Văn hóa dân gian Khmer Trà Vinh - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Văn hóa dân gian Khmer Trà Vinh - cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÓM TẮT
Từ bao đời nay, đời sống ngƣời Khmer luôn gắn liền với các giá trị tôn
giáo tín ngƣỡng, lễ hội, văn hóa văn nghệ vô cùng đặc sắc. Trong đó, ngƣời
Khmer Nam Bộ nói chung, Trà Vinh nói riêng có quyền tự hào về kho tàng văn
học dân gian của mình. Việc sƣu tầm, nghiên cứu để bảo tồn và phát triển nó
trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện nay là điều cần thiết và cấp bách. Khi thực
hiện đề tài “Sƣu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Khmer tỉnh Trà Vinh”, nhóm
nghiên cứu hƣớng đến mục tiêu tập hợp, hệ thống lại các thể loại văn học dân
gian hiện tồn trong đời sống của ngƣời Khmer Trà Vinh. Trên cơ sở nguồn ngữ
liệu này, đề tài sẽ khái quát diện mạo, đặc điểm các thể loại văn học dân gian
Khmer ở Trà Vinh. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp,
kĩ thuật nghiên cứu nhƣ nghiên cứu tài liệu; phƣơng pháp phân loại, hệ thống;
phân tích, tổng hợp; thống kê, miêu tả. Trong đó quan trọng nhất là phƣơng
pháp sƣu tầm điền dã. Chúng tôi đã đi đến các địa bàn trên 07 huyện, 01 thị xã,
01 thành phố để gặp gỡ, ghi chép lại văn bản các tác phẩm văn học dân gian qua
lời kể, lời ngâm, lời hát của các ông các bà, các anh các chị, các em ngƣời
Khmer. Kết quả ghi nhận là không chỉ là kết quả của những phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học mà là tấm lòng, tâm huyết của những ngƣời con của dân tộc
Khmer. Kết quả sƣu tầm đƣợc 04 bài hát ru, 08 bài đồng dao, 04 bài dân gian
lao động – sinh hoạt, 03 bài dân ca giao duyên, 10 bài smôt, 02 bài dân ca đám
cƣới, 66 câu đố, 264 câu tục ngữ và 68 truyện dân gian đã phản ánh đƣợc nỗ lực,
kết quả đáng ghi nhận của đề tài này.
Qua những nội dung đã nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy văn học dân gian
Khmer tỉnh Trà Vinh mang nhiều giá trị văn học, văn hóa đặc sắc. Đồng thời,
qua nghiên cứu cho thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian
Khmer hiện nay là điều quan trọng và cấp bách. Tất cả không chỉ vì nền văn
học, văn hóa dân gian mà còn vì sự gắn kết truyền thống với cuộc sống đƣơng
đại và vì sự phát triển bền vững của nền văn hóa dân tộc Khmer trong thời đại ngày nay.
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .................................. 2
3. Mục tiêu ......................................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 8
1.1. Đặc điểm văn hóa - xã hội của ngƣời Khmer tỉnh Trà Vinh ............... 8
1.2. Đánh giá về tình hình sƣu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Khmer
tỉnh Trà Vinh ................................................................................................. 12
1.2.1. Đánh giá tình hình tƣ liệu sƣu tầm văn học dân gian Khmer tỉnh Trà Vinh
......................................................................................................................... 12
1.2.2. Đánh giá tình hình tƣ liệu nghiên cứu về văn học dân gian Khmer tỉnh Trà
Vinh ................................................................................................................. 13
CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH SƢU TẦM VÀ DIỆN MẠO VĂN
HỌC DÂN GIAN KHMER TỈNH TRÀ VINH .......................................... 16
2.1. Khái quát quá trình sƣu tầm ................................................................. 16
2.1.1. Kế hoạch sƣu tầm .................................................................................. 16
2.1.2. Kết quả sƣu tầm .................................................................................... 18
2.2. Diện mạo văn học dân gian Khmer tỉnh Trà Vinh ............................. 25
2.2.1. Gắn bó chặt chẽ với môi trƣờng diễn xƣớng ........................................ 25
2.2.2. Gắn với đời sống tôn giáo, lễ hội .......................................................... 29
2.2.3. Mang dấu ấn tự nhiên tỉnh Trà Vinh ..................................................... 30
CHƢƠNG 3. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN
GIAN KHMER TỈNH TRÀ VINH .............................................................. 33
3.1. Đặc điểm văn xuôi dân gian Khmer tỉnh Trà Vinh ............................ 35
3.1.1. Thần thoại .............................................................................................. 36
3.1.2. Truyền thuyết ........................................................................................ 37
3.1.3. Truyện cổ tích ........................................................................................ 41
3.1.4. Truyện cƣời ........................................................................................... 44
3.1.5. Truyện ngụ ngôn .................................................................................... 47
3.2. Đặc điểm văn vần dân gian Khmer tỉnh Trà Vinh ............................. 48
3.2.1. Dân ca .................................................................................................... 48
4.2.2. Tục ngữ .................................................................................................. 59
4.2.3. Câu đố.................................................................................................... 61
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 71
Phụ lục 1 ............................................................................................... 71
Phụ lục 2 ............................................................................................. 202
Phụ lục 3 ............................................................................................. 211
Phụ lục 4 ............................................................................................. 214
DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Số trang
Bảng 1.1. Tình hình cơ cấu dân số, dân tộc tỉnh Trà Vinh 8
Bảng 1.2. Bảng phân bố cơ cấu dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh 8
Bảng 2.1. Bảng phân công nhiệm vụ sƣu tầm văn học dân 17
gian Khmer ở Trà Vinh
Bảng 2.2. Bảng phân loại và số lƣợng tác phẩm văn học dân 18
gian Khmer sƣu tầm ở tỉnh Trà Vinh
Bảng 2.3. Bảng phân loại tác phẩm tự sự dân gian Khmer sƣu 20 tầm ở tỉnh Trà Vinh
Bảng 2.4. Bảng phân loại tác phẩm văn vần dân gian Khmer 24
sƣu tầm ở tỉnh Trà Vinh
Bảng 3.1. Bảng phân thể loại văn học dân gian Khmer của 33 Huỳnh Thanh Tuấn
Bảng 3.2. Bảng phân thể loại văn học dân gian Khmer của 33
Chia-Oanh-Ni, Thui-Du-Khim
Bảng 3.3. Bảng phân thể loại văn học dân gian Khmer của Iv- 34 Thong
Bảng 3.4. Bảng so sánh thể loại văn học dân gian Khmer ở 34 Nam Bộ và Campuchia
Bảng 3.5. Bảng phân thể loại văn học dân gian Khmer Trà 35 Vinh
Bảng 3.6. Bảng so sánh smôt của ngƣời Khmer Trà Vinh và 57
smôt của ngƣời Khmer Campuchia
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Dân tộc D T
Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL Nam Bộ N B Tác phẩm T P Văn học dân gian VHD G LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ,
những trao đổi học thuật và sự động viên từ nhiều đơn vị, cá nhân trong và ngoài Trƣờng.
Trƣớc hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Phòng Khoa học
Công nghệ, Phòng Tài vụ, Phòng Hành chính Tổ chức của Trƣờng Đại học Trà
Vinh đã quản lý, hỗ trợ chúng tôi, tạo điều kiện thuận lời để chúng tôi hoàn
thành nghiên cứu đề tài này.
Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy Thạch Đời – Chuyên
viên Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Trà Vinh đã đọc, chỉnh sửa và góp những ý
kiến quan trọng cho việc hoàn chỉnh phần sƣu tầm của nghiên cứu.
Đặc biệt, xin gửi lời tri ân đến các cộng tác viên và chính quyền các địa
phƣơng ở các huyện, thành phố: TP. Trà Vinh, Thị xã Duyên Hải, huyện Châu
Thành, Cầu Ngang, Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Duyên Hải mà
chúng tôi không có điều kiện kể hết tên ở đây.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các nhà khoa học trong hội đồng đánh
giá đã dành thời gian đọc, góp những ý kiến quý giá cho chúng tôi hoàn thiện nghiên cứu này. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống có ý nghĩa sống còn đối với mỗi D ,
T mỗi quốc gia. Trong đó, nền văn hoá Việt Nam vẫn luôn phát huy
đƣợc vai trò, bản sắc của mình trong lịch sử phát triển lâu dài của DT. Tuy nhiên
do những hoàn cảnh khách quan và hạn chế về lịch sử, di sản văn hoá do các thế
hệ cha ông để lại đang có nguy cơ dần bị mai một. Vì thế khẩn trƣơng nghiên
cứu, sƣu tầm để giữ gìn, phát huy vốn di sản văn hoá quý báu của các DT là một
việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong thời gian qua, nhiều công trình khảo cứu, kết quả của những hoạt
động sƣu tầm của các trƣờng, viện, của cá nhân các nhà khoa học đã đƣợc ra đời
với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt phải kể đến những đề án, chƣơng
trình bảo tồn, phát huy vốn văn hóa dân tộc của Chính phủ đã và đang đƣợc triển
khai thực hiện trong thời gian qua nhƣ: Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các
DT thiểu số Việt Nam đến năm 2020” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt
thực hiện tại quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011; đề án
“Bảo tồn, phát huy giá trị TP văn học, nghệ thuật các DT thiểu số Việt
Nam”đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt thực hiện tại quyết định
số1558/QĐ-TTg ngày 05/08/2016. Các đề án tập trung ƣu tiên cho phát triển văn hoá các D
T thiểu số Việt Nam, trong đó có văn hóa ngƣời Khmer ở Tây NB.
Trong xu thế chung đó, việc sƣu tầm, nghiên cứu để giới thiệu và bảo tồn
VHDG Khmer ở các tỉnh khu vực Tây NB là một việc làm cần thiết.
Văn học dân gian là yếu tố cấu thành nền văn học, văn hóa của mỗi DT.
VHDG không chỉ phản ánh nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, đời sống và nội tâm
ngƣời lao động mà nó còn là ngọn nguồn của văn học và văn hóa mỗi DT. Ngoài
ra do đặc thù truyền khẩu, VHDG tồn tại trong đời sống dƣới dạng trầm tích,
gắn chặt với mảnh đất sản sinh ra nó, với phong tục tập quán, tín ngƣỡng.…
truyền thống. Vì thế việc nghiên cứu VHDG không thể tách rời các yếu tố
trên.VHDG ngƣời Khmer đƣợc tạo thành bởi tổng VHDG ngƣời Khmer ở các
địa phƣơng. Việc dựng lại diện mạoVHDG Khmer không tách khỏi việc dựng
lại diện mạo VHDG mỗi địa phƣơng. Trong đó cóVHDG Khmer tỉnh Trà Vinh.
Trà Vinh là một tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu thuộc miền Tây
NB. Đây là nơi tụ cƣ lớn của DT Khmer ở ĐBSCL. Theo thống kê, dân số tỉnh
Trà Vinh năm 2013 là 1.027.012 ngƣời (Số liệu của Cục thống kê năm 2013).
Trong đó, 854.808 ngƣời (83.19%) dân số sống ở khu vực nông thôn. Trà Vinh
là địa phƣơng có đông đồng bào Khmer sinh sống, đứng thứ hai ở ĐBSCL (sau
tỉnh Sóc Trăng), với 324.877 ngƣời, chiếm 31.62% dân số (theo Ban Tuyên giáo
tỉnh Trà Vinh). Là một DT có chữ viết riêng từ rất lâu đời, ngƣời Khmer đã biết
ghi chép những tri thức dân gian trên lá buông (Satra), trên giấy xếp
(Kơrăng),.... Ngƣời Khmer Trà Vinh có một kho tàng VHD
G khá đầy đủ về thể
loại, phong phú về nội dung và đa dạng về nghệ thuật biểu đạt. Tuy nhiên, việc 1
khai thác, nghiên cứu để bảo tồn và phát huy nguồn VHD G này vẫn còn nhiều
hạn chế. Các tài liệu sƣu tầm, nghiên cứu VHDG Khmer Trà Vinh hiện có vẫn
nằm trong những nghiên cứu chung về văn hóa, văn học Khmer và đã ra đời khá
lâu. Đặc biệt hiện nay vẫn chƣa có một tuyển tập về VHDG Khmer Trà Vinh nào đƣợc xuất bản.
Bên cạnh đó, khi tham gia đào tạo, giảng dạy cho các lớp đại học và sau
đại học chuyên ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa học ở Trƣờng Đại học Trà
Vinh, cũng nhƣ đánh giá tình hình nghiên cứu trong thời gian gần đây, chúng tôi
nhận thấy sự quan tâm không nhỏ của giới khoa học, giới quản lý,.... dành cho
kho tàng VHDG của ngƣời Khmer, trong đó có ngƣời Khmer Trà Vinh. Cũng từ
đó, chúng tôi nhận thấy sự thiếu hụt lớn nguồn tƣ liệu về VHDG Khmer Trà
Vinh để cho các học sinh, học viên, nghiên cứu sinh tham khảo.
Từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu, sƣu tầm văn học
dân gian ngƣời Khmer tỉnh Trà Vinh” cho hoạt động nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc:
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong tỉnh
Năm 1997, trong luận văn Diện mạo văn học dân gian Khmer ở Trà Vinh,
Huỳnh Thanh Tuấn đã tìm hiểu về ngƣời Khmer ở Trà Vinh, các loại hình
VHDG Khmer ở Trà Vinh và xác định mối quan hệ giữa VHDG Khmer Trà
Vinh với đời sống văn hóa ngƣời Khmer ở Trà Vinh. Đây có thể nói là một
trong những luận văn thạc sĩ đầu tiên chọn VHDG Khmer Trà Vinh làm đối
tƣợng nghiên cứu. Một trong những đóng góp của tác giả là đã tập hợp, sƣu tầm
đƣợc 35 truyện và 37 bài dân ca Khmer Trà Vinh.
Năm 2004, trong Dân ca Trà Vinh, các tác giả đã giới thiệu với số lƣợng
tƣơng đối lớn các bài dân ca Khmer Trà Vinh. Với hơn 85 bài dân ca Khmer,
công trình đã phần nào “chắt chiu giữ gìn” những giá trị trong văn hóa truyền thống của ngƣời Khmer.
Năm 2012, trong quyển Chuyên khảo thơ ca dân gian Trà Vinh, Trần
Dũng đã xác định trong “Lời giới thiệu”:“Thơ ca dân gian Trà Vinh là một bộ
phận của thơ ca dân gian N ,
B thơ ca dân gian Việt Nam nhưng đó là một bộ
phận giàu bản sắc được sáng tạo trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động
trên vùng đất nhiều D ,
T nhiều tôn giáo giữa sông Tiền và sông Hậu, ngày đêm
đối đầu với sóng gió biển Đông này”. Ngoài ra, những bài nghiên cứu đƣợc giới
thiệu ở phần đầu của tập sách này còn cung cấp những góc nhìn đa dạng về thơ
ca dân gian Trà Vinh, làm nổi bật đƣợc những giá trị văn học, văn hóa của
VHDG Trà Vinh nói chung, thơ ca dân gian Trà Vinh nói riêng. Tuy nhiên, đáng
tiếc là phần giới thiệu các TP VHDG Trà Vinh lại thiếu đi VHDG của ngƣời Khmer Trà Vinh. 2
Bƣớc đầu những nghiên cứu trên đã phần nào khẳng định giá trị tƣ liệu,
giá trị văn hóa, văn học của bộ phân VHDG Khmer Trà Vinh.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài tỉnh
VHDG Khmer NB đƣợc nghiên cứu, sƣu tầm dựa trên hƣớng tập
trung vào tƣ liệu và có thời gian bắt đầu muộn hơn so với VHDG các D T thiểu số khác.
Cuốn Người Việt gốc Miên (1969) của Lê Hƣơng đƣợc xem là một
trong những quyển sách viết về ngƣời Khmer ở NB khá cơ bản và có giá trị
tham khảo tốt. Trong phần viết về “Văn hoá – Giáo dục”, tác giả dành 24
trang viết về VHDG ở hai nhóm thể loại: tục ngữ-cách ngôn-ca dao và
truyện truyền kì dân gian. Sau một số phần giới thiệu về đặc điểm của các
thể loại, tác giả ghi lại 17 truyện kể, trong đó có 01 truyện truyền kì Bà La
Môn, 01 truyện Phật giáo và 03 truyện dân gian. Dù rằng, đây chỉ mới là
những khảo cứu ngắn gọn nhƣng cũng gợi ra những hƣớng tiếp cận quan
trọng cho nghiên cứu của chúng tôi. Đặc biệt, là những thông tin dù khá ít
ỏi về ngƣời Khmer tỉnh Vĩnh Bình (tỉnh Trà Vinh hiện nay) trong tác phẩm.
Công trình Truyện cổ Khơ me Nam Bộ (1983) của Huỳnh Ngọc Trảng
đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu VHDG Khmer sau này. Với 124 truyện kể
và 01 bài viết giới thiệu khái quát đặc điểm truyện dân gian Khmer, tuyển
tập là kết quả sƣu tầm của tác giả ở một số tỉnh trong khu vực. Tác giả có
ghi rõ thông tin về tên tuổi, địa chỉ ngƣời kể ở mỗi truyện sƣu tầm đƣợc, và
ở một số truyện còn có những dị bản. Đây là công trình khởi đầu cho
khuynh hƣớng nghiên cứu chuyên sâu về truyện dân gian Khmer NB.
Sau này, các trƣờng đại học khu vực phía Nam đã tiến hành điền dã,
sƣu tầm và văn bản hóa với số lƣợng TP VHDG khá phong phú và đa dạng.
Sản phẩm của các đợt điền dã sƣu tầm đã đƣợc in thành sách, tiêu biểu có
Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long (1997) của Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Năm 2004, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hoa, sau 30 năm lặn lội khắp các
vùng miền Tây NB, đã sƣu tầm và xuất bản công trình 100 làn điệu dân ca
Khmer gồm tập 1 và tập 2. Công trình đã ký âm, phiên âm và dịch ra tiếng
Việt các bài dân ca Khmer, góp phần đáng kể cho việc giới thiệu và phổ
biến dân ca của ngƣời Khmer ĐBSCL đến với công chúng. Viết lời tựa cho
TP này, nhạc sĩ Lƣ Nhất vũ đã ca ngợi: “Trong kho tàng âm nhạc dân gian
Việt Nam, dân ca Khmer NB có vị trí rất xứng đáng trong việc góp mặt về nội
dung cũng như hình thức nghệ thuật, làm giàu thêm vốn âm nhạc truyền
thống của khu vực từ miền Đông đến miền Tây NB nói riêng và cả nước nói
chung. […] Khâu hậu kỳ phải qua nhiều công đoạn phức tạp: Mỗi bài dân ca
được ký âm trên 5 dòng nhạc bằng ký âm pháp phổ thông. Lời hát được phiên
âm ra tiếng La tinh và dịch nội dung ra tiếng Việt. Cuối cùng là dựa vào từng 3
bài thơ ấy mà viết ra chữ Khmer”. Qua 02 tập sách này, chúng ta đƣợc tiếp
cận 100 bài dân ca Khmer đƣợc sƣu tầm ở các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng,
Kiên Giang. Đây là những bài đƣợc chọn lọc trình làng trong hàng trăm,
hàng ngàn làn điệu dân ca qua những chuyến đi điền dã thuộc nhiều địa
phƣơng. Và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho những nghiên cứu
VHDG Khmer nói chung. Ngoài ra còn một số tài liệu sƣu tầm của Hội Văn
học - Nghệ thuật các tỉnh thành trong khu vực nhƣng vẫn còn ở dạng bản
thảo. Điểm chung của nhóm công trình này là sƣu tầm và giới thiệu nguồn
tƣ liệu hiện tồn trong đời sống, có kết hợp với việc ghi lại tên tuổi, nghề
nghiệp của ngƣời kể và địa điểm sƣu tầm. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng
của hƣớng nghiên cứu trƣớc nay vẫn là sự tổng hợp và chuyển thành văn
bản để công bố dƣới dạng các tập tài liệu và sách xuất bản.
Nhƣ đã đề cập, trong thời gian gần đây, các học viên, nghiên cứu sinh
ở các cơ sở đào tạo đã dành nhiều hơn sự quan tâm đến kho tàng VHDG
Khmer. Trong luận án tiến sĩ Khảo sát truyện kể dân gian Khơ me Nam Bộ
(qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) (2007), Phạm Tiết Khánh bƣớc
đầu đã hệ thống lại nguồn truyện dân gian Khmer ở NB, sƣu tầm thêm một
số TP ở Trà Vinh, Sóc Trăng, đi đến nhận xét đánh giá để rút ra những đặc
điểm chính của các thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích. Luận án đã
đi vào xem xét thể loại (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích) bằng cách dựa
trên văn bản để phân tích và so sánh đối chiếu 195 bản kể.
Những năm sau này, một số luận văn, luận án tiếp tục việc sƣu tầm
VHDG Khmer theo thể loại nhƣ: luận văn Khảo sát nguồn truyện dân gian
Khmer Nan Bộ (2006) của Nguyễn Thị Nhƣ Uyên; luận văn Giá trị văn hóa
thực tiễn của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ (2008) của Huỳnh Vũ
Lam; luận văn Cổ tích Khơ me ở Đồng bằng sông Cửu Long (2011) của Trần
Tƣờng Vi; luận án Đặc điểm tục ngữ Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long
(2014) của Nguyễn Thị Kiều Tiên; luận án Nghiên cứu truyện dân gian
Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn bối cảnh (2015) của Huỳnh Vũ Lam;...
Liên quan đến nhóm các tài liệu xuất bản còn có nhóm công trình ở
dạng tuyển tập, tổng tập VHDG nhƣ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học
dân tộc ít người (1981) của Nông Quốc Chấn chủ biên; Ngụ ngôn các dân tộc
thiểu số Việt Nam (1991) của Minh Hạnh; Tuyển tập văn học dân gian Việt
Nam tập 3: Truyện cười - Trạng cười - Ngụ ngôn (1999) của Viện Văn học;
Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 2: Truyện cổ dân gian
(2002) của Viện Văn học;… Có thể nói, giá trị tham khảo và tra cứu là đặc
trƣng cho nhóm tƣ liệu này.
Bên cạnh các tài liệu bằng tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục có ấn hành
bộ truyện cổ Khmer dƣới dạng song ngữ. Đây là dạng tài liệu biên soạn để giảng
dạy cho học sinh ngƣời DT trong các trƣờng phổ thông ở các địa phƣơng có
ngƣời Khmer sinh sống. Loại tài liệu này lấy các truyện dân gian đã đƣợc lƣu
truyền để biên soạn với hình thức song ngữ Khmer-Việt. Tiêu biểu cho dạng này 4
là công trình Chuyện kể Khmer (5 tập) của các tác giả Lâm Es, Sơn Phƣớc Hoan,
Trần Chinh, Trần The, Sơn Ngọc Sang, Sơn Wang, Lâm Xai, Thạch Xarat xuất
bản năm 1997, 1998. Với 106 truyện dân gian đủ các thể loại, tuyển tập này cho
thấy nỗ lực của các bậc trí thức Khmer trong việc bảo tồn và phổ biến vốn
truyện dân gian của tộc ngƣời mình cho thế hệ mai sau.
Ngoài ra, những nghiên cứu ban đầu về đặc điểm chung của VHDG
Khmer từ lâu đã đƣợc đề cập đến trong các nghiên cứu về văn hóa Khmer,
có thể kể đến nhƣ: Người Khơ Me Cửu Long (1987) của Huỳnh Ngọc Trảng
chủ biên; Văn hoá và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long (1990) do nhóm tác
giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đƣờng chủ biên; Văn hoá
người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long (1993) do Trƣờng Lƣu chủ biên;
Người Khmer Kiên Giang (1995) của Đoàn Văn Nô;....
Tóm lại, tuy đứng ở các góc độ khác nhau để nghiên cứu về VHDG Khmer nói chung, VHD
G Khmer Trà Vinh nói riêng, nhƣng các công trình đều
thống nhất ở quan điểm đề cao, thừa nhận sự phong phú và tính thực tiễn của
kho tàng VHDG Khmer. Những nhận định đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi
khẳng định tính khả thi, tính khoa học của đề tài này; sẽ là những tài liệu tham
khảo quan trọng góp phần khẳng định giá trị của VHDG Khmer nói riêng, của
đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Khmer Trà Vinh nói chung.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc: Không có 3. Mục tiêu
3.1 . Mục tiêu chung:
Đề tài hƣớng đến việc sƣu tầm, giới thiệu VHDG ngƣời Khmer ở Trà
Vinh với các thể loại: truyện kể dân gian, dân ca, tục ngữ, câu đố Khmer. Đề tài
không những có ý nghĩa lƣu giữ, bảo tồn và phát huy vốn VHDG quý hiếm còn
lại của tỉnh Trà Vinh mà còn một bƣớc để tiến tới giới thiệu một cách tƣơng đối
toàn diện VHDG Khmer Trà Vinh nói chung đến với đông đảo ngƣời nghiên
cứu trong và ngoài tỉnh; là nguồn tài nguyên bổ ích cho giới nghiên cứu folklore
cho các đối tƣợng là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo trong tỉnh và đông đảo
cán bộ, nhân dân muốn tìm hiểm về ngƣời Khmer ở Trà Vinh.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu cụ thể 1: Tổng thuật tình hình nghiên cứu VHDG Khmer nói
chung, Trà Vinh nói riêng
Mục tiêu cụ thể 2: Sƣu tầm và tổng hợp các TP VHDG Khmer ở các địa
bàn trong tỉnh Trà Vinh theo tiêu chí thể loại;
Mục tiêu cụ thể 3: Mô tả diện mạo và khái quát giá trị văn học, giá trị
văn hóa của VHDG Khmer Trà Vinh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các TP VHD
G Khmer hiện tồn trong đời
sống cộng đồng ngƣời Khmer Trà Vinh.
- Trong quá trình phân loại, phân tích mô tả các T
P sƣu tầm, chúng tôi liên hệ sử
dụng, so sánh có tính chất tƣơng đối với các tài liệu sƣu tầm VHDG Khmer N B
nói chung, Trà Vinh nói riêng đang lƣu hành ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tỉnh TV hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và thành phố,
106 xã, phƣờng, thị trấn. Đồng bào Khmer có mặt ở các huyện, thành phố trong
tỉnh, nhƣng tập trung đông nhất ở huyện Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu
Kè, Tiểu Cần… Tuy nhiên, chúng tôi xác định, mỗi khu vực (nông thôn – thành
thị, tập trung đông – tập trung ít ngƣời Khmer) đều có những ƣu điểm riêng và
sẽ có những đóng góp quan trọng cho việc sƣu tầm. Do vậy, phạm vi sƣu tầm
của chúng tôi sẽ giới hạn ở 50 địa bàn với việc phỏng vấn sâu 300 ngƣời, cụ thể:
(1) Thành phố TV gồm: Phƣờng 6, 8, 9, xã Long Đức;
(2) Huyện Càng Long gồm các xã: Huyền Hội, Phƣơng Thạnh, Bình Phú;
(3) Huyện Châu Thành gồm: khóm 4 - Thị trấn Châu Thành, xã Đa Lộc, Lƣơng
Hòa, Lƣơng Hòa A, Hòa Thuận, Hòa Lợi, Nguyệt Hóa, Song Lộc;
(5) Huyện Cầu Kè gồm các xã: Phong Thạnh, Phong phú, Hòa Ân,Tam Ngãi, Châu Điền.
(6) Huyện Cầu Ngang gồm các xã: Hiệp Hòa, Kim Hòa, Nhị Trƣờng, Trƣờng
Thọ, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn.
(7) Huyện Duyên Hải gồm các xã: Long Vĩnh, Ngũ Lạc, Đôn Xuân,Đôn Châu.
(8) Huyện Tiểu Cần gồm các xã: Phú Cần, Hiếu Tử, Hiếu Trung.
(9) Huyện Trà Cú gồm: Trà Cú A, B - Thị trấn Trà Cú, khóm 6 - Thị trấn Định
An, xã Ngãi Xuyên, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngọc Biên, Tập Sơn, Thanh Sơn,
Tân Sơn, Kim Sơn, Phƣớc Hƣng, Đại An, Hàm Giang, Hàm Tân, An Quãng Hữu, Lƣu Nghiệp Anh.
Thời gian đi sƣu tầm của đề tài là 07 tháng (từ 01/2019 đến tháng 7/2019) nên những TP VHD
G Khmer đƣợc chúng tôi ghi nhận trong đề tài là những TP
đang lƣu truyền trong đời sống của ngƣời dân Khmer tỉnh Trà Vinh ở thời điểm trên.
Ngoài ra, do giới hạn thời gian nên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ sƣu
tầm một số thể loại VHDG Khmer, gồm:
- Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cƣời
- Dân ca, tục ngữ, câu đố. 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nan Bộ, NXB Chính trị Quốc gia.
[2] Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đƣờng (cb) (1990), Văn hoá và
cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[3] Nông Quốc Chấn (cb) (1981), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân
tộc ít người, NXB Văn hóa.
[4] Nguyễn Đổng Chi (1957), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[5] Nguyễn Đình Chú (1980), “Để tiến tới xác định hơn nữa vai trò làm nền
của VHDG trong lịch sử văn học DT”, Tạp chí Văn học (số 5), tr.86.
[6] Nguyễn Mạnh Cƣờng (2002), Vài nét về người Khmer NB, Nxb Khoa học Xã hội.
[7] Chu Xuân Diên (1966), “Nhà văn và sáng tác dân gian”, Tạp chí Văn học, Số 1/1966.
[8] Chu Xuân Diên (1987), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, NXB
Đại học Tổng hợp TP.HCM.
[9] Chu Xuân Diên (cb) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, NXB.TP.HCM.
[10] Chu Xuân Diên (cb) (2004). Văn học dân gian Bạc Liêu, NXB.TP.HCM.
[11] Trần Dũng (2012), Chuyên khảo thơ ca dân gian Trà Vinh, NXB. Thời đại.
[12] Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[13] Cao Huy Đỉnh (1969), Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông
thôn, NXB Vụ Văn hóa Quần chúng.
[14] Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin.
[15] Nguyễn Anh Động (2014), Vài nét về văn hóa dân gian của người
Khmer của, NXB Văn hóa Thông tin.
[16] Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, NXB Khoa học Xã hội.
[17] Lâm Es, Sơn Phƣớc Hoan, Trần Chinh, Trần The, Sơn Ngọc Sang, Sơn
Wang, Lâm Xai, Thạch Xarat (1997), Chuyện kể Khmer (5 tập), NXB Giáo dục.
[18] Bảo Định Giang. Nguyễn Tấn Phát. Trần Tấn Vĩnh. Bùi Mạnh Nhị
(2012), Ca dao dân ca Nam Bộ, NXB Thời đại.
[19] Lê Giang, Lƣ Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Minh Luân (1986), Dân ca
Hậu Giang, Sở VHTT Hậu Giang. 66
[20] Nguyễn Thị Bích Hà (2008), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam,
NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
[21] Nguyễn Thị Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn
hóa, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
[22] Phạm Minh Hạnh (1991), Ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.
[23] Phạm Minh Hạnh (1993), Truyện ngụ ngôn Việt Nam và thế giới (thể
loại và triển vọng), NXB Khoa học Xã hội.
[24] Cao Tấn Hạp (1973), Địa phương chí tỉnh Vĩnh Bình, Ty Văn hóa Thông tin, tỉnh Vĩnh Bình.
[25] Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, NXB Trẻ.
[26] Nguyễn Văn Hoa (2004), 100 làn điệu dân ca Khmer, Tập 1, 2, Nxb Trẻ.
[27] Sơn Phƣớc Hoan (1995), Thành ngữ và tục ngữ Khmer, NXB Giáo dục.
[28] Lê Hƣơng (1969), Người Việt gốc Miên, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.
[29] Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên (1962). Giáo trình Văn học dân gian
Việt Nam, Đại học Tổng hợp.
[30] Đinh Gia Khánh (1968), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích
qua truyện Tấm Cám, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[31] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1972-1973), Văn học dân gian Việt
Nam (2 tập), Đại học Tổng hợp.
[32] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân
gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[33] Phạm Tiết Khánh (2007), Luận án Tiến sĩ Khảo sát truyện kể dân gian
Khơ Me NB (Qua thần thoại. truyền thuyết. truyện cổ tích), Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
[34] Lê Kinh Khiên (1980), “Một số vấn đề lí thuyết chung về mối quan hệ
VHDG – văn học viết”, Tạp
chí Văn học (số 1), tr.69.
[35] Nguyễn Xuân Kính (1993), T
hi pháp ca dao, NXB Khoa học Xã hội.
[36] Huỳnh Vũ Lam (2008), Luận văn Giá trị văn hóa thực tiễn trong truyện
cười dân gian Khmer Nam Bộ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP.HCM.
[37] Huỳnh Vũ Lam (2015), Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu truyện dân gian
Khmer NamBooj dưới góc nhìn bối cảnh, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP.HCM.
[38] Phạm Ngọc Luật (2000), Giá trị nghệ thuật của diễn xướng dân gian Việt
Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[39] Đặng Văn Lung (1969), “Vai trò của VHDG trong sự phát triển của văn học DT”, Tạp
chí Văn học (số 2), tr.92. 67
[40] Đặng Văn Lung (1977), “Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xƣớng dân
gian”, Tạp chí Văn học, (6), Hà Nội, tr.19-41. [41] Trƣờng Lƣu (c )
b (1987), Văn hoá người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu
Long, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
[42] Tăng Kim Ngân (1994), Cổ tích thần kì người Việt - đặc điểm cấu tạo cốt
truyện, NXB Khoa học Xã hội.
[43] Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả (1961), Lịch sử văn học Việt Nam, tập
I: Văn học dân gian, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
[44] Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
(trướcCách mạng tháng Tám 1945), NXB Văn hóa.
[45] Nhiều tác giả (2004), Dân ca Trà Vinh, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Trà Vinh.
[46] Nhiều tác giả (1971). Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự
sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.
[47] Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt
Nam, NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp.
[48] Vũ Ngọc Phan (1955), Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.
[49] Vũ Ngọc Phan (2005), Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam (tái bản lần 7), NXB Văn học.
[50] Lê Trƣờng Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[52] Nguyễn Thị Trúc Phƣơng (2014), Luận văn thạc sĩ Dân ca trong đời
sống văn hóa tinh thần của người Khmer Trà Vinh, Trƣờng Đại học Trà Vinh.
[53] Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (1990), Giáo trình Văn
học dân gian Việt Nam, Đại học Tổng hợp.
[54] Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, NX B Chính trị Quốc gia.
[55] Lâm Qui (2011), Giáo trình Văn học dân gian Khmer Nam Bộ (2011)
(lƣu hành nội bộ), Trƣờng Đại học Trà Vinh.
[56] Hà Thắng (cb) (1997), Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[57] Nguyễn Thị Kiều Tiên (2005), Luận án Đặc điểm tục ngữ Khmer Đồng
bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
[58] Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
[59] Huỳnh Ngọc Trảng (sƣu tầm) (1983), Truyện cổ Khmer Nam Bộ, NX B Văn hóa. Hà Nội. 68
[60] Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo,
Phan Thị Yến Tuyết (1987), Người Khmer tỉnh Cửu Long, NXB Sở Văn hóa- Thông tin Cửu Long.
[61] Lý Minh Trâm (2010), Luận văn thạc sĩ Dân ca trong lễ hội của người
Khmer Sóc Trăng, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
[62] Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt
Nam. NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
[63] Đỗ Bình Trị (1989), “Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa
văn học với VHDG”, Tạp chí Văn học (số 1), tr 51 - 57.
[64] Đỗ Bình Trị (1991), Giáo trình văn học dân gian, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[65]. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học
dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[66] Tiền Văn Triệu (2011), Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng, NXB Phƣơng Đông.
[67] Hoàng Văn Trụ (1997), Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
[68] Vũ Anh Tuấn (2012), Giáo trình văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam.
[69] Huỳnh Thanh Tuấn (1997), Luận văn thạc sĩ Diện mạo văn học dân gian
Khmer ở Trà Vinh, Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội.
[70] Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[71] Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên
cứu văn học dân gian, NXB Giáo dục.
[72] Hoàng Tiến Tựu (1991), Văn học dân gian, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[73] Đặng Nghiêm Vạn (cb) (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số
Việt Nam (tập 1. quyển 1 và 2), NXB Đà Nẵng.
[74] Trần Tƣờng Vi (2011), Luận văn thạc sĩ Cổ tích Khơ me ở Đồng bằng
sông Cửu Long, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
[75] Viện Văn học (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam. tập 3:
Truyện cười - Trạng cười - Ngụ ngôn, NXB Khoa học Xã hội.
[76] Viện Văn học (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Tập 2: Truyện cổ dân gian, NXB Khoa học Xã hội.
[77] Viện Văn học (2007), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số
Việt Nam (tập 17. 18. 19), N XB Khoa học Xã hội. 69
[78] Lƣ Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang, Thạch An (1986), Dân ca Cửu
Long, Sở VHTT Cửu Long.
[79] Nguyễn Thị Nhƣ Uyên (2006), Luận văn thạc sĩ Khảo sát nguồn truyện
dân gian Khmer Nan Bộ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh. 70