-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hãy phân tích và so sánh, tìm điểm thống nhất và chưa thống nhất trong nội dung của 2 bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ BÀI: Hãy phân tích và so sánh, tìm điểm thống nhất và chưa thống nhất trong nội dung của 2
bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta, chỉ rõ nguyên nhân của sự chưa thống nhất đó?
1. Bối cảnh ra đời:
Chính cương, sách lược vắn tắt (cương lĩnh chính trị) (tháng 2 năm 1930)
Năm 1929, bối cảnh trong nước và quốc tế có diễn biến phức tạp. Các phong trào công nhân và phong
trào yêu nước phát triển mạnh. Trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
Ở nước ta, ba tổ chức cộng sản lần lượt xuất hiện đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. Song cả
ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Điều đó
gây trở ngại lớn cho phong trài cách mạng. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc). Triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản họp từ ngày 6/1
đến ngày 7/2/1930. Đồng thời tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Gọi chung là
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Luận cương chính trị (tháng 10 năm 1930)
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1930 tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Đời sống nhân dân lâm vào
chốn cùng cực, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Thêm vào đó, thực dân Pháp tiến hành cuộc khủng
bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái càng đẩy mâu thuẫn dâng cao. Đảng cộng sản vừa ra đời phát động và
lănh đạo được một cao trào cách mạng rộng lớn, với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Để tăng cường sự
lănh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng, Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng 10/1930 được triệu tập. Hội nghị thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
2. Điểm thống nhất và chưa thống nhất trong nội dung của 2 bản: a. Điểm thống nhất:
-Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tính chất của cách
mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn
cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
-Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.
-Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ
bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
-Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và
vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
-Về vị trí (quan hệ) quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới
đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
-Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô
sản chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.
b. Điểm chưa thống nhất:
Cương lĩnh chính trị ( Tháng 2/ 1930)
Luận cương chính trị ( Tháng 10/ 1930) Người biên Nguyễn Ái Quốc Trần Phú soạn Lãnh đạo
Giai cấp công nhân thông qua đội tiên
Giai cấp vô sản với đội tiên phong là
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Đông Dương Phạm vi cách
Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối Luận cương chính trị xây dựng đường lối mạng của cách mạng Việt Nam
cách mạng cho Việt Nam nói riêng và
các nước Đông Dương nói chung. Xác định kẻ
Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù,
Luận cương chính trị xác định kẻ thù là thù và nhiệm
nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Đế quốc và phong kiến. vụ, mục tiêu
Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và ⇒Coi cả hai nhiệm vụ giải phóng giai cách mạng tay sai phản cách mạng.
cấp và dân tộc đều quan trọng như nhau,
⇒ Xác định nhiệm vụ hàng đầu là giải
giải quyết nhiệm vụ này là cơ sở giải
phóng dân tộc, nhiệm vụ giai cấp thì
quyết nhiệm vụ kia. ⇒ chưa có chiến
dựa vào nhiệm vụ dân tộc để giải quyết
lược đại đoàn kết dân tộc và đặt nhiệm
vụ thổ địa ruộng đất là thiết yếu
Nhiệm vụ cách Làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập,
Luận cương chính trị xác định phải tranh mạng
nhân dân được tự do, dân chủ, bình
đấu để đánh đổ các di tích phong kiến,
đẳng, tích thu ruộng đất của bọn đế quốc đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư
Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành bản và để thực hành thổ địa cách mạng
lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho triệt để; đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
cho quân đội công nông, thì hành chính
Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn
sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông độc lập.
giáo dục theo hướng công nông hoá. Phương pháp
Kết hợp đấu tranh vũ trang, đấu tranh
Chủ yếu là vũ trang bạo động cách mạng
chính trị, bạo lực quần chúng
Nội dung cách làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
cách mạng tư sản dân quyền, phát triển mạng
địa cách mạng để đi tới xă hội cộng sản
bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến
thẳng lên con đường xă hội chủ nghĩa Lực lượng
Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng Luận cương chính trị xác định giai cấp cách mạng
cách mạng là giai cấp công nhân và
vô sản và nông dân là hai động lực chính
nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải
của cách mạng tư sản dân quyền, trong
liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi
đó giai cấp vô sản là động lực chính và
dụng hoặc trung lập phú nông, trung
mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông, tiểu địa chủ.
nông dân có số lượng đông đảo nhất, là
một động lực mạnh của cách mạng. Tính chất xã
Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa
Xã hội Đông Dương gồm hai mâu thuẫn hội
phong kiến, bao gồm hai mâu thuẫn:
dân tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt
giai cấp là cơ bản nhất.
Nam với đế quốc Pháp (mâu thuẫn cơ
bản nhất, gay gắt nhất).
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động
(chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến.
Tính chất cách Cách mạng trải qua hai giai đoạn: Cách
Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng
mạng tư sản dân quyền và Cách mạng
mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi
thổ địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
tiến lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN.
3. Nguyên nhân của sự chưa thống nhất:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có kinh nghiệm dày dặn về cách mạng, có vốn kiến thức thực tế
phong phú và tầm nhìn chiến lược rộng mở. Bác hiểu rõ tình hình đất nước, biết rõ con đường nào phù
hợp với cách mạng Việt Nam. Kết hợp với một khoảng thời gian dài bôn ba ở nước ngoài, Bắc đã xác
định được con đường đúng đẫn phù hợp với cách mạng nước nhà, tìm được con đường giúp dân tộc
thoát khỏi ách nô lệ. Đồng chí Trần Phú là học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là
một học viên tru tú vừa tốt nghiệp Đại học Phương Đông (Liên Xô) do Quốc tế cộng sản thành lập. Luận
cương do đồng chí soạn thảo ít nhiều chịu sự ảnh hưởng về tư tưởng của Quốc tế cộng sản, hay nói cách
khác là mang đậm tư tưởng của Quốc tế cộng sản.
Vì vậy, theo em, sự chưa thống nhất giữa 2 văn kiện Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị
có thể xuất phát từ sự khác biệt trong nhãn quan chính trị, năng lực cách mạng, khả năng đánh giá tình
hình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Phú. Ngoài ra, sự khác biệt này có thể đến từ các tác
động bên ngoài như Quốc tế Cộng sản hoặc bối cảnh đất nước thời điểm đó.
- Sự khác nhau về mặt nhận thức, yêu cầu thực tiễn của cách mạng thuộc địa:
o Bác thấy được mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, nhiệm vụ hàng đầu là chống
đế quốc dành độc lập dân tộc mà phạm vi giải quyết là cách mạng Việt Nam.
o Đồng chí Trần Phú nhận nhiệm vụ của tổ chức để lãnh đạo giải quyết vấn đề Đông Dương nên
phạm vi giải quyết là cả 3 nước Đông Dương, chịu sự chi phối của tổ chức mà thông qua Luận cương
mới để thủ tiêu sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. ( ảnh hưởng tư tưởng của Quốc tế cộng sản.
khuynh hướng tả khuynh với chủ nghĩa Mác)
- Sự khác nhau về việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lê nin, đường lối Quốc tế Cộng sản về lập Đảng
Cộng sản, về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vào điều kiện nước ta
o Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa
tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Bản cương lĩnh ( tháng 2 năm 1930)
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.
o Đồng chí Trần Phú sử dụng một cách dập khuôn máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng
Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp
- Tư tưởng của Quốc tế cộng sản có rất nhiều điểm đáng để học hỏi nhưng cũng có những điểm
không phù hợp với tình hình Việt Nam khi đó. Những hạn chế trong Luận cương chính là hạn chế của
thời đại, là sự áp đặt tư tưởng của Quốc tế cộng sản một cách máy móc, thiếu linh hoạt lên cách mạng
Việt Nam. Cụ thể, hạn chế đầu tiên đó là đặt nặng vấn đề giải phóng giai cấp hơn vấn đề giải phóng dân
tộc, Phải biết rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn bao trùm nhất của nước
ta chính là mâu thuẫn dân tộc, là mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc. Nhưng việc xác định
sai mâu thuẫn chủ yếu này trong bản Luận cương (Luận cương xác định mâu thuẫn giai cấp là mâu
thuẫn chính) đã dẫn tới việc xác định nhiệm vụ cách mạng dân tộc, đánh đế quốc đáng lẽ nên được đặt
lên hàng đầu lại xếp sau nhiệm vụ giải phóng giai cấp, đánh phong kiến. Hạn chế thứ hai là việc đánh
giá không đúng khả năng làm cách mạng của các giai cấp khác trong xã hội ngoài giai cấp công nhân,
nông dân. Áp đặt tư duy giải cấp tư sản không thể làm cách mạng, chỉ biết bóc lột kinh tế, tiểu tư sản
bắp bệnh về kinh tế, bạt nhược về chính trị. Xác định phải đánh đồ giai cấp địa chủ dù biết rằng trong có
một bộ phận trung tiểu địa chủ yêu nước có tinh thần cách mạng, sẵn sàng gia nhập cách mạng. 4. Kết luận:
Nhìn chung, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đúng đắn và hoàn thiện hơn so với Luận
cương. Nguyễn Ái Quốc có cái nhìn liền mạch hơn khi chỉ rõ được mâu thuẫn cấp thiết nhất. Còn Trần
Phú tuy khởi thảo chi tiết hơn nhưng chỉ tập trung vào vấn đề giai cấp. Cả hai văn kiện tuy có nhiều
điểm khác biệt, song, đều đóng vai trò rất lớn. Đó là sự chuẩn bị tất yếu. Có tính chất quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Đồng thời là nền tảng cho việc
xây dựng, phát triển và hoàn thiện lí luận, tư tưởng ngày nay.