Giáo trình nhập môn pháp luật an sinh xã hội

Làsựđảmbảothựchiệncácquyềncủaconngườiđượcsốngtrong hòa bình, được tự do làm ăn cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến mangkhuônkhổluậtpháp,đượcbảođảmthunhập;đượcbảovệvàbìnhđẳngtrướcpháp luật, được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập đểthỏamãn nhữngnhu cầu sinh sống thiếtyếukhibị rủiro, tainạn, tuổigià. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
46 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giáo trình nhập môn pháp luật an sinh xã hội

Làsựđảmbảothựchiệncácquyềncủaconngườiđượcsốngtrong hòa bình, được tự do làm ăn cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến mangkhuônkhổluậtpháp,đượcbảođảmthunhập;đượcbảovệvàbìnhđẳngtrướcpháp luật, được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập đểthỏamãn nhữngnhu cầu sinh sống thiếtyếukhibị rủiro, tainạn, tuổigià. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

50 25 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 40551442
YÊU CẦU HỌC TẬP
1. CÁC VĂN BẢN VỀ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Luật Bảo hiểm hội năm 2014
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014)
- Pháp lệnh ưu đãi người công năm 2020
- Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp hội đối với đối
tượng bảo trợ hội.
- Nghị định số 75/2020/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người
công với cách mạng.
2. HỌC LIỆU BẮT BUỘC
- Giáo trình Pháp luật an sinh hội, Khoa Luật ĐHQGHN, NXB. ĐHQGHN
(2019).
- Quyền an sinh hội đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam (sách
chuyên khảo), Khoa Luật ĐHQGHN, NXB. ĐHQGHN (2014).
3. HỌC LIỆU THAM KHẢO
- Pháp luật về an sinh hội Lý luận thực tiễn, NXB. pháp, Nội 2009.
1
lOMoARcPSD| 40551442
CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHÁP LUẬT AN SINH HỘI
1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1.1. Đối ợng điều chỉnh của pháp luật an sinh hội
- An sinh hội: social security
- Nghĩa chung: sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống
trong hòa bình, được tự do làm ăn trú, di chuyển, phát biểu chính kiến mang
khuôn khổ luật pháp, được bảo đảm thu nhập; được bảo vệ bình đẳng trước
pháp luật, được học tập, được có việc m, nhà ở; được đảm bảo thu nhập để
thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già.
- Mỹ: An sinh hội sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc
bảo đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa.
- Anh: An sinh hội là sự bảo đảm về việc làm khi người ra còn sức làm việc
bảo đảm một lợi tức khi người ra không còn sức làm việc nữa.
- ILO: An sinh hội sự bảo vệ của hội đối với các thành viên của mình
thông qua một loại biện pháp công cộng, nhằm chống lại khó khăn về kinh tế và xã
hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập.
1.2. Các quan hệ hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật an sinh
hội
1.2.1. Quan hệ bảo hiểm xã hội
- Quan hệ bảo hiểm hội quan hệ giữa quan bảo hiểm người tham gia
bảo hiểm hội trong việc tạo lập quỹ BHXH, quan hệ giữa quan BHXH
người hưởng BHXH trong việc chi trả BHXH.
- Đặc điểm của quan h bảo hiểm hội:
+ Về tính chất: mang tính bắt buộc hoặc trên cơ sở tự nguyện.
+ Vđối tượng bảo hiểm: thu nhập của người lao động (BHXH một hệ
thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất do giảm, mất khả năng lao
động, mất việc làm các nguyên nhân như ốm đau tai nạn, tuổi già.
2
lOMoARcPSD| 40551442
Chính vì vậy, đối tượng của BHXH là phần thu nhập của NLĐ bị biến động
hoặc giảm, mất đi do gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra.)
+ Về trợ cấp BHXH: trợ cấp bằng tiền/ mức trợ cấp dựa trên thu nhập/ hình
thức theo tháng hoặc một lần.
+ Về người hưởng bảo hiểm: người lao động.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: do người lao động; người sử dụng lao động
đóng góp còn hỗ trợ của Nhà nước.
1.2.2. Quan hệ bảo hiểm y tế
- Quan hbảo hiểm y tế là quan hệ giữa tổ chức BHYT người tham gia BHYT
trong việc tạo lập quỹ BHYT, quan hệ giữa tổ chức BHYT với sở khám, chữa
bệnh BHYT người hưởng BHYT trong việc thực hiện khám, chữa bệnh chi
trả BHYT.
- Đặc điểm của quan hệ bảo hiểm y tế:
+ Về tính chất: mang tính bắt buộc hoặc trên cơ sở tự nguyện.
+ Về chủ thể tham gia: người tham gia bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm,
sở khám chữa bệnh.
+ Về đối tượng bảo hiểm: chi phí khám chữa bệnh của người tham gia bảo
hiểm.
+ Về người hưởng bảo hiểm: cá nhân tham gia bảo hiểm.
+ Về mức bảo hiểm: dựa trên sở chi phí khám chữa bệnh tỷ lệ thanh
toán Nhà nước quy định.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: do NLĐ, NSDLĐ đóng góp vào quỹ BHXH,
NSNN.
1.2.3. Quan hệ bảo hiểm thất nghiệp
- Quan hệ bảo hiểm thất nghiệp là quan hgiữa tổ chức thực hiện BHTN người
tham gia BHTN trong việc tạo lập quỹ BHTN, quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm với
người hưởng BHTN trong việc chi trả BHTN.
3
lOMoARcPSD| 40551442
- Đặc điểm của quan hệ bảo hiểm thất nghiệp:
+ Về tính chất: mang tính bắt buộc.
+ Về đối tượng bảo hiểm: thu nhập của người lao động.
+ Về người hưởng bảo hiểm: NLĐ tham gia BHTN.
+ Về chế độ bảo hiểm: phù hợp với mục đích bảo hiểm, nhằm giải quyết
hỗ trợ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: do các bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp
đóng góp (NLĐ: NSDLĐ: NN)
1.2.4. Quan hệ ưu đãi xã hội
- Quan hệ ưu đãi hội quan hệ giữa người thực hiện ưu đãi người được
hưởng ưu đãi hội trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi.
- Đặc điểm của quan hệ ưu đãi hội:
+ Về tính chất: mang tính bắt buộc.
+ Về các chế độ ưu đãi: về vật chất tinh thần.
+ Về người hưởng ưu đãi: người có công.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: lấy từ NSNN.
1.2.5. Quan hệ trợ giúp xã hội
- Quan hệ trợ giúp hội quan hệ giữa người trợ giúp xã hội (nhà nước hoặc tổ
chức, cá nhân khác) và người được trợ giúp xã hội trong việc thực hiện trợ giúp
hội.
- Đặc điểm của quan hệ trợ giúp xã hội:
+ Về người trợ giúp: Nhà ớc, tổ chức, cá nhân.
+ Về người được trợ giúp: bất kỳ nhân nào hoàn cảnh khó khăn, bất
hạnh không thể khắc phục được.
+ Về các chế độ trợ giúp: trợ giúp thường xuyên, trợ giúp một lần.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: NSNN nhân dân đóng góp.
4
lOMoARcPSD| 40551442
1.3. Khái quát về pháp luật an sinh hội Việt Nam
- Những năm 30 của thế kỷ XX.
- Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa.
- Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống thựcn Pháp.
- Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
- Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975.
- Phát triển nền kinh tế thị trường, 1986.
- Bộ luật Lao động 1994/2003/2012/2019.
1.4. Khái niệm pháp luật an sinh hội
- Pháp luật an sinh hội tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh quan hệ BHXH, BHYT, BHTN, ưu đãi xã hội, trợ
giúp hội các quan hệ an sinh hội khác… nhằm bảo đảm sự ổn định, phát
triển, công bằng xã hội.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Phương pháp điều chỉnh cách thức Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan
hệ hội do pháp luật điều chỉnh.
- Bao gồm 02 phương pháp:
+ Phương pháp mệnh lệnh
+ Phương pháp tùy nghi
3. NGUYÊN TẮC BẢN CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- những tưởng chính trị, pháp chủ đạo chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thực
hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật.
- Các nguyên tắc này phù hợp với tính chất, đặc điểm của các QHXH do pháp luật
an sinh hội điều chỉnh.
4. NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Về nội dung:
5
lOMoARcPSD| 40551442
+ Đường lối chính sách của Đảng.
+ Nhu cầu quản lý kinh tế, hội của N nước.
- Về hình thức:
+ Các VBQPPL do cơ quan nhà nước thẩm quyền ban hành.
+ Các ĐƯQT
+ Tập quán pháp
+ Án lệ
5. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT AN SINH HỘI
- sở pháp để thực hiện quyền an sinh xã hội của con người.
- công cụ để Nhà nước thống nhất quản lý công tác an sinh xã hội.
- Góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng hội.
6. TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
- Tổ chức lao động quốc tế Việt Nam
- Tổ chức lao động quốc tế với an sinh xã hội
- Tổ chức lao động quốc tế với việc đảm bảo an sinh xã hội: 9 loại an sinh hội
+ Chăm sóc y tế
+ Trợ cấp ốm đau
+ Trợ cấp thất nghiệp
+ Trợ cấp tuổi già (hưu trí)
+ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Trợ cấp gia đình
+ Trợ cấp thai sản
+ Trợ cấp tàn tật
+ Trợ cấp tiền tuất
6
lOMoARcPSD| 40551442
CHƯƠNG 2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH HỘI
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH
HỘI
1.1. Khái niệm
- Quan hpháp luật an sinh hội được hiểu những quan hệ hội hình thành
trong việc bảo vệ các thành viên hội, trước hết chủ yếu nhằm bảo đảm thu
nhập, sức khỏe các điều kiện sinh sống thiết yếu khác thông qua các biện pháp
cụ thể, được các quy phạm pháp luật an sinh hội điều chỉnh.
1.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh hội
- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh hội: một bên nhà nước, chủ thể
còn lại là bất cứ thành viên nào.
- Quyền nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể trong quan hệ pháp luật an sinh
hội trợ giúp được trợ giúp về vật chất, do Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH HỘI C THỂ
2.1. Quan hệ pháp luật bảo hiểm hội
- Quan hpháp luật về BHXH các quan hệ hội phát sinh trong lĩnh vực bảo
đảm thu nhập nhằm ổn định đời sống cho người lao động gia đình họ trong
trường hợp gặp phải những biến cố, rủi ro trong quá trình lao động hoặc khi già
yếu không còn khả năng lao động đượcc quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội:
+ Chủ yếu mang tính bắt buộc và thường phát sinh trên cơ sở của quan hệ lao
động.
+ Người hưởng BHXH nghĩa vụ đóng góp để hình thành quỹ bảo hiểm
trong quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm hội:
+ Bên tham gia bảo hiểm là người có nghĩa vụ đóng góp phí bảo hiểm để hình
thành quỹ BHXH theo quy định của pháp luật gồm NLĐ, NSDLĐ.
7
lOMoARcPSD| 40551442
+ Bên hưởng BHXH: đối tượng tham gia BHXH đối tượng thụ hưởng
BHXH nhiều khi không thực sự đồng nhất.
+ Bên thực hiện bảo hiểm hội quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện
chức năng thu, quản chi bảo hiểm cho người được BHXH theo quy
định của pháp luật.
- Nội dung quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội:
+ Quyền nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm:
Thực hiện trích nộp, đóng BHXH theo quy định.
Thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ, quản sổ bảo hiểm để làm
căn cứ đóng và trả BHXH.
Cung cấp thông tin trung thực liên quan đến BHXH với quan
thẩm quyền.
Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của pháp
luật về BHXH.
Khiếu nại, tố cáo với quan nhà nước thẩm quyền khi quan.
BHXH hoặc các cá nhân, tchức khác có hành vi vi phạm pháp luật về
bảo hiểm.
+ Quyền nghĩa vụ của bên hưởng bảo hiểm:
Được nhận sổ BHXH
Được nhận trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời thuận tiện khi đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật.
quyền khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp khi quyền
BHXH của họ bị xâm phạm.
Cung cấp thông tin trung thực về BHXH.
nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về lập hồ để hưởng
BHXH.
8
lOMoARcPSD| 40551442
Bảo quản sử dụng sổ BHXH và hồ sơ BHXH đúng mục đích, đúng quy
định.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của bên thực hiện bảo hiểm hội:
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chế độ BHXH, thu các khoản đóng góp
BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện, chi trả trợ cấp BHXH cho đối tượng
tham gia BHXH.
Lưu giữ hồ sơ của đối tượng tham gia hưởng BHXH, cấp sổ cấp
thẻ BHXH.
Quản lý, sử dụng, hạch toán quỹ BHXH.
Xây dựng trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện đề án
bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH.
Tổ chức các phương thức quản lý, hợp tác với các đơn vị sử dụng lao
động, sở khám chữa bệnh.
Từ chối việc chi trả các chế độ BHXH.
2.2. Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế
- Quan hệ pháp luật BHYT quan hệ hội hình thành giữa người tham gia bảo
hiểm y tế, tổ chức BHYT sở khám chữa bệnh BHYT trong quá trình khám,
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT do Nhà nước tổ chức,
quản theo quy định của pháp luật, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế:
+ Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế được mở rộng phạm vi toàn dân.
+ Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế được xây dựng trên sở sự chia sẻ cộng
đồng trong mối tương quan với sự đóng góp của từng nhân, nhưng mức
hưởng theo bệnh lý và nhóm đối tượng.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế:
+ Người tham gia đóng BHYT
+ Người hưởng BHYT
9
lOMoARcPSD| 40551442
+ Bên thực hiện BHYT
- Nội dung của quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế:
+ Quyền nghĩa vụ của người tham gia đóng BHYT
+ Quyền nghĩa vụ của người hưởng BHYT
+ Quyền nghĩa vụ của tổ chức BHYT
2.3. Quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
- Quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực BHTN như việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả trợ cấp thất nghiệp và
thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc, được quy phạm
pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp:
+ Quan hệ pháp luật BHTN hướng tới giải quyết việc làm cho người thất
nghiệp.
+ Quan hệ pháp luật BHTN khuyến khích người thất nghiệp chủ động tìm
kiếm việc làm.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp:
+ NLĐ đang tham gia vào QHLĐ hoặc đang trong tình trạng thất nghiệp.
+ NSD tham gia vào QHPL bảo hiểm thất nghiệp.
+ Nhà nước thông qua các quan thực hiện BHTN thực hiện các chính sách
pháp luật, giải quyết chế độ cho người thất nghiệp.
- Nội dung của quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp:
+ Về quyền:
NLĐ tham gia BHTN; được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc
làm; được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tr lại thị trường lao động.
NSDLĐ: tham gia BHTN; được sử dụng quỹ BHTN để chi trả cho việc
đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ.
+ Về nghĩa vụ:
10
lOMoARcPSD| 40551442
Đóng góp o quỹ BHTN
NLĐ nghĩa vụ phải khai báo trung thực về tình hình việc làm của
bản thân.
Nhà nước có trách nhiệm quản lý, điều hành việc thực hiện BHTN.
2.4. Quan hệ pháp luật ưu đãi hội
- Quan hệ pháp luật ưu đãi hội quan hệ hội hình thành trong việc Nhà
nước ưu đãi người công một số thành viên trong gia đình họ trong các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm của quan h pháp luật ưu đãi hội:
+ Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội được hình thành trên cơ sở sự đóng góp đặc
biệt của chủ thể được ưu đãi hoặc thân nhân của gia đình họ cho hội.
+ Quan hệ pháp luật ưu đãi hội thể hiện sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước
đối với người có công.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật ưu đãi hội:
+ Nhà nước người thực hiện ưu đãi xã hội
+ Người được hưởng ưu đãi hội
- Nội dung của quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội:
+ Quyền nghĩa vụ của Nhà nước người thực hiện ưu đãi hội: Thực
hiện thủ tục xác nhận, công nhận, lưu trữ hồ quản đối tượng thuộc
diện ưu đãi hội theo chức năng hoặc theo sự phân cấp của Nnước;
Thực hiện chi trả các chế độ ưu đãi, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng… cho
người được ưu đãi; Quản phần mộ liệt sỹ các công trình thi ng, thăm
viếng nghĩa trang liệt sỹ theo sự phân cấp của Nhà nước; Trả lời đơn thư
khiếu nại về việc thực hiện chính sách chế độ ưu đãi theo thẩm quyền.
+ Quyền nghĩa vụ của người được ưu đãi: Được hưởng ưu đãi hội, các
ưu đãi khác chế độ nuôi dưỡng, điều dưỡng, phục hồi chức năng; Thực
hiện đúng các quy định của Nhà nước về điều kiện, thủ tục để hưởng chế
11
lOMoARcPSD| 40551442
độ ưu đãi; Không được những hành vi gian dối, giả mạo giấy tờ để
hưởng chế độ ưu đãi xã hội.
2.5. Quan hệ pháp luật trợ giúp hội
- Quan hệ pháp luật về trợ giúp xã hội quan hệ hội hình thành trong việc
người trợ giúp được hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất các nhu cầu thiết yếu để giải
quyết khó khăn cho người cần trợ giúp, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
+ Về người trợ giúp: Nhà ớc, tổ chức, cá nhân.
+ Về người được trợ giúp: Bất kỳ nhân nào hoàn cảnh khó khăn, bất
hạnh không thể khắc phục được.
+ Về các chế độ trợ giúp: Trợ giúp thường xuyên, trợ giúp một lần.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: NSNN nhân dân đóng góp.
- Đặc điểm của quan h pháp luật trợ giúp hội:
+ Chủ thể tham gia QHPL trợ giúp hội với cách là người trợ giúp rất đa
dạng.
+ Chủ thể tham gia QHPL trợ giúp hội với cách người được trợ giúp
không nghĩa vụ đóng góp như các chủ thể thụ hưởng chính sách an sinh
các quan hệ pháp luật an sinh xã hội khác.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội:
+ Bên trợ giúp xã hội: cơ quan, tổ chức, cá nhân; Nhà nước có trách nhiệm hỗ
trợ cho công dân khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn; Các cơ sở bảo trợ ngoài
công lập hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Người được trợ giúp: nhân, hộ gia đình, những thành viên trong hội
thực sự đang gặp hoàn cảnh khó khăn, rủi ro, bất hạnh. hai nhóm đối
tượng: Nhóm đối tượng thuộc diện hưởng trợ giúp hội thường xuyên;
Nhóm đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội đột xuất.
- Nội dung của quan hệ pháp luật trợ giúp hội:
12
lOMoARcPSD| 40551442
+ Quyền nghĩa vụ của quan, tổ chức, các sở bảo trợ hội: Quản
đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội theo sự phân cấp của quan thẩm
quyền hoặc theo chức năng đã được xác định; Có trách nhiệm thực hiện các
chế độ trợ giúp hội kịp thời đúng pháp luật; Tiếp nhận, sử dụng quản
các nguồn kinh phí, hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp.
+ Quyền nghĩa vụ của người được trợ giúp: Được hưởng trợ giúp hội
(TGXH) 1 lần hoặc hàng tháng, hàng quý tùy thuộc đối tượng trợ giúp do
pháp luật quy định; Nếu nuôi dưỡng tại các sở tập trung được trợ cấp
bằng hiện vật đối với các nhu cầu sinh hoạt thiết thực; Được tạo điều kiện
học nghề việc làm; Được trợ giúp về y tế, giáo dục tùy từng đối tượng;
Người được trợ giúp phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ
tục trợ giúp, trung thực về điều kiện trợ giúp.
2.6. Quan hệ pháp luật giải quyết tranh chấp an sinh hội
- Quan hệ pháp luật giải quyết tranh chấp an sinh xã hội là quan hệ xã hội phát sinh
trong việc quan, tổ chức, nhân thẩm quyền xem xét vụ việc tranh chấp an
sinh hội khi các chủ thể trong quan hệ hội yêu cầu, được quy phạm pháp
luật điều chỉnh.
- Đặc điểm:
+ Chủ thể trong QHPL về giải quyết tranh chấp an sinh xã hội rất đa dạng liên
quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề
khác nhau.
+ Nội dung trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến lợi ích vật chất của
bên chủ thể thụ hưởng chế độ an sinh xã hội.
13
lOMoARcPSD| 40551442
CHƯƠNG 3. BẢO HIỂM HỘI
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỘI
1.1. Khái niệm bản chất của bảo hiểm hội
- Bảo hiểm hội tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình
thức đảm bảo điều kiện vật chất tinh thần cho người lao động trong một số
trường hợp thành viên trong gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao
động.
- Bản chất của bảo hiểm hội:
+ Mang tính hội:
Lấy số đông bù số ít
Tương trợ cộng đồng
Đảm bảo cuộc sống ổn định của NLĐ
+ Mang tính kinh tế:
thu nhập khách quan, đa dạng, phức tạp
quá trình phân phối lại thu nhập
Sự kiện BHXH phát sinh quỹ bảo hiểm thực hiện trợ giúp
1.2. Các loại hình bảo hiểm hội
- BHXH bắt buộc: ốm đau; thai sản; TNLĐ-BNN; hưu trí; tử tuất.
+ NLĐ, NSDLĐ phải tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
+ Nhiều nội dung liên quan: mức đóng BHXH, phương thức đóng, điều
kiện hưởng, thủ tục thực hiện…
- BHXH tự nguyện: u trí tử tuất.
+ NLĐ có quyền tự quyết định tham gia bảo hiểm trên tinh thần tự nguyện.
+ Gồm: NLĐ không tham gia QHLĐ (xã viên HTX, người buôn bán tự do,
hành nghề tự do)
1.3. Các yếu tố cấu thành chế độ bảo hiểm hội
(1) Người tham gia BHXH
14
lOMoARcPSD| 40551442
(2) Người hưởng BHXH
(3) Thời gian hưởng BHXH
(4) Mức hưởng BHXH
1.4. Nguyên tắc bảo hiểm hội
- Mức hưởng BHXH trên sở mức đóng, thời gian đóng chia sẻ với những
người tham gia BHXH.
- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên sở tiền lương. Mức đóng BHXH tự
nguyện tính trên cơ sở thu nhập do N lựa chọn.
- NLĐ vừa thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa thời gian đóng BHXH tự
nguyện thì được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
- Quỹ BHXH được quản tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, được sử
dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần.
- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời, đầy
đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
1.5. Quỹ bảo hiểm hội
1.5.1 Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội
- Quỹ BHXH tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia
BHXH hình thành một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN để chi trả
các chế độ BHXH các chi phí liên quan khác.
1.5.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm hội
- Người tham gia BHXH đóng góp
- Tiền sinh lời từ đầu tăng trưởng quỹ
- Tiền do ngân sách Nhà nước hỗ trợ
- Các nguồn thu hợp pháp khác
1.5.3. Nhiệm vụ chi của quỹ bảo hiểm hội
- Trả các chế độ BHXH.
15
lOMoARcPSD| 40551442
- Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau.
- Chi phí quản quỹ BHXH.
- Trả phí khám giám định suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp suy giảm
khả năng lao động không do NSDLĐ giới thiệu.
2. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HỘI BẮT BUỘC
2.1. Chế độ BHXH ốm đau
- BHXH ốm đau chế độ BHXH nhằm bảo đảm thu nhập cho NLĐ (tham gia
BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc ốm đau, tai nạn, chăm sóc con
ốm theo quy định của pháp luật.
- Mục đích: đảm bảo thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc do bị
ốm đau hoặc tai nạn rủi ro (mà không phải tai nạn lao động).
- Chế độ BHXH đối với NLĐ bị ốm đau, tai nạn rủi ro:
+ Đối ợng điều kiện được hưởng:
Một:
o NLĐ làm công ăn ơng
o Mất khả năng lao động
o Bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập
Hai:
o Bị ốm đau hoặc tai nạn rủi ro
o Mang tính khách quan
o Trường hợp do lỗi của NLĐ không được hưởng
Ba:
o Phải nghỉ việc để điều trị
o Bị gián đoạn thu nhập
Bốn:
16
lOMoARcPSD| 40551442
o Có xác nhận của cơ quan thẩm quyền
o sở quan trọng trong xác nhận sự kiện BHXH ốm đau
+ Thời gian hưởng BHXH ốm đau:
Điều kiện lao động:
o Công việc
o Khu vực
o Lĩnh vực làm việc
Thời gian tham gia BHXH:
o Tính theo ngày làm việc
o Theo đợt điều trị
Tình trạng bệnh tật, mục đích bảo hiểm:
o Theo quy định của Luật BHXH 2014
o Đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ
Khả năng cân đối thu chi:
o Quỹ BHXH
o Thực tế chi trả của N
+ Mức hưởng BHXH ốm đau:
Thấp nhất 50%, cao nhất 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
(Khoản 2 Điều 28 Luật BHXH 2014).
Nếu NLĐ chưa hồi phục sức khỏe, chưa sẵn sàng trở lại làm việc được
hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi đáp ứng đủ điều kiện
theo luật định.
- Chế độ bảo hiểm đối với NLĐ chăm sóc con ốm đau:
+ Đối tượng được hưởng: NLĐ đang tham gia BHXH phải nghỉ việc, bị gián
đoạn thu nhập lao động.
17
lOMoARcPSD| 40551442
+ Điều kiện kèm theo: con đẻ, con nuôi hợp pháp, độ tuổi của con (con dưới 7
tuổi mẹ được hưởng chế độ BHXH về ốm đau)
+ Thời gian hưởng: tính theo ngày làm việc trong một năm dương lịch. Số
tiền tính như khi NLĐ nghỉ ốm đau.
2.2. Chế độ bảo hiểm thai sản
- Là tổng hợp các quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo thu nhập đảm bảo sức
khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho NLĐ nói chung khi
nuôi con, nhận con nuôi sinh, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
- Mục đích: Bảo vệ thu nhập cho NLĐ bị gián đoạn trong thời kỳ mang thai, nuôi
con nhỏ, hậu sinh.
- Chế độ đối với NLĐ thực hiện các biện pháp tránh thai:
+ Áp dụng cho cả lao động nam và nữ thực hiện biện pháp tránh thai.
+ NLĐ nghỉ việc hoặc tạm thời nghỉ việc cần bảo hiểm bảo vệ.
+ Điều kiện hưởng: NLĐ đang tham gia bảo hiểm, lao động nữ đặt vòng tránh
thai, lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
+ Thời gian hưởng 07 ngày làm việc lao động nữ đặt vòng, 15 ngày lao động
triệt sản.
+ Mức hưởng: 100% tiền lương.
- Chế độ bảo hiểm đối với lao động nữ mang thai sinh con:
+ Đối ợng lao động nữ tham gia BHXH.
+ Lao động nữ mang thai, sảy thai, nạo hút thai, phá thai bệnh lý, nghỉ sinh
con, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
+ xác nhận của quan y tế.
+ Có thời gian tối thiểu đóng BHXH: đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12
tháng trước khi nghỉ sinh con.
+ Trường hợp mang thai nghỉ theo chỉ định bắt buộc của bác NLĐ phải
đóng đủ 12 tháng BHXH (Khoản 2, 3 Điều 31 Luật BHXH)
18
lOMoARcPSD| 40551442
+ Thời gian hưởng: thấp nhất 10 ngày, cao nhất 50 ngày.
+ Mức hưởng: 100% tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước
khi nghỉ.
- Chế độ đối với lao động nữ mang thai hộ người mẹ nhờ mang thai hộ:
+ Đối tượng hưởng: Lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ
(Điều 30, 31 Luật BHXH)
+ Lao động nữ mang thai hộ: đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên, trong thời
gian 12 tháng trước khi sinh.
+ Người mẹ nhờ mang thai hộ: đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng tính
đến thời điểm nhận con.
+ Thời gian hưởng: Mẹ nhờ mang thai hộ tính đến thời điểm nhận con đến khi
con đủ 6 tháng tuổi, được trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương.
+ Lao động nữ mang thai hộ: như lao động bình thường.
- Chế độ BHXH đối với NLĐ nhận nuôi con nuôi:
+ Áp cho cả lao động nam và lao động nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
+ Đảm bảo một phần việc cân đối thu chi quỹ bảo hiểm ốm đau, thai sản.
+ Thời gian đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước
khi nhận nuôi con nuôi.
+ Mức hưởng 100% mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH.
2.3. Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN
- Là chế độ BHXH do quỹ BHXH chi trả nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu
nhập cho NLĐ do bị giảm hoặc mất khả năng lao động tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
- Đối tượng điều kiện được ởng TNLĐ:
+ Bị tai nạn lao động:
Tại nơi làm việc trong giờ làm việc, thực hiện các nhu cầu sinh hoạt
cần thiết tại nơi làm việc.
19
lOMoARcPSD| 40551442
Ngoài nơi làm việc, ngoài giờm việc theo yêu cầu của NSDLĐ.
Trên tuyến đường đi từ nơi đến nơi làm việc ngược lại trong
khoảng thời gian hợp lý, quãng đường hợp lý.
+ Suy giảm khả năng lao động: Từ 05% trở lên theo kết luận của hội đồng
giám định y khoa lao động có thẩm quyền.
- Đối tượng điều kiện được hưởng BNN:
+ Bị bệnh nghề nghiệp:
Phát sinh do điều kiện lao động hại của Nhà nước tác động đối với
NLĐ.
Bệnh nghề nghiệp gắn với môi trường làm việc, nhiệm vụ công việc.
Hệ quả: độ ẩm, tiếng ồn, bức xạ, chất độc, các loại hơi, khí độc, bụi
độc…
+ Suy giảm khả năng lao động: Từ 05% trở lên theo kết luận của hội đồng
giám định y khoa có thẩm quyền.
- Các loại mức bảo hiểm:
+ Các chế độ do NSDLĐ trực tiếp chi trả:
Các vụ tai nạn xảy ra tại đơn vị
NSDLĐ trách nhiệm: cứu NLĐ, thanh toán chi py tế, trả đủ
tiền lương trong thời gian NLĐ điều trị; BTTH, giới thiệu giám định
sức khỏe.
+ Các chế độ do tổ chức BHXH chi trả:
Chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động
Trợ cấp thương tật, bệnh tật một lần
Chi phí mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Trợ cấp phục vụ, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
20
| 1/46

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40551442 YÊU CẦU HỌC TẬP
1. CÁC VĂN BẢN VỀ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014)
- Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020
- Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội.
- Nghị định số 75/2020/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng.
2. HỌC LIỆU BẮT BUỘC
- Giáo trình Pháp luật an sinh xã hội, Khoa Luật – ĐHQGHN, NXB. ĐHQGHN (2019).
- Quyền an sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam (sách
chuyên khảo), Khoa Luật – ĐHQGHN, NXB. ĐHQGHN (2014).
3. HỌC LIỆU THAM KHẢO
- Pháp luật về an sinh xã hội – Lý luận và thực tiễn, NXB. Tư pháp, Hà Nội 2009. 1 lOMoAR cPSD| 40551442
CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1.1. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật an sinh xã hội
- An sinh xã hội: social security
- Nghĩa chung: Là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống
trong hòa bình, được tự do làm ăn cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến mang
khuôn khổ luật pháp, được bảo đảm thu nhập; được bảo vệ và bình đẳng trước
pháp luật, được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để
thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già.
- Mỹ: An sinh xã hội là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và
bảo đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa.
- Anh: An sinh xã hội là sự bảo đảm về việc làm khi người ra còn sức làm việc và
bảo đảm một lợi tức khi người ra không còn sức làm việc nữa.
- ILO: An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình
thông qua một loại biện pháp công cộng, nhằm chống lại khó khăn về kinh tế và xã
hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập.
1.2. Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật an sinh xã hội
1.2.1. Quan hệ bảo hiểm xã hội
- Quan hệ bảo hiểm xã hội là quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm và người tham gia
bảo hiểm xã hội trong việc tạo lập quỹ BHXH, quan hệ giữa cơ quan BHXH và
người hưởng BHXH trong việc chi trả BHXH.
- Đặc điểm của quan hệ bảo hiểm xã hội:
+ Về tính chất: mang tính bắt buộc hoặc trên cơ sở tự nguyện.
+ Về đối tượng bảo hiểm: thu nhập của người lao động (BHXH là một hệ
thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất do giảm, mất khả năng lao
động, mất việc làm vì có các nguyên nhân như ốm đau tai nạn, tuổi già. 2 lOMoAR cPSD| 40551442
Chính vì vậy, đối tượng của BHXH là phần thu nhập của NLĐ bị biến động
hoặc giảm, mất đi do gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra.)
+ Về trợ cấp BHXH: trợ cấp bằng tiền/ mức trợ cấp dựa trên thu nhập/ hình
thức theo tháng hoặc một lần.
+ Về người hưởng bảo hiểm: người lao động.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: do người lao động; người sử dụng lao động
đóng góp còn hỗ trợ của Nhà nước.
1.2.2. Quan hệ bảo hiểm y tế
- Quan hệ bảo hiểm y tế là quan hệ giữa tổ chức BHYT và người tham gia BHYT
trong việc tạo lập quỹ BHYT, quan hệ giữa tổ chức BHYT với cơ sở khám, chữa
bệnh BHYT và người hưởng BHYT trong việc thực hiện khám, chữa bệnh và chi trả BHYT.
- Đặc điểm của quan hệ bảo hiểm y tế:
+ Về tính chất: mang tính bắt buộc hoặc trên cơ sở tự nguyện.
+ Về chủ thể tham gia: người tham gia bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh.
+ Về đối tượng bảo hiểm: chi phí khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm.
+ Về người hưởng bảo hiểm: cá nhân tham gia bảo hiểm.
+ Về mức bảo hiểm: dựa trên cơ sở chi phí khám chữa bệnh và tỷ lệ thanh
toán Nhà nước quy định.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: do NLĐ, NSDLĐ đóng góp vào quỹ BHXH, NSNN.
1.2.3. Quan hệ bảo hiểm thất nghiệp
- Quan hệ bảo hiểm thất nghiệp là quan hệ giữa tổ chức thực hiện BHTN và người
tham gia BHTN trong việc tạo lập quỹ BHTN, quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm với
người hưởng BHTN trong việc chi trả BHTN. 3 lOMoAR cPSD| 40551442
- Đặc điểm của quan hệ bảo hiểm thất nghiệp:
+ Về tính chất: mang tính bắt buộc.
+ Về đối tượng bảo hiểm: thu nhập của người lao động.
+ Về người hưởng bảo hiểm: NLĐ tham gia BHTN.
+ Về chế độ bảo hiểm: phù hợp với mục đích bảo hiểm, nhằm giải quyết và
hỗ trợ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: do các bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp
đóng góp (NLĐ: NSDLĐ: NN)
1.2.4. Quan hệ ưu đãi xã hội
- Quan hệ ưu đãi xã hội là quan hệ giữa người thực hiện ưu đãi và người được
hưởng ưu đãi xã hội trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi.
- Đặc điểm của quan hệ ưu đãi xã hội:
+ Về tính chất: mang tính bắt buộc.
+ Về các chế độ ưu đãi: về vật chất và tinh thần.
+ Về người hưởng ưu đãi: người có công.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: lấy từ NSNN.
1.2.5. Quan hệ trợ giúp xã hội
- Quan hệ trợ giúp xã hội là quan hệ giữa người trợ giúp xã hội (nhà nước hoặc tổ
chức, cá nhân khác) và người được trợ giúp xã hội trong việc thực hiện trợ giúp xã hội.
- Đặc điểm của quan hệ trợ giúp xã hội:
+ Về người trợ giúp: Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
+ Về người được trợ giúp: bất kỳ cá nhân nào có hoàn cảnh khó khăn, bất
hạnh không thể khắc phục được.
+ Về các chế độ trợ giúp: trợ giúp thường xuyên, trợ giúp một lần.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: NSNN và nhân dân đóng góp. 4 lOMoAR cPSD| 40551442
1.3. Khái quát về pháp luật an sinh xã hội Việt Nam
- Những năm 30 của thế kỷ XX.
- Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa.
- Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
- Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975.
- Phát triển nền kinh tế thị trường, 1986.
- Bộ luật Lao động 1994/2003/2012/2019.
1.4. Khái niệm pháp luật an sinh xã hội
- Pháp luật an sinh xã hội là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh quan hệ BHXH, BHYT, BHTN, ưu đãi xã hội, trợ
giúp xã hội và các quan hệ an sinh xã hội khác… nhằm bảo đảm sự ổn định, phát
triển, công bằng xã hội.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Phương pháp điều chỉnh là cách thức Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan
hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
- Bao gồm 02 phương pháp:
+ Phương pháp mệnh lệnh + Phương pháp tùy nghi
3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Là những tư tưởng chính trị, pháp lý chủ đạo chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thực
hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật.
- Các nguyên tắc này phù hợp với tính chất, đặc điểm của các QHXH do pháp luật
an sinh xã hội điều chỉnh.
4. NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI - Về nội dung: 5 lOMoAR cPSD| 40551442
+ Đường lối chính sách của Đảng.
+ Nhu cầu quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước. - Về hình thức:
+ Các VBQPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. + Các ĐƯQT + Tập quán pháp + Án lệ
5. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền an sinh xã hội của con người.
- Là công cụ để Nhà nước thống nhất quản lý công tác an sinh xã hội.
- Góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
6. TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
- Tổ chức lao động quốc tế và Việt Nam
- Tổ chức lao động quốc tế với an sinh xã hội
- Tổ chức lao động quốc tế với việc đảm bảo an sinh xã hội: 9 loại an sinh xã hội + Chăm sóc y tế + Trợ cấp ốm đau + Trợ cấp thất nghiệp
+ Trợ cấp tuổi già (hưu trí)
+ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp + Trợ cấp gia đình + Trợ cấp thai sản + Trợ cấp tàn tật + Trợ cấp tiền tuất 6 lOMoAR cPSD| 40551442
CHƯƠNG 2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI 1.1. Khái niệm
- Quan hệ pháp luật an sinh xã hội được hiểu là những quan hệ xã hội hình thành
trong việc bảo vệ các thành viên xã hội, trước hết và chủ yếu nhằm bảo đảm thu
nhập, sức khỏe và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác thông qua các biện pháp
cụ thể, được các quy phạm pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh.
1.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội
- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội: một bên là nhà nước, chủ thể
còn lại là bất cứ thành viên nào.
- Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể trong quan hệ pháp luật an sinh xã
hội là trợ giúp và được trợ giúp về vật chất, do Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI CỤ THỂ
2.1. Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội
- Quan hệ pháp luật về BHXH là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo
đảm thu nhập nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong
trường hợp gặp phải những biến cố, rủi ro trong quá trình lao động hoặc khi già
yếu không còn khả năng lao động được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội:
+ Chủ yếu mang tính bắt buộc và thường phát sinh trên cơ sở của quan hệ lao động.
+ Người hưởng BHXH có nghĩa vụ đóng góp để hình thành quỹ bảo hiểm
trong quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội:
+ Bên tham gia bảo hiểm là người có nghĩa vụ đóng góp phí bảo hiểm để hình
thành quỹ BHXH theo quy định của pháp luật – gồm NLĐ, NSDLĐ. 7 lOMoAR cPSD| 40551442
+ Bên hưởng BHXH: đối tượng tham gia BHXH và đối tượng thụ hưởng
BHXH nhiều khi không thực sự đồng nhất.
+ Bên thực hiện bảo hiểm xã hội là cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện
chức năng thu, quản lý và chi bảo hiểm cho người được BHXH theo quy định của pháp luật.
- Nội dung quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội:
+ Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm:
• Thực hiện trích nộp, đóng BHXH theo quy định.
• Thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ, quản lý sổ bảo hiểm để làm
căn cứ đóng và trả BHXH.
• Cung cấp thông tin trung thực liên quan đến BHXH với cơ quan có thẩm quyền.
• Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của pháp luật về BHXH.
• Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan.
BHXH hoặc các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm.
+ Quyền và nghĩa vụ của bên hưởng bảo hiểm: • Được nhận sổ BHXH
• Được nhận trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời thuận tiện khi có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật.
• Có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp khi quyền
BHXH của họ bị xâm phạm.
• Cung cấp thông tin trung thực về BHXH.
• Có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ để hưởng BHXH. 8 lOMoAR cPSD| 40551442
• Bảo quản sử dụng sổ BHXH và hồ sơ BHXH đúng mục đích, đúng quy định.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của bên thực hiện bảo hiểm xã hội:
• Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chế độ BHXH, thu các khoản đóng góp
BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện, chi trả trợ cấp BHXH cho đối tượng tham gia BHXH.
• Lưu giữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng BHXH, cấp sổ và cấp thẻ BHXH.
• Quản lý, sử dụng, hạch toán quỹ BHXH.
• Xây dựng và trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện đề án
bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH.
• Tổ chức các phương thức quản lý, hợp tác với các đơn vị sử dụng lao
động, cơ sở khám chữa bệnh.
• Từ chối việc chi trả các chế độ BHXH.
2.2. Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế
- Quan hệ pháp luật BHYT là quan hệ xã hội hình thành giữa người tham gia bảo
hiểm y tế, tổ chức BHYT và cơ sở khám chữa bệnh BHYT trong quá trình khám,
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT do Nhà nước tổ chức,
quản lý theo quy định của pháp luật, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế:
+ Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế được mở rộng ở phạm vi toàn dân.
+ Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế được xây dựng trên cơ sở sự chia sẻ cộng
đồng trong mối tương quan với sự đóng góp của từng cá nhân, nhưng mức
hưởng theo bệnh lý và nhóm đối tượng.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế:
+ Người tham gia đóng BHYT + Người hưởng BHYT 9 lOMoAR cPSD| 40551442 + Bên thực hiện BHYT
- Nội dung của quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế:
+ Quyền và nghĩa vụ của người tham gia đóng BHYT
+ Quyền và nghĩa vụ của người hưởng BHYT
+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHYT
2.3. Quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
- Quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp là quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực BHTN như việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả trợ cấp thất nghiệp và
thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc, được quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp:
+ Quan hệ pháp luật BHTN hướng tới giải quyết việc làm cho người thất nghiệp.
+ Quan hệ pháp luật BHTN khuyến khích người thất nghiệp chủ động tìm kiếm việc làm.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp:
+ NLĐ đang tham gia vào QHLĐ hoặc đang trong tình trạng thất nghiệp.
+ NSDLĐ tham gia vào QHPL bảo hiểm thất nghiệp.
+ Nhà nước thông qua các cơ quan thực hiện BHTN thực hiện các chính sách
pháp luật, giải quyết chế độ cho người thất nghiệp.
- Nội dung của quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp: + Về quyền:
• NLĐ tham gia BHTN; được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc
làm; được tạo mọi điều kiện thuận lợi để trở lại thị trường lao động.
• NSDLĐ: tham gia BHTN; được sử dụng quỹ BHTN để chi trả cho việc
đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ. + Về nghĩa vụ: 10 lOMoAR cPSD| 40551442
• Đóng góp vào quỹ BHTN
• NLĐ có nghĩa vụ phải khai báo trung thực về tình hình việc làm của bản thân.
• Nhà nước có trách nhiệm quản lý, điều hành việc thực hiện BHTN.
2.4. Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội
- Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong việc Nhà
nước ưu đãi người có công và một số thành viên trong gia đình họ trong các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội:
+ Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội được hình thành trên cơ sở sự đóng góp đặc
biệt của chủ thể được ưu đãi hoặc thân nhân của gia đình họ cho xã hội.
+ Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội thể hiện sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước
đối với người có công.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội:
+ Nhà nước – người thực hiện ưu đãi xã hội
+ Người được hưởng ưu đãi xã hội
- Nội dung của quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội:
+ Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước – người thực hiện ưu đãi xã hội: Thực
hiện thủ tục xác nhận, công nhận, lưu trữ hồ sơ và quản lý đối tượng thuộc
diện ưu đãi xã hội theo chức năng hoặc theo sự phân cấp của Nhà nước;
Thực hiện chi trả các chế độ ưu đãi, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng… cho
người được ưu đãi; Quản lý phần mộ liệt sỹ các công trình thi công, thăm
viếng nghĩa trang liệt sỹ theo sự phân cấp của Nhà nước; Trả lời đơn thư
khiếu nại về việc thực hiện chính sách chế độ ưu đãi theo thẩm quyền.
+ Quyền và nghĩa vụ của người được ưu đãi: Được hưởng ưu đãi xã hội, các
ưu đãi khác và chế độ nuôi dưỡng, điều dưỡng, phục hồi chức năng; Thực
hiện đúng các quy định của Nhà nước về điều kiện, thủ tục để hưởng chế 11 lOMoAR cPSD| 40551442
độ ưu đãi; Không được có những hành vi gian dối, giả mạo giấy tờ để
hưởng chế độ ưu đãi xã hội.
2.5. Quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội
- Quan hệ pháp luật về trợ giúp xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong việc
người trợ giúp được hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và các nhu cầu thiết yếu để giải
quyết khó khăn cho người cần trợ giúp, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
+ Về người trợ giúp: Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
+ Về người được trợ giúp: Bất kỳ cá nhân nào có hoàn cảnh khó khăn, bất
hạnh không thể khắc phục được.
+ Về các chế độ trợ giúp: Trợ giúp thường xuyên, trợ giúp một lần.
+ Về nguồn tài chính thực hiện: NSNN và nhân dân đóng góp.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội:
+ Chủ thể tham gia QHPL trợ giúp xã hội với tư cách là người trợ giúp rất đa dạng.
+ Chủ thể tham gia QHPL trợ giúp xã hội với tư cách là người được trợ giúp
không có nghĩa vụ đóng góp như các chủ thể thụ hưởng chính sách an sinh
ở các quan hệ pháp luật an sinh xã hội khác.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội:
+ Bên trợ giúp xã hội: cơ quan, tổ chức, cá nhân; Nhà nước có trách nhiệm hỗ
trợ cho công dân khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn; Các cơ sở bảo trợ ngoài
công lập hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Người được trợ giúp: cá nhân, hộ gia đình, những thành viên trong xã hội
thực sự đang gặp hoàn cảnh khó khăn, rủi ro, bất hạnh. Có hai nhóm đối
tượng: Nhóm đối tượng thuộc diện hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên;
Nhóm đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội đột xuất.
- Nội dung của quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội: 12 lOMoAR cPSD| 40551442
+ Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, các cơ sở bảo trợ xã hội: Quản lý
đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội theo sự phân cấp của cơ quan có thẩm
quyền hoặc theo chức năng đã được xác định; Có trách nhiệm thực hiện các
chế độ trợ giúp xã hội kịp thời đúng pháp luật; Tiếp nhận, sử dụng và quản
lý các nguồn kinh phí, hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp.
+ Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp: Được hưởng trợ giúp xã hội
(TGXH) 1 lần hoặc hàng tháng, hàng quý tùy thuộc đối tượng trợ giúp do
pháp luật quy định; Nếu nuôi dưỡng tại các cơ sở tập trung được trợ cấp
bằng hiện vật đối với các nhu cầu sinh hoạt thiết thực; Được tạo điều kiện
học nghề và việc làm; Được trợ giúp về y tế, giáo dục tùy từng đối tượng;
Người được trợ giúp phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ
tục trợ giúp, trung thực về điều kiện trợ giúp.
2.6. Quan hệ pháp luật giải quyết tranh chấp an sinh xã hội
- Quan hệ pháp luật giải quyết tranh chấp an sinh xã hội là quan hệ xã hội phát sinh
trong việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét vụ việc tranh chấp an
sinh xã hội khi các chủ thể trong quan hệ xã hội có yêu cầu, được quy phạm pháp luật điều chỉnh. - Đặc điểm:
+ Chủ thể trong QHPL về giải quyết tranh chấp an sinh xã hội rất đa dạng liên
quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
+ Nội dung trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến lợi ích vật chất của
bên chủ thể thụ hưởng chế độ an sinh xã hội. 13 lOMoAR cPSD| 40551442
CHƯƠNG 3. BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình
thức đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động và trong một số
trường hợp là thành viên trong gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
- Bản chất của bảo hiểm xã hội: + Mang tính xã hội:
• Lấy số đông bù số ít
• Tương trợ cộng đồng
• Đảm bảo cuộc sống ổn định của NLĐ + Mang tính kinh tế:
• Là thu nhập khách quan, đa dạng, phức tạp
• Là quá trình phân phối lại thu nhập
• Sự kiện BHXH phát sinh quỹ bảo hiểm thực hiện trợ giúp
1.2. Các loại hình bảo hiểm xã hội
- BHXH bắt buộc: ốm đau; thai sản; TNLĐ-BNN; hưu trí; tử tuất.
+ NLĐ, NSDLĐ phải tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
+ Nhiều nội dung có liên quan: mức đóng BHXH, phương thức đóng, điều
kiện hưởng, thủ tục thực hiện…
- BHXH tự nguyện: hưu trí và tử tuất.
+ NLĐ có quyền tự quyết định tham gia bảo hiểm trên tinh thần tự nguyện.
+ Gồm: NLĐ không tham gia QHLĐ (xã viên HTX, người buôn bán tự do, hành nghề tự do)
1.3. Các yếu tố cấu thành chế độ bảo hiểm xã hội (1) Người tham gia BHXH 14 lOMoAR cPSD| 40551442 (2) Người hưởng BHXH (3) Thời gian hưởng BHXH (4) Mức hưởng BHXH
1.4. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
- Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ với những người tham gia BHXH.
- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương. Mức đóng BHXH tự
nguyện tính trên cơ sở thu nhập do NLĐ lựa chọn.
- NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự
nguyện thì được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
- Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, được sử
dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần.
- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời, đầy
đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
1.5. Quỹ bảo hiểm xã hội
1.5.1 Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội
- Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia
BHXH hình thành một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN để chi trả
các chế độ BHXH và các chi phí liên quan khác.
1.5.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
- Người tham gia BHXH đóng góp
- Tiền sinh lời từ đầu tư tăng trưởng quỹ
- Tiền do ngân sách Nhà nước hỗ trợ
- Các nguồn thu hợp pháp khác
1.5.3. Nhiệm vụ chi của quỹ bảo hiểm xã hội
- Trả các chế độ BHXH. 15 lOMoAR cPSD| 40551442
- Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau.
- Chi phí quản lý quỹ BHXH.
- Trả phí khám giám định suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp suy giảm
khả năng lao động không do NSDLĐ giới thiệu.
2. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
2.1. Chế độ BHXH ốm đau
- BHXH ốm đau là chế độ BHXH nhằm bảo đảm thu nhập cho NLĐ (tham gia
BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm sóc con
ốm theo quy định của pháp luật.
- Mục đích: đảm bảo thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc do bị
ốm đau hoặc tai nạn rủi ro (mà không phải tai nạn lao động).
- Chế độ BHXH đối với NLĐ bị ốm đau, tai nạn rủi ro:
+ Đối tượng và điều kiện được hưởng: • Một: o NLĐ làm công ăn lương
o Mất khả năng lao động
o Bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập • Hai:
o Bị ốm đau hoặc tai nạn rủi ro o Mang tính khách quan
o Trường hợp do lỗi của NLĐ không được hưởng • Ba:
o Phải nghỉ việc để điều trị
o Bị gián đoạn thu nhập • Bốn: 16 lOMoAR cPSD| 40551442
o Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
o Là cơ sở quan trọng trong xác nhận sự kiện BHXH ốm đau
+ Thời gian hưởng BHXH ốm đau:
• Điều kiện lao động: o Công việc o Khu vực o Lĩnh vực làm việc
• Thời gian tham gia BHXH:
o Tính theo ngày làm việc o Theo đợt điều trị
• Tình trạng bệnh tật, mục đích bảo hiểm:
o Theo quy định của Luật BHXH 2014
o Đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ
• Khả năng cân đối thu – chi: o Quỹ BHXH
o Thực tế chi trả của NLĐ
+ Mức hưởng BHXH ốm đau:
• Thấp nhất 50%, cao nhất 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
(Khoản 2 Điều 28 Luật BHXH 2014).
• Nếu NLĐ chưa hồi phục sức khỏe, chưa sẵn sàng trở lại làm việc được
hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi đáp ứng đủ điều kiện theo luật định.
- Chế độ bảo hiểm đối với NLĐ chăm sóc con ốm đau:
+ Đối tượng được hưởng: NLĐ đang tham gia BHXH phải nghỉ việc, bị gián
đoạn thu nhập lao động. 17 lOMoAR cPSD| 40551442
+ Điều kiện kèm theo: con đẻ, con nuôi hợp pháp, độ tuổi của con (con dưới 7
tuổi – mẹ được hưởng chế độ BHXH về ốm đau)
+ Thời gian hưởng: tính theo ngày làm việc trong một năm dương lịch. Số
tiền tính như khi NLĐ nghỉ ốm đau.
2.2. Chế độ bảo hiểm thai sản
- Là tổng hợp các quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo thu nhập và đảm bảo sức
khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho NLĐ nói chung khi
nuôi con, nhận con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
- Mục đích: Bảo vệ thu nhập cho NLĐ bị gián đoạn trong thời kỳ mang thai, nuôi con nhỏ, hậu sinh.
- Chế độ đối với NLĐ thực hiện các biện pháp tránh thai:
+ Áp dụng cho cả lao động nam và nữ thực hiện biện pháp tránh thai.
+ NLĐ nghỉ việc hoặc tạm thời nghỉ việc cần bảo hiểm bảo vệ.
+ Điều kiện hưởng: NLĐ đang tham gia bảo hiểm, lao động nữ đặt vòng tránh
thai, lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
+ Thời gian hưởng 07 ngày làm việc lao động nữ đặt vòng, 15 ngày lao động triệt sản.
+ Mức hưởng: 100% tiền lương.
- Chế độ bảo hiểm đối với lao động nữ mang thai và sinh con:
+ Đối tượng lao động nữ tham gia BHXH.
+ Lao động nữ mang thai, sảy thai, nạo hút thai, phá thai bệnh lý, nghỉ sinh
con, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
+ Có xác nhận của cơ quan y tế.
+ Có thời gian tối thiểu đóng BHXH: đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12
tháng trước khi nghỉ sinh con.
+ Trường hợp mang thai nghỉ theo chỉ định bắt buộc của bác sĩ NLĐ phải
đóng đủ 12 tháng BHXH (Khoản 2, 3 Điều 31 Luật BHXH) 18 lOMoAR cPSD| 40551442
+ Thời gian hưởng: thấp nhất 10 ngày, cao nhất 50 ngày.
+ Mức hưởng: 100% tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ.
- Chế độ đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ:
+ Đối tượng hưởng: Lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ (Điều 30, 31 Luật BHXH)
+ Lao động nữ mang thai hộ: đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên, trong thời
gian 12 tháng trước khi sinh.
+ Người mẹ nhờ mang thai hộ: đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng tính
đến thời điểm nhận con.
+ Thời gian hưởng: Mẹ nhờ mang thai hộ tính đến thời điểm nhận con đến khi
con đủ 6 tháng tuổi, được trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương.
+ Lao động nữ mang thai hộ: như lao động bình thường.
- Chế độ BHXH đối với NLĐ nhận nuôi con nuôi:
+ Áp cho cả lao động nam và lao động nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
+ Đảm bảo một phần việc cân đối thu chi quỹ bảo hiểm ốm đau, thai sản.
+ Thời gian đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
+ Mức hưởng 100% mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH.
2.3. Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN
- Là chế độ BHXH do quỹ BHXH chi trả nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu
nhập cho NLĐ do bị giảm hoặc mất khả năng lao động vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Đối tượng và điều kiện được hưởng TNLĐ: + Bị tai nạn lao động:
• Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, thực hiện các nhu cầu sinh hoạt
cần thiết tại nơi làm việc. 19 lOMoAR cPSD| 40551442
• Ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của NSDLĐ.
• Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong
khoảng thời gian hợp lý, quãng đường hợp lý.
+ Suy giảm khả năng lao động: Từ 05% trở lên theo kết luận của hội đồng
giám định y khoa lao động có thẩm quyền.
- Đối tượng và điều kiện được hưởng BNN:
+ Bị bệnh nghề nghiệp:
• Phát sinh do điều kiện lao động có hại của Nhà nước tác động đối với NLĐ.
• Bệnh nghề nghiệp gắn với môi trường làm việc, nhiệm vụ công việc.
• Hệ quả: độ ẩm, tiếng ồn, bức xạ, chất độc, các loại hơi, khí độc, bụi độc…
+ Suy giảm khả năng lao động: Từ 05% trở lên theo kết luận của hội đồng
giám định y khoa có thẩm quyền.
- Các loại và mức bảo hiểm:
+ Các chế độ do NSDLĐ trực tiếp chi trả:
• Các vụ tai nạn xảy ra tại đơn vị
• NSDLĐ có trách nhiệm: sơ cứu NLĐ, thanh toán chi phí y tế, trả đủ
tiền lương trong thời gian NLĐ điều trị; BTTH, giới thiệu giám định sức khỏe.
+ Các chế độ do tổ chức BHXH chi trả:
• Chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động
• Trợ cấp thương tật, bệnh tật một lần
• Chi phí mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
• Trợ cấp phục vụ, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
• Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 20