàn... là những thí dụ về tổ chức kiểu
này. Trong một số trường hợp đặc biệt, lợi ích phân tán không có tổ chức
vẫn có thể “thắng” lợi ích tập trung, nếu đại bộ phận dân chúng đều quan
tâm đến một vấn đề chính sách chung và họ có rất ít lòng tin vào những
vấn đề gắn với lợi ích tập trung. Thí dụ, việc tăng giá dược phẩm đột
ngột có ảnh hưởng bất lợi đến tất cả người dân, buộc Chính phủ phải có
những biện pháp để ổn định giá cả, mặc dù điều đó có thể không có lợi
cho các nhà cung ứng dược phẩm.
Việc hình thành và phát triển các tổ chức tìm kiếm đặc lợi này có ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trước hết, nó làm xã hội tốn
nguồn lực vào việc vận động hậu trường, trong khi những nguồn lực đó
có thể được sử dụng có hiệu quả hơn vào sản xuất. Hơn nữa, nếu sự vận
động của các nhóm lợi ích thành công thì nó có nguy cơ kìm hãm khả
năng ứng dụng công nghệ mới và tái phân bổ nguồn lực của xã hội để
phù hợp với những điều kiện mới.
6.3.5. Những khó khăn trong quản lý hành chính
Một trong những công cụ chính sách mà Chính phủ thường sử dụng
là dùng các cơ quan hành chính Nhà nước để cung ứng dịch vụ: quân đội,
toà án và hàng loạt các tổ chức công khác đảm nhiệm cung ứng những
dịch vụ mà thị trường không thể cung ứng được hoặc cung ứng thiếu hiệu
quả. Giống như doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức này phải sử dụng lao
động, vốn và các đầu vào khác để sản xuất đầu ra. Nhưng khác với các
doanh nghiệp đó, các tổ chức công không phải chịu sự thử thách khắc
nghiệt của thị trường để tồn tại. Do đó, hoạt động của những tổ chức này
đóng góp như thế nào vào phúc lợi chung của xã hội sẽ phụ thuộc rất lớn
vào năng lực và động lực làm việc của những người đại diện chịu trách
nhiệm quyết định ngân sách và quản lý hoạt động của các tổ chức đó.
Chính tính chất của các tổ chức công đã khiến việc quản lý chúng rất khó
khăn và sự phi hiệu quả rất dễ nảy sinh.
222
lOMoARcPSD|1596273 6
6.3.5.1. Vấn đề “thủ trưởng - nhân viên” trong quản lý các tổ chức công
Vấn đề “thủ trưởng - nhân viên” là một vấn đề đặc trưng trong công
tác quản lý, chứ không chỉ dành riêng cho KVCC. Đó là vấn đề nảy sinh
khi một người (thủ trưởng) muốn thuê một người khác (nhân viên) thực
hiện một nhiệm vụ thì anh ta phải xây dựng một cơ chế hoạt động cho
nhân viên, sao cho lợi ích mà ngưởi thủ trưởng nhận được là tối đa.
Vấn đề này nảy sinh khi giữa thủ trưởng và nhân viên không có cùng
một lợi ích như nhau và việc thủ trưởng giám sát hoạt động của nhân
viên là rất tốn kém. Thí dụ, mặc dù nhân viên cũng muốn doanh nghiệp
mình làm việc làm ăn tốt hơn, nhưng họ cũng muốn làm những việc khác
như đọc báo, chơi trò chơi điện tử trong giờ làm việc. Vì thế, thủ trưởng
phải bỏ thời gian, công sức để kiểm soát và hạn chế những hành vi đó.
Nói cách khác, do nhân viên có nhiều thông tin về hành vi của bản thân
mình hơn thủ trưởng nên họ có thể theo đuổi lợi ích cá nhân ở một chừng
mực nhất định. Do vậy, thủ trưởng phải xây dựng các quy chế tổ chức
sao cho tối thiểu hoá những thiệt hại do hành vi không đáng có của nhân
viên và chi phí quản lý những hành vi đó.
Tổ chức công thường hoạt động trong môi trường mà thất bại về
thông tin bất cân xứng còn nghiêm trọng hơn các doanh nghiệp tư nhân.
Công chức trong các tổ chức công (đóng vai trò nhân viên) ở vị thế biết
rõ hơn cơ quan cấp ngân sách, hay còn gọi là cơ quan tài chính (đóng vai
trò thủ trưởng) rất nhiều về chi phí tối thiểu để sản xuất và cung ứng dịch
vụ công cộng, trong khi cơ quan tài chính lại là người quyết định ngân
sách của các tổ chức đó. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ngân sách tuỳ ý:
Đó là phân chênh lệch giữa ngân sách mà một tổ chức nhận được từ cơ
quan cấp ngân sách với chi phí tối thiểu để sản xuất mức đầu ra đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nếu quy mô của phần ngân sách này lớn và
cơ quan tài chính công không quản lý được thì mức độ tự do chi tiêu của
các tổ chức công sẽ rất lớn. Về mặt hiệu quả kinh tế, các tổ chức này nên
sản xuất mức đầu ra với chi phí nhỏ nhất, rồi hoàn lại phần ngân sách tuỳ
ý chưa dùng hết cho cơ quan tài chính (Kho bạc). Nhưng nếu làm vậy, họ
sẽ để lộ thông tin cho cơ quan tài chính biết về chi phí cung ứng tối thiểu
và cơ quan tài chính có thể sử dụng thông tin đó để cắt giảm bớt ngân
sách phân bổ cho tổ chức công không sử dụng hết ngân sách của mình,
223
lOMoARcPSD|1596273 6
thậm chí còn khuyến khích chi gấp khi năm tài khoá sắp kết thúc, đã
chứng tỏ hiếm có tổ chức công nào coi việc tiết lộ ngân sách tuỳ ý của
mình là một quyết định khôn ngoan.
Nếu các tổ chức đó là của tư nhân với ngân sách được lấy từ doanh
thu bán hàng thì người chủ, đồng thời là người điều hành doanh nghiệp,
sẽ giữ phần ngân sách tuỳ ý này dưới dạng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhưng nếu là tổ chức công thì lại phải trả phần ngân sách không dùng
hết về cho cơ quan tài chính. Do đó, những tổ chức không muốn hoàn lại
phần ngân sách tuỳ ý đều muốn sử dụng phần ngân sách này theo những
cách riêng để làm cho công việc của họ dễ dàng hơn. Chẳng hạn, họ có
thể tuyển dụng thêm nhân viên vượt quá số lượng thực cần, tăng thêm
các chi phí hội họp, đi lại, tiếp khách... Rõ ràng, việc sử dụng ngân sách
tuỳ ý như vậy là không hiệu quả.
6.3.5.2.
Khó khăn khi phải ước tính giá trị đầu ra
Khi không có thất bại thị trường, giá trị xã hội biên của đầu ra của
một hãng cạnh tranh sẽ bằng giá thị trường, người tiêu dùng bộc lộ giá trị
đó thông qua mức độ sẵn sàng chi trả của mình. Trái lại, hầu hết các tổ
chức công không “bán” sản phẩm của mình trên thị trường cạnh tranh. Vì
thế, nhà quản lý các tổ chức công phải tìm cách quy ước giá trị của
những dịch vụ như quốc phòng, trật tự xã hội, y tế và sức khoẻ... Vì lợi
ích của những dịch vụ công rất khó đo lường nên việc xác định quy mô
tối ưu của các tổ chức công cũng không hề dễ dàng, đó là chưa tính đến
những khó khăn khi phải tính đến cả vấn đề công bằng khi định giá.
Chúng ta biết rằng, doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến vấn đề sản
xuất cho ai, trong khi các tổ chức công lại luôn được yêu cầu đảm bảo
công bằng ngang và công bằng dọc trong cung ứng dịch vụ. Vì thế, việc
định giá đầu ra của các tổ chức công phải đảm đương nhiều nhiệm vụ và
đôi khi xung đột nhau, đòi hỏi phải thống nhất về những tiêu chuẩn nên
đánh đổi một mục tiêu này lấy mục tiêu khác như thế nào, việc đạt được
sự thống nhất như thế không hề đơn giản.
6.3.5.3.
Tác động của sự thiếu vắng cạnh tranh làm hạn chế tính hiệu quả
Cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp tư nhân phải sản xuất đầu ra
với chi phí tối thiểu, nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Nhưng các
224
lOMoARcPSD|1596273 6
tổ chức công không phải đối mặt trực tiếp với cạnh tranh nên chúng vẫn
có thể sống sót, kể cả khi vận hành không hiệu quả.
Sự thiếu vắng cạnh tranh đã làm ảnh hưởng cả đến tính hiệu quả
động của các tổ chức công, vì các tổ chức này thường ít có động lực đổi
mới hơn doanh nghiệp tư nhân, vì đổi mới sẽ gây nhiều bất lợi cho họ.
Thứ nhất, họ không có những đối thủ cạnh tranh để học hỏi kinh nghiệm
tốt. Một tổ chức công có thể học tập từ những tổ chức có chức năng
tương tự ở địa phương khác, nhưng họ vẫn gặp phải khó khăn trong việc
đánh giá xem liệu áp dụng kinh nghiệm đổi mới vào hoàn cảnh thực tiễn
của tổ chức mình có phù hợp hay không. Thứ hai, khác với các doanh
nghiệp, họ không thể vay vốn để trang trải kinh phí khi thực hiện đổi
mới, mà tổ chức công chỉ có thể trông chờ vào quyết định cấp thêm ngân
sách của cơ quan tài chính, mà những cơ quan này thường ngần ngại
trước những rủi ro hoặc sự bất định của các đề án đổi mới, nhất là nếu
những đề án đó liên quan đến việc cải tiến chất lượng của những dịch vụ
công đầu ra rất khó thẩm định. Cuối cùng, những quy chế trong khu vực
công có thể làm cho việc duy trì chắc chắn những cán bộ có trình độ
chuyên môn cao để thực hiện sự đổi mới trở nên khó khăn.
Do thiếu tính cạnh tranh nên nhiều khả năng là các tổ chức công hoạt
động dưới mức hiệu quả. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần thiết
kế được hệ thống những động cơ khuyến khích phù hợp để buộc các tổ
chức công phải nâng cao hiệu quả hoạt động.
6.3.5.4. Tính cứng nhắc do các quy định về biên chế và tiền lương
gây ra
Thông thường, công chức trong các tổ chức công, một khi đã được
tuyển dụng, đều được đảm bảo về biên chế và tiền lương. Những quy
định này có lợi thế là làm cho công việc của họ phần nào không bị chi
phối bởi ý muốn chủ quan của người lãnh đạo và tạo ra sự ổn định về
chuyên môn trong cơ quan, cho dù có thể có sự thay đổi trong đội ngũ
lãnh đạo. Tuy nhiên, cơ chế đó cũng có nhược điểm là nó tạo ra sự cứng
nhắc trong vấn đề nhân sự, rất khó sa thải những cán bộ thiếu năng lực
hoặc hiệu suất kém. Điều này một mặt khiến người lãnh đạo các tổ chức
công rất do dự khi muốn tuyển dụng cán bộ mới, do đó các tổ chức công
225
lOMoARcPSD|1596273 6
có thể không có đủ lực lượng cán bộ cần thiết để thực hiện chương trình
đổi mới. Mặt khác, nó tạo ra động cơ giành những suất biên chế quý giá
đó cho người thân quen của cán bộ trong tổ chức công, bất kể năng lực
của những người đó đến đâu.
Hơn nữa, hệ thống trả lương gần như cố định có xu hướng đãi ngộ
quá thấp cho những người có năng lực và đãi ngộ quá cao cho những cán
bộ thiếu trình độ. Nếu những người có năng lực được thu hút sang khu
vực tư nhân là nơi có chế độ trả lương linh hoạt hơn thì khu vực công
cộng chỉ còn lại một tỷ lệ lớn đội ngũ cán bộ bất cập về trình độ.
Tóm lại, do bản chất của quá trình lựa chọn công cộng trong cơ chế
biểu quyết gián tiếp đã làm nảy sinh hàng loạt những nhược điểm cố hữu,
khiến các cơ quan của chính phủ nhiều khi không đưa ra được những
quyết định phù hợp với mục tiêu tối đa hoá phúc lợi xã hội. Đó cũng
chính là những hạn chế của chính phủ khi can thiệp vào thị trường mà
chúng ta đề cập ở chương 1. Mặc dù không thể dự báo một cách chính
xác mức độ nghiêm trọng của những hạn chế này, nhưng chúng ta cần
nhận thức được về sự tồn tại của chúng và thấy rõ hậu quả mà chúng có
thể gây ra cho những quyết định chính sách công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật, Hà nội, 1995.
2.
Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3
rd
edition),
Worth Publisher, NewYork, 2010.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.
Thế nào là lựa chọn công cộng, lợi ích của LCCC?
2.
Kết quả của lựa chọn công cộng theo nguyên tắc nhất trí tuyệt đối
có thể là một hoàn thiện Pareto hay phi hiệu quả đối với nền kinh tế?
3.
Nguyên tắc nhất trí tuyệt đối và hạn chế của nguyên tắc nhất trí
tuyệt đối?
226
lOMoARcPSD|1596273 6
4.
Nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số và biểu quyết quay vòng. Nguyên
nhân của hiện tượng quay vòng biểu quyết?
5.
Vấn đề bộc lộ sự lựa chọn tương ứng với mô hình Lindahl trở nên
cực kỳ khó khăn khi số thành viên trong xã hội tăng lên. Điều này có thể
được lý giải như thế nào?
6.
Cá nhân A, B, và C có cầu đối với HHCC khác nhau, cầu của A
đối với hàng hóa công cộng có dạng là Q= 50 - 5P, cầu của B là Q = 80 -
4P và của C là Q = 100 -10P, chi phí biên của việc cung cấp HH công
cộng là 13.500 đồng. Hãy xác định mức cung HHCC tối ưu xã hội? Theo
mô hình Lindahl, mỗi cá nhân sẽ chia sẻ với nhau gánh nặng thuế bằng
bao nhiêu?
7.
Có ba nhóm dân cư với quy mô bằng nhau,lựa chọn mức đóng góp
cho xây dựng thư viện, với 3 mức: cao, trung bình và thấp. Nhóm A thích
mức cao hơn mức trung bình, thích mức trung bình hơn là mức thấp;
Nhóm B thích mức cao hơn mức thấp và thích mức thấp hơn mức trung
bình; Nhóm C thích mức trung bình hơn mức thấp và thích mức cao hơn
mức trung bình?
a/ Nhóm dân cư nào có sự lựa chọn đơn đỉnh? Đa đỉnh?
b/ Biểu quyết theo đa số có tạo ra các kết cục nhất quán trong tình
huống này? Tại sao?
227
lOMoARcPSD|1596273 6
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG .......................... 5
1.1.
Vai trò, chức năng của nhà nước trong nền kinh tế ..................... 5
1.1.1.
Nhà nước và thị trường. .................................................................. 5
1.1.2.
Quan điểm của các trường phái kinh tế về vai trò của Nhà nước. ....... 8
1.1.3.
Chức năng của nhà nước trong nền kinh tế .................................. 13
1.1.4.
Vai trò của nhà nước ở Việt Nam. ................................................ 18
1.2.
Những nguyên tắc và hạn chế khi Nhà nước can thiệp
vào nền kinh tế ...................................................................................... 23
1.2.1.
Những nguyên tắc khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế ......... 23
1.2.2.
Những hạn chế khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế .............. 25
1.3.
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................... 26
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu. .................................................................. 26
1.3.2.
