-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình sinh học miệng - Môn Sinh học đại cương | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Sinh học đại cương 12 tài liệu
Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Giáo trình sinh học miệng - Môn Sinh học đại cương | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Sinh học đại cương 12 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MÔI TRƯỜNG MIỆNG Mục tiêu:
1. Trình bày được các thành phần trong môi trường miệng.
2. Trình bày được tên các tuyến nước bọt trong miệng.
3. Trình bày được thành phần, chức năng của nước bọt.
4. Trình bày được nguồn gốc dịch nướu.
5. Trình bày được chức năng và các thành phần chứa trong dịch nướu. Từ khóa:
Tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm, tuyến nước bọt
dưới lưỡi, tuyến nước bọt phụ Ống Wharton Ống Stenon Dịch nướu Viêm nướu NỘI DUNG
Môi trường miệng là một môi trường phức tạp với nhiều thành phần và
tồn tại bên trong nó các quá trình hóa - sinh học phức tạp. Hiểu rõ được các
thành phần trong nước bọt cũng như vai trò của từng thành phần sẽ giúp hiểu
rõ hơn các cơ chế sinh bệnh học của một số bệnh răng miệng và cách phòng tránh chúng.
Trong khoang miệng, dịch tiếp xúc với răng và niêm mạc miệng được
gọi là nước bọt, đây là thành phần chủ yếu trong môi trường miệng, thực ra
nước bọt còn chứa lượng dịch nướu nhất định được tiết ra từ khe nướu, lượng
dịch nướu này phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý nha chu của bệnh nhân. Nước
bọt được tạo ra từ 3 tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và
tuyến dưới lưỡi, ngoài ra còn do một số tuyến nước bọt phụ ở niêm mạc
miệng. Bên trong nước bọt có rất nhiều thành phần có nguồn gốc hình thành
từ các tuyến nước bọt, ngoài ra nước bọt còn chứa thành phần vi khuẩn và các
sản phẩm của vi khuẩn. Dịch nướu tuy với một lượng nhỏ nhưng chứa bên
trong cũng có nhiều thành phần, dịch nướu xuất hiện nhiều trong trường hợp
viêm mô xung quanh răng và cũng có nhiều vai trò trong quá trình viêm này.
Bình thường mỗi ngày chúng ta tiết ra khoảng 0,5 đến 1 lít nước bọt với
hơn 99% là nước và dưới 1% là chất rắn, phần lớn là protein và chất điện 1
phân. Chức năng của nước bọt rất đa dạng từ việc liên quan đến đặc tính dòng
chảy đến chức năng liên quan đến các thành phần chứa bên trong nó.
I. Nước bọt
Nước bọt chứa đến 99% là nước, tuy nhiên thành phần vô cơ và hữu cơ
dù với lượng nhỏ nhưng có vai trò có ý nghĩa trong các hoạt động chức năng
của miệng và trong các cơ chế bảo vệ. chất điện giải, protein, glycoprotein và
mucin (chất nhày được tiết chính từ tuyến và ống dẫn).
Nước bọt còn chứa cả tế bào biểu mô tróc vảy, vi khuẩn và sản phẩm
của nó. Lượng nước bọt tiết ra mỗi ngày trong từng thời điểm không giống
nhau, ngoài ra lưu lượng nước bọt còn tùy thuộc vào yếu tố thần kinh, bệnh lý, thuốc sử dụng... Các tuyến nước bọt:
Tuyến mang tai (bài tiết khoảng 25% tổng thể tích nước bọt), thành phần
bài tiết của tuyến chỉ có thanh dịch.
Tuyến dưới hàm (bài tiết 60-65% tổng thể tích nước bọt): thành phần bài
tiết của tuyến là hỗn hợp thanh dịch và nhầy.
Tuyến dưới lưỡi (bài tiết khoảng 5% tổng thể tích nước bọt): thành phần
bài tiết của tuyến chủ yếu là lượng nhầy.
Tuyến nước bọt phụ: (bài tiết dưới 10%) bao gồm các tuyến môi, các tuyến
má, các tuyến khẩu cái và các tuyến lưỡi. Chúng nằm trong niêm mạc hoặc
lớp dưới niêm mạc. Tùy theo tuyến mà ta có thành phần thanh dịch hay
nhầy chiếm ưu thế, hoặc cả hai.
Hình: Vị trí 3 tuyến nước bọt mang tai (Parotid gland), dưới hàm (
Submandibular gland) và dưới lưỡi ( Sublingual gland) 2
Thành phần của nước bọt:
- Nước bọt là một dịch trong suốt không màu, pH từ 6,0 - 7,4 với thành phần bao gồm: Protein, chất nhầy mucin.
Enzyme (Ptyalin (alpha- amylase), lysozym) Đường Lipid Kích thích tố Các thành phần vô cơ:
+ Nhiều K+ (gấp 7 lần) và HCO-3 (gấp 3 lần) so với huyết tương. + Rất ít Na+, Cl-.
+ Yếu tố diệt khuẩn: ion thiocyanat + Ca2+, phosphat, nước.
Hệ thống chuyên biệt: nước bọt chứa các loại kháng thể, bạch cầu đa nhân trung tính.
Nước bọt còn là nơi đào thải của Pb, Hg, virus dại.
Vi khuẩn trong nước bọt: trong khoang miệng của người có khoảng hơn 700
loài vi khuẩn cư trú, hơn 400 loài trong số này cư trú trong túi nha chu. Đây
chính là một trong những tác nhân làm thay đổi pH của nước bọt, gây các
bệnh lý - có thể do sự mất cân bằng hệ tạp khuẩn do sự sinh sôi vượt trội tỉ lệ
của một nhóm vi khuẩn hoặc do sản sinh ra những chất gây tổn thương mô.
Bên cạnh vi khuẩn, trong môi trường miệng còn có thể có sự xuất hiện của virus và nấm.
Vai trò của nước bọt:
Giữ độ ẩm cho miệng.
Tạo môi trường thuận lợi cho lưỡi trong quá trình phát âm.
Hòa trộn với thức ăn, tạo sự thuận lợi cho quá trình nhai, nuốt: Nước
bọt giúp làm ẩm, nhào trộn với thức ăn tạo thành viên thức ăn.
Tiêu hóa thức ăn: Trong các thành phần của nước bọt chỉ có ptyalin là
có tác dụng tiêu hóa tinh bột chín. Nước bọt có vai trò trong việc bôi trơn viên
thức ăn, góp phần vào quá trình tiêu hóa nhờ sự hiện diện của men amylase.
Chải rữa, giữ vệ sinh răng miệng: nước bọt rửa trôi các vi khuẩn gây
bệnh và các mảnh thức ăn bám vào bề mặt răng. Ngoài ra, nước bọt còn chứa
một số chất diệt khuẩn như kháng thể, lysozym, thiocyanat. pH kiềm của
nước bọt trung hòa các acid (do vi khuẩn lên men thức ăn tạo ra và cả dich vị 3 bị trào ngược).
Nhờ sự có mặt của các loại kháng thể nên nước bọt có đặc tính kháng
khuẩn, ngoài ra hoạt động chải rửa cơ học cũng có tác dụng loại bỏ vi khuẩn.
Nước bọt và sâu răng: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm tiết nước
bọt đồng nghĩa với việc tăng bệnh lý sâu răng. Khi có hiện tượng giảm tiết
nước bọt, có sự suy yếu về cơ chế và tính chất làm sạch của nước bọt. Hơn
nữa lượng nước bọt giảm sẽ dẫn đến giảm nồng độ các chất điện giải ảnh
hưởng đến quá trình tái khoáng hóa gây tổn thương sâu răng.
Các yếu tố ảnh hưởng sự tiết nước bọt:
Lượng nước bọt tiết ra trong ngày phụ thuộc rất nhiều yếu tố: ảnh
hưởng thần kinh (kích thích bài tiết nước bọt), thời điểm, thuốc sử dụng. Có
sự khác biệt về lượng nước bọt tiết ra khi có sự kích thích và khi không có
kích thích. Khi không có kích thích, lượng nước bọt tiết ra vào khoảng 0,2 -
0,5 ml trong 1 phút. Khi có kích thích, lượng nước bọt tăng cao có đạt đến 7ml trong một phút. Yếu tố làm tăng: Dinh dưỡng Hút thuốc Thai nghén
Suy nghĩ về thực phẩm và kích thích thị giác. Buồn nôn Chu kỳ sinh học Miệng bị kích thích
Bệnh ở đường tiêu hoá Yếu tố làm giảm:
Sự mất nước của cơ thể: Thuốc: Nhịn ăn: Rượu Chu kì sinh học II. Dịch nướu
Dịch khe nướu là một trong các thành phần bảo vệ mô nướu chống lại
các tấn công cơ học và vi khuẩn. Ở nướu khỏe mạnh không viêm, dịch nướu
là một chất dịch trong, loãng được hình thành từ quá trình lọc qua màng mao
mạch của hệ thống mạch máu dưới mô nướu rồi qua khoảng gian bào biểu mô 4
nướu để trở thành dịch nướu, nên thành phần của nó tương đối giống huyết
thanh (thanh dịch), dịch ở khe nướu lành bao gồm : Nước
Chất điện giải: Na, K, Mg, Ca, F Chất hữu cơ
Enzyme: col agenase, elastase, Beta-glucuronidase, aspartate amino-
tranferase (AST), alkaline phosphatase Tế bào biểu mô
Bạch cầu, các sản phẩm chuyển hóa và vi khuẩn
Khi có sự viêm nướu, dịch nướu sẽ trở nên đục (mủ), do sự hiện diện
của các phân tử lớn như protein, gia tăng tế bào bạch cầu hạt đa nhân trung
tính (còn sống hay đã chết), vi khuẩn, mô hoại tử…ngoài ra còn có các chất
trung gian đáp ứng viêm do các tế bào bạch cầu và mô viêm tiết ra như
Prostaglandin E2 (PGE2), tumor necrosis factor (TNF) và gia tăng số lượng
thành phần enzym, interleukin …chính các chất này làm tăng tính thấm thành
mạch khiến bạch cầu thoát ra khỏi mạch và hiện diện trong dịch nướu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nha chu học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, 2015
2. Mô phôi học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học
3. Dental Caries - the disease and its clinical management, Ole Fejerskov and
Edwina A.M. Kidd, 2008, second edition.
4. Essentials of oral histology and embryology, James K. Avery, Daniel J.
Chiego, Elsevier 2006, third edition.
5. Oral histology and physiology, Arthur R. Hand, Marion E. Frank, 2014, third edition.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Tên của ống dẫn của tuyến nước bọt dưới hàm là: a. Stenon b. Wharton c. Menton d. Stomon
2. Tuyến nước bọt lớn bao gồm: 5
a. Tuyến nước bọt khẩu cái
b. Tuyến nước bọt niêm mạc má
c. Tuyến nước bọt dưới lưỡi
d. Tuyến nước bọt sàn miệng
3. Tuyến mang tai tiết ra loại nước bọt: a.Thanh dịch b.Nhày c.Hỗn hợp
d.Tùy thời điểm trong ngày
4. Dịch nướu, CHỌN CÂU SAI:
a.Chỉ tiết ra khi có hiện tượng viêm.
b.Có rất nhiều thành phần kể cả bạch cầu.
c.Có nguồn gốc từ máu ngoại vi.
d.Chứa vi khuẩn gây bệnh nha chu 5. Sự tiết nước bọt:
a.Chỉ xảy ra khi nhìn thấy thức ăn.
b.Khi ngủ không có hiện tượng tiết nước bọt.
c.Bệnh nhân xạ trị, lượng nước bọt giảm rất nhiều.
d.Phần lớn nước bọt được tuyến dưới hàm tiết ra. 6
CÁC THÀNH PHẦN TÍCH TỤ TRÊN RĂNG Mục tiêu: 1.
Trình bày được quá trình hình thành màng biểu bì men nguyên thủy. 2.
Trình bày được quá trình hình thành màng thụ đắc. 3.
Trình bày được quá trình hình thành mảng bám răng. 4.
Trình bày được quá trình hình thành vôi răng Từ khóa: •
Màng biểu bì men nguyên thủy • Màng thụ đắc • Màng sinh học • Mảng bám răng •
Vôi răng trên nướu - Vôi răng dưới nướu NỘI DUNG
Răng tồn tại trong miệng, được nước bọt với nhiều thành phần bên
trong nó bao phủ và tác động. Bề mặt men răng tưởng chừng như tiếp xúc
trực tiếp với nước bọt nhưng thực sự có những thành phần bao xung quanh và
phân cách mô răng với nước bọt ngay từ thời điểm răng vừa mọc trong miệng
và đến suốt thời gian tồn tại của nó. Các thành phần tích tụ trên răng cần được
hiểu rõ về tiến trình thành lập, thành phần cũng như khả năng tác động đến
mô cứng của răng hay những cấu trúc phụ cận giúp cho việc chăm sóc và gìn
giữ răng được tốt hơn, ngăn ngừa những tác động có hại lên răng cũng như các cấu trúc phụ cận. I. MÀNG BIỂU BÌ MEN NGUYÊN THỦY (PRIMARY, DEVELOPMENTAL CUTICLE)
Hình 1: Màng biểu bì men nguyên thủy (Nguồn: ) 7
Tồn tại thời gian rất ngắn trên bề mặt men răng mới mọc. Hiện tượng
mất đi màng biểu bì men nguyên thủy khi răng tồn tại trong miệng là do sự
mài mòn với răng đối diện. Tuy nhiên, một phần nhỏ lớp màng biểu bì men
nguyên thủy tại vị trí vùng cổ răng vẫn còn tồn tại.
Vào thời điểm men răng đã được tạo thành có bề dày từ 2-2,5 mm tại vị
trí các đỉnh múi và men răng đã được khoáng hóa hoàn toàn, ở giai đoạn cuối
cùng này nguyên bào men chế tiết một màng mỏng không có chứa protein
trên bề mặt răng. Bề ngoài cùng của men nguyên thủy vẫn còn tổ chức tế bào
men và gọi là lớp màng biểu bì men nguyên thủy (Màng tế bào có chứa
những nguyên bào men và một số thành phần còn sót của cơ quan tạo men
bao bọc mặt ngoài cùng của men răng).
II. MÀNG THỤ ĐẮC - MÀNG PHÍM (PELLICLE, ACQUIRED PELLICLE)
Màng thụ đắc được xem là màng chất hữu cơ bao phủ toàn bộ bề mặt
trong khoang miệng ở trên cả mô cứng và mô mềm. Trên một bề mặt răng
sạch, các loại protein mà chủ yếu là glycoprotein của nước bọt và lipid có
trong nước bọt sẽ nhanh chóng lắng đọng. Kết quả của quá trình này là sự
xuất hiện một lớp mỏng được gọi là màng thụ đắc. Bề dày màng thụ đắc
khoảng 0,5 - 1 μm và có thể thay đổi theo thời gian cũng như tại các vị trí
khác nhau trong miệng, có sự kết nối giữa thành phần protein của màng với
khuôn protein của men và có sự trao đổi chất giữa màng thụ đắc và bề mặt men.
Màng thụ đắc dính chặt trên bề mặt các thành phần trong khoang miệng
và không bị loại trừ bởi tia nước. Nếu quá trình đánh bóng răng làm mất màng
ngoại sinh thụ đắc, nó nhanh chóng được tạo thành lại trong vài phút. Mặc dù
được xem là cửa ngỏ bảo vệ cho men răng nhưng nó cũng chính là nơi cung
cấp vị trí bám dính cho vi khuẩn, khởi đầu cho việc hình thành mảng bám.
Màng thụ đắc giữ một vai trò quan trọng trong việc chống lại sâu răng và sự
ăn mòn do nó có khả năng thấm có tính chọn lọc các ion đi vào hoặc đi ra
khỏi mô cứng của răng.
Vi khuẩn không trực tiếp tạo khúm trên bề mặt khoáng hóa của răng.
Mặt khoáng hóa này luôn được bao bọc bởi màng thụ đắc trong vòng từ vài
phút. Lớp màng thụ đắc vô khuẩn là nơi lý tưởng cho vi khuẩn bám dính sẽ
nhanh chóng bị vi khuẩn bám vào. Trong suốt giai đoạn đầu của sự bám dính,
hầu hết vi khuẩn là vi khuẩn hiếu khí nhưng sau đó cùng với thời gian thì hệ
vi khuẩn thay đổi có thêm nhiều vi khuẩn hình que và sợi khuẩn. 8 Hình 2: Màng thụ đắc
Hình 3: Sơ đồ mô tả cách bám dính của vi khuẩn lên bề mặt răng.
III. MẢNG BÁM RĂNG (DENTAL PLAQUE)
Màng sinh học: là cộng đồng vi khuẩn trong một khung chứa các chất
polymer ngoại bào như polysacharide, protein và acid nucleic. Khung này
bám trên một bề mặt hay một giao diện và có khả năng đổi mới. Bên trong
nàng sinh học có các kênh chứa nước, tạo thành một hệ t ố h ng tuần hoàn
nguyên thủy, lấy đi chất thải và đem nguồn dinh dưỡng tươi mới đến các lớp
sâu trong màng. Trên cơ bản mảng bám răng cũng là một dạng màng sinh học.
Về mặt lâm sàng, mảng bám là một chất màu vàng ngả xám, không lấy
đi được bằng tia nước. Thành phần chủ yếu là vi khuẩn
Tại những vị trí như trũng giữa, rãnh chính của răng cối lớn và cối nhỏ
cũng như tại vị trí viền cổ răng chính là những nơi tập trung và tạo khúm vi
khuẩn. Vi khuẩn thêm vào sẽ bám dính vào màng ngoại sinh thụ đắc, bạch
cầu, …....tế bào biểu mô tróc vẩy, chất nhày (mucin) có thể trú ngụ tại những
vị trí trên. Các vi khuẩn bám vào màng ngoại sinh thụ đắc và sử dụng những
mảnh vụn có sẵn để tạo ra acid. 9
Khi có hiện tượng viêm nướu hay viêm amidal, số lượng tế bào lympho
và bạch cầu tăng cao. Ở giai đoạn đầu, chỉ có một số lượng ít vi khuẩn bám
trên màng thụ đắc, nhưng sau đó lượng vi khuẩn trở nên đa dạng và tăng cao
về số lượng khi mảng bám dày lên.
Thành phần của mảng bám còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh nha chu
và vị trí của mảng bám là bên trên hay trong khe nướu. Màng thụ đắc có thể
che phủ những tổn thương sâu răng sớm và cũng có thể bị bao phủ bởi một
lớp mảng bám bên trên. …..
Mảng bám dễ dàng bị phát hiện bằng cách nhuộm màu (0,2% basic
fuchsin hay đỏ erythrosin).
Phân loại: người ta có thể dưạ vào vị trí mảng bám ở trên răng hoặc dựa vào
đặc điểm của chủng vi khuẩn để phân loại mảng bám: mảng bám trên hoặc
dưới nướu; mảng bám đặc hiệu hoặc không đặc hiệu.
Quá trình hình thành mảng bám có thể tóm tắt: hình thành màng thụ
đắc → bám dính đầu tiên của vi khuẩn → tăng sự xâm nhập của vi khuẩn tạo
thành mảng bám trưởng thành. Hình 4: Mảng bám răng
Hình 5: Thuốc nhuộm màu mảng bám
Trong miệng chúng ta có hàng triệu vi khuẩn sinh sống. Phần lớn các vi 10
khuẩn này không có hại. Một vài loại lại có ích cho sự tiêu hóa thức ăn. Mảng
bám răng là một lớp mỏng phủ trên mặt răng hay một phần nướu, lưỡi. Trong
mảng bám răng phần lớn là vi khuẩn, phần còn lại bao gồm tế bào máu, tế bào
sợi, nước bọt và thức ăn.
Mảng bám thường bám ở viền nướu, hố rãnh mặt nhai và khoảng giữa
các răng. Có thể nói đây là những nơi mà bệnh răng miệng khởi đầu. Mảng
bám hình thành trong miệng của tất cả mọi người. Nhưng có nhiều hay ít thì
khác nhau. Càng có nhiều mảng bám thì càng có nhiều nguy cơ phát triển
bệnh nướu và sâu răng.
Mảng bám được hình thành, phát triển trên bề mặt răng. Một lớp rất
mỏng nước bọt phủ lên các bề mặt trong miệng. Vi khuẩn kết dính vào trong
lớp nước bọt này, rồi sinh sôi nảy nở đến khi thành lập một phiến mỏng không
vỡ được. Nếu được cung cấp đường hay bột dính, vi khuẩn càng tăng trưởng
nhanh chóng. Và lúc ấy nếu mảng bám không được lấy đi, các thành phần bên
trong sẽ thay đổi và trở nên có hại. IV.
VÔI RĂNG (DENTAL CALCULUS)
Khi mảng bám tồn đọng trên răng một khoảng thời gian dài nó sẽ trở nên rất
cứng. Đây là do calcium và chất khoáng khác trong nước bọt và một vài loại
thức ăn kết dính vào. Chất cứng mới vừa hình thành này gọi là vôi răng.
Vôi răng mới thành lập thường có màu vàng nhạt, bao quanh chân răng. Nó
rất dễ dàng nhuộm màu xẫm hơn do chất màu có trong thức ăn, trà, thuốc lá.
Bề mặt nó lúc nào cũng bao phủ bựa bám, và mảng bám vi khuẩn
Phần lớn vôi răng được tìm thấy ở nơi mà nước bọt thoát ra từ lỗ tiết của tuyến nước bọt.
Tuy nhiên, cũng có thể t ấ
h y vôi răng ở tất cả các bề mặt răng.
Về bản chất vôi răng là sản phẩm khoáng hóa của mảng bám với mặt
ngoài được bao phủ một lớp mảng bám chưa khoáng hóa. Đây là kết quả của
sự lắng đọng Canxi và Phosphate của mảng bám vi khuẩn. Bên cạnh đó còn
có Magnesium và Carbonate. Có sự kết dính trực tiếp hay gián tiếp của vi
khuẩn vào sự thành lập vôi răng.
Phân loại: dựa vào vị trí vôi răng người ta chia thành vôi răng trên nướu
và dưới nướu. Vôi răng trên nướu là vôi răng thành lập trên bề mặt thân răng
lâm sàng, phía trên đường nướu viền. Vôi răng dưới nướu là vôi răng thành
lập trên bề mặt chân răng phía dưới đường viền nướu và kéo dài vào túi nha
chu. Vôi răng dưới nướu thường có màu từ nâu sậm đến xanh đen và cứng
hơn vôi răng trên nướu.
Vôi răng trên nướu hay trong khe nướu có nguyên nhân hình thành
khác nhau và có sự liên hệ khác nhau với viêm nha chu. Vôi răng dưới nướu
không chỉ được hình thành từ việc tích tụ các ion Cacium và Phosphate trong
nước bọt mà còn từ dịch nướu. Vị trí của loại vôi răng này không liên quan 11
đến vị trí của lổ đổ tuyến nước bọt. Vôi răng trân nướu thì ngược lại, hình
thành trên răng đặc biệt nhiều tại vị trí gần lổ đổ của tuyến nước bọt (vị trí ít
sâu răng). Tại vị trí này có sự tập trung cao của Cacium và Phosphate Hình 6: Vôi răng
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nha chu học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, 2015
2. Mô phôi học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học
3. Dental Caries - the disease and its clinical management, Ole Fejerskov and
Edwina A.M. Kidd, 2008, second edition.
4. Essentials of oral histology and embryology, James K. Avery, Daniel J.
Chiego, Elsevier 2006, third edition.
5. Oral histology and physiology, Arthur R. Hand, Marion E. Frank, 2014, third edition. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Màng biểu bì men nguyên thủy, CHỌN CÂU SAI:
a.Xuất hiện ở răng đang mọc.
b.Là di tích của cơ quan men.
c.Còn lại ở những vị trí chức năng.
d.Chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. 2. Màng thụ đắc: a.Chứa vi khuẩn. b.Chứa glycoprotein
c.Chỉ có trên bề mặt răng
d.Nguyên nhân gây ra sâu răng 12 3. Màng thụ đắc:
a.Có sự trao đổi chất với bề mặt răng.
b.Sau 1phút vi khuẩn sẽ bám vào.
c.Trong thành phần không có mucin.
d.Cần phải loại bỏ để làm sạch răng. 4. Mảng bám răng
a.Có thể bị loại trừ bằng tia nước.
b.Chỉ phát hiện bằng thuốc nhuộm màu.
c.Protein nước bọt có vai trò kết nối vi khuẩn.
d.Màu sắc như nhau giữa mảng bám cũ và mới.
5. Vôi răng, CHỌN CÂU SAI:
a.Là mảng bám bị khoáng hóa.
b.Có vôi trên nướu và vôi dưới nướu.
c.Vôi răng dưới nướu thường khó phát hiện.
d.Vôi trên nướu cứng hơn vôi dưới nướu 13
SINH BỆNH HỌC CÁC MÔ KHOÁNG HÓA Mục tiêu:
1. Trình bày được quá trình thay đổi mô cứng của răng theo tuổi.
2. Trình bày được nguyên nhân gây mòn cổ răng.
3. Trình bày quá trình mất khoáng và tái khoáng trong bệnh lý sâu răng . Từ khóa: Mòn răng Mòn cổ răng Soi mòn Mài mòn NỘI DUNG
Từ lúc bắt đầu hình thành răng cũng như trong suốt quá trình tồn tại trong
miệng, các mô cứng của răng chịu rất nhiều sự thay đổi. Các thay đổi này là
kết quả của các quá trình rối loạn trong sự hình thành ; các tác động hóa học,
cơ học hay là kết quả của sự tác động - phản ứng với vi khuẩn cũng như các
sản phẩm của vi khuẩn trong mội trường miệng hoặc có khi đó chỉ là sự thay
đổi theo quá trình tích tuổi.
I. Những sự thay đổi theo quá trình tích tuổi
1.1 Những biểu hiện chung
Theo thời gian men bị mòn và mất đi tại một số vùng như cổ răng, mặt
nhai và mặt tiếp cận. Sự mòn men làm tăng nguy cơ lộ ngà bên dưới và hậu
quả là xuất hiện tình trạng quá cảm và ê buốt.
Tại những vị trí còn men răng, thành phần của mô cứng có sự mất nước và
giảm hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc tinh thể trở nên dày đặc hơn (do tăng
kích thước tinh thể), thành phần hóa học thay đổi do sự tái khoáng hóa trong
suốt quá trình răng tồn tại trong miệng làm tăng khả năng chống đỡ với sự tấn
công của acid gây sâu răng (thành phần Hydroxyapatite của men răng bị thay
đổi do sự trao đổi với Fluor trong môi trường miệng giúp tăng tính đề kháng
với sâu răng và các tác nhân acid). Tuy nhiên, theo thời gian men răng trở nên
giảm tính thấm, giòn và dễ bị tổn thương, xuất hiện nhiều đường nứt.
Biểu hiện ở men răng: -
Theo tuổi, men răng mất nước và hàm lượng chất hữu cơ giảm, men
răng trở nên dòn và xuất hiện những đường vi nứt do những thay đổi nhiệt độ
của thực phẩm trong quá trình ăn uống. 14 -
Do sự trưởng thành của men răng sau khi mọc, men răng ngày càng
giảm tính thấm, càng dễ bị xoi mòn. -
Hình dạng và bề mặt men răng của đỉnh múi cũng thay đổi do lực
nhai và các thói quen cận chức năng (nghiến răng, cắn chặt răng, cắt viết..)
dẫn đến răng bị mòn. Bề mặt men răng ở mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai bị
thay đổi do bị mài mòn ( chải răng không đúng cách).
Biểu hiện ở ngà răng:
Những thay đổi sinh lý theo tuổi của ngà trên một răng sống bao gồm sự
thành lập ngà thứ phát cùng với sự thoái hoá dần tuỷ răng làm cho ống tuỷ
và buồng tuỷ ngày càng trở nên hẹp, màu răng cũng sậm hơn.
Ngà tăng độ dày do sự tạo thành các loại ngà thứ cấp, ngà quanh ống.
Ngà tăng độ trong do xơ hóa ống ngà, quá trình này cũng làm ảnh hưởng đến
màu sắc của răng theo tuổi, răng trở nên sậm màu hơn. Sự xơ hóa làm cho
cảm giác ê buốt khi chữa răng ít hơn.
Theo thời gian, các lớp cement mơí cũng bồi đắp liên tục.
1.2. Mòn răng do ảnh hưởng của hoạt động chức năng
Mòn răng do ảnh hưởng của hoạt động chức năng là hiện tượng mất dần
cấu trúc răng do tiếp xúc răng - răng trong các điều kiện sinh lý như ăn nhai.
Quá trình thực hiện chức năng dẫn đến sự mòn men răng tại các vị trí tiếp xúc
khớp cắn cũng như tại các mặt tiếp xúc. Đây là quá trình MR chậm, từ từ ở
men đôi khi cả ở ngà và diễn ra trong suốt thời gian răng còn tồn tại trên cung
hàm. Hình dạng giải phẫu với các chi tiết giải phẫu trở nên mờ nhạt hơn, răng
giảm kích thước (về độ cao) và để bù trừ hiện tượng này quá trình mọc răng
thụ động sẽ diễn ra liên tục với sự gia tăng sinh xương và bù đắp cement
quanh chóp. Sự mòn mặt bên tạo ra những diện tiếp xúc rộng giữa hai răng kế
nhau. Sự mòn răng còn có thể dẫn đến ngà lộ và đổi màu ngà do ngà lộ bị
nhiễm màu từ môi trường miệng.
Đặc trưng của hiện tượng mòn răng do ảnh hưởng của hoạt động chức
năng là những diện mòn bóng láng ở đỉnh, triền múi hoặc ở gờ bên hay cạnh
cắn. Răng ít khi lộ tủy nhờ sự thành lập ngà phản ứng.
1.3. Mòn răng do ảnh hưởng của hoạt động cận chức năng
Hoạt động cận chức năng là những hoạt động của hệ thống nhai không
nhằm thực hiện chức năng. Hoạt động cận chức năng có thể là do những thói
quen nghề nghiệp hay những thói quen có nguồn gốc xuất phát từ những ảnh
hưởng tâm lý. Các hoạt động cận chức năng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu 15
đến cả hệ thống nhai. Đối với mô cứng, tác động này thường thấy khi nghiến
răng mà hậu quả của nó có thể đi từ nhẹ (mòn răng) đến nặng (bể, gãy múi răng).
1. . ự mòn răng và hiện tư ng tr i m t nhai
Các răng tham gia vào những hoạt động chức năng sẽ mòn dần theo thời
gian. Tốc độ mòn mặt nhai (và mặt bên) phụ thuộc chủ yếu vào tính chất thức
ăn (ít hay nhiều chất xơ, độ cứng của thức ăn...). Các họat động cận chức
năng (nghiến răng, cắn siết chặt răng) là nguyên nhân đáng chú ý của mòn
răng ở người hiện đại.
Để bù trừ cho sự mất men do mòn mặt nhai, hiện tượng trồi mặt nhai
diễn ra liên tục. Nếu sự di chuyển mặt nhai diễn ra tương đối nhanh thì sự
điều tiết vị trí mới của răng đặc trưng bởi sự kết hợp bồi đắp xương ở đáy ổ
xương và dày lên của xê măng ở chóp chân răng.
Nhờ sự trồi mặt nhai, chiều cao tầng dưới mặt được duy trì không đổi trong suốt đời sống.
1. . ự di gần sinh và thay đổi độ nghi ng tr c răng
Di gần là thuật ngữ do Stein và einmann sử dụng lần đầu năm 1925,
có nghĩa là các răng trên một cung răng toàn vẹn di về phía giữa cung răng,
làm cho vị trí của các răng ngày càng về phía gần hơn cùng với sự tích tuổi.
Sự di gần diễn ra để duy trì tính liên tục của cung răng, bù trừ cho sự mòn
men ở các vùng tiếp xúc mặt bên của răng, nhờ vậy tất cả các răng vẫn tiếp xúc nhau.
Những yếu tố sau đây được xem là đã dự phần trong sự di gần của răng:
(1) Độ nghiêng gần của các răng, và lực sinh lý trong quá trình nhai. (2) Tác
động của một số cơ, đặc biệt là cơ mút, có xu hướng đẩy các răng về phía
trước. Về mặt mô học, có sự bồi đắp xương ở mặt xa của ổ răng và tiêu xương ở mặt gần.
1.6. Mòn cổ răng
- Mòn cổ răng do tác động cơ học
Kiến thức chăm sóc răng miệng, đặc biệt là kỹ thuật chải răng không
đúng có thể dẫn đến viêm và tụt nướu, dẫn đến bộc lộ vùng cổ răng và bề mặt
gốc răng.. làm cho ngà và cement chịu sự tác động của môi trường miệng.
Mòn cổ răng gây tăng nhạy cảm ngà và mất thẩm mỹ (đối với răng trước),
gây ra những xáo trộn nhất định trong vấn đề sức khỏe răng miệng cũng như
những tác động lên hành vi, tâm lý của bệnh nhân. 16
- Mòn cổ răng do ực uốn
MCR do sang chấn khớp cắn được mô tả lần đầu tiên qua nghiên cứu của
MC.Coy (1982). Tổn thương là những khuyết hình chêm sâu và hẹp ở vùng
cổ răng do lực uốn răng. Lực này tồn tại dưới dạng những stress ở vùng cổ
răng, khi hết lực tác động từ bên ngoài vào, lực bên trong mô răng vẫn còn
tồn tại và giải phóng từ từ làm răng biến dạng. Thường gặp ở mặt ngoài cổ
răng do lực cắn tập trung ở vùng này làm căng mỏi tạo nên áp lực trên men và
ngà làm gãy các trụ men mỏng ở đây, dẫn đến vi nứt trong men, ngà hay xê
măng ở vùng cổ răng. Hiện tượng MCR do lực uốn gặp nhiều nhất là vùng
răng cối nhỏ dưới còn vùng răng cửa và răng nanh trên ít bị uốn nhất. 1.7. Ăn mòn
Đây là kiểu MR do các tác nhân hóa học không liên quan đến vi khuẩn.
Ăn mòn là căn bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển, ảnh hưởng mọi lứa
tuổi. Ăn mòn có căn nguyên nội tại và bên ngoài. Acid nội tại có nguồn gốc từ
dạ dày và kết hợp với sự ăn uống không điều độ. Axit bên ngoài phổ biến nhất
là trái cây, thức uống có gas. Thiếu sự bảo vệ của nước bọt, tình trạng mất
nước là yếu tố nguy cơ ăn mòn răng. Ở cổ răng, sang thương thường khu trú
với các đặc điểm là nông, rộng, bóng láng, nằm gần đường nối men – xê
măng. Sang thương có dạng hố tương tự dạng mài mòn nhưng sâu hơn và
răng thường tăng nhạy cảm nhiệt do các ống ngà mở thông với môi trường
miệng dưới sự tấn công liên tục của acid.
1.7. Đổi màu răng:
Màu trắng hơi vàng bình thường trên toàn bộ thân răng có thể bị thay
đổi trên toàn bộ bề mặt răng hay ở một số vùng:
- Do bất thường về hàm lượng khoáng chất của men hoặc do sự thay
đổi kích thước của mô cứng.
- Do lắng đọng chất màu trước khi mọc trong suốt quá trình hình
thành răng: nhiễm sắc Tetracycline, răng có màu nâu đỏ trong bệnh Porphyrin
niệu bẩm sinh, màu xanh dương hoặc xanh lá cây trong bệnh nguyên hồng
cầu huyết trẻ sơ sinh (không tương hợp yếu tố Rhesus).
- Do hấp thụ hoặc bám chất màu sau mọc. Răng đổi màu do tuỷ hoại
tử hoặc bám chất màu trên bề mặt men răng do những nguyên nhân ngoại sinh
như thức ăn, đồ uống, thuốc lá…
II. OI MÒN RĂNG - ÂU RĂNG
Soi mòn răng có thể được xem là quá trình mất men và ngà xảy ra trong 17
miệng dưới tác động của những tác nhân hóa học do vi khuẩn sản sinh.
Mất lớp men răng do acid sinh ra từ mảng bám có chứa vi khuẩn trong
bệnh sâu răng không phải là mòn răng.
Sâu răng là một quá trình diễn ra từ từ, dẫn đến mất các tổ chức cứng
bảo vệ bên ngoài của răng do tiếp xúc với acid trong một khoảng thời gian dài.
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa được đặc
trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng.
Tổn thương SR là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên quan
đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá
trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sâu răng:
Nước bọt và sâu răng
Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ răng, giảm sâu răng nhờ các yếu tố sau:
- Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để
loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng.
- Cung cấp các ion Ca2+, PO43- và Fluor để tái khoáng hóa men răng, các
Bicarbonate tham gia vào quá trình đệm.
- Tạo một lớp màng mỏng (màng ngoại sinh thụ đắc) từ nước bọt có vai trò
như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.
- Cung cấp các kháng thể IgG, IgM đề kháng vi khuẩn
Một số yếu tố khác
– Vai trò của yếu tố vi lượng:
+ Fluor: Nhiều nghiên cứu thấy rõ rằng Fluor có tác dụng làm giảm sâu răng.
Cơ chế là do Fluor kết hợp với apatit của men răng, ngà răng thành Fuor
apatit cứng hơn men và ngà rất nhiều.
+ Sinh tố D và Canxi: sinh tố D giúp hấp thu canxi. Vì vậy còi xương kháng
sinh tố D làm cho sự lắng đọng canxi kém ảnh hưởng tới độ cứng của men
ngà, tạo điều kiện cho sâu răng dễ phát triển.
- Quá trình mất khoáng và tái khoáng trong sâu răng: - Sự mất khoáng
Các hydroxyapatite (Ca10(PO4)6(OH)2) và Fluorapatite- thành phần chính
của men, ngà - bị hòa tan khi pH giảm dưới mức pH tới hạn, pH tới hạn của 18
hydroxyapatite là 5,5 và pH tới hạn của pluorapatite là 4,5. - Sự tái khoáng
Quá trình tái khoáng ngược với quá trình mất khoáng, xảy ra khi pH trung
tính, có đủ ion Ca2+ và PO43-trong môi trường. Nước bọt có vai trò cung cấp
các ion Ca2+ và PO43- để khoáng hóa
- Mất khoáng và tái khoáng là 2 hiện tượng sinh lý luôn diễn ra bình
thường trong tổ chức cứng của răng, nếu mất khoáng > tái khoáng thì sẽ sinh ra bệnh sâu răng.
Giai đoạn đầu của bệnh sâu răng là sự mất khoáng và hòa tan cấu trúc răng do giảm pH của mảng bám.
Các dạng sâu răng: - âu men răng – Sâu mặt nhẵn – Sâu hố rãnh - âu ngà răng
Dự phòng sâu răng:
Dùng Flour tại chỗ trên men làm tăng nhanh nồng độ Flour ở men bề
mặt nhờ đó cung cấp thêm nguồn Flour dự trữ vốn không bền, giúp tạo ra một
lượng Flour tại chổ ổn định, có tác dụng trong một thời gian dài.
Men răng mới mọc còn xốp và trưởng thành tương đối nhanh trong
miệng nên cơ hội đầu tiên và tốt nhất để dùng Flour tại chổ là trong khi và
ngay sau khi mọc răng.
III. SỰ BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC MÔ CỨNG :
Thiểu sản men: là sự hình thành không hoàn toàn hoặc bị lỗi cấu trúc
khung protein trong giai đoạn hình thành phôi thai của răng, dẫn tới bất
thường về số lượng men răng nhưng chất lượng lại bình thường.
Nhiễm Fluor: Khi nuốt phải hoặc hấp thu quá nhiều fluoride có trong
nước uống trong quá trình hình thành răng dẫn tới lớp men dạng lốm đốm
trắng hoặc các vằn ngang trên bề mặt.
Nó thay đổi từ các vùng mờ đục cho tới trắng với các lỗ hoặc đốm nhiễm màu
nâu trên bề mặt men răng. Các răng này thường rất dễ gãy và mòn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nha chu học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, 2015
2. Mô phôi học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học 19
3. Dental Caries - the disease and its clinical management, Ole Fejerskov and
Edwina A.M. Kidd, 2008, second edition.
4. Essentials of oral histology and embryology, James K. Avery, Daniel J.
Chiego, Elsevier 2006, third edition.
5. Oral histology and physiology, Arthur R. Hand, Marion E. Frank, 2014, third edition.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
1. Mòn răng do lực chức năng và những biến đồi thích nghi ?
2. Trình bày quá trình mất khoáng và tái khoáng trong sâu răng.
3. Các yếu tố làm giảm sâu răng ? 20
SINH BỆNH HỌC T ỦY RĂNG M c tiêu
1. Nắm được cơ chế tác động đến tủy răng của các tác nhân kích thích tủy.
2. Nắm được quá trình viêm trong bệnh lý viêm tủy răng.
Từ khóa: viêm, vi sinh vật , ống ngà, lộ tủy,.. Nội dung
Viêm là quá trình bệnh lý rất phổ biến, vì có vô số yếu tố cụ thể có thể
gây viêm; và bất cứ cơ quan và mô nào cũng có thể bị viêm. Do vậy, y học
biết tới viêm rất sớm: khái niệm về viêm có từ trước công nguyên và thay đổi
theo sự tiến bộ của Y học.
Viêm là một quá trình sinh lý rất quan trọng. Menkin đã định nghĩa
viêm là một phản ứng mô tại chỗ, phản ứng bạch huyết và mạch máu phức tạp
của sinh vật cấp cao đối với một kích thích. Sâu răng là nguồn kích thích phổ
biến nhất đối với tủy. Tuy nhiên, sự đáp ứng sẽ thay đổi tùy mức độ năng nhẹ,
thời gian kéo dài kích thích. Vi khuẩn hay sản phẩm của chúng hay cả hai sẽ
thấm vào men và ống ngà cuối cùng đi đến mô tủy. Một khi chất kích thích
ảnh hưởng đến mô tủy, cơ chế viêm bắt đầu hoạt động. Brannstrom và Linn
chứng minh rằng những thay đổi sớm nhất ở tủy là sự tổn thương của lớp tế
bào tạo ngà và sự hiện diện của tế bào lympho và bạch cầu. Đây là giai đoạn chuyển tiếp của tủy.
Các tác nhân kích thích chủ yếu có thể chia thành 2 nhóm: nhóm hữu sinh
và nhóm vô sinh. Các tác nhân kích thích hữu sinh là các vi sinh vật và
virus.Các tác nhân kích thích vô sinh bao gồm: kích thích cơ học, nhiệt và hóa học.
I. Tác nhân vi sinh vật
1.1. Các con đường gây nhiễm trùng ống tủy
Trong điều kiện bình thường, tủy răng và ngà răng là vô trùng và biệt
lập với các vi sinh vật nhờ lớp men và cement trên bề mặt. Khi tính toàn vẹn
của các lớp bảo vệ này bị phá vỡ (ví dụ: hậu quả của sâu răng, các thủ thuật
nha khoa phục hồi, lấy cao răng và làm sạch chân răng, mòn răng,..). Hậu quả
là phức hợp ngà tủy tiếp xúc với môi trường miệng và có nguy cơ bị nhiễm
trùng bởi các vi sinh vật miệng. Vi sinh vật từ màng sinh học dưới nướu trong 21
các bệnh lý nha chu hoặc từ máu trong nhiễm khuẩn huyết cũng có thể tới tủy
qua lỗ chóp và các ống tủy bên. Như vậy, các con đường chính gây nên nhiễm
trùng tủy răng là các ống ngà, lộ tủy trực tiếp, bệnh lý nha chu và đường tuần hoàn. Ống ngà
Bất cứ lúc nào ngà bị lộ ra ngoài, tủy đều có nguy cơ bị nhiễm trùng do
cấu trúc ống của lớp ngà có thể để cho vi khuẩn lọt qua. Tính thấm của lớp
ngà tăng lên ở gần tủy vì ở đây các ống ngà có đường kính lớn hơn và mật độ
dầy đặc hơn. Phần ngà bị lộ tiếp xúc với các vi sinh vật trong tổn thương sâu
răng, trong nước bọt, hoặc trong các mảng bám hình thành ngay trong vùng lộ ngà.
Hình 1: Các vi sinh vật gây nhiễm trùng hệ
thống ống tủy là tác nhân chủ yếu gây ra các
dạng viêm quanh chóp khác nhau.
Hình 2: Hình ảnh dưới kính hiển
vi điện tử quét cho thấy các vi
khuẩn trong một tổn thương sâu
răng. Lưu ý sự hiện diện của
nhiều loại hình thái vi khuẩn khác nhau. 22
Các ống ngà kéo dài suốt toàn bộ chiều dầy của ngà răng và có hình
nón ngược, với đường kính nhỏ nhất ở vùng ngoại vi gần lớp men răng hoặc
cement (khoảng 0,9µm). Đường kính nhỏ nhất này vẫn lớn hơn đường kính tế
bào của hầu hết các loại vi khuẩn miệng, dao động trong khoảng 0,2-0,7 µm.
Một số tác giả cho rằng, khi lộ ngà các vi khuẩn có thể tới tủy mà không gặp
các trở ngại nào. Tuy nhiên,vi khuẩn xâm nhập các ống ngà ở răng tủy chết
nhanh hơn răng tủy còn sống. Ở răng còn sống, sự chuyển động ra ngoài của
dịch ngà và các thành phần khác trong ống ngà ảnh hưởng đến tính thấm của
lớp ngà có thể gây cản trở các vi khuẩn xâm nhập vào ống ngà. Các yếu tố
khác, như sự xơ cứng ngà bên dưới tổn thương sâu răng, lớp ngà sữa chửa,
lớp mùn ngà và sự tích tụ các phân tử bảo vệ vật chủ trong ống ngà cũng có
thể giới hạn hay ngăn cản quá trình xâm nhập vào tủy của vi khuẩn qua các
ống ngà. Do đó, khi tủy còn sống, sự lộ ngà không phải là con đường quan
trọng gây nhiễm trùng tủy, trừ khi chiều dầy lớp ngà giảm rõ rệt và tính thấm
lớp ngà tăng lên đáng kể. Nếu tủy bị hoại tử, các ống ngà bị lộ ra sẽ trở thành
con đường thực sự để vi khuẩn xâm nhập vào tủy.
Hình 3: Hình ảnh minh họa ống ngà bị lộ . 23
Hình 4: Hình ảnh minh họa ngà răng của răng bình thường và răng bị sâu.
A. Ngà răng bình thường có những ống ngà hình gợn sóng từ dưới lớp men,
cement đến lớp trong của ngà răng, cạnh mô tủy trong hốc tủy. Ngà răng
được tạo ra từ phía ngoài và đi vào trong. Khi ngà răng phát triển, nguyên
bào ngà bị ép lại trong hốc tủy, và số lượng ống ngà đơn vị diện tích dầy đặc hơn.
B. Biến đổi ngà răng khi tình trạng sâu răng xảy ra.Vi khuẩn bắt đầu xâm nhập
vào ống ngà ở phần nông nhất và tiến triển sâu vào trong ống ngà.
Lộ tủy trực tiếp
Sự tiếp xúc trực tiếp giữa tủy răng với xoang miệng là con đường gây
nhiễm trùng rõ ràng nhất. Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất của lộ tủy,
các thủ thuật nha khoa phục hồi hoặc chấn thương cũng có thể gây lộ tủy.
Phần mô tủy bị lộ tiếp xúc trực tiếp với các vi sinh vật miệng có trong các tổn
thương sâu răng, nước bọt hoặc mảng bám tích tụ trên bề mặt vùng mô bị lộ
đó. Hầu như chắc chắn, tủy bị lộ sẽ trải qua quá trình viêm hoại tử và bị 24
nhiễm trùng. Thời gian từ khi lộ tủy đến khi nhiễm trùng toàn bộ ống tủy là
không thể đoán trước được, nhưng quá trình này thường diễn ra chậm. Bệnh lý nha chu
Các vi sinh vật nằm trên màng sinh học dưới nướu trong bệnh lý nha
chu có thể đến tủy bằng con đường tương tự với con đường mà các vi sinh vật
trong ống tủy tới mô nha chu. Mặc dù các thay đổi do viêm và thoái hóa với
các mức độ khác nhau có thể xảy ra ở tủy của các răng bệnh nha chu , hoại tử
tủy do bệnh lý nha chu chỉ có thể xảy ra khi túi nướu bệnh lý tới được lỗ
chóp, dẫn đến tổn thương không hồi phục mạch máu chính của tủy. Khi tủy bị
hoại tử, các vi sinh vật ở mô nha chu có thể tới hệ thống ống tủy qua các ống
tủy bên, qua các ống ngà bị lộ (dễ dàng hơn do tủy chết) và qua lỗ chóp từ đó gây ra nhiễm trùng.
Hình 5: Hình ảnh apxe ở vùng nha chu, răng có phục hồi lớn, túi nha chu hẹp, sâu tới chóp răng 25
Hình 6: Sau điều trị nội nha 1 năm, XQ không có hiện tượng tiêu xương, không có túi nha chu
Đường tuần hoàn
Đường tuần hoàn là con đường mà vi sinh vật được vận chuyển trong
máu hoặc bạch huyết tới vùng mô tổn thương, ở đó chúng rời khỏi mạch máu,
đi vào vùng tổn thương và gây nhiễm trùng. Không có bằng chứng rõ ràng,
đây là con đường gây ra nhiễm trùng ống tủy. Người ta thấy rằng, không thể
tìm được vi khuẩn ở ống tủy chưa trám khi gây nhiễm trùng thực nghiệm
dòng máu tới tủy, trừ khi đưa dụng cụ quá chóp trong lúc đang mắc nhiễm
khuẩn huyết, làm tổn thương các mạch máu của mô nha chu và nhờ đó sẽ rò rỉ
vào ống tủy.Mặc dù đường tuần hoàn là cơ chế gây nhiễm trùng răng bị chấn
thương trong trường hợp thân răng vẫn còn nguyên vẹn, nhưng có nhiều bằng 26
chứng cho thấy rằng con đường chính gây nhiễm trùng tủy trong trường hợp
này là lộ ngà gây rạn nứt thân răng.
1.2. Các loại nhiễm trùng nội nha
Nhiễm trùng nội nha có thể phân theo vị trí giải phẫu (trong hoặc ngoài
chân răng). Nhiễm trùng trong chân răng có thể phân thành 3 nhóm nhỏ:
nguyên phát, thứ phát và tái diễn- phụ thuộc vào thời điểm mà các vi sinh vật
gây ra nhiễm trùng đã sinh sống ổn định trong ống tủy. Các thành phần của hệ
vi sinh vật có thể thay đổi phụ thuộc vào các loại nhiễm trùng khác nhau và
các dạng viêm quanh chóp khác nhau.
Nhiễm trùng trong chân răng
Các vi sinh vật chiếm lĩnh hệ thống ống tủy gây ra nhiễm trùng trong
chân răng, loại nhiễm trùng có thể được phân nhóm thành nguyên phát, thứ phát và tái diễn.
Nhiễm trùng trong chân răng nguyên phát
Các vi sinh vật ngay từ đầu xâm nhập và chiếm lĩnh mô tủy hoại tử gây
ra nhiễm trùng trong chân răng nguyên phát, còn được gọi là nhiễm trùng
khởi phát. Các vi sinh vật tham gia vào loại nhiễm trùng này có thể có mặt
trong giai đoạn sớm của sự xâm nhập tủy, gây phản ứng viêm và hoại tử, hoặc
có thể đến sau hoại tử, tận dụng hết các điều kiện thuận lợi bên trong ống tủy
sau hoại tử. Nhiễm trùng nguyên phát được đặc trưng bởi một hỗn hợp gồm
10 đến 30 loại vi khuẩn và 10 3 đến 109 tế bào vi khuẩn trên 1 ống tủy. Vi
khuẩn kỵ khí chiếm ưu thế, tuy nhiên một số vi khuẩn vãng lai cũng như vi
khuẩn vi hiếu khí cũng thường xuyên được tìm thấy trong chân răng nhiễm trùng nguyên phát.
Nhiễm trùng trong chân răng thứ phát
Các vi sinh vật không có trong nhiễm trùng nguyên phát, nhưng lại xâm
nhập vào hệ thống ống tủy vào thời điểm nào đó sau can thiệp nha khoa gây
ra nhiễm trùng trong chân răng thứ phát. Sự xâm nhập có thể xảy ra trong quá
trình điều trị, giữa các buổi hẹn hoặc thậm chí sau khi trám bít ống tủy. Các
loại vi khuẩn liên quan có thể là vi sinh vật miệng hoặc không phải vi sinh vật
miệng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng. 27 Hình 7: Các cầu khuẩn nằm trong các ống ngà cách ống tủy chính khoảng 300 µm. Có thể thấy các vi khuẩn đang phân chia bên trong ống ngà.
Nguyên nhân chính đưa vi sinh vật vào trong ống tủy trong quá trình
điều trị bao gồm các mảng bám, vôi răng hay sâu thân răng còn sót lại, hoặc
sự nhiễm bẩn của dụng cụ nội nha, dung dịch rửa hay các thuốc khác đặt vào
ống tủy. Các vi sinh vật có thể đi vào hệ thống ống tủy giữa các buổi hẹn do
các vật liệu phục hồi tạm thời bị rớt ra hoặc bị rò rĩ, do đứt gãy cấu trúc răng
ở răng được tháo trống để dẫn lưu. Các vi sinh vật cũng có thể xâm nhập vào
hệ thống ống tủy sau khi trám bít tủy do bong hoặc rò rĩ các vật liệu phục hồi
tạm hay vĩnh viễn, hoặc do trì hoãn trám vĩnh viễn.
Nhiễm trùng trong chân răng tái diễn
Các vi sinh vật có thể đề kháng lại các thủ thuật khử trùng và chịu đựng
các giai đoạn thiếu dinh dưỡng ở trong một ống tủy đã sửa soạn sẽ gây nhiễm
trùng trong chân răng dai dẳng, gọi là nhiễm trùng tái diễn. Các vi sinh vật có
trong nhiễm trùng tái diễn là các vi sinh vật còn sót lại trong nhiễm trùng
nguyên phát hoặc thứ phát. Thường có ít loài hơn nhiễm trùng nguyên phát,
trong đó vi khuẩn vãng lai gram dương hoặc vi khuẩn kỵ khí chiếm ưu thế.
Nhiễm trùng thứ phát và nhiễm trùng tái diễn hầu như không thể phân biệt
trên lâm sàng, và có thể gây một số tình trạng như rỉ dịch viêm dai dẳng, đau
giữa các lần hẹn, và thất bại trong điều trị nội nha bao gồm 1 tổn thương viêm
quanh chóp sau điều trị.
Nhiễm trùng ngoài chân răng
Nhiễm trùng ngoài chân răng đặc trưng bởi sự xâm lấn và tăng sinh của
các vi sinh vật trong mô quanh chân răng, hầu hết là hậu quả của nhiễm trùng
trong chân răng. Dạng phổ biến của nhiễm trùng ngoài chân răng có phụ 28
thuộc vào nhiễm trùng trong chân răng là áp xe quanh chóp cấp, dạng không
phụ thuộc vào nhiễm trùng trong chân răng là nhiễm trùng chóp do xạ khuẩn.
Loại nhiễm trùng phụ thuộc vào nhiễm trùng trong chân răng có thể kiểm soát
bằng điều trị tủy trong khi loại không phụ thuộc chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật nội nha.
II. Tác nhân kích thích vật lý và hóa học
2.1. Tác nhân vật lý:
Bên cạnh các kích thích do vi khuẩn, mô tủy và mô quanh chóp cũng có
thể bị kích thích do cơ học. Sửa soạn xoang quá sâu, loại bỏ cấu trúc răng mà
không làm mát hợp lý, chấn thương do va chạm, sang chấn khớp cắn, nạo túi
nha chu sâu và di chuyển răng do chỉnh nha là các tác nhân nhiệt và cơ học
chính gây kích thích tủy.
Bởi vì các thay đổi gây ra do các tủy răng phía dưới (như các nguyên bào
ngà bị hút vào các ống ngà) nói chung thường thoáng qua trong điều kiện bình
thường, nên một tủy răng hoàn toàn khỏe mạnh có thể hồi phục được. Đáng
tiếc là ở các răng có can thiệp phục hồi mạnh, tủy thường bị viêm. Nếu không
đề phòng một cách hợp lý, sửa soạn xoang trám hoặc mài răng có thể làm tổn
thương các nguyên bào ngà phía dưới. Số lượng ống ngà trên một đơn vị diện
tích bề mặt và đường kính ống ngà càng tăng khi càng gần tủy. Hậu quả là
tính thấm của ngà ở chỗ gần tủy cao hơn so với vị trí chỗ nối men- ngà hoặc
chỗ nối cement- ngà. Do đó, khả năng kích thích tủy càng tăng khi càng nhiều
ngà răng bị loại bỏ. Ngoài ra, các thủ thuật chữa răng mà không làm mát bằng
nước gây kích thích nhiều hơn khi có làm mát bằng nước.
Chấn thương do va chạm có hoặc không có vỡ thân, chân răng có thể gây tổn
thương tủy. Mức độ trầm trọng của chấn thương và mức độ đóng chóp chân
răng là các yếu tố quan trọng đối với khả năng phục hồi của tủy. Ở răng bị
chấn thương nhẹ hoặc vửa và răng chưa đóng chóp, tủy có cơ hội đóng chóp
cao hơn so với răng bị chấn thương nặng hoặc răng đã đóng chóp. Sử dụng
lực vượt quá sức chịu đựng sinh lý của dây chằng nha chu trong khi dịch
chuyển răng do chỉnh nha có thể gây trở ngại cho việc cấp máu và thần kinh
cho mô tủy. Hậu quả là teo tế bào và biến đổi sợi trục thần kinh. Ngoài ra, di
chuyển răng do chỉnh nha còn gây tiêu chóp, thường không kèm theo thay đổi
trong sức sống của tủy. Lấy cao răng và nạo túi nha chu quá sâu có thể làm
tổn thương mạch máu và thần kinh ở chóp, dẫn đến tổn thương tủy. 29
Hình 8: Mài cùi răng qua men răng tới độ sâu 1mm ở ngà răng làm cho các nguyên
bào ngà bị hút vào trong các ống ngà, các bạch cầu đa nhân và lympho bào xâm
nhập vào tủy. Mẫu xét nghiệm trên được lấy sau khi sửa soạn cùi răng 48 giờ.
Mô quanh chân răng có thể bị kích thích về mặt cơ học và viêm bởi
chấn thương do va chạm, kênh khớp cắn, thủ thuật và tai biến nội nha, lấy tủy
toàn bộ, đưa dụng cụ quá chóp, thủng chân răng và trám bít ống tủy quá chóp.
Kích thích cơ học do dụng cụ có thể xảy ra khi sửa soạn ống tủy. Xác định
chiều dài không chính xác, thường là nguyên nhân của việc đưa dụng cụ quá
chóp, dẫn đến viêm. Ngoài ra, không tạo ra nút chặn chóp trong khi làm sạch
và tạo hình có thể dẫn đến trám bít ống tủy quá chóp, gây tổn thương vật lý và
hóa học đối với mô quanh chóp.
2.2 Tác nhân kích thích hóa học:
Các tác nhân hóa học gây kích thích tủy bao gồm nhiều chất làm sạch,
khử trùng, chất chống nhạy cảm khác nhau, cũng như một số chất trong vật
liệu phục hồi tạm thời hoặc vĩnh viễn và vật liệu trám lót. Các chất diệt khuẩn
như bạc nitrat, phenol và eugenol đã từng được sử dụng để khử trùng ngà
răng sau khi sửa soạn xoang trám. Tuy nhiên, phải bàn cãi về hiệu lực khử
trùng của chúng, nhưng độc tính của chúng đối với tế bào lại có thể gây phản
ứng viêm tủy ở răng bên dưới. Các tác nhân kích thích khác bao gồm chất làm
sạch xoang, như cồn, chloroform, hydro peroxit và các acid, hóa chất khác
nhau có trong chất chống nhạy cảm, chất trám lót và trám nền, cũng như các
vật liệu phục hồi tạm thời và vĩnh viễn. 30
Các dịch rửa diệt khuẩn dùng trong làm sạch và tạo hình ống tủy, thuốc
đặt ống tủy và một số hợp chất có trong vật liệu trám bít là các ví dụ của các
tác nhân hóa học có khả năng kích thích mô quanh chóp. Phần lớn, các dịch
rửa và thuốc đặt ống tủy đều độc và không có tính kích ứng sinh học.
III. Bệnh lý tủy
Ngoại trừ khác biệt về hình dạng giải phẫu và về tác nhân kích thích, tủy
phản ứng với các kích thích giống như các mô viêm khác. Tổn thương tủy sẽ
dẫn đến chết tế bào và các phản ứng viêm. Mức độ viêm tương ứng với mức
độ tổn thương mô. Các tổn thương nhẹ như sâu răng mới chớm hoặc sửa soạn
xoang trám nông, ít hoặc không gây phản ứng viêm ở tủy. Ngược lại, các sâu
răng sâu, can thiệp chữa răng quá mức hoặc các tác nhân kích thích dai dẳng
thường gây ra phản ứng viêm nặng hơn. Phụ thuộc vào cường độ và thời gian
tác động của tác nhân kích thích và khả năng đáp ứng của vật chủ, đáp ứng
tủy thay đổi từ viêm tủy hồi phục đến viêm tủy không hồi phục và cuối củng
là hoại tử tủy hoàn toàn. Các thay đổi này thường xảy ra thầm lặng, không
kèm theo đau và bệnh nhân cũng như nha sĩ thường không biết. 3.1 Quá trình viêm
Sự kích thích tủy răng dẫn đến sự hoạt hóa nhiều hệ thống sinh học
khác nhau, như phản ứng viêm không đặc hiệu có trung gian là histamine,
bradykinin và các sản phẩm chuyển hóa của acid arachidonic.Các chất có
trong lysom của bạch cầu đa nhân (elastase, cathepsin G và lactoferrin), các
chất ức chế protease như antitrypsin, và các peptid thần kinh như peptid có
liên quan về gen với calcitonin (CGRP) và chất P (SP) cũng được giải phóng.
Không giống mô liên kết ở các bộ phận khác của cơ thể, tủy răng bình
thường và khỏe mạnh không có dưỡng bào. Tuy nhiên, dưỡng bào có trong
tủy viêm. Dưỡng bào có chứa histamine, các leukotrien, và các yếu tố hoạt
hóa tiểu cầu. Khi dưỡng bào bị tổn thương, hoặc khi 2 phân tử IgE trên bề mặt
dưỡng bào bắt cầu với nhau bằng 1 kháng nguyên, dưỡng bào sẽ giải phóng
histamine và các chất có hoạt tính sinh học khác có trong các hạt của dưỡng
bào. Sự hiện diện của histamine ở các vách mạch và sự gia tăng đáng kể nồng
độ histamine cho thấy tầm quan trọng của histamine trong phản ứng viêm tủy.
Các kinin, nguyên nhân của nhiều dấu hiệu và triệu chứng trong viêm
cấp được sản xuất khi kal ikrein của huyết tương hoặc mô tiếp xúc với các 31
tiền kinin. Người ta đã nhận ra được bradykinin, SP và neurokinin A trong mô
tủy bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Khi tế bào bị tổn thương,
phospholipase A2 sẽ gây giải phóng acid arachidonic từ màng tế bào. Quá
trình chuyển hóa acid arachidonic sẽ tạo ra các prostaglandin, thromboxan và
leukotrien. Nhiều sản phẩm chuyển hóa của acid arachidonic đã được phát
hiện trong viêm tủy thực nghiệm. Sự hiện diện của các sản phẩm chuyển hóa
này trong tủy viêm cho thấy chúng có tham gia vào phản ứng viêm tủy răng.
Tủy răng được phân bố thần kinh dầy đặc bởi các sợi cảm giác có chứa
peptid thần kinh điều chỉnh miễn dịch như SP và CRGP. Các nghiên cứu đã
cho thấy, dây thần kinh tủy trong điều kiện bình thường có vai trò bảo vệ và
chúng có thể tham gia hấp dẫn các tế bào viêm và tế bào có thẩm quyền miễn
dịch khi tủy bị tổn thương. Tổn thương tủy từ nhẹ đến trung bình dẫn đến sự
chia nhánh của các sợi thần kinh cảm giác củng với sự gia tăng iCRGP. Tuy
nhiên, tổn thương tủy nặng lại có tác dụng ngược lại, dẫn tới giảm hoặc mất iCRGP và SP.
3.2 Đáp ứng miễn dịch
Bên cạnh phản ứng viêm không đặc hiệu, đáp ứng miễn dịch cũng có
thể gây ra và duy trì các thay đổi có hại cho tủy. Các kháng nguyên tiềm tang
gồm vi khuẩn và các sản phẩm của chúng có trong sâu răng có thể trực tiếp
(hoặc gián tiếp qua các ống ngà) gây ra nhiều loại phản ứng khác nhau. Tủy
răng bình thường không viêm, có chứa các tế bào có thẩm quyền miễn dịch
như lympho bào T và B, đại thực bào và một số lượng đáng kể các tê bào đuôi
gai có hình thái tương tự đại thực bào. Nồng độ globulin miễn dịch tăng lên
trong tủy viêm, cho thấy rằng yếu tố này có tham gia vào cơ chế phòng ngự
bảo vệ mô tủy. Mặc dù, mục đích của các phản ứng miễn dịch là bảo vệ
nhưng chúng cũng có thể dẫn đến sự hình thành các ổ hoại tử nhỏ và cuối
cùng là hoại tử toàn bộ.
3.3 Sự tiến triển của tổn thương:
Các tổn thương nhẹ có thể không gây ra các thay đổi đáng kể cho tủy.
Tuy nhiên, các tổn thương vừa và nặng sẽ dẫn đến viêm khu trú và sự giải
phóng một lượng lớn chất trung gian viêm. Sự gia tăng các chất ức chế
protease trong tủy viêm vừa và nặng cho thấy vai trò của các tác nhân điều
chỉnh tự nhiên. Hậu quả của quá trình giải phóng một lượng lớn các chất
trung gian viêm đó là tăng tính thấm mạch, ứ máu và các bạch cầu di chuyển 32
vể vị trí tổn thương. Ngoài ra, CGRP chịu trách nhiệm cho sự gia tăng lưu
lượng máu trong phản ứng viêm tủy.
Sự gia tăng áp lực và tính thấm mao mạch làm dịch chuyển các chất dịch từ
máu vào mô. Nếu các tiểu tĩnh mạch và bạch mạch không lấy đi hết lượng
dịch được lọc ra tử các mao mạch, dịch rỉ viêm được tạo ra. Tủy được bao bọc
bởi mô cứng, do đó một gia tăng nhỏ trong áp lực mô sẽ gây ra chèn ép thụ
động thậm chí xẹp hoàn toàn các tiểu tĩnh mạch ở vị trí tổn thương. Sự gia
tăng áp lực mô chỉ xãy ra trong một vùng nhỏ và tiến triển chậm. Do đó, tủy
răng không bị thoái hóa do tăng áp lực mô cùng với hiện tượng xẹp mạch sau đó.
Cảm giác đau thường gây ra bởi một số yếu tố. Sự giải phóng các chất
trung gian viêm gây đau trực tiếp do làm giảm ngưỡng kích thích của dây
thần kinh cảm giác. Các chất trung gian viêm cũng gây đau gián tiếp do gây
dãn các tiểu động mạch và tăng tính thấm của các tiểu tĩnh mạch, dẫn đến phù
và tăng áp lực mô. Áp lực mô sẽ tác động trực tiếp vào receptor của các dây
thần kinh cảm giác. Áp lực mô tăng, tủy không thể giãn ra, cùng với sự thiếu
hụt tuần hoàn phụ có thể dẫn đến hoại tử tủy và mô quanh chóp sau đó.
Hình 9: Các tế bào dưỡng bào được nhuộm thành màu sẫm ( Tiêu bản viêm tủy ở người) 33
Hình 10: Tương bào nhuộm dương
tính với igM trên tiêu bản tủy viêm ở
người, cho thấy hoạt động miễn dịch đang diễn ra.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Sinh lý bệnh và miễn dịch, NXB Y học, Bộ Y tế, 2011.
2. Giáo trình Bệnh lý Răng, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 1999.
3. Giáo trình Mô phôi Răng Miệng, NXB Y học, Hoàng Tử Hùng, 2005
4. Vi sinh vật học nội nha, Chương 3, José F. Siqueira Jr. và Isabela N. Rôças,. 34 CẢM GIÁC XÚC GIÁC M c ti u:
1. Trình bài được đặc điểm của receptor xúc giác.
2. Trình bài được các quá trình dẫn truyền cảm giác xúc giác từ ngoại biên đến trung ương. 1. RECEPTOR XÚC GIÁC
l.l. ự va chạm, áp suất, rung động đều đư c các receptor thuộc loại
receptor xúc giác tiếp nhận
Cảm giác sờ kích thích vào receptor ở da hoặc ở ngay dưói da; cảm
giác về áp suất là do sự biến dạng của các mô ỏ sâu hơn; cảm giác về sự rung
động là do các tín hiệu cảm giác lặp đi lặp lại nhanh lên các receptor xúc giác
và receptor với áp suất.
Các receptor xúc giác có nhiều ở xung quanh chân lông và cũng có ở
những nơi không có lông. Những nơi có nhiều là đầu các ngón tay (135 cm2),
đầu lưỡi, môi, đầu mũi, mặt dưới ngón chân cái. Má, mi mắt, vòm hầu, mặt
trong môi có ít hơn; phần trên đùi, mặt trước cẳng tay, mặt trong cẳng chân,
cổ và phần da che xương có ít nhất. Các receptor xúc giác luôn luôn có liên
quan với các receptor nhiệt và receptor đau.
1.2. Các loại receptor xúc giác
- Một số đầu dây thần kinh tự do nhận cảm với xúc giác.
- Các tiểu thể Meissner (Hình 10-10) ở đỉnh các gai da, nhiều nhất là ở
đầu ngón tay ngón chân, lòng bàn tay, đầu lưỡi, môi, núm vú. Chúng có lớp
vỏ liên kết mỏng, bên trong có các tế bào xếp thành lớp nằm ngang, một sợi
thần kinh có myelin vừa chạy giữa các lớp trên, vừa chia nhánh nhỏ. Các tiểu
thể Meissner còn có các sợi không myelin. Chúng còn nhận thông tin về sự
rung động có tần số dưối 80 sec.
- Các đĩa Merkel thường được nhóm lại thành thể Iggo ở dưới lớp biểu bì da.
- Các tận cùng có myelin và không myelin ỏ chân lông (hình 10-11). Khi
lông bị lay động sẽ gây kích thích.
- Tiểu thể Pacini nằm ngay dưới da và cả ở lớp sâu của da, trong mô liên
kết của các tạng, trong bao khớp và dây chằng, ở màng liên cốt, màng xương,
cân, mạc treo, vỏ bọc mạch máu. Nó có một bao rất dày bọc quanh một khối
trung tâm trong đó có các đầu nhánh của sợi thần kinh có myelin. Ở một số
tiểu thể Pacini còn có sợi không myelin đi tới phần trung tâm, xoắn quanh và 35
tỏa nhánh tạo thành một mạng lưới bao quanh sợi có myelin. Các tiểu thể này
rất nhạy cảm với sự biến dạng và sự rung động. Các tiểu thể Pacini có thể
truyền tín hiệu về sự rung động có tần số từ 30 đến 800 sec. B
Hình 10-12 A: Tiểu thể Pacini
- B: phần trung tâm của tiểu thể với hai sợi thần kinh.
Giác mạc, vành tai không có các tiểu thể nêu trên; ở các nơi này, các tế
bào thượng bì đóng vai trò receptor.
Tuy gọi các receptor này là receptor cơ học, nhận cảm áp suất nhưng
không phải là áp suất có tác động trực tiếp mà lại là sự biến dạng của da ở nơi
bị kích thích. Nếu sự biến dạng đủ mạnh thì các receptor truyền cả tín hiệu có
sự biến dạng và tín hiệu về hưóng biến dạng. 36
1.3. Thăm dò cảm giác xúc giác
Ngưòi ta dùng compa eber, đo khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm
gây ra được hai cảm giác riêng biệt (ví dụ ở đầu lưỡi là 1 mm, ở môi trên là
3-4 mm, ở lòng bàn tay là 15 mm, ở đùi là 70 mm). Điều cần chú ý là cảm
giác này thay đổi theo cá thể, tập luyện làm tăng, mệt mỏi làm giảm. Xúc giác
đặc biệt phát triển ở ngưòi mù.
Mới đây, nhờ phương pháp nghiên cứu điện sinh lý, người ta còn thấy
có các đầu thần kinh tự do rất nhạy cảm, thích nghi rất nhanh, nhận cảm cảm
giác ngứa và cảm giác buồn kiểu kiến bò. Các tận cùng này chỉ nằm ở lớp nông trên da.
2. DẪN TRUYỂN CẢM GIÁC XÚC GIÁC
2.l. Dẫn truyền từ receptor vào tủy sống
Khi bị kích thích thì các receptor xúc giác phát xung động. Các xung
động được truyền theo các sợi cảm giác hình chữ T có nhân nằm ở hạch gai,
đi theo rễ sau của dây thần kinh tủy vào sừng sau tủy. Các sợi xuất phát từ
các receptor được biệt hóa thuộc loại Aβ, có tốc độ dẫn truyền khoảng 30-
70 m sec. Các sợi thần kinh tự do thì thuộc loại sợi Aδ có myelin dẫn truyền
với tốc độ 5-30 m sec; ngoài ra còn theo loại sợi C không có myelin có tốc
độ dẫn truyền tối đa chỉ là 2 m sec. Các cảm giác xúc giác quan trọng giúp
cơ thể xác định chính xác và nhanh chóng vị trí, cưòng độ, sự thay đổi
cường độ kích thích thì được truyền về tủy với tốc độ nhanh. Các cảm giác
thô (ví dụ về áp suất lên toàn thân, xúc giác thô sơ, ngứa) thì được dẫn
truyền vối tốc độ chậm. Trong tủy, các nơron này tận cùng ỏ các phần khác nhau của sừng sau tủy.
2.2 Dẫn truyền từ tủy sống lên não (hình 10-13 và 10-14)
Từ tủy sống lên não, thông tin cảm giác đi theo một trong hai con đường
là bó gai-thị sau và bó gai-thị trước. Hai bó này gặp nhau một phần tại đồi thị.
2.2.1. Bó gai-thị sau: thông tin vào tới sừng sau tủy, đi thẳng theo cột
trắng sau lên tận cùng ở nhân thon và nhân chêm ở hành não. Từ hai nhân
này, nơron thứ hai bắt chéo sang bên kia rồi tận cùng ở đồi thị. Chỗ bắt
chéo tạo thành dải Reil giữa ở thân não. Bó này gồm nhiều sợi to, có
myelin, dẫn truyền vối tốc độ nhanh (30-110 m sec). Trên đường đi, bó này
nhận thêm các sợi từ nhân cảm giác của dây tam thoa và các sợi truyền cảm
giác xúc giác của vùng đầu-mặt. Ở đồi thị, các sợi truyền cảm giác của thân
tận cùng ở nhân bụng sau-bên còn các sợi từ nhân dây tam thoa thì tận cùng
ở ` nhân bụng sau-giữa. Hai nhân này cùng với nhân sau của đồi thị tạo
thành phức hợp bụng-nền của đồi thị. Từ phức hợp này, nơron thứ ba đi lên 37
hồi sau trung tâm (còn gọi là vùng cảm giác thân thể S-I) của vỏ não. Một ít
sợi tới phần thấp ở bên mỗi thuỳ đỉnh (vùng cảm giác thân thể S-II).
Bó gai-thị sau có tính định hưóng cao: sự sắp xếp các sợi trục tuân theo
nơi xuất phát tương ứng của chúng. Sự sắp xếp này vẫn còn ở đồi thị. Do sự
bắt chéo của bó ở hành não nên cảm giác ở nửa ngưòi phải nằm ở đồi thị và
bán cầu não bên trái và ngược lại.
Bó này dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế (xác định chính xác vị trí bị
kích thích, kích thích xúc giác có cưòng độ thấp), các cảm giác về rung, các
va chạm trên da, cảm giác về vị trí, cảm giác tinh tế về áp suất.
2.2.2. Bó gai-thị trước: Thông tin vào sừng sau tủy, từ đấy theo nơron
thứ hai bắt chéo sang, theo cột trắng trước-bên đi lên và tận cùng ở đồi
thị và ở các tầng của trục não tủy. Ở hành não, bó này chập với bó gai-thị
sau. Bó này gồm các sợi có myelin, nhỏ (đường kính khoảng 4µm )
truyền xung động vói tốc độ từ vài mét đến 40 m sec. Tính định hướng
của bó này không bằng bó kia nên không dẫn truyền cảm giác xúc giác
một cách chính xác và trung thành về không gian nhưng có khả năng dẫn
truyền nhiều cảm giác hơn như cảm giác đau, nóng-lạnh, xúc giác thô sơ,
cảm giác về áp suất trên một diện rộng của cơ thể. 38
Hình 10-13. Các bó dẫn truyền cảm giác Hình 10-14. Sơ đồ các
bó dẫn truyền các xúc giác thô sơ và tinh tế trong tủy. cảm giác nông trong tủy.
2.3. ự nhận cảm của vỏ não
2.3.1. Từ các nhận cảm của đồi thị có các sợi đi tới rất nhiều vùng của não (Hình 10-15).
Các cảm giác thân thể đều tận cùng ở vùng vỏ não cảm giác thuộc thùy
đỉnh, nằm ngay phía sau rãnh trung tâm, chủ yếu là các vùng 1, 2, 3, 5, 7, và 40 theo bản đồ 39
Brodmann (Hình 10-16). Có hai vùng nhận thông tin cảm giác nông từ phức
hợp bụng- nền của đồi thị tối; đó là vùng cảm giác thân thể I (S-I) và vùng
cảm giác thân thể II (S-II). Vùng S-I (bao gồm vùng 3, vùng 1 và vùng 2 của
Brodmann) quan trọng hơn là vùng S-II. Bán cầu não nhận thông tin cảm
giác của nửa người bên đối diện.
VPL : Nhân bụng sau bên (cảm giác thân thể)
Ar : Nhân cung (cảm giác mặt và vị giác)
GE : Thể gối ngoài (thị giác)
GI : Thể gối trong (thính giác)
VL : Nhân bụng bên (liên hệ với tiểu não)
VA: Nhân bụng trước (liên hệ với cầu nhạt)
A: Nhân trước (liên hệ với thể vú)
DL: Nhân lưng bên (liên hệ thái dương- đỉnh)
Hình 10-15. Các nhân chính của đồi thị và vùng chiếu tương ứng
của chúng trên vỏ não.
2.3.2. Tính định hướng của các sợi trục cảm giác vẫn được duy trì trên vùng
này, vì thế mỗi phần của cơ thể có hình chiếu tương ứng của nó trên vùng S-I
(Hình 10-17). Diện tích hình chiếu của một phần tỉ lệ thuận với số lượng
receptor có trên phần đó, tức là tỉ lệ thuận với số cảm giác và mức độ phân
biệt tinh tế về cảm giác của phần đó. Trên vùng cảm giác của vỏ não, hình
chiếu của các phần cơ thể lộn ngược: hình chiếu của đầu nằm ở thấp, phía
ngoài; còn phần chi dưới lại nằm ở cao, phía giữa. Nếu tổn thương rộng vùng
S-I thì bệnh nhân không cảm nhận được sự thay đổi áp suất lên cơ thể, không
đánh giá đúng trọng lượng của vật, không nhận biết được hình dạng của vật 40
và tính chất bề mặt của vật. Bệnh nhân vẫn nhận cảm được nóng-lạnh và đau
nhưng không nhận cảm được chính xác về tính chất, cường độ và nhất là vị
trí của hai cảm giác này.
Hình 10-16. Bản đồ phân vùng chức năng của vỏ não (Brodmann)và các vùng S-I, S-II . Rãnh t rung t âm
Hình 10-17. Hình chiếu của các phần của cơ thể trên vùng cảm giác ở vỏ não. 41
Vai trò của vùng S-II còn chưa thật rõ ràng. Vùng này nhận những sợi
từ đồi thị, từ vùng S-I, từ nửa người bên kia và từ các vùng cảm giác khác (thị giác, thính giác) tới.
Vùng 5 và vùng 7 của Brodmann nhận các sợi từ các vùng cảm giác
khác của vỏ não tối như vùng S-I, nhân bụng nền và một số vùng của đồi thị,
vùng thị giác và vùng thính giác của vỏ não. Các vùng này được gọi là các
vùng liên hợp cảm giác. Kích thích điện vào vùng này có thể gây ra cảm giác
phức tạp, thậm chí gây cảm giác như có-một đồ vật thật. Vai trò của vùng
này là kết hợp những thông tin từ nhiều điểm trên các vùng cảm giác để cho
ta nhận thức về vật. Nếu vùng này bị tổn thương thì bệnh nhân bị mất khả
năng nhận biết bằng xúc giác các đồ vật phức tạp, các hình dạng phức tạp.
Bệnh nhân còn mất cả cảm giác về hình dáng của chính mình. Điều đặc biệt
là nếu chỉ bị hỏng một bên thì bệnh nhân "lãng quên" đi nửa người phía bên
kia, thường thực hiện các động tác bởi nửa người; thậm chí khi sờ mó một
vật thì cũng chỉ sờ mó một phía, một bên của vật đó (chứng này gọi là
amorphosynthesis, mất nhận thức về hình thể).
Tài liệu tham khảo 1.Sinh l
ý học y khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, chi nhánh TP.HCM, 2005
2. Timothy S. Miles, 2014, Clinical oral physiology , Quintessence Publishing Co. Câu hỏi ư ng giá
1. Receptor xúc giác không tiếp nhận kích thích nào sau đây: a. Sự va chạm . b. Áp suất . c. Rung động . d. Nóng lạnh .
2. Sợi thần kinh nào dẫn truyền xung nhanh nhất: a. A beta . b. A delta . c. A gamma . d. Dây C
3. Tiểu thể Pacini không có ở: a. Da và mô dưới da. b. Mô liên kết tạng . c. Bao khớp. d. Giác mạc. 42 CẢM GIÁC NHIỆT M c ti u:
1. Nêu được các loại receptor nhiệt.
2. Trình bài được các đặc điểm của sự nhận cảm của receptor nhiệt.
3. Giải thích được quá trình cảm giác nhiệt từ ngoại vi đến trung ương.
1. CÁC RECEPTOR NHIỆT 1.1. Phân oại
Các receptor nhiệt có hai loại, loại nhận cảm với nóng và loại với lạnh.
Chúng nằm ở lớp nông của da, tách xa nhau, mỗi receptor nhận cảm một
vùng có đường kính khoảng 1 mm. Số điểm nhận cảm lạnh nhiều gấp từ 3
đến 10 lần số điểm nhận cảm nóng. Sự phân bố các receptor cũng khác nhau
theo vùng: ví dụ ở môi có 15-25 receptor lạnh cm2, ở ngón tay là 3-5/cm2, ở
thân thì chưa đến 1 cm2. Số receptor với nóng cũng được phân bố tương tự như vậy. 1.2. Đ c điểm
Các receptor nhận cảm nóng là các tiểu thể có vỏ bọc, bên trong có các
đầu của sợi trục có myelin tạo thành các đám. Có người quan niệm chúng là
các tiểu thể Ruffini nhưng chúng gần giống như những tiểu thể Pacini đơn
giản và lại có mặt ở cả những vùng kém nhận cảm với nhiệt nên có lẽ các tiểu
thể Ruffini là các receptor cơ học. Các receptor này nằm ở sâu hơn so với
receptor nhận cảm lạnh. Những receptor nhận cảm nóng phát xung khi đặt
các đầu kim nóng lên chúng. Các receptor này ngừng hoạt động khi nhiệt độ
thấp hơn 20-25°C, hoạt động mạnh nhất ở khoảng 38-43°C và giới hạn cao nhất là 45-47°C.
Có những điểm trên da mà khi kích thích bằng cách đặt đầu kim lạnh
lên chúng thì chúng phát xung động. Đó là những receptor với lạnh. Chúng
ngừng hoạt động ở nhiệt độ 30-40°C, hoạt động mạnh nhất ở khoảng 25 - 35°c (phát 5-7 xung/sec).
Người ta cho rằng khi bị kích thích thì chuyển hóa của các receptor
nhiệt thay đổi nhiều (nhiệt độ cứ thay đổi 10°c thì làm tốc độ các phản ứng
trong tế bào tăng lên gấp đôi). Sự thay đổi chuyển hóa làm cho receptor nhiệt hưng phấn. 43
Tính chất đặc biệt của cảm giác về nóng-lạnh là ở chỗ cùng một tác
nhân kích thích là nhiệt năng lại có thể gây ra hai cảm giác khác nhau về tính
chất (nóng hay lạnh) tùy theo cường độ kích thích cao hơn hay thấp hơn "một
cái mức chuẩn" nào đó dùng để so sánh. Mức chuẩn này — gọi là nhiệt độ
trung tính hay "mức 0 sinh lý" — chính là giới hạn để phân biệt hai cảm giác
đó và cho phép đánh giá phân biệt nhiệt độ bên ngoài. Mức 0 này được đo bởi
nhiệt độ của da, hoặc của không khí tiếp xúc với da bởi thế nó chỉ được định
ra một cách áng chừng vì nó còn thay đổi theo vùng (nhiệt độ của các điểm
trên da khác nhau rất khác nhau), thay đổi theo môi trường (nhiệt độ bên
ngoài, có gió hay không) và tính chất dẫn truyền nhiệt của da (nhiệt độ của
máu, co hay giãn mạch, da ẩm hay khô). Nhiệt được vận chuyển từ bên trong
ra bên ngoài hoặc theo chiều ngược lại và khi luồng nhiệt đi qua lớp da thì nó
kích thích các receptor. Như vậy, nguyên nhân kích thích có thể là ở bên
trong, có thể là ở bên ngoài tùy theo sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và
môi trường. Trong điều kiện môi trường bình thường thì chính nhiệt năng của
cơ thể tác động lên các receptor nhiệt và cho cảm giác nóng hơn hay bớt
nóng, lạnh hơn hay bớt lạnh. Do nhiệt độ của máu thường cao hơn nhiệt độ
của da, các tiểu động mạch ở da giãn và gây cảm giác nóng tại nơi mà mạch
giãn, cảm giác nóng lạnh nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự đối lưu (có gió
hay không) và khả năng truyền nhiệt của vật tiếp xúc với da (v.d áp một
miếng kim loại lên da cho cảm giác lạnh hơn là áp một miếng gỗ). Đánh giá
nhiệt độ bằng bàn tay chỉ có tác dụng so sánh chứ không cho biết được nhiệt
độ chính xác. Như vậy các receptor đáp ứng với nhiệt độ và với sự thay đổi nhiệt độ.
Các receptor nhiệt, nhất là các receptor với lạnh có khả năng thích
nghi: ví dụ kích thích đột ngột receptor lạnh thì thoạt tiên nó hưng phấn rất
mạnh, nhưng vài giây sau thì nó giảm hưng phấn rất nhanh và tiếp tục giảm
hưng phấn trong nửa giờ hoặc hơn nữa. Như vậy là nó có khả năng thích nghi
rất nhanh nhưng không hoàn toàn.
Hiện tượng cộng kích thích có vai trò quan trọng trong nhận cảm cảm
giác nóng lạnh. Các receptor nhiệt được phân bố tương đối thưa nên nếu chỉ
có một vùng nhỏ bị kích thích thì khó gây cảm giác; ngược lại, nếu một vùng
rộng bị kích thích đồng thời thì các kích thích trên toàn vùng được cộng lại.
Cơ thể có thể phát hiện được sự thay đổi 0,01°C nếu sự thay đổi này nhanh
và xảy ra trên toàn bộ diện tích cơ thể; nhưng lại không phát hiện được sự 44 2
thay đổi 1°C xảy ra trên 1 cm da.
2. DẪN TRUYỀN CẢM GIÁC NÓNG-LẠNH
2.1. Dẫn truyền từ receptor vào tủy
Xung động từ các receptor với nóng chủ yếu đi theo các sợi loại C về
tủy vối tốc độ từ 0,4 đến 2 m sec. Các xung động từ các receptor với lạnh
được truyền chủ yếu theo các sợi Aδ có myelin với tốc độ khoảng 20 m sec
và một ít theo sợi loại C. Các sợi cảm giác tới tủy theo rễ sau. Trong tủy, các
sợi đi lên hoặc đi xuống một vài đốt tủy trong bó Lissauer rồi tận cùng ở sừng sau tủy.
2.2. Dẫn truyền từ tủy sống n não
Từ sừng sau tủy, các nơron thứ hai (có thể còn có một ít nơron trung
gian trong tủy) dài, bắt chéo sang tới bó gai-thị trước (bó dẫn truyền xúc giác)
ở bên đối diện và lên theo tận cùng ở chất lưỡi của thân não, ở phức hợp
bụng-nền của đồi thị.
2.3. ự nhận cảm của vỏ não.
Có một số sợi cảm giác nóng lạnh từ phức hợp bụng-nền của đồi thị
lên tới vùng vỏ não cảm giác. Tại vùng này có những nơron nhận cảm đặc
hiệu với nóng-lạnh ở những vùng riêng cơ thể. Ở người bị tổn thương hồi sau
trung tâm, khả năng phân biệt nóng lạnh bị giảm. Tài iệu tham khảo
1.Sinh lý học y khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, chi nhánh TP.HCM, 2005.
2. Timothy S. Miles, 2014, Clinical oral physiology, Quintessence Publishing Co.
3. Christel M.C. Jacquot, 2014, Physiology & Behavior, Elsevier Publishing Co Volume 128, Issue nul .
4. Arthur R. Hand, Marion E. Frank, 2014, Fundamentals of Oral histology
and physiology 3rd edition, Wiley Blackwel Publishing Câu hỏi ư ng giá
1. Đặc điểm của receptor nhiệt là:
a. có 3 loại nóng, lạnh và bình thường.
b. nằm nông ở da và sâu ở các cơ quan.
c. Số điểm cảm nhận nóng nhiều hơn lạnh. 45
d. mỗi receptor nhận cảm vùng đường kính khoảng 1 mm.
2. Những receptor nhận cảm nóng phát xung mạnh nhất ở nhiệt độ: a. 20 - 25°C . b. 38 - 43°C . c. 60 - 75°C. d. 83 - 91°C.
3. Hiện tượng cộng kích thích là :
a. từng vùng nhỏ bị kích thích nối tiếp nhau.
b. một vùng rộng bị kích thích đồng thời .
c. làm cảm nhận nhiệt mạnh hơn so với kích thích.
d. giúp phát hiện được sự thay đổi 1°C xảy ra trên 1 cm2 da. 46 VỊ GIÁC Mục tiêu:
1. Vẽ và trình bài được cấu tạo hệ thống vị giác.
2. Trình bài được các vị cơ bản và các receptor nhận cảm đặc tính vị giác.
3. Trình bài được quá trình dẫn truyền cảm giác vị giác từ ngoại vi đến trung ương. 1. G Ớ THIỆU
- Tất cả loài vật bao gồm cả con người đều phản ứng với những kích thích hóa
học thông qua những hệ thống cảm giác đặc biệt như vị giác và khứu giác.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chất hoá học hòa tan và bay hơi đều được
nhận ra bởi những hệ thống cảm giác này. Ví dụ, đau, chất kích thích và chất
chua cay do thụ thể cảm giác khác thuộc dây thần kinh sinh ba nhận ra.
- Cảm giác vị giác và khứu giác ở các động vật bậc thấp có thể ảnh hưởng lên
nhiều hành vi xã hội: ăn, ở và lãnh thổ. Trong tất cả các loài vật kể cả con
người, vị giác và khứu giác như là một công cụ quan trong để chọn lựa thức
ăn, đánh giá và tránh những hợp chất độc tố tiềm tàng. Do đó các giác quan
này rất quan trọng trong dinh dưỡng, trao đổi chất và chất lượng cuộc sống nói chung.
- Các thụ thể vị giác và khứu giác nằm ở cổng vào của hệ thống tiêu hóa và hô
hấp. Không giống như các hệ thống cảm giác khác chỉ bị ảnh hưởng một thời
gian ngắn khi có kích thích, những chất hoá học hoà tan và bay hơi tác động
qua lại với những thụ thể cảm giác hóa học ngoại vi đặc trưng mà sau đó được
tiêu hóa hay hít vào tạo ra những ảnh hưởng lâu dài tiềm tàng trên ký chủ. Sự
đưa vào hay hít vào những chất hóa học có thể ảnh hưởng có lợi hay có hại.
Vì ngửi và nếm là những bước cuối cùng trước khi chấp nhận hay từ chối, cả
hai hoạt động như những cơ chế sàng lọc những hợp chất có hại tiềm tàng.
- Hệ thống cảm giác hóa học có cấu trúc giải phẫu và quan hệ chức năng gần
gũi với hốc miệng. Những chuyên gia về sức khỏe vùng đầu cổ và họng (kể
cả nha sĩ) cần phải có những hiểu biết xuyên suốt về cấu trúc giải phẫu, vật lý,
sinh học và bệnh lý học của hệ thống cảm giác hóa học này, nhằm cung cấp
những chẩn đoán hay chỉ dẫn phù hợp và liệu pháp điều trị cho những bệnh
nhân bị chứng rối loạn cảm giác hóa học. Những tình trang này ảnh hưởng
chủ yếu lên giai đoạn tuổi già phát triển nhanh nhất trên cộng đồng phương 47
tây. Chứng rối loạn này làm thất vọng nhiều bác sỹ lâm sàng trong nhiều thập
kỷ qua. Sự thiếu kiến thức về nguyên nhân bệnh lý học của rối loạn vị giác đã
ngăn cản sự hiểu biết về những lựa chọn điều trị mới và quan trọng . Sự thiếu
sót của quá trình này có nhiều lý do.Thật khó khăn để nuôi cấy những tế bào
vị giác, khứu giác tạo ra trong ống nghiệm để nghiên cứu về bệnh lý và sinh
lý bình thường của vị giác và khứu giác. Điều này đã thúc đẩy các nhà hóa
sinh, sinh lý điện, di truyền và phân tử tiến hành các thí nghiệm trên động vật
dù là mẫu này không có chứng rối loạn vị giác và khứu giác.
- Sự rối loạn cảm giác vị giác và khứu giác không có ảnh hưởng nhiều lên
cuộc sống. Mặc dù hàng triệu người trưởng thành bị chứng rối loạn vị giác,
nhưng khó nhận ra như những người bị thiểu năng về thị giác và thính giác.
Điều này một phần là do thiếu nhận thức về sự tồn tại của chứng rối loạn vị
giác ngay cả đối với các chuyên gia về sức khoẻ, những cơ quan sức khỏe
cộng đồng, nghành lập pháp và cộng đồng nói chung.
2. CẤU TẠO HỆ THỐNG VỊ GIÁC
- Hệ thống vị giác ngoại vi thường tiếp xúc với những tác động chấn thương
vật lý, hóa học, sinh học. Những kích thích lạnh, nóng, rát, acid quá độ và
viêm nhiễm có thể gây nguy hiểm cho thụ thể vị giác ngoại vi. Vì vậy, không
giống như các hệ thống cảm giác khác có thụ thể thần kinh ngoại vi, hệ thống
vị giác ngoại vi có những tế bào thụ thể tiến hóa hơn với sự đổi mới liên tục,
tế bào biểu mô chuyên biệt. Sự thích ứng này bảo đảm việc đổi mới nhanh
chóng của các tế bào thụ thể vị giác bị hư hại. Tổ chức ngoại vi trong hệ
thống vị giác là nhú vị giác có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ở người có ít
nhất là 4 dạng khác nhau và nằm trên lưỡi, khấu cái cứng và mềm, hầu, nắp
thanh quản và thanh quản.
- Loại nhú có rãnh xung quanh (Circumval ate papil ae = CV), nằm ở lưng
lưỡi giữa 2 3 trước và 1/3 sau dọc theo V lưỡi. Số l ợ
ư ng CV thay đổi từ loài
này sang loài khác. Ở người có 3 đến 13 nhú. Động vật khác số lượng thay
đổi từ 1 nhú ở loài gặm nhấm cho đến 25 nhú ở bò cái.
- Mép sau - bên của lưỡi là nhú lá (foliate papil ae), mỗi nhú có dạng lỗ hổng
với đường giới hạn lõm vào do nụ vị giác. Sự lõm vào này giúp bảo vệ nụ vị
giác khỏi những tổn thương vật lý trực tiếp. 48
- Loại thứ ba là nhú nấm (fungiform palil ae) có hình dạng nấm, bao phủ mặt
trước của lưng lưỡi. So với những nhú thuộc hệ tiêu hóa khác thì chúng có số
lượng nhiều nhất, ở người: 50-200 nhú.
- Cuối cùng là nhú ngoài lưỡi (extralingulal papil ae). ở khấu cái cứng, mềm,
hầu, thanh quản, nắp thanh quản, với dạng nhô lên nhiều nhất là Dải vị giác
(hay geschmacktreifen từ thuật ngữ người Đức) nằm 2 bên đường giữa
khẩu cái nơi chuyển tiếp khẩu cái cứng và mềm.
- Đáng chú ý cấu trúc phong phú và dễ nhận ra nhất là nhú dạng chỉ (filiform
papil ae), không thuộc vị giác. Khi chúng mọc lên cao và nhuộm bởi màu của
thức ăn và đồ uống thì những nhú nhỏ như sợi chỉ này có khuynh hướng làm
cho lưỡi đổi màu. Tương tự, nếu chúng rụng quá mức sẽ làm cho lưỡi có màu
trắng white coat . Nói cách khác mất những nhú này làm cho lưỡi khô và
trơn có liên quan đến tình trạng toàn thân và tại chỗ như khô miệng, bệnh
thiếu máu và sốt Scarlet. Nhú hình chỉ hoạt động giống như khóa dán" giúp
thức ăn bám chắc vào lưỡi để viên thức ăn có thể di chuyển khắp hốc miệng.
- Bên trong mỗi nhú vị giác là nhiều nụ vị giác thấy dưới kính hiển vi điện tử.
Số lượng nụ vị giác thay đổi từ nhú này đến nhú khác. Ở người, nhú hình nấm
chứa 1-10, nhú CV chứa 100-200, trong khi nhú lá có từ một vài trăm đến vài ngàn nụ.
- Nụ vị giác là đơn vị chức năng của cơ quan vị giác ngoại biên. Nó có dạng
vỏ hành, chứa từ 50 - 100 thụ thể vị giác đang trưởng thành liên tục và các tế
bào nâng đỡ. Hầu hết những tế bào vị giác trong nụ đều được bảo vệ khỏi môi
trường miệng, chỉ có đỉnh chứa protein thụ thể vị giác của vài tế bào vị giác ló
vào trong hốc miệng khoảng 3-5 micron, được xem như là những lỗ chân lông
vị giác. Không giống như các hệ thống cảm giác khác, tế bào vị giác có một
tốc độ đổi mới nhanh chóng 10.5 ngày, nhanh gấp 2 lần các tế bào biểu mô xung quanh. 49
Hình 1. . Sơ đồ hệ thống vị giác và cấu tạo nụ vị giác
Những tế bào nguyên thủy, được biết như là những tế bào gốc, nằm ở lớp
biểu mô tại chân đáy của nụ vị giác tương ứng với lớp mầm của lớp biểu mô.
Khi các tế bào của các thụ thể vị giác tiếp tục tăng trưởng và phát triển, chúng
di cư từ vùng chân đáy của nụ hướng đến lỗ chân lông vị giác. Những tế bào
thụ thể riêng biệt tiếp xúc với kích thích vị giác thường bị giới hạn trong một
bữa ăn đơn độc (single). Trong 1 vài giờ trải qua cảm giác hóa học, những tế
bào thụ thể vị giác đã tiếp xúc rụng vào trong hốc miệng và nước bọt cuốn
chúng đi. Dải vị giác và nhú hình nấm thì được ngập trong nước bọt do các
tuyến nước bọt chính 2 bên tiết ra ( tuyến mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi).
Ngược lại, những nụ vị giác trong nhú vị giác hình lá và có rãnh xung quanh
(CV) chìm ngập trong nước bọt chủ yếu do tuyến von Ebner’s tiết ra, tuyến
này nằm trong lưỡi có lỗ mở về phía các rãnh xung quanh những nhú này.
- Đường dẫn truyền cảm giác vị giác liên quan đến chuỗi nơron nối nhau.
Những nơron thứ nhất nối phần ngoại vi với nhân của bó đơn độc, bó đơn độc
là nơi mà nơron thứ nhất liên hợp thần kinh với nơron thứ hai, băng qua
đường giữa và nối với đồi não, trong khi nơron thứ ba nối đồi não với vỏ não.
Đường dẫn truyền cảm giác vị giác bao gồm sự nối kết nơron với nhân nước
bọt để hoạt hóa quá trình phản xạ và sự nhận thức vị giác phụ thuộc vào
những tín hiệu xung điện (signals) đến vỏ não.
- Nơron thứ nhất: những tế bào thụ thể vị giác thuộc biểu mô ngoại vi liên
hợp thần kinh tại nụ vị giác nằm ngang với thân tế bào của các nơron hướng 50
tâm cơ bản bên trong 3 hạch thần kinh sọ: mặt, lưỡi hầu và phế vị. Dây mặt
(VII) (nhánh chorda tympani) và thân tế bào của chúng nằm trong hạch gối
phân bố thần kinh đến 2 3 trước của lưỡi từ nhú hình nấm và vài nhú hình lá.
Thần kinh lớn hơn thuộc bề mặt petrosal, những nhánh khác của thần kinh
mặt, dẫn truyền những tín hiệu xung điện cảm giác hoá học từ nhú ở khẩu cái
mềm: thân tế bào các nơron này nằm ở hạch gối . Cảm giác thần kinh từ 1/3
sau lưỡi được dẫn truyền dọc theo thần kinh lưõi hầu (IX) mà thân tế bảo của
chúng ở hạch dưới lưỡi hầu (hạch petrosal). Thông tin từ thụ thể vị giác trong
hầu họng, thanh quản, nắp thanh quản được dẫn truyền dọc theo dây X, dây X
có thân thần kinh nằm trong hạch bên dưới nó (hạch nodose). Sự nhô ra phần
giữa của 3 hạch thần kinh vào cuống não và liên hợp thần kinh với nơron thứ
hai trong việc phân loại vị giác của những nhân đơn độc hành tủy. Các sợi
quặc ngược từ hành tủy và phóng đến những nhân giữa sau phần bụng của đồi
não. Từ đồi não, nơron thứ ba phóng đến võ não vị giác nguyên thủy, nằm
trong thùy đảo và vùng trán ổ mắt của thùy đỉnh. Ngược lại, ở động vật bậc
thấp, sự nối tiếp vị giác từ nhân thuộc dải đơn độc được làm trung gian thông
qua nhân parabrachial đến phần dưới đồi não và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên,
sự nối tiếp chức năng này không có ở con người.
3. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA VỊ GIÁC VÀ CHỨC NĂNG LÂM ÀNG
Cảm giác vị giác có thể được suy ra từ 1 nhóm nhiều loại hợp chất hóa học.
Những loại này từ những ion đơn giản: iod hay kali đến carbohydrate phức
tạp: sucrose octa-acetate. Sự phân loại theo truyền thống về vị giác của con
người dựa trên 4 đặc tính cơ bản: ngọt, chua, mặn và đắng. Tuy nhiên, có
thêm những đặc tính và kích thích vị giác khác VD: Umami hay vị mặn, được
suy ra từ amino acid monosodium glutamate và monosodium aspartate và
được xem như đi cùng với vị kim loại, điện, chất béo, là những đặc tính riêng
biệt. Những kích thích đa dạng này sử dụng những cơ chế tín hiệu xung điện đa dạng.
Những kích thích vị giác đầu tiên tác động lên tế bào bề mặt hay những
protein thụ thể vị giác bên trong tế bào. Nói chung, những protein thụ thể đặc
biệt vừa là những thụ thể ái lực với ion vừa là những thụ thể ảnh hưởng đến
trao đổi chất nằm ở đầu mút của đỉnh các tế bào thụ thể vị giác được bộc lộ.
Sự liên kết của hóa chất với thụ thể gây ra sự thay đổi cân bằng điện tích ở hai
bên bề mặt của màng tế bào dẫn đến việc khử cực của tế bào và làm giảm sự 51
dẫn truyền nơron từ tế bào thụ thể. Kết quả của sự khử cực sợi thần kinh sọ
hướng tâm là phân bố tế bào và phát sinh hoạt động tìm ẩn. Sự thay đổi về tốc
độ đốt cháy các sợi thần kinh này được chuyển đến võ não vị giác nguyên
thủy nơi thông tin được giải mã thành phương thức nhận thức.
Trong vài năm gần đây nhiều loại thụ thể vị giác, kênh ion, kênh ligandgate,
enzym và các thụ thể protein G kép (G-protein-coupled receptor: GPCRs)
được xác định thành 5 đặc tính vị giác: chua, mặn, ngọt, đắng và vị của amino
acid monosodium glutamate. Sự phân bố những thụ thể này đến hầu hết các
nhú vị giác chứng minh rằng không loại trừ vùng riêng biệt nào của lưỡi về
một đặc tính vị giác đặc biệt .Tuy nhiên, loại nào đó (subtype) của thụ thể vị
giác trong đặc tính vị giác nằm ở vị trí ưu thế trong một hay nhiều vùng khác
của lưỡi làm cho vùng đó có nhiều cảm giác, nhưng không loại trừ, về đặc
tính vị giác. VD: cấu trúc kênh ion ENAC bao hàm thụ thể vị mặn thì khác
với phần sau của lưỡi với phần trước lưỡi. Tương tự, một số nhưng không
phải tất cả thụ thể vị đắng nằm ở vị trí chiếm ưu thế trên nụ vị giác của nhú vị
giác có rãnh xung quanh và hầu hết không tồn tại trên nhú hình nấm. 3.1. Vị chua
Vị chua được tạo ra từ proton H+ và độ chua thì tỷ lệ với nồng độ
của acid chuẩn khi tiếp xúc với nụ vị giác. Đặt tính chua, với đắng, là những
dấu hiệu bảo vệ hay cảnh báo vì proton có thể ảnh hưởng tại chỗ trên mô
cứng và mềm trong miệng, hay ảnh hưởng toàn thân khi có dấu hiệu chua của
thức ăn hư thối. Một vài thụ thể được chọn đối với vị chua được xác định,
gồm kênh amiloride–sensitive epithelial (ENaCs), kênh proton-gated
(MDEG1, kênh K+), kênh hyperpolarization-activated-cyclic-nucleotide-
gated (HCNs), kênh ion H+ và kênh nhạy cảm ion acid (acid-sensing ion
channel: ASICs). Với nhiều loại thụ thể giả định, không có gì ngạc nhiên khi
một số lượng cơ chế khác nhau có liên quan đến giả định của tín hiệu dẫn
truyền vị chua, xác định tính phức tạp của đặc tính cảm giác này. Nói chung,
tất cả cơ chế điện thế đối với vị chua làm tăng điện tích dương bên trong tế
bào dẫn đến sự khử cực trực tiếp của những tế bào thụ thể. Một vài trong số
những cơ chế này được chứng minh bằng những nghiên cứu tác động bằng
cách áp dụng thuốc lợi tiểu để phong bế kênh Natri của biểu mô trên các động
vật thí nghiệm làm giảm những đáp ứng phản kháng thông thường khi có axit
trong miệng. Những cơ chế chuyển nạp tín hiệu đặc biệt này của hầu hết các
thụ thể vẫn đang còn được làm sáng tỏ. 52
Cơ chế tiết của nước bọt và vị giác có liên quan chặt chẽ với nhau. Vị chua là
kích thích mạnh nhất đối với sự tiết nước bọt. Khi tốc độ chảy của nước bọt
tăng, mức bicarbonate lớn hơn được tiết ra, những chất này đệm cho proton
và vì vậy bảo vệ mô trong miệng khỏi những tổn thương. Con người thường
nhăn nhó một cách mạnh mẽ khi nếm vị chua. Sự nhăn nhó này liên quan đến
sự co các cơ mặt và tuyến nước bọt trên bề mặt của lưỡi và vì vậy giúp trung
hòa các proton. Vị chua như chanh có pH gần bằng 2. Nồng độ này gây tổn
thương tiềm tàng trên các mô trong miệng, đặc biệt là trên lớp men, và thực tế
nhiều axit hơn cần thiết để tạo ra vị chua: vì thế việc đệm của nước bọt là kết quả mong muốn. 3.2.Vị m n
Giống như vị chua, vị mặn xác định sự có mặt của các ion tác động
qua lại trực tiếp với kênh ion. Tuy nhiên, không giống như vị chua, vị mặn là
sự phát hiện những khoáng chất cần thiết và cung cấp một cơ chế quan trọng
về sự hằng định nội mô của các ion. Các ion quan trọng nhất khi kích thích
bằng vị mặn là sodium v à chloride.
Ở loài gặm nhấm, kênh amiloride-sensitive epithelial (ENaCs) trên thụ thể
màng tế bào cho phép Na đi vào trong khi chloride vận chuyển đến cạnh tế
bào để trung hòa. Ở người, ENaC chú ý ít hơn. Ngoài ra các cơ chế chưa được
xác định cũng được làm sáng tỏ về vị mặn ở con người. 3.3. Vị ngọt
Ở người vị ngọt gồm nhiều hơp chất: đường, dẫn xuất của đường,
D-amino acids, một số acid L-amino nhỏ (glycine, và L-alanine), đường nhân
tạo như cyclamate, sacchanrine, aspartame, sucralose và chất ngọt có hiệu lực
cao. Không giống như vị chua, vị ngọt kết hợp với những thức ăn có năng
lượng cao: bởi vì chúng có vị gây thèm, con người (và động vật) tìm ra những
thức ăn có vị ngọt với vài vấn đề bất lợi đối với sự cân bằng trong quá trình
trao đổi chất, đặc biệt trong xã hội phương tây.
Sự phát hiện cơ chế của vị ngọt qua trung gian thụ thể G-protein kép
(GPCRs). Có hai loại thụ thể của vị ngọt l
à T1R3 gồm 2 chuỗi protein giống
hệt nhau và T1R2 gồm 2 chuỗi protein khác nhau. Cả hai thụ thể trên chiếm
khoảng 20% trong các tế bào nụ vị giác phía sau, bên, và phía trước của lưỡi.
Cơ chế chuyển nạp vị ngọt đã được giải thích trước đây. Những thụ thể
TlR3/T1R2 có thể ghép lại bằng sự gia tăng cGMP và sự h ạ o t động của kênh 53
cyclic-nucleotide dẫn tới sự khử cực của tế bào thụ thể do canxi tràn vào. Chú
ý: những chất ngọt nhân tạo sử dụng con đường khác (con đường IP3), tương
tự với con đường chuyển nạp vị giác của nhiều hợp chất đắng.
3.4. Vị đắng
Sự nhận ra những chất có hại tiềm tàng, độc hại là một trong những
vai trò chủ yếu của vị đắng. Phản xạ vị giác này có thể được tạo ra bởi sự sắp
xếp khác nhau và đầy đủ các hợp chất trong phạm vi từ các ion (như
potassium) đến phức hợp nhân tạo (denatonium), hay những hợp chất tìm
thấy trong tự nhiên (caf e
f ine, strychnine, quinine). Nhiều chất độc có vị đắng;
do đó những phản ứng không mong muốn mà vị đắng mang lại có một lợi ích
tàn dư tiềm ẩn. Phản xạ trong ngưỡng cảm giác đắng thấp nhất so với tất cả
những đặc tính vị giác. Ngoài ra có nhiều thụ thể vị giác đắng hơn bất cứ đặc
tính vị giác nào và chuỗi các cơ chế chuyển nạp vị đắng được tin tưởng là có
sự khác nhau nhiều nhất so với các đặc tính vị giác khác.
Giống như vi ngọt sự chuyển nạp vị đắng bao gồm chủ yếu những thụ thể G-
protein kép là nơi liên kết bề mặt tế bào với các tác nhân kích thích đắng. Một
dòng gồm 50 – 80 thụ thể vị giác đắng liên kết với màng gọi là T2Rs, gần như
đồng nhất ở loài gặm nhấm và con người. Ở con người T2Rs được mã hóa
trong 24 gen và nằm trong 3 NST (nhiễm sắc thể). Mặc dù không kiểm tra lại
nhưng T2Rs được xem là phản xạ đắng.
Thụ thể vị giác đắng được ghép với nhau thông qua Gustducin, một protein vị
giác cấu tạo bởi các subunit alpha, beta và gamma với nucleotide vòng và
đường chuyển nạp tín hiệu phosphoinositide. Alpha Gustducin hoạt hóa một
hay nhiều phosphodiesterase, làm giảm mức độ nucleotide vòng (cAMP và
cGMP) dẫn tới việc mở kênh cation và khử cực tế bào; Beta và gamma hoạt
hóa phospholipase C beta 2 làm phóng thích hai thông tin thứ 2: inositol
trisphosphat (IP3) và diacylglycerol (DAG). Sự phóng thích Canxi nội bào
trước đó dẫn tới sự khử cực tế bào. Sự tác động qua lại đặc biệt của hai thông
tin thứ hai này là việc giảm các cyclic nucleotide và tăng IP3 và DAG, chưa
được biết đến cũng như chưa rõ ràng mà điều này là sự kiện dẫn đầu trong
việc gây ra sự khử cực.
3. . Vị Umami (amino acid)
Một đặc tính vị giác đặc biệt đối với monosodium glutamate
(MSG) có tên là Umami là từ ngữ của người Nhật để chỉ vị thơm ngon. Vị 54
giác này được tăng lên khi có mặt 5’ ribonucleotide, đặc biệt inosine 5’
monophosphate (IMP) và guanosine 5’ monophosphate (GMP). MSG và
glutamate là vật truyền nơron kích thích hầu hết đồng nhất, cho nên có lý do
để mong chờ rằng các thụ thể có thể có mối quan hệ với nhau. Một dạng cắt
xén của mGluR4 (metabotropic glutamate receptor 4) thụ thể glutamate ở não
được tìm thấy trong hệ thống vị giác và là 1 trong số những thụ thể đối với
Umami được đề cập. Cơ chế chuyển nạp tín hiệu của Umami là sử dụng thụ
thể mGluR4 được cho là tương tự với cái nằm trong bộ não. Một vấn đề với
cơ chế này là thụ thể mGluR4 ức chế toàn bộ. Nhờ việc nếm mà MSG có thể
cần đến một phản ứng kích thích từ tế bào vị giác, vai trò thực tế mà một thụ
thể loại ức chế giống mGluR4 vận hành trong cơ chế chuyển nạp MSG vẫn chưa rõ.
Gần đây, một loại thụ thể hoàn toàn khác hẳn MSG được đề xuất, loại này ít
có sự tương đồng với những thụ thể glutamate khác đã được biết. Loại thụ thể
này là 2 thụ thể protein thuộc dòng T1R, tên là TlR1/TlR3. Chúng tương tự
với thụ thể vị ngọt đã được đề cập, chỉ trừ 1 monome thì khác. Đối với vị ngọt
thụ thể là TlR2/TlR3. Một điểm đặc trưng đáng chú ý của thụ thể TlRl/T1R3
đối với MSG là sự phản ứng của nó đối với glutamate tăng lên bởi
ribonucleotid. Sự hiệp đồng giữa glutamate và ribonucleotid là tiêu chuẩn của
vị Umami, và quan sát cho thấy rằng IMP làng tăng TlRl T1R3, góp phần tin
tưởng để đề nghị rằng TlRl/T1R3 là thụ thể chính của vị Umami.
Cách nấu nướng của người Nhật có lợi cho việc phối hợp thích hợp giữa thức
ăn với hiệu quả hiệp đồng tối đa. Sự kết hợp của thịt lợn, thịt gà, nấm đen, cá
tráp .v.v.. chứa nhiều nucleotide và cà chua, cãi súp lơ, cần tây, cà rốt, nấm
chứa nhiều MSG, dẫn tới gia tăng vị glutamate thông qua hiệu quả nấu nướng hiệp đồng.
Như các giải thích trước đây trong nhiều năm liền đã cho rằng nhiều vùng
riêng biệt của lưỡi điều chỉnh cho những đặc tính vị giác riêng biệt. Tuy nhiên
ngày nay rõ ràng rằng tất cả 3 dây thần kinh vị giác (VII, IX, X) dẫn truyền tất
cả các kích thích vị giác. Thực tế nhiều sợi vị giác hướng tâm thần kinh đơn
độc (single nerve taste afferent fibres) được điều chỉnh để dẫn truyền thông
tin về tính của dạng của kích thích vị giác.
Ngược lại với sự thay đổi theo từng vùng cảm giác là sự thay đổi theo cá nhân
về vị giác. Ở chuột sự thay đổi di truyền về cảm giác đắng và ngọt đã được
chứng minh đúng. Nhiều sự thay đổi về di truyền mặc dù không phổ biến 55
nhưng cũng đúng ở con người với nghiên cứu tốt nhất là mù vị giác hay vô
cảm đối với phenylthiocarbamide (PTC). Từ nghiên cứu di truyền ở chuột
chúng ta biết rằng sự khác biệt giữa các cá nhân là ở ngoại vi, có thể hầu hết
trong cấu trúc của thụ thể hay 1 trong những thành phần chuyển nạp tín hiệu.
Phân tử cơ bản của sự vô cảm vị giác PTC chưa được hiểu rõ nhưng có thể
liên quan tới thụ thể ngoại vi hay những phân tử tín hiệu.
Sự tiếp xúc được lặp lại đối với cùng một đặc tính dẫn đến quá trình thích
ứng, là giảm phản ứng đối với những kích thích cùng nồng độ. Những tế bào
vị giác chỉ phản ứng ở những ngưỡng cao hơn. Hiện tượng này tương đối
chậm trong vị giác. Có thể mất vài giây trước khi tế bào thích ứng với một
kích thích nào đó. Ngưỡng tế bào vị giác có thể được tạo lại (thấp hơn) bằng cách đặt vào nước.
. TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA NƯỚC BỌT VÀ VỊ GIÁC
Chức năng vị giác ở ngoại vi đòi hỏi 3 nhân tố: phân tử tạo ra vị giác, tế bào
thụ thể vị giác và môi trường ẩm do nước bọt cung cấp thường xuyên. Nước
bọt đóng vai trò quan trọng trong chức năng vị giác và có ảnh hưởng qua lại
giữa vị giác và nước bọt: nước bọt ảnh hưởng đến cảm giác vị giác và các
kích thích vị giác khác nhau ảnh hưởng lên thành phần nước bọt. Nước bọt
chi phối khả năng vị giác bằng nhiều cách: đầu tiên hòa tan thức ăn, thứ hai
chuyên chở các phân tử tạo ra vị giác, thứ ba qua thành phần cấu tạo của nó.
Do vậy khi sự sản xuất nước bọt bị bất lợi (bệnh, tình trạng toàn thân hay tại
chỗ, thuốc và chiếu xạ đầu cổ), chức năng vị giác có thể bị ảnh hưởng kèm theo.
.1. ự ảnh hưởng của nước bọt n vị giác
Vai trò chủ yếu của nước bọt trong chức năng vị giác là hòa tan những tác
nhân kích thích vị giác và mang nó đến nụ vị giác. Khả năng này bị giảm khi
có một sản phẩm nước bọt không phù hợp, đăc biệt trong phản ứng đối với
kích thích vị giác. Kích thích vị giác đóng vai trò chủ yếu trong việc làm chảy
nhiều nước bọt qua việc ảnh hưởng lên số tượng và chất lượng nước bọt. Ví
dụ: vị chua làm tăng tiết nước bọt và mức độ bicarbonate, là tác nhân đệm
chính trong nước bọt như là một kết quả, sự tăng pH nước bọt làm giảm tác
động của vị chua. Tốc độ chảy nước bọt thấp hơn làm ngưỡng vị chua thấp
hơn và ngược lại người nào có tốc độ tiết nước bọt cao hơn thì có ngưỡng vị 56
chua cao hơn. Vì vậy sự khác biệt về tốc độ tiết nước bọt có thể giải thích
phần nào sự khác biệt về cảm giác chua giữa các cá nhân.
- Thành phần nước bọt, ngưỡng vị giác và sự thích nghi
Nước bọt chứa các hợp chất ngọt chua đắng (ví dụ một ít đường, NaCl và ure)
không nhận thấy được trong các cá thể bình thường bởi vì có sự tiếp xúc liên
tục đối với những kích thích tuyến nước bọt và sự thích ứng của tế bảo vị
giác. Cảm giác chua, ngọt mặn của những hợp chất này chỉ được nhận thấy
khi chúng vượt quá ngưỡng của ký chủ.
- Nước bọt - môi trường ion chức năng của các tế bào vị giác
Gai vị giác thuộc nhú vị giác có thể trực tiếp hay gián tiếp ngập trong nước
bọt để cung cấp môi trường ion giúp xảy ra sự chuyển nạp các tín hiệu vị giác.
Thành phần ion của nước bọt phụ thuộc vào tốc độ chảy và khác với chất lỏng
ở vùng kẽ xung quanh phần còn lại của những tế bào vị giác chưa được phơi
bày. Môi trường ion kép của các tế bào vị giác đặc biệt ở đỉnh của màng thì
cực kỳ quan trọng trong quá trình nếm. Những tế bào vị giác, giống như
những tế bào dễ bị kích thích nhất có điện thế nghỉ âm từ bên này đến bên kia
của màng. Tuyến nước bọt mang tai và tuyến dưới hàm chứa ion Na+ từ 13
mmol l. Đây là sự đồng nhất hầu hết đối với mức Na+ nội bào khi kích thích
tuyến nước bọt mang tai (tốc độ chảy 1 ml/phút), nồng độ sodium tăng xấp xỉ
mmol/l và thậm chí có thể đạt đến mmol/l với tốc độ chảy cao, gần đạt tới
mức sodium ở vùng kẽ. Dưới những tình huống kích thích tương tự nồng độ
potassium nước bọt rơi từ mức độ cao 2413mmol/l, vì vậy mức độ thuộc
nội bào của tế bào vị giác vẫn còn khá thấp nhưng vẫn ở mức cao hơn những
chất lỏng thuộc vùng kẽ. Vì vậy sự thay đổi nồng độ dung dịch điện phân của
nước bọt ảnh hưởng đến nồng độ ion dương từ bên này đến bên kia của màng
tế bào vị giác, và do đó điện thế màng và lỗ mở của các kênh cation được tập
hợp lại đỉnh của màng. Những sự kiện này không những quan trọng đối với
sự khử cực mà còn quan trọng đối với cơ chế tái phân cực theo sau sự khử
cực trung gian của các thụ thể vị giác.
Tóm tại đây là cơ chế song song trong cơ thể khỏe mạnh giữa sự chuyển nạp
vị giác và chức năng của tuyến nước bọt.
.2. Giảm tốc độ chảy của nước bọt và sự nhận thức vị giác
Rối loạn toàn thân và tại chỗ có ảnh hưởng lên sự sản xuất nước bọt cho thấy
cũng ảnh hưởng lên cảm giác vị giác. Một ví dụ thường thấy là sư xạ trị đầu
cổ sử dụng trong việc điều trị K. Xạ trị có ảnh hưởng độc hại lên cả tế bào vị 57
giác và cả tuyến nước bọt và vì vậy trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng lên vị
giác. Các bệnh khác và các vấn đề về thuốc ảnh hưởng lên thành phần nước
bọt (tác nhân ức chế giao cảm) có thể sau đó ảnh hưởng lên vị giác. Trong khi
không có sự hình thành nước bọt riêng biệt có mối liên quan trực tiếp với
chứng rối loạn vị giác thì có giả thuyết cho rằng khoáng chất và điện thế góp
phần tạo ra cảm giác vị giác bình thường. Một khoáng chất có liên quan một
cách truyền thống trong chứng loạn chức năng vị giác là kẽm, tuy nhiên ngày
nay việc chấp nhận bổ sung kẽm không phải là phương pháp hữu ích đối với
việc điều trị chứng loạn vị giác (sự thiếu chính xác hay mất khả năng cảm giác vị giác)
- Những protein giàu amino acid proline trong nước bọt và vị đắng.
Những protein giàu amino acid (PRPs) hiện diện 70% trong thành phần
protein và chủng loại đơn độc nhiều nhất trong tuyến mang tai của người. Một
nghiên cứu trước đây báo cáo rằng có mối liên hệ PRPs và khả năng nếm
những chất đắng như là quinine, raffinose undeca acetate và cycloheximide ở
chuột. Tuy nhiên sự giải mã bộ di truyền chuột cho thấy không có liên hệ giữa
hai bộ gen loại trừ sự phân chia gần nhất của một vài NST giống nhau.
. Ự RỐI LOẠN VỊ GIÁC
Hệ thống vị giác có khả năng hồi phục nhanh một cách chủ ý trước những rối
loạn liên quan đến tuổi tác và tổn thương. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào hệ
thống dự phòng ở hai bên và gần dây thần kinh sọ (VII, IX, X) chi phối chức
năng vị giác. Ngoài ra, dây thần kinh sinh ba kích thích những mô mềm chứa
nụ vi giác để chuyển tiếp cảm giác nóng, xúc giác, đau đớn vào bộ não để làm
tăng sự cảm giác và thể hiện chức năng vị giác. VD ớt khô và tiêu đã hoạt hóa
một số những thụ thể cảm giác và cảm giác hóa học. Bia lạnh hoạt hóa những
thụ thể đau, thân nhiệt và vị giác. Nhiều tình trạng ở miệng và toàn thân,
thuốc chữa bệnh vùng miệng, thậm chí những chấn thương ở miệng, và sự
điều trị bệnh hệ thống bằng thuốc, tia bức xạ, hóa trị liệu, … ảnh hưởng lên
hệ thống vị giác. Những thuốc dùng tại chỗ để điều trị bệnh vùng miệng, như
thuốc súc miệng chống mảng bám, kem đánh răng và những loại gel liên quan
đến việc làm thay đổi vị giác. Những tổn thương do dùng thuốc trong khi hay
theo sau những điều trị răng miệng và việc sử dụng thuốc tê tại chỗ có thể gây
ra chứng rối loạn vị giác. Những chấn thương khác như tiếp xúc với thức ăn
hay đồ uống còn quá nóng hay bị phỏng hoá chất thường xảy ra. Những phục 58
hình bằng kim loại thường là tác nhân gây ra vị kim loại tạm thời trong một
số bệnh nhân. Những hàm giả bán phần hay toàn phần có thể làm trở ngại lối
vào tới những thụ thể vị giác và sinh ra sự thay đổi vị giác tạm thời. Sự nhiễm
trùng trong miệng và những tình trạng viêm nhiễm như candida, bệnh về
nướu, mô nhau chu, sâu răng, nhiễm trùng xương ổ, tổn thương mụn giộp
(herpetic), hoại tử tủy, tổn thương do chấn thương, bệnh giộp mụn nước (như
pemphigus, pemphigoid, mảng lichen) và hội chứng bỏng miệng có thể tất cả
góp phần tạo cảm giác khó chịu và gây vị giác thay đổi.
Vị giác không thay đổi toàn bộ theo sự tiến triển của tuổi tác. Hơn nữa, không
có dấu hiệu nào cho thấy số lượng nụ vị giác giảm theo thời gian. Tuy nhiên,
nhiều người lớn tuổi điều trị bệnh toàn thân có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh
hưởng đến hệ thống vị giác. VD, nhiều thuốc mà người lớn tuổi uống trực tiếp
ảnh hưởng đến sự nhận thức vị giác và ức chế sự tiết nước bọt làm suy yếu vị
giác. Điều trị ung thư đầu, cổ ( phẫu thuât, hóa trị, xạ trị) gây ra tổn thương
lâu dài hay tạm thời đến cấu trúc giải phẫu và con đường thần kinh chịu trách
nhiệm dẫn truyền cảm giác vị giác.
Nhiều người lớn tuổi phàn nàn là mất vị giác, nhưng đặc trưng là do vấn đề về
khứu giác. Tuổi và những bệnh liên quan đến sự mất khứu giác đóng một vai
trò lớn làm giảm chức năng vị giác. Bất kỳ tình trạng nào làm thay đổi môi
trường những chất trung gian của cảm giác hóa học (như lưỡi, nước bọt, niêm
mạc mũi và miệng, đường dẫn truyền thần kinh, chuyển nạp thần kinh) sẽ dẫn
đến thay đổi vị giác và nhận thức ngửi ở bất kỳ tuổi nào.
Chức năng nước bọt đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát sinh và duy trì
cảm giác vị giác. Do đó khi chức năng của nước bọt giảm có thể gây ra những
thay đổi cảm nhận vị giác hay nâng cao ngưỡng phát hiện. Phạm vi mà sự
giảm chức năng nước bọt ảnh hưởng đến vị giác vẫn còn nhiều tranh luận.
Ngoài ra, giả thuyết cho rằng sự thiếu nước bọt làm giảm khả năng truyền
kích thích đến nụ vị giác và làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng vùng
hầu-họng dẫn đến thay đổi vị giác. Nước bọt có thể hoạt động như kho chứa
thuốc hay các chất chuyển hóa dẫn đến vị giác khó chịu. Nhiều vấn đề về
thuốc và điều trị với thuốc + hóa trị liệu có liên quan đến sự thay đổi cảm giác
vị giác. Sự nhiễm trùng (cúm, viêm xoang, herpes zoster, HIV), chấn thương
(tai nạn xe cộ) và phẫu thuật đầu cổ có thể gây những tổn thương tạm thời hay
vĩnh viễn lên thần kinh chi phối vị giác. Rối loạn nội tiết hay trao đổi chất,
gồm bệnh đái tháo đường và thiếu năng tuyến giáp, có liên quan đến thay đổi 59
vị giác. VD bệnh thần kinh đái tháo đường làm tăng ngưỡng vị giác. Cuối
cùng, vài bằng chứng cho thấy sự di truyền có thể xác định số lượng nụ vị
giác ở mỗi cá nhân mà có thể gây ra khả năng vị giác khác nhau và thậm chí
có khuynh hướng thiên về hay tăng nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn vị
giác. Tác động của thuốc trên hệ thống vị giác có thể là tạm thời hay vĩnh
viễn. VD nước súc miệng chlorhexidine 0,12% làm suy yếu cảm giác vị giác
ngoại vi thuận nghịch, đặc biệt vị mặn và đắng. Trong khi vài loại thuốc gây
ra sự thay đổi vị giác riêng biệt (ngọt, đắng, mặn, chua), thì những loại khác
làm tăng vị giác hoặc ngưỡng thừa nhận. Những loại thuốc có liên quan đến
sự mất cảm giác vị giác gồm thuốc tê tại chỗ (lidocaine), thuốc chống ung thư
(bleomycine) và thuốc chống thấp khớp (penicillamine). Cơ chế phía sau
những tác động này thì phức tạp và chưa được xác định rõ, nhưng sự loạn
chức năng vị giác do thuốc có thể xảy ra ở bất cứ sự truyền, cảm giác hay
mức độ của quá trình của hệ thống vị giác. Cuối cùng, ít được biết đến là sự
ảnh hưởng của những chất ô nhiễm lên hệ thống vị giác. Những chất gây ô
nhiễm môi trường xếp loại từ những hóa chất chuyên chở bằng máy bay, kim
loại đến rác bụi. Một vài loại chất gây ô nhiễm là thuốc trừ sâu trên thực tế có
thể làm thay đổi hình thái nụ vị giác của lưỡi và vì thể thay đổi cả chức năng.
Tài liệu tham khảo 1.Sinh l
ý học y khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, chi nhánh TP.HCM, 2005
2. Timothy S. Miles, 2014, Clinical oral physiology , Quintessence Publishing Co.
3. Jean Anthelme Bril at-Savarin, 2014, The Physiology of Taste, The
University of Adelaide Library, University of Adelaide. Câu hỏi ư ng giá
1. Nhú vị giác nào nằm ở gần V lưỡi:
a. nhú có rãnh xung quanh . b. nhú lá . c. nhú nấm . d. nhú dạng chỉ .
2. Đơn vị chức năng của cơ quan vị giác ngoại biên: a. Nụ vị giác . b. Nhú vị giác . 60 c. Tế bào vị giác . d. Thụ thể vị giác .
3. Cảm giác vị giác nào không có tác dụng cung cấp dinh dưỡng: a. Vị ngọt . b. Vị đắng . c. Vị chua. d. Vị Umani. 61