-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hãy nêu suy nghĩ, nhận định cá nhân và liên hệ thực tiễn về vấn đề quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội tại Đại hội XI Icủa Đảng Cộng sản Việt Nam | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Hãy nêu suy nghĩ, nhận định cá nhân và liên hệ thực tiễn về vấn đề quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội tại Đại hội XI Icủa Đảng Cộng sản Việt Nam | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------------------
BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Hãy nêu suy nghĩ, nhận định cá nhân và liên hệ thực tiễn về vấn đề
quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội tại Đại hội XII
của Đảng Cộng sản Việt Nam
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà Anh
Mã sinh viên: 11217335
Lớp tín chỉ: LLDL1102(222)_33
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàn lOMoAR cPSD| 45470709
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2023 LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý phát triển xã hội là một trong những vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia.
Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ, đòi
hỏi mỗi quốc gia phải đề ra phương hướng, chính sách phát triển phù hợp với thực tiễn
của đất nước và xu thế của thời đại. Ở Việt Nam, vấn đề quản lý phát triển xã hội, thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã thể hiện quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam xuyên suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội bền vững. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, quan điểm
phát triển xã hội bền vững đã được đặt ra lần đầu tiên. Theo quan điểm đó, Đảng khẳng
định: Yêu cầu đặt ra trong các chính sách phát triển là phải gắn kết chặt chẽ chính sách
kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công
cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Sau khi tìm hiểu, em quyết định chọn
đề tài: “Nêu suy nghĩ, nhận định cá nhân và liên hệ thực tiễn về vấn đề quản lý
phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội tại Đại hội XII của Đảng
Cộng sản Việt Nam” để nêu lên nhận thức, hiểu biết của bản thân về vấn đề này. I.
Nhận thức về phát triển xã hội bền vững và quan điểm của Đảng trong
việc quản lý phát triển xã hội tại Đại hội XII
1. Phát triển xã hội
Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, C.Mác đã khẳng định “Bản thân
xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sản
xuất ra xã hội như thế”. Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh cho rằng:
đem lại hạnh phúc cho con người là một trong các hệ giá trị vĩnh cửu cho sự phát triển
của xã hội Việt Nam. Tổng kết lại, phát triển xã hội thể hiện ở sự tiến bộ của xã hội, ở
những hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi
trường sống cho con người. Xem xét phát triển xã hội dưới góc độ thành quả cuối cùng
của sự tiến bộ xã hội, tiến bộ xã hội được phân thành 4 nhóm, với các tiêu chí đo lường
tương ứng: (i) Nâng cao mức sống dân cư; (ii) Phát triển con người; (iii) Xóa đói, giảm
nghèo và an sinh xã; (iv) Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập.
2. Phát triển xã hội bền vững
Quan điểm phát triển xã hội bền vững lần đầu tiên được đưa vào trong Văn kiện
Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể, phát triển xã hội bền vững là việc 1 lOMoAR cPSD| 45470709
duy trì lâu dài sự cải thiện nhanh chóng của tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng và môi
trường sống của toàn bộ quần chúng nhân dân. Phát triển xã hội phải có sự gắn kết chặt
chẽ với phát triển kinh tế và được bảo đảm vững chắc bởi các thành quả về kinh tế.
Những tiêu chí phản ánh sự phát triển bền vững của xã hội chính là các chỉ số phản ánh
sự bảo đảm của kinh tế đối với các thành quả của tiến bộ xã hội, đó là: Hệ số tăng
trưởng vì nâng cao mức sống dân cư; Hệ số tăng trưởng vì phát triển con người; Hệ số
tăng trưởng vì giảm nghèo; Hệ số tăng trưởng – bất công bằng.
3. Quản lý phát triển xã hội
Theo nghĩa rộng, quản lý phát triển xã hội là quá trình tổ chức và tác động liên tục
của Nhà nước bằng chính sách, luật pháp, hành chính, tuyên truyền vận động, các nguồn
lực trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để phát
triển đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của công dân và thực thi sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Theo nghĩa hẹp, quản lý phát triển xã hội là việc quản lý
sự phát triển của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển cá nhân, cộng
đồng và các quan hệ xã hội, phát triển xã hội bền vững, mà ở đó, trọng tâm là sự tiến
bộ và công bằng xã hội.
Quan điểm phát triển xã hội bền vững đã được đặt ra lần đầu tiên tại Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ XII. Theo quan điểm này, Đảng khẳng định rằng: quản lý phát
triển xã hội phải hướng tới phát triển xã hội bền vững. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
toàn quốc lần thứ XII xác định: (1) Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát
triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc; (2) Xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp với các giai tầng xã hội; (3)
Có các giải pháp quản lý hiệu quả để giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, ngăn chặn,
giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, những mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột xã hội.
II. Liên hệ thực tiễn về tình hình quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội ở Việt Nam
1. Các thành tựu đạt được trong việc quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam Thứ
nhất, trong giai đoạn 2016-2020, phần lớn các mục tiêu phát triển xã hội đã đặt ra đều
đạt và vượt mức so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người, sau khi tính lại theo
phương pháp mới, đã chạm ngưỡng các nước có mức thu nhập trung bình. Chỉ số phản
ánh trình độ phát triển con người (HDI) có sự tiến bộ vượt bậc, năm 2019 đạt 0,693,
đứng thứ 118/189 nước. Việt Nam cũng có kết quả tốt về khía cạnh bình đẳng 2 lOMoAR cPSD| 45470709
giới. Chỉ số phát triển giới ở mức 1,003 đã đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu trong số 5
nhóm gồm 166 nước trên toàn thế giới. Ngoài ra, nước ta là một trong những nước hoàn
thành sớm chỉ tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai, những hoàn thiện trong thể chế và chính sách quản lý xã hội đã tạo ra được
những đột phá trong trong phát triển xã hội bền vững.
Việc hệ thống và các văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đổi mới có vai trò
rất quan trọng và tác động lớn đến xã hội và con người bởi nó tạo ra môi trường pháp
lý để phát triển xã hội bền vững. Cụ thể: Hiến pháp 2013 khẳng định Nhà nước bảo
đảm quyền con người, quyền công dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc; Luật trẻ em năm
2016 đã quy định các quyền lợi của trẻ em rõ ràng hơn.
Chính sách kiềm chế lạm phát đã được thực hiện khá thành công: Trong giai đoạn 2016-
2019, mặc dù tốc độ tăng GDP duy trì mức khá cao (bình quân 6,8%), nhưng tỷ lệ lạm
phát luôn duy trì mức dưới 4%, năm 2019 chỉ là 2,73%, điều này giúp cho mức sống
của người dân được cải thiện vững chắc. Ngoài ra, các chính sách liên quan trực tiếp
đến phát triển các lĩnh vực xã hội như: chính sách về lao động và việc làm; chính sách
giáo dục; chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã có nhiều cải thiện tiến bộ hơn,
hệ thống cơ sở y tế hình thành trong cả nước, dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao
chất lượng; sự nhất quán về chính sách giảm nghèo bền vững đi đôi với khuyến khích
làm giàu hợp pháp; xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.
2. Một số hạn chế trong cách thức quản lý phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước
Thứ nhất, những bất cập trong bộ máy và cách thức quản lý phát triển xã hội. Bộ
máy quản lý của nước ta mới chỉ có các cơ quan quản lý một số lĩnh vực phát triển xã
hội theo tuyến dọc, vẫn chưa có các cơ quan làm chức năng này theo tuyến ngang. Các
lĩnh vực xã hội chủ yếu cần quản lý phát triển được giao cho một số bộ chức năng như:
Bộ Y tế; Bộ Giáo dục - Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội. Tuy nhiên các vấn đề về xã hội còn tồn tại và vướng mắc trong các cơ
quan quản lý ngành kinh tế thì lại chưa có các chủ thể chính thức quản lý.
Ngoài ra, trong bộ máy quản lý, vẫn chưa có một tổ chức chịu trách nhiệm bao quát,
làm đầu mối cho các lĩnh vực phát triển xã hội giữa cấp trung ương và cấp địa phương.
Cụ thể, ở cấp Trung ương, đã tồn tại Ban Kinh tế Trung ương nhưng lại không có Ban
Xã hội Trung ương; ở Quốc Hội có Ban các vấn đề Xã hội nhưng ở cấp Chính phủ thì
lại thiếu vắng Phó thủ tướng phụ trách xã hội. Tóm lại, Việt nam chưa thực sự có một 3 lOMoAR cPSD| 45470709
mô hình quản lý phát triển xã hội đúng nghĩa mà mới chỉ có những yếu tố, bộ phận chủ
yếu với những nguyên tắc quản lý riêng lẻ.
Thứ hai, những hạn chế đến từ các chính sách liên quan đến quản lý phát triển xã hội bền vững.
Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, nguồn lực tài chính không được bảo đảm,
nếu muốn đạt được các mục tiêu cao về phát triển xã hội sẽ dẫn đến việc ngân sách nhà
nước phải chi ra quá lớn, khiến cho việc phát triển không bền vững. Chính sách phát
triển “vì người nghèo” cũng có mặt trái của nó, bởi nó đã đặt một số người vào trạng
thái bị động, không chủ động tìm việc làm mà chỉ ngồi chờ nguồn viện trợ đến từ các
chương trình xóa đói giảm nghèo. Một số chính sách tạo áp lực tự giải quyết việc làm
cho người nghèo cũng thiếu hiệu quả bởi họ không được trang bị những điều kiện cần thiết để thực hiện.
III. Nghĩa vụ của sinh viên để góp phần vào mục tiêu phát triển xã hội bền vững
Đảng đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Thứ nhất, học tập chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
Sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao
của đất nước. Chính vì vậy, mỗi sinh viên chúng ta phải không ngừng học tập, tiếp thu
các công nghệ mới, trang bị một nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt để tiếp nối các thế
hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, cần nâng cao nhận thức chính trị, giữ vững lập trường theo chủ nghĩa Mác–
Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Sinh viên Việt Nam có
nhiệm vụ chống lại các thông tin sai lệch, xuyên tạc Đảng và Nhà nước trên các trang
mạng xã hội, đồng thời tuyên truyền đến những người xung quanh, cùng tiếp nhận
những thông tin đúng đắn, chính xác.
Thứ ba, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh
xa các tệ nạn xã hội, tuyên truyền và giúp đỡ để những người xung quanh không sa vào
tệ nạn xã hội, đoàn kết để cùng mọi người xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội (2021)
2. https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/quan-ly-phat-trien-xa-hoi-o-viet-nam- phan-1.html 4 lOMoAR cPSD| 45470709
3. https://hvdt.edu.vn/tu-lieu/gioi-thieu-sach-moi/quan-ly-phat-trien-xa-hoi-trong-
boi-canh-hien-nay-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien
4. https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/
content/phat-trien-xa-hoi-ben-vung-va-quan-ly-phat-trien-xa-hoi-voi-su-
nghiepxay-dung-va-bao-ve-to-quoc MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
I – Nhận thức về phát triển xã hội bền vững và quan điểm của Đảng trong việc quản
lý phát triển xã hội tại Đại hội XII...................................................................................1
1- Phát triển xã hội..............................................................................................................1
2- Phát triển xã hội bền vững..............................................................................................1 3- Quản lý phát triển xã
hội..................................................................................................2
II – Liên hệ thực tiễn về tình hình quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội ở Việt
Nam......................................................................................................2
1- Các thành tựu đạt được trong việc quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam......................2
2- Một số hạn chế trong cách thức quản lý phát triển xã hội của Đảng và Nhà
nước...............................................................................................................................3
III – Nghĩa vụ của sinh viên để góp phần vào mục tiêu phát triển xã hội bền vững
Đảng đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII.......................................................................................................................................4
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................4