-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn hóa ẩm thực Khmer - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Văn hóa ẩm thực Khmer - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177) 135 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Văn hóa ẩm thực Khmer - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Văn hóa ẩm thực Khmer - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177) 135 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh sách các bảng ..................................................................................................... vii
Tóm tắt ........................................................................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp tiết ủ
c a đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tà
i ........................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 9
5. Phạm vi giới hạn đề tài ............................................................................................. 10
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát ............................................................ 10
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ L Ậ
U N VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 12
1.1 Cơ sở lý luận của đề tà
i......................................................................................... 12
1.1.1 Một số khái niệm liên quan ................................................................................. 12
1.1.1.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ẩm thực ........................................................... 12
1.1.1.2 Truyền thống và truyền thống văn hóa ............................................................ 15
1.1.1.3 Biến đổi và biến đổi văn hóa ............................................................................. 16
1.1.2 Khái quát về văn hóa ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long ................................ 18
1.2 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 20
1.2.1 Khái quát về tỉnh Trà Vinh.................................................................................. 20
1.2.2 Khái quát về người Khmer tỉnh Trà Vinh ........................................................... 22
1.2.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành tộc người Khmer tỉnh Trà Vinh ........................... 22
1.2.2.2 Đặc điểm văn hóa người Khmer tỉnh Trà Vinh ................................................ 24
1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực người Khmer ở tỉnh Trà Vinh .. 28
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28
1.2.3.2 Yếu tố lịch sử ................................................................................................... 29
1.2.3.3 Yếu tố giao lưu tiếp biến văn hóa .................................................................... 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 31 iii
CHƯƠNG 2 VĂN HÓA ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KHMER
TỈNH TRÀ VINH ........................................................................................................ 32
2.1 Ẩm thực truyền thống, nhìn từ văn hóa tổ chức .................................................... 32
2.1.1 Bữa ăn ngày thường ............................................................................................ 32
2.1.2 Bữa ăn dịp lễ hội và bữa ăn phật giáo ................................................................. 35
2.1.3 Bữa ăn chơi ......................................................................................................... 38
2.1.4 Thức uống ........................................................................................................... 38
2.1.5 Các loại bánh ...................................................................................................... 39
2.2 Ẩm thực truyền thống, nhìn từ văn hóa tổ chức .................................................... 42
2.2.1 Gắn chặt với điều kiện tự nhiên .......................................................................... 42
2.2.2 Gắn chặt với tập quán cư trú và sản xuất ............................................................ 45
2.2.3 Gắn chặt với đặc điểm tôn giáo ............................................................................ 49
2.2.4 Khẩu vị trong văn hóa ẩm thực truyền thống người Khmer ở tỉnh Trà Vinh ..... 53
2.3 Ẩm thực truyền thống, nhìn từ văn hóa ứng xử ..................................................... 54
2.3.1 Ứng xử ăn uống trong gia đình ........................................................................... 54
2.3.2 Ứng xử ăn uống trong sinh hoạt cộng đồng ........................................................ 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 57
CHƯƠNG 3 BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI KHMER
Ở TỈNH TRÀ VINH .................................................................................................... 58
3.1 Những biểu hiện biến đổi trong văn hóa ẩm thực của người khmer ở tỉnh Trà Vinh
....................................................................................................................................... 58
3.1.1 Biến đổi trong cách lựa chọn nguồn thực phẩm ................................................. 58
3.1.2 Biến đổi trong phương cách chế biến và bảo quản thực phẩm ........................... 60
3.1.3 Biến đổi các món ăn thường ngày và lễ hội ........................................................ 61
3.1.4 Biến đổi thức uống ngày thường và lễ hội .......................................................... 71
3.1.5 Biến đổi về đặc tính gia vị................................................................................... 73
3.2 Nguyên nhân biến đổi trong văn hóa ẩm thực của người khmer ở tỉnh Trà Vinh . 75
3.2.1 Giao lưu và tiếp biến trong văn hóa ẩm thực của người Khmer- Kinh - Hoa tỉnh
Trà Vinh ........................................................................................................................ 75
3.2.2 Điều kiện kinh tế và văn hóa - xã hội ................................................................. 79
3.2.3 Môi trường tự nhiên ............................................................................................ 81
3.3 Bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống người khmer ở tỉnh Trà Vinh82 iv
3.3.1 Sự cần thiết phải bảo tồn văn hóa ẩm thực người Khmer tỉnh Trà Vinh ............ 82
3.3.2 Bảo tồn văn hóa ẩm thực trong đời sống xã hội người Khmer tỉnh Trà Vinh .... 84
3.3.3 Vai trò của các cơ quan chức năng trong việc bảo tồn văn hóa ẩm thực của
người Khmer tỉnh Trà Vinh .......................................................................................... 85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 87
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................... 2
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................... 4
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................... 6
PHỤ LỤC 5 .................................................................................................................. 18 v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AT : Ẩm thực ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long Nxb : Nhà xuất bản TV : Trà Vinh VHAT : Văn hóa ẩm thực VN : Việt Nam vi DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê tỷ lệ dân số các dân tộc ở tỉnh Trà Vinh ........................................ 20
Bảng 1.2 Thống kê tỷ lệ dân số dân tộc Khmer Trà Vinh ............................................ 21 vii TÓM TẮT
Đề tài Văn hóa ẩm thực người Khmer ở tỉnh Trà Vinh: Truyền thống và Biến đổi;
nghiên cứu những món ăn đặc trưng của cộng đồng của người Khmer trong thời khẩn
hoang, phum sóc. Trong bài viết chúng tôi đã tiếp cận một số lý luận và thực tiễn và
những vấn đề liên quan đến đề tài. Thông qua nghiên cứu tác giả đưa ra 03 chương.
Trong đó, ở Chương 1, chúng tôi hệ thống hóa các khái niệm văn hóa, khái niệm AT,
VHAT; truyền thống và truyền thống văn hóa; biến đổi và biến đổi văn hóa; khái quát
về VHAT ĐBSCL để xây dựng cơ sở lý luận để triển khai đề tài đến văn hóa ẩm thực
của vùng TV; bắt nguồn từ những nhân tố ảnh hưởng đến VHAT (điều kiện tự nhiên,
lịch sử và yếu tố giao lưu tiếp biến). Ở Chương 2 người viết cũng tìm hiểu về VHAT
truyền thống của người Khmer (AT truyền thống, nhìn từ văn hóa nhận thức như: bữa
ăn ngày thường, bữa ăn dịp lễ hội và bữa ăn phật giáo; bữa ăn chơi, thức uống; các loại
bánh); AT truyền thống, nhìn từ văn hóa tổ chức (gắn chặt với điều kiện tự nhiên, tập
quán cư trú và sản xuất và đặc điểm phật giáo; khẩu vị trong văn hóa ẩm thực người
Khmer); AT truyền thống, nhìn từ văn hóa ứng xử (ứng xử ăn uống trong gia đình và
ứng xử trong ăn uống sinh hoạt cộng đồng). Đến Chương 3, tác giả nghiên cứu khía
cạnh biến đổi văn hóa ẩm thực của người Khmer TV: nguyên nhân biến đổi; những
biểu hiện biến đổi; các giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực người Khmer ở tỉnh TV. viii PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP TIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ẩm thực được hiểu khá đơn giản là ăn và uống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của
con người trong mọi hoàn cảnh. Dân ta có câu “Có thực mới vực được đạo” là rất thực
tế trong cuộc sống, nhưng lại có câu “Miếng ăn quá khẩu thành tàn” hoặc “Ăn trông
nồi ngồi trông hướng”... thì rõ ràng động tác ăn, hành động ăn đã đi vào văn hóa tinh
thần. Văn hóa ẩm thực là một bộ phận không thể tách rời văn hóa ẩm thực Việt Nam
Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý, khí hậu, môi trường chi phối… nên ẩm thực vùng này
cũng có một số khác biệt. Chẳng hạn, trong bữa ăn, số lượng rau và thủy hải sản của
người dân đồng bằng phong phú hơn các vùng khác, dẫn đến cung cách ăn uống cũng khác.
Ẩm thực truyền thống thể hiện đặc điểm văn hóa tín ngưỡng và nét đặc trưng
tiêu biểu của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Ẩm thực gắn liền với đời sống và sự phát
triển của xã hội, là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống hằng ngày. Ẩm
thực không chỉ là văn hóa vật chất mà còn là nét văn hóa tinh thần, phản ánh qua
những phong tục, ứng xử và giao tiếp trong ăn uống.
Văn hóa ẩm thực là một thành tố rất quan trọng góp phần làm phong phú vào
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; đáp ứng đầy đủ nhu cầu thưởng thức để tồn tại của
mọi người. Ăn uống được xem là phương diện rất quan trọng trong giao tiếp và ứng xử
giữa con người với con người và con người với thiên nhiên. Văn hóa ẩm thực của dân
tộc Khmer ở vùng ĐBSCL nói chung và người Khmer TV nói riêng cũng là một yếu
tố góp phần làm tôn lên vẻ đẹp cho bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Tuy nhiên, ảnh hưởng quá trình trình cộng cư lâu dài của ba dân tộc Kinh -
Hoa - Khmer ở TV, chính sự hòa quyện dòng văn hóa của cộng đồng các dân tộc đóng
góp làm phong phú và đa dạng cho nền văn hóa chung, VHAT là một ví dụ điển hình.
Chính vì vấn này chi phối và nhân tố tác động đến sự biến đổi trong khẩu vị và đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ trong việc ăn và uống của người Khmer. Nhìn chung, các món
ăn của người Khmer ở ĐBSCL khá giản dị không cầu kì, nhưng nó phản ánh khá rõ
nét đặc điểm VHAT của các cộng đồng tộc người Khmer.
Do ảnh hưởng của việc giao lưu và tiếp xúc văn hóa của các dân tộc lân cận đã
tác động đáng kể đến nền văn hóa người Khmer như phong tục - tập quán, tín ngưỡng- 1
tôn giáo .v.v.., đáng chú ý là VHAT. Văn hóa ẩm thực của người Khmer mang nét đặc
trưng độc đáo riêng biểu hiện qua những món ăn truyền thống mang đậm đà hương vị
độc đáo của cộng đồng Khmer. Hiện nay, tác động sự phát triển trong thời đại công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng có
sự thay đổi theo chiều hướng hiện đại trên mọi khía cạnh của cuộc sống như ăn, mặc,
ở và đi lại. Trong đó, nhu cầu về ăn và uống đã có xu hướng giao lưu thể hiện khá rõ.
Người Khmer ở Trà Vinh là cộng đồng dân tộc chịu sự chi phối và ảnh hưởng qua lại
các nền văn hóa của các dân tộc Kinh và Hoa.
Theo xu hướng hội nhập phát triển của mỗi dân tộc trong cộng đồng hiện nay,
vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một vấn đề mang tính thời sự. Đồng thời,
cũng phải biết tiếp thu nền văn hóa nhân loại, vừa biết kế thừa, không đánh mất đi giá
trị văn hóa của mỗi dân tộc, điển hình là VHAT dân tộc Khmer.
Chính từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài ” Văn hóa trong ẩm thực của
người Khmer ở tỉnh Trà Vinh: Truyền thống và Biến đổi” làm đề tài nghiên cứu.
Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu nét VHAT đặc trưng truyền thống của
người Khmer; qua đó cũng đi sâu vào việc tìm hiểu sự biến đổi đặc trưng AT trong
qua trình giao lưu và tiếp biến với các dân tộc Kinh và Hoa trong địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chung
+ Mục đích của đề tài là đi sâu nghiên cứu những nét đặc trưng trong VHAT
của người Khmer TV. Chúng tôi dựa trên cơ sở nguồn gốc lịch sử hình thành, điều
kiện tự nhiên để có cơ sở tìm hiểu và phân tích làm rõ các món ăn truyền thống tiêu
biểu của dân tộc Khmer và sự biến đổi của trong ăn uống của người Khmer hiện nay.
+ Tìm hiểu đặc điểm trong VHAT truyền thống của dân tộc Khmer; đồng thời
cũng tìm ra nguyên nhân sự biến đổi trong VHAT của người Khmer; những biểu hiện
biến đổi và đưa ra các giải pháp bảo tồn.
- Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu về đặc trưng AT truyền thống của người Khmer TV, giới hạn về
khái quát cơ cấu bữa ăn truyền thống; thức uống và các loại bánh. Bên cạnh đó, cũng
đi tìm hiểu và phân tích đặc điểm AT truyền thống và văn hóa ứng xử ăn uống (ăn
uống trong gia đình và ăn uống sinh hoạt cộng đồng). 2
+ Phân loại bữa ăn truyền thống: bữa ăn thường ngày, bữa ăn trong lễ hội, món
ăn lễ hội và Phật giáo, và bữa ăn chơi, thức uống và các loại bánh.
+ Tìm tính đặc trưng của từng loại món ăn. Bên cạnh đó, trong quá trình khảo
sát chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu về cách chế biến, nguyên liệu chế biến của từng loại
món ăn; đồng thời cũng làm rõ và phân tích trong quá trình biến đổi trong VHAT của người Khmer tỉnh TV.
+ Tìm hiểu về nguyên nhân và nhân tố tác động của sự biến đổi trong phương
diện chế biến và nhu cầu thưởng thức của cộng đồng Khmer Trà Vinh như các món
ngày thường, món ăn trong dịp lễ hội; về thức uống. Đồng thời, cũng đưa ra các giải
pháp bảo tồn và phát huy về AT của người Khmer trong giai đoạn hiện nay.
+ Đưa ra những giải pháp phù hợp để bảo tồn VHAT người Khmer Trà Vinh.
3. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay, người Khmer là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam được sự quan tâm
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bởi vì sở hữu nền văn hóa phong phú và
đậm đà bản sắc, đặc biệt thu hút sự chú ý nhiều nhà cứu tiếp cận và khám phá những
giá trị truyền thống văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên trong quá
trình nghiên cứu, hầu hết nhà nghiên cứu chỉ giới thiệu khái quát về phong tục, tập
quán, tín ngưỡng - tôn giáo và nghệ thuật, chưa quan tâm đến khía cạnh VHAT Việt
Nam nói chung và dân tộc Khmer nói riêng.
Những công trình nghiên cứu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, điển hình là:
Mai Khôi - Vũ Bằng - Thương Hồng (2001), Ẩm thực Việt Nam - các món ăn
Miền Nam, Nhà xuất bản Thanh niên. Công trình giới thiệu những món đặc trưng cũng
như đặc sản của 15 tỉnh thành của miền Nam của Việt Nam. Mỗi vùng đều gắn liền
với một đặc sản, mang một nét độc đáo riêng khó lẫn vào đâu được. Nội dung cuốn
sách này khá quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho luận văn này.
Nguyễn Nhã (2009), Bản sắc ẩm thực, Nhà xuất bản Thông tấn. Công trình này
giới thiệu khá toàn diện về nét AT của Việt Nam, cho thấy rằng nét tiêu biểu trong ăn
uống không chỉ liên quan đến vật chất còn thể hiện rõ mặt tinh thần, nhu cầu ăn uống
là phương tiện giao tiếp và ứng xử trong cộng đồng xã hội. Tác giả cũng đã phân tích
và đưa ra nhiều loại món ăn đặc trưng và khá độc đáo của từng vùng Việt Nam. Bài
viết này chứa nhiều thông tin khá quan trọng để giúp chúng tôi có hoàn thành công trình nghiên cứu này. 3
Xuân Huy (2010), Văn hóa ẩm thực và các món ăn Việt Nam, Nhà xuất bản
Trẻ. Tác giả đã khái quát về lối ăn uông, triết lý AT; đồng thời giới thiệu cụ thể nhiều
món ăn Việt Nam truyền thống và hiện đại trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
Đáng chú ý là, tác giả tổng quan khá đầy đủ về VHAT: Phong tục tập quán liên quan
đến ăn uống, những món ăn chính của người Việt Nam, chung quanh chuyện ăn uống
v.v.., đặc biệt là tác giả cũng đề cập đến vần đề và ứng xử trong ăn uống của người
miền Nam như Hào phóng trong ăn uống; đó là nét đặc trung và rất độc đáo trong
phong cách VHAT của người miền Nam.
Ngô Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, Nhà xuất
bản Trẻ. Tác giả có cái nhìn toàn diện về AT Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu về bếp
ăn của ban miền Bắc, Trung và Nam. Đều thú vị ở công trình này, tác giả đã nhận định
về bếp ăn miền Nam khá độc đáo và có nét đặc thù riêng thể hiện qua lối sống và ăn
uống của người Nam bộ khá giản dị không cầu kỳ như miền Bắc và miền Trung của
Việt Nam. Tư liệu khá quan trọng để bổ sung vào công trình nghiên cứu của đề tài về VHAT.
Nguyễn Thị Huế, Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà (2012), Văn hóa ẩm thực
Việt nam, Nhà xuất bản Viện Thời đại. Cuốn sách gồm hai phần. Trong đó, phần thứ
nhất. Phần này giới thiệu những công thức cổ truyền cho các mâm cổ cúng ông bà
ngày lễ, ngày tết. Phần thứ hai, các nguyên liệu để chế biến món ăn, thức uống để làm
mục từ chính. Mỗi mục từ chính đều cung cấp đầy đủ: tên gọi, các dẫn liệu về dinh
dưỡng, nguồn gốc phát sinh, ăn lúc nào, chữa được bệnh gì, món ăn của vùng nào,
hoặc được du nhập từ nước ngoài vào nay đã trở thành món ăn của dân tộc.
Trần Phỏng Điều (2014), Văn hóa ẩm thực người Việt đồng bằng Sông Cửu
Long, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Tác phẩm đưa ra cái nhìn toàn diện về ăn
uống của ngưởi Việt ở ĐBSCL liên quan đến quá trình hình thành AT; thích nghi và
biến đổi; và những yếu tố tạo nên sự phong phú AT của vùng đất mới. Tiếp cận về cơ
cấu bữa ăn: khẩu vị, món ăn ngày thường, món ăn lễ tết …Đáng chú ý, quá trình giao
lưu AT của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm do ảnh hưởng của quá trình cộng
cư lâu dài. Nhìn chung, đây là cuốn sách đề cấp khá đầy đủ về bình diện ăn uống của
người Việt, nhưng còn VHAT người Khmer, tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu. Nội
dung công trình khá quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận văn của chúng tôi.
Ngô Đức Thịnh (2015), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nhà 4
xuất bản Khoa học Xã hội. Công trình nghiên cứu khá đầy đủ về vùng văn hóa và các
đặc trưng văn hóa của mỗi vùng. Khi nói về vùng văn hóa Nam Bộ, tác giả miêu tả
khá đầy đủ của loại hình văn hóa mang đặc trưng văn hóa văn hóa Nam Bộ để so sánh
với với các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam. Đặc trưng văn hóa Nam Bộ là mô
hình sông nước, chính điều này thể hiện cách sống phóng khoáng của cư dân Nam Bộ.
Tác giả có đề cập đến đặc trưng món ăn Nam bộ, vấn đề khá thú vị đối cho những ai
đam mê về ẩm thực miền sông nước. Bên cạnh tác giả cũng nêu rõ về giao lưu văn hóa
trong VHAT của các dân tộc Nam Bộ điển hình là Kinh - Khmer - Hoa và Chăm
nhưng nó vẫn là câu hỏi mở cho công trình nghiên cứu của chúng tôi.
Ở Việt Nam, người Khmer tập trung phần lớn các tỉnh thuộc ĐBSCL là một dân
tộc mang đến nhiều nét văn hóa đặc trưng góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa dân
tộc Việt Nam. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu về văn hóa của người
Khmer của những nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào những tổng quan như miêu tả và
liệt kê về đặc điểm dân tộc, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu liên quan đến trong
VHAT của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh: Truyền thống và Biến đổi.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa ẩm thực của người Khmer
Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa và dân cư
đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Cuốn sách này miêu tả
khá đầy đủ về tiến trình phát triển kinh tế, văn hóa lịch sử đấu tranh của người dân
Nam bộ. Tác giả đã nêu khá rõ về văn hóa cư dân ĐBSCL, từ buổi đầu lập nghiệp;
giới thiệu những hình ảnh về cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc đến lập
nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng khái quát về bức tranh toàn cảnh về sinh hoạt phổ biến
và đặc sắc nhất của cư dân đồng bằng Nam Bộ. Bên cạnh đó, tác giả cũng miêu tả khá
rõ nét về VHAT của cư dân Nam bộ, những món ăn đặc trưng của các dân tộc Kinh,
Khmer từ cách chế biến các món ăn tạo nên sự phong phú và đa dạng trong VHAT của
cư dân đồng bằng Nam bộ.
Mạc Đường (1991), Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội. Tác giả khái quát chủ yếu về văn hóa vật chất như: chùa, nhà ở, một
số loại hình công cụ sản xuất tiêu biểu, trang phục. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu khái
quát những món ăn đặc trưng của người Khmer trong những dịp lễ hội và miêu tả khá
đầy đủ về loại hình VHAT nhưng chỉ giới hạn ở phạm vi liệt kê. 5
Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở - Trang phục - Ăn uống của các dân tộc
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã miêu tả khá đầy đủ về văn hóa vật chất
như nhà ở, tang phục và ăn uống… của các dân tộc, đặc biệt là người Việt - Khmer.
Thể hiện ý thức cộng đồng của từng dân tộc nhằm nói rõ văn hóa đặc trưng của từng
dân tộc không tồn tại độc lập mà luôn có sự gắn kết và giao lưu khi cộng cư bên cạnh
nhau khu vực sông nước Cửu Long. Đặc biệt AT của người Khmer được tác giả miêu
tả khá độc đáo và mang hương vị khá đặc trưng.
Trương Lưu (1993), Văn hóa người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc. Nội dung trong tác phẩm, tác giả chủ yếu miêu tả khái quát
về người Khmer ĐBSCL liên quan phong tục- tập quán- tín ngưỡng, lễ hội, âm nhạc
và nghệ thuật. Tác giả có giới thiệu đến vài món đặc trưng AT người Khmer Nam bộ.
Tuy nhiên, công trình chỉ giứi hạn trong phạm vi liệt kê, chưa đi sâu vào phân tích nét đặc trưng VHAT.
Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam bộ, Nhà xuất bản
Khoa học - Xã hội, Hà Nội. Tác phẩm gồm tám chương, tác giả đã đi sâu vào phân
tích đặc điểm kinh tế - xã hội của người Khmer, tuy nhiên trong chương bốn tác giả ưu
tiên nghiên cứu về nhà ở và dụng cụ sinh hoạt, trong đó có đề cặp đến các món ăn của
người Khmer Nam bộ, các món ăn dân dã vẫn giữ được khá rõ nét yếu tố văn hóa tận
dụng môi trường. Trong phần này, tác giả tìm hiểu về quá trình hình AT và mối liên hệ
trong VHAT của người Khmer, cho thấy sự đa dạng các món ăn người Khmer được
chế biến khá phong phú và có yếu tố đặc trưng riêng. Qua công trình này, tác giả đã
khái quát sơ lược về nguồn gốc lịch sử về người Khmer, đồng thời cũng tìm hiểu về
văn hóa vật chất như chùa Khmer, Phum- sóc, trang phục - trang sức và nguồn sống.
Tuy nhiên, đây chỉ lần phần giới thiệu sơ qua về vấn đề liên quan đến AT của người
Khmer trong cuộc sống của cộng đồng Khmer.
Lê Tân (2003), Văn hóa ẩm thực Trà Vinh, Nhà xuất bản văn hóa Thông tin.
Đáng chú công trình này, tác giả miêu tả khá toàn diện về AT TV như đặc sản ẩm
thực, những món ăn và thức uống tiêu biểu ở TV và một số nét về VHAT của tỉnh.
Công trình này có thể cung cấp một số tư liệu cần thiết để khai thác một số món đặc trưng của tỉnh TV.
Trần Văn Bính (2004) - chủ biên , Văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ, thực trạng
và những vấn đề đặt ra. Đề tài đã được tác giả phân tích tương đối toàn diện, khách 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT [1]
Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nam bộ, Nxb Chính trị quốc gia. [2]
Trần Văn Bính ( 2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ - thực trạng và những
vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia. [3]
Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hoá và cư dân
Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội . [4]
Nguyễn Thị Nguyệt Cầm (2008), Giáo trình văn hóa ẩm thực, Nxb Hà Nội, Hà Nội. [5]
Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa con người với thiên nhiên, xã hội và
thế giới siêu nhiên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6]
Lê Văn Chưởng (2005), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh. [7]
Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam bộ, Nxb Khoa học xã hội. [8]
Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Thanh niên. [9]
Huỳnh Thị Dung (2001), Từ điển văn hoá ẩm thực, Nxb Văn hoá Thông tin.
[10] Trần Dũng (2011), Mắm Prồhốc và những món ăn chế biến từ mắm prồhốc, Nxb Khoa học xã hội.
[11] Phạm Đức Dương - Châu Thị Hải (1998), Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và
giao lưu văn hóa Việt - Hoa trong lịch sử, Nxb Thế giới, Hà Nội .
[12] Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[13] Trần Phỏng Điều (2014), Văn hóa ẩm thực người Việt đồng bằng sông Cửu
Long, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[14] Mạc Đường, Đinh văn Liên, Phan An, Phan Thị Yến Tuyết, Phan Văn Dốp và
Nguyễn Việt Cường (1991), Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học Xã hội.
[15] Phan Hồng Giang - Bùi Hoài Sơn (2014), Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến
trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia. 91
[16] Phạm Thị Phương Hạnh (2012), Lương Minh Hinh, Vũ Thống nhất và Huỳnh
Công Tín, Văn hóa người Khmer Nam bộ - nét đẹp trong bản sắc văn hóa
Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia.
[17] Hội đồng quốc gia chỉ đạo biện soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005), Từ
điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Hà Hội.
[18] Phan Văn Hoàn (2006), Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
[19] Xuân Huy (2004), Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam, Nxb Trẻ.
[20] Nguyễn Thị Huế, Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà (2012), Văn hóa ẩm thực
Việt Nam, Nxb Thời Đại.
[21] Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên, Nxb Sài Gòn.
[22] Đặng Văn Hường (2014), Tìm hiểu một số phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn
giáo các dân tộc vùng đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Quân Đội.
[23] Vũ Ngọc Khánh (2000), Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
[24] Nguyễn Xuân Kính (2015), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
[25] Nguyễn Đức Khoa (2001), Tìm hiểu các món ăn dân tộc cổ truyền Việt Nam, Nxb Trẻ.
[26] Mai Khôi, Vũ Bằng, Thương Hồng (2006), Văn hóa ẩm thực Việt Nam - các
món ăn miền Nam, Nxb Thanh Niên.
[27] Huỳnh Lứa (chủ biên) - Lê Quang Minh- Đỗ Hữu Nghiêm (2018), Lịch sử khai
phá vùng đất Nam Bộ, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[28] Đỗ Thúy Lai (2018), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Trí thức TP. Hồ Chí Minh.
[29] Đinh Văn Liên (1984), Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đồng bằng sông Cửu
Long. Trong” Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Viện Văn hóa.
[30] Trần Hồng Liên (2015), Văn hóa người Hoa ở Nam bộ - Tín ngưỡng và Tôn
giáo, Nxb Khoa học Xã hội .
[31] Trương Lưu (1993) (chủ biên), Văn hóa người Khmer đồng bằng sông Cửu
Long, Nxb Văn hóa dân tộc.
[32] Võ Hải Minh (2014), Văn hóa ẩm thực người Khmer nam bộ (trường hợp tỉnh 92
Vĩnh Long), Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh.
[33] Sơn Nam (1997), Thực chất và biến dạng các món ăn Nam bộ, xưa và nay.
[34] Phan Ngọc (2000), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh niên.
[35] Phan Ngọc (2005), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin.
[36] Đoàn Hồng Nguyên (2014), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Gíao dục TP Cần Thơ
[37] Huỳnh Văn Nguyệt (2016), Quà bánh trong đời sống văn hóa dân gian Vùng
Tây Nam bộ, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội .
[38] Nguyễn Nhã (2009), Bản sắc ẩm thực, Nxb Thông Tấn.
[39] Trương Tú Nhân (2015) - Luận văn thạc sỹ, Giao lưu văn hóa Việt – Hoa -
Khmer tại phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Luận văn
thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh.
[40] Nhiều tác giả (2001), Nam bộ xưa và nay, Tạp chí Xưa và Nay, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
[41] Ngô Minh Oanh (2005), Tiếp xúc và giao lưu văn minh trong lịch sử nhân loại,
Nxb giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.
[42] Trần Thị Kim Oanh (2019), Văn Hóa ẩm thực người Hoa Quảng Đông ở Thành
Phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án tiến sỹ Văn hóa học, Nxb Hà Nội .
[43] Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
[44] Thạch Phương - Hồ Lê - Huỳnh Lứa - Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hóa
dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội
[45] Trần Minh Phương (2015), Các món đặc trưng người Khmer Sóc Trăng, Thông
tin Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng.
[46] Nguyễn Thị Huỳnh Phương (2016), Văn hóa hội nhập, Nxb Khoa Học Xã hội.
[47] Phan Quang (2014), Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Lao động.
[48] Kim Rương (2018), Diễn xướng múa, hát trong đám cưới của người Khmer
tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Nxb Trường đại học Trà Vinh.
[49] Lê Tân (2003), Văn hoá ẩm thực ở Trà Vinh, Nxb Văn hoá Thông tin.
[50] Mai Thị Kim Thanh (2011), Giáo trình xã hội văn hóa, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[51] Nguyễn Phương Thảo (1997), Văn hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo, 93 Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
[52] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2007), Ẩm thực Việt Nam và Thế giới, Nxb Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
[53] Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb giáo dục, Thành Phố Hồ Chí Minh.
[54] Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.
[55] Trần Ngọc Thêm (2014), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nxb văn hóa -
nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
[56] Ngô Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, Nxb Trẻ.
[57] Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[58] Ngô Đức Thịnh (2009), Một số lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền
thống trong đổi mới và hội nhập, Báo cáo tại hội thảo khoa học bảo tồn
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới
và hội nhập, Đồng Nai.
[59] Trầm Thanh Tuấn (12/2011), “Tên các loại bánh ở Trà Vinh”, (03), Nxb Khoa
Học Xã hội và Nhân văn, tr. 57-58.
[60] Phan Thị Yến Tuyết (1985), “Vài nét đặc trưng ăn uống của người Việt Nam
bộ”, Tạp chí Dân tộc học, (02).
[61] Trần Thuận (2017), Nam bộ vài nét lịch sử - văn hóa II, Nxb Văn Hóa Văn Nghệ, tr59.
[62] Nguyễn Thị Cẩm Thúy (chủ biên) (2000), Định cư của người Hoa trên đất Nam
Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội .
[63] Thanh Thùy (2016), Văn hóa lễ hội, Nxb Khoa học Xã Hội
[64] Trần Minh Thương (2015), Chuyện ăn uống của người bình dân, nhìn từ góc độ
văn hóa dân gian, Nxb Khoa học Xã hội.
[65] Huỳnh Công Tín (2012), Ấn tượng văn hóa đòng bằng Nam bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[66] Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Trí, Hoàng Túc, Đặng Thị Vũ Thảo, Phan Thị
Yến Tuyết (1987), Người Khmer tình Cửu Long, Sở văn hóa thông tin Cửu Long, Cửa Long. 94
[67] Phan Thị Yến Tuyết (1983), Vài dạng văn hóa vật chất gắn liền nhau của dân
cư khẩn hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trong Văn hóa, văn nghệ
truyền thống và dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Viện nghệ thuật.
[68] Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[69] Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện dân tộc học (1984), Các dân tộc ít
người ở Việt Nam- các tỉnh phía Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
[70] Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1999), giáo trình tâm
lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[71] Viện văn hóa (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa người Khmer Nam bộ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang.
[72] Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học.
[73] Trần Quốc Vượng (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
[74] Trần Quốc Vượng (1999), Việt Nam cái nhìn địa- văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc.
TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
[75] Ẩm thực Việt Nam (2013), “Văn hóa ẩm thực trên thế giới”,
[https://amthucvietnam123.wordpress.com/2013/06/27/van-hoa-am-thuc-
tren-the-gioi/], (ngày truy cập: 20/12/2019) [76] Wikipedia (2019), “Bách khoa toàn thư mở”,
[https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB%B 1c], (ngày truy cập: 20/12/2019) 95