Giáo trình môn Tư pháp quốc tế | Trường Đại học Luật Hà Nội
Giáo trình môn Tư pháp quốc tế | Trường Đại học Luật Hà Nội. Tài liệu gồm 187 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C L U Ậ T H À N Ộ I GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TẾ
N H À XUẤT. BẢN C Ô N G AN N H Â N DÂN GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TÊ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 80-2012/CXB/104-90/CAND
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Giáo trình Tư PHÁP QUỐC TÊ
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Chủ biên TS. BÙI XUÂN N H ự Tập thể tác giả 1.TS. BÙI XUÂN NH ự Chương I, II 2. PGS.TS. ĐOÀN NĂNG Chương III & TS. BÙI XUÂN NH ự 3. PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIÊN Chương IV, VIII, XIII 4. TS. NGUYỄN VĂN QUYEN Chương VII 5. TS. NGUYỄN HồNG BẮC Chương X
6. PGS.TS. HOÀNG PHUỚC HIỆP Chương XII & TS. NGUYÊN HỒNG BẮC 7. TS. NÔNG QUỐC BÌNH Chương V, VI, XI 8. TS. NGUYỄN THÁI MAI Chương IX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cícu và học tập Tư pháp quốc tế đòi hỏi sự kiên
trì, dày công và cũng gập không ít khó khăn. Bởi lẽ, trước khi
nghiên cihí và học tập môn Tư pháp quốc tế học viên phải
nắm khá vững các kiến thức về Lý luận nhà nước và pháp
luật (nhất là hiệu lực của các quy phạm pháp luật trong
không gian và then gian); kiến thức cơ bản của Công pháp
quốc tế, Luật dân sự, Luật thương mại, Luật hôn nhân và gia
đình, Luật lao động và Luật tô' tụng dân sự. M ặt khác, Tư
pháp quốc tế là một ngành khoa học pháp lý còn rất mới,
được hình thành cách đây không lâu không chỉ riêng ở nước
ta mà cả ở các nước khác trên th ế giới. Do đó, nó có rất
nhiêu quan điểm và quan niệm khác nhau. Cuốn giáo trình
này, tập th ể tác giả chỉ dừng lại nghiên cihi các quan điểm
cơ bản, khá chính thống về Tư pháp quốc tế ở Việt Nam
cũng như trên th ế giới, giới thiệu một cách cơ bản, có hệ
thông cùa Tư pháp quốc tế Việt Nam.
Giáo trình này nhằm giúp sinh viên các trường đại học
luật, các cán bộ pháp lý, nghiên cứu sinh và giáo viên luật
dùng làm tài liệu học tập và tham khảo. Do điều kiện biên 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
soạn và thời gian nghiên cứu có hạn nên tài liệu không
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. C húng tôi mong
nhận được sự đóng góp, xây dựng b ổ ích của các bạn đe
biên soạn lần sau hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn lòng
mong mỏi của các bạn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TRUỒNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn CHUƠNGI
KHÁI NIỆM VỂ T ư PHÁP QUỐC TÊ
VÀ NGUỔN CỦA T ư PHÁP QUỐC TẾ
I. KHÁI NIỆM VỀ TƯPHÁP QUỐC TẾ
l ẻ Đối tượng điều chỉnh của T ư pháp quốc tế
Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các quốc gia là hiện
thực tất yếu khách quan trong mọi thời đại. Việc củng cố và
tãng cường hợp tác giữa các quốc gia thể hiện trong quan hệ
dưới nhiều hình thức và phương diện: giữa các quốc gia và
đồng thời cũng như giữa công dân và pháp nhân của họ.
Quan hệ quốc tế là tổng thể các quan hệ giữa các công dân
và pháp nhân của các nước và giữa các nước với nhau.
Mọi lĩnh vực quan hộ pháp lý giữa các quốc gia thuộc đối
tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế. Còn các quan hệ
pháp lý giữa công dân và pháp nhân phát sinh trong đời sống
quốc tế thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Các quan hệ giữa công dân và pháp nhân của các quốc
gia trên thế giới rất phong phú, đa dạng và cũng rất phức tạp.
Chúng bao gồm những vấn đề như sau: -
Năng lực pháp luật dân sự của thể nhân nước ngoài và pháp nhân nước ngoài; 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các quan hệ pháp luật về sở hữu của người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài và thậm chí của các quốc gia nước ngoài;
- Các quan hệ hợp đồng kinh tế ngoại thương;
- Các quan hệ pháp luật về tiền tộ và tín dụng;
- Các quan hệ về quyền lác giả và quyền sở hữu công nghiệp;
- Các quan hệ pháp luật về thừa kế;
- Các quan hệ về hôn nhân và gia đình;
- Các quan hệ vể lao động của người nước ngoài;
- Các quan hệ tố tụng dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài...
Như vậy, với các loại đối tượng trên đây Tư pháp quốc tế
là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, mặt khác
trong khoa học phấp lý nói chung nó cũng lại là m ột ngành
khoa học pháp lý độc lập m à đối tượng nghiên cứu của nó là
lĩnh vực quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng )phát
sinh trong đời sống quốc tế. Các quan hệ pháp luật dãn sự
này luôn có đặc trưng là m ang "yếu tố nước ngoài' . Yếu tố
nước ngoài đã được khẳng định một cách rất rõ ràng trong
Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam như sau: "Quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài lù quan hệ dân sự có ít nhất m ột trong các bên tham
gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam
địnli cư à nước ngoài hoặc là cúc quan hệ dân sự giữa các
bên tham gia lủ công dán. tó chức Việt Nam nhưng căn cứ
đ ể xác lập, thay dổi, chấm cha quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan
đến quan hệ đó ở nước ngoài".
Điều này khẳna định rằng: Thứ nhất. Tư pháp quốc tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiên cứu các quan hộ pháp luật dân sự; Thứ hai, điểm
quan trọng hơn để phân biệt rõ Tư pháp quốc tế với Luật dân
sự và Công pháp quốc tế là Tư pháp quốc tế nghiên cứu chỉ
nhóm quan hê pháp luật dân sự mang "tính chất quốc tê".
Về "yếu tô' nước ngoài" trong khoa học Tư pháp quốc tế
cũng đã có sự thừa nhận chung là có ba loại yếu tố nước
ngoài (như Điều 758 Bộ luật dân sự 2005) mà một quan hệ
pháp luật dân sự có sự hiện diện của một trong ba loại yếu
tố nước ngoài đó thì là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Đó là:
Thứ nhất, có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoải
hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Người nước
ngoài là những người mang quốc tịch nước ngoài (không đồng
thời mang quốc tịch Việt Nam) và người không quốc tịch.
Thứ hai, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài. Ví dụ:
Tài sản là đối tượng của quan hệ nằm ỏ nước ngoài (di sản
thừa kế ở nước ngoài chẳng hạn).
Thứ ba, sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài (ví dụ: hai công dân Việt
Nam kết hôn với nhau ớ Pháp ).
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là
những quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan
hệ lao động, quan hệ thương mại và tô tụng dân sự có yếu tố
nước ngoài. Nói gọn hơn đó là các quan hộ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài.
2. Nội dung và bản chất pháp lý của Tư pháp quốc tê
Các quy phạm của Tư pháp quốc tế điều chinh các quan 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
hệ pháp luật dân sự, thương mại, gia đình, lao động có yếu to
nước ngoài (hay còn gọi là yếu tố quốc tế). Các quan hệ này
là các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản, trong đó các
quan hệ tài sản là chủ yếu. Đặc điểm của các quan hệ này là
luôn vượt ra khỏi "biên giới" của quốc gia hay còn nói cách
khác là nó luôn luôn liên quan đến một hoặc nhiều quốc gia
khác. Như vậy, nó phải liên quan hoặc phụ thuộc vào các
quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia này.
Đặc thù của Tư pháp quốc tế là điều chỉnh các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài, cho nên trong Tư pháp quốc tế
cũng có quy phạm đặc thù để điều chỉnh các quan hệ này, đó
là các quy phạm xung đột (các quy phạm xung đột sẽ được
xem xét kỹ ở Chương lĩ). Quy phạm xung đột không trực
tiếp giải quyết các quan hệ cụ thể m à chỉ quy định nguyên
tắc "chọn luật" của nước này hay nước kia được áp dụng để giải quyết m à thôi.
V í dụ: M ột công ty A của Hà Nội Việt Nam có quyền
tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết một hợp đồng mua
xe gắn máy (hai bánh) của một công ty B của Nhật Bản. Hợp
đồng được ký kết tại Singapo. Khi nhận hàng Công ty A phát
hiện thấy hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng như trong
hợp đồng đã thỏa thuận. Để giải quyết tranh chấp này thì
luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết. Trường hợp này
vì hợp đồng được ký kết tại Singapo ncn Luật Singapo sẽ có
thể được áp dụng để giải quyết (áp dụng nguyên tac luật nơi ký kết hợp đồng).
Các quy phạm xung đột về kỹ thuật pháp lý m à nói thì nó
là các quy phạm khá phức tạp của Tư pháp quốc tế. Tổn° thể
các quy phạm xung đột được quốc gia ban hành, hay thỏa
thuận và chấp nhận được gọi là luật xung đột. Tư pháp quốc 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
tế không chỉ bao gồm luật xung đột. Luật xung đột chỉ là
một phần của Tư pháp quốc tế, mặc dù là phần phức tạp và
có thể nói là rất "then chốt" của Tư pháp quốc tế.
Tư pháp quốc tế là tổng thể các quv phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và
gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, chính đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế (nhóm
quan hệ xã hội mà Tư pháp quốc tế điều chỉnh) nó có ý nghĩa
quyết định đến phương pháp điểu chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Có hai phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, đó là:
- Phương pháp thực chất; - Phương pháp xung đột.
Cả hai phương pháp cùng được áp dụng đồng thời, nhưng
trong những trường hợp nhất định thì chỉ cần áp dụng
phương pháp thực chất nên có thể nói là nó có ưu thế hơn.
Đây là các trường hợp mà quy phạm thực chất đã được nhất
thể hóa trong các điều ước quốc tế. Trong quá trình hợp tác
quốc tế về mọi mặt: kinh tế, thương mại, kỹ thuật, văn hóa,
giao thông vận tải v.v. Các quốc gia đã nhất thể hóa được rất
nhiều vấn đề và có thể nói rằng đây là quá trình quốc tế hóa
đời sống kinh tế - xã hội giữa các nước.
Các quốc gia không chỉ dừng ở việc nhất thể hóa các quy
phạm thực chất mà còn thống nhất hóa các quy phạm xung
đột trong các điều ước quốc tế. Trong khi các điều kiện về
lịch sử, dân tộc, trình độ phát triển và lợi ích v.v. của các quốc
gia còn khác biệt và thậm chí khác xa nhau thì việc nhất thể
hóa các quy phạm thực chất là khó khăn, nhưng thống nhất
hóa các quy phạm xung đột thì lại dễ hơn và cách này tỏ ra
hữu hiệu và thực tế hơn. v ề mặt nào đó, ta có thể nói là 11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
thống nhất hóa các quy phạm xung đột nó cũng góp phần
củng cố cho việc nhất thể hóa các quy phạm thực chất.
Ngoài ra còn phải kể đến loại quy phạm thực chất trong
các vãn bản pháp lý trong nước điều chỉnh quan hệ tư pháp
quốc tế một cách trực tiếp (tức là không cần bất cứ m ột sự
dẫn chiếu nào của quy phạm xung đột tới nó). Các quy
phạm này cũng là m ột phần của Tư pháp quốc tế. N ó là
nhóm quy phạm ở các văn bản pháp quy của nhà nước điều
chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế đối ngoại hoặc các quan
hệ hợp tác khoa học - kỹ thuật, văn hóa giữa các tổ chức,
đơn vị, cá nhân công dân Việt Nam với các bên tương ứng
của nước ngoài. V í dự'. Các quy định trong Luật đầu tư
cũng cần nhấn mạnh rằng nó là m ột nhóm quy phạm có
tính chất riêng biệt và không thể cho nó đồng nhất với các
quy phạm dân sự và ở m ột mức độ nhất định nào đó cho
thấy sự khác biệt và ranh giới giữa Tư pháp quốc tế với Luật dân sự.
Như vậy, trong thành phần cơ cấu của Tư pháp quốc tế
bao gồm hai loại quy phạm: quy phạm xung đột và quy
phạm thực chất cùng điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế
nẩy sinh trong quá trình hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật
văn hóa giữa các quốc gia và các quy phạm quy định các
quyền dãn sự, hôn nhân gia đình, lao động thương mại và tố
tụng dân sự của người nước ngoài. Đây là nội dun° cơ bản
của Tư pháp quốc tế và nó thể hiện đậm nét trong các đăc thù của ngành luật này.
Hiện nay về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn Tư pháp
quốc tế ở các quốc gia khác nhau còn có nhiều sự khác biét
chẳng hạn như vấn đề đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế cũng chưa thể thống nhất. 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ: Ở Séc và Slôvakia thì cho rằng Tư pháp quốc tế
bao gồm các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất.
Còn một số luật gia ở Bungari lại cho rằng Tư pháp quốc tế
chỉ gồm các quy phạm xung đột. Trung Quốc cũng giống
như ở Bungari cho rằng Tư pháp quốc tế là điều chỉnh các
quan hệ dân sự có yếu tô' nước ngoài, nên chỉ nhìn nhận Tư
pháp quốc tê' bao gồm các quy phạm xung đột hoặc luật
xung đột. ở Balan, Tư pháp quốc tế được coi như luật xung
đột nhưng lại thêm cả vấn đề tố tụng dân sự quốc tế nữa.
Hungari cũng có quan điểm giống như ở Ba Lan. Ở Anh -
Mỹ trong các giáo trình của các trường đại học và các tác
phẩm chuyên khảo thì nhìn nhận các vấn đề xung đột pháp
luật dưới góc độ của các vấn đề lựa chọn pháp luật (choice
of law) và các vấn đề thẩm quyền (jurisdiction) của tòa án,
tòa án Anh - Mỹ có thẩm quyền xét xử hay tòa án nước
ngoài có thẩm quyền xét xử. Ở đây cũng cần lưu ý rằng các
quan điểm này của Anh - Mỹ thường dẫn tới việc hạn chế
việc áp dụng luật nước ngoài và tăng cường tới mức tối đa có
thể được trong mọi trường hợp để áp dụng luật Anh - Mỹ.
Ở Pháp, quan điểm về Tư pháp quốc tế mang tính chất
điển hình cho Châu Âu lục địa. Những vấn đề đầu tiên được
quan tâm thích đáng là các quy phạm về quốc tịch (các quy
chế vể quốc tịch Pháp - Nationalité), sau đó là địa vị pháp lý
của người nước ngoài tại Pháp - Condition des étrangers. Các
vấn đề này được nhìn nhận như là các quy phạm luật thực
chất của Pháp như: xuất nhập cảnh, cư trú của người nước
ngoài; các quyền tài sản và các quyền khác của họ. Sau khi
các vấn đề trẽn được nghiên cứu tổng thể mới tiếp tục xem
xét vấn đề xung đột pháp luật (conflict des lois) và thẩm 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyền xét xử của tòa án (conflict de jurisdiction). Ở Đức, Tư
pháp quốc tế được nghiên cứu như là một ngành luật xung
đột, trong đó đề cập cả các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế.
Liên quan đến đối tượng điểu chỉnh của Tư pháp quốc tế
cần phải được nhìn nhận về tên gọi của ngành luật cũng như
ngành khoa học pháp luật này. Thuật ngữ Tư pháp quốc tế
(Private international law) được sử dụng lần đầu tiên vào
năm 1834 trong tác phẩm của luật gia nổi tiếng người M ỹ
Dj. Story. Trước đó người ta dùng thuật ngữ Luật xung đột
(Conflict of Law) để thay cho Tư pháp quốc tế. Ở cấc quốc
gia châu Âu thuật ngữ trên được sử dụng vào những năm 40
của thế kỷ 19 (Droit international privé - tiếng Pháp,
Internationales Privatrecht - tiếng Đức).
Ngày nay thuật ngữ này được thừa nhận trong rất nhiều
ngôn ngữ, và Tư pháp quốc tế vừa được hiểu với tư cách là một
ngành luật độc lập, vừa lại là một ngành khoa học pháp lý.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không chia ra làm
"luật công" và "luật tư", cho nên thuật ngữ Tư pháp quổc tế
được sử dụng theo quy ước mà thôi.
II. NGUỒN CỦA TƯPHÁP Quốc TẾ
1. Các loại nguồn của Tư pháp quốc tê
Với nghĩa chung nhất thì nguồn của các quy phạm pháp
luật là các điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Còn riêng
trong khoa học pháp lý thì nguồn của pháp luật là các hình
thức chứa đựng và thể hiện các quy phạm pháp luật.
Nguồn của Tư pháp quốc tế có những đặc thù riêng biêt 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhất định của mình. Vì các quan hệ Tu pháp quốc tế rất đa dạng và phức tạp.
Hiện nay, nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm các loại sau đây:
1. Luật pháp của mỗi quốc gia; 2. Điều ước quốc tế;
3. Thực tiễn tòa án và trọng tài (hay còn gọi là án lệ); 4. Tập quán.
Thực tiễn cho thấy rằng mối tương quan và vị trí giữa các
loại nguồn của Tư pháp quốc tế ở mỗi quốc gia là khác nhau.
Tiếp đến là phụ thuộc vào các quan hệ pháp luật này hay kia
được điểu chỉnh bằng các quy phạm pháp luật ở các loại
nguồn khác nhau giữa các nước.
Khoa học Tư pháp quốc tế Việt Nam đã được kiểm
nghiệm trong những năm vừa qua cho thấy rằng đặc điểm cơ
bản nguồn của Tư pháp quốc tế mang hai tính chất:
Thứ nhất, nguồn của Tư pháp quốc tế là điều ước quốc tế
và tập quán quốc tế, nó mang tính chất điều chỉnh quốc tế;
Thứ hai, nguồn của Tư pháp quốc tế là luật pháp của
mỗi quốc gia, nó mang tính chất điều chỉnh quốc nội (điều
chỉnh chỉ trong nội bộ quốc gia). Hai tính chất này luôn
thống nhất với nhau trong điều chỉnh các quan hệ Tư pháp
quốc tế - đó là các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình,
lao động, thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài (hay còn gọi là các quan hộ dân sự ‘theo nghĩa rộng’
mang tính chất quốc tế).
Về mối tương quan giữa hai tính chất trên đây của nguồn
Tư pháp quốc tế thể hiện rất rõ tại Điều 759 về hiệu lực của
Bộ luật dân sự nãm 2005 của nước ta: 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khoản 1 quy định: Các quy định của pháp luật dân sự
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ
luật này có quy định khác.
Khoản 2 quy định: Trong trường họp điều ước quốc tê
mà Cộng hoà x ã hội chủ nghĩa Việt N am là thành viên có
quy định khác vén quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế.
Vai trò điều chỉnh của điểu ước quốc tế các quan hệ tư
pháp quốc tế ngày càng phát triển và có giá trị thực tiễn rất
lớn. Việc thống nhất hóa các quy phạm thực chất cũng như
các quy phạm xung đột ngày càng được các quốc gia trên
toàn thế giới cũng như ở các khu vực giành cho nó m ột sự
quan tâm thích đáng. Nó chứng tỏ việc toàn cầu hóa kinh tế -
xã hội giữa các quốc gia là một xu hướng phát triển tất yếu
khách quan như một nhu cầu cần thiết và là yếu tố tích cực
thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội loài người. 2.
Luật pháp của mỗi quốc gia - nguồn của Tư pháp quốc tế
Đây là loại nguồn khá phổ biến của Tư pháp quốc tế so
với các loại nguồn khác. Luật pháp của mỗi quốc gia (hay
còn gọi là Luật quốc nội) - Nguồn của Tư pháp quốc tể
được hiểu là một hệ thống văn bản pháp quy (kể cả luât
không thành văn) của một quốc gia bao gồm Hiến pháp
luật và các văn bản dưới luật cùng với những tập quán và án lệ, thực tiễn tư pháp.
Ở các nước như: Hungari, Ba Lan, Áo, Thụy Sỹ. Séc
Slovakia, Nam Tư v.v. ban hành trong hệ thống luật pháp
của mình Bộ luật tư pháp quốc tế. Khác với các nước này ơ 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việt Nam ta các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ tư pháp quốc te ichông nam ở một văn bản mà nằm rải
rác ở các văn bản pháp quy khác nhau ở nhiều ngành pháp
luật khác nhau của Việt Nam.
Hiến pháp năm 1992 là nguồn quan trọng nhất của Tư
pháp quốc tế Việt Nam. Khác với các Hiến pháp trước đây,
Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
ghi nhận rất nhiều nguyên tắc và quy phạm đặt nền tảng cho
lĩnh vực Tư pháp quốc tế. Đây là những nhiệm vụ cũng như
trách nhiệm cơ bản của Nhà nước ta trong việc tăng cường
củng cố hòa bình và phát triển sâu, rộng sự hợp tác quốc tế về
mọi mặt, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta là đa phương hóa và đa diện hóa hoạt động kinh tế đối
ngoại nhằm củng cố vị trí của nước ta trên thế giới và khu vực.
Trong Hiến pháp đã dành một số điều để quy định các nguyên
tắc hoạt động đối ngoại. Đó là: Nhà nước thống nhất quản lý
và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình
thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo
vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước (Điều 24). Khuyến khích
các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam
phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và thông
lộ quốc tế (Điều 25); Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài (Điều 75); người nước ngoài ở Việt
Nam phải tuân theo Hiến pháp và luật pháp Việt Nam. được
Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính
đáng theo pháp luật Việt Nam (Điều 81).
Các nguyên tấc hiến định điều chỉnh các quan hệ Tư
pháp quốc tế trẽn được pháp điển hóa trong các luật và văn
bản dưới luật sau đáy: Bộ luật dân sự năm 2005 (Phần VII); 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Luật quốc tịch Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1998; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Luật đầu tư nãm
2005; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005; Luật
bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989; Luật hàng hải Việt
Nam năm 2005; Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm
2006; Luật thương mại Việt Nam năm 2005; Luật hải quan
năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005).
Trong các văn bản pháp quy là nguồn của Tư pháp quốc
tế Việt Nam phải kể đến các pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ
Quốc hội ban hành, đó là: Pháp lệnh vể thuế sử dụng tài
nguyên thiên nhiên năm 1990; Pháp lệnh lãnh sự năm 1990;
Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004; Pháp lệnh nhập
cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;
Ngoài các luật và các pháp lệnh cơ bản nêu trên Chính
phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các nghị định, quyết
định, điểu lệ, quy chế v.v. nhằm quy định hoặc chi tiết hóa
và hướng dẫn việc thi hành các luật và pháp lệnh cũng như
giải quyết các vấn đề về địa vị pháp lý của người nước
ngoài, các vấn đề hoạt động ngoại thương, đầu tư của người
nước ngoài, các vấn để hôn nhân gia đình, vấn đề quản lý
ngoại tệ, thanh toán, tín đụng, ngân hàng của người nước
ngoài tại Việt Nam. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các vãn
bản này là hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các
quan hệ thực tiễn Tư pháp quốc tế ở nước ta hiện nay. Có
thể dẫn một vài văn bản làm ví dụ như: Q uyết định số
122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng chính phủ về chính
sách đối với người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống ở
Việt Nam; Nghị định của Chính phủ số 68/2002/NĐ-*CP
ngày 10/07/2002 quy định về thủ tục kết hốn, nhận con
ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhặn đỡ đầu giữa cỏno (Jan 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việt Nam và người nước ngoài; các Nghị định sô' 28/CP
ngẩy 6/8/1991, Nghị định số 138/2006/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ
luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tô' nước ngoài.
Ở các nước tư bản phát triển thì các vãn bản pháp quy là
nguồn của Tư pháp quốc tế có ý nghĩa và giá trị không bằng
so với án lệ (hoặc thực tiễn tư pháp). Những quy phạm Tư
pháp quốc tế được ghi nhận trong các văn bản pháp quy khác
nhau, song các quy phạm đó không nhiều lắm.
V í dụ: như ở Pháp trong Bộ luật đân sự năm 1804 (hay
còn gọi là Bộ luật Napôlêông) có một số điều quy định vẻ
quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài và ở một sô' văn bản pháp quy khác.
Còn ở Cộng hòa liên bang Đức thì cho tới năm 1986 thi
hành bộ luật dẫn về dân sự quy định một hộ thống các quy
phạm xung đột (từ Điều 7 đến Điều 31), nhưng cũng còn rất
nhiều vấn đề chưa được quy định mà trước hết và trên hết là
lĩnh vực trái vụ. Từ 1/9/1986 Bộ luật vể tư pháp quốc tế bất
đầu có hiệu lực (Bộ luật này được thông qua ngày
25/7/1986) nó thay thế cho các điều tương ứng trước đây
trong Bộ luật dẫn về dân sự và rất nhiều điều khoản được bổ
xung cho thiếu sót trước đây như: Các nghĩa vụ về hợp đồng,
hình thức của hợp đồng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước
ngoài các quyền của trẻ em trong quan hệ gia đình, giám hộ
và trợ tá, quyền thừa kế, các quan hệ lao động và các vấn đề
liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế.
Riêng ở Anh - Mỹ thì vấn đề pháp điển hóa của các viện,
trường đại học và các khoa học gia pháp lý về án lệ và thực
tiễn tư pháp lại có ý nghĩa thiết thực, ví dụ như ở Anh có
Dicey xuất bản cuốn Luật xung đột (Coflict of Laws, 8th ed., 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn