Giáo trình môn Logic học
Giáo trình môn Logic học giúp sinh viên ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học để đạt kết quả cao sau khi kết thúc học phần
Môn: Logic học đại cương
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36625228 1 Chương I NHẬP MÔN LOGIC HỌC
I. LÔGIC HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA LÔGIC HỌC 1. Lôgic học là gì?
Từ “lôgic” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
(Logos). Logos có rất nhiều
nghĩa như: lời nói, trí tuệ, lý lẽ, lập luận, tính quy luật... Ngày nay “lôgic” được
hiểu với ba nghĩa cơ bản sau:
Thứ nhất, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa các sự vật
hiện tượng (lôgic khách quan);
Thứ hai, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa những ý nghĩ,
tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người (lôgic chủ quan);
Thứ ba, dùng để chỉ môn khoa học nghiên cứu về tư duy (lôgic học).
2. Đối tượng của lôgic học
Lôgic học là khoa học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy. Tuy
nhiên, tư duy không phải là đối tượng riêng của lôgic học mà còn là đối tượng
nghiên cứu của một số ngành khoa học khác như triết học, tâm lý học, sinh lý học
thần kinh... Vì vậy, vấn đề quan trọng là chúng ta phải phân định được ranh giới
của lôgic học với các khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy. Trước tiên, cần
phải xem xét quá trình nhận thức của con người, đây chính là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc con người thông qua hoạt động thực tiễn. Quá trình đó
gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động); nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng).
a/ Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động):
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, giai đoạn này con người
sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật để nắm bắt các sự vật ấy.
Đặc điểm của nhận thức cảm tính là phản ánh một cách trực tiếp, cụ thể
đối tượng và không cần đến ngôn ngữ.
Nhận thức cảm tính bao gồm ba hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tượng.
+ Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện
tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
+ Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực
tiếp tác động vào các giác quan. Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, là
sự tổng hợp của nhiều cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức
cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật. lOMoARcPSD| 36625228 2
+ Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn
trực quan sinh động. Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại
trong bộ óc người về sự vật khi nó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.
b/ Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng):
Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát
những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng. Ở giai đoạn này nhận
thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra, nắm lấy cái bản chất có tính
quy luật của các sự vật, hiện tượng. và phản ánh qua các hình thức của tư duy như
khái niệm, phán đoán, suy luận.
Vì vậy, nhận thức lý tính cần đến ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ để biểu
thị, diễn đạt nội dung phản ánh.
+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những
đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát,
tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp sự vật.
+ Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để
khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.
+ Suy luận là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới.
Lôgic học với tư cách là khoa học nghiên cứu về tư duy nhưng không nghiên
cứu toàn bộ quá trình nhận thức nói chung mà chỉ nghiên cứu giai đoạn nhận thức
lý tính (tư duy trừu tượng).
Vì vậy, xét một cách khái quát nhất đối tượng của lôgic học chính là những
hình thức của tư duy trừu tượng, những qui tắc, qui luật chi phối quá trình tư duy
để nhận thức đúng đắn được hiện thực khách quan.
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÔGIC HỌC
1. Thời kỳ Cổ đại
Với tư cách là một khoa học, lôgic học được hình thành từ thế kỷ thứ IV
trước Công nguyên và được đánh dấu bằng bộ sách Organon (công cụ nhận thức)
của triết gia người Hy Lạp Aristote. Aristote (384 - 322 TCN) được coi là người
sáng lập ra lôgic học. Ông đã bao quát được toàn bộ phạm vi và nắm được thực
chất, đối tượng của lôgic học, đặt nền tảng cho khoa học lôgic, đó là sự tổng kết
những hình thức cơ bản của tư duy và những qui luật cơ bản của tư duy. Đặc biệt
Aristote đã xây dựng hoàn chỉnh lý thuyết về tam đoạn luận, hình thức cơ bản nhất
của suy lý diễn dịch. Lôgic truyền thống đã tiếp thu học thuyết của Aristote về các
cấu hình, cách thức và qui tắc tam đoạn luận đúng đắn. lOMoARcPSD| 36625228 3
2. Thời kỳ Trung cổ
Lôgic học trong thời kỳ này mang tính kinh viện và hầu như không có đóng
góp điều gì mới mẻ. Lôgic học Aristote đã bị Thiên chúa giáo lợi dụng để bảo vệ
niềm tin vào Thiên chúa. Thời đó "Organon" bị biến thành "Canon" (luật pháp).
3. Thời kỳ Phục hưng - Cận đại
Vào thời kỳ Phục hưng, mặt tích cực, tinh thần khách quan khoa học của
lôgic Aristote được phục hồi và phát huy để chống lại thần học. Tuy nhiên, bấy
giờ nó đã bộc lộ sự chật hẹp, hạn chế trước tiến bộ của khoa học. Điều đó đặt ra
nhu cầu cần phải đề xuất thêm phương pháp tư duy mới trong việc khám phá chân lý. -
F. Bacon (1561 - 1626): triết gia người Anh đã xây dựng một cách
khoahọc lôgic mới với tác phẩm Novum Organum (Công cụ mới). Ông đặc biệt
chú ý phương pháp suy luận qui nạp. -
R. Descarates (1596 - 1650) nhà triết học người Pháp, trong khi
Baconđề cao qui nạp và khoa học thực nghiệm thì R. Descartes lại đề cao phương
pháp diễn dịch và toán học. -
Leibniz (1646 - 1716) nhà triết học, toán học và lôgic học người
Đức.Ông được xem là người đầu tiên đặt nền tảng cho lôgic học ký hiệu. Ông đưa
ra tư tưởng sử dụng các ký hiệu và phương pháp toán học vào lôgic học. Theo ông
khi sử dụng các ký hiệu thay cho lời nói, không những chúng ta làm cho tư tưởng
trở nên rõ ràng hơn, chính xác hơn mà còn làm cho tư tưởng trở nên đơn giản hơn.
Ông đã hoàn thiện hệ thống qui luật cơ bản của tư duy lôgic hình thức với 4 qui
luật: qui luật đồng nhất, phi mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba và lý do đầy đủ. -
Năm 1847, xuất hiện đồng thời hai công trình “Đại số học của lôgic” của
G. Boole (1815 - 1864) và “Lôgic hình thức” của De Morgan (1806 – 1871), lôgic
học đã được toán học hoá, điều mà trước đó Leibniz đã nghĩ đến từ thế kỷ XVII.
Lôgic học hiện đại (lôgic ký hiệu) phát triển mạnh mẽ từ đó.
4. Thời hiện đại
Lôgic hình thức cổ điển dưới hình thức toán bộc lộ những hạn chế. Từ đó
xuất hiện hai khuynh hướng:
Thứ nhất, ra sức hoàn thiện những công trình lôgic, hình thức hóa và toán
học hóa để nhằm khắc phục các mâu thuẫn và nghịch lý lôgic.
Thứ hai, xét lại một số qui luật cơ bản của lôgic cổ điển, phát triển thành lôgic phi cổ điển.
Đặc điểm chung của lôgic hình thức phi cổ điển là lôgic đa trị khác hẳn với
lôgic hình thức cổ điển là lôgic lưỡng trị. Trên cơ sở đó người ta phát triển hệ
thống phép tính lôgic phi cổ điển như lôgic tam trị của Lukasiewicz (1878 1956), lOMoARcPSD| 36625228 4
lôgic tam trị xác suất của H. Reichenbach (1891 - 1953), lôgic trực giác của L. E.
Brower và A. Heiting, lôgic kiến thiết của A. A. Marcov, A. N. Kolmogorov, V.
I. Glivenko, lôgic mờ của L. A. Zadeh, lôgic tình thái, lôgic thời gian...
III. CÔNG DỤNG CỦA LÔGIC HỌC -
Lôgic học giúp chúng ta chuyển từ tư duy lôgic tự phát sang tự
giác.Không phải đợi đến khi có khoa học lôgic con người mới suy nghĩ, lập luận
một cách lôgic mà con người đã có tư duy lôgic trước khi lôgic ra đời. Nhưng việc
hiểu và vận dụng tri thức lôgic tự giác sẽ giúp chúng ta rút ngắn con đường nhận
thức chân lý, hạn chế được những sai lầm lôgic của bản thân trong quá trình tư
duy cũng như phát hiện nhanh nhạy hơn những sai lầm về lôgic trong lời nói cũng
như trong lập luận của người khác. -
Nắm vững tri thức lôgic học giúp ta lập luận, diễn giải cũng như
chứngminh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục. Nó giúp cho chúng ta suy nghĩ chín
chắn, đúng đắn, nhất quán, liên tục, không mâu thuẫn, biết dùng khái niệm (từ),
phán đoán (câu) một cách chính xác, biết phát triển tư tưởng (lập luận) mạch lạc, hợp lý. -
Lôgic còn giúp chúng ta chính xác hóa ngôn ngữ thể hiện ở việc dùng
từchính xác, đặt câu rõ ràng, không mơ hồ. Nó rèn luyện kỹ năng xác định những
khác biệt trong những tư tưởng có cách diễn đạt bằng lời gần giống nhau, ngược
lại có những tư tưởng giống nhau có thể có những cách diễn đạt khác nhau.
Chương II CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
I. KHÁI NIỆM VỀ QUY LUẬT TƯ DUY
Thế giới vật chất không ngừng vận động, phát triển theo quy luật. Đó là quy
luật tự nhiên. Tư duy là quá trình phản ánh thế giới vật chất vào ý thức của con
người thông qua các hình thức lôgic xác định. Cho nên khi phản ánh đối tượng
của thế giới vật chất, con người không phải phản ánh thông qua những hình thức,
tư tưởng riêng lẻ, biệt lập mà phản ánh bằng những hình thức, tư tưởng liên hệ,
ràng buộc và qui định lẫn nhau. Mối liên hệ giữa những hình thức, tư tưởng được
biểu hiện qua các quy luật lôgic.
Qui luật tư duy là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, bền vững giữa các
tư tưởng, được lặp lại trong các quá trình tư duy.
Quy luật tư duy mang tính khách quan. Mặc dù, được hình thành trong ý
thức của con người nhưng các quy luật lôgic tồn tại độc lập với ý thức, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; con người không thể tự ý tạo ra hoặc
thay đổi mà chỉ có thể phát hiện ra chúng. lOMoARcPSD| 36625228 5
Bên cạnh tính khách quan, quy luật tư duy cũng mang tính phổ biến, nó
không phụ thuộc vào dân tộc, giai cấp hay ngôn ngữ… mà tác động vào mọi quá
trình tư duy và là cơ sở của các thao tác lôgic cụ thể về khái niệm, phán đoán, suy
luận, chứng minh... Tuân thủ những qui luật tư duy là điều kiện cần thiết để nhận
thức hiện thực một cách đúng đắn.
Lôgic hình thức xem xét tư duy phản ánh các sự vật hiện tượng trong trạng
thái ổn định, do vậy quá trình xem xét phải mang những đặc trưng: xác định, không
mâu thuẫn lôgic, liên tục và phải có căn cứ vững chắc. Những yêu cầu đó qui định
nội dung của những qui luật cơ bản của lôgic hình thức.
II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LÔGIC HÌNH THỨC
Các quy luật cơ bản của lôgic hình thức bao gồm: Quy luật đồng nhất
Quy luật không mâu thuẫn
Quy luật loại trừ cái thứ ba
Quy luật lý do đầy đủ
1. Qui luật đồng nhất
Tính xác định của tư tưởng (khái niệm hay phán đoán) là điều kiện tồn tại của nó.
Trong quá trình lập luận bất cứ tư tưởng nào cũng phải được diễn đạt chính
xác, phải có nội dung xác định và vững chắc. Thuộc tính cơ bản này của tư duy
được biểu thị trong quy luật đồng nhất.
a/ Nội dung quy luật đồng nhất
Trong quá trình suy nghĩ, lập luận, mọi tư tưởng ( khái niệm hay phán đoán)
phải đồng nhất với chính nó. Đồng nhất ở đây được hiểu là sự giống nhau của các
đối tượng trong quan hệ nào đó.
Có thể diễn đạt qui luật trên bằng công thức: a = a
Do trong ngôn ngữ có những từ đa nghĩa, cho nên có người cố ý dùng từ đa
nghĩa để tạo nên những khái niệm mập mờ, nước đôinhằm ngụy biện cho một vấn đề nào đó.
Trong chứng minh, sự vi phạm quy luật đồng nhất biểu hiện ở chỗ luận đề
không có tính xác định rõ ràng do nội hàm của một số khái niệm có mặt trong luận
đề đó không được xác định một cách rõ ràng. Cũng có khi do vô tình hay cố ý thay
thế luận đề của phép chứng minh. Sự vi phạm quy luật đồng nhất còn biểu hiện ở
chỗ đồng nhất các khái niệm có nội hàm khác nhau và ngoại diên khác nhau. lOMoARcPSD| 36625228 6 b/ Yêu cầu
Qui luật đồng nhất yêu cầu: -
Không được thay đổi nội dung tư tưởng một cách tùy tiện, vô căn cứ.
Chỉnên thay đổi tư tưởng khi bản thân sự vật có sự thay đổi, tư tưởng cũ không
còn phù hợp với nó hoặc thực tế đã cho thấy rằng tư tưởng ấy là sai lầm. -
Những tư tưởng được tái tạo phải đồng nhất với tư tưởng ban đầu.
Tấtnhiên, qui luật không đòi hỏi đến mức phải tái tạo một ý kiến nào đó đúng từng
câu, từng chữ. Tư tưởng được tái tạo có thể được thể hiện dưới một hình thức ngôn
ngữ khác nhưng phải bảo đảm nội dung của nó vẫn không bị thay đổi, bóp méo... -
Cần xác định rõ nội hàm, ngoại diên của những khái niệm cơ bản
trướckhi trao đổi, tranh luận xoay quanh một chủ đề nào đó. -
Không được đồng nhất những điều vốn không đồng nhất và cũng
khôngđược cho những tư tưởng vốn đồng nhất với nhau là không đồng nhất. -
Vì bản thân sự vật trong trạng thái ổn định là có tính xác định cho
nên tưtưởng phản ánh về nó phải được diễn đạt một cách chính xác, rõ ràng, không
được mập mờ, đa nghĩa. -
Không được đánh tráo khái niệm, đánh tráo ngôn từ hoặc đánh tráo
luậnđề trong quá trình tư tưởng. Đánh tráo khái niệm là vẫn giữ nguyên từ ngữ,
tên gọi nhưng nghĩa của nó lại bị thay đổi. Đánh tráo ngôn từ tức là không gọi tên
của sự vật đúng như qui ước của xã hội mà gọi nó bằng một tên khác nhằm che
dấu sự thật không muốn cho người khác biết.
c/ Ý nghĩa quy luật
Giúp tư duy mạch lạc, sắc sảo, nhất quán.
Tự giác hơn khi chọn từ, xác định khái niệm... trong quá trình lập luận.
Phát hiện ra những ngụy biện, thủ thuật vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất.
Vận dụng quy luật đồng nhất để có thể tạo ra những câu chuyện cười hóm
hỉnh bằng cách cho nhân vật vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất.
2. Qui luật không mâu thuẫn
a/ Nội dung qui luật
Đối với cùng một đối tượng, trong cùng một thời gian, cùng một mối quan
hệ thì không thể có hai ý kiến trái ngược nhau mà cùng là đúng. Một trong hai ý kiến phải là sai.
Cũng như quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn lôgic phản ánh tính
ổn định tương đối về chất của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
Qui luật này phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy. Qui
luật không mâu thuẫn được thể hiện qua công thức:
~(a ^ ~a) (Không thể vừa a, vừa không a) lOMoARcPSD| 36625228 7
Ở đây, cần phân biệt mâu thuẫn lôgic với mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn
biện chứng là mâu thuẫn giữa những mặt đối lập tồn tại khách quan trong các sự
vật hiện tượng, qui định sự tồn tại, vận động và phát triển của các sự vật ấy. Qui
luật không mâu thuẫn của lôgic hình thức không phủ nhận các mâu thuẫn biện
chứng khách quan và cũng không nhằm vào các mâu thuẫn ấy. Mâu thuẫn lôgic là
mâu thuẫn giữa những tư tưởng không tương hợp, phủ định, loại trừ lẫn nhau, là
kết quả của sự vi phạm những qui tắc của sự tư duy chính xác. b/ Yêu cầu
Qui luật không mâu thuẫn đòi hỏi: -
Trong tư duy không được dung chứa những mâu thuẫn trực tiếp
cũngnhư mâu thuẫn gián tiếp. -
Không được đồng thời khẳng định những điều mà trong thực tế là loạitrừ lẫn nhau.
Tính nhất quán, tính phi mâu thuẫn lôgic là tiêu chuẩn của bất cứ lập luận khoa học nào.
Một tư duy đúng đắn, yêu cầu trong kết cấu của nó, không bao giờ có mâu thuẫn lôgic.
c/ Ý nghĩa quy luật
Giúp con người tránh được những mâu thuẫn logic trong quá trình suy nghĩ,
nhằm hình thành tính hệ thống, tính rõ ràng và tính không mâu thuẫn của tư duy,
sử dụng quy luật này để chứng minh, bác bỏ luận đề nào đó bằng phương pháp
chứng minh phản chứng 3. Qui luật loại trừ cái thứ ba a/ Nội dung quy luật
Hai phán đoán mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau không thể cùng giả dối, một
trong hai phán đoán phải chân thực. Qui luật loại trừ cái thứ ba được thể hiện qua công thức: a v ~a b/ Yêu cầu
Quy luật loại trừ cái thứ ba đòi hỏi: phải lựa chọn một trong hai tư tưởng
mâu thuẫn với nhau, không thể phủ nhận cả hai để đi tìm cái trung gian giữa hai tư tưởng ấy.
Qui luật bài trung là cơ sở của phương pháp chứng minh phản chứng. Trong
hai phán đoán mâu thuẫn với nhau a và ~a, nếu chứng minh được phán đoán ~a là
sai thì phán đoán thì suy ra phán đoán còn lại a là đúng.
Tuy nhiên, qui luật loại trừ cái thứ ba chỉ là qui luật của lôgic cổ điển hai
giá trị. Việc vận dụng chúng chỉ giới hạn trong những tình huống xác định mà thôi,
bởi vì trong thực tế có những sự vật nằm trong tình huống quá độ, chưa định hình
thì việc lựa chọn một trong hai khả năng khẳng định hoặc phủ định sẽ trở nên lOMoARcPSD| 36625228 8
không phù hợp mà cần phải có tình huống thứ ba là không xác định. Chẳng hạn
trong việc bỏ phiếu tín nhiệm, bên cạnh hai loại phiếu có tính xác định là tín nhiệm
hoặc không tín nhiệm, ta còn gặp loại phiếu thứ ba là phiếu trắng, không có ý kiến.
Trong những trường hợp này phải vận dụng lôgic 3 giá trị: đúng, sai và không xác định.
Nếu qui luật không mâu thuẫn khẳng định: trong hai phán đoán mâu thuẫn
phải có ít nhất một phán đoán sai thì qui luật loại trừ cái thứ ba khẳng định: trong
hai phán đoán ấy phải có ít nhất một phán đoán đúng. Nếu qui luật không mâu
thuẫn không cho phép đồng thời thừa nhận cả hai phán đoán mâu thuẫn thì qui luật
bài trung đòi hỏi phải lựa chọn một phán đoán đúng trong hai phán đoán mâu thuẫn với nhau.
Cả ba qui luật đồng nhất, không mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba thống nhất
với nhau, thậm chí có thể xem qui luật không mâu thuẫn là biểu hiện của qui luật
đồng nhất dưới hình thức phủ định còn qui luật loại trừ cái thứ ba là biểu hiện của
qui luật không mâu thẫn dưới hình thức lựa chọn.
4. Qui luật lý do đầy đủ
a/ Nội dung qui luật
Một tư tưởng được xem là đáng tin cậy cần phải có đầy đủ căn cứ.
Kí hiệu: B É A ( Có A vì có B, B là lý do đầy đủ của A)
Bất cứ luận điểm nào muốn được coi là chân thực thì phải có đầy đủ những
luận điểm chân thực khác làm căn cứ (lý do).
Cơ sở của qui luật có căn cứ đầy đủ là quan hệ nhân quả trong hiện thực:
mọi vật tồn tại đều có nguyên nhân của nó. Tuy nhiên qui luật có căn cứ đầy đủ
không đồng nhất với quan hệ nhân quả. Căn cứ lôgic đôi khi chỉ là tính liên tục
giản đơn về thời gian hoặc cùng tồn tại trong một thời gian. Lôgic có thể đi theo
chiều ngược lại với quan hệ nhân quả: từ kết quả suy ra nguyên nhân...
Căn cứ đơn giản nhất là trực tiếp đối chiếu tư tưởng với hiện thực. Nhưng
trong thực tế, không phải bao giờ người ta cũng có thể chứng minh tư tưởng bằng
cách đối chiếu với hiện thực mà tư tưởng ấy chỉ có thể chứng minh bằng việc thiết
lập quan hệ lôgic của nó với những tư tưởng khác đã được chứng minh hoặc đã
được công nhận là đúng. Ở đây, ta thấy rõ tính độc lập tương đối của của tư duy
so với tồn tại. Tư duy không chỉ đơn giản là phản ánh của tồn tại, phụ thuộc vào
tồn tại mà bản thân tư duy còn vận động phát triển trên cơ sở những tư tưởng đã
có. Trong tư duy, những ý nghĩ, những tư tưởng liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, tư
tưởng này nảy sinh từ những tư tưởng khác, tư tưởng khác là cơ sở, là chỗ dựa của
tư tưởng này... Những kết luận đáng tin cậy phải có căn cứ đầy đủ, đảm bảo sự
thống nhất giữa thực tế và lôgic. lOMoARcPSD| 36625228 9 b/ Yêu cầu
- Khi khẳng định một luận điểm thì phải xác định được cơ sở tồn tại và nguyên nhân của nó.
- Khi phủ định một luận điểm phải phủ định được cơ sở tồn tại của nó.
- Khi đưa chứng lý ra phải là chứng lý đủ hoặc cần và đủ chứ không phải chỉ
là chứng lý cần c/ Ý nghĩa quy luật
Trong quá trình tư duy tuân thủ các quy luật cơ bản trên đây sẽ giúp chúng
ta suy nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác,
mạch lạc, dễ hiểu. Việc ứng dụng các qui luật này còn giúp chúng ta phát
hiện các sai lầm trong lập luận của người khác hoặc của chính mình, nhằm
phản bác, vạch trần sự nguỵ biện hoặc để tránh sai lầm. Giúp chúng ta tư
duy, lập luận có căn cứ, nâng cao tính thuyết phục cho lập luận: nói có sách mách có chứng.
Phát hiện ra những luận điểm sai trái, vu khống vô căn cứ của những kẻ ngụy biện lOMoARcPSD| 36625228 10 Chương III KHÁI NIỆM
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHÁI NIỆM
1. Khái niệm là gì?
Hình thức đặc biệt của tư tưởng phản ánh đối tượng thông qua các đặc trưng cơ bản của nó
Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng
các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp sự vật.
2. Quá trình hình thành khái niệm
Quá trình nhận thức của con người bắt đầu bằng những cảm giác, tri giác,
biểu tượng, tiếp đó là giai đoạn hình thành những khái niệm. Sự khác nhau về chất
giữa sự phản ánh của khái niệm với sự phản ánh cảm tính qui định quá trình phức
tạp của việc xây dựng các khái niệm. Trên cơ sở những tài liệu cảm tính, để xây
dựng các khái niệm, tư duy của chúng ta đã trải qua quá trình hoạt động tích cực
sáng tạo, đã sử dụng một loạt các thao tác lôgic như: so sánh, phân tích, tổng hợp,
trừu tượng hóa và khái quát hóa.
+ So sánh là thao tác lôgic nhờ đó ta thấy được sự giống nhau và khác nhau
giữa các đối tượng (sự vật, hiện tượng).
+ Phân tích là thao tác lôgic trong đó đối tượng được phân chia (trong tư
tưởng) thành các phần nhỏ, các mặt riêng biệt và nghiên cứu các thành phần, các
mặt đó một cách độc lập, nhờ đó có thể biết được một cách sâu sắc các tính chất
và đặc điểm của chúng.
+ Tổng hợp là quá trình kết hợp trong tư tưởng các thành phần của đối tượng
đã được tách ra bởi phân tích thành một thể thống nhất. Tri thức có được nhờ quá
trình phân tích tuy sâu sắc về đối tượng, song tri thức đó không toàn diện mà chỉ
một chiều, phiếm diện, không đầy đủ. Quá trình tổng hợp cho phép kết hợp các tri
thức về các mặt riêng lẻ của đối tượng lại thành một thể thống nhất, thành tri thức
toàn diện về đối tượng đó.
+ Trừu tượng hóa là thao tác lôgic nhằm gạt bỏ những thuộc tính, quan hệ
không cơ bản, giữ lại các thuộc tính, các quan hệ bản chất.
+ Khái quát hóa là thao tác lôgic nhằm thiết lập những dấu hiệu bản chất,
chung cho các sự vật, hiện tượng đồng loại.
Như vậy, phát hiện sự giống nhau giữa các đối tượng, phân chia chúng thành
các thành phần, tách ra các dấu hiệu cơ bản và bỏ qua các dấu hiệu không cơ bản,
kết hợp các dấu hiệu cơ bản, đưa các đối tượng có dấu hiệu cơ bản như nhau đó
vào thành một lớp và biểu thị nó bằng tên gọi, con người đã tạo ra một trong các
hình thức của tư duy trừu tượng là khái niệm. lOMoARcPSD| 36625228 11
Từ hay cụm từ là hình thức ngôn ngữ để biểu thị khái niệm, là phương tiện
ngôn ngữ để biểu thị khái niệm. Bất kỳ khái niệm nào cũng được thể hiện bằng
một từ “ vật chất”, “ý thức”…hoặc một cụm từ “giai cấp công nhân”, “nhà nước
chuyên chế quân chủ tập quyền trung ương”…
Khái niệm và Từ liên hệ mật thiết với nhau nhưng chúng không đồng nhấ
với nhau. Khái niệm là một hình thức của tư duy thuộc phạm trù lôgic học, có tính
chất đặc trưng cho mọi dân tộc. Từ thuộc phạm trù ngôn ngữ học là một ký hiệu
âm quy ước, có tính chất riêng cho mỗi dân tộc hay mỗi cộng đồng người.
3. Kết cấu lôgic của khái niệm
Mỗi khái niệm bao gồm hai yếu tố: nội hàm và ngoại diên. a/ Nội hàm
Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu cơ bản làm cơ sở cho việc
khái quát hoá và tách riêng ra thành lớp các đối tượng được phản ánh trong khái niệm.
b/ Ngoại diên
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả đối tượng có các dấu hiệu được
nêu trong nội hàm của khái niệm.
- Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên.
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm thống nhất với nhau, qui định lẫn
nhau. Nội hàm qui định những đối tượng nào có đủ những tính chất trong nội hàm
thì thuộc về ngoại diên của khái niệm ấy. Ngược lại ngoại diên của khái niệm sẽ
qui định những tính chất chung nào đó của các đối tượng được phản ánh vào trong khái niệm.
Giữa nội hàm và ngoại diên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: Nội hàm của khái
niệm phản ánh càng nhiều dấu hiệu đặc trưng thì số lượng đối tượng trong ngoại
diên của khái niệm càng ít đi và ngược lại.
4. Phân loại khái niệm
a/ Căn cứ vào nội hàm
Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
+ Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng thực tế.
Ví dụ: ngôi trường, sinh viên, thành phố…
+ Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh các thuộc tính hay quan hệ của các đối tượng.
Ví dụ: thuỷ chung, dũng cảm, chính nghĩa, cái đẹp, tình yêu… lOMoARcPSD| 36625228 12
Căn cứ vào dấu hiệu dựa vào đó để khái quát hoá và tách biệt các đối tượng
trong quá trình tạo nên khái niệm, có thể chia khái niệm thành khái niệm khẳng
định và khái niệm phủ định.
Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định
+ Khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự tồn tại thực tế của đối
tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng.
Ví dụ: giáo viên, người anh hùng, trung thực…
+ Khái niệm phủ định là khái niệm phản ánh sự không tồn tại dấu hiệu khẳng định ở đối tượng.
Ví dụ: phi nghĩa, thiếu đạo đức, không gương mẫu…
Mỗi khái niệm khẳng định đều có khái niệm phủ định tương ứng.
Ví dụ: chính nghĩa - phi nghĩa; có văn hóa - vô văn hóa, đạo đức - vô đạo
đức, trung thực - không trung thực.
Khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ
+ Khái niệm quan hệ là các khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại
của chúng quy định sự tồn tại của khái niệm khác.
Ví dụ: “cha mẹ” - “con cái”, “sinh viên” – “giảng viên”, “tử số” – “mẫu số”…
+ Khái niệm không quan hệ là các khái niệm phản ánh các đối tượng tồn tại
độc lập, không phụ thuộc vào khái niệm khác. Ví dụ: “Cây cam”, “con
sông”, “học sinh”… b/ Căn cứ vào ngoại diên
Khái niệm được chia thành: khái niệm chung, khái niệm đơn nhất, khái niệm rỗng.
+ Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên của nó là tập hợp gồm nhiều
đối tượng (ít nhất hai đối tượng)
Ví dụ: sinh viên, giáo viên, thành phố, nhà cửa...
+ Khái niệm đơn nhất: là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một đối tượng.
Ví dụ: Hồ Gươm, Chùa Hương, Đảng Cộng sản Việt Nam…
+ Khái niệm rỗng: là khái niệm mà ngoại diên của nó trên thực tế không có phần tử nào cả.
Ví dụ: Số tự nhiên lớn nhất, động cơ vĩnh cửu, kích thước của đường thẳng…
+ Khái niệm tập hợp Đây là loại khái niệm mà ngoại diên bao gồm một lớp
đối tượng nhưng nội hàm của hái niệm tập hợp không phải là dấu hiệu của mỗi đối
tượng thuộc ngoại diên của nó. Ở đây, lớp các đối tượng được xem như một chỉnh lOMoARcPSD| 36625228 13
t hể duy nhất và nội hàm của khái niệm tập hợp là dấu hiệu của chỉnh thể duy nhất đó.
Ví dụ: Các khái niệm “thư viện”, …
Ở khái niệm “thư viện” dấu hiệu “lưu trữ, cho mượn….” không thuộc về
mỗi cuốn sách mà thuộc về tập hợp các cuốn sách với tính cách là một chỉnh thể thống nhất.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM
Căn cứ vào ngoại diên, có thể chia quan hệ giữa các khái niệm thành 2 loại:
quan hệ tương hợp và quan hệ không tương hợp.
1. Quan hệ giữa các khái khái niệm về mặt nội hàm
Quan hệ giữa hai khái niệm xét về mặt nội hàm có thể chia thành: quan hệ
so sánh được và quan hệ không so sánh được.
a/ Quan hệ so sánh được
Là quan hệ giữa các khái niệm có chung một số dấu hiệu nào đó. Ví
dụ: “Nhà thơ” và “giáo viên”, “cầu thủ bóng đá” và “sinh viên”… b/
Quan hệ không so sánh được
Là quan hệ giữa các khái niệm không có dấu hiệu chung nào cả.
Ví dụ: “Cây nhãn”, “con sông”…
2. Quan hệ giữa các khái niệm về mặt ngoại diên
a. Quan hệ tương hợp
Quan hệ tương hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng
có ít nhất một bộ phận trùng nhau.
Quan hệ tương hợp bao gồm: quan hệ đồng nhất, quan hệ phụ thuộc, quan hệ giao nhau:
Quan hệ đồng nhất
Là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau. Nội hàm
của các khái niệm đồng nhất có thể không trùng nhau. Mỗi nội hàm phản ánh một
mặt nào đó của đối tượng. Quan hệ đồng nhất giữa hai khái niệm A và B được biểu diễn như sau: A, B lOMoARcPSD| 36625228 14
Quan hệ phụ thuộc
Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này hoàn toàn
nằm trong và chỉ là một bộ phận ngoại diên của khái niệm kia. Khái niệm chi phối A B Khái niệm phụ thuộc
Quan hệ giao nhau
Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng chỉ có một phần trùng nhau. A B
b/ Quan hệ không tương hợp
Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng không có bộ phận nào trùng nhau.
Quan hệ không tương hợp bao gồm: quan hệ ngang hàng, quan hệ đối chọi, quan hệ mâu thuẫn.
Quan hệ ngang hàng (đồng vị, đồng thuộc)
Là quan hệ giữa những khái niệm chủng giống nhau và cùng phụ thuộc vào
khái niệm loại phổ thông hơn. Quan hệ ngang hàng là trường hợp đặc biệt của quan hệ tách rời. B A C D
Quan hệ đối chọi
Là quan hệ giữa các khái niệm mà nội hàm của một khái niệm không những
loại trừ các dấu hiệu của khái niệm kia mà còn thay thế chúng bằng các dấu hiệu lOMoARcPSD| 36625228 15
ngược lại và tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm
chủng. Đây lại là trường hợp đặc biệt của quan hệ ngang hàng.
Quan hệ mâu thuẫn
Là quan hệ giữa các khái niệm mà nội hàm của khái niệm này phủ định nội
hàm của khái niệm kia nhưng không khẳng định dấu hiệu nào khác, còn tổng ngoại
diên của chúng bằng ngoại diên của khái niệm loại rộng hơn.
III. CÁC THAO TÁC LÔGIC CỦA KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa khái niệm
a. Bản chất của định nghĩa khái niệm
Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic nhờ đó phát hiện, vạch rõ nội hàm
của khái niệm hay xác lập ý nghĩa của các thuật ngữ.
Đó là việc làm rõ dấu hiệu bản chất (dấu hiệu nói lên qui luật tồn tại, vận
động và phát triển của đối tượng) cùng những dấu hiệu đặc trưng (dấu hiệu chỉ
riêng các đối tượng ấy mới có). Trong mỗi định nghĩa bao giờ cũng có hai thành phần:
+ Khái niệm cần phát hiện, vạch rõ nội hàm gọi là khái niệm cần định nghĩa ký hiệu A.
+ Khái niệm nhờ đó phát hiện nội hàm của khái niệm cần định nghĩa gọi là
khái niệm dùng để định nghĩa ký hiệu B.
Giữa hai vế của khái niệm được nối với nhau bởi từ "là" hay "được gọi là".
Như vậy, định nghĩa khái niệm có cấu trúc như sau:
“.................A..................” là “.....................B.....................”
Khái niệm cần định nghĩa Khái niệm dùng để định nghĩa b/
Các qui tắc của định nghĩa lOMoARcPSD| 36625228 16 -
Định nghĩa phải tương xứng (cân đối): Định nghĩa phải cân đối nghĩa
làngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải đồng nhất với ngoại diên của
khái niệm cần định nghĩa. Nếu vi phạm qui tắc này sẽ dẫn đến những sai lầm sau:
+ Định nghĩa quá rộng: Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng
hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa. Trong trường hợp này, một số đối
tượng không thuộc khái niệm cần định nghĩa đã được đưa vào định nghĩa.
+ Định nghĩa quá hẹp: ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa hẹp
hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa, tức là có một số đối tượng thuộc
khái niệm cần định nghĩa bị loại ra khỏi định nghĩa.
Ngoài hai trường hợp trên đôi khi chúng ta còn gặp những định nghĩa mà
ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa không đồng nhất mà lại có quan hệ
giao với khái niệm cần định nghĩa. -
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Tuân theo qui tắc này
sẽlàm rõ dấu hiệu chủ yếu, đặc trưng nhất của khái niệm. -
Không được định nghĩa vòng quanh, lẩn quẩn. -
Định nghĩa không nên là phủ định. Định nghĩa là làm rõ nội hàm
kháiniệm. Nhưng trong định nghĩa phủ định không vạch ra nội hàm của khái niệm
cần định nghĩa, do đó nó không nói lên bản chất của đối tượng.
c/ Các hình thức (kiểu) định nghĩa -
Định nghĩa nội hàm tức là định nghĩa thông qua khái niệm loại và sự
khác biệt về chủng. Quá trình định nghĩa này gồm 2 bước.
+ Thứ nhất, xác định đối tượng thuộc loại nào, bằng cách nêu lên khái niệm
bao hàm khái niệm cần định nghĩa.
+ Thứ hai, xác định đặc điểm riêng của đối tượng mà các đối tượng cùng loại không có. -
Định nghĩa ngoại diên tức là định nghĩa liệt kê các khái niệm hẹp
hơn nằm trong ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. -
Định nghĩa thông qua quan hệ với cái đối lập: Phương pháp định
nghĩa này là xác lập mối quan hệ giữa khái niệm cần định nghĩa với một khái niệm khác.
Quan hệ được vạch ra trong định nghĩa bằng quan hệ rất đa dạng. Quan hệ
đó có thể là quan hệ đối lập, mâu thuẫn, mang tính bài trừ phủ định, cũng có thể
là quan hệ tương đồng hay gần gũi.
Cấu trúc lôgic của định nghĩa là: Khái niệm A là khái niệm có quan hệ R đối với khái niệm B. lOMoARcPSD| 36625228 17 -
Định nghĩa theo nguồn gốc (định nghĩa phát sinh, xây dựng) là kiểu
địnhnghĩa chỉ rõ phương thức tạo thành, ra đời của đối tượng hoặc cấu tạo của đối tượng.
2. Phân chia khái niệm
a/ Bản chất và các loại phân chia khái niệm
- Bản chất của phân chia khái niệm là thao tác tư duy nhằm vạch rõ
ngoạidiên của khái niệm, vạch rõ khái niệm chủng nằm trong một khái niệm
loại nhất định. Các khái niệm chủng được tách ra khỏi khái niệm loại gọi là các thành phần phân chia.
- Phân chia khái niệm có hai loại:
+ Phân chia khái niệm theo sự biến đổi dấu hiệu.
+ Phân đôi khái niệm: Chia ngoại diên khái niệm ra làm hai phần sao cho
các khái niệm tương ứng về hai phần đó mâu thuẫn với nhau.
b/ Các quy tắc phân chia khái niệm -
Phân chia phải cân đối (tương xứng) nghĩa là tổng ngoại diên của
cáckhái niệm thành phần phân chia phải đồng nhất với ngoại diên của khái niệm bị phân chia. -
Phân chia phải theo một cơ sở nhất định: Mỗi khái niệm có thể có
nhiềucách phân chia khác nhau. Mỗi cách phân chia gắn với một cơ sở nhất định.
Khi tiến hành phân chia khái niệm chỉ được căn cứ vào một cơ sử duy nhất. -
Các thành phần phân chia phải loại trừ lẫn nhau nghĩa là ngoại diên
củacác thành phần phân chia không thể là những khái niệm giao nhau hay có quan
hệ với nhau như loại với chủng. -
Phân chia phải liên tục, không được vượt cấp nghĩa là khái niệm
giống bịphân chia phải chuyển tới các khái niệm loài gần gũi chứ không được chuyển sang các loài xa. lOMoARcPSD| 36625228 18
Chương IV PHÁN ĐOÁN
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁN ĐOÁN 1. Định nghĩa
Trong thế giới khách quan, các sự vật và hiện tượng tồn tại, vận động và
phát triển trong mối liên hệ, tác động qua lại với nhau. Không một sự vật, hiện
tượng nào tồn tại riêng lẻ một mình mà không có mối liên hệ với các sự vật, hiện
tượng khác. Mặt khác, các sự vật, hiện tượng còn có những thuộc tính vốn có của
nó. Cho nên, để có thể nhận thức ngày càng đầy đủ và chính xác thế giới khách
quan thì các mối liên hệ cũng như những thộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng
không thể không được phản ánh. Hình thức tư duy nhằm phản ánh mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau và những thuộc tính nhất định của chúng
được gọi là phán đoán
Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ kết hợp các khái niệm có thể khẳng
định hay phủ định về sự tồn tại của đối tượng nào đó, về mối liên hệ giữa đối
tượng với dấu hiệu của nó hay về quan hệ giữa các đối tượng. Ví dụ:
- Trái đất quay quanh mặt trời. - Đồng là kim loại.
- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng.
Trong lôgic học, ngoài thuật ngữ “phán đoán” người ta còn sử dụng thuật ngữ “mệnh đề”.
2. Giá trị chân lý của phán đoán
Theo lôgic cổ điển, mỗi phán đoán có giá trị đúng (chân thật) hoặc có giá
trị sai (giả dối). Giá trị đúng, sai của phán đoán được gọi là giá trị chân lý của phán
đoán. Một phán đoán có giá trị đúng (ký hiệu: 1), khi nó phản ánh phù hợp hiện
thực khách quan, và ngược lại, phán đoán có giá trị sai (ký hiệu: 0), khi nó phản
ánh không phù hợp hiện thực khách quan.
3. Phán đoán và câu
Câu là hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán. Tất cả các phán đoán là câu
nhưng không phải câu nào cũng là phán đoán. Giữa phán đoán và câu có sự thống
nhất với nhau do chúng gắn liền với những tư tưởng nhất định. Song chúng không
đồng nhất hoàn toàn, vì có những câu cấu tạo đúng ngữ pháp nhưng không là phán
đoán như: câu nghi vấn, câu cảm, câu mệnh lệnh...
Những căn cứ để xác định câu là biểu thị của phán đoán:
+ Trong câu thể hiện sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu nào đó của đối tượng tư tưởng. lOMoARcPSD| 36625228 19
+ Phải xác định được giá trị chân thực hoặc giả dối của câu. II. PHÁN ĐOÁN ĐƠN
1. Cấu trúc của phán đoán đơn
Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ mối liên hệ giữa hai khái
niệm và được liên kết với nhau bởi hệ từ "là" hoặc "không là". Phán đoán phức là
phán đoán được tạo thành từ nhiều phán đoán đơn. -
Khái niệm chỉ đối tượng của sự suy nghĩ gọi là chủ từ, ký hiệu: S (subjectum). -
Khái niệm chỉ tính chất, quan hệ của đối tượng gọi là tân từ, ký hiệu: P (praedicatum).
Công thức chung của phán đoán đơn: S là P Hoặc S không là P
Ngoài ra có thể đặt trước chủ từ S một lượng từ phổ dụng: (All: Tất cả,
toàn thể), hoặc lượng từ tồn tại: (Existence: Sự tồn tại). Khi đó ta có công thức
tổng quát của phán đoán đơn như sau:
Lượng từ + S + Hệ từ + P
2. Những hình thái cơ bản của phán đoán đơn
Tuỳ thuộc vào sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu của đối tượng tư tưởng,
phán đoán đơn chia ra thành phán đoán đặc tính, phán đoán quan hệ, phán đoán
hiện thực, phán đoán nhất quyết.
a/ Phán đoán đặc tính
Phán đoán đặc tính là phán đoán về dấu hiệu của đối tượng. Trong phán
đoán đặc tính phản ánh sự khẳng định hay phủ định mối liên hệ của đối tượng với dấu hiệu của nó.
b/ Phán đoán nhất quyết
Trong lôgic truyền thống phán đoán đặc tính cón gọi là phán đoán nhất
quyết, tức là phán đoán biểu thị dấu hiệu thuộc hay không thuộc về đối tượng.
Phán đoán nhất quyết được phân chia theo chất lượng của từ nối và số lượng của chủ ngữ.
- Căn cứ vào chất lượng của từ nối có thể chia phán đoán nhất quyết
thành phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định. lOMoARcPSD| 36625228 20
+ Nếu từ nối chỉ ra dấu hiệu thuộc về đối tượng thì đó là phán đoán khẳng định.
Ví dụ: - Mọi tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Một số sinh viên là cầu thủ bóng đá.
+ Nếu từ nối chỉ ra dấu hiệu không thuộc về đối tượng thì đó là phán đoán phủ định.
Ví dụ: - Mọi vật đều không tồn tại vĩnh viễn.
- Một số sinh viên không là cầu thủ bóng đá.
- Phân chia theo số lượng của chủ ngữ thì có thể chia phán đoán thành
phán đoán bộ phận và phán đoán toàn thể.
+ Phán đoán bộ phận là phán đoán mà chủ ngữ bao gồm một phần đối tượng
của lớp, dấu hiệu nhận biết là xuất hiện các lượng từ như: “một số”, “có những”, “phần lớn”…
+ Phán đoán toàn thể là phán đoán trong đó ngoại diên của chủ ngữ nêu lên
toàn bộ đối tượng của một lớp, dấu hiệu nhận biết là xuất hiện các lượng từ
“tất cả”, “mọi”… c/ Phán
đoán quan hệ
Là phán đoán phản ánh quan hệ giữa các đối tượng. Phán đoán quan hệ có
thể biểu thị các quan hệ của nhiều đối tượng.
Ví dụ: - Huế nằm giữa Đà Nẵng với Quảng Bình. - Bình là anh của Lan.
d/ Phán đoán hiện thực
Phán đoán hiện thực là phán đoán khẳng định hay phủ định sự tồn tại của
đối tượng trong thực tại.
3. Các dạng cơ bản của phán đoán đặc tính
a/ Phán đoán chung khẳng định (A )
Công thức: x (S(x) P(x)) Mọi S là P
Ký hiệu: A = SaP (Affirmo: Tôi khẳng định)
Có hai trường hợp quan hệ giữa hai khái niệm S và P:
+ Khái niệm S và P có quan hệ phụ thuộc: Tức là mọi S đều là P và một số P là S. S P lOMoARcPSD| 36625228 21
+ Khái niệm S và P có quan hệ đồng nhất: Tức là mọi S đều là P và mọi P đều là S. S, P
b/ Phán đoán chung phủ định (E) Công thức: x (S(x) P(x)) Mọi S không là P
Ký hiệu: E = SeP (Nego: Tôi phủ định)
Hai khái niệm S và P trong quan hệ tách rời: Mọi S không là P và mọi P không là S: S P
Ví dụ: Mọi vật đều không tồn tại vĩnh viễn.
c/ Phán đoán riêng khẳng định (I) Công thức: x ( S(x) P(x)) Một số S là P Ký hiệu: I = SiP (Affirmo)
Có hai trường hợp quan hệ giữa khái niệm S và P:
- Khái niệm S và P trong quan hệ giao nhau: một số S là P và một số P làS: lOMoARcPSD| 36625228 22
- Khái niệm S và P trong quan hệ phụ thuộc: một số S là P và mọi P là S. P S
d/ Phán đoán riêng phủ định (O) Công thức: x ( S(x) ~P(x)) Một số S không là P Ký hiệu: O = SoP (Nego)
Có hai trường hợp quan hệ giữa hai khái niệm S và P: +
Khái niệm S và P có quan hệ giao nhau: S
+ Khái niệm S và P có quan hệ phụ thuộc: Tức là: một số S không là P và mọi P đều là S: S P
4. Tính chu diên của các thuật ngữ
Khi tiến hành các thao tác lôgic đối với các phán đoán chúng ta cần tính chu
diên của các thuật ngữ (chủ ngữ và vị ngữ). Một khái niệm được gọi là chu diên
khi trong phán đoán, khái niệm ấy biểu thị sự suy nghĩ với ngoại diên đầy đủ. Một
khái niệm được gọi là không chu diên khi trong phán đoán, sự suy nghĩ mà nó biểu
thị chỉ là một bộ phận ngoại diên của khái niệm ấy. lOMoARcPSD| 36625228 23
Ta dùng dấu "+" đứng kèm sau một khái niệm để nói rằng khái niệm đó chu
diên. Dấu "-" dùng để trỏ khái niệm không chu diên. Sau đây ta sẽ khảo sát tính
chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn a/ Phán đoán khẳng định chung
(A) – “Mọi S là P”
Chủ ngữ của phán đoán luôn chu diên vì nó nói lên toàn bộ ngoại diên ( tất
cả S). Vị ngữ vừa chu diên, vừa không chu diên, cụ thể như sau: -
Khái niệm S và P quan hệ phụ thuộc, nên S chu diên còn P không
chudiên: Mọi S+ đều là P- + P - S -
Trường hợp ngoại lệ khái niệm S, P có ngoại diên đồng nhất, khi đó
cảchủ từ S lẫn tân từ P đều chu diên: Mọi S+ là P+(hình 16) S+ , P+
b/ Phán đoán phủ định chung (E) “ Không S nào là P” hay “ Mọi S không là P”
Trong phán đoán phủ định chung (E) các thuật ngữ đều chu diên, vì chủ ngữ
nói lên toàn bộ ngoại diên còn ngoại diên của vị ngữ bị loại trừ hoàn toàn khỏi
ngoại diên của chủ ngữ.
Cả cả chủ ngữ S và vị ngữ P có ngoại diên rời nhau, nên cả hai đều chu diên: Mọi S+ không là P+. + + S P
c/ Phán đoán khẳng định riêng( I ) - “Một số S là P”. lOMoARcPSD| 36625228 24
Chủ ngữ của phán đoán không chu diên, vì nó nêu lên một phần ngoại diên.
Vị ngữ vừa chu diên, vừa không chu diên, cụ thể như sau: -
S, P trong phán đoán có quan hệ giao nhau, cho nên cả S lẫn P đều
khôngchu diên: Một số S- là P- (hình 17) -
Trường hợp ngoại lệ S, P quan hệ phụ thuộc và S bao hàm P. Thì S
khôngchu diên còn P chu diên: Một số S- là P+ (hình 18) P + S -
d/ Phán đoán phủ định riêng (O) – “Một số S không là P”
Chủ ngữ của phán đoán luôn không chu diên vì nói đến một phần ngoại diên
“một số S”. Vị ngữ chu diên vì nêu lên toàn bộ ngoại diên không thuộc về ngoại diên của chủ ngữ. S- P+ p+ S- * Nhận xét chung
Trong quá trình khảo sát tính chu diên của các phán đoán đơn, ta rút ra một số nhận xét như sau:
+ Trừ các trường hợp ngoại lệ, ta thấy S chu diên trong các phán đoán chung
và không chu diên trong các phán đoán riêng, P chu diên trong các phán đoán phủ
định và không chu diên trong phán đoán khẳng định. lOMoARcPSD| 36625228 25
+ Các phán đoán không có lượng từ đứng trước chủ ngữ đều được xem là
phán đoán chung, vì toàn bộ đối tượng thuộc ngoại diên của chủ ngữ đều được xem xét.
Bảng tóm tắt tính chu diên của khái niệm trong các phán đoán đơn Tên phán đoán Chủ từ thuộc từ Ngoại lệ A S + P - S + , P + I S - P - P + E S + P + O S - P +
5. Quan hệ giữa các phán đoán đơn
Giữa các phán đoán đơn: A, I, E, O có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong lôgic cổ điển, quan hệ giữa chúng được biểu thị trên một hình vuông với
bốn đỉnh là các phán đoán đơn tương ứng. Hình vuông này được gọi là hình vuông lôgic: A Đối lập trên E Mâu thuẫn I Đối lập dưới O
a/ Quan hệ mâu thuẫn
Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa các phán đoán đơn có cùng các khái
niệm S, P nhưng trái ngược nhau về lượng từ lẫn hệ từ. Đó là quan hệ giữa các
phán đoán A và O, giữa E và I.
Các phán đoán có quan hệ mâu thuẫn luôn có giá trị chân lý trái ngược nhau:
Nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai và ngược lại. lOMoARcPSD| 36625228 26
b/ Quan hệ phụ thuộc
Quan hệ thứ bậc là quan hệ giữa các phán đoán đơn có cùng các khái niệm
S, P cùng hệ từ, nhưng trái ngược nhau về lượng từ. Đó là quan hệ giữa các phán
đoán A và I, giữa E và O. Trong quan hệ thứ bậc: -
Nếu phán đoán chung là đúng thì phán đoán riêng cũng đúng. Nếu
phánđoán chung là sai thì không xác định được giá trị chân lý của phán đoán riêng. -
Nếu phán đoán riêng là sai thì phán đoán chung cũng sai, Nếu phán
đoánriêng là đúng thì không xác định được giá trị chân lý của phán đoán chung.
c/ Quan hệ đối lập
Quan hệ đối lập là quan hệ giữa các phán đoán có cùng các khái niệm S, P
cùng lượng từ, nhưng trái ngược nhau về hệ từ.
+ Quan hệ đối lập trên (giữa A và E)
Hai phán đoán quan hệ đối lập trên có thể cùng sai nhưng không thể cùng
đúng. Nếu biết một trong hai phán đoán có giá trị chân lý đúng thì phán đoán còn
lại có giá trị chân lý sai. Nếu biết một trong hai phán đoán có giá trị chân lý sai thì
không xác định được giá trị chân lý của phán đoán còn lại.
Hai phán đoán này quan hệ đối lập trên. Chúng có thể cùng có giá trị chân
lý sai. Nếu một trong hai phán đoán có giá trị chân lý đúng thì phán đoán còn lại
có giá trị chân lý sai, nhưng nếu một trong hai phán đoán có giá trị chân lý sai thì
phán đoán còn lại không thể xác định được giá trị chân lý, vì chúng có thể có giá
trị chân lý mà cũng có thể sai.
+ Quan hệ đối lập dưới (giữa I và O)
Hai phán đoán quan hệ đối lập dưới có thể cùng đúng nhưng không thể cùng
sai. Nếu biết một trong hai phán đoán có giá trị chân lý sai thì phán đoán còn lại
là đúng. Nếu biết một trong hai phán đoán có giá trị chân lý đúng thì không xác
định được giá trị chân lý của phán đoán còn lại.
Từ các quan hệ trên của phán đoán đơn, nếu cho trước một phán đoán có
giá trị chân lý là đúng hay sai, ta dễ dàng suy ra được giá trị chân lý của các phán đoán còn lại.
Ví dụ: Cho phán đoán A có giá trị chân lý đúng, ta sẽ xác định được giá trị
chân lý của E là sai (quan hệ đối chọi trên), I là đúng (quan hệ thứ bậc) và O là sai (quan hệ mâu thuẫn).
6. Phủ định các phán đoán đơn
Phán đoán được gọi là phán đoán phủ định của phán đoán cho trước nếu nó
chân thực khi phán đoán cho trước là giả dối và giả dối khi phán đoán cho trước là chân thực. lOMoARcPSD| 36625228 27
Hai phán đoán gọi là phủ định nhau (hay mâu thuẫn nhau) nếu một trong
hai phán đoán là chân thực thì phán đoán kia là giả dối và ngược lại.
Phủ định phán đoán đơn có các trường hợp sau:
* A – O : “Mọi S là P” – “Một số S không là P”
* E – O : “Không S nào là P” – “Một số S là P”
* A – E : “S này là P” – “S này không là P"
III. PHÁN ĐOÁN PHỨC
1. Phán đoán phức
Phán đoán phức là phán đoán đoán được tạo thành từ các phán đoán đơn
nhờ liên từ lôgic (các hằng lôgic).
Trong các phán đoán phức, các phán đoán đơn gọi là các phán đoán thành phần.
2. Các phép toán a/
Phép hội ( hay &)
Phép hội là phép liên kết nhiều phán đoán với nhau bởi liên từ lôgic
"và". Trong ngôn ngữ, liên từ lôgic "và" có thể được diễn đạt bằng các từ
khác như: đồng thời, nhưng, mà còn, song, vẫn, cũng, tuy...nhưng, vừa
là...vừa là, dấu phẩy..v.v... Ký hiệu: a & b hay a b
(đọc là: a và b; hội của a và b )
Giá trị chân lý của phán đoán a b được xác định qua các phán đoán thành phần a, b như sau:
Phán đoán a b chỉ đúng khi cả a lẫn b cùng đúng. Và trong các trường
hợp còn lại đều sai (sai khi ít nhất 1 phán đoán thành phần a, b là sai).
Bảng chân lý của phép hội a b a b đ đ đ đ s s s đ s s s s
b/ Phép tuyển ( , )
Phép tuyển là phép liên kết nhiều phán đoán với nhau bởi liên từ lôgic
"hoặc" ("hay là"). Có 2 loại phép tuyển: tuyển nghiêm ngặt và tuyển không nghiêm ngặt. lOMoARcPSD| 36625228 28 -
Phép tuyển không nghiêm ngặt là phép tuyển chỉ sai khi tất cả các
phánđoán thành phần đều sai và sẽ là đúng trong tất cả các trường hợp còn lại.
Liên từ lôgic ở đây mang ý nghĩa liên kết. Phép tuyển không nghiêm ngặt của a, b được ký hiệu: a b
(đọc là: a hoặc b; a hay là b; tuyển của a và b) Bảng chân lý: A B a b đ đ đ đ s đ s đ đ s s s -
Phép tuyển nghiêm ngặt là phép tuyển chỉ đúng khi chỉ một phán
đoán thành phần là đúng và sẽ sai trong tất cả các trường hợp còn lại. Trong phán
đoán này liên từ lôgic “hoặc” ( ) mang nghĩa tuyệt đối. Phép nghiêm ngặt của a, b được ký hiệu: a b
( đọc là: a tuyển nghiêm ngặt b; hoặc a hoặc b) Bảng chân lý: a B a b đ đ s đ s đ s đ đ s s s
c/ Phép kéo theo
Phép kéo theo là phép liên kết hai phán đoán bởi liên từ lôgic "Nếu...thì..." Ví dụ: Cho 2 phán đoán:
“Lan học giỏi môn văn” ký hiệu là a.
“Lan sẽ viết rất hay” ký hiệu là b.
Liên kết hai phán đoán trên bởi liên từ “Nếu.... thì...”, ta có: “Nếu Lan học
giỏi môn văn thì Lan sẽ viết rất hay”.
Phán đoán “Nếu a thì b” được ký hiệu là a b lOMoARcPSD| 36625228 29
Trong phán đoán a Éb, a được gọi là cơ sở (tiền đề), b được gọi là hệ quả.
Những câu có cấu trúc như sau: “nếu a thì b”, “từ a suy ra b”, “hễ có a thì
có b”, “giá như có a thì có b”, “vì a cho nên b”... đều là hình thức biểu hiện của
phán đoán a É b.
Bảng chân trị phép kéo theo: a B a b đ đ đ đ s s s đ đ s s đ
Phán đoán a kéo theo b chỉ sai khi a đúng và b sai. Các trường hợp còn lại
đều đúng (khi a sai hoặc b đúng) d/ Phép tương đương
Phán đoán phức được tạo thành từ nhiều phán đoán đơn nhờ liên từ “nếu và
chỉ nếu” ; “khi và chỉ khi”…=). Ký hiệu: a = b. Công thức này có thể đọc là: “Nếu
có a thì có b và ngược lại nếu có b thì có a”
Phán đoán a = b có giá trị đúng khi a và b có cùng giá trị (cùng đúng hoặc
cùng sai), và sẽ có giá trị sai khi a và b có giá trị khác nhau. Bảng chân lý: a b a=b đ đ đ đ s s s đ s s s đ
e/ Phép phủ định
a hay a , ~a ) (
Phủ định phán đoán phức giống như phủ định phán đoán đơn. Bảng chân lý: a ~ a đ s s đ Chương V SUY LUẬN
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SUY LUẬN 1. Suy luận là gì? lOMoARcPSD| 36625228 30
Tư duy là hình thức cao nhất của sự phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực
khách quan. Tri thức mà con người thu được từ quá trình tư duy không phải bao
giờ cũng được khái quát trực tiếp từ bản thân đối tượng trong hiện thực, mà con
người còn có khả năng tự rút ra những tri thức mới từ những tri thức đã biết trước
đó. Hình thức tư duy nhờ đó con người kết hợp những tri thức đã biết để rút ra
những tri thức mới về đối tượng được gọi là suy luận. Vậy, suy luận là hình thức
của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán theo các quy
tắc lôgic xác định. Ví dụ: Kim loại dẫn điện (1). Đồng là kim loại (2).
Ta rút ra phán đoán sau: Đồng dẫn điện (3).
Bất kỳ suy luận nào cũng bao gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề (còn
gọi là phán đoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới.
Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường lôgic từ các tiền đề. Lập luận
là cách thức lôgic rút ra kết luận từ các tiền đề. Trong ví dụ nêu trên (1), (2) là tiền đề; (3) là kết luận.
Quan hệ suy diễn lôgic giữa các tiền đề và kết luận được quy định bởi mối
liên hệ giữa các tiền đề về mặt nội dung. Nếu các phán đoán không có liên hệ về
mặt nội dung thì không thể lập luận để rút ra kết luận. Điều kiện để thu được tri thức chân thực đó là:
- Thứ nhất, các tiền đề của suy luận phải chân thực
- Thứ hai, lập luận phải tuân theo các quy tắc lôgic.
2. Các loại suy luận
Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia ra thành suy luận suy
diễn và suy luận quy nạp.
a/ Suy luận diễn dịch
Là suy luận trong đó lập luận từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất.
Suy luận suy diễn có suy luận diễn dịch trực tiếp và suy luận diễn dịch gián tiếp.
b/ Suy luận quy nạp (quy nạp)
Là suy luận trong đó lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung. c/ Suy luận tương tự
II. NỘI DUNG VÀ QUY TẮC CÁC LOẠI SUY LUẬN
1. Suy luận diễn dịch trực tiếp
Phép đổi chỗ các thuật ngữ logic trong phán đoán đơn. lOMoARcPSD| 36625228 31
Quy tắc: Thuật ngữ logic nào không chu diên ở tiền đề thì không được trở thành
thuật ngữ chu diên trong câu kết luận. Diễn đạt bằng công thức như sau: Tiền đề kết luận Mọi s là p Mọi p là s; 1 số p là s 1 số s là p
Mọi p là s; 1 số p là s Mọi s
không là p Mọi p không là s
1 số s không là p Không thu được kết luận Phép đổi
chất của phán đoán đơn.
Theo cách này, từ tiền đề xuất phát người ta thu được câu kết luận bằng cách giữ
nguyên luợng của phán đoán tiền đề và giữ nguyên vị trí của chủ từ. Nhưng chất của
phán đoán xuất phát sẽ đổi thành chất ngược lại trong phán đoán kết luận. Còn thuộc từ
của phán đoán xuất phát thì đổi thành thuật ngữ mâu thuẫn với nó. Diễn đạt bằng công thức như sau: Tiền đề kết luận Mọi s là p Mọi s không là không p 1 số s là p
1 số s không là không p Mọi s
không là p Mọi s là không p 1 số s không là p 1 số s là không p
Phép đổi chất kết hợp với đổi chỗ của phán đoán đơn. Tiền đề kết luận Mọi s là p Mọi không p không là s 1 số s là p
Không thu được kết luận Mọi s
không là p Mọi không p là s 1 số không p là s 1 số s không là p Mọi không p là s 1 số không p là s
Phép suy luận dựa vào quan hệ các phán đoán đơn.
Dựa vào quan hệ mâu thuẫn Tiền đề kết luận lOMoARcPSD| 36625228 32 Mọi s là p
Không phải 1 số s không là p 1 số s là p
Không phải mọi s không là p Mọi s
không là p Không phải 1 số s là p 1 số s không là p Không phải mọi s là p
Dựa vào quan hệ thứ bậc. Tiền đề kết luận Mọi s là p 1 số s là p Mọi s không là p 1 số s không là p Không phải 1số s là p Không phải mọi s là p
Không phải 1số s không là p
Không phải mọi s không là p
Dựa vào quan hệ đối chọi. Tiền đề kết luận Mọi s là p
Không phải mọi s không là p Mọi s không là p Không phải mọi s là p Tiền đề kết luận Không phải 1số s là p 1 số s không là p
Không phải 1 số s không là p Một số s là p
Tiền đề là P hoặc Q ta có mô hình suy luận sau: P Q = ~ P É Q = ~ Q ÉP = ~ (~ P ~ Q)
Tiền đề là nếu P thì Q ta có mô hình suy luận sau: P É Q = ~ Q É~ P = ~ ( P ~ Q)
Tiền đề vừa là P vừa Q ta có mô hình suy luận sau: lOMoARcPSD| 36625228 33 P Q = ~ ( P É ~Q) = ~ ( Q É~ P) = ~ (~P ~ Q)
2. Tam đoạn luận a/ Khái
niệm tam đoạn luận
Tam đoạn luận nhất quyết đơn là suy luận suy diễn gián tiếp trong đó kết
luận được rút ra từ hai tiền đề. Hai tiền đề và kết luận là các phán đoán nhất quyết
đơn. Hai tiền đề của tam đoạn luận liên hệ với nhau bởi sự lặp lại của cùng một khái niệm.
Trong tam đoạn luận có ba khái niệm gọi là ba thuật ngữ của tam đoạn luận: -
Chủ ngữ trong kết luận được gọi là thuật ngữ nhỏ (tiểu từ). Ký hiệu là S -
Vị ngữ trong kết luận được gọi là thuật ngữ lớn (đại từ). Ký hiệu là P -
Thuật ngữ có mặt trong cả hai tiền đề nhưng không có trong
kết luậnđược gọi là thuật ngữ giữa (trung từ). Ký hiệu là M (médium).
b/ Các quy tắc
Quy tắc 1: Trong tam đoạn luận có ba thuật ngữ và chỉ ba thuật ngữ cấu
thành. Quy tắc này dựa vào định nghĩa của tam đoạn luận, trong đó chỉ rõ: hai tiền
đề có liên hệ bởi thuật ngữ giữa. Thuật ngữ giữa ở đây phải đồng nhất, nếu không
kết luận sẽ không tất yếu được rút ra từ hai tiền đề.
Quy tắc 2: Trung từ M phải được chu diên ít nhất một lần trong hai tiền đề.
Quy tắc 3: Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận.
Quy tắc 4: Nếu hai tiền đề đều là phán đoán phủ định thì không rút ra được kết luận.
Khi hai tiền đề đều là các phán đoán phủ định thì phần đối tượng của thuật
ngữ giữa (M) được nói đến trong các tiền đề đó không có quan hệ gì với phần đối
tượng của thuật ngữ S và thuật ngữ P. Vì vậy M không đóng vai trò cầu nối cho S
và P, nên không thể rút ra được kết luận.
Quy tắc 5: Nếu có một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận phải là
phán đoán phủ định.
Quy tắc 6: Nếu hai tiền đề là phán đoán đặc xưng thì không rút ra kết luận. lOMoARcPSD| 36625228 34
Quy tắc 7: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán đặc xưng thì kết luận
phải là phán đoán đặc xưng.
Quy tắc 8: Nếu hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận phải là
phán đoán khẳng định.
c) Các loại hình của tam đoạn luận nhất quyết đơn M P P M M P P M SM SM MS MS S (I) (II) (III) (IV)
Các kiểu của tam đoạn luận. Hình 1: AAA, EAE, AII, EIO. Hình 2: EAE, AEE, EIO, AOO.
Hình 3: AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO.
Hình 4: AAI, AEE, AII, EAO, EIO.
Tam đoạn luận tỉnh lược.
Tam đoạn luận tỉnh lược là suy luận gián tiếp trong đó có một phán đoán nào
đó hoặc tiền đề hoặc kết luận không được thể hiện.
Tam đoạn luận tỉnh lược thường được thực hiện với ba mô hình sau đây:
Tiền đề lớn bị tỉnh lược: “ Vì (...) mọi S đều là M, nên mọi S cũng là P”.
Tiền đề nhỏ bị tỉnh lược: “ vì mọi M đều là P mà (...) nên mọi S cũng là P”.
Câu kết luận bị tỉnh lược: “ Mọi M là P, mà mọi S là M ( nên...).
Để kiểm tra lại suy luận tỉnh lược xây dựng đúng hay không đúng chúng ta cần
khôi phục lại phán đoán đã bị tỉnh lược, đưa phép suy luận về dạng đầy đủ. Muốn thế,
chúng ta thực hiện những bước sau đây: -
Xác định phán đoán đã bị lược đi. -
Nếu tiền đề bị lược đi thì dựa vào câu kết luận và tiền đề được phát biểu
để xây dựng tiền đề đã bị lược. -
Nếu kết luận bị lược thì dựa vào hai tiền đề phát biểu đồng thời căn cứ vào
cấu trúc tam đoạn luận xây dựng kết luận đã bị lược. lOMoARcPSD| 36625228 35
3. Suy luận phức - các dạng thức suy luận thông thường
4. Suy luận quy nạp.
Đặc điểm chung của suy luận quy nạp. Suy luận quy nạp là kiểu suy luận trong
đó kết luận về toàn bộ của một lớp đối tượng được rút ra trên cơ sở nghiên cứu các đối
tượng riêng lẻ thuộc lớp đối tượng ấy.
Suy luận quy nạp khác với suy luận diễn dịch.Nếu cơ sở của tất cả các suy luận
suy diễn là các quy tắc chung, xác định các điều kiện mà kết luận nhận định là chân thật,
thì suy luận quy nạp không thể nêu ra các quy tắc như vậy. Khi khái quát hoá các tri thức
chứa trong các tiền đề chân thật trong các suy luận quy nạp, ta được kết luận không phải
bao giờ cũng chân thật trong một số trường hợp có thể không chân thật. Muốn biết kết
luận thu được là chân thật hay không chân thật ta phải tiến hành nghiên cứu thêm.
Phân loại quy nạp:
Quy nạp hoàn toàn: Quy nạp hoàn toàn là suy luận quy nạp trong đó kết luận
chung về một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu tất cả các đối tượng của lớp đó.
Quy nạp không hoàn toàn:Quy nạp không hoàn toàn là suy luận quy nạp trong đó kết
luận chung về một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng của lớp đó.
5. Suy luận tương tự:
a.Định nghĩa: Suy luận tương tự là suy luận mà trong đó so sánh 2 đối tượng giống
nhau ở một số dấu hiệu xác định này để rút ra kết luận các đối tượng đó giống nhau ở các dấu hiệu khác.
+ Sơ đồ khái quát: A có dấu hiệu abcd B có dấu hiệu abc -----------------------------
=> B có thể có dấu hiệu d
b. Các loại suy luận tương tự: gồm 2 loại
+ Suy luận tương tự về thuộc tính: Là suy luận tương tự trong đó dấu hiệu rút ra trong
kết luận phản ánh thuộc tính của các đối tượng so sánh.
+ Suy luận tương tự về quan hệ: Là suy luận tương tự trong đó dấu hiệu rút ra trong kết
luận phản ánh quan hệ của các đối tượng so sánh. lOMoARcPSD| 36625228 36
Chương VI GIẢ THUYẾT, CHỨNG MINH,
BÁC BỎ VÀ NGỤY BIỆN A. GIẢ THUYẾT
I. ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA GIẢ THUYẾT
1. Định nghĩa a/ Giả định
Trong hoạt động của mình, chúng ta không thể nhận thức đúng đằn ngay
các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Chúng ta phải tìm hiểu, nghiên
cứu nhiều tư liệu thực tế do quan sát đưa lại. Giả định xuất hiện dựa trên phân tích
các tư liệu thực tế trên cơ sở khái quát nhiều hiện tượng quan sát được. Giả định
thể hiện là một phán đoán riêng biệt hay một hệ thống phán đoán nêu lên các thuộc
tính của các sự vật hiện tượng hay các mối liên hệ có tính quy luật của chúng.Để
xây dựng được một giả thuyết cần phải liên hệ chặt chẽ tới tri thức giả định.
b/ Giả thuyết
Giả thuyết là những giả định có căn cứ khoa học về nguyên nhân hay các
mối liên hệ có tính quy luật của hiện tượng hoặc dữ kiện nào đó của tự nhiên, xã hội và tư duy. 2. Đặc trưng
+ Giả thuyết mang đặc trưng tất yếu và phổ biến được xác định bằng thuộc tính cơ bản của tư duy.
+ Giả thuyết mang tính xác suất và muốn trở thành tri thức đáng tin cậy cần được
kiểm tra bằng khoa học và thực tiễn. 3. Các loại giả thuyết a/ Giả thuyết chung
Giả thuyết chung là giả định có căn cứ khoa học nêu lên các nguyên nhân,
quy luật và tính quy luật của một lớp sự vật hay hiện tượng.
Giả thuyết chung giải thích thuộc tính của toàn bộ lớp đối tượng nghiên cứu, đưa
ra đặc điểm có tính quy luật của các mối liên hệ qua lại của các sự vật hiện tượng
ở bất kỳ thời gian hay không gian nào.
b/ Giả thuyết riêng
Giả thuyết riêng là giả định có căn cứ khoa học về nguồn gốc, nguyên nhân,
quy luật của một bộ phận hay của một đối tượng riêng biệt trong một lớp xác định.
II.XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT lOMoARcPSD| 36625228 37
1.Vai trò và yêu cầu của việc xây dựng và phát triển giả thuyết
a/ Vai trò
Giả thuyết được xây dựng khi cần giải thích các hiện tượng mới mà các lý
luận khoa học đã có chưa đủ khả năng làm sáng tỏ. b/ Yêu cầu
Giả thuyết đưa ra không được mâu thuẫn với các luận điểm khoa học đã
được thực tiễn xác nhận. Có thể có nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích cùng
một hiện tượng. Chúng sẽ được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Khi xây dựng giả thuyết cần lưu ý sao cho giả thuyết có thể giải thích một
số lượng đối tượng lớn nhất.
2.Các bước xây dựng và xác nhận giả thuyết *
Nêu giả thuyết trên cơ sở các dữ kiện đã được phân tích và tổng hợp. *
Rút ra tất cả các hệ quả có thể có từ giả thuyết. *
So sánh tất cả các hệ quả đó với các kết quả quan sát, thí nghiệm, với các lý
thuyết khoa học đã được thừa nhận. *
Chuyển giả thuyết thành tri thức tin cậy hoặc lý luận khoa học, nếu tất cả
các hệ quả đều được khẳng định là đúng và không có mâu thuẫn nào với khoa học và thực tiễn.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC NHẬN GIẢ THUYẾT
1. Phương pháp có hiệu quả nhất để xác nhận giả thuyết chân thực là pháthiện
trực tiếp các dữ kiện có liên quan mật thiết với hiện tượng nghiên cứu về
không gian và thời gian. Đương nhiên, không gian và thời gian đó là giả
định nhưng là giả định có căn cứ khoa học.
2. Phương pháp cơ bản xác nhận tính chân thực của giả thuyết là xác nhậntính
chân thực của từng hệ quả rút ra từ giả thuyết.
3. Phương pháp xác nhận gián tiếp
Đây chính là phương thức phủ định – khẳng định của suy luận nhất quyết
có điều kiện. Còn gọi là phương pháp loại trừ.Để có thể rút ra giả thuyết chân
thực, chúng ta cần tuân theo hai điều kiện : + Liệt kê tất cả các giả thuyết có thể có.
+ Cần loại trừ hết tất cả các giả thuyết không đúng, trừ một giả thuyết duy nhất đúng. IV. BÁC BỎ GIẢ THUYẾT
Để bác bỏ giả thuyết người ta thường bác bỏ các hệ quả rút ra từ giả thuyết.
Thực chất là sử dụng phương thức phủ định của suy luận nhất quyết có điều lOMoARcPSD| 36625228 38
kiện.Người ta có thể bác bỏ giả thuyết bằng cách phát hiện các hệ quả không tương
ứng với hiện thực hoặc mâu thuẫn với thực tế.
B. CHỨNG MINH, BÁC BỎ I. KHÁI NIỆM VỀ CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ
1. Khái niệm chứng minh
Chứng minh là thao tác tư duy nhằm vạch ra cơ sở để dẫn đến thừa nhận tính
đúng đắn, đáng tin cậy của một luận điểm nhất định. Cơ sở ấy chính là những luận
cứ đã được chứng minh hoặc đã được công nhận là đúng và mối liên hệ lôgic giữa
những luận cứ ấy với luận điểm cần chứng minh.
Chứng minh gồm ba thành phần liên quan chặt chẽ với nhau: luận đề; luận cứ; luận chứng: -
Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó phải chứng minh. Nó
là thành phần chủ yếu trả lời câu hỏi: Chứng minh cái gì? -
Luận cứ là các luận điểm lý luận khoa học hoặc thực tế chân thực
dung để chứng minh luận đề. Luận cứ có chức năng là tiền đề lôgic của chứng
minh và trả lời câu hỏi dùng cái gì để chứng minh? Luận cứ có thể là các luận
điểm tin cậy về các sự kiện, có thể là định nghĩa, tiên đề, các luận điểm khoa học đã được chứng minh. -
Luận chứng là quá trình thiết lập mối liên hệ giữa luận cứ và luận đề
để đi đến khẳng định luận đề là chân thực, luận cứ trả lời cho câu hỏi: chứng minh bằng cách nào?
2. Khái niệm bác bỏ
Bác bỏ, trước hết là thao tác tư duy nhằm vạch ra căn cứ để khẳng định sự
sai lầm của một luận điểm nhất định (bác bỏ luận đề). Ngoài ra bác bỏ còn bao
hàm việc vạch ra những lỗi lôgic của một phép chứng minh khác để từ đó khẳng
định phép chứng minh ấy là không có sức thuyết phục và không có giá trị.
Phán đoán cần bác bỏ gọi là luận đề của bác bỏ. Các phán đoán dùng để bác
bỏ gọi là luận cứ của bác bỏ. Có ba cách bác bỏ:
- Thứ nhất, bác bỏ luận đề
- Thứ hai, bác bỏ luận cứ
- Thứ ba, làm sáng tỏ tính không vững chắc của luận chứng lOMoARcPSD| 36625228 39
II. NHỮNG QUY TẮC CỦA CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ
1. Quy tắc đối với luận đề
Qui tắc 1: Muốn chứng minh luận đề là đúng thì bản thân luận đề phải thật
sự là luận điểm đúng, ngược lại muốn chứng minh luận đề là sai thì bản thân luận
đề phải thực sự là luận điểm sai.
Qui tắc này chứng tỏ lôgic của tư duy không thể hoàn toàn độc lập với hiện
thực khách quan mà ngược lại tư duy chỉ được xem là đúng đắn khi nó phù hợp
với hiện thực khách quan. Mọi mưu toan chứng minh luận điểm đúng thành sai
hoặc sai thành đúng đều là ngụy biện. Trong các ngụy biện luôn có sự vi phạm
những qui luật, qui tắc lôgic.
Qui tắc 2: Luận đề phải được phát biểu đầy đủ, rõ ràng và không mâu thuẫn.
Luận đề là vấn đề được đưa ra để chứng minh, nếu nội dung của nó không
mang tính xác định thì người chứng minh không biết phải chứng minh điều gì và
do đó, phép chứng minh sẽ không có phương hướng rõ ràng, xác định. Nếu luận
đề có mâu thuẫn lôgic tức là có sự sai lầm thì không thể chứng minh nó là đúng được.
Qui tắc 3: Luận đề phải được giữ vững trong suốt quá trình chứng minh.
Luận đề là yếu tố quan trọng nhất trong phép chứng minh, là mục tiêu cuối
cùng của phép chứng minh. Luận đề đòi hỏi các luận cứ đều phải có quan hệ lôgic
với nó, phải hướng về việc chứng minh hoặc bác bỏ nó. Cần loại bỏ ra khỏi phép
chứng minh những luận cứ tuy đúng nhưng không nhằm vào việc chứng minh
hoặc bác bỏ luận đề. Vi phạm qui tắc này một cách không cố ý được gọi là xa đề
hoặc lạc đề. Cố ý vi phạm qui tắc này, tức là cố ý lái quá trình chứng minh hoặc
bác bỏ sang một hướng khác, được gọi là đánh tráo luận đề.
2. Qui tắc đối với luận cứ
Qui tắc 1: Luận cứ phải là những luận điểm đã được chứng minh là đúng
hoặc được công nhận là đúng.
Luận cứ là cơ sở của phép chứng minh. Nếu cơ sở không vững chắc thì phép
chứng minh không thể đứng vững. Nếu có luận cứ sai hoặc những luận cứ chưa
được chứng minh là đúng hay sai thì phép chứng minh sẽ không có sức thuyết
phục, thậm chí sẽ dễ dàng bị bác bỏ.
Qui tắc 2: Luận cứ phải đúng độc lập với luận đề.
Với tính cách là một luận điểm đúng dùng làm cơ sở để chứng minh hoặc
bác bỏ luận đề thì trước hết bản thân luận cứ phải được chứng minh trước khi được lOMoARcPSD| 36625228 40
công nhận là đúng. Nếu ta dùng luận đề để chứng minh tính đúng đắn của luận cứ
thì phép chứng minh sẽ phạm vào lỗi "chứng minh luẩn quẩn". A được dùng để
chứng minh B đúng và ngược lại B lại được dùng để chứng minh A đúng thì cả
hai đều không được chứng minh. Hơn nữa, bản thân luận đề là luận điểm cần được
chứng minh, chưa được công nhận là đúng thì không thể dùng làm luận cứ để
chứng minh một luận điểm khác được. Như vậy, theo qui tắc này thì luận đề phải
là hệ quả của luận cứ chứ không thể ngược lại.
Qui tắc 3: Luận cứ phải đủ để dẫn đến luận đề.
Chưa đủ luận cứ mà đã đi đến kết luận cuối cùng thì kết luận ấy sẽ trở nên
áp đặt. Luận đề sẽ không được chấp nhận nếu nếu nó là “vô căn cứ” hoặc “thiếu căn cứ”.
3. Qui tắc đối với luận chứng:
Qui tắc 1: Trong quá trình chứng minh phải bảo đảm tuân thủ tất cả các qui
tắc, các qui luật lôgic.
Chứng minh là sự vận dụng tổng hợp toàn bộ những qui tắc, qui luật lôgic;
vi phạm bất cứ lỗi lôgic nào cũng sẽ làm cho phép chứng minh thiếu chặt chẽ,
không có sức thuyết phục. Phép chứng minh tốt là phép chứng minh chỉ sử dụng
những suy luận hợp lôgic. Những suy luận có lý xuất hiện trong phép chứng minh
sẽ làm giảm giá trị của phép chứng minh ấy.
Qui tắc 2: Phải bảo đảm tính hệ thống trong việc sắp xếp các luận cứ dẫn đến luận đề.
Đủ luận cứ thì phép chứng minh chưa hẳn là có sức thuyết phục. Khi đã có
đủ luận cứ thì một vấn đề quan trọng khác là việc thiết lập mối liên hệ lôgic giữa
các luận cứ với nhau và giữa các luận cứ với luận đề sao cho tính tất yếu đúng
(hoặc tất yếu sai) của luận đề được thể hiện một cách rõ ràng. Có những phép
chứng minh không có sức thuyết phục không phải vì không đủ luận cứ mà là do
việc trình bày, sắp xếp các luận cứ một cách lộn xộn, rời rạc, không liên tục. Vì
vậy trong quá trình chứng minh không thể không chú ý đến việc thiết lập các quan
hệ lôgic trong phép chứng minh ấy: Phải xuất phát từ đâu và qua những bước trung
gian nào trước khi đi đến kết luận cuối cùng.
Qui tắc 3: Phải bảo đảm tính nhất quán trong quá trình chứng minh. Trong
chứng minh phải loại trừ mâu thuẫn giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với luận đề. lOMoARcPSD| 36625228 41
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ
1. Các phương pháp chứng minh a/
Chứng minh trực tiếp
Chứng minh trực tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề
được trực tiếp rút ra từ các luận cứ. Bằng những luận cứ chân thực, phù hợp với
tính đúng đắn của luận đề suy ra rằng luận đề là đúng mà không thông qua việc
bác bỏ luận điểm trái ngược với luận đề.
b/ Chứng minh gián tiếp
Chứng minh gián tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề
được rút ra trên cơ sở lập luận tính giả dối của phản luận đề. Phản luận đề là phán
đoán mâu thuẫn với luận đề. Nếu luận đề được biểu thị bằng a thì phản luận đề
được biểu thị bằng một trong hai công thức : a hoặc b và c trong (a b c). -
Chứng minh phản chứng: Được thực hiện bằng cách xác lập tính giả
dối của phản đề. Quá trình chứng minh được thực hiện qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ luận đề (l) thiết lập phản đề (p). Phản đề phải là phán đoán
mâu thuẫn với luận đề. Đôi khi phản đề cũng có thể là một phán đoán khẳng định
nhưng không tương hợp với luận đề, đồng thời nếu phản đề ấy là sai thì luận đề phải chắc chắn đúng.
Giai đoạn 2: Rút ra hệ quả tất yếu (h) từ phản đề đồng thời đối chiếu với
những luận điểm đúng đắn mâu thuẫn với hệ quả ấy, từ đó suy ra phản đề là sai
Giai đoạn 3: Từ sự sai lầm của phản đề, suy ra luận đề là đúng -
Chứng minh phân liệt (phương pháp loại trừ): Chứng minh phân liệt
là chứng minh gián tiếp trong đó lập luận về tính chân thực của luận đề được thực
hiện bằng cách xác lập tính giả dối của tất cả các thành phần của phán đoán phân
liệt, trừ một thành phần là luận đề. 2. Các phương pháp bác bỏ
a/ Bác bỏ luận đề
- Bác bỏ luận đề trực tiếp: bằng những luận cứ chân thực có nội dung
vàgiá trị trái ngược với luận đề suy ra rằng luận đề là sai.
- Bác bỏ luận đề gián tiếp:
+ Chứng minh luận điểm mâu thuẫn với luận đề là đúng, từ đó suy ra luận
đề là sai. Cơ sở của phương pháp này là qui luật phi mâu thuẫn: công thức a a =
0 chứng tỏ 2 phán đoán mâu thuẫn với nhau thì có ít nhất một phán đoán sai. Do
đó nếu a là đúng thì suy ra a là sai. lOMoARcPSD| 36625228 42
+ Chứng minh hệ quả tất yếu của luận đề là sai thì suy ra luận đề cũng sai. Ta
có: a là luận đề cần bác bỏ, b là hệ quả tất yếu của a. b/ Bác bỏ luận cứ thông qua
phê phán các luận cứ
Khi khẳng định luận đề của mình là đúng đắn, bao giờ người nêu ra luận đề
cũng phải sử dụng các luận cứ để chứng minh. Nếu người phản biện chỉ ra được
tính giả dối hay nghi ngờ luận cứ nào đó sẽ làm cho luận đề bị bác bỏ hoặc phải
được chứng minh bằng luận cứ khác có cơ sở khoa học hơn.
c/ Làm sáng tỏ tính không vững chắc của luận chứng
Phương pháp này được sử dụng khi phát hiện ra trong lập luận không có
mối liên hệ lôgic giữa các luận cứ và luận đề. Đây là phương pháp dùng để chỉ ra
các sai lầm trong hình thức chứng minh. Ví dụ: vạch ra những lỗi lôgic trong lập
luận của phép chứng minh như: Đánh tráo khái niệm, đánh tráo luận đề; luận cứ
sai hoặc chưa được chứng minh là đúng hoặc không độc lập với luận đề; mâu thuẫn
trong lập luận; dùng suy luận không hợp lôgic...
Tất cả các phương pháp bác bỏ đã nêu ra ở trên được sử dụng trong một thể
thống nhất, không được tách rời nhau. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sự bác bỏ của chúng ta là đúng đắn. C. NGỤY BIỆN 1. Khái niệm
Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng
người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai.
2. Một số loại ngụy biện thường gặp
Nếu căn cứ vào cấu trúc của một phép chứng minh thì ta có thể chia ngụy biện ra thành ba
loại: ngụy biện liên quan đến luận cứ, ngụy biện liên quan đến luận đề, và ngụy biện liên quan
đến lập luận. Nhưng cụ thể hơn, người ta có thể phân chia ngụy biện thành các loại căn cứ vào
các thủ pháp mà nhà ngụy biện sử dụng. Sau đây ta sẽ xét một số kiểu ngụy biện theo cách phân chia này.
a) Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân
Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ phải đưa ra dẫn chứng, đưa ra chứng cứ cho lập luận của
mình, thì nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của người khác để thay thế. Làm như vậy là ngụy
biện, bởi vì uy tín của một người không đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những điều mà người đó
nói đều đúng. Không phải uy tín làm cho câu nói của người ta đúng, mà ngược lại, chính cái
đúng của những câu nói của một người tạo nên uy tín cho người đó.
b) Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận (Argumentum ad Populum)
Trong kiểu ngụy biện này, thay cho việc đưa ra luận cứ và chứng minh luận điểm, người nói
lại cho rằng luận điểm là đúng vì có nhiều người công nhận như vậy. Đây là lập luận ngụy biện, lOMoARcPSD| 36625228 43
vì nhiều người cho là đúng chưa đảm bảo tính đúng đắn của luận điểm; ngược lại, nhiều người
cho là sai cũng không có nghĩa là luận điểm chắc chắn sai.
c) Ngụy biện dựa vào sức mạnh (Argumentum ad Baculum): Trong kiểu ngụy biện này, nhà
ngụy biện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để ép người khác tin vào và chấp
nhận luận điểm của mình. Ở đây, sức mạnh chứ không phải là tính chân lý của luận điểm
bắt người nghe phải tin theo.
d) Ngụy biện bằng cách đánh vào tình cảm (Argumentum ad Misericordiam): Trong kiểu
ngụy biện này, thay vì đưa ra các luận cứ và lập luận để chứng tỏ luận điểm của mình
đúng, nhà ngụy biện tìm cách tác động vào tâm lý, tình cảm của người nghe để gợi lên
lòng thông cảm hoặc thương hại để được thừa nhận là đúng.
e) Ngụy biện đánh tráo luận đề: Đây là kiểu ngụy biện rất phổ biến. Trong kiểu ngụy biện
này, trước hết nhà ngụy biện thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới trong quá trình
tranh luận. Luận đề mới này không tương đương với luận đề ban đầu. Sau đó ông ta chứng minh
luận đề mới một cách rất chặt chẽ và cuối cùng tuyên bố là mình đã chứng minh được luận đề
ban đầu. Vì hai luận đề là không tương đương với nhau nên tính chất ngụy biện lộ rõ. Để thực
hiện kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện hay sử dụng những hiện tượng ngôn ngữ đồng âm khác
nghĩa, một từ có nhiều nghĩa, …; hoặc đem đồng nhất cái bộ phận với cái toàn thể, đồng nhất
cái toàn thể với cái bộ phận; hoặc diễn tả mơ hồ để muốn hiểu theo cách nào cũng được,…
f) Ngụy biện ngẫu nhiên: Trong lọai ngụy biện này một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra được
nhà ngụy biện coi là có tính chất quy luật.
g) Ngụy biện đen – trắng: Ngụy biện đen – trắng xảy ra khi trong lập luận chỉ nhìn thấy và
nêu lên các khả năng đối lập nhau, các thái cực, từ đây cho rằng không phải là cực này thì là cực
kia, loại bỏ tất cả các khả năng khác.
h) Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân quả sai: Ngụy biện bằng cách sử dụng lập luận
trong đó quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng được hiểu sai có nhiều phân loại.
+ Đánh đồng nguyên nhân với nguyên cớ: Trong lọai ngụy biện này nhà ngụy biện cố tình
lấy nguyên cớ thay cho nguyên nhân để biện minh cho hành động của mình, hay để thuyết phục người khác.
+ Sau cái đó vậy là do cái đó: Trong mội liên hệ nhân quả thì nguyên nhân bao giờ cũng xảy
ra trước kết quả, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là một hiện tượng, sự kiện xảy ra trước bao
giờ cũng là nguyên nhân của một hiện tượng, sự kiện xảy ra sau. Ngụy biện sau cái đó vậy là do
cái đó là kiểu ngụy biện trong đó khi thấy hai sự kiện, hiện tượng A và B xảy ra lần lượt theo
thời gian thì A là nguyên nhân của B.
k) Dựa vào sự kém cỏi (Argumentum ad Ignorentium): Đây là kiểu ngụy biện trong đó
người ngụy biện căn cứ vào việc ai đó không chứng minh được một mệnh đề (hoặc lý thuyết,
giả thuyết,…), hoặc không tìm thấy được một đối tượng nào đó để khẳng định rằng mệnh đề
trên sai, hoặc đối tượng đó không tồn tại. l)
Lập luận vòng quanh (Petitio princippi): Lọai ngụy biện này xảy ra khi người ta vi
phạm quy tắc đối với luận cứ trong chứng minh. Cụ thể là ở đây các luận cứ không được chứng
minh độc lập với luận đề. lOMoARcPSD| 36625228 44
m) Khái quát hóa vội vã: Đây là kiểu ngụy biện xảy ra khi người ta sử dụng suy luận quy
nạp trong lập luận, trong đó người ta đi đến kết luận tổng quát sau khi khảo sát rất ít trường hợp riêng.
n) Câu hỏi phức hợp: Loại ngụy biện này xảy ra khi người ta đưa ra một câu hỏi bên trong
đó chứa hai câu hỏi, và một câu trả lời duy nhất được coi là câu trả lời cho cả hai câu hỏi.
Nhà ngụy biện có thể kết hợp các câu hỏi vào trong một câu hỏi một cách rất tinh vi, và nhiều
khi người trả lời không biết là mình đã trả lời cho nhiều câu hỏi cùng một lúc. Điều này sẽ bị
nhà ngụy biện lợi dụng vào mục đích của mình.
o) Ngụy biện bằng cách sử dụng những phương pháp suy luận có tính xác suất:Trong
những suy luận kiểu này nhà ngụy biện sử dụng các phương pháp suy luận cho kết qủa đúng với
một xác suất nhất định (vídụ như suy luận tương tự, suy luận quy nạp), nhưng lại coi các kết
luận đó như là những điều khẳng định chắc chắn
p) Ngụy biện bằng cách diễn đạt mập mờ: Trong trường hợp này nhà ngụy biện cố tình
hành văn một cách mập mờ để sau đó giải thích theo ý mình.
3. Phương pháp bác bỏ ngụy biện
Phương pháp chung bác bỏ ngụy biện là làm ngược lại những thủ pháp mà nhà ngụy biện đã
sử dụng. Ví dụ, nhà ngụy biện hành văn mập mờ thì ta đòi hỏi phải hành văn rõ ràng; nhà ngụy
biện đánh tráo luận đề, đánh tráo khái niệm thì ta đòi hỏi xác định lại, định nghĩa lại khái niệm
khi tranh luận; nhà ngụy biện dùng luận cứ không chân thực thì ta chỉ rõ ra điều đó,…