-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giới thiệu về áo dài và nguồn gốc của áo dài - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Giới thiệu về áo dài và nguồn gốc của áo dài - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177) 135 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Giới thiệu về áo dài và nguồn gốc của áo dài - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Giới thiệu về áo dài và nguồn gốc của áo dài - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177) 135 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
ÁO DÀI VIỆT NAM
1. Giới thiệu về áo dài và nguồn gốc của áo dài
Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc
quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư
cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi
trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông
hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt
Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng.
Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là
người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay. Từ "Áo dài" (ao dai / a ˈ ʊ d ˌ
/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là ʌɪ
loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che
bên ngoài chiếc quần dài.Trải qua biết bao thế hệ tà áo dài hiện đại có những thay đổi để phù hợp
với xu thế thời trang và nhu cầu ăn mặc của con người nhưng nó vẫn giữ nguyên được bản sắc
văn hóa nghìn năm của dân tộc. Cấu tạo áo dài:
2. Quá trình phát triển của áo dài Áo giao lĩnh
Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm
xuất hiện của áo dài. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ
sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm.
Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo
dài Việt Nam. Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay
rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và
váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.
Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo Áo giao lãnh được xem là nguyên
dài giao lĩnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp.
gốc của áo dài Việt Nam xưa.
Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc
được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét
tương đồng với người Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu
cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa
trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên
Áo dài tứ thân (thế kỉ 17)
Mẫu áo dài tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao
động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lĩnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với
nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.
Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng
trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.
Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)
Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được
may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại
quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.
Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo
chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX. Áo dài Lemur
Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài
Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài
chấm đât, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn
nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên. Áo dài Lê Phổ
Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên
được gọi là áo dài Lê Phổ.
Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo
dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi
cảm, tinh tế và thu hút hơn.
Sau bốn năm phổ biến, ‘áo dài le mur’ được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương
Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong
cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà. Áo dài Raglan
Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.
Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo
xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút
bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến
phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc
áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà
không trang phục nào mang lại được.
Ngày nay, cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống
được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo
hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.
Với lịch sử phát triển qua thời gian dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ
hết. Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.
3. Áo dài với những vấn đề Nhân học
Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh
Tà áo dài Việt Nam chứa đựng những ý nghĩa truyền thống sâu sắc. Được phát triển và biến hoá
từ những chiếc áo ngũ thân, tà áo dài ngày nay vẫn thể hiện được ý nghĩa mang trên mình. Với
chiếc áo ngũ thân của nam ngày xưa, những chiếc tà áo tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Ngoài
ra ngũ thân còn thể hiện cho quan điểm ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Áo lót bên trong áo
ngũ thân có màu trắng thể hiện quan niệm tinh thần và thân thể luôn thuần khiết sạch sẽ.
Áo tứ thân của nữ giới còn được nhắc đến như là tứ đức của người phụ nữ: Công, dung, ngôn,
hạnh. Hai tà trước buộc lại với nhau thể hiện cho nghĩa vợ chồng. Bên cạnh đó, bốn tà áo còn
tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ) mà người phụ nữ phải chăm nom săn sóc.
Năm chiếc khuy của áo ngũ thân và tứ thân thể hiện cho ngũ luân: phụ tử hữu thân, quân thần
hữu nghĩa, phu thê hữu biệt, trưởng ấu hữu từ, bằng hữu hữu tín.
Tà áo dài – bản thu nhỏ của đất nước hình chữ S
Tà áo dài được thiết kế dịu dàng, thướt tha. Khi khoác lên người, chiếc áo dài thể hiện rõ được
đường nét tinh tế của cơ thể, tôn lên được đường cong hình chữ S hoàn hảo – chữ S bản đồ Việt
Nam. Đất nước Việt Nam đã được rất nhiều các bạn trẻ quảng bá đến với nước bạn thông qua
những chiếc áo dài từ phong cách cổ điển cho đến hiện đại. Tà áo dài trải dài trên mọi miền đất
nước, trên các nẻo đường và là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.
Tà áo dài Việt Nam là hơi thở của nền văn hoá Việt
Tà áo dài Việt Nam không chỉ là một trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng văn hoá và
tinh thần của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, áo dài vẫn giữ được sự thanh
lịch và trang nhã, là niềm tự hào của người Việt.
Như bài thơ đã viết: “Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu”, tà áo dài không chỉ là
một trang phục mà còn là một biểu tượng của quê hương, của sự tinh tế và đẹp đẽ. Dù ở bất kỳ
đâu trên thế giới, khi nhìn thấy tà áo dài, người Việt vẫn cảm nhận được sự gắn kết với quê
hương và văn hoá của mình.
Tà áo dài cũng là biểu tượng cho nét kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Được
thiết kế để tôn lên vẻ đẹp và sự quyến rũ của phái đẹp, áo dài cũng thể hiện được sự kiên định, sự
chịu đựng và sự lạc quan của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống.
Không chỉ được yêu thích và trân trọng trong đời sống hàng ngày, tà áo dài còn thường xuất hiện
trong các sự kiện quan trọng của đất nước, từ các cuộc thi quốc tế đến các lễ hội truyền thống.
Điều này cho thấy tầm quan trọng và giá trị của áo dài trong văn hoá và lịch sử Việt Nam.
Với những đóng góp của mình, tà áo dài Việt Nam đã được đánh giá là một trong những loại
trang phục đẹp nhất thế giới. Và không chỉ đẹp mà còn là một biểu tượng của văn hoá và tinh
thần Việt Nam, là hơi thở của một dân tộc kiên cường và truyền thống.
4. Áo dài hiện nay trong cuộc sống của con người Việt Nam và với thế giới
Việt Nam bao gồm 54 thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đều có một loại trang phục đặc trưng
truyền thống của mình. Nhìn chung, trang phục của mỗi dân tộc đều có sắc thái riêng, tuy nhiên
ngày nay các dân tộc có quá trình giao lưu văn hóa lâu đời với người Việt (như Hoa, Chăm,
Khmer), đặc biệt các dân tộc sống định cư gần các đô thị thì hầu như họ đều bị Việt hóa, trang
phục mặc hàng ngày của họ cũng theo trang phục của người Việt và chiếc áo dài của phụ nữ Việt
Nam cũng chính là lễ phục quan trong trong đám cưới của họ. Có thể nói, chiếc áo dài của phụ
nữ Việt Nam đã trở thành biểu tượng văn hóa giàu tính dân tộc. Văn hóa áo dài Việt Nam đã hội
nhập, giao lưu và khẳng định được vị trí của mình trong văn hóa thế giới, chính là nhờ bản sắc
văn hóa chứa đựng trong nó. Ngày nay, dù cho áo dài có được các nhà thiết kế thời trang biến tấu
hoặc trang trí, hội họa theo “mốt” đa dạng và phong phú song cơ bản cái hồn của áo dài Việt
Nam vẫn còn đó như hình bóng quê hương Việt Nam trong mỗi chiếc áo dài.
Những năm trở lại đây, áo dài xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu như trước đây chỉ xuất hiện vào
dịp lễ trọng đại, thì hiện nay áo dài được chị em chưng diện thường xuyên như đi đám cưới, dự
tiệc, họp lớp, đi lễ chùa, đi du lịch… Trong nhiều trường học, công sở, áo dài trở thành đồng phục.
Theo thời gian, cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày, chiếc áo dài đã trở
nên đa dạng về kiểu cách để phù hợp với phong cách thời trang của từng giai đoạn. Thế nhưng,
dẫu thay đổi thế nào đi chăng nữa, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp, văn hóa và là niềm
tự hào của hàng triệu người con đất Việt.
Ảnh hưởng của áo dài Việt Nam trên thế giới
Hình ảnh tà áo dài Việt Nam luôn hiện diện trên đấu trường quốc tế trong các cuộc thi lớn nhỏ
hay vẫn luôn len lõi trong cuộc sống hàng ngày của con người. Từ học sinh cho đến các cơ quan
làm việc hay các lễ hội và đặc biệt là dịp lễ tết. Tà áo dài luôn được người Việt trân trọng và sử
dụng vào các ngày quan trọng nhất của đất nước và của cuộc đời mình.
Vào năm 1970, tà áo dài Việt Nam đạt huy chương vàng tại hội chợ quốc tế Osaka tại Nhật Bản.
Và còn được bình chọn là một trong những loại trang phục đẹp nhất.
Kể từ năm 1989, khi Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thi Hoa hậu Áo dài thì ngành thời
trang thiết kế áo dài đã bắt đầu ra đời và có nhiều nhà tạo mẫu áo dài nổi tiếng và những tập đoàn
công ty người mẫu biểu diễn thời trang cũng đã được hình thành. Đặc biệt, tại cuộc thi Hoa hậu
Quốc tế được tổ chức tại Tokyo năm 1995, áo dài Việt Nam đã nhận được giải thưởng trang phục
dân tộc đẹp nhất và đã được các trung tâm thời trang trên thế giới như Paris, New York, Milan
với các nhà tạo mẫu Châu Âu như Giorgio Armani, Calvin Klein chú ý đã cho ra những bộ sưu
tập cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển
vượt bậc về kinh tế, và cái nhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo
dài biến hóa muôn màu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam.
5. Vấn đề đặt ra hiện nay
Vào năm 2018, thương hiệu thời trang Ne·Tiger của Trung Quốc đã cho ra mắt bộ sưu tập mà họ
gọi là 'sự sáng tạo mới' nhưng giống hệt các mẫu áo dài của Việt Nam khiến nhiều người Việt phẫn nộ.
Từ đó đặt ra vấn đề cáp thiết hiện nay là việc khẳng định bản quyền áo dài Việt Nam như GS-TS
Từ Thị Loan, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ:
“Việc khẳng định bản quyền áo dài của Việt Nam cần được đặt ra một cách cấp thiết và nhanh chóng thực hiện”
“Cần chiến lược lâu dài xây dựng hình ảnh áo dài Việt Nam trong làng thời trang thế giới, kiến
tạo một nền công nghiệp áo dài riêng mang thương hiệu Việt Nam. Muốn thế, việc may mặc,
quảng bá hình ảnh áo dài phải trở thành chính sách, chủ trương và hành động ở cấp quốc gia”, GS-TS Từ Thị Loan góp ý.
Hiện nay, các cơ quan đoàn thể đang nỗ lực xây dựng hồ sơ áo dài trình UNESCO để ghi danh
áo dài thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy nhấn
mạnh như thế. Việc nhận diện chính xác những giá trị và nội hàm di sản văn hóa phi vật thể áo
dài sẽ giúp cho việc xây dựng thành công hồ sơ trang phục áo dài Việt Nam đưa vào danh mục di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO.