Hành vi giao tiếp; Hình thức và phương tiện giao tiếp | Tài liệu môn khoa học giao tiếp Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
b) Người giao tiếp/ nguồn/ bộ phát, bộ thu - Bộ phát: chủ thể giap tiếp mã hóa bản thông điệp rồi gửi đi - Bộ thu: khách thể giao tiếp – nơi nhận thông tin – giải mã bản thông điệp (trả lời) -phản hồi + Mã hóa: là quá trình lựa chọn, sắp xếp thông tin để gửi đi (1 bản thông điệp vd là 1 đề thi gồm những câu gì câu nào trước, câu nào sau); Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: khoa học giao tiếp 1
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
18/03/2024 III) Hành vi giao tiếp
1) Các thành tố của hành vi giao tiếp
a) Bản thông điệp (Là sự sắp xếp các thông tin và gắn kết với nhau. Liên kết với nhau
tạo thành 1 chỉnh thể để giao tiếp với nhau)
- Thông tin – nội dung giao tiếp
- Nó có thể là ngôn ngữ - Cử chỉ hành vi - Đồ vật
b) Người giao tiếp/ nguồn/ bộ phát, bộ thu
- Bộ phát: chủ thể giap tiếp mã hóa bản thông điệp rồi gửi đi
- Bộ thu: khách thể giao tiếp – nơi nhận thông tin – giải mã bản thông điệp phản hồi (trả lời)
+ Mã hóa: là quá trình lựa chọn, sắp xếp thông tin để gửi đi (1 bản thông điệp vd là 1 đề
thi gồm những câu gì câu nào trước, câu nào sau)
+ Giải mã: diễn dịch bản thông điệp nhận được (người làm đề giải bản thông điệp câu
nào làm trước, giải mã đề hỏi gì…)
+ Phản hồi: là quá trình người nhận trả lời lại bản thông điệp của người gửi.
c) Kênh giao tiếp: đường truyền tải thông tin từ người gửi đến người nhận
+ Giao tiếp trực tiếp: kênh chủ yếu là các giác quan
+ Giap tiếp gián tiếp: kênh là các phương tiện truyền thông d)
- Nhiễu (tiếng ồn) (không chỉ có âm thanh còn khác nữa): những yếu tố làm ảnh
hưởng đến việc trao đổi thông tin
+ Vật chất: âm thanh, ánh sáng
+ Tâm lý: Tính tình, tâm thế, kinh nghiệm
+ Xã hội: quan điểm giai cấp, tôn giáo, nghề nghiệp
e) Môi trường giao tiếp: nơi diễn ra quá trình giao tiếp
- Không gian: kích thước phòng, màu sắc - Thời gian
- Số lượng người giao tiếp
f) Quan hệ và vai xã hội trong hành vi giao tiếp
- Quan hệ: là vị thế, địa vị của một nhân cách này đối với một nhân các khách hoặc đối
với cộng đồng và cả với bản thân mình (phải xác định các vị thế của minh để định ra cái
ứng xử tiếp đó; “vị” có thể là vị trí của một người trên mặt đất nhưng cũng có thể là địa
vị của 1 người trong xã hội)
- Vai xã hội: là chức năng, hình mẫu hành vi chuẩn mực được xã hội tán đồng và đang
chờ đợi ở mỗi người trong địa vị hiện có của họ 2. Mô hình giao tiếp
a) Mô hình tuyến tính về giao tiếp
Người gửi: mã hóa thông điệp/ Người nhận: giải mã thông điệp (thông tin đi theo 1
chiều: thuyết trình, xem diễn giả tv, đọc báo,..)
b) Mô hình tác động qua lại trong giao tiếp
- Tác động qua lại có sự gián đoạn vì phải chờ
c) Mô hình giao dịch trong giao tiếp
- Không thể chờ đợi nhau (có sự giao thoa). Quá trình diễn ra đồng thời ở 2 phía không chờ đợi ai
- Cô giảng bài đồng thời học sinh đờ đẫn cô thấy cô điều chỉnh (học sinh truyền thông tin bằng hành động)
BÀI 2: HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP I) Hình thức giao tiếp
1. Căn cứ vào qui cách giao tiếp:
- Giao tiếp chính thức: là giao tiếp mang tính chất công cộng, theo chức trách, quy định, thể chế
VD: hội họp, mít tinh, đàm phán, đại hội, thi cử,…….
- Các vấn đề trong giao tiếp thường được xác định trước thời gian, địa điểm: có qui cách
- Thông tin cũng được các chủ thể chuẩn bị tổ chức theo qui trình có văn bản cân nhắn
trước, được con người ý thức đầy đủ
- Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất cá nhân, không cần nội qui
hay qui chế, chủ yếu dựa trên hiểu biết về nhau (giao tiếp trong nhóm không chính thức:
hội người yêu thể thao, giao tiếp chủ yếu thể thao, tự do tự nhiên phù hợp nhu cầu sở
thích con người, mang tính chất thoải mái)
II) Giao tiếp bằng ngôn ngữ
1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu dưới dạng từ ngữ chứa đựng ý nghĩa nhất định (tượng
trưng cho sự vật, hiện tượng cũng như thuộc tính và các mối quan hệ của chúng) được
con người quy ước và sử dụng trong quá trình giao tiếp
VD: cái bàn, cuốn tập, mưa - Ngữ ngôn
+ Chỉ nghĩa: gọi tên sự vật, hiện tượng
+ Khái quát: 1 từ hay cụm từ bao hàm nhiều sự vật hiện tượng trên cơ sở có đặc điểm giống nhau
VD: sinh viên – student / fish – cá
- Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng 1 thứ tiếng nào đó để giao tiếp với nhau
- Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người
- Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ được thể hiện ở cách phát âm, cấu trúc của câu, sự lựa chọn các từ. Ngôn ngữ Bên trong Bên ngoài Nói
Độc thoại/ Đối thoại Kỹ thuật
Hiền ngôn/ Hàm ngôn / Tình thái Viết
- Trên bình diện yếu tố đặc điểm của ngôn ngữ cũng như chức năng của ngôn ngữ, có thể
phân chia thành ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong
+ Ngôn ngữ bên trong là loại ngôn ngữ cho mình, hướng vào mình giúp bản thân suy
nghĩ, tự nhận thức, tự ý thức về mình và nó có liên quan với tư duy (ngôn ngữ thầm)
VD: chỉ nghĩ trong đầu, làm tính nhẩm,…
+ Ngôn ngữ thầm cô đọng và súc tích
+ Ngôn ngữ thầm giúp con người tự nhận thức mình, tự giao tiếp với bản thân – độc thoại
+ Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ hướng vào người khác và được dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng 25/03/2024
- Ngôn ngữ nói sử dụng trực tiếp + gián tiếp
- Ngôn ngữ nói bao gồm hai loại: ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại
+ Ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ mà một người nói và nhiều người nghe, mang tính
chất một chiều, ít hoặc không có sự phản hồi trực tiếp ngược lại một cách rõ ràng
VD: giảng bài, đọc báo cáo, đọc diễn văn, xướng ngôn ti vi,…
+ Ngôn ngữ đối thoại là hình thức ngôn ngữ mang tính chất trao đổi chủ động giữa hai
người hay một nhóm người với nhau
- Diễn ra giao tiếp trực tiếp
- Mang tính chất tương tác rất mạnh mẽ và sâu sắc vì cả hai phía phải hết lòng và chủ
động tối đa để cuộc đối thoại diễn ra hiệu quả và tích cực…
- Trên bình diện kỹ thuật nói, khi sử dụng ngôn ngữ, có kiểu nói hàm ngôn, hiểu ngôn và tình thái
+ Hàm ngôn là cách nói mà ngữ nghĩa của lời nói thường ẩn sâu bên trong của ngôn ngữ
và cần phải có quá trình giải mã một cách sâu sắc mới nắm được các tầng bậc ngữ nghĩa
của lời nói thông qua ngôn ngữ nói
VD: - Đến đây mận mới hỏi đào….
- Đố cậu tại sao con người có 1 miêng, 2 tai
+ Hiển ngôn là kiểu nói mà nghĩa của lời nói thể hiện 1 cách rõ ràng và cụ thể thông qua lời nói
VD: - Bạn có người yêu chưa - Cậu nói nhiều quá
+ Tình thái là cách nói tế nhị, có tình cảm, người nghe tiếp thu thoải mái nội dung bản thông điệp
VD: - Nếu em không chịu học bài thì học lại nhé Nếu em không cố gắng học hơn nữa,
cô e rằng sẽ khó khăn cho em khi thi đấy
- Mất hết rồi à, đau nhỉ Thôi, của đi thay người Tóm lại:
- Ngôn ngữ nói sinh động vì nhờ có sự hỗ trợ củ 1 loại phương thức khác: cử chỉ, điều bộ,
vẻ mặt làm cho bản thông điệp phong phú, dễ hiểu
- Ngôn ngữ nói ít được gọt giũa và khi nói cần phải thành lập câu nhanh, đảm bảo sự liên
tục yêu cầu người nói phải có vồn từ phong phú, nắm vững cú pháp
- Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ hướng vào người khác được biểu hiện bằng kí hiệu chữ viết
và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác
+ Sử dụng khi ngôn ngữ nói không phát huy tác dụng: giãn cách về không gian (quá xa)
hoặc thời gian (quá lâu)
+ Lưu giữ thông tin tránh tam sao thất bản
+ Không có sự hỗ trợ của các phương tiện phi ngôn ngữ, do vậy yêu cầu người truyền tin
phải trình bày bản thông điệp: chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, hoàn chỉnh
+ Thông tin phản hồi chậm cho nên hạn chế việc điều chỉnh, vì vậy người viết cần phải
lưu ý khi gửi thông tin nên tùy thuộc vào:
- Kiến thức hiện tại của người đọc (người đọc đã biết gì về chủ đề mà người gửi đề cập)
- Thông tin mà người đọc có nhu cầu
- Vốn từ ngữ của người đọc (thuật ngữ)
- Logic trình bày của người viết
III) Phương tiện giao tiếp
1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
- Chức năng thông báo : dùng ngôn ngữ để thông báo, truyền tin tức
?Vì sao ngôn ngữ là chính còn phi ngôn ngữ là phụ hỗ trợ cho ngôn ngữ thôi?
Vì tính khái quát của ngôn ngữ. Đặc trưng tính khát quát, cô đọng mang tính bao quát
chung cho mọi người đều hiểu. Còn phi ngôn ngữ chỉ cho một nhóm người hiểu
- Chức năng diễn cảm: dùng ngôn ngữ để bộc lộ một cảm xúc, một thái độ với ai đó
thông qua từ ngữ, cấu trúc câu
- Chức năng tác động: dùng ngôn ngữ để tác động đến đối tượng giao tiếp
- NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ NGÔN NGỮ KHI MUỐN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
- Lời nói phải đúng vai xã hội
+ Vai sã hội là cương vị của 1 người, những yêu cầu và những mong đợi của xã hội đối với cương vị đó
+ A>B; A- Yêu cầu của bản thông điệp:
+ Một bản thông điệp phải chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không có từ thừa, câu thừa, lặp đi lặp lại
+ Để tránh gây ra “tiếng ồn ngữ nghĩa” không nên dùng các từ, các câu, các cấu trúc có
thể được hiểu theo nhiều nghĩa, trừ khi đó là dụng ý của người nói.
- Phát âm cần chuẩn xác và bộc lộ được sự thiện cảm khi nói
+ Cần tuân thủ việc sử dụng ngôn từ phù hợp trong sáng và thể hiện tính chuẩn mực,
thích ứng với môi trường giao tiếp.
+ Chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật nói trong giao tiếp như: nói hiển ngôn, hàm ngôn, nói giảm, nói quá,..
TAKE NOTES: TIẾU PHẨM
Nói rõ giao tiếp bằng phi ngôn ngữ là gì kể ra, xong tối thiểu clip phải có đủ hoặc thêm --------
Phải có tài liệu dẫn chứng (để cô hỏi còn có chứ không nói trải nghiệm đúc kết từ cá
nhân) dựa trên cơ sở nào?
Đưa ra khái niệm thế nào là mạng xã hội thì mới bắt đầu phân tích giao tiếp qua mạng xã
hội (đưa lý thuyết giải nghĩa lên trước).
---- Kịch bản thành công trong giao tiếp ( rút ra kết luận về phương tiện giao tiếp bằng phi ngôn ngữ)
1. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì
2. Một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? 3. Diễn kịch
4. Rút ra kết luận phi ngôn ngữ
+ hình thể, giọng nói, sự sử dụng không gian, đặc điểm cơ thể, ngôn ngữ đồ vật, âm nhạc màu sắc
5. Kết luận liên quan đến tình huống Thất bại:
+ Thiếu sự lắng nghe, đặt quá nhiều câu hỏi, nhìn vào điểm đen (điểm tự ti để nói nhiều)
tự ti trong giao tiếp, thiếu tương tác trong giao tiếp, ngắt nghỉ, tốc độ, âm lương nói không phù hợp,
Sau buổi học phát bài kiểm tra (diễn một số cảnh phát bài kiểm tra)
A và B và C có cuộc hẹn café, 2 người bạn ngồi kế nhau, A bị điểm thấp vẻ mặt buồn
ngồi xuống kế B đang chơi game trên điện thoại. B quay qua hỏi liên tiếp: Ê sao tới trễ
vậy? Tới trễ sao không báo? ê sao buồn? dụ gì vậy? chơi game không nè?….. (hỏi nhiều
để thể hiện đặc điểm đặt quá nhiều câu hỏi, khúc đầu hỏi với tông giọng lớn, nói nhanh liên tiếp).
A bắt đầu ngồi xuống, ấp úng và kể chuyện mà B tiếp tục nhìn điện thoại chơi game và
hô to khi thắng (đặt điểm thiếu sự lắng nghe, thiếu sự tương tác trong giao tiếp).
A quay qua trách B, B xin lỗi cho qua.
Còn C thì an ủi rằng: “ Không sao đâu, A. Mày nhớ rằng ở đời, có lúc ta phải lạy ông
nước, có lúc ta phải lạy ông trời. Bài kiểm tra này cũng chỉ là một trở ngại nhỏ, ta sẽ qua
được thôi. Mày cần bơi lặn đủ là sẽ về được bờ."
A (vẫn cảm thấy lo lắng và không hiểu rõ): Nhưng sao mày lại nói với tớ những điều như
thế? (gây hiểu nhầm khi nói các câu ẩn dụ hàm ý)
C bắt đầu giải thích rõ hơn Xin lỗi vì sự hiểu nhầm đấy, A. Ý tớ là mày đã rất nỗ lực
trong bài kiểm tra. Đôi lúc chúng ta cũng phải hy vọng vào trời đấ. Và dù kết quả không
như mong đợi, nhưng mày vẫn là người rất giỏi và đã cố gắng hết sức, tớ tin mày sẽ vượt
qua được mọi thử thách và đạt được mục tiêu
Lúc này nhân viên mang nước tới, nhưng nước sai so với ý nghĩ order ban đầu của A, A
quay qua nói với B, B kêu A đi nói để đổi lại, nhưng A ngập ngừng không dám đi nên
uống tiếp luôn vì A sợ mình nói không rõ nên đã order sai và quán cũng không có bill
tính tiền nên A cứ cho là lỗi của mình mà không dám nói với chủ quán (tự ti trong giao tiếp)
BÀI 3: BẢN CHẤT XÃ HỘI TRONG GIAO TIẾP I)
BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA GIAO TIẾP
1. Giao tiếp là 1 quá trình trao đổi thông tin
a) Bộ phát/ bộ thu: con người cụ thể, được hình thành và phát triển trong quá trình
phát triển lịch sử xã hội
VD: cụ thể con người ngày càng hoàn thiện, luôn mang dấu ấn xã hội
- Nội dung giao tiếp: thông tin, những vấn đề trong cuộc sống xã hội của con người
+ Kiến thức khoa học được loài người khám phá, tích lũy
+ Hành vị ứng xử mỗi thời kỳ lịch sử xã hội khác nhau, ngày càng hoàn chỉnh, văn minh
+ Các thế hệ con người kế thừa kinh nghiệm lao động của nhau ngày càng văn minh,
phát minh sáng chế những công cụ lao động, tinh vi, phức tạp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao - Phương tiện giao tiếp:
+ Ngôn ngữ: 1 phương tiện giao tiếp chỉ nảy sinh trong môi trường xã hội loài người
đặc trưng cho con người
+ Phi ngôn ngữ: được hình thành trong xã hội, được xã hội thống nhất 1 cách tự nhiên
trong xã hội loài người( cử chỉ, hành vi) để con người biểu lộ cảm xúc và truyển cảm
xúc cho nhau trong quá trình sống và lao động cùng nhau B) Mạng giao tiếp
- Trưởng nhóm không cố định
- Các thành viên có cơ hội đồng đều để tự biểu hiện hoặc hành động độc lập
- Mỗi thành viên có thể giao tiếp được với 1 hoặc 2 thành viên khác gần mình nhất
- Mạng dạng này hữu hiệu khi môi trường thay đổi, số lượng người lớn thì lại trở nên kém hiệu quả
VD: lệnh từ cấp trên xuống các cấp (lệnh chuỗi), hội nghị bàn tròn đề cao tính dân chủ Mạng chữ T
- Tập trung sự lãnh đạo
- Các thành viên không thể giao tiếp với nhau mà chỉ giao tiếp với trưởng nhóm
- Thông tin truyền đi ít sai sót
- Khi môi trường thay đổi ít thích nghi
VD: công an hỏi cung phạm nhân, lãnh đạo độc đoán, công việc khẩn cấp cần chấp
hành đúng ngay lập tức (tốc độ giải quyết công việc)
- Có tính liên thông lớn
- Thông tin có thể truyền tới tất cả các thành viên, các thành viên có thể liên hệ với
nhau dễ dàng hiểu được nhu cầu và nhận thức của người khác
- Thích hợp công việc phức tạp, lâu dài
- Là tập hợp các kênh trong 1 nhóm có tổ chức theo đó mà thông điệp được truyền đi
- Được sắp xếp một cách có chủ ý hoặc tự phát
+ Có chủ ý: sân khấu tròn khi xem biểu diễn xiếc, xem đá banh
+ Tự phát: ngồi xung quanh đống lửa khi đốt lửa trại, 1 nhóm người tụ lại trước 1 tai nạn giao thông
- Được hình thành tùy thuộc vào: + Số người tham dự
+ Tính chất phức tạp của thông điệp
+ Quan hệ thứ bậc của các thành viên
+ Mức độ tin cậy thông tin - Có ảnh hưởng đến:
+ Khả năng thu thập thông tin + Hiệu quả giao tiếp
+ Khả năng giữ vai trò trong nhóm xã hội
+ Mức độ thoả mãn của thành viên trong nhóm
2. Sự tác động qua lại trong giao tiếp a) Tri giác xã hội
- Là sự tri giác của chủ thể không chỉ với các đối tượng của thế giới vật chất mà
còn với cả những khách thể xã hội (những người khác, các nhóm, các giai cấp, các
dân tôc,…) và các tình huống xã hooij
- Tri giác: sử dụng các giác quan để tiếp cận với khác quan để hiểu biết khách quan
- Khách quan: chủ yếu là con người (cá nhân, nhóm)
Người là hiện thực khách quan mang bản chất xã hội
- Đặc trưng của tri giác khách thể xã hội
-Không thu động, dửng dưng, thờ ơ với chủ thể thế giới
- Chủ thể thế giới quan tâm tới việc giaỉ thích ý nghĩa, giá trị của khách thể thế
gới, không quan tâm đến các đặc điểm làm nảy sinh hình ảnh (đặc điểm bề ngoài: hành vi, cử chỉ)
- Chủ yếu là nhận thức và xúc cảm
+ Nhận thức: có ý nghĩa hay không? Thỏa mãn như thế nào?
+ Xúc cảm biểu lộ ảnh hưởng nhận thức
VDL yêu nên totts, ghét nên xấu
b) Qua hệ liên nhân cách
- Là những mối liên hệ qua lại giữa con người với con người
- Được biểu hiện một cách khách quan trong tính chất và phương thức ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong giao tiếp
- Có 3 loại quan hệ có thể diễn ra:
+ Đối lập: nhóm có xung đột, nhu cầu của nhóm không trùng với nhu cầu cá nhân,
mục tiêu của công việc và mục tiêu của nhóm không trùng nhau.
+ Trung tính: cả 2 đều làm theo chỉ thị, qui chế, không vượt ra ngoài quyền hạn
của nó quan hệ cá nhận bị cào bằng, không được thể hiện
+ Trùng hợp: nhóm không có mâu thuẫn về công tác, việc tiếp xúc giữ các cá nhân
tốt, thân ái, góp phần hoàn thành tốt công việc khiến quan hệ công tác trở nên nhẹ nhàng, ít thách thức.