Giới thiệu chung về môn học - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Giới thiệu chung về môn học - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
19:36 3/8/24
Triết học Mác Lênin buổi 1
Giới thiệu chung về môn học
Là một trong 3 bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác Lênin: o Triết học Mác Lênin; o
Kinh tế chính trị Mác Lênin; o
Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nội dung chính của môn học
Chương I: Khái luận về Triết học và Triết học Mác Lênin
Chương II: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử Tài liệu tham khảo
Giáo trình Triết học Mác Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị)
Giáo trình Triết học Mác Lênin (dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị)
Giáo trình Triết học Mác Lênin (Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các
môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh)
CHƯƠNG I: Khái luận về triết học và triết học Mác Lênin
I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
1. Khái lược về triết học
1. Nguồn gốc của Triết học 2. Khái niệm triết học
3. Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử
4. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan
2. Vấn đề cơ bản của triết học
3. Biện chứng và siêu hình about:blank 1/5 19:36 3/8/24
Triết học Mác Lênin buổi 1
II. Triết học Mác Lênin và vai trò của triết học Mác Lênin
trong đời sống xã hội
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác Lênin
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác Lênin
3. Vai trò của triết học Mác Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG I: Khái luận về triết học và triết học Mác Lênin
I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
1. Khái lược về triết học
1. Nguồn gốc của Triết học
Triết học xuất hiện từ rất sớm vào khoảng thế kỷ VIII - thế kỉ VI TCN ở các trung tâm
văn minh lớn của nhân loại thời kỳ cổ đại ở cả phương Đông và phương Tây (Trung
Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại)
Sơ đồ 1: Nguồn gốc ra đời triết học o Triết học:
Nguồn gốc nhận thức: Con người phải đạt khả năng tư duy trừu tượng,
năng lực khái quát để giải quyết tất cả các vấn đề nhận thức chung về thế giới xung quanh
Nguồn gốc xã hội:
Xã hội loài người đã đạt đến một trình độ phát triển sản xuất xã hội
tương đối cao, có sự phân công lao động xã hội
Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được pháp luật quy
định, có sự phân hóa giai cấp rõ và mạnh mẽ, đồng thời, nhà nước ra đời
1. Khái niệm triết học
Quan niệm của Trung Quốc cổ đại o
Thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ tiếng Hán là chữ trí about:blank 2/5 19:36 3/8/24
Triết học Mác Lênin buổi 1
→ Triết học được hiểu là sự hiểu biết sâu sắc của con người về thế giới, về cuộc
sống của con người, đồng thời đi kèm với đạo lý (cách sống, cách làm người)
Quan niệm của Ấn Độ cổ đại
Thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ tiếng Phạn cổ được hiểu là (có nghĩa là sự Dashana
chiêm ngưỡng, con đường suy ngẫm)
→ Triết học chính là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt
được chân lý (tri thức đúng đắn) về vũ trụ và cuộc sống của con người, từ đó nhằm mục
đích giải thoát con người khỏi mọi nỗi khổ
Quan niệm của Hy Lạp cổ đại
Thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại là Philosophia: yêu mến sự thông thái
→ Philosophia vừa mang nghĩa là giải thích về vũ trụ, thế giới, định hướng cho con
người nhận thức và thực hiện các hành vi; vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người)
⇒ Nhận xét chung về ba quan niệm triết học nói trên:
Dù ở phương Đông hay phương Tây, khi nói đến triết học là nói đến:
Triết học là hoạt động tinh thần bậc cao
Là loại hình nhận thức, hiểu biết ở trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao của con người
Triết học tồn tại với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nào cũng có tham
vọng xây dựng nên một bức tranh tổng quát nhất về thế giới và con người
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí và vai trò
của con người trong thế giới đó
Sơ đồ 2: Khái niệm triết học o
Hệ thống tri thức lý luận chung nhất Về thế giới
Về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó
1. Đối tượng nghiên cứu của triết học
Đối tượng nghiên cứu của triết học có sự biến đổi qua các giai đoạn lịch sử:
Thời cổ đại (từ thế kỉ IV trở về trước)
Thời trung cổ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIV)
Thời kỳ Phục hưng và Cận đại (từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX)
Thời kỳ hiện đại (từ giữa thế kỷ XIX cho đến nay) 1. Thời kỳ Cổ đại about:blank 3/5 19:36 3/8/24
Triết học Mác Lênin buổi 1
Khi mới xuất hiện ở Hy Lạp - La Mã, do chưa có sự phân chia các khoa
học cụ thể nên mọi tri thức về thế giới đều được xem là tri thức triết học
→ đối tượng nghiên cứu của triết học thời Cổ đại là giới hạn tự nhiên (triết học tự nhiên)
Triết học tự nhiên bao gồm tất cả những tri thức mà con người có được,
trước hết là các tri thức thuộc khoa học tự nhiên sau nay như toán học, vật
lý học, thiên văn học,…
→ Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng triết học là
khoa học của mọi khoa học
(Đại diện tiêu biểu thời kỳ này: Talet, Democrit, Heraclit, Platon, Arixtot…) 2. Thời kỳ Trung đại
Quyền lực của giáo hội Cơ đốc bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì
triết học thanh một bộ phận của thần học (triết học mang tính chất tôn giáo)
Triết học chỉ có nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn trong nội
dung của Kinh thánh (Triết học tự nhiên thời kỳ Cổ đại bị thay thế bởi nền Triết học kinh viện)
(Đại diện Tômat Đacanh, Đơn Xcốt…)
3. Thời kỳ Phục hưng - Cận đại
Do nhu cầu của thực tiễn sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học
chuyên ngành, trước hết là các khoa học thực nghiệm đã ra đời góp phần
thức đẩy cuộc đấu tranh giữa khoa học, triết học duy vật với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo
Triết học tách thành các môn khoa học như cơ học, toán học, vật lý học,
thiên văn học, hóa học, sinh học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học,…
→ Vấn đề đối tượng của triết học bắt đầu được đặt ra
Các tư tưởng triết học (đối tượng nghiên cứu của triết học) chủ yếu chú
trọng vào nghiên cứu tìm hiểu bản chất, cái ẩn giấu bên trong sự vật
(Đại diện Điđro, Immanuel Kant, G.W.F. Hegel,…)
4. Thời kỳ hiện đại - Triết học Mác Lênin
Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác Lênin
Những vấn đề chung nhất của thế giới
Các quy luật phổ biến nhất của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy
Mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh
5. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan Thế giới quan là gì?
Là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình
cảm, niềm tin, lý tưởng xác định của con người about:blank 4/5 19:36 3/8/24
Triết học Mác Lênin buổi 1 Về thế giới
Về vị trí, vai trò của con người (bao gồm cá nhân, xã hội và
nhân loại) trong thế giới đó
→ Bất kì ai cũng có thế giới quan - vấn đề đó là thế giới nào?
Nguồn gốc của thế giới quan
Thế giới quan ra đời từ cuộc sống hiện thực của con người → con
người phải nhận thức thế giới Thế giới quan:
Thế giới này do đâu mà có?
Bản chất của thế giới là gì?
Thế giới tác động đến con người như thế nào?
Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Bản chất của con người là gì?
Con người từ đâu sinh ra?
Sơ đồ 3: Đối tượng nghiên cứu của triết học
1. Thời kỳ cổ đại → Triết học tự nhiên
2. Thời Kỳ Phục hưng - Cận đại → Nghiên cứu bản chất, cái ẩn giấu bên trong các sự vật hiện tượng
3. Triết học Mác Lênin → Những vấn đề chung nhất của thế giới; Các quy luật phổ
biến nhất của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy; Mối quan hệ giữa con
người với thế giới xung quanh about:blank 5/5