Nội dung nghiên cứu. .................................................................... 28
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu. ............................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...................................................................... 31
CÂU HỎI ÔN TẬP. ................................................................................ 31
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG - HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI ... 32
2.1.
Thị trường cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế ................... 32
2.1.1
Thị trường cạnh tranh. .................................................................... 32
2.1.2
Hiệu quả của nền kinh tế ................................................................ 34
2.2.
Hiệu quả Pareto .............................................................................. 34
2.2.1
Khái niệm hiệu quả Pareto. ............................................................ 34
2.2.2.
Điều kiện đạt hiệu quả Pareto. ...................................................... 36
2.2.3.
Điều kiện biên về hiệu quả ............................................................ 37
2.3.
Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi ....................................... 38
228
lOMoARcPSD|1596273 6
2.3.1
Kinh tế học phúc lợi. ...................................................................... 38
2.3.2
Nội dung định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi. ........................ 39
2.3.3
Hạn chế của tiêu chuẩn hiệu quả Pareto. ....................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..................................................................... 46
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ......................................................... 46
PHỤ LỤC: Hiệu quả Pareto và cân bằng cạnh tranh -
Phân tích bằng đồ thị .............................................................................. 48
CHƯƠNG 3: THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP
CỦA CHÍNH PHỦ ................................................................................ 55
3.1.
Hàng hoá công cộng ....................................................................... 55
3.1.1.
Khái niệm, thuộc tính cơ bản và phân loại hàng hoá công cộng. 55
3.1.2.
Cung cấp hàng hoá công cộng. ..................................................... 60
3.1.3.
Cung cấp công cộng hàng hóa cá nhân. ........................................ 70
3.1.4.
Hàng hoá khuyến dụng và phi khuyến dụng. ................................. 73
3.2.
Ngoại ứng ........................................................................................ 74
3.2.1.
Khái niệm và đặc điểm. ................................................................. 74
3.2.2.
Ngoại ứng tiêu cực. ....................................................................... 76
3.2.3.
Ngoại ứng tích cực. ....................................................................... 79
3.3.
Độc quyền ........................................................................................ 81
3.3.1.
Độc quyền thường. ........................................................................ 82
3.3.2.
Độc quyền tự nhiên. ...................................................................... 85
3.4.
Thông tin bất cân xứng ............................................................. 88
3.4.1.
Khái niệm và nguyên nhân của thông tin bất cân xứng. .......... 88
3.4.2.
Tính phi hiệu quả của thị trường do thông tin bất cân xứng. ... 90
3.4.3.
Các giải pháp khắc phục tổn thất phúc lợi do thông tin bất
cân xứng. ................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...................................................................... 97
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ......................................................... 97
CHƯƠNG 4: PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO
CÔNG BẰNG XÃ HỘI ....................................................................... 101
4.1.
Công bằng và bất bình đẳng ....................................................... 101
229
lOMoARcPSD|1596273 6
4.1.1.
Quan niệm về công bằng và bất bình đẳng. ................................ 101
4.1.2.
Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. .................... 104
4.1.3.
Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. ... 107
4.1.4.
Lý do Chính phủ can thiệp nhằm đảm bảo công bằng xã hội. .... 109
4.2.
Quan điểm về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả .......... 109
4.2.1.
Quan điểm cho rằng công bằng và hiệu quả có mâu thuẫn. ....... 110
4.2.2.
Quan điểm cho rằng công bằng và hiệu quả không mâu thuẫn. 111
4.2.3.
Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trên thực tế ................ 112
4.3.
Các lý thuyết, quan điểm về phân phối lại thu nhập ................ 115
4.3.1.
Thuyết vị lợi. ............................................................................... 118
4.3.2.
Quan điểm bình quân đồng đều. ................................................. 121
4.3.3.
Thuyết cực đại thấp nhất. ............................................................ 122
4.3.4.
Các quan điểm khác về phân phối lại thu nhập. .......................... 124
4.4.
Nghèo đói và thước đo nghèo đói ................................................ 125
4.4.1.
Quan niệm về nghèo đói. ............................................................ 125
4.4.2.
Thước đo nghèo đói. ................................................................... 127
4.5.
Chương trình phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng xã hội .. 130
4.5.1.
Hệ thống an sinh xã hội. .............................................................. 131
4.5.2.
Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. ........................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................... 148
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ....................................................... 149
CHƯƠNG 5: CÔNG CỤ CAN THIỆP CHỦ YẾU CỦA CHÍNH PHỦ
VÀO NỀN KINH TẾ .......................................................................... 151
5.1.
Công cụ thuế ................................................................................. 151
5.1.1.
Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế ............................... 151
5.1.2.
Những nguyên tắc cơ bản của một hệ thống thuế ....................... 154
5.1.3.
Phân loại thuế ............................................................................... 157
5.1.4.
Phạm vi ảnh hưởng của thuế ....................................................... 159
5.1.5.
Thuế và hiệu quả kinh tế ............................................................. 168
5.1.6.
Hệ thống thuế tối ưu. .................................................................. 173
5.2.
Công cụ trợ cấp ............................................................................ 177
5.2.1.
Trợ cấp sản xuất. ......................................................................... 177
230
lOMoARcPSD|1596273 6
5.2.2. Trợ cấp phúc lợi xã hôi. .............................................................. 180
5.3.
Chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội ở Việt Nam .................... 190
5.3.1.
Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế ................................. 190
5.3.2.
Trợ giúp người nghèo. ................................................................ 192
5.3.3.
Trợ cấp ưu đãi người có công. .................................................... 194
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................... 195
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP. ...................................................... 195
CHƯƠNG 6: LỰA CHỌN CÔNG CỘNG ........................................ 197
6.1.
Khái niệm và lợi ích của lựa chọn công cộng ............................ 197
6.1.1.
Cơ chế tư nhân và cơ chế công cộng phân bổ nguồn lực. ........... 197
6.1.2.
Khái niệm về lựa chọn công cộng. .............................................. 198
6.1.3.
Lợi ích của lựa chọn công cộng. ................................................. 198
6.2.
Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp ............. 200
6.2.1.
Nguyên tắc nhất trí tuyệt đối. ....................................................... 200
6.2.2.
Nguyên tắc biểu quyết theo đa số ............................................... 204
6.2.3.
Các phiên bản khác của nguyên tắc biểu quyết theo đa số ......... 212
6.2.4.
Định lý bất khả thi Arrow. .......................................................... 216
6.3.
Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết đại diện ............... 218
6.3.1.
Những hạn chế của một chính phủ đại diện. ............................... 218
6.3.2.
Hạn chế của tính chất đại diện theo vùng. .................................. 220
6.3.3.
Hạn chế của nhiệm kỳ bầu cử ..................................................... 220
6.3.4.
Hành vi tìm kiếm đặc lợi. ............................................................ 220
6.3.5.
Những khó khăn trong quản lý hành chính. ................................ 222
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................... 226
CÂU HỎI ÔN TẬP. .............................................................................. 226
231
lOMoARcPSD|1596273 6
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
Số 4, Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (024)38252916. Fax: (024)39289143
GIÁO TRÌNH
KINH TẾ CÔNG CỘNG
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Tổng Giám đốc - Tổng Biên tập
LÊ TIẾN DŨNG
Biên tập: ĐẶNG THỊ TÌNH
Trình bày: DUY NỘI
Bìa: PHẠM DUY
Sửa bản in: VĂN QUÝ - MAI THANH
Đối tác liên kết xuất bản: Trường Đại học Thương Mại
In 500cuốn, khổ 16x24 cm, tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hưng Hà
Địa chỉ: Số 9 Tập thể Điện tử Sao Mai, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Số xác nhận đăng ký xuất bản: 1131-2019/CXBIPH/08-84/HN.
Quyết định xuất bản số: 619/QĐ-HN ngày 18/6/2019.
ISBN: 978-604-55-4088-6. In xong và nộp lưu chiểu năm 2019.
232
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.