-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hành vi tiêu dùng du lịch sau Covid-19 - Quản trị khách sạn | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Với kết quả khảo sát này có thể là một trong những gợi ý hữu ích cho các đơn vị du lịch nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói hậu Covid -19. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị khách sạn (HN) 38 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Hành vi tiêu dùng du lịch sau Covid-19 - Quản trị khách sạn | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Với kết quả khảo sát này có thể là một trong những gợi ý hữu ích cho các đơn vị du lịch nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói hậu Covid -19. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị khách sạn (HN) 38 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Vào trung tuần tháng 5, sau khi kết thúc giãn cách xã hội ở Việt Nam, Hội đồng Tư vấn Du
lịch (TAB) và Báo điện tử VnExpress đã thực hiện một cuộc khảo sát với gần 2.000 người
về du khách nội địa hậu Covid -19.
Với kết quả khảo sát này có thể là một trong những gợi ý hữu ích cho các đơn vị du lịch
nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói hậu Covid -19. Khảo sát cho thấy, nhu cầu du
lịch ở Việt Nam bắt đầu phục hồi trở lại từ giữa tháng 4 - khi giãn cách xã hội được nới lỏng
đến nay. Có đến hơn 53% người cho biết đã sẵn sàng đi du lịch ngay trong mùa hè này.
Điểm đáng chú ý là sau giãn cách xã hội thì nhu cầu du lịch biển tăng cao (67%), tiếp đến
nhu cầu du lịch thiên nhiên (56%) với các khu nghỉ dưỡng trên núi và khu du lịch sinh thái.
Cùng với đó, Covid-19 cũng tác động đến chi tiêu ngân sách khiến gần 50% lựa chọn tour
ngắn ngày (2-3 ngày). Tâm lý e ngại dịch bệnh, thói quen giãn cách xã hội vẫn còn khiến
gần 89% lựa chọn đi du lịch theo gia đình hoặc nhóm bạn bè.
Về độ dài thời gian chuyến đi: Ưu tiên chuyến đi ngắn ngày, từ 2-3 ngày. Như vậy, họ sẽ
cảm thấy an tâm hơn cho việc di chuyển đến một nơi khác đi du lịch trong bối cảnh hậu thời kì Covid-19.
Phương tiện đi du lịch: Máy bay vẫn là phương tiện được ưu tiên vì lợi thế nhanh chóng, di
chuyển được xa. Tuy nhiên, nổi bật lên là xu hướng du lịch bằng xe ô tô riêng nhằm đảm
bảo sự an toàn và phòng chống dịch bệnh.
Chi tiêu cho chuyến đi: Do lo lắng về tình hình kinh tế, thu nhập trong tương lai nên việc chi
tiêu cho toàn chuyến bị thắt chặt. Mức chi tiêu trung bình cho chuyến đi nằm trong khoảng 4
- 6 triệu đồng. Điều này vốn dễ hiểu do kinh tế bị suy thoái từ ảnh hưởng của dịch Covid-19,
người dân cắt giảm chi tiêu nhiều cho những hàng hoá, dịch vụ ít thiết yếu.
Về hình thức chuyến đi: Du khách có xu hướng đi theo nhóm nhỏ bạn bè hoặc gia đình để
đảm bảo tính an toàn và riêng tư cao hơn.Có thể thấy, nhu cầu về các chương trình du lịch,
dịch vụ du lịch được thiết kế riêng theo yêu cầu sẽ có xu hướng tăng cao trong thời gian đến.
Về thái độ e ngại khi lựa chọn điểm du lịch có dịch bệnh: người dân sẽ ưu tiên đi du lịch nội địa trước.
Về loại hình du lịch mà du khách ưu tiên lựa chọn trong giai đoạn này là nghỉ dưỡng núi,
nghỉ dưỡng biển và vui chơi giải trí, mua sắm. Các loại hình du lịch du khách e ngại lựa
chọn vì tính an toàn như tìm hiểu văn hoá, tâm linh, thể thao và thăm thân.
Về kênh đặt dịch vụ: Vì tính chất biến động bất ngờ của dịch bệnh, du khách ưu tiên đặt
dịch vụ trực tiếp với doanh nghiệp du lịch để có thể trao đổi thông tin về nơi cung cấp dịch
vụ một cách thuận lợi nhất, và thứ 2 là ưu tiên đặt dịch vụ qua nền tảng trực tuyến.
Về yếu tố tác động mạnh mẽ đến kế hoạch du lịch của du khách: yếu tố về an ninh, an toàn
về dịch bệnh tại điểm đến là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kế hoạch lựa chọn điểm du lịch.
Về yếu tố liên quan đến chính sách marketing: du khách khi mua sản phẩm du lịch họ quan
tâm nhiều nhất đến việc nhận được ưu đãi dịch vụ với hình thức ưu đãi trực tiếp vào giá.