Hạnh phúc con người | Báo cáo về chính trị xã hội

Lý giải về hạnh phúc, Yuval Noah Harari đưa ra nhiều hướng tiếp cận theo góc độ  tâm lý học, xã hội học, sinh hóa học và cả tôn giáo trong “Sapiens Lược sử loài  người”. Các nhà tâm lý học và xã hội học lý giải hạnh phúc bằng cách bắt đầu nghiên cứu những gì làm con người hạnh phúc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
7 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hạnh phúc con người | Báo cáo về chính trị xã hội

Lý giải về hạnh phúc, Yuval Noah Harari đưa ra nhiều hướng tiếp cận theo góc độ  tâm lý học, xã hội học, sinh hóa học và cả tôn giáo trong “Sapiens Lược sử loài  người”. Các nhà tâm lý học và xã hội học lý giải hạnh phúc bằng cách bắt đầu nghiên cứu những gì làm con người hạnh phúc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

58 29 lượt tải Tải xuống
H C VI N BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÊỀN
VI N BÁO CHÍ
------ oOo ------
BÁO CÁO HẾT MÔN:
BÁO CHÍ VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Đề tài: Hạnh phúc con người
Giảng viên: Dương Quốc Bình
Lớp: Báo Ảnh K38
Sinh viên: Nguyễn Kim Tùng
Mã sinh viên: 1856030052
Hà Nội, Tháng 11 Năm 2021
VIẾT VỀ HẠNH PHÚC
1. Hạnh phúc đích thực là gì
giải về hạnh phúc, Yuval Noah Harari đưa ra nhiều hướng tiếp cận theo
góc độ tâm lý học, xã hội học, sinh hóa học và cả tôn giáo trong “Sapiens Lược sử
loài người”.
Các nhà tâm lý học và xã hội học lý giải hạnh phúc bằng cách bắt đầu nghiên
cứu những làm con người hạnh phúc. Họ đưa ra một định nghĩa phổ quát nhất
rằng hạnh phúc là “trạng thái khỏe mạnh về thể chất/ tinh thần một cách chủ quan”.
Theo quan điểm này, hạnh phúc sẽ là một cảm giác sung sướng nhất thời hoặc mãn
nguyện với cuộc sống. Các cuộc nghiên cứu của các nhà tâm học và hội học
đưa ra một số kết luận thú vị như:
Tiền thực sự mang lại hạnh phúc. Nhưng chỉ đến một cái mốc nào đó và vượt
qua cái mốc đó, nó lại gần như không mấy giá trị.
Bệnh tật chỉ làm vơi đi hạnh phúc trong một thời gian ngắn nhưng nguồn
gốc đau khổ lâu dài nếu trình trạng của một người vẫn không ngừng xấu đi.
Gia đình và cộng đồng có tác động nhiều đối với hạnh phúc hơn là tiền bạc
sức khỏe.
Hạnh phúc thật sự không phụ thuộc vào các điều kiện khách quan phụ
thuộc vào mối tương quan giữa điều kiện khách quan mong đợi chủ quan. Khi
mọi thứ được cải thiện, những kỳ vọng sẽ gia tăng và do đó những cải tiến đáng kể
trong điều kiện khách quan sẽ làm con người không hài lòng. Khi mọi việc xấu đi,
kỳ vọng thu hẹp lại chúng ta dễ dàng hài lòng hơn. Đây kết luận quan trọng
nhất.
Các nhà sinh học thì cho rằng thế giới tinh thần tình cảm của con người
được điều hành bởi các cơ chế sinh hóa định hình qua hàng triệu năm tiến hóa. Do
đó, hạnh phúc chủ quan của chúng ta được xác định bởi một hệ thống phức tạp các
dây thần kinh, các neuron, các synapse, nhiều hợp chất sinh hóa khác như
serotonin, dopamine oxytocin. Hệ thống sinh hóa trong thể của chúng ta
dường như được lên chương trình để giữ hạnh phúc mức độ tương đối ổn định.
Điều này cho phép chúng ta thưởng thức sự bùng phát nhất thời của cảm giác dễ
chịu, nhưng không bao giờ kéo dài mãi.
Còn theo Phật giáo, những người được giải thoát khỏi nỗi đau khổ không phải
khi họ trải nghiệm niềm vui thoáng qua mà là khi họ hiểu được bản chất vô thường
của mọi cảm xúc và ngừng thèm khát chúng.
Harari đưa ra nhiều cách tiếp cận khái niệm hạnh phúc song không đưa ra một
kết luận cụ thể rằng hạnh phúc là gì. Ông đưa ra ý kiến của mình về từng cách tiếp
cận, tán đồng, củng cố, phản biện. Những ý kiến riêng của ông về từng
cách tiếp cận hạnh phúc gợi mở cho mỗi người đọc suy nghĩ riêng về thế nào
hạnh phúc.
nhân tôi nghĩ khó định nghĩa ràng hạnh phúc đích thực cho
toàn thể nhân loại. Bởi mỗi người đều có những mong đợi chủ quan khác nhau,
một cơ chế sinh hóa quy định trạng thái hạnh phúc khác nhau, có bản thể bên trong
khác nhau để soi chiếu. Với tôi, hạnh phúc là những giây phút hiện tại còn được hít
thở trải nghiệm cuộc sống. Mỗi giây phút trôi qua điều ý nghĩa nhất định
trong cả cuộc hành trình dài của đời người.
2. Hạnh phúc thuộc phạm trù nào
Cách tiếp cận của các nhà tâm học, hội học, sinh hóa học… thể đưa
ra những kết luận khác nhau song đa phần đều sự tương đồng hạnh phúc
thuộc phạm trù chủ quan. Hạnh phúc không phụ thuộc vào những điều kiện khách
quan mà phụ thuộc vào cái chủ quan của con người nhiều hơn. Ví dụ:
Theo góc độ các nhà hội học, tính chủ quan của hạnh phúc thể hiện
những mong muốn chủ quan của từng nhân đối với điều kiện khách quan. Một
thanh niên sống trong một ngôi làng nhỏ 5000 năm trước đây hài lòng hạnh
phúc với vẻ ngoài của mình khi cả làng anh chỉ toàn người già yếu, đầy sẹo hoặc là
trẻ nhỏ. Anh ta hạnh phúc vì cho rằng những kỳ vọng của anh ta đã được đáp ứng.
Vẫn anh thanh niên đó sống trong ngôi làng toàn người già trẻ nhỏ thế kỉ
21, anh ta hẳn không thấy hài lòng. Bởi kỳ vọng của anh ta đã thay đổi, bây giờ
anh lại muốn được điển trai như những siêu sao nổi tiếng.
Theo góc độ các nhà sinh học, mỗi người một hệ thống sinh hóa khác
nhau. Trên thang điểm từ 1 đến 10, một số người được sinh ra với hệ thống sinh
hóa vui vẻ cho phép tâm trạng của họ thể lên xuống giữa 6 10, ổn định theo
thời gian 8. Một người như thế khá hạnh phúc ngay cả khi sống trong một thành
phố lớn xa lạ, mất sạch tiền, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Những
người khác một nền tảng hóa sinh ảm đạm, lên xuống giữa 3-7 và ổn định 5.
Một người không hạnh phúc như vậy vẫn cảm thấy chán nản, cho anh ta được
hưởng sự hỗ trợ từ một cộng đồng chặt chẽ, thắng hàng triệu USD xổ số khỏe
mạnh như một vận động viên Olympic.
3. Cách để tìm được hạnh phúc
Yuval Noah Harari trong cuốn “Sapiens Lược sử loài người” không đi tới kết
luận hạnh phúc trốn đâu cách để tìm được nó. Nhưng về sau, lẽ ông đã
ngấm ngầm đưa ra cách thức của ông trên con đường đi tìm hạnh phúc: thiền định.
Harari còn ưu ái dành cho thiền nguyên một chương cuối cùng trong cuốn sách thứ
ba “21 bài học cho thế kỉ 21” của ông. Trong thiền định, bạn cần phải quán chiếu
thật kỹ tâm trí thể, chứng kiến sự sinh diệt không ngừng của mọi cảm giác,
nhận ra việc theo đuổi chúng nghĩa đến mức nào. Khi bạn dùng theo đuổi,
tâm trí trở nên thoải mái, rõ ràng và hài lòng. Mọi cảm giác cứ sinh rồi diệtniềm
vui, giận dữ, buồn chán, ham muốn nhưng một khi bạn ngừng khao khát những
cảm giác này, bạn thể chấp nhận chúng như chúng vốn là. Bạn sống trong giây
phút hiện tại thay vì mơ mộng về những gì có thể có được.
Đó có lẽ là cách mà hiện tại Harari sử dụng để tìm kiếm hạnh phúc. Rất nhiều
người ngày nay, không theo Phật giáo những vẫn lựa chọn thiền định như một giải
pháp giúp tinh thần thanh thản, an nhiên. nhân tôi cũng tán đồng với phương
pháp này. Song tôi cũng cho rằng, bên cạnh việc ngừng khao khát những cảm giác
thì chúng ta có thể thu hẹp lại những kỳ vọng chủ quan của chính mình.
Một giải pháp khác được các nhà sinh học theo đuổi phát triển những sản
phẩm và liệu pháp sẽ giúp con người đạt được khoái cảm không dứt, để chúng luôn
song hành với chúng ta.
4. Con người có hạnh phúc hơn trước kia không
Đa số chúng ta cho rằng, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, con người
ngày càng hạnh phúc hơn. Cụ thể, năng lực của con người đã tăng lên trong suốt
lịch sử. Mà con người thường sử dụng năng lực ấy để giảm bớt khổ đau và lấp đầy
những khát vọng nên suy ra con người hẳn phải hạnh phúc hơn so với tổ tiên thời
trung cổ, người trung cổ chắc hẳn phải hạnh phúc hơn so với người săn bắn hái
lượm thời kỳ đồ đá.
Còn trong “Sapiens Lược sử loài người”, Yuval Noah Harari đưa ra nhiều ý
kiến để chứng minh rằng quan điểm trên không thuyết phục. Ông nhận định những
khả năng, hành vi và kỹ năng mới không nhất thiết phải làm cho cuộc sống tốt hơn.
Khi con người học trồng trọt trong Cách mạng Nông nghiệp, sức mạnh tập thể giúp
định hình môi trường sống đã phát triển hơn, nhưng số phận của nhiều nhân lại
trở nên khắc nghiệt hơn. Nông dân phải làm việc chăm chỉ hơn người săn bắt hái
lượm để góp nhặt số thực phẩm ít đa dạng bổ dưỡng hơn, họ dễ mắc các loại
bệnh và bị bóc lột kiệt sức hơn.
Song Harari cũng không đồng thuận với quan điểm hạnh phúc tỉ lệ nghịch với
năng lực của con người. Quan điểm này cho rằng sự tha hóa quyền lực của con
người sẽ tạo ra một thế giới học lạnh lùng. Vậy nên, mỗi phát minh mới chỉ
càng tạo thêm khoảng cách giữa con người với hạnh phúc. Quan điểm này bị
Harari phủ nhận bằng một dẫn chứng đơn giản. Đó trong 2 thế kỷ qua, y học
hiện đại đã giúp giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em từ 33% xuống dưới 5%. Điều này
không chỉ đóng góp rất lớn vào hạnh phúc của những đứa trẻ được cứu sống
còn cho cả gia đình và bạn bè của chúng.
Vậy tóm lại, con người có hạnh phúc hơn trước kia không?
Nếu xét trên khía cạnh bản thân mỗi chúng ta, câu trả lời thể có. Cuộc
sống hiện đại cung cấp nhiều giải pháp phục vụ cuộc sống, giảm thiểu những nỗi
đau đớn mà con người phải chịu suốt những thời kỳ trước như bệnh tật, đói nghèo,
chiến tranh… Song cuộc sống hiện đại đó cũng đòi hỏi con người phải sống một
cuộc sống khắt khe với chính bản thân mình hơn. Người thời kỳ săn bắn hái lượm
có thể rong ruổi khắp nơi kiếm thức ăn, khi kiếm đủ thức ăn, anh ta nằm thảnh thơi
trên bãi cỏ, ngâm mình trong làn nước suối hay làm bất cứ điều gì anh ta muốn cho
tới khi thức ăn hết. Còn chúng ta hiện tại khó có thể chỉ làm đủ ăn 3, 4 bữa rồi nghỉ
đợi đến khi không còn đủ ăn thì lại tiếp tục làm. Chúng ta ngày nay lo lắng
nhiều hơn cho tương lai, liên tục lập những kế hoạch từ ngắn đến dài hạn rồi lao
đầu vào hiện thực hóa nó.
Nếu xét trên khía cạnh toàn cầu, câu trả lời thể là không. Sự hiện đại ngày
nay của con người được đánh đổi bằng hệ sinh thái sự hy sinh của những giống
loài khác. Như dẫn chứng Harari đã đưa ra, khỉ khó cảm thấy hạnh phúc khi
chúng trở thành vật thí nghiệm, bò hay gà khó mà cảm thấy hạnh phúc khi chúng ở
trong một nhà máy nông nghiệp cả đời.
5. Cách hạnh phúc làm thỏa mãn con người
Từ xưa đến nay, số các nhà tưởng, nhà tiên tri người dân đã định
nghĩa hạnh phúc chứ không phải bản thân cuộc sống mới điều tuyệt vời nhất.
Con người bước vào cuộc chạy đua mưu cầu hạnh phúc từ khi biết ý thức đến khi
chết đi. Hẳn hạnh phúc phải ma lực to lớn, thỏa mãn con người theo một
cách khoan khoái gì đó, khiến con người đâm nghiện và điên cuồng kiếm tìm.
Hạnh phúc thỏa mãn con người bởi chúng xua đuổi sự đau khổ, buồn chán,
thất vọng… hàng đa số cảm xúc tiêu cực khác. Nhưng chúng lại thoáng đến rồi
thoáng qua. Con người sau khi đã nếm qua mùi vị hạnh phúc, lại càng khao khát
trải nghiệm chúng thêm thêm nữa. Khi ấy, con người chẳng còn lựa chọn nào khác
phải luôn theo đuổi chúng. Rồi khi cuối cùng cũng đạt được, chúng lại mau,
chóng biến mất, và vì chỉ riêng ký ức về những cảm giác ấy thì không khiến khiến
con người thỏa mãn, nên họ sẽ lại phải bắt đầu lại từ đầu. Dùcon người có tiếp
tục cuộc truy đuổi này qua hàng thập kỷ, thì chúng cũng sẽ không bao giờ mang lại
cho con người một thành tựu lâu dài nào cả, trái lại, càng ham muốn theo đuổi
những cảm giác này họ sẽ càng bứt rứt và không thỏa mãn. Để đạt được hạnh phúc
đích thực, nhân loại cần làm chậm lại cuộc kiếm tìm lạc thú, chứ không phải tăng
tốc nó lên.
lẽ, hạnh phúc không chỉ thỏa mãn con người trong những giây phút
hiện hữu còn thỏa mãn con người trong cả hành trình đuổi bắt đấy. Bởi những
ký ức về niềm hạnh phúc là động lực thôi thúc ham muốn được trải nghiệm lại lần
nữa của con người. có thể đích đến không phải hạnh phúc, con người trước khi
đến đích cũng đã được nếm qua những thứ vị lạ trong cuộc hành trình tìm kiếm
hạnh phúc.
| 1/7

Preview text:

H C VI N BÁ Ọ O CHÍ Ệ VÀ TUYÊN TRUYÊỀN VI N BÁ Ệ O CHÍ ------ oOo ------ BÁO CÁO HẾT MÔN:
BÁO CHÍ VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Đề tài: Hạnh phúc con người
Giảng viên: Dương Quốc Bình Lớp: Báo Ảnh K38 Sinh viên: Nguyễn Kim Tùng Mã sinh viên: 1856030052
Hà Nội, Tháng 11 Năm 2021 VIẾT VỀ HẠNH PHÚC
1. Hạnh phúc đích thực là gì
Lý giải về hạnh phúc, Yuval Noah Harari đưa ra nhiều hướng tiếp cận theo
góc độ tâm lý học, xã hội học, sinh hóa học và cả tôn giáo trong “Sapiens Lược sử loài người”.
Các nhà tâm lý học và xã hội học lý giải hạnh phúc bằng cách bắt đầu nghiên
cứu những gì làm con người hạnh phúc. Họ đưa ra một định nghĩa phổ quát nhất
rằng hạnh phúc là “trạng thái khỏe mạnh về thể chất/ tinh thần một cách chủ quan”.
Theo quan điểm này, hạnh phúc sẽ là một cảm giác sung sướng nhất thời hoặc mãn
nguyện với cuộc sống. Các cuộc nghiên cứu của các nhà tâm lý học và xã hội học
đưa ra một số kết luận thú vị như:
Tiền thực sự mang lại hạnh phúc. Nhưng chỉ đến một cái mốc nào đó và vượt
qua cái mốc đó, nó lại gần như không mấy giá trị.
Bệnh tật chỉ làm vơi đi hạnh phúc trong một thời gian ngắn nhưng là nguồn
gốc đau khổ lâu dài nếu trình trạng của một người vẫn không ngừng xấu đi.
Gia đình và cộng đồng có tác động nhiều đối với hạnh phúc hơn là tiền bạc và sức khỏe.
Hạnh phúc thật sự không phụ thuộc vào các điều kiện khách quan mà phụ
thuộc vào mối tương quan giữa điều kiện khách quan và mong đợi chủ quan. Khi
mọi thứ được cải thiện, những kỳ vọng sẽ gia tăng và do đó những cải tiến đáng kể
trong điều kiện khách quan sẽ làm con người không hài lòng. Khi mọi việc xấu đi,
kỳ vọng thu hẹp lại và chúng ta dễ dàng hài lòng hơn. Đây là kết luận quan trọng nhất.
Các nhà sinh học thì cho rằng thế giới tinh thần và tình cảm của con người
được điều hành bởi các cơ chế sinh hóa định hình qua hàng triệu năm tiến hóa. Do
đó, hạnh phúc chủ quan của chúng ta được xác định bởi một hệ thống phức tạp các
dây thần kinh, các neuron, các synapse, và nhiều hợp chất sinh hóa khác như
serotonin, dopamine và oxytocin. Hệ thống sinh hóa trong cơ thể của chúng ta
dường như được lên chương trình để giữ hạnh phúc ở mức độ tương đối ổn định.
Điều này cho phép chúng ta thưởng thức sự bùng phát nhất thời của cảm giác dễ
chịu, nhưng không bao giờ kéo dài mãi.
Còn theo Phật giáo, những người được giải thoát khỏi nỗi đau khổ không phải
khi họ trải nghiệm niềm vui thoáng qua mà là khi họ hiểu được bản chất vô thường
của mọi cảm xúc và ngừng thèm khát chúng.
Harari đưa ra nhiều cách tiếp cận khái niệm hạnh phúc song không đưa ra một
kết luận cụ thể rằng hạnh phúc là gì. Ông đưa ra ý kiến của mình về từng cách tiếp
cận, có tán đồng, có củng cố, có phản biện. Những ý kiến riêng của ông về từng
cách tiếp cận hạnh phúc gợi mở cho mỗi người đọc suy nghĩ riêng về thế nào là hạnh phúc.
Cá nhân tôi nghĩ khó mà định nghĩa rõ ràng hạnh phúc đích thực là gì cho
toàn thể nhân loại. Bởi mỗi người đều có những mong đợi chủ quan khác nhau, có
một cơ chế sinh hóa quy định trạng thái hạnh phúc khác nhau, có bản thể bên trong
khác nhau để soi chiếu. Với tôi, hạnh phúc là những giây phút hiện tại còn được hít
thở và trải nghiệm cuộc sống. Mỗi giây phút trôi qua điều có ý nghĩa nhất định
trong cả cuộc hành trình dài của đời người.
2. Hạnh phúc thuộc phạm trù nào
Cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, xã hội học, sinh hóa học… có thể đưa
ra những kết luận khác nhau song đa phần đều có sự tương đồng là hạnh phúc
thuộc phạm trù chủ quan. Hạnh phúc không phụ thuộc vào những điều kiện khách
quan mà phụ thuộc vào cái chủ quan của con người nhiều hơn. Ví dụ:
Theo góc độ các nhà xã hội học, tính chủ quan của hạnh phúc thể hiện ở
những mong muốn chủ quan của từng cá nhân đối với điều kiện khách quan. Một
thanh niên sống trong một ngôi làng nhỏ 5000 năm trước đây hài lòng và hạnh
phúc với vẻ ngoài của mình khi cả làng anh chỉ toàn người già yếu, đầy sẹo hoặc là
trẻ nhỏ. Anh ta hạnh phúc vì cho rằng những kỳ vọng của anh ta đã được đáp ứng.
Vẫn là anh thanh niên đó sống trong ngôi làng toàn người già và trẻ nhỏ ở thế kỉ
21, anh ta hẳn không thấy hài lòng. Bởi kỳ vọng của anh ta đã thay đổi, bây giờ
anh lại muốn được điển trai như những siêu sao nổi tiếng.
Theo góc độ các nhà sinh học, mỗi người có một hệ thống sinh hóa khác
nhau. Trên thang điểm từ 1 đến 10, một số người được sinh ra với hệ thống sinh
hóa vui vẻ cho phép tâm trạng của họ có thể lên xuống giữa 6 và 10, ổn định theo
thời gian ở 8. Một người như thế khá hạnh phúc ngay cả khi sống trong một thành
phố lớn xa lạ, mất sạch tiền, và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Những
người khác có một nền tảng hóa sinh ảm đạm, lên xuống giữa 3-7 và ổn định ở 5.
Một người không hạnh phúc như vậy vẫn cảm thấy chán nản, dù cho anh ta được
hưởng sự hỗ trợ từ một cộng đồng chặt chẽ, thắng hàng triệu USD xổ số và khỏe
mạnh như một vận động viên Olympic.
3. Cách để tìm được hạnh phúc
Yuval Noah Harari trong cuốn “Sapiens Lược sử loài người” không đi tới kết
luận hạnh phúc trốn ở đâu và cách để tìm được nó. Nhưng về sau, có lẽ ông đã
ngấm ngầm đưa ra cách thức của ông trên con đường đi tìm hạnh phúc: thiền định.
Harari còn ưu ái dành cho thiền nguyên một chương cuối cùng trong cuốn sách thứ
ba “21 bài học cho thế kỉ 21” của ông. Trong thiền định, bạn cần phải quán chiếu
thật kỹ tâm trí và cơ thể, chứng kiến sự sinh diệt không ngừng của mọi cảm giác,
và nhận ra việc theo đuổi chúng vô nghĩa đến mức nào. Khi bạn dùng theo đuổi,
tâm trí trở nên thoải mái, rõ ràng và hài lòng. Mọi cảm giác cứ sinh rồi diệt – niềm
vui, giận dữ, buồn chán, ham muốn – nhưng một khi bạn ngừng khao khát những
cảm giác này, bạn có thể chấp nhận chúng như chúng vốn là. Bạn sống trong giây
phút hiện tại thay vì mơ mộng về những gì có thể có được.
Đó có lẽ là cách mà hiện tại Harari sử dụng để tìm kiếm hạnh phúc. Rất nhiều
người ngày nay, không theo Phật giáo những vẫn lựa chọn thiền định như một giải
pháp giúp tinh thần thanh thản, an nhiên. Cá nhân tôi cũng tán đồng với phương
pháp này. Song tôi cũng cho rằng, bên cạnh việc ngừng khao khát những cảm giác
thì chúng ta có thể thu hẹp lại những kỳ vọng chủ quan của chính mình.
Một giải pháp khác được các nhà sinh học theo đuổi là phát triển những sản
phẩm và liệu pháp sẽ giúp con người đạt được khoái cảm không dứt, để chúng luôn song hành với chúng ta.
4. Con người có hạnh phúc hơn trước kia không
Đa số chúng ta cho rằng, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, con người
ngày càng hạnh phúc hơn. Cụ thể, năng lực của con người đã tăng lên trong suốt
lịch sử. Mà con người thường sử dụng năng lực ấy để giảm bớt khổ đau và lấp đầy
những khát vọng nên suy ra con người hẳn phải hạnh phúc hơn so với tổ tiên thời
trung cổ, và người trung cổ chắc hẳn phải hạnh phúc hơn so với người săn bắn hái
lượm thời kỳ đồ đá.
Còn trong “Sapiens Lược sử loài người”, Yuval Noah Harari đưa ra nhiều ý
kiến để chứng minh rằng quan điểm trên không thuyết phục. Ông nhận định những
khả năng, hành vi và kỹ năng mới không nhất thiết phải làm cho cuộc sống tốt hơn.
Khi con người học trồng trọt trong Cách mạng Nông nghiệp, sức mạnh tập thể giúp
định hình môi trường sống đã phát triển hơn, nhưng số phận của nhiều cá nhân lại
trở nên khắc nghiệt hơn. Nông dân phải làm việc chăm chỉ hơn người săn bắt hái
lượm để góp nhặt số thực phẩm ít đa dạng và bổ dưỡng hơn, họ dễ mắc các loại
bệnh và bị bóc lột kiệt sức hơn.
Song Harari cũng không đồng thuận với quan điểm hạnh phúc tỉ lệ nghịch với
năng lực của con người. Quan điểm này cho rằng sự tha hóa quyền lực của con
người sẽ tạo ra một thế giới cơ học lạnh lùng. Vậy nên, mỗi phát minh mới chỉ
càng tạo thêm khoảng cách giữa con người với hạnh phúc. Quan điểm này bị
Harari phủ nhận bằng một dẫn chứng đơn giản. Đó là trong 2 thế kỷ qua, y học
hiện đại đã giúp giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em từ 33% xuống dưới 5%. Điều này
không chỉ đóng góp rất lớn vào hạnh phúc của những đứa trẻ được cứu sống mà
còn cho cả gia đình và bạn bè của chúng.
Vậy tóm lại, con người có hạnh phúc hơn trước kia không?
Nếu xét trên khía cạnh bản thân mỗi chúng ta, câu trả lời có thể là có. Cuộc
sống hiện đại cung cấp nhiều giải pháp phục vụ cuộc sống, giảm thiểu những nỗi
đau đớn mà con người phải chịu suốt những thời kỳ trước như bệnh tật, đói nghèo,
chiến tranh… Song cuộc sống hiện đại đó cũng đòi hỏi con người phải sống một
cuộc sống khắt khe với chính bản thân mình hơn. Người thời kỳ săn bắn hái lượm
có thể rong ruổi khắp nơi kiếm thức ăn, khi kiếm đủ thức ăn, anh ta nằm thảnh thơi
trên bãi cỏ, ngâm mình trong làn nước suối hay làm bất cứ điều gì anh ta muốn cho
tới khi thức ăn hết. Còn chúng ta hiện tại khó có thể chỉ làm đủ ăn 3, 4 bữa rồi nghỉ
đợi đến khi không còn gì đủ ăn thì lại tiếp tục làm. Chúng ta ngày nay lo lắng
nhiều hơn cho tương lai, liên tục lập những kế hoạch từ ngắn đến dài hạn rồi lao
đầu vào hiện thực hóa nó.
Nếu xét trên khía cạnh toàn cầu, câu trả lời có thể là không. Sự hiện đại ngày
nay của con người được đánh đổi bằng hệ sinh thái và sự hy sinh của những giống
loài khác. Như dẫn chứng Harari đã đưa ra, khỉ khó mà cảm thấy hạnh phúc khi
chúng trở thành vật thí nghiệm, bò hay gà khó mà cảm thấy hạnh phúc khi chúng ở
trong một nhà máy nông nghiệp cả đời.
5. Cách hạnh phúc làm thỏa mãn con người
Từ xưa đến nay, vô số các nhà tư tưởng, nhà tiên tri và người dân đã định
nghĩa hạnh phúc chứ không phải bản thân cuộc sống mới là điều tuyệt vời nhất.
Con người bước vào cuộc chạy đua mưu cầu hạnh phúc từ khi biết ý thức đến khi
chết đi. Hẳn hạnh phúc phải có ma lực to lớn, nó thỏa mãn con người theo một
cách khoan khoái gì đó, khiến con người đâm nghiện và điên cuồng kiếm tìm.
Hạnh phúc thỏa mãn con người bởi chúng xua đuổi sự đau khổ, buồn chán,
thất vọng… và hàng đa số cảm xúc tiêu cực khác. Nhưng chúng lại thoáng đến rồi
thoáng qua. Con người sau khi đã nếm qua mùi vị hạnh phúc, lại càng khao khát
trải nghiệm chúng thêm thêm nữa. Khi ấy, con người chẳng còn lựa chọn nào khác
là phải luôn theo đuổi chúng. Rồi khi cuối cùng cũng đạt được, chúng lại mau,
chóng biến mất, và vì chỉ riêng ký ức về những cảm giác ấy thì không khiến khiến
con người thỏa mãn, nên họ sẽ lại phải bắt đầu lại từ đầu. Dù là con người có tiếp
tục cuộc truy đuổi này qua hàng thập kỷ, thì chúng cũng sẽ không bao giờ mang lại
cho con người một thành tựu lâu dài nào cả, trái lại, càng ham muốn theo đuổi
những cảm giác này họ sẽ càng bứt rứt và không thỏa mãn. Để đạt được hạnh phúc
đích thực, nhân loại cần làm chậm lại cuộc kiếm tìm lạc thú, chứ không phải tăng tốc nó lên.
Có lẽ, hạnh phúc không chỉ thỏa mãn con người trong những giây phút nó
hiện hữu mà còn thỏa mãn con người trong cả hành trình đuổi bắt đấy. Bởi những
ký ức về niềm hạnh phúc là động lực thôi thúc ham muốn được trải nghiệm lại lần
nữa của con người. Và có thể đích đến không phải hạnh phúc, con người trước khi
đến đích cũng đã được nếm qua những thứ vị lạ trong cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc.