chỉ có thể thắng lợi và thắng lợi hoàn toàn, triệt để bằng việc thực hiện cách mạng vô sản,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Sự nghiệp giải phóng
đó chỉ được hoàn thành khi các giai cấp bị bóc lột, các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên phạm vi toàn thế giới thoát khỏi ách áp bức, nô lệ.
Do bối cảnh lịch sử của quốc gia, dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng giành
độc lập, tự do cho quốc gia, dân tộc. Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của quốc
gia, dân tộc, là tư tưởng được Hồ Chí Minh kế thừa từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ
và xem đây là tư tưởng bất hủ, phải được áp dụng cho mọi quốc gia, dân tộc. Tư tưởng ấy
là điểm xuất phát cho các tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và nhân
dân lao động và cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí
Minh. Tháng 7/1945, khi đang chuẩn bị điều kiện để tiến hành cuộc Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh
tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc
lập”
1
. “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi
được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn
chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi
lại được”
2
. Việc giành lại độc lập, tự do dân tộc và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy là mục
tiêu, sự nghiệp suốt đời của Hồ Chí Minh và của cả dân tộc Việt Nam. “Nước Việt Nam
có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn
thể dân Việt Nam quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững
quyền tự do và độc lập ấy”
3
. Dân tộc Việt Nam “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
3
.
Hồ Chí Minh cũng khẳng định tư tưởng giải phóng dân tộc phải được chính các dân tộc
bị áp bức, bóc lột thực hiện: “Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu
không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”
4
. Quan điểm
này không chỉ được thể hiện trong lĩnh vực lý luận mà còn được đưa vào thực tiễn vận
động tuyên truyền trong quần chúng cách mạng: “Hỡi anh em ở các thuộc địa... chúng tôi
xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự
nỗ lực của bản thân anh em”
5
. Đây là một quan điểm thể hiện lập trường duy vật, khoa
học và biện chứng, là sự vận dụng trung thành và sáng tạo tư tưởng về giải phóng
con người, giải phóng giai cấp và nhân loại của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Quan điểm này đã được Hồ Chí Minh quán triệt
trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, và được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục sử
dụng trong thực tiễn, được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
4
. Điều đó có nghĩa rằng theo Hồ Chí Minh, độc
lập, tự do mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải xây dựng một chế độ xã hội
1
. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr.130.
2
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.113.
3
, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.3, 534.
4
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.513.
5
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2. tr.137-138.
4
, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187, 64.
213