-
Thông tin
-
Quiz
Hai Nguyên Lý; 3 Quy Luật; 6 Cặp Phạm Trù - Tài liệu tổng hợp
1. Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng luôn có mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào mà chỉ tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau, từ đó rút ra nhận xét: Muốn xem xét sự vật hiện tượng thì phải xem xét chúng ở các mặt, các yếu tố để đánh giá chính xác tránh quan điểm phiến diện chỉ nhìn vào một sự việc mà đánh giá toàn bộ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu Tổng hợp 1.3 K tài liệu
Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Hai Nguyên Lý; 3 Quy Luật; 6 Cặp Phạm Trù - Tài liệu tổng hợp
1. Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng luôn có mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào mà chỉ tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau, từ đó rút ra nhận xét: Muốn xem xét sự vật hiện tượng thì phải xem xét chúng ở các mặt, các yếu tố để đánh giá chính xác tránh quan điểm phiến diện chỉ nhìn vào một sự việc mà đánh giá toàn bộ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.3 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
• Hai nguyên lý bao gồm 1.
Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến:
Mọi sự vật hiện tượng luôn có mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau,
không có sự vật hiện tượng nào mà chỉ tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau, từ đó rút ra nhận xét:
Muốn xem xét sự vật hiện tượng thì phải xem xét chúng ở các mặt, các yếu tố để đánh giá
chính xác tránh quan điểm phiến diện chỉ nhìn vào một sự việc mà đánh giá toàn bộ 2.
Nguyên lý về sự phát triển
Mọi sự vật hiện tượng luôn tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển theo đường xoắn
ốc, cái mới ra đời thay thế cái cũ, trên cơ sở cái cũ • Ba quy luật bao gồm: 1. Quy luật lượng chất
Chỉ ra cách thức vận động và phát triển
Lượng là cái biến đổi thường xuyên, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến
một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế chất cũ
Độ là khoảng giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
Bước nhảy chỉ sự chuyển hóa về chát của sự vật
Điểm nút là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất
Ví dụ: Đun sôi một cốc nước. Lượng chất của nước không thay đổi, nhưng chất của nước sẽ
thay đổi từ lỏng sang khí khi nhiệt độ đạt đến 100 độ C. Nhiệt độ 100 độ C là điểm nút của sự
biến đổi trạng thái của nước.
Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó: lượng là
lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến năm 4, còn điểm nút
chính là năm 1 và năm 4, bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân. Lúc này, chất là cử nhân 2. Quy luật mâu thuẫn
Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt khuynh
hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng đó. Và
sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát
triển, dẫn đến cái mới ra đời thay thế cái cũ
Trong quá trình phát triển của tư tưởng, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa các tư tưởng, học
thuyết khác nhau. Mâu thuẫn này thúc đẩy tư tưởng phát triển, từ đó dẫn đến sự thay đổi của
nhận thức của con người.
Ví dụ, trong quá trình phát triển của tư tưởng triết học, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa duy vật đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thay thế cho chủ nghĩa duy tâm. 3.
Quy luật phủ định của phủ định
Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng trên nền tảng kế thừa cái cũ. Cái mới này trong
quá trình phát triển tiếp theo dần trở nên cái cũ, lỗi thời nên nó lại bị phủ định bởi một cái
mới cao hơn. Cứ thế mà thông qua số lần phủ định kế tiếp nhau mà sự vật hiện tượng sẽ phát
triển không ngừng theo đường xoắn ốc ( chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển)
Trong quá trình sản xuất, máy móc cũ được thay thế bằng máy móc mới hiện đại hơn.
Máy móc mới hiện đại hơn sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Trong ví dụ này, máy móc cũ là sự khẳng định ban đầu. Máy móc mới là sự phủ định
của máy móc cũ. Tuy nhiên, máy móc mới này lại có chất lượng cao hơn máy móc cũ, do đó
chúng ta có thể coi sự phủ định của phủ định trong ví dụ này là sự khẳng định mới, cao hơn
sự khẳng định ban đầu.
• Sáu cặp phạm trù bao gồm 1. Cái riêng và cái chung
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình
Ví dụ: quả bưởi A đang nằm trong tủ lạnh là cái riêng; quả bưởi B đang nằm trên bàn là cái riêng
Cái chung là hai quả bưởi đều là bưởi diễn, dày cơm, mọng nước
Cái đơn nhất: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao 8.850
mét của Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này. Thủ đô Hà
Nội là 1 cái riêng, ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có
những nét riêng như Phố Cổ, Hồ Gươm, Những nét văn hóa truyền thống mà chỉ ở Hà Nội
mới có, đó là cái đơn nhất 2. Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, nguyên
nhân như thế nào kết quả như thế đấy
Cùng một nguyên nhân có thể có những kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh
cụ thể, ngược lại cùng một kết quả có thể được gây nên bởi nhũng nguyên nhân khác nhau tác
động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
Có hai loại nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân
bên trong và nguyên nhân chủ quan.
=> Sự tác động trở lại của kết quả với nguyên nhân
=> Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Ví dụ: Gieo nhân nào gặp quả nấy
Ví dụ, lợi nhuận buôn bán ma túy là rất cao, cho nên những người buôn bán ma túy
không từ bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng
đồng, đó là hành động rất có hại, hành động đó có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên,
những tác động đó người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên cứu
những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân - quả. 3.
Tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên vạch ra đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên
Tất nhiên quy định cái ngẫu nhiên, đồng thời bổ sung cho tất nhiên.
Do vậy trong thực tế phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải căn cứ vào cái ngãu
nhiên nhưng cũng không được bro qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi ngẫu
Tất nhiên là phạm trù chỉ mối quan hệ bản chất do nguyên nhân cơ bản ở trong sự vật
hiện tượng quyết định và trong điều kiện xảy ra đúng như thế chứ không thể khác
Ví dụ: quả trứng rơi từ độ cao 15m xuống đất thì nó chắc hẳn sẽ vỡ. Việc bị vỡ trong
trường hợp này là tất nhiên vig nó không
Ngẫu nhiên là cặp phạm trù chỉ mối liên hệ không bảnn chất do nguyên nhân hoàn
cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện thế
này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
Ví dụ: Việc quả trứng gà rơi là ngẫu nhiên. Nó có thể bị vỡ hoặc không
Khi gieo đồng xu thì mặt ngửa hay sấp thì sẽ xuất hiện lại là điều ngẫu nhiên
3.1. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người
3.2. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu vơ với nhau
3.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau
Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡ hay không, thì việc việc quả trứng bị rơi từ trên cao và vỡ là tất
nhiên. Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị rơi, bị đập ra hay khi gà con đạp vỡ, thì việc bị rơi vỡ là ngẫu nhiên 4. Nội dung và hình thức
Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật
Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối
liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó
Trong quá trình vận động, nội dung nắm vai trò quyết định hình thức ( hình thức chậm biến đổi hơn nội dung)
Nội dung => biến đổi ; Hình thức => ổn định 5.
Bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong,
quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng
Hiện tượng là phạm chỉ những biểu hiện của các mặt mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên
ngoài là mặt dễ biến đổi hơn và là thể hiện của bản chất đối tượng
Ví dụ: Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như một con người nhưng bản chất nó
là một cổ máy tất cả đều do con người tạo ra
Bản chất của một ngôi nhà là để ở, che nắng mưa và sinh hoạt. To, rộng, đẹp, hẹp, xấu là hiện tượng vẻ ngoài của ngôi nhà
Lenin cho rằng: Nhận thức đi từ hiện tượng đến cái bản chất,từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
Cùng một bản chất có thể có nhiều hiện tượng khác nhau 6. Khả năng và hiện thực
Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng nó sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện thích hợp
Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại
Ví dụ: Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực hạt thóc sẽ thành cây lúa
Mua một tấm vé số có khả năng trúng nhưng hiện thực thì đang có tờ vé số và đợi dò
Hiện thực chủ quan khi cần thiết có thể chỉ “ý thức”