Hào khí Đông A là gì? Hào khí Đông A là tinh thần của triều đại
nào?
1. Hào khí Đông A là gì? Hào khí Đông A là tinh thần của triều đại
nào?
Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận biết bao cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ quốc gia và vùng lãnh
thổ. Những cuộc kháng chiến anh dũng, kiên cường, thể hiện tinh thần yêu nước, kết tinh chí khí anh hùng
của những con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng đáng tự hào. Trong số những cuộc đấu tranh
đầy dũng khí ấy, không thể kể tới nét son oanh liệt trong lịch sử – hào khí Đông A, phản ánh hào khí ngất
trời của triều đại nhà Trần vào thế kỉ XIII.
Để hiểu thế nào là hào khí Đông A, trước hết chúng ta cùng phân tích: Hào khí: Ý chí mạnh mẽ, hào hùng.
Đông A: Theo lối chiết tự có nghĩa là họ Trần. Theo đó, khi nhà Trần giành chiến thắng liên tiếp trong ba
cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần ngày càng hừng hực
khí thế và được gọi là hào khí Đông A. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu hào khí Đông A được hiểu là chí khí
mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng của thời nhà Trần khi ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.
Hào khí Đông A được xem là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng.
Đây chính là kết tinh của sức mạnh toàn dân, bùng lên sức mạnh dân tộc, biểu hiện của hào khí Đông A
chính là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự lập, tự cường, khát vọng lập công giúp nước, quyết chiến
quyết thắng mọi kẻ thù. Hào khí Đông A chính là hào khí của thời Nhà Trần. Theo lối chiết tự chữ Trần
được ghép bởi chữ Đông và chữ A. Do đó, có thể đọc thành Đông A. Hào khí Đông A không chỉ là nét chữ,
lỗi chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của quân dân nhà Trần. Với
họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm người mất nước.
1.1. Bối cảnh ra đời hào khí Đông A
Vào những năm tháng cuối cùng của thời nhà Lý, do Lý Huệ Tông không có con trai nên lập Lý Chiêu
Hoàng lên làm thái tử, truyền ngôi hoàng đế (đây là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử của Việt Nam). Tuy
nhiên, Lý Chiêu Hoàng chỉ ngồi trên ngai vàng được hai năm rồi nhường ngôi lại cho họ Trần. Trần Cảnh
sau này là Trần Thái Tông lên ngôi hoàng đế, dưới sự sắp xếp của thái sư Trần Thủ Độ, trở thành hoàng đế
đầu tiên của nhà Trần, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Đại Việt. Có thể nói, đây là 1 trong những triều đại
lớn mạnh, phát triển rực rỡ nhất trong thời đại lịch sử phong kiến tại Việt Nam. Trong 175 năm trị vì, nhà
Trần đã có nhiều thành tựu về văn hóa, tôn giáo cũng như quân sự. Và điểm sáng nhất là lãnh đạo nhân
dân đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông đến 3 lần (năm 1258, 1285, 1288). Cũng từ đó, câu nói “Hào khí
Đông A” lịch sử được ra đời. Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Thánh
Tông hay Trần Khánh Dư… đều là những tên tuổi đi vào lịch sử dân tộc bằng sự trân trọng của các thế hệ
sau. Từ năm 1258 - năm 1288, mỗi lần Mông Cổ thực hiện việc xâm lược là mỗi lần quân và dân ta phải
chống đỡ trước sức mạnh ngày càng to lớn hơn. Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông là ba mốc son
sáng chói trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lúc bấy giờ, điều đó quả là một vấn đề khó khăn, n
với một quốc gia nhỏ bé. Nhưng bù lại chúng ta không thiếu nhân tài, lại thừa ý chí chiến đấu và mang trong
mình tình yêu nước và lòng tự tôn dân tộc rất cao.
1.2. Ý nghĩa của hào khí Đông A
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, khách quan lịch sử, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên của
lịch sử Việt Nam. Vì vậy sẽ tạo được sự đồng tâm, nhất chí tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ
già đến trẻ, từ trai đến gái. Lần đầu tiên, tất cả con dân Đại Việt đều đồng lòng vì nghĩa lớn, với tinh thần
quyết tử để chống giặc ngoại xâm! Bấy giờ, khi đứng trước kẻ địch cường mãnh nhất thế giới, Đại Việt vẫn
giữ tinh thần tự lập tự cường, lòng yêu nước vô hạn. Để hiểu hơn thế nào là hào khí Đông A thời trần Trong
Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo đại vương có viết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ
gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu
cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. Câu nói này đã tỏ
rõ sự phẫn nộ, căm tức, uất hận quân giặc cũng như ý chí quyết chiến quyết thắng không gì có thể lay
chuyển. Hay như câu trả lời cứng rắn, đanh thép của ông khi được vua Trần Thánh Tông hỏi trong cuộc
kháng chiến lần thứ 2: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Và tinh thần ấy cũng là một trong những
biểu trưng rõ nhất cho hào khí Đông A, hào khí lịch sử giúp quân dân nhà Trần có được 3 chiến thắng
không tưởng trước quân Nguyên Mông. Trước khi mất, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có để lại quốc
sách giữ nước cho vua Trần Anh Tông, trong đó có viết: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp
sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Đó là tinh thần trung quân ái quốc của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, vậy còn những người khác thì
sao? Vào năm 1284, nước Đại Việt phải đối mặt với sức ép không tưởng từ hơn 50 vạn quân Nguyên Mông
muốn xâm lược nước ta một lần nữa. Đứng trước nguy cơ đó, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập
các phụ lão trong cả nước về điện Diên Hồng để bàn về vấn đề nên chủ hòa hay chủ chiến. Kết quả mọi
người có thể đã biết hết, theo Đại Việt Sử Ký toàn thư quyển 5, kỷ nhà Trần có viết: “Thượng hoàng triệu
phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói “ĐÁNH”,
muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng”. Các bô lão đều là những người được trọng
vọng, kính nể khắp nơi trong nước, chính họ cũng thể hiện ý kiến của nhân dân. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã
từng viết: “Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại
không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông
muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích
hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy”. Tóm lại, hào khí
Đông A không chỉ là nét chữ, lỗi chiết tự mà biểu trưng cho tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết
thắng của quân – thần – dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm
mất nước. Thậm chí có những người như Trần Quốc Tuấn, vì lợi ích chung của đất nước mà sẵn sàng gạt
thù nhà.
2. Hào khí Đông A trong tỏ lòng là gì?
Thời đại nhà Trần (1226 – 1400) là mốc son lịch sử chói lọi trong công cuộc dựng nước và giữ nước với
chiến thắng ba lần đánh tan quân Nguyên Mông. Hào khí Đông A trong văn học thời Trần được thể hiện qua
bài thơ “Tỏ lòng” hay “Thuật hoài” của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Qua đó thể hiện niềm tự hào của chí
nam nhi, khát vọng lập công của người anh hùng khi Tổ quốc xâm lăng. Bài thơ “Tỏ lòng” được sáng tác
vào năm 1282 khi quân Nguyên lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành nhưng thực chất là xâm lược nước
ta. Trước tình hình đó, vua Trần đã mở hội nghị Bình Than (sông Lục Đầu) để bàn kế đánh giặc. Khi đó,
Phạm Ngũ Lão cùng một số vị tướng được cử đến vùng biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước. Với hoàn
cảnh lịch sử ra đời, tác phẩm đã mang đậm tính thời đại, thể hiện âm vang hào khí. Trước hết, hào khí
Đông A Tỏ lòng được thể hiện qua tư thế hành động của người con trai Đại Việt.“Hoành sóc giang sơn kháp
kỉ thu” (Múa giáo non sông trải mấy thu). Phạm Ngũ Lão đã tái hiện không khí đoàn quân Sát Thát ra trận
trong tư thế hùng dũng và điệu nghệ “Hoành sóc”. Binh lính nhà Trần điều khiển cây giáo thuần thục đến
mức trở thành nghệ thuật. Hơn nữa, hình ảnh ấy còn được đặt giữa không gian “giang sơn” và thời gian
“kháp kỷ thu” như càng khẳng định hơn khí thế sức mạnh đội quân đã kết tinh từ ngàn năm giữa đất trời
rộng lớn. Hào khí Đông A được thể qua khí thế xung trận của quân đội thời Trần.
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu).
Quân đội nhà Trần mang khí thế của mãnh thú săn mồi, hình ảnh lực lượng giữa ta với địch tương quan
giữa loài hổ và trâu mộng. Quân ta như chúa tể sơn lâu, có dũng có mưu; còn quân địch như trâu mộng có
khỏe nhưng không có khôn. Quân ta hoàn toàn áp đảo bởi khí thế “nuốt trôi trâu”, có thể nuốt chửng cả con
trâu lớn. Hình ảnh ẩn dụ này khiến người ta nghĩ đến thơ của Trương Hán Siêu:
“Thuyền bè muôn đội
Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói”.
Hào khí Đông A Tỏ lòng còn thể hiện bởi khát vọng độc lập, lập công danh để cứu nước cứu đời và tinh
thần trách nhiệm của đấng nam nhi đối với giang sơn xã tắc.
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)
Qua hai câu thơ, cho thấy Phạm Ngũ Lão đã bàn tới lý tưởng nam nhi để khẳng định nghĩa vụ cống hiến
cho Tổ quốc. Vị danh tướng đã mượn một chữ “thẹn” để nói lên nỗi lòng chưa thể thỏa mãn “chí làm trai”,
chưa trả được món “nợ” lớn cho dân tộc. “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện thành công hào khí Đông
A lừng lẫy một thời. Bài thơ mang đậm sắc màu anh dũng hào hùng, mang theo mạch nguồn hào khí Đông
A đi từ cuộc sống vào trang giấy. Đưa người đọc sống lại thời đại rực rỡ đã qua, khiến ta phải suy ngẫm về
bổn phận cũng như trách nhiệm của chính mình đối với đất nước trong thời điểm hiện tại.
3. Hào khí Đông Á có còn tồn tại trong xã hội hiện đại ngày nay?
Dù là một câu nói xưa cũ nhưng phải khẳng định 1 điều rằng: “Hào khí Đông A” vẫn đang rừng rực cháy
trong lòng mỗi người con của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần “Hào
khí Đông A” lại 1 lần nữa chói sáng, giúp cho dân tộc Việt Nam không những đứng vững chắc trước cơn
cuồng phong của đại dịch mà còn là 1 minh chứng tuyệt vời của một đất nước nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ lẫn
nhau cũng như chia sẻ khó khăn với bạn bè quốc tế. Vẫn còn nhớ, khi dịch COVID-19 mới bùng phát ở
thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), Chính phủ Việt Nam đã ngay lập tức nhận thức được mối nguy hiểm tiềm
tàng này và luôn nêu cao tinh thần “chống dịch cũng như như chống giặc”.
Cả hệ thống chính trị, các thành phần trong xã hội cũng như đông đảo người dân đã cùng chung tay chống
dịch. Với phương châm là chủ động, sáng suốt, bình tĩnh, đồng bộ, bám sát tình hình diễn biến của dịch
bệnh, Chính phủ và chính quyền ở các cấp đã có những phương án xử lý linh hoạt, nhanh nhạy với từng
trường hợp nhiễm bệnh xảy ra. Từ ổ dịch đầu tiên ở xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) cho đến ổ dịch lớn ở Bệnh viện
Bạch Mai, ổ dịch ở Bắc Giang…. và gần đây nhất là ổ dịch cực kỳ lớn tại TP Hồ Chí Minh… Chúng ta đã
luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch khi cả hệ thống chính trị, các đoàn thể xã hội và nhân dân
cùng chung tay vào cuộc. Tinh thần “chống dịch như chống giặc” của nhân dân Việt Nam đã từng được rất
nhiều hãng thông tấn quốc tế ca ngợi. Điển hình như Đài Phát thanh quốc gia Mỹ (NPR) vào ngày 16/4 đã
dẫn lời ông John MacArthur (Giám đốc Văn phòng Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ ở
Thái Lan) nhấn mạnh 1 điều rằng: “Việt Nam đã có những cam kết chính trị từ rất sớm ở cấp cao nhất.
Quyết tâm chính trị được triển khai nhất quán từ cấp trung ương cho đến các địa phương”. Đã có hàng vạn
các cán bộ cũng như nhân viên của ngành y, những người chiến sỹ áo trắng đầy dũng cảm, nhiệt huyết đã
không quản ngày đêm gian khổ, hy sinh những lợi ích riêng tư của bản thân mà xung phong lên tuyến đầu
để diệt giặc COVID-19. Đã có hàng vạn chiến sĩ thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam và công an hy
sinh thầm lặng, căng bạt ngủ giữa núi rừng âm u, giữa trời đêm lạnh lẽo để canh gác các cửa khẩu quốc tế,
các đường mòn nơi biên giới với nước bạn có nhiều người qua lại để kiểm soát, quản lý dữ liệu dịch tễ liên
quan đến tình hình dịch bệnh. Đã có hàng ngàn khách sạn, phòng nghỉ, nhà trọ, trường học, cơ sở quân
đội… sẵn sàng để trở thành nơi cách ly tập trung cho công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về với quê nhà.
Rồi hàng vạn các nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức… đã tình nguyện tham gia phục vụ, chăm lo cơm
nước, ăn ở cho hơn 35.000 người đang thực hiện cách ly trên cả nước. Đã có hàng trăm tỷ đồng được
đóng góp cho quỹ chống dịch COVID-19 thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp theo tiếng gọi của trái
tim cùng chung tay diệt giặc COVID-19.
Đã có nhiều hơn những cây “ATM gạo” mọc lên khắp Việt Nam cung cấp 1 số lượng gạo miễn phí dành cho
dân nghèo được nhiều tờ báo uy tín của quốc tế như Reuters, New York Post, CNN, Insider, ABC…. ca ngợi
cho tinh thần yêu thương và đùm bọc yêu thương lẫn nhau của người Việt trong lúc khốn khó. Hàng vạn
người con của Việt Nam xa quê nay mong muốn được trở về vòng tay ấm áp của quê hương trong đại dịch
vì họ cảm thấy mình được yêu thương, chở che. Và từ đây, “Hào khí Đông A” đã một lần nữa tỏa sáng cho
thấy tinh thần đoàn kết dân tộc mạnh mẽ, tình thương yêu sâu sắc của con người Việt Nam dành cho nhau.
“Hào khí Đông A” của người Việt còn được lan rộng tới khắp năm châu. Dù vẫn còn bị coi là nước nghèo ở
trên thế giới nhưng trong lúc khó khăn, Việt Nam vẫn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những nước cũng đang
phải chịu ảnh hưởng của COVID-19 nặng nề hơn. Hành động nghĩa hiệp của Việt Nam cũng được nhiều
bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Giáo sư Daniel K Inouye đến từ Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình
Dương nhận xét rằng: “Đại dịch COVID-19 đã mang tới cho Việt Nam 1 cơ hội tốt để nâng cao được “sức
mạnh mềm”, Việt Nam có đủ các điều kiện để thể hiện mình với cộng đồng quốc tế”. Cũng theo ông Derek
Grossman – chuyên gia phân tích quốc phòng tại RAND Corporation, cách Việt Nam đã và đang xử lý dịch
bệnh cũng như chính sách ngoại giao linh hoạt trong khủng hoảng đã giúp Việt Nam thể hiện được giá trị
gia tăng của mình với thế giới. Một lần nữa, tinh thần của “Hào khí Đông A” đã lại rọi sáng cho tinh thần
ngoại giao vô cùng khôn khéo, mềm dẻo và vô cùng nhân văn của dân tộc, con người Việt Nam. Sau cơn
mưa thì trời sẽ lại sáng, dân tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn với “Hào khí Đông A” được hun đúc từ tinh
thần của cha ông ta hàng ngàn năm trước đây.

Preview text:

Hào khí Đông A là gì? Hào khí Đông A là tinh thần của triều đại nào?
1. Hào khí Đông A là gì? Hào khí Đông A là tinh thần của triều đại nào?
Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận biết bao cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ quốc gia và vùng lãnh
thổ. Những cuộc kháng chiến anh dũng, kiên cường, thể hiện tinh thần yêu nước, kết tinh chí khí anh hùng
của những con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng đáng tự hào. Trong số những cuộc đấu tranh
đầy dũng khí ấy, không thể kể tới nét son oanh liệt trong lịch sử – hào khí Đông A, phản ánh hào khí ngất
trời của triều đại nhà Trần vào thế kỉ XIII.
Để hiểu thế nào là hào khí Đông A, trước hết chúng ta cùng phân tích: Hào khí: Ý chí mạnh mẽ, hào hùng.
Đông A: Theo lối chiết tự có nghĩa là họ Trần. Theo đó, khi nhà Trần giành chiến thắng liên tiếp trong ba
cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần ngày càng hừng hực
khí thế và được gọi là hào khí Đông A. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu hào khí Đông A được hiểu là chí khí
mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng của thời nhà Trần khi ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.
Hào khí Đông A được xem là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng.
Đây chính là kết tinh của sức mạnh toàn dân, bùng lên sức mạnh dân tộc, biểu hiện của hào khí Đông A
chính là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự lập, tự cường, khát vọng lập công giúp nước, quyết chiến
quyết thắng mọi kẻ thù. Hào khí Đông A chính là hào khí của thời Nhà Trần. Theo lối chiết tự chữ Trần
được ghép bởi chữ Đông và chữ A. Do đó, có thể đọc thành Đông A. Hào khí Đông A không chỉ là nét chữ,
lỗi chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của quân dân nhà Trần. Với
họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm người mất nước.
1.1. Bối cảnh ra đời hào khí Đông A
Vào những năm tháng cuối cùng của thời nhà Lý, do Lý Huệ Tông không có con trai nên lập Lý Chiêu
Hoàng lên làm thái tử, truyền ngôi hoàng đế (đây là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử của Việt Nam). Tuy
nhiên, Lý Chiêu Hoàng chỉ ngồi trên ngai vàng được hai năm rồi nhường ngôi lại cho họ Trần. Trần Cảnh
sau này là Trần Thái Tông lên ngôi hoàng đế, dưới sự sắp xếp của thái sư Trần Thủ Độ, trở thành hoàng đế
đầu tiên của nhà Trần, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Đại Việt. Có thể nói, đây là 1 trong những triều đại
lớn mạnh, phát triển rực rỡ nhất trong thời đại lịch sử phong kiến tại Việt Nam. Trong 175 năm trị vì, nhà
Trần đã có nhiều thành tựu về văn hóa, tôn giáo cũng như quân sự. Và điểm sáng nhất là lãnh đạo nhân
dân đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông đến 3 lần (năm 1258, 1285, 1288). Cũng từ đó, câu nói “Hào khí
Đông A” lịch sử được ra đời. Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Thánh
Tông hay Trần Khánh Dư… đều là những tên tuổi đi vào lịch sử dân tộc bằng sự trân trọng của các thế hệ
sau. Từ năm 1258 - năm 1288, mỗi lần Mông Cổ thực hiện việc xâm lược là mỗi lần quân và dân ta phải
chống đỡ trước sức mạnh ngày càng to lớn hơn. Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông là ba mốc son
sáng chói trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lúc bấy giờ, điều đó quả là một vấn đề khó khăn, n
với một quốc gia nhỏ bé. Nhưng bù lại chúng ta không thiếu nhân tài, lại thừa ý chí chiến đấu và mang trong
mình tình yêu nước và lòng tự tôn dân tộc rất cao.
1.2. Ý nghĩa của hào khí Đông A
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, khách quan lịch sử, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên của
lịch sử Việt Nam. Vì vậy sẽ tạo được sự đồng tâm, nhất chí tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ
già đến trẻ, từ trai đến gái. Lần đầu tiên, tất cả con dân Đại Việt đều đồng lòng vì nghĩa lớn, với tinh thần
quyết tử để chống giặc ngoại xâm! Bấy giờ, khi đứng trước kẻ địch cường mãnh nhất thế giới, Đại Việt vẫn
giữ tinh thần tự lập tự cường, lòng yêu nước vô hạn. Để hiểu hơn thế nào là hào khí Đông A thời trần Trong
Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo đại vương có viết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ
gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu
cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. Câu nói này đã tỏ
rõ sự phẫn nộ, căm tức, uất hận quân giặc cũng như ý chí quyết chiến quyết thắng không gì có thể lay
chuyển. Hay như câu trả lời cứng rắn, đanh thép của ông khi được vua Trần Thánh Tông hỏi trong cuộc
kháng chiến lần thứ 2: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Và tinh thần ấy cũng là một trong những
biểu trưng rõ nhất cho hào khí Đông A, hào khí lịch sử giúp quân dân nhà Trần có được 3 chiến thắng
không tưởng trước quân Nguyên Mông. Trước khi mất, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có để lại quốc
sách giữ nước cho vua Trần Anh Tông, trong đó có viết: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp
sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Đó là tinh thần trung quân ái quốc của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, vậy còn những người khác thì
sao? Vào năm 1284, nước Đại Việt phải đối mặt với sức ép không tưởng từ hơn 50 vạn quân Nguyên Mông
muốn xâm lược nước ta một lần nữa. Đứng trước nguy cơ đó, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập
các phụ lão trong cả nước về điện Diên Hồng để bàn về vấn đề nên chủ hòa hay chủ chiến. Kết quả mọi
người có thể đã biết hết, theo Đại Việt Sử Ký toàn thư quyển 5, kỷ nhà Trần có viết: “Thượng hoàng triệu
phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói “ĐÁNH”,
muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng”. Các bô lão đều là những người được trọng
vọng, kính nể khắp nơi trong nước, chính họ cũng thể hiện ý kiến của nhân dân. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã
từng viết: “Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại
không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông
muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích
hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy”. Tóm lại, hào khí
Đông A không chỉ là nét chữ, lỗi chiết tự mà biểu trưng cho tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết
thắng của quân – thần – dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm
mất nước. Thậm chí có những người như Trần Quốc Tuấn, vì lợi ích chung của đất nước mà sẵn sàng gạt thù nhà.
2. Hào khí Đông A trong tỏ lòng là gì?
Thời đại nhà Trần (1226 – 1400) là mốc son lịch sử chói lọi trong công cuộc dựng nước và giữ nước với
chiến thắng ba lần đánh tan quân Nguyên Mông. Hào khí Đông A trong văn học thời Trần được thể hiện qua
bài thơ “Tỏ lòng” hay “Thuật hoài” của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Qua đó thể hiện niềm tự hào của chí
nam nhi, khát vọng lập công của người anh hùng khi Tổ quốc xâm lăng. Bài thơ “Tỏ lòng” được sáng tác
vào năm 1282 khi quân Nguyên lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành nhưng thực chất là xâm lược nước
ta. Trước tình hình đó, vua Trần đã mở hội nghị Bình Than (sông Lục Đầu) để bàn kế đánh giặc. Khi đó,
Phạm Ngũ Lão cùng một số vị tướng được cử đến vùng biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước. Với hoàn
cảnh lịch sử ra đời, tác phẩm đã mang đậm tính thời đại, thể hiện âm vang hào khí. Trước hết, hào khí
Đông A Tỏ lòng được thể hiện qua tư thế hành động của người con trai Đại Việt.“Hoành sóc giang sơn kháp
kỉ thu” (Múa giáo non sông trải mấy thu). Phạm Ngũ Lão đã tái hiện không khí đoàn quân Sát Thát ra trận
trong tư thế hùng dũng và điệu nghệ “Hoành sóc”. Binh lính nhà Trần điều khiển cây giáo thuần thục đến
mức trở thành nghệ thuật. Hơn nữa, hình ảnh ấy còn được đặt giữa không gian “giang sơn” và thời gian
“kháp kỷ thu” như càng khẳng định hơn khí thế sức mạnh đội quân đã kết tinh từ ngàn năm giữa đất trời
rộng lớn. Hào khí Đông A được thể qua khí thế xung trận của quân đội thời Trần.
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu).
Quân đội nhà Trần mang khí thế của mãnh thú săn mồi, hình ảnh lực lượng giữa ta với địch tương quan
giữa loài hổ và trâu mộng. Quân ta như chúa tể sơn lâu, có dũng có mưu; còn quân địch như trâu mộng có
khỏe nhưng không có khôn. Quân ta hoàn toàn áp đảo bởi khí thế “nuốt trôi trâu”, có thể nuốt chửng cả con
trâu lớn. Hình ảnh ẩn dụ này khiến người ta nghĩ đến thơ của Trương Hán Siêu:
“Thuyền bè muôn đội Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói”.
Hào khí Đông A Tỏ lòng còn thể hiện bởi khát vọng độc lập, lập công danh để cứu nước cứu đời và tinh
thần trách nhiệm của đấng nam nhi đối với giang sơn xã tắc.
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)
Qua hai câu thơ, cho thấy Phạm Ngũ Lão đã bàn tới lý tưởng nam nhi để khẳng định nghĩa vụ cống hiến
cho Tổ quốc. Vị danh tướng đã mượn một chữ “thẹn” để nói lên nỗi lòng chưa thể thỏa mãn “chí làm trai”,
chưa trả được món “nợ” lớn cho dân tộc. “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện thành công hào khí Đông
A lừng lẫy một thời. Bài thơ mang đậm sắc màu anh dũng hào hùng, mang theo mạch nguồn hào khí Đông
A đi từ cuộc sống vào trang giấy. Đưa người đọc sống lại thời đại rực rỡ đã qua, khiến ta phải suy ngẫm về
bổn phận cũng như trách nhiệm của chính mình đối với đất nước trong thời điểm hiện tại.
3. Hào khí Đông Á có còn tồn tại trong xã hội hiện đại ngày nay?
Dù là một câu nói xưa cũ nhưng phải khẳng định 1 điều rằng: “Hào khí Đông A” vẫn đang rừng rực cháy
trong lòng mỗi người con của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần “Hào
khí Đông A” lại 1 lần nữa chói sáng, giúp cho dân tộc Việt Nam không những đứng vững chắc trước cơn
cuồng phong của đại dịch mà còn là 1 minh chứng tuyệt vời của một đất nước nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ lẫn
nhau cũng như chia sẻ khó khăn với bạn bè quốc tế. Vẫn còn nhớ, khi dịch COVID-19 mới bùng phát ở
thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), Chính phủ Việt Nam đã ngay lập tức nhận thức được mối nguy hiểm tiềm
tàng này và luôn nêu cao tinh thần “chống dịch cũng như như chống giặc”.
Cả hệ thống chính trị, các thành phần trong xã hội cũng như đông đảo người dân đã cùng chung tay chống
dịch. Với phương châm là chủ động, sáng suốt, bình tĩnh, đồng bộ, bám sát tình hình diễn biến của dịch
bệnh, Chính phủ và chính quyền ở các cấp đã có những phương án xử lý linh hoạt, nhanh nhạy với từng
trường hợp nhiễm bệnh xảy ra. Từ ổ dịch đầu tiên ở xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) cho đến ổ dịch lớn ở Bệnh viện
Bạch Mai, ổ dịch ở Bắc Giang…. và gần đây nhất là ổ dịch cực kỳ lớn tại TP Hồ Chí Minh… Chúng ta đã
luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch khi cả hệ thống chính trị, các đoàn thể xã hội và nhân dân
cùng chung tay vào cuộc. Tinh thần “chống dịch như chống giặc” của nhân dân Việt Nam đã từng được rất
nhiều hãng thông tấn quốc tế ca ngợi. Điển hình như Đài Phát thanh quốc gia Mỹ (NPR) vào ngày 16/4 đã
dẫn lời ông John MacArthur (Giám đốc Văn phòng Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ ở
Thái Lan) nhấn mạnh 1 điều rằng: “Việt Nam đã có những cam kết chính trị từ rất sớm ở cấp cao nhất.
Quyết tâm chính trị được triển khai nhất quán từ cấp trung ương cho đến các địa phương”. Đã có hàng vạn
các cán bộ cũng như nhân viên của ngành y, những người chiến sỹ áo trắng đầy dũng cảm, nhiệt huyết đã
không quản ngày đêm gian khổ, hy sinh những lợi ích riêng tư của bản thân mà xung phong lên tuyến đầu
để diệt giặc COVID-19. Đã có hàng vạn chiến sĩ thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam và công an hy
sinh thầm lặng, căng bạt ngủ giữa núi rừng âm u, giữa trời đêm lạnh lẽo để canh gác các cửa khẩu quốc tế,
các đường mòn nơi biên giới với nước bạn có nhiều người qua lại để kiểm soát, quản lý dữ liệu dịch tễ liên
quan đến tình hình dịch bệnh. Đã có hàng ngàn khách sạn, phòng nghỉ, nhà trọ, trường học, cơ sở quân
đội… sẵn sàng để trở thành nơi cách ly tập trung cho công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về với quê nhà.
Rồi hàng vạn các nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức… đã tình nguyện tham gia phục vụ, chăm lo cơm
nước, ăn ở cho hơn 35.000 người đang thực hiện cách ly trên cả nước. Đã có hàng trăm tỷ đồng được
đóng góp cho quỹ chống dịch COVID-19 thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp theo tiếng gọi của trái
tim cùng chung tay diệt giặc COVID-19.
Đã có nhiều hơn những cây “ATM gạo” mọc lên khắp Việt Nam cung cấp 1 số lượng gạo miễn phí dành cho
dân nghèo được nhiều tờ báo uy tín của quốc tế như Reuters, New York Post, CNN, Insider, ABC…. ca ngợi
cho tinh thần yêu thương và đùm bọc yêu thương lẫn nhau của người Việt trong lúc khốn khó. Hàng vạn
người con của Việt Nam xa quê nay mong muốn được trở về vòng tay ấm áp của quê hương trong đại dịch
vì họ cảm thấy mình được yêu thương, chở che. Và từ đây, “Hào khí Đông A” đã một lần nữa tỏa sáng cho
thấy tinh thần đoàn kết dân tộc mạnh mẽ, tình thương yêu sâu sắc của con người Việt Nam dành cho nhau.
“Hào khí Đông A” của người Việt còn được lan rộng tới khắp năm châu. Dù vẫn còn bị coi là nước nghèo ở
trên thế giới nhưng trong lúc khó khăn, Việt Nam vẫn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những nước cũng đang
phải chịu ảnh hưởng của COVID-19 nặng nề hơn. Hành động nghĩa hiệp của Việt Nam cũng được nhiều
bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Giáo sư Daniel K Inouye đến từ Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình
Dương nhận xét rằng: “Đại dịch COVID-19 đã mang tới cho Việt Nam 1 cơ hội tốt để nâng cao được “sức
mạnh mềm”, Việt Nam có đủ các điều kiện để thể hiện mình với cộng đồng quốc tế”. Cũng theo ông Derek
Grossman – chuyên gia phân tích quốc phòng tại RAND Corporation, cách Việt Nam đã và đang xử lý dịch
bệnh cũng như chính sách ngoại giao linh hoạt trong khủng hoảng đã giúp Việt Nam thể hiện được giá trị
gia tăng của mình với thế giới. Một lần nữa, tinh thần của “Hào khí Đông A” đã lại rọi sáng cho tinh thần
ngoại giao vô cùng khôn khéo, mềm dẻo và vô cùng nhân văn của dân tộc, con người Việt Nam. Sau cơn
mưa thì trời sẽ lại sáng, dân tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn với “Hào khí Đông A” được hun đúc từ tinh
thần của cha ông ta hàng ngàn năm trước đây.