-
Thông tin
-
Quiz
Hành trang cứu nước của Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Hành trang cứu nước của Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Hành trang cứu nước của Hồ Chí Minh: Nhân Tố Gia Đình
Thứ nhất, nền tảng gia đình cung cấp cho Hồ Chí Minh giá trị trong việc hình thành tư tưởng yêu nước
Cụ thể, HCM sinh ra và trưởng thành trong một gia đình nhà Nho yêu nước, trong đó các thành
viên đều theo Đạo Khổng. Cha Người- cụ Nguyễn Sinh Sắc là một trong những nhà Nho yêu
nước nổi tiếng của Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cha cũng chính là người thầy đầu
tiên của Người- cho Người có cơ hội tiếp xúc với Nho giáo. Việc học tập của Người trước 1911
chủ yếu đều học ở trường làng. Chính vì vậy, HCM chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu sắc.
Đó là Nho giáo truyền thống và Nho yêu nước cấp tiến
Trước tiên, xuất phát từ Nho giáo truyền thống. Đây là một hệ thống đạo đức, triết học xã
hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông
phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ
phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Có thể nói, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã rất chú trọng trong việc giáo dục Người. Ngay khi còn nhỏ,
Người đã được học chữ Hán và tiếp xúc với Nho giáo truyền thống. Từ đó, Người tiếp thu được
triết lý tự thân đề cao tự dưỡng đạo đức cá nhân, sử dụng rất tài tình các phạm trù đạo đức của
Nho giáo truyền thống để quy định các chuẩn mực đạo đức của con người. Ngoài ra, Hồ Chí
Minh còn thấm nhuần những giá trị tốt đẹp của nho giáo truyền thống như: đề cao tính người
qua Tam cương, Ngũ thường; biết trọng sự sống và giá trị sự sống của con người; tu dưỡng đạo đức cá nhân…
Tiếp theo, xuất phát từ Nho yêu nước cấp tiến
Nho giáo yêu nước cấp tiến có xuất phát là Nho giáo truyền thống. Những nhà Nho yêu nước
cấp tiến là những người biết kế thừa những giá trị Nho giáo truyền thống một cách có chọn lọc,
chứ không máy móc, thụ động, sẵn sàng loại bỏ những quan niệm lạc hậu, không phù hợp với
thời đại. Không chỉ vậy, từ những giá trị Nho giáo truyền thống có sẵn mà họ còn đưa ra những
cái nhìn mới, nhận thức mới, phát triển sao cho phù hợp với hoàn cảnh và thời đại, nhằm một
mục đích duy nhất là vì dân, vì nước.
Trong gia đình, cha của Người - cụ Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước cấp tiến. Điều
này được chứng minh ở việc cụ là người thức thời không bảo thủ, ủng hộ chủ trương cải cách
và duy tân của Phan Chu Trinh. Nhà Nho cấp tiến ấy đã vì cái tư cách tự lập tự cường và vì đã
ngấm ngầm tham dự vào cuộc khởi nghĩa Cần Vương (1885-1896) của đảng văn Thân mà bị
cách chức. “Nhà nho ấy đã căn cứ vào tình trạng thực tế trong cuộc hồi ấy mà tự làm nên một
cuộc cách mạng trong làng nho”.
Chính những tư tưởng và cách nhìn nhận tiến bộ của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tác động không
nhỏ vào tư tưởng của Hồ Chí Minh, giúp Người không chỉ kế thừa được những giá trị Nho giáo
truyền thống mà còn không ngừng phát triển nó, là hành trang cho con đường cứu nước sau
này của Người. Bởi vậy mà trong cuốn “ Thân thế sự nghiệp của nhà cách mệnh Nguyễn Ái
Quốc” có viết “Nền giáo dục ấy đã gây nên một xu hướng, một quan niệm chính trị rõ rệt và
nhắc nhũ cho ông Nguyễn Ái Quốc ngay từ khi còn thơ và ngay từ ngày còn học chữ Hán”.
“Đến khi được ra trường học, làm quen với các tri thức mới của phương Tây. Ông Nguyễn Ái
Quốc càng thấy cái thuyết của cha mình có giá trị, càng thấy cái quan niệm chính trị của mình là hợp với trào lưu”.
Sau đó, xuất phát từ tư tưởng thân dân
“Tư tưởng thân dân” là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều
dài lịch sử. “Thân dân” có nghĩa là gần gũi, gắn bó với nhân dân, Nhà nước lấy dân làm gốc,
phải biết tin tưởng vào dân, dựa vào dân để xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời cũng
phải biết quan tâm đến đời sống nhân dân, chăm lo cho hạnh phúc nhân dân.
Cụ thể, gia đình của Người là một gia đình có tư tưởng thân dân. Về người cha của Người. Tư
tưởng thân dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc được thể hiện ở giai đoạn 1901 khi cụ đỗ Phó Bảng.
Cụ đã từ chối những đặc ân mà xã hội lúc bấy giờ dành cho các tân khoa, cụ dùng tiền ăn khao
chia cho bà con làm vốn sinh nhai. Lúc làm Tri huyện Bình Khê, cụ tìm cách thả những người
tham gia phong trào chống thuế, vì thiếu thuế mà phải bị tù, trừng trị bọn cường hào để bênh
vực dân. Ngoài ra, khi thấy vua Hàm Nghi bị bắt vào năm 1888, thấy triều đình và triều thần chỉ
là cái tôi tớ của giặc thực dân, cụ Bảng nhà ta liền phủ nhận cái thuyết trung quân của nhà Nho
và cho rằng trung quân không phải là ái quốc. Ái quốc là yêu nước. Mà nước là gì? Nước là
dân. Vậy ái quốc có nghĩa là ái dân. Cụ hô hào cải cách và duy tân làm một đồng chí với cụ
Phan Chu Trinh ở Quảng Nam, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho tất cả các phong trào cải
cách chính trị hay xã hội”.
Về Chị gái của Người- bà Nguyễn Thị Thanh và anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm cũng là người
có tư tưởng thân dân. Hai người luôn thấu hiểu cho hoàn cảnh cực khổ của nhân dân bị đàn
áp, bóc lột. Chính vì vậy, họ đã tích cực tham gia các hoạt động chống Pháp và hoạt động yêu
nước chống thực dân, phong kiến thời niên thiếu với mong muốn giành lại độc lập và giải
phóng nhân dân khỏi cuộc sống cực khổ, bóc lột.
Chính từ những hình ảnh của những con người đi trước trong gia đình đã giúp cho Hồ Chí
Minh hình thành tư tưởng thân dân, dần dần hình thành tư tưởng yêu nước, khiến Người có
trách nhiệm hơn trong việc kế thừa và gìn giữ tư tưởng quý giá ấy.
Thứ 2, nền tảng gia đình cung cấp giá trị cho viê3c hình thành 4 chí cứu nước
Cụ thể, nền tảng gia đình cung cấp cho Hồ Chí Minh giá trị tinh thần.
Giá trị tinh thần ấy trước hết được truyền từ người Cha của Người. Ông Nguyễn Sinh Sắc là
tấm gương cho ý chí kiên cường, hiếu học, luôn quyết tâm để vượt qua mọi gian khổ, khó
khăn. Dù quá nửa đời người ông mới theo đuổi sự nghiệp cách mạng nhưng ý chí vươn lên,
nghị lực phi thường của ông, quyết tâm sắt đá của ông đã truyền cho HCM những giá trị tinh
thần bền vững, động lực để nuôi dưỡng lòng khát khao, ý chí cứu dân, cứu nước để giải phóng dân tộc.
Giá trị tinh thần tiếp theo mà HCM nhận được đó chính là ý chí, sự quyết tâm, lòng căm thù
giặc từ 2 người anh chị của mình. Trong gia đình, anh ruột Nguyễn Sinh Khiêm và chị ruột
Nguyễn Thị Thanh đã tích cực tham gia chống giặc Pháp xâm lược. Họ bị bắt giam, bị đánh đập
dã man nhưng không vì thế mà ý chí quyết tâm của họ bị mai một, họ vẫn luôn cố gắng hết
mình, cống hiến công sức của mình cho cách mạng. Chính tinh thần sắt đá, ý chí kiên cường
kbh bỏ cuộc đã góp phần xây dựng ý chí cứu nước ở người