-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống - Công nghệ thông tin | Đại học Mở Hà Nội
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành Công nghệ Thông tin là sự ra đời của nhiều phương pháp tiếp cận, công cụ tin học hỗ trợ cho chuyên gia tin học trong việc xây dựng những sản phẩm phần mềm, xây dựng những hệ thống thông tin tin học hóa. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Công nghệ thông tin (Mở HN) 16 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống - Công nghệ thông tin | Đại học Mở Hà Nội
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành Công nghệ Thông tin là sự ra đời của nhiều phương pháp tiếp cận, công cụ tin học hỗ trợ cho chuyên gia tin học trong việc xây dựng những sản phẩm phần mềm, xây dựng những hệ thống thông tin tin học hóa. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Công nghệ thông tin (Mở HN) 16 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành Công nghệ
Thông tin là sự ra đời của nhiều phương pháp tiếp cận, công cụ
tin học hỗ trợ cho chuyên gia tin học trong việc xây dựng
những sản phẩm phần mềm, xây dựng những hệ thống thông tin
tin học hóa. Tiếp cận hướng đối tượng có nguồn gốc từ lập trình
hướng đối tượng hiện nay rất được các công ty và các chuyên
gia tin học ưu chuộng và sử dụng rộng rãi. Phân tích thiết kế hệ
thống thông tin hướng đối tượng dùng UML (Unified Modeling
Language) là một chuyên đề mới hiện đang được giảng dạy cho
các sinh viên đại học và sau đại học. Song trong khuôn khổ giáo
trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin này với mục đích
nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng cơ bản
nhất, giúp cho sinh viên nắm vững cơ sở lý thuyết, phương
pháp luận khi tiếp cận xây dựng một hệ thống thông tin tin học
hóa ở qui mô nhỏ và trung bình nhóm tác giả chúng tôi đã quyết
định trình bày theo phương pháp tiếp cận truyền thống hướng cấu trúc.
Phương pháp tiếp cận phân tích thiết kế hệ thống thông tin
sẽ trình bày trong giáo trình này hiện nay cũng đang được các
thầy cô, chuyên gia đầu ngành chọn giảng dạy tại các trường
đại học ở Việt Nam. Nội dung trong cuốn giáo trình này là kết
quả học tập, nghiên cứu của nhóm tác giả trong quá trình ngồi ở
ghế giảng đường. Để có thể hoàn thành giáo trình này nhóm tác
giả chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã
giảng dạy chúng tôi trong suốt những năm tháng đại học và sau đại học.
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là môn học của sinh
viên tin học thuộc chuyên ngành hệ thống thông tin. Để có thể
đọc hiểu giáo trình cũng như nắm bắt được kiến thức thông qua
môn học này sinh viên cần phải nắm vững kiến thức về “Nhập
môn Công nghệ Phần mềm“, “Nhập môn cơ sở dữ liệu”, “Phân
tích thiết kế cơ sở dữ liệu” đã được học trong những nhóm học phần trước.
Đây là lần biên soạn đầu tiên chắc chắn không thể tránh
khỏi những sai sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô, các đồng nghiệp và bạn đọc để
có thể hoàn thiện hơn giáo trình này phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! TPHCM tháng 11/2004 Nhóm tác giả MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................ 1
MỤC LỤC ................................................................................... 3
Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN. ......... 9
1. Hệ thống (System)...............................................................9
1.1 Khái niệm hệ thống: ......................................................9
1.2 Cấu tạo của một hệ thống ..............................................9
1.3 Các bộ phận của một hệ thống ....................................11
1.3.1 Bộ phận tác vụ......................................................11
1.3.2 Bộ phận quản lý: ..................................................11
1.3.3 Bộ phận quyết định: .............................................12
2. Thông tin (Information) ....................................................12
2.1 Khái niệm thông tin .....................................................12
2.2 Tính chất thông tin ......................................................13
3 Hệ thống thông tin là gì? ....................................................14
3.1 Định nghĩa: ..................................................................14
3.2 Những thành phần cơ bản của một HTTT ..................14
3.3 Các loại HTTT ............................................................14
3.4 Nhiệm vụ và vai trò của một HTTT ............................15
3.4.1. Nhiệm vụ .............................................................15
3.4.2 Vai trò ..................................................................16
4. Không gian biểu diễn một hệ thống thông tin ...................16
4.1. Không gian 3 mức nhận thức .....................................17
4.1.1. Mức quan niệm ...................................................17
4.1.2. Mức logic ............................................................17
4.1.3. Mức vật lý ...........................................................17
4.2. Không gian các thành phần thuộc một HTTT ............18
4.2.1 Dữ liệu: ................................................................18
4.2.2. Xử lý: ..................................................................18
4.2.3. Những con người: ...............................................18
4.2.4. Bộ xử lý: ..............................................................18
4.2.5. Thành phần truyền thông ....................................19
4.3. Không gian về các bước phát triển của một HTTT ....19
5. Khảo sát các vấn đề qua từng cặp không gian: ................ 20
5.1. Không gian “các mức nhận thức” – không gian “các
thành phần” ...................................................................... 20
5.2. Không gian “các thành phần” – không gian “các bước
phát triển” ......................................................................... 21
5.3. Không gian “mức nhận thức” – không gian “các bước
phát triển” ......................................................................... 21
6. Tiếp cận xây dựng HTTT ................................................. 22
6.1 Tiếp cận hướng chức năng: ........................................ 22
6.1.1 Mô hình thác nước .............................................. 23
6.2 Tiếp cận hướng đối tượng .......................................... 26
7. Các phương pháp mô hình hóa HTTT ............................. 27
7.1 Lịch sử phát triển của các phương pháp ..................... 27
7.2 Đặc điểm của các phương pháp ................................. 28
7.2.1 Phương pháp Descartes: ...................................... 28
7.2.2 Phương pháp hệ thống: ....................................... 29
7.2.3 Phương pháp lập trình hướng đối tượng: ............ 30
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH YÊU CẦU ................................... 33
1. Dẫn nhập .......................................................................... 33
2. Các bước thực hiện phân tích yêu cầu .............................. 34
2.1 Tiên đoán: (sơ bộ) ...................................................... 34
3. Kỹ thuật thu thập thông tin: ............................................. 35
3.1 Phỏng vấn ................................................................... 35
3.2 Lập bảng câu hỏi: ....................................................... 36
3.3 Nghiên cứu tài liệu ..................................................... 37
3.4 Quan sát hiện trường .................................................. 37
4. Các kỹ thuật phân tích ...................................................... 37
5. Hồ sơ phân tích hiện trạng ............................................... 38
6. Ví dụ về giai đoạn phân tích yêu cầu ............................... 38
6.1 Quá trình nhập, xuất hàng .......................................... 38
6.2 Quản lý công nợ khách hàng ...................................... 44
6.3 Quản lý tồn kho hàng hóa .......................................... 46
6.4 Quản lý doanh số bán hàng ........................................ 47
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ THÀNH PHẦN DỮ
LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ................................... 49
1. Dẫn nhập .......................................................................... 49
2. Mô hình dữ liệu ở mức quan niệm ................................... 51
2.1 Mô hình thực thể - kết hợp nguyên thủy .................... 51
2.1.1 Thực thể............................................................... 52
2.1.2 Loại thực thể ........................................................ 54
2.1.3 Mối kết hợp: ........................................................ 56
2.1.4 Loại thực thể phụ thuộc:...................................... 58
2.2 Mô hình thực thể kết hợp mở rộng ............................. 59
2.2.1 Mối kết hợp đệ qui. ............................................. 59
2.2.2 Mối kết hợp định nghĩa trên mối kết hợp ............ 59
2.2.3 Nhiều mối kết hợp định nghĩa trên cùng những
thực thể như nhau: ....................................................... 60
2.2.4 Thực thể chuyên biệt/ thực thể tổng quát: ........... 60
2.3 Xây dựng mô hình quan niệm dữ liệu ........................ 61
2 3.1 Xác định danh sách các loại thực thể, thuộc tính 61
2.3.2 Xác định các mối kết hợp .................................... 62
2.3.3 Hoàn chỉnh mô hình quan niệm dữ liệu .............. 62
2.3.4 Mô tả các ràng buộc toàn vẹn trên mô hình E-R 63
2.4 Sáu nguyên tắc kiểm tra mô hình quan niệm dữ liệu. 65
2.5 Một số vấn đề thường gặp .......................................... 66
2.5.1 Mối kết hợp n ngôi khác mối kết hợp 2 ngôi ...... 66
2.5.2 Mối kết hợp khác thực thể ................................... 67
2.5.3 Thuộc tính/ Thực thể? ......................................... 67
2.6 Mô hình quan niệm dữ liệu bài toán bán hàng. .......... 69
3. Mô hình tổ chức dữ liệu (logic) ....................................... 77
3.1 Bảy bước chuyển đổi sang mô hình quan hệ (ở mức
logic) ................................................................................ 78
3.1.2 Các tình huống của b1. ........................................ 78
3.1.3 Một số điều cần lưu ý ở bước 3 + bước 4. .......... 81
3.2 Tối ưu hóa mô hình tổ chức dữ liệu: .......................... 83
3.2.1 Việc thêm/bớt các bảng ....................................... 83
3.2.2 Việc thêm/bớt các thuộc tính ............................... 84
3.3 Mô tả những ràng buộc toàn vẹn ở mức thiết kế dữ liệu
(tổ chức/logic): ................................................................. 85
3.4 Bảng tầm ảnh hưởng .................................................. 85
3.5 Mô hình quan hệ dữ liệu của bài toán quản lý mua bán
hàng hóa: .......................................................................... 86
4. Mô hình vật lý (cài đặt vật lý) .......................................... 92
4.1 Tạo cơ sở dữ liệu ........................................................ 93
4.2 Tạo các bảng dữ liệu .................................................. 94
4.3 Tạo database diagram ................................................. 95
4.4 Tạo các Triggers ......................................................... 96
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ THÀNH PHẦN XỬ
LÝ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ....................................... 98
1 Dẫn nhập: .......................................................................... 98
2. Mô hình hóa thành phần xử lý: ........................................ 99
3. Biểu đồ phân cấp chức năng (Functional Hierachical
Decomposition Diagram - FHD) ....................................... 100
3.1 Thành phần của biểu đồ bao gồm: ........................... 100
3.2 Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng FHD: .... 101
3.3 Biểu đồ FHD của hệ thống quản lý mua bán hàng hóa
. ...................................................................................... 102
4. Phương pháp mô hình dòng dữ liệu: (DFD-Data Flow
Diagram) ............................................................................ 103
4.1 Đặc điểm .................................................................. 103
4.2 Một số khái niệm cơ bản: ......................................... 104
4.2.1 Ô xử lý:.............................................................. 104
4.2.2 Dòng dữ liệu ...................................................... 104
4.2.3 Đầu cuối (Source/Destination) .......................... 105
4.2.4 Kho dữ liệu ........................................................ 106
4.2.5 Tác nhân ngoài .................................................. 106
4.2.6 Tác nhân trong .................................................. 107
4.3 Các cấp của sơ đồ dòng dữ liệu ................................ 108
4.3.1 Cấp 0: Cấp thấp nhất ......................................... 108
4.3.2 Các cấp cao hơn: ............................................... 109
4.3.3 Một số hướng dẫn khi phân cấp sơ đồ dòng dữ liệu
. .................................................................................. 111
4.4 Từ điển dữ liệu ......................................................... 112
4.4.2 Tính cần thiết: ................................................... 112
4.4.3 Nội dung từ điển dữ liệu: .................................. 113
4.4.4 Kiểm tra dữ liệu cấu trúc: .................................. 115
4.5 Công cụ đặc tả ô xử lý: ............................................. 116
4.6 Một số chú ý khi xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu DFD117
5. Phương pháp Merise: ..................................................... 118
5.1 Một số khái niệm cơ bản trong phương pháp mô hình
hóa Merise: .................................................................... 118
5.1.1 Hệ thống-quy tắc quản lý: ................................. 118
5.1.2 Biến cố - kết quả (Event - Result) ..................... 119
5.1.3 Sự đồng bộ hóa (Synchronous) ......................... 121
5.1.4 Ðiều kiện phát sinh kết quả ............................... 122
5.1.5 Quy chế của các biến cố đối với một quy tắc quản lý
.......................................................................... 123
5.1.6 Một số tình huống cần lưu ý khi xây dựng mô hình
quan niệm cho xử lý. .................................................. 124
5.2 Phương pháp xây dựng mô hình quan niệm xử lý (tựa
Merise) ........................................................................... 128
5.2.1 Xây dựng sơ đồ thông lượng thông tin.............. 129
5.2.2 Xây dựng sơ đồ các biến cố .............................. 129
5.2.3 Xây dựng sơ đồ quan niệm cho xử lý................ 130
5.3 Thiết kế thành phần xử lý ở mức tổ chức/logic ........ 131
5.3.1 Các khái niệm .................................................... 131
5.3.2 Cách trình bày mô hình tổ chức xử lý tựa Merise
. .................................................................................. 134
CHƯƠNG V........................................................................... 135
THIẾT KẾ THÀNH PHẦN GIAO DIỆN CỦA HỆ THỐNG
THÔNG TIN .......................................................................... 135
1. Dẫn nhập: ....................................................................... 135
2. Mục đích vai trò của việc thiết kế giao diện:.................. 136
3. Chất lượng của giao diện ................................................ 137
4. Các nội dung thiết kế giao diện: ...................................... 139
4.1 Thiết kế màn hình chính (main window) .................. 139
4.2 Thiết kế hệ thống thực đơn (Menu)........................... 141
4.3 Thiết kế hệ thống thanh công cụ (Toolbars) ............. 142
4.4 Thiết kế các màn hình nhập liệu ................................ 142
4.5 Thiết kế các hộp hội thoại ......................................... 145
4.6 Thiết kế các màn hình thông báo .............................. 146
4.7 Thiết kế các báo biểu, thống kê ................................. 147
PHỤ LỤC A: BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾT HTTT .... 148
BÀI TẬP VỀ ERD .............................................................. 148
BÀI TẬP VỀ DFD .............................................................. 156
PHỤ LỤC B: MỘT SỐ ĐỀ BÀI TẬP LỚN ........................... 178
Tài liệu tham khảo ................................................................... 213
Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN.
1. Hệ thống (System)
1.1 Khái niệm hệ thống:
Hệ thống là tập hợp các yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc
cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm
thành một thể thống nhất.
Hay hệ thống là tập hợp những tư tưởng những nguyên
tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách logic làm thành một thể thống nhất.
Vd: Hệ thống tư tưởng, hệ thống các quy tắc ngữ pháp, hệ
thống đường sắt, hệ thống tín hiệu giao thông, …
Trong một hệ thống, mỗi một thành phần có thể có những
chức năng khác nhau nhưng khi kết hợp lại chúng chúng có
những chức năng đặc biệt.
Thí dụ: tất cả thứ như: khung xe, bánh xe, phụ tùng, kiếng
dây điện, bulông, nhãn hiệu,.. , mỗi thứ có một chức năng riêng,
nhưng nếu chúng được lắp ráp một cách hợp lý tạo thành một
chiếc ôtô thì chúng có khả năng di chuyển nhanh, chuyên chở,...
Giá trị của toàn bộ hệ thống hơn hẵn giá trị của tất cả tạo nên nó cộng lại.
1.2 Cấu tạo của một hệ thống
Một hệ thống có thể bao gồm nhiều bộ phận, thành phần mà ta
thường gọi là hệ thống con (subsystems). Mỗi một hệ thống con
đảm nhận một số tác vụ riêng biệt nào đó trong hệ thống lớn mà nó là một thành phần.
Thí dụ: hệ thống thông tin bao gồm mạng truyền thông, hệ
thống điện thọai, các máy tính và những con người thao tác chúng.
Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống:
Môi trường là những con người, phương tiện, quy luật, chính
sách... bao quanh hệ thống. Một hệ thống không thể họat động
độc lập, cho nên tìm hiểu một hệ thống không thể không quan
tâm tới môi trường bao quanh hệ thống đó.
Giới hạn (boundaries) là chu vi hay đường ranh giới giữa một
hệ thống và môi trường bên ngoài. Nó cách biệt giữa các phần
tử tạo nên hệ thống và thế giới bên ngoài. Trong một số trường
hợp biên của nó dễ xác định, nhưng cũng có những hệ thống mà biên không rõ ràng.
Ðầu vào (inputs) của một hệ thống là các đối tượng từ môi
trường bên ngoài tham gia vào hệ thống. Hệ thống tác động lên
chúng. biến đổi chúng tạo thành các kết quả đầu ra. Không có
đầu vào hệ thống không thể tạo được kết quả đầu ra.
Thành phần xử lý (processing) của một hệ thống có chức năng
biến đổi từ các đối tượng đầu vào thành kết quả đầu ra.
Ðầu ra (outputs) là sản phẩm, là kết quả của xử lý. Thí dụ:
Một nhà máy nhận các nguồn như: nguyên liệu, nhiên liệu, sức
lao động theo những quy trình hợp lý để tạo ra các sản phẩm.
Một trường học nhận các thí sinh đạt tiêu chuẩn sau kỳ tuyển
sinh, qua quá trình đào tạo thông qua sự giảng dạy của các giáo
viên, giáo trình, các phương tiện nghiên cứu,... cho ra trường
những học viên tốt nghiệp.
1.3 Các bộ phận của một hệ thống
1.3.1 Bộ phận tác vụ:
Thường gồm nhiều bộ xử lý sơ cấp hơn, nhận các luồng thông
tin từ thế giới bên ngoài, tác động lên chúng hoặc làm việc với
chúng. Bộ phận tác vụ là một hệ thống xác định, nghĩa là các bộ
xử lý cấu tạo nên nó sử dụng các quy tắc ứng xử đã được cố
định do bộ phận quyết định, sao cho các dữ liệu nhập giống
nhau sinh ra cùng dữ liệu xuất.
1.3.2 Bộ phận quản lý:
Bộ phận quản lý của một hệ thống là một tập hợp có tổ chức
của các phương tiện thông tin, nhằm mục đích cung cấp một sự
biểu diễn cho hoạt động của tổ chức đó. Nó có các chức năng:
- Thu thập thông tin đến (từ Bộ phận quyết định,
Bộ phận tác vụ, môi trường bên ngoài).
- Lưu trữ các thông tin này hoặc lưu các kết quả xử lý của chúng.
- Xử lý theo yêu cầu của bộ phận tác vụ và bộ phận quyết định Nó có hai bộ phận con:
- Bộ phận ghi nhớ, lưu trữ thông tin.
- Bộ phận xử lý thông tin.
1.3.3 Bộ phận quyết định:
Có chức năng đưa ra những quyết định mục tiêu hoạt động, sự
tồn tại và phát triển của tổ chức. Những quyết định thường dựa
vào sự biểu diễn thông tin đã dùng để lấy quyết định, nhưng
không thể đoán trước được.
Thông tin là một hay tập hợp những phần tử mà ta thường
gọi là các tín hiệu phản ánh ý nghĩa về một đối tượng, một hiện
tượng hay một quá trình nào đó của sự vật thông qua quá trình nhận thức.
Tín hiệu được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau: ngôn
ngữ (tiếng nói, văn bản chữ viết, động tác), hình ảnh, âm thanh,
mùi vị... được nhận biết thông qua các cơ quan cảm giác và quá trình nhận thức.
Cần chú ý là cùng một (hoặc một tập hợp) tín hiệu nhưng
tùy những ngữ cảnh khác nhau thể hiện những thông tin khác
nhau và cùng một thông tin cũng có thể biểu diễn bằng những
dạng tín hiệu khác nhau.
Một tổ chức có thể được nhìn nhận, xem xét dưới những
góc độ khác nhau, cho nên có nhiều dạng thông tin khác nhau.
Tập hợp tất cả những thông tin về một tổ chức cho ta tiếp cận
sự hiểu biết về tổ chức đó.
Trong tin học, thông tin là sự tinh lọc từ việc xử lý dữ
liệu. Chính vì vậy mà hai thành phần quan trọng của hệ thống
thông tin là thành phần dữ liệu và thành phần xử lý.
2.2 Tính chất thông tin
Hai tính chất chủ yếu là giá thành (cost) và giá trị (value).
Giá thành và giá trị của một thông tin là giá thành và giá trị của
các phần tử khác nhau cấu thành nên thông tin đó.
Giá thành của một thông tin là chi phí phải trả vào việc
thu thập, lưu trữ, biến đổi và truyền các thông tin cơ sở cấu thành nên thông tin đó.
Ví dụ: Chi phí phải trả cho việc điều tra dân số, đo đạc địa hình
hành chánh, lưu trữ, và xử lý để có thông tin về mật độ dân số
trên từng đơn vị diện tích hay đơn vị hành chánh.
Giá trị phụ thuộc vào: - Bản chất thông tin. - Tính trung thực. - Thời điểm. - Mức độ hiếm hoi. - Giá thành.
- Sự biểu diễn thông tin.
- Chủ thể sử dụng thông tin.
Ta thấy, giá trị thông tin được xác định bởi cái mà nó sẽ
phục vụ cho. Như vậy, thông tin chỉ có giá trị nếu nó đáp ứng
được một nhu cầu nào đó. Nếu không khai thác được, nó sẽ trở thành vô ích.
3 Hệ thống thông tin là gì? 3.1 Định nghĩa:
HTTT là một hệ thống được tổ chức thống nhất từ trên xuống
dưới, có chức năng xử lý, phân tích, tổng hợp các thông tin giúp
các “nhà quản lý” quản lý tốt cơ sở của mình, và trợ giúp ra
quyết định hoạt động kinh doanh. Một hệ thống quản lý được
phân thành nhiều cấp từ trên xuống dưới và chuyển từ dưới lên trên.
3.2 Những thành phần cơ bản của một HTTT - Con người - Dữ liệu - Thủ tục xử lý
3.3 Các loại HTTT Hổ trợ ra quyết định dài hạn (chiến lược) HTTT- Phân tích, lập kế HTQĐ hoạch kinh doanh (trung hạn) (chiến thuật) HTTT-Quản lý HTTT-tác vụ
Chúng ta có thể phân loại HTTT tùy thuộc vào nhiều tiêu chí
phân loại khác nhau. Chẳng hạn chúng ta có thể phân loại các
ứng dụng HTTT theo qui mô triển khai như sau: Qui mô Nhân sự Thời gian thực hiện Nhỏ < 5 người < 6 tháng Trung bình 5 → 20 người 1 → 2 năm 20 → 50 người Lớn 50 → 100 người 2 → 5 năm 100 → 1000 người Rất lớn > 1000 người > 5 năm
3.4 Nhiệm vụ và vai trò của một HTTT
Chức năng chính của một HTTT là xử lý thông tin. Quá trình
xử lý thông tin giống như một hộp đen gồm bộ xử lý, thông tin
đầu vào (input), thông tin đầu ra (output) và thông tin phản hồi của hệ thống.
Hình 1.1 Mô hình xử lý thông tin của hệ thống Input Output Hộp đen (Black box) Phản hồi (feed back)
3.4.1. Nhiệm vụ:
+ Đối ngoại: Hệ thống thông tin thu nhận thông tin từ môi
trường ngoài, đưa thông tin ra ngoài. Thí dụ như thông tin về
giá cả, thị trường,. sức lao động, nhu cầu hàng hóa, v.v
+ Đối nội: HTTT là cầu nối liên lạc giữa các bộ phận
của một hệ kinh doanh. Về mặt đối nội HTTT hổ trợ cho những
hệ tác nghiệp, ra quyết định các thông tin hồm hai loại nhằm:
phản ánh tình trạng nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức trong hệ
thống và tình trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống. 3.4.2 Vai trò
HTTT đóng vai trò trung gian giữa môi trường và hệ thống
tổ chức, giữa hệ thống con quyết định và hệ thống con tác nghiệp.
4. Không gian biểu diễn một hệ thống thông tin
Không gian biểu diễn một HTTT là một không gian ba chiều
Chiều biểu diễn các mức nhận thức thuộc một HTTT. QN: Mức quan niệm Logic: Mức logic VL: Mức vật lý
Chiều biểu diễn các thành phần thuộc một HTTT.
DL: Thành phần dữ liệu. XL: Thành phần xử lý.
CN: Thành phần con người.
CPU: Thành phần CPU (máy tính).
Thành phần truyền thông.
Chiều thể hiện các bước phát triển một HTTT.
Bước lập kế hoạch
Bước nghiên cứu khả thi … Bước khai thác 1 HTTT VL
Các mức nhận
thức thuộc một HTTT Logic QN DL XL CN CPU Truyền thông Các bước phát triển một
Các thành phần HTTT Kế hoạch thuộc một Nghiên cứu khả thi … Khai thác 1 HTTT
4.1. Không gian 3 mức nhận thức
4.1.1. Mức quan niệm:
- Thường trả lời câu hỏi “cái gì?”
- Ngôn ngữ thể hiện ở mức quan niệm là ngôn ngữ phi tin học.
4.1.2. Mức logic
- Thường trả lời câu hỏi “Ai?, Ở đâu?, Bao giờ?”
4.1.3. Mức vật lý
- Thường trả lời câu hỏi như thế nào
- Gắn liền với thiết bị, phần mềm.
- Gắn liền với kiến trúc tin học + kiến trúc client-server. + kiến trúc phân tán.
+ kiến trúc tổng hợp (lai).
- Ngôn ngữ thể hiện mức vật lý là ngôn ngữ tin học.
4.2. Không gian các thành phần thuộc một HTTT 4.2.1 Dữ liệu:
Là khía cạnh tĩnh của một HTTT Tổ chức Môi trường dữ liệu nội bộ dữ liệu vào dữ liệu ra
Dữ liệu trong HTTT gồm có: dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu
ra, dữ liệu nội bộ. Dữ liệu là khía cạnh tĩnh trong một hệ thống thông tin. 4.2.2. Xử lý:
Xử lý là khía cạnh động của một HTTT. Xử lý quyết định cách
thức thông tin được tạo ra, được biến đổi hay bị hủy bỏ.
4.2.3. Những con người:
Bao gồm tất cả những người sẽ can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào HTTT. 4.2.4. Bộ xử lý:
Thủ công: Những xử lý bằng tay, bằng đầu.
Máy: những xử lý bằng máy, đây là thành phần chính của HTTT tin hóa.
Sau này khi phân tích thiết kế HTTT những người phân tích
thiết kế sẽ quyết định xử lý nào là thủ công và xử lý nào sẽ thực
hiện bằng máy và quyết định tạo ra các bộ xử lý thủ công (đào
tạo các con người xử lý) và tạo ra các bộ xử lý bằng máy (cài
đặt các thủ tục xử lý).
4.2.5. Thành phần truyền thông
Thành phần truyền thông quyết định cách thức những bộ xử lý
trong HTTT và những con người liên quan đến HTTT trao đổi
thông tin với nhau. Tùy thuộc vào qui mô của HTTT mà thành
phần truyền thông có thể là máy đơn 1 CPU, mạng cục bộ
(LAN), mạnh diện rộng (WAN) hay mạng toàn cầu Internet.
4.3. Không gian về các bước phát triển của một HTTT Lên kế hoạch thực hiện t HTTT mới từ khi Khai tử HTTT cũ còn khai
Thích ứng với nhu cầu mới Khai thác, thác nhưng đã lạc hậu
Khai thác chính thức & bảo trì Bảo trì Khai thác thử nghiệm và chỉnh sửa. Lập Thực hiện/ trình và thử nghiệm Cài đặt Chu trình Thiết kế G.Diện sống của một HTTT Thiết kế X.Lý Thiết kế Thiết kế D.Liệu Điều kiện sách/
sách hợp đồng trách nhiệm Nghiên cứu khả thi Phân tích Khảo sát hiện trạng Kế hoạch hoá
5. Khảo sát các vấn đề qua từng cặp không gian:
5.1. Không gian “các mức nhận thức” – không gian “các
thành phần”
Mức nhận thức Vật lý - Cấu trúc - Hệ thống - Lập - Cấu hình - Cấu hình vật lý
phần mềm trình viên cụ thể, mạng cụ CSDL (hệ (thiết kế - Chuyên hiệu, thể (giao DBMS) lập trình) viên model, … thức, ..) HTTT Tổ - Mô hình - Sơ đồ tổ - Chuyên - Số - Chủng chức Quan hệ. chức xử lý viên Servers, loại mạng Phân bổ (Thủ HTTT công suất (qui mô, dữ liệu công, máy (phân - Số tính năng, cho các tính) tích + Client, kiến trúc, bộ xử lý thiết kế) công suất …) (cách - Thiết bị nhìn ngoại vị, view). … Quan - Mô hình - Sơ đồ - Người niệm quan quan niệm tổ chức niệm DL xử lý - Người (mô hình (DFD, SD thực thể Merise) - Chuyên kết hợp, viên thực thể HTTT kết hợp mở rộng, mô hình đối ượng